Đề kiểm tra 1 tiết môn Địa lý Lớp 6 - Học kì I - Đề số 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Biên
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Địa lý Lớp 6 - Học kì I - Đề số 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_1_tiet_mon_dia_ly_lop_6_hoc_ki_i_de_so_7_nam_hoc.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Địa lý Lớp 6 - Học kì I - Đề số 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Biên
- TRƯỜNG THCS LONG BIÊN KIỂM TRA ĐỊNH KỲ - HỌC KỲ I TỔ TỰ NHIÊN NĂM HỌC 2019 – 2020 Môn: Địa Lí - Lớp 6 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Mã đề thi Họ và tên: .Lớp: 157 (Học sinh được sử dụng tập bản đồ Địa lí 6) I. Trắc nghiệm (5 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và dùng bút chì tô đậm vào chữ cái tương ứng ở mỗi câu trong phiếu trắc nghiệm khách quan: Câu 1. Để thể hiện ranh giới quốc gia, người ta dùng kí hiệu: A. đường. B. diện tích. C. hình học. D. điểm. Câu 2. Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến bao nhiêu độ? A. 90o B. 180o C. 0o D. 30o Câu 3. Tỉ lệ bản đồ được thể hiện ở mấy dạng: A. 5 dạng. B. 2 dạng. C. 3 dạng. D. 4 dạng Câu 4. Trên Địa Cầu, nước ta nằm ở: A. Nửa cầu Bắc và nửa cầu Tây B. Nửa cầu Nam và nửa cầu Đông C. Nửa cầu Bắc và nửa cầu Đông. D. Nửa cầu Nam và nửa cầu Tây. Câu 5. Để thể hiện nhà máy, điểm dân cư lên bản đồ, người ta dùng kí hiệu: A. điểm. B. khoanh vùng. C. diện tích. D. đường. Câu 6. Kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh) gọi là: A. Kinh tuyến 180o. B. Kinh tuyến gốc. C. Kinh tuyến Đông. D. Kinh tuyến Tây. Câu 7. Những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với các kinh tuyến là những đường: A. Vĩ tuyến gốc. B. Kinh tuyến. C. Kinh tuyến gốc. D. Vĩ tuyến. Câu 8. Kí hiệu bản đồ được thể hiện ở mấy dạng: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 9. Để tiện cho việc tính giờ và giao dịch trên thế giới, người ta chia bề mặt Trái Đất thành bao nhiêu khu vực giờ? A. 24 B. 30 C. 34 D. 20 Câu 10. Dựa vào tỉ lệ bản đồ, chúng ta có thể biết được điều gì? A. độ chính xác của bản đồ so với thực địa. B. độ lớn của bản đồ so với ngoài thực địa. C. khoảng cách thu nhỏ nhiều hay ít so với quả Địa cầu. D. mức độ thu nhỏ khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực địa. Câu 11. Bản đồ có tỉ lệ 1:200.000 là bản đồ tỉ lệ: A. rất lớn. B. lớn. C. trung bình. D. nhỏ. Câu 12. Kinh tuyến Đông là: A. Là kinh tuyến nằm bên trái của kinh tuyến gốc. B. Là kinh tuyến nằm bên phải của kinh tuyến gốc. C. Nằm phía dưới xích đạo. D. Nằm phía trên xích đạo. Câu 13. Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất ở vị trí nào theo thứ tự xa dần Mặt Trời? A. Vị trí thứ 7 B. Vị trí thứ 5 C. Vị trí thứ 9 D. Vị trí thứ 3 Câu 14. Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu là những đường: A. Kinh tuyến. B. Kinh tuyến gốc. C. Vĩ tuyến. D. Vĩ tuyến gốc. Câu 15. So với mặt phẳng quỹ đạo, trục Trái Đất nghiêng một góc: A. 56o27’ B. 23o27’ C. 66o33’ D. 32o27’ Câu 16. Trên quả địa cầu, nếu cách 10o ta vẽ một kinh tuyến thì có tất cả bao nhiêu đường kinh tuyến? A. 181 B. 36 C. 360 D. 180 Câu 17. Trái đất có dạng hình gì? Trang 1/2 - Mã đề 157
- A. Hình tròn B. Hình vuông C. Hình cầu D. Hình bầu dục Câu 18. Theo quy ước đầu phía dưới của kinh tuyến gốc chỉ hướng nào? A. Nam B. Đông C. Bắc D. Tây Câu 19. Vị trí của một điểm trên bản đồ (hoặc quả địa cầu) được xác định: A. Theo phương hướng trên bản đồ. B. Theo hướng mũi tên trên bản đồ. C. Theo đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc. D. Là chỗ cắt nhau của hai đường kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua nó. Câu 20. Đường đồng mức là đường nối những điểm: A. ở gần nhau. B. cao nhất trên bề mặt Trái Đất C. xung quanh chúng. D. có cùng một độ cao. II. Tự luận (5 điểm) Câu 1. (2 điểm) Hãy giải thích hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất? Câu 2. (1 điểm) a. Bản đồ có tỉ lệ 1:500.000, hãy cho biết 5 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km ngoài thực địa? b. Khoảng cách từ thủ đô Hà Nội vào đến thành phố Đà Nẵng là 750 km, trên bản đồ Việt Nam, khoảng cách giữa hai thành phố đo được 10cm. Vậy bản đồ có tỉ lệ bao nhiêu? Câu 3. (2 điểm) Dựa vào hình vẽ dưới đây hãy xác định tọa độ địa lí của các điểm A, B, C, D. 300T 200T 00 200Đ 400 Đ 600 Đ 800Đ 600B 400B D 200B B 00 C 200N 400N A 600N HẾT Trang 2/2 - Mã đề 157