Đề kiểm tra 1 tiết môn Công nghệ Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT An Phước

doc 2 trang nhatle22 3890
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Công nghệ Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT An Phước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_mon_cong_nghe_lop_12_nam_hoc_2018_2019_tr.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Công nghệ Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT An Phước

  1. Sở GD ĐT Ninh Thuận ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT- MÔN: CN 12- DE 1 Trường THPT An Phước Thời gian: 45 phút; (20 TN+TL) - 04/12/2017 Họ, tên thí sinh: Lớp: Mã đề thi 132 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A o o o o o o o o o o o o o o o o o o o o B o o o o o o o o o o o o o o o o o o o o C o o o o o o o o o o o o o o o o o o o o D o o o o o o o o o o o o o o o o o o o o I- TRĂC NGHIỆM : 8 điểm Câu 1: Tranzito là linh kiện bán dẫn có A. Một lớp tiếp giáp P – N, có hai cực là: anôt (A) và catôt (K). B. Ba lớp tiếp giáp P – N, có ba cực là: anôt (A), catôt (K) và điều khiển (G). C. Hai lớp tiếp giáp P – N, có ba cực là: bazơ (B), colectơ (C) và emitơ (E). D. Ba lớp tiếp giáp P – N, có ba cực là: bazơ (B), colectơ (C) và emitơ (E). Câu 2: Ý nghĩa của trị số điện dung là: A. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng cơ học của tụ khi phóng điện. B. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng từ trường của tụ điện. C. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng điện trường của tụ điện. D. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng hóa học của tụ khi nạp điện. Câu 3: Hệ số khuếch đại của mạch khuếch đại điện áp dùng OA phụ thuộc vào A. Độ lớn của điện áp vào. B. Chu kì và tần số của tín hiệu đưa vào. C. Độ lớn của điện áp ra. D. Trị số của các điện trở R1 và Rht Câu 4: Kí hiệu như hình vẽ bên là của loại linh kiện điện tử nào? A. Tranzito loại NPN B. Tranzito loại PNP C. Tranzito loại NNP D. Tranzito loại PPN Câu 5: Hãy chọn câu Đúng. A. Triac có hai cực là: A1, A2, còn Điac thì có ba cực là: A1, A2 và G. B. Triac có ba cực là: A, K và G, còn Điac thì chỉ có hai cực là: A và K. C. Triac và Điac đều có cấu tạo hoàn toàn giống nhau. D. Triac có ba cực là: A1, A2 và G, còn Điac thì chỉ có hai cực là: A1 và A2. Câu 6: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không liên quan đến mạch khuếch đại điện áp dùng OA? A. Đầu vào không đảo được nối mass (nối đất) B. Tín hiệu Uvào được đưa tới đầu vào đảo thông qua điện trở R1. C. Điện áp ra và điện áp vào luôn có cùng chu kì, tần số và cùng pha. D. Điện áp ra luôn ngược pha với điện áp vào. Câu 7: Trong mạch tạo xung đa hài tự kích dùng tranzito, người ta đã sử dụng những loại linh kiện điện tử nào? A. Tranzito, đèn LED và tụ điện. B. Tirixto, điện trở và tụ điện. C. Tranzito, điện trở và tụ điện. D. Tranzito, điôt và tụ điện. Câu 8: Kí hiệu như hình vẽ bên là của loại linh kiện điện tử nào? A. Chiết áp. B. Quang điện trở. TH C. Điện trở biến đổi theo điện áp. D. Điện trở nhiệt. Câu 9: Một điện trở có các vòng màu theo thứ tự: Cam – Vàng - Lục - Kim nhũ. Trị số đúng của điện trở là. A. 23x102 KΩ ±5%. B. 34x102 KΩ ±5%. C. 34x106 Ω ±0,5%. D. 23x106Ω ±0,5%. Câu 10: Cảm kháng của cuộn cảm cho ta biết điều gì? A. Cho biết mức độ cản trở dòng điện xoay chiều của cuộn cảm. B. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng điện trường của cuộn cảm. C. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng từ trường của cuộn cảm. D. Cho biết mức độ cản trở dòng điện một chiều của cuộn cảm Câu 11: Kí hiệu như hình vẽ bên là của loại linh kiện điện tử nào? A. Điod zener B. Diac C. Tranzito D. Tirixto Trang 1/2 - Mã đề thi 132
  2. Câu 12: Kí hiệu như hình vẽ bên là của loại linh kiện điện tử nào? A. Điện trở biến đổi theo điện áp. B. Chiết áp. C. Quang điện trở. D. Điện trở nhiệt. Câu 13: Đặc điểm của điện trở nhiệt loại có A. Hệ số dương là: khi nhiệt độ tăng thì điện trở R giảm. B. Hệ số âm là: khi nhiệt độ tăng thì điện trở R tăng. C. Hệ số dương là: khi nhiệt độ tăng thì điện trở R tăng. D. Hệ số âm là: khi nhiệt độ tăng thì điện trở R giảm về không (R = 0) Câu 14: Công dụng của tụ điện là: A. Ngăn chặn dòng điện một chiều, cho dòng điện xoay chiều đi qua, lắp mạch cộng hưởng B. Tích điện và phóng điện khi có dòng điện một chiều chạy qua. C. Ngăn chặn dòng điện, khi mắc phối hợp với điện trở sẽ tạo thành mạch cộng hưởng. D. Ngăn chặn dòng điện xoay chiều, cho dòng điện một chiều đi qua, lắp mạch cộng hưởng. Câu 15: Một điện trở có các vòng màu theo thứ tự: Cam – Vàng - Lục - Kim nhũ. Trị số đúng của điện trở là. A. 3.680KΩ. B. 3.570KΩ. C. 3.580KΩ. D. 3.590KΩ. Câu 16: Trong mạch chỉnh lưu cầu phải dùng tối thiểu bao nhiêu điôt? A. Bốn điôt B. Hai điôt C. Ba điôt D. Một điôt Câu 17: Kí hiệu như hình vẽ bên là của loại linh kiện điện tử nào? A. Diac B. Điện trở C. Cuộn cảm D. Tụ điện Câu 18: Kí hiệu như hình vẽ bên là của loại linh kiện điện tử nào? A. Tụ điện có điện dung cố định. B. Tụ hóa C. Tụ điện có điện dung thay đổi được. D. Tụ bán chỉnh hoặc tụ tinh chỉnh. Câu 19: Công dụng của Điôt bán dẫn: A. Khuếch đaị tín hiệu, tạo sóng, tạo xung. B. Biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. C. Dùng trong mạch chỉnh lưu có điền khiển. D. Dùng để điều khiển các thiết bị điện Câu 20: Cuộn cảm được phân thành những loại nào? A. Cuộn cảm thượng tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm hạ tần. B. Cuộn cảm cao tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm âm tần. C. Cuộn cảm cao tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm hạ tần. D. Cuộn cảm thượng tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm âm tần. II- TỰ LUẬN: 2 điểm - Thiết kế mạch nguồn một chiều chỉnh lưu cầu: Biết Uvào = 220 V, Utải = 4,5 (V), Itải = 0,2 (A), sụt áp trên mỗi điôt U= 0,8 (V); sụt áp trên biến áp khi có tải UBA= 6%Utải, hệ số công suất biến áp kp=1,3; hệ số dòng điện kI=10; hệ số điện áp ngược kU=1,8 Bài làm Trang 2/2 - Mã đề thi 132