Đề khảo sát học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2014-2015 (Kèm đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2014-2015 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_khao_sat_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2014_20.doc
Nội dung text: Đề khảo sát học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2014-2015 (Kèm đáp án)
- PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KSCL HSG KHTN LẦN 2 NĂM HỌC 2014 – 2015 VĨNH TƯỜNG Môn: Sinh học Thời gian làm bài: 60 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Hãy chọn ý trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1. Cơ quan nào sau đây có trong khoang ngực? A. Phổi B. Dạ dày C. Gan D. Thận Câu 2. Trong máu, thể tích của huyết tương chiếm tỉ lệ là bao nhiêu? A. 65% B. 35% C. 45% D. 55% Câu 3. Khối máu đông trong sự đông máu bao gồm những gì? A. Huyết tương và các tế bào máu B. Tơ máu và hồng cầu C. Tơ máu và các tế bào máu D. Bạch cầu và tơ máu Câu 4. Các tuyến amiđan và tuyến V. A nằm ở đâu? A. Khoang mũi B. Họng C. Khí quản D. Phế quản Câu 5. Cử động hô hấp là gì? A. Một lần hít vào và một lần thở ra B. Tập hợp của các lần hít vào trong một phút C. Tập hợp của các lần thở ra trong một phút D. Các lần hít vào và thở ra trong một phút Câu 6. Lượng khí đưa vào phổi qua một lần hít vào bình thường là bao nhiêu? A. 500ml B. 1500ml C. 1000ml D. 1200ml Câu 7. Mật được gan tiết ra khi nào? A. Thức ăn chạm vào lưỡi B. Thức ăn chạm vào niêm mạc dạ dày C. Thức ăn được đưa vào tá tràng D. Tiết thường xuyên Câu 8. Chất được hấp thụ và vận chuyển theo cả đường máu và bạch huyết là gì? A. Sản phẩm của lipit B. Sản phẩm của prôtêin C. Sản phẩm của axit nuclêic D. Sản phẩm của gluxit Câu 9. Máu gồm những thành phần nào? A. Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu B. Hồng cầu, huyết tương C. Huyết tương và các tế bào máu D. Huyết tương, huyết thanh, hồng cầu Câu 10. Những chất nào trong thức ăn không bị biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa? A. Gluxit B. Lipit C. Prôtêin D. Vitamin II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. a. Sự mỏi cơ là gì? Nguyên nhân của sự mỏi cơ? Biện pháp khắc phục sự mỏi cơ?
- b. Có người cho rằng : “ Tiêm vacxin cũng giống như tiêm thuốc kháng sinh giúp cho cơ thể nhanh khỏi bệnh ”. Điều đó có đúng không? Vì sao? Câu 2. a. Bản chất của sự hô hấp ngoài và hô hấp trong là gì? b. Giải thích cơ sở sinh lý của tiếng khóc chào đời? Câu 3. Huyết áp là gì? Nguyên nhân làm thay đổi huyết áp ? Câu 4. a. Khi ta ăn cháo hay uống sữa, các loại thức ăn này có thể được biến đổi trong khoang miệng như thế nào? b. Vì sao khi mắc các bệnh về gan thì làm giảm khả năng tiêu hóa? Câu 6 Cho biết tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 70 ml máu và trong 1 ngày đêm đã đẩy đi được 7560 l máu. Thời gian pha dãn chung bằng ½ chu kì tim, thời gian pha nhĩ co bằng 1/3 pha thất co. Hỏi: a. Số lần mạch đập trong một phút? b. Thời gian hoạt động của 1 chu kì tim? c. Thời gian của mỗi pha: pha nhĩ co, pha thất co, pha dãn chung?
- PHÒNG GD&ĐT ĐÁP ÁN CHẤM ĐỀ KSCL HSG KHTN LẦN 2 NH 2014 – 2015 VĨNH TƯỜNG Môn: Sinh học Thời gian làm bài: 60 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A D C B A A D A C D Điểm 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1 (1,5 điểm). Điểm a. * Sự mỏi cơ: - Mỏi cơ là hiện tượng biên độ co cơ giảm dần khi làm việc quá sức và 0,25 kéo dài * Nguyên nhân của sự mỏi cơ: - Là do cơ thể không được cung cấp đủ O2 nên tích tụ axit lactic đầu độc 0,25 cơ * Biện pháp khắc phục sự mỏi cơ: - Nghỉ ngơi và xoa bóp giúp máu thải nhanh axit lactic 0,25 b. Ý kiến đó là sai: 0,25 - Tiêm vacxin là tiêm độc tố của vi khuẩn, virut gây bệnh đã được làm 0,25 yếu để kích thích cơ thể tạo ra kháng thể để chống lại bệnh đó. Tiêm vacxin để phòng bệnh. - Tiêm thuốc kháng sinh là tiêm những chất có khả năng tiêu diệt vi 0,25 khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu vào cơ thể giúp cơ thể khỏi bệnh. Tiêm thuốc kháng sinh để chữa bệnh. Câu 2 (1,5 điểm) a. - Hô hấp ngoài: 0,5 + Sự thở ra và hít vào ( thông khí ở phổi) + Trao đổi khí ở phổi: O2 khuếch tán từ phế nang vào máu. CO2 khuếch tán từ máu vào phế nang. - Hô hấp trong 0,5 + Trao đổi khí ở tế bào: CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu. O2 khuếch tán từ máu vào tế bào. b. Cơ sở sinh lí của tiếng khóc chào đời. - Đứa trẻ khi chào đời bị cắt bỏ dây rốn lượng CO2 thừa ngày càng 0,5 + nhiều trong máu sẽ kết hợp với nước tạo thành H2CO3 => I on H tăng => Kích thích trung khu hô hấp hoạt động, tạo ra động tác hít vào, thở ra. Không khí đi ra tràn qua thanh quản tạo nên tiếng khóc chào đời. Câu 3 (1,25 điểm) * Huyết áp : là áp lực của dòng máu tác dụng lên thành mạch trong quá 0,5
- trình di chuyển * Nguyên nhân làm thay đổi huyết áp - Nguyên nhân thuộc về tim: Tim co bóp nhanh mạnh tạo ra lực di 0,25 chuyển của máu lớn làm tăng huyết áp và ngược lại. Tim co bóp nhanh mạnh trong các trường hợp: khi cơ thể hoạt động, các cảm xúc mạnh, một số chất kích thích - Nguyên nhân thuộc về mạch: khi mạch kém đàn hồi thì huyết áp tăng. 0,25 - Nguyên nhân thuộc về máu: máu càng đặc huyết áp càng tăng 0,25 Câu 4 (1 điểm) enzim a. - Với cháo: Thấm ít nước bọt, một phần tinh bột đường 0,25 amilaza mantôzơ - Với sữa: Thấm một ít nước bọt, sự tiêu hoá hóa học không diễn ra do 0,25 thành phần hóa học của sữa là pôtêin, đường đôi hoặc đường đơn. b, Khi mắc các bệnh về gan thì làm giảm khả năng tiêu hóa vì: - Dịch mật do gan tiết ra tạo môi trường kiềm giúp đóng mở cơ vòng 0,25 môn vị điều khiển thức ăn từ dạ dày xuống ruột và tạo môi trường kiềm cho enzim tiêu hoá hoạt động. Góp phần tiêu hoá lipit. - Khi bị bệnh về gan làm giảm khả năng tiết mật, dẫn đến khả năng tiêu 0,25 hoá giảm Câu 5.(1,75 điểm) a. Trong một phút đã co và đẩy được lượng máu là: 7560 : (24.60) = 5,25 (lít) 0,25 Số lần tâm thất trái co trong một phút là: (5,25 . 1000) : 70 = 75 (lần) 0,25 Vậy số lần mạch đập trong 1phút là: 75 lần b. Thời gian hoạt động của một chu kì tim là: .60: 75 = 0,8 (giây) 0,25 c. Thời gian của các pha: - Thời gian của pha giãn chung: 0,8 : 2 = 0,4 (giây) 0,25 - Gọi thời gian pha nhĩ co là x giây -> Thời gian pha thất co là 3x. 0,25 Ta có: x + 3x = 0,8 – 0,4 = 0,4 => x = 0,1 (giây) Vậy thời gian tâm nhĩ co: 0,1 giây 0,25 Thời gian tâm thất co: 0,1. 3 = 0,3 giây 0,25