Đề khảo sát chất lượng Trung học phổ thông môn Địa Lý Lớp 12 - Đề số 3 - Trường THPT Tam Nông

doc 6 trang nhatle22 3690
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng Trung học phổ thông môn Địa Lý Lớp 12 - Đề số 3 - Trường THPT Tam Nông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_trung_hoc_pho_thong_mon_dia_ly_lop_12.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng Trung học phổ thông môn Địa Lý Lớp 12 - Đề số 3 - Trường THPT Tam Nông

  1. SỞ GD VÀ ĐT PHÚ THỌ ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THPT QUỐC GIA LẦN 2 TRƯỜNG THPT TAM NÔNG MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút, 40 câu trắc nghiệm. Mã đề thi 103 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Cơ sở năng lượng ở Đông Nam Bộ đã từng bước được giải quyết nhờ A. nguồn điện ở Duyên hải Nam Trung Bộ cung cấp. B. phát triển nguồn điện và mạng lưới điện. C. phát triển điện nguyên tử và điện gió. D. hoàn toàn vào nguồn điện ở Tây Nguyên. Câu 2: Khí hậu mát mẻ, độ ẩm tăng cùng với đất feralit có mùn của đai cận nhiệt gió mùa trên núi nên tạo thuận lợi cho A. rừng cận xích đạo lá rộng phát triển. B. quá trình feralit diễn ra mạnh. C. rừng cận nhiệt lá rộng, lá kim phát triển. D. Các loài sinh vật từ phương Nam di cư lên. Câu 3: Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về thiên nhiên giữa hai vùng Đông Trường Sơn và Tây Nguyên là A. gió mùa đông bắc suy yếu và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã. B. hoạt động của gió mùa Tây Nam đầu mùa hạ và các luồng gió thổi từ biển vào trong mùa thu đông kết hợp với tác dụng bức chắn địa hình của dãy Trường Sơn. C. Đông Trường Sơn nằm gần biển còn Tây Nguyên không giáp biển. D. gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao chí tuyến bán cầu Nam vượt qua dãy Trường Sơn, tràn xuống đồng bằng ven biển Trung Bộ gây ra hiệu ứng phơn. Câu 4: Chọn ý chính xác nhất: “Việc phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc ít người của nước ta cần được chú trọng hơn nữa” do A. một số dân tộc ít người có những kinh nghiệm sản xuất quý báu. B. vùng cư trú của đồng bào dân tộc có nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có. C. sự phát triển kinh tế xã hội giữa các dân tộc hiện nay còn có sự chênh lệch đáng kể. Mức sống của đại bộ phận các dân tộc ít người còn thấp. D. các dân tộc ít người đóng vai trò quan trọng trong quá trình xâydựng và bảo vệ tổ quốc. Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có GDP bình quân tính theo đầu người (năm 2007) cao nhất ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ? A. Quảng Ninh. B. Thái Nguyên. C. Bắc Giang. D. Lạng Sơn. Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm Đà Nẵng gồm những ngành nào? A. Đường sữa, bánh kẹo; thủy hải sản; rượu, bia, nước giải khát. B. Lương thực; thủy hải sản; sản phẩm chăn nuôi. C. Lương thực; thủy hải sản; rượu, bia, nước giải khát. D. Lương thực; đường sữa, bánh kẹo; rượu, bia, nước giải khát. Câu 7: Vì sao một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển, cho các vùng nước và đảo xung quanh? A. Vì chưa có các giải pháp xử lí ô nhiễm. B. Vì môi trường biển là không thể chia cắt được. C. Vì thiếu lực lượng để xử lí ô nhiễm. D. Vì môi trường biển có sự biệt lập nhất định. Câu 8: Nhân tố tự nhiên được coi là quan trọng nhất để Tây Nguyên phát triển cây cà phê là A. địa hình nhiều cao nguyên rộng lớn. B. một số hệ thống sông lớn. C. khí hậu cận xích đạo. D. đất ba dan với tầng phóng hoá sâu, giàu dinh dưỡng. Câu 9: Nhận định đúng nhất về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng là A. có sự chuyển biến cơ cấu kinh tế diễn ra còn chậm, chưa phát huy được hết thế mạnh của vùng. B. có sự chuyển biến cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực nhưng vẫn còn chậm. C. có sự chuyển biến cơ cấu kinh tế tương đối nhanh, nhưng nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất. Trang 1/6 - Mã đề thi 103
  2. D. có sự chuyển biến cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không chính xác về vị trí địa lí của nước ta? A. Nằm ở múi giờ số 7. B. Hệ tọa độ địa lý : 23023'B - 8030' B và 102009’Đ - l09024'Đ. C. Nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. D. Nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương. Câu 11: Điểm giống nhau về thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam là A. nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng cao. B. cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ. C. tiềm lực kinh tế mạnh nhất, trình độ phát triển kinh tế cao nhất. D. lịch sử khai thác lâu đời. Câu 12: Ý nào sau đây không phải biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta? A. Cấm khai thác gỗ quý, gỗ trong rừng cấm, rừng non; cấm săn bắt động vật trái phép B. Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên. C. Ban hành Sách đỏ Việt Nam. D. Xây các công trình thuỷ lợi - thủy điện. Câu 13: Ý nào sau đây không phải là tác động của quá trình đô thị hóa tới nền kinh tế nước ta? A. Tỉ lệ dân cư thành thị tăng nhanh. B. Tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. C. Làm giảm tỉ lệ gia tăng dân số. D. Tạo thêm việc làm cho người lao động. Câu 14: Các loại rừng ở Bắc Trung Bộ xếp theo tỉ lệ diện tích từ lớn đến nhỏ là A. rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng đặc dụng. B. rừng sản xuất, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. C. rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. D. rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất. Câu 15: Hoạt động khai thác thuỷ sản ở duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện phát triển mạnh là do A. biển có nhiều bãi tôm, bãi cá. B. hệ thống sông ngòi dày đặc. C. ít thiên tai xảy ra. D. lao động có trình độ cao. Câu 16: Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản ở nước ta là A. có nhiều sông suối kênh rạch, ao hồ. B. có nhiều hồ thủy lợi, thủy điện. C. nhiều sông, ao hồ, bãi triều, đầm phá, vụng, vịnh. D. đường bờ biển dài, nhiều ngư trường lớn, nguồn lợi hải sản phong phú. Câu 17: Nguyên nhân chủ yếu làm cho nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc là A. nước ta có diện tích thuộc loại trung bình nhưng địa hình rất đa dạng. B. sông ngòi nhận được lượng nước lớn từ bên ngoài lãnh thổ. C. lượng mưa thay đổi theo mùa. D. lượng mưa lớn, địa hình bị chia cắt mạnh. Câu 18: Xu hướng biến động của cơ cấu công nghiệp theo ngành là A. không thay đổi theo thời gian. B. thay đổi phù hợp với các điều kiện cụ thể ở trong nước. C. thay đổi phù hợp với các điều kiện cụ thể ở ngoài nước. D. thay đổi phù hợp với các điều kiện cụ thể ở trong và ngoài nước. Câu 19: Sản lượng khai thác than ở nước ta tăng khá nhanh trong giai đoạn gần đây là do A. chính sách phát triển công nghiệp của Nhà nước. B. mở rộng thị trường tiêu thụ và đầu tư trang thiết bị khai thác hiện đại. C. thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài. D. do nước ta phát triển mạnh các nhà máy nhiệt điện. Câu 20: Hướng phát triển không thể hiện xu hướng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo lãnh thổ ở nước ta là A. hình thành các vùng kinh tế trọng điểm. B. hình thành các vùng chuyên canh. C. phát triển hình thức khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn. D. phát triển các ngành tận dụng được lợi thế nguồn lao động dồi dào. Câu 21: Điểm giống nhau về đặc điểm địa hình của vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc là Trang 2/6 - Mã đề thi 103
  3. A. hướng núi Tây Bắc - Đông Nam. B. hướng Đông Nam - Tây Bắc. C. hướng Bắc - Đông Bắc. D. hướng vòng cung. Câu 22: Yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển cây công nghiệp ở nước ta trong những năm gần đây là A. điều kiện tự nhiên thuận lợi. B. tiến bộ của khoa học – kĩ thuật. C. thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng. D. lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Câu 23: Sự chuyển dịch cơ cấu mùa vụ lúa ở nước ta nhằm mục đích chính là để A. thích ứng với các biến động của thị trường. B. mở rộng diện tích gieo trồng lúa. C. tăng khả năng xen canh các loại cây trồng ngắn ngày khác trên đất trồng lúa. D. thích ứng với các điều kiện của tự nhiên và nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Câu 24: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, Việt Nam nhập khẩu từ các nước và vùng lãnh thổ có giá trị trên 6 tỉ USD là A. Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Xingabo. B. Hoa Kì, Nhật Bản, Oxtraylia, Ấn Độ. C. Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Liên Bang Nga. D. Nhật Bản, Xingabo, Hoa Kì, Hàn Quốc. Câu 25: Trong những năm gần đây, tỉ trọng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Bắc Mĩ tăng mạnh chủ yếu là do A. hàng hóa của Việt Nam không ngừng gia tăng về số lượng cũng như cải tiến về mẫu mã, chất lượng sản phẩm. B. tác động của việc bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kì. C. tác động của việc Việt Nam là thành viên chính thức của WTO. D. đây là thị trường tương đối dễ tính, có dân số đông nên nhu cầu tiêu thụ hàng hóa lớn. Câu 26: Ngành công nghiệp chuyên môn hóa theo hướng Hà Nội – Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hóa là A. dệt - may, điện, vật liệu xây dựng. B. dệt - may, xi măng, phân bón. C. dệt – may, cơ khí, hóa chất. D. cơ khí, dệt – may, điện. Câu 27: Ý nào sau đây không phải đặc điểm nguồn lao động nước ta hiện nay? A. Lao động có kinh nghiệm sản xuất nhất là trong nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. B. Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao. C. Nguồn lao động dồi dào. D. Cơ cấu lao động theo ngành và theo thành phần kinh tế có sự chuyển biến rõ rệt. Câu 28: Xét về góc độ kinh tế, vị trí địa lí của nước ta A. thuận lợi cho việc hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kĩ thuật với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. B. thuận lợi cho việc trao đổi, hợp tác, giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới. C. thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ ; tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước và thu hút đầu tư của nước ngoài. D. thuận lợi trong việc hợp tác sử dụng tổng hợp các nguồn lợi của Biển Đông, thềm lục địa và sông Mê Công với các nước có liên quan. Câu 29: Ý nào sau đây không đúng khi nói về phong trào “người Việt dùng hàng Việt” A. Thúc đẩy các ngành sản xuất trong nước phát triển. B. Giảm sự phụ thuộc vào hàng nhập khẩu. C. Thay đổi thói quen sính hàng ngoại nhập. D. Giảm sự cạnh tranh giữa hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa trong nước. Câu 30: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 7, phần lớn diện tích lưu vực sông Mê Công ở nước ta thuộc hai vùng là A. Đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. C. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long và Bắc Trung Bộ. Câu 31: Đặc điểm tự nhiên nổi bật khiến đất trồng ở trung du và miền núi nước ta dễ bị suy thoái là A. chế độ mưa tập trung theo mùa kết hợp với địa hình dốc. Trang 3/6 - Mã đề thi 103
  4. B. trong đất có chứa nhiều thành phần dễ rửa trôi, xói mòn. C. chế độ mưa tập trung, mạng lưới sông ngòi dày đặc. D. địa hình núi dốc. Câu 32: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, xác định hai tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng cao nhất nước ta. A. An Giang và Đồng Tháp. B. An Giang và Kiên Giang. C. Cà Mau và Bạc Liêu. D. Cần Thơ và Cà Mau. Câu 33: Sự suy giảm tính đa dạng sinh học của nước ta biểu hiện ở những mặt nào? A. Sự gia tăng diện tích đất trống, đồi trọc. B. Sự thu hẹp diện tích rừng và thoái hóa chất lượng rừng. C. Sự suy giảm cả về số lượng loài, kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm. D. Sự suy giảm số lượng vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. Câu 34: Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của Biển Đông nước ta thể hiện rõ nhất qua yếu tố hải văn nào? A. Địa hình ven biển. B. Các loài sinh vật. C. Nhiệt độ nước biển. D. Rừng ngập mặn. Câu 35: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được qui định bởi A. địa hình chủ yếu là đồi núi. B. phía đông giáp biển. C. vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến. D. nằm trong khu vực Châu Á gió mùa. Câu 36. Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN VÀ DIỆN TÍCH RỪNG PHÂN THEO CÁC VÙNG Ở NƯỚC TA NĂM 2014. Vùng Diện tích tự nhiên ( km2 ) Diện tích rừng ( km2 ) Trung du và miền núi Bắc Bộ 101 369 53 862 Đồng bằng sông Hồng 14 958 1 267 Bắc Trung Bộ 51 456 20 552 Duyên hải Nam Trung Bộ 44 377 29 143 Tây Nguyên 54 641 25 671 Đông Nam Bộ 23 591 4 762 Đồng bằng sông Cửu Long 40 576 2 708 Cả nước 330 968 137 965 Căn cứ vào kết quả xử lí số liệu từ bảng trên, vùng có tỉ lệ che phủ rừng cao nhất nước ta đạt? A. 45,7 %. B. 55,7 %. C. 65,7 %. D. 75,7 %. Câu 37. Cho bảng số liệu: KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN THEO LOẠI HÌNH GIAO THÔNG Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2000 – 2014 (Đơn vị: nghìn tấn) Loại hình 2000 2014 Đường sắt 6 258,2 7 178,9 Đường bộ 144 571,8 821 700,0 Đường sông 57 395,3 190 600,0 Đường biển 15 552,5 58 900,0 Đường hàng không 45,2 202,0 Tổng số 223 823,0 1 078 580,9 Dựa vào kết quả xử lý số liệu từ bảng trên, hãy cho biết loại hình giao thông vận tải nào có tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyển cao nhất trong giai đoạn 2000 – 2014 ở nước ta. A. Đường sắt. B. Đường bộ. C. Đường biển. D. Đường hàng không. Trang 4/6 - Mã đề thi 103
  5. Câu 38: Cho bảng số liệu: Nhận xét nào sau đây không đúng về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu nước ta phân theo châu lục từ năm 2000 đến 2012? A. Tỉ trọng giá trị xuất khẩu tới thị trường châu Âu tăng. B. Tỉ trọng giá trị xuất khẩu tới thị trường châu Phi luôn nhỏ nhất. C. Tỉ trọng giá trị xuất khẩu tới thị trường châu Mỹ và Phi đều tăng. D. Tỉ trọng giá trị xuất khẩu tới thị trường châu Á luôn lớn nhất. Câu 39: Cho biểu đồ: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG DÂN SỐ, DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CÂY LƯƠNG THỰC NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 - 2012 Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng nhất về tốc độ tăng trưởng dân số, diện tích và sản lượng cây lương thực nước ta giai đoạn 2000 - 2012? A. Sản lượng lương thực có tốc độ tăng chậm hơn diện tích lương thực. B. Dân số, sản lượng lương thực liên tục tăng trong khi diện tích lương thực liên tục giảm. C. Dân số có tốc độ tăng nhanh nhất. D. Dân số, diện tích cây lương thực, sản lượng lương thực đều tăng. Trang 5/6 - Mã đề thi 103
  6. Câu 40. Cho biểu đồ: SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2000 – 2014 Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào dưới đây đúng về sản lượng một số sản phẩm của ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014? A. Sản lượng than sạch có xu hướng tăng ổn định. B. Sản lượng dầu mỏ tăng khá nhanh và liên tục do nhu cầu của thị trường lớn. C. Sản lượng điện có tốc độ tăng nhanh nhất (gần 5,3 lần). D. Các sản phẩm của ngành công nghiệp năng lượng đều có xu hướng tăng ổn dịnh. HẾT - Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành. - Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Trang 6/6 - Mã đề thi 103