Đề khảo sát chất lượng Trung học phổ thông môn Địa Lý Lớp 12 - Đề số 2 - Trường THPT Tam Nông

doc 5 trang nhatle22 1710
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng Trung học phổ thông môn Địa Lý Lớp 12 - Đề số 2 - Trường THPT Tam Nông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_trung_hoc_pho_thong_mon_dia_ly_lop_12.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng Trung học phổ thông môn Địa Lý Lớp 12 - Đề số 2 - Trường THPT Tam Nông

  1. SỞ GD VÀ ĐT PHÚ THỌ ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THPT QUỐC GIA LẦN 2 TRƯỜNG THPT TAM NÔNG MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút, 40 câu trắc nghiệm. Mã đề thi 102 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Một trong những biện pháp hàng đầu để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta là A. áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác như làm ruộng bậc thang, trồng cây theo băng. B. xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên. C. xây các công trình thuỷ lợi - thủy điện. D. xử lí các trường hợp khai thác quặng trái phép. Câu 2: Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững thể hiện ở A. nhịp độ tăng trưởng cao và ổn định. B. cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch hợp lí. C. nhịp độ tăng trưởng cao và cơ cấu kinh tế hợp lí. D. tốc độ tăng trưởng cao và bảo vệ được môi trường. Câu 3: Sự phân bố các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than, dầu hoặc khí thiên nhiên của nước ta có đặc điểm chung là A. gần hoặc thuận lợi để tiếp nhận các nguồn năng lượng. B. gần các cảng biển. C. nơi tập trung đông dân cư. D. gần các khu công nghiệp tập trung. Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, phần lớn diện tích đất mặt nước nuôi trồng thủy sản ở nước ta tập trung tại A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Đông Nam Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 5: Chiều dài đường biên giới trên đất liền giữa nước ta với Trung Quốc, Lào và Campuchia lần lượt là A. hơn 1400km, gần 2100km, hơn 1100km. B. hơn 1100km, hơn 2100km, gần 1300km. C. hơn 1300km, gần 1100km, hơn 2100km. D. hơn 1400km, gần 1100km, hơn 2100km. Câu 6: Giới hạn của đai nhiệt đới gió mùa ở miền Nam cao hơn miền Bắc do A. nhiệt độ trung bình năm của miền Nam cao hơn miền Bắc. B. miền Bắc giáp biển nhiều hơn miền Nam. C. địa hình miền Bắc cao hơn miền Nam. D. miền Bắc mưa nhiều hơn miền Nam. Câu 7: Trong đai nhiệt đới gió mùa, nhóm đất có diện tích lớn nhất là A. đất mùn. B. đất phù sa. C. đất feralit. D. đất phèn Câu 8: Vì sao khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề tiêu biểu trong sự phát triển của vùng Đông Nam Bộ? A. Đây là vùng có dân số đông nhất cả nước. B. Đây là vùng kinh tế phát triển năng động nhât cả nước. C. Đây là vùng có nhiều tài nguyên khoáng sản nhất cả nước. D. Đây là vùng có sản lượng lương thực lớn nhất cả nước. Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không đúng với vùng kinh tế trọng điểm? A. Có tỉ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia, tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác. B. Có khả năng thu hút các ngành mới về nông nghiệp và công nghiệp để từ đó nhân rộng ra toàn quốc C. Bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố và ranh giới thay đổi theo thời gian. D. Hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các nhà đầu tư. Câu 10: Nguyên nhân chủ yếu làm cho vùng núi cao Tây Bắc có nhiệt độ hạ thấp là A. ảnh hưởng của gió mùa. B. ảnh hưởng của gió Tây. C. vĩ độ cao. D. độ cao địa hình. Trang 1/5 - Mã đề thi 102
  2. Câu 11: Một trong những đặc điểm của đô thị hóa ở nước ta là A. tỉ lệ dân thành thị ngày càng tăng, hiện chiếm gần 1/2 dân số cả nước. B. quá trình đô thị hóa đã đi vào giai đoạn kết, đô thị hóa gắn với quá trình ngoại ô hóa. C. phân bố đô thị giữa các vùng trong nước tương đối đồng đều. D. quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp. Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết nhận định nào sau đây không đúng về GDP và cơ cấu GDP phân theo ngành của ba vùng kinh tế trọng điểm? A. Quy mô GDP lớn nhất là vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. B. Ngành dịch vụ ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có tỉ lệ cao nhất trong ba vùng. C. Ngành công nghiệp và xây dựng ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có tỉ lệ cao nhất trong ba vùng. D. Ngành nông – lâm – thủy sản ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có tỉ lệ cao nhất trong ba vùng. Câu 13: Trung du và miền núi Bắc Bộ có kiểu khí hậu A. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. B. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông ấm. C. cận xích đạo, mùa hạ có mưa phùn. D. nhiệt đới ẩm gió mùa. Câu 14: Ở nước ta hiện nay, vùng có hai khu vực sản xuất nông nghiệp với trình độ thâm canh đối lập nhau rõ nhất là A. Tây Nguyên. B. Đồng bằng Sông Cửu Long. C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng Sông Hồng. Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lí trang 15, phần lớn diện tích có mật độ dân số từ 1001 người/km 2 trở lên tập trung ở vùng nào? A. Bắc Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 16: Đặc điểm không đúng về ngành công nghiệp trọng điểm là A. có thế mạnh cả về tự nhiên và kinh tế – xã hội. B. sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên với quy mô lớn. C. mang lại hiệu quả kinh tế cao, chiếm tỉ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp. D. thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Câu 17: Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, nhưng lại có ý nghĩa rất lớn vì A. một bộ phận của lãnh thổ không thể tách rời của nước ta. B. nơi có thể tổ chức quần cư, phát triển sản xuất. C. cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với vùng biển và thềm lục địa của nước ta. D. hệ thống tiền tiêu của vùng biển nước ta. Câu 18: Ngành hàng không nước ta có những bước tiến rất nhanh chủ yếu do A. hệ thống đào tạo phi công và nhân viên có chất lượng cao. B. hình thành được phong cách phục vụ chuyên nghiệp. C. có nguồn vốn đầu tư nước ngoài. D. có nhiều chiến lược phát triển phù hợp và nhanh chóng hiện đại hóa cơ sở vật chất. Câu 19: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là A. tài nguyên khoáng sản hạn chế. B. lũ gây ngập lụt trên diện rộng với thời gian kéo dài. C. đất bị nhiễm phèn nhiễm mặn và mùa khô kéo dài D. rừng bị cháy vào mùa khô. Câu 20: Dải đồng bằng ven biển miền Trung ở nước ta có đặc điểm A. đồng bằng thường có sự phân chia thành ba dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá; giữa đã được bồi tụ thành đồng bằng; dải trong cùng thấp trũng. B. đồng bằng phần nhiều hẹp ngang, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ. C. tạo thành một dải liên tục, tương đối rộng. D. bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ, ở giữa mở rộng. Câu 21: Nước ta có điều kiện mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trên thế giới nhờ A. nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. B. nằm liền kề với nhiều vành đai sinh khoáng. C. nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng. D. nằm ở nơi giao thoa của nhiều luồng di cư sinh vật. Trang 2/5 - Mã đề thi 102
  3. Câu 22: Việc xây dựng các công trình thuỷ điện ở Tây Nguyên không phải là A. thúc đẩy các ngành công nghiệp phát triển. B. đem lại nguồn nước tưới quan trọng vào mùa khô. C. góp phần phát triển du lịch, nuôi trồng thuỷ sản. D. chỉ để phục vụ khai thác và chế biến bôxit. Câu 23: Một trong những đặc điểm của Biển Đông là A. nằm trong vùng xích đạo. B. giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản, trữ lượng dầu mỏ lớn nhất trong các biển trên thế giới. C. tương đối kín, phía đông và đông nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo. D. rộng, có diện tích lớn nhất trong các biển của Thái Bình Dương. Câu 24: Cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện ở A. giá trị sản xuất của từng ngành trong hệ thống các ngành công nghiệp. B. tỉ trọng giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp chế biến trong hệ thống các ngành công nghiệp. C. tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành trong hệ thống các ngành công nghiệp. D. tỉ trọng giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp khai thác trong hệ thống các ngành công nghiệp. Câu 25: Biện pháp vững chắc, hiệu quả nhất để hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta là A. hạ giá thành sản phẩm. B. đa dạng hóa cơ cấu ngành công nghiệp. C. ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm. D. đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ. Câu 26: Đối với nước ta, để bảo đảm cân bằng môi trường sinh thái cần phải A. duy trì diện tích rừng ít nhất là như hiện nay. B. đạt độ che phủ rừng lên trên 50%. C. nâng độ che phủ từ 45% - 50% ,vùng núi 60% - 70%. D. nâng diện tích rừng lên khoảng 14 triệu ha. Câu 27: Cây ăn quả, cây dược liệu, cây công nghiệp cận nhiệt đới và ôn đới là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng A. Bắc Trung Bộ. B. Tây Nguyên. C. Đồng bằng Sông Hồng. D. Trung du và miền núi Bắc Bộ. Câu 28: Kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta liên tục tăng chủ yếu do A. thị trường Thế giới ngày càng mở rộng. B. đa dạng hóa các đối tượng tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. C. tăng cường nhập khẩu dây chuyền máy móc, thiết bị toàn bộ và hàng tiêu dùng. D. sự phát triển của nền kinh tế trong nước cùng những Đổi mới trong cơ chế quản lí. Câu 29: Phát biểu nào sau đây thể hiện Việt Nam là nước đông dân? A. Tỉ suất gia tăng dân số giảm dần nhưng vẫn còn cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. B. Mỗi năm, dân số tăng khoảng 1 triệu người. C. Nước ta có 54 dân tộc khác nhau, một số vùng dân cư phân bố rất đông đúc. D. Năm 2006, dân số nước ta là 84,156 triệu người, đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á và thứ 13 thế giới. Câu 30: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết khu vực nào ở nước ta chịu tác động của bão với tần suất lớn nhất? A. Ven biển Bắc Bộ. B. Ven biển Bắc Trung Bộ. C. Cực Nam Trung Bộ. D. Ven biển Nam Trung Bộ. Câu 31: Tỉnh có năng suất lúa cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng hiện nay là A. Thái Bình. B. Nam Định. C. Hải Dương. D. Hưng Yên. Câu 32: Căn cứ vào Atlat Việt Nam trang 23, hãy cho biết từ Bắc vào Nam, đường quốc lộ 1A đi qua lần lượt các tỉnh, thành phố A. Hà Nam, Hà Tĩnh, Bắc Giang, Đồng Nai, Cần Thơ. B. Bắc Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Cần Thơ. C. Hà Tĩnh, Hà Nam, Bắc Giang, Đồng Nai, Cần Thơ. D. Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Bình, Hà Tĩnh, Đồng Nai. Trang 3/5 - Mã đề thi 102
  4. Câu 33: Chất lượng nguồn lao động nước ta ngày càng được nâng lên chủ yếu do A. ý thức tự đào tạo nghề của người lao động. B. phát triển công nghiệp, dịch vụ ở khu vực nông thôn. C. số lượng lao động làm việc trong các khu công nghiệp tăng. D. những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục và y tế. Câu 34: Nhân tố ảnh hưởng trực tiếp làm cho phần lớn sông ngòi nước ta ngắn và dốc là A. khí hậu và địa hình. B. địa hình và thổ nhưỡng. C. hình dáng lãnh thổ và địa hình. D. hình dáng lãnh thổ và khí hậu. Câu 35: Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng cá chết hàng loạt ở ven biển miền Trung nước ta trong khoảng thời gian tháng 4 năm 2016 là do A. các sự cố đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu trên biển. B. rác thải sinh hoạt chưa qua xử lí xả vào môi trường biển. C. độc tố sản sinh từ hiện tượng “thủy triều đỏ”. D. hàm lượng kim loại nặng thải ra môi trường biển vượt quá giới hạn cho phép. Câu 36: Cho bảng số liệu: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA (Đơn vị: nghìn tỉ đồng) Năm 2005 2010 2012 Tổng số 988,7 2 963,5 4 506,9 Kinh tế Nhà nước 246,5 567,1 763,2 Kinh tế ngoài Nhà nước 309,1 1 150,9 1 616,2 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 433,1 1 245,5 2 127,5 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014) Nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế? A. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tỉ trọng tăng liên tục. B. Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước có tỉ trọng liên tục tăng. C. Thành phần kinh tế Nhà nước có tỉ trọng liên tục giảm. D. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta không thay đổi. Câu 37: Cho biểu đồ Biểu đồ trên thể hiện nội dung gì? A. Số dân của các vùng. B. Mật độ dân số của các vùng. C. Diện tích các vùng.D. Tỉ lệ dân thành thị các vùng. Trang 4/5 - Mã đề thi 102
  5. Câu 38: Cho bảng số liệu: LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Địa điểm Lượng mưa (mm) Lượng bốc hơi (mm) Hà Nội 1667 989 Huế 2868 1000 TP. Hồ Chí Minh 1931 1686 Nhận xét nào sau đây đúng với bảng trên? A. Huế có cân bằng ẩm cao hơn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. B. Hà Nội có cân bằng ẩm cao hơn Huế và thấp hơn TP. Hồ Chí Minh. C. TP. Hồ Chí Minh có cân bằng ẩm cao hơn Huế và thấp hơn Hà Nội. D. Huế có cân bằng ẩm cao hơn Hà Nội và thấp hơn TP. Hồ Chí Minh. Câu 39: Cho bảng số liệu sau đây: CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO CÁC NGÀNH KINH TẾ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 – 2013. (Đơn vị: %) Chia ra Năm Tổng số Nông – lâm – Công nghiệp – Dịch vụ thủy sản xây dựng 2000 100 65,1 13,1 21,8 2004 100 58,7 17,4 23,9 2009 100 54,0 20,3 25,7 2013 100 46,6 21,4 32,0 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2013. NXB Thống kê, 2014) Để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế của nước ta giai đoạn 2000 - 2013, biểu đồ thích hợp nhất là: A. biểu đồ tròn.B. biểu đồ đường. C. biểu đồ miền. D. biểu đồ cột. Câu 40. Cho biểu đồ: Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Diện tích các vụ lúa của nước ta trong giai đoạn 1990 – 2014. B. Quy mô và sự chuyển dịch cơ cấu diện tích các vụ lúa của nước ta trong giai đoạn 1990 – 2014. C. Tốc độ tăng trưởng diện tích các vụ lúa của nước ta trong giai đoạn 1990 – 2014. D. Sự chuyển dịch cơ cấu diện tích các vụ lúa của nước ta trong giai đoạn 1990 – 2014. HẾT - Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành. - Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Trang 5/5 - Mã đề thi 102