Đề khảo sát chất lượng Trung học phổ thông môn Địa Lý Khối 12 - Đề số 8 - Trường THPT Tam Nông

doc 6 trang nhatle22 4590
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng Trung học phổ thông môn Địa Lý Khối 12 - Đề số 8 - Trường THPT Tam Nông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_trung_hoc_pho_thong_mon_dia_ly_khoi_1.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng Trung học phổ thông môn Địa Lý Khối 12 - Đề số 8 - Trường THPT Tam Nông

  1. SỞ GD VÀ ĐT PHÚ THỌ ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THPT QUỐC GIA LẦN 2 TRƯỜNG THPT TAM NÔNG MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút, 40 câu trắc nghiệm Mã đề thi 108 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Dựa vào biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản phân theo ngành ở Atlat Địa lý Việt Nam trang 18, hãy cho biết: giai đoạn 2000 – 2007 giá trị sản xuất của các ngành này tăng khoảng bao nhiêu lần. A. gần 1,1 lần. B. gần 2,1 lần. C. gần 3,1 lần. D. gần 4,1 lần. Câu 2: Để thực hiện tốt sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta cần trên dựa trên cơ sở A. phát triển công nghiệp nhẹ, nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến. B. đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm. C. đầu tư phát triển các ngành công nghiệp nặng, coi đó là khâu then chốt. D. phát triển khoa học kỹ thuật, công nghệ; giáo dục và đào tạo. Câu 3: Vùng cực Nam Trung Bộ là nơi có nghề làm muối rất lí tưởng vì A. không có bão lại ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. B. Có những hệ núi cao ăn lan ra tận biển nên bờ biển khúc khuỷu. C. Có nhiệt độ cao, nhiều nắng, chỉ có vài sông nhỏ đổ ra biển. D. Có thềm lục địa thoai thoải kéo dài sang tận Ma-lai-xi-a. Câu 4: Hai bể dầu khí lớn nhất hiện đang được khai thác trong vùng biển nước ta là A. Thổ Chu - Mã Lai và Nam Côn Sơn. B. Cửu Long và Sông Hồng. C. Thổ Chu - Mã Lai và Sông Hồng. D. Nam Côn Sơn và Cửu Long. Câu 5: Tuyến giao thông vận tải quan trọng ở nước ta hiện nay là A. quốc lộ 14. B. đường sắt Thống nhất. C. quốc lộ 1A. D. tuyến Bắc Nam. Câu 6: Đây không phải là đặc điểm chung của hai nhà máy giấy Bãi Bằng và Tân Mai A. thuộc thành phần kinh tế tư nhân. B. có quy mô lớn nhất nước ta. C. chưa khai thác hết công suất. D. liên doanh với nước ngoài. Câu 7: Nguyên nhân làm phá vỡ nền tảng nhiệt đới của khí hậu nước ta và làm giảm nhiệt độ trong mùa đông là A. ảnh hưởng của gió mùa kết hợp với hướng các dãy núi. B. địa hình nhiều đồi núi kết hợp với gió mùa. C. gió mùa đông bắc và dải hội tụ nhiệt đới. D. địa hình nhiều đồi núi kết hợp với ảnh hưởng của biển. Câu 8: Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm phân bố dân cư của nước ta? A. Trong mỗi vùng lãnh thổ, mật độ dân số khá đồng đều. B. Dân cư phân bố chưa hợp lí giữa đồng bằng với trung du, miền núi. C. Dân cư phân bố chưa hợp lí giữa thành thị với nông thôn. D. Mật độ dân số trung bình của nước ta năm 2006 là 254 người/km2 nhưng phân bố chưa hợp lí. Câu 9: Trên phạm vi cả nước, dạng địa hình chiếm tới 85% diện tích là A. đồng bằng và đồi núi thấp. B. cao nguyên và sơn nguyên. C. núi trung bình và núi cao. D. bán bình nguyên và đồi trung du. Câu 10: Miền tự nhiên nào ở nước ta có đủ ba đai cao? A. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. B. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ C. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. D. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Câu 11: Việc đánh bắt hải sản của ngư dân nước ta ở ngư trường quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa có ý nghĩa quan trọng về an ninh, quốc phòng vì A. giải quyết việc làm và tăng thêm thu nhập cho người lao động. B. khẳng định chủ quyền của nước ta đối với hai quần đảo, vùng biển và thềm lục địa xung quanh. C. tăng sản lượng đánh bắt, nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế địa phương. D. mang lại hiệu quả cao về KTXH, bảo vệ tài nguyên sinh vật ven bờ. Trang 1/6 - Mã đề thi 108
  2. Câu 12: Một trong những tồn tại của việc sử dụng lao động nước ta hiện nay là A. lực lượng lao động có trình độ cao vẫn còn ít, nhất là cán bộ quản lí và công nhân kĩ thuật lành nghề. B. lao động nước ta còn thiếu tác phong công nghiệp. C. quỹ thời gian lao động ở nông thôn và một số xí nghiệp quốc doanh chưa sử dụng hết. D. lao động tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, các vùng đồng bằng Câu 13: Điều kiện ít hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp ở nước ta hiện nay là A. dân cư, nguồn lao động. B. thị trường tiêu thụ sản phẩm. C. cơ sở vật chất kĩ thuật và hạ tầng. D. chính sách phát triển công nghiệp. Câu 14: Ý nào sau đây không đúng với vùng Đông Nam Bộ? A. Dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng công nghiệp. B. Diện tích vào loại nhỏ so với các vùng khác. C. Giá trị hàng xuất khẩu đứng thứ hai ở nước ta. D. Số dân vào loại trung bình. Câu 15: Tại sao trong định hướng phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng lại chú trọng đến việc hình thành và phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm ? A. Để khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào. B. Để thu hút triệt để nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta. C. Để sử dụng có hiệu quả thế mạnh về tự nhiên và con người. D. Để tận dụng thế mạnh về tiềm năng thuỷ điện và khoáng sản. Câu 16: Các vùng kinh tế trọng điểm có đặc điểm A. có đầy đủ tiềm năng phát triển, có tỉ trọng GDP cao so với cả nước. B. có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế cả nước. C. hội tụ đầy đủ nhất về điều kiện phát triển. D. mang lại hiệu quả chưa cao về kinh tế - xã hội. Câu 17: Trong hoạt động kinh tế đối ngoại ở nước ta hiện nay, quan trọng nhất là A. du lịch quốc tế về các hoạt động thu ngoại tế khác. B. tất cả các ý trên. C. hợp tác quốc tế về đầu tư và lao động. D. hoạt động ngoại thương (xuất nhập khẩu). Câu 18: Dựa vào Allat Địa lí VN trang 23, hãy cho biết tuyến quốc lộ quan trọng nhất nối các tỉnh vùng Tây Nguyên với Đông Nam Bộ là A. quốc lộ 20. B. quốc lộ 14. C. quốc lộ 19. D. quốc lộ 27. Câu 19: Nguyên nhân chính làm cho ngành chăn nuôi trâu ở nước ta giảm nhanh về số lượng là A. hiệu quả kinh tế thấp. B. đồng cỏ hẹp. C. không thích hợp với khí hậu. D. nhu cầu về sức kéo giảm. Câu 20: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có quy mô lớn và rất lớn (năm 2007) thuộc đồng bằng Sông Hồng là A. Hải Phòng và Hà Nội. B. Hải Phòng và Nam Định. C. Hải Phòng và Hải Dương. D. Hà Nội và Hải Dương. Câu 21: Việc hình thành các vùng chuyên canh đã thể hiện A. sự phân bố cây trồng cho phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp. B. sự thay đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp. C. sự khai thác có hiệu quả hơn nền nông nghiệp nhiệt đới của nước ta. D. cơ cấu cây trồng đang được đa dạng hóa cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Câu 22: Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, bộ phận nào sau đây của nước ta được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền? A. Vùng lãnh hải. B. Vùng đặc quyền kinh tế. C. Vùng nội thủy. D. Vùng thềm lục địa. Câu 23: Việc khai thác tiềm năng thủy điện của Trung du và miền núi Bắc Bộ đem lại hiệu quả trực tiếp về kinh tế cho vùng là A. tạo nên một nguồn điện lớn, giá rẻ. B. nâng cao đời sống cho các dân tộc ít người. Trang 2/6 - Mã đề thi 108
  3. C. góp phần phát triển chuyên canh cây công nghiệp. D. tạo điều kiện để ngành du lịch phát triển. Câu 24: Vùng nào ở nước ta có mùa khô khắc nghiệt với thời kì khô hạn kéo dài nhất? A. Tây Bắc. B. Đông Bắc. C. Bắc Trung Bộ. D. Ven biển cực Nam Trung Bộ. Câu 25: Nhận định nào sau đây không đúng về quá trình đô thị hóa ở nước ta? A. Thời phong kiến, đô thị Việt Nam có các chức năng chính là hành chính, thương mại, quân sự. B. Từ năm 1975 đến nay, quá trình đô thị hóa có nhiều chuyển biến khá tích cực. C. Từ năm 1954 đến năm 1975, ở miền Bắc, đô thị hóa gắn liền với quá trình công nghiệp hóa trên cơ sở mạng lưới đô thị đã có. D. Thời Pháp thuộc, hệ thống đô thị được mở rộng, các đô thị lớn được tập trung phát triển mạnh. Câu 26: Yếu tố nào tạo điều kiện cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác, hữu nghị với các nước trong khu vực Đông Nam Á? A. Sử dụng chung một hệ ngôn ngữ. B. Tương đồng về trình độ phát triển. C. Có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa - xã hội. D. Có giao thông đường bộ kết nối 11 quốc gia. Câu 27: Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho vùng nào của nước ta? A. Duyên hải Bắc Trung Bộ. B. Đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. C. Đồng bằng Bắc Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 28: Thành phần kinh tế giữ vai trò quan trọng nhất trong kinh tế nông thôn ở nước ta hiện nay là A. kinh tế trang trại. B. kinh tế hộ gia đình. C. các doanh nghiệp nông lâm, thủy sản. D. các hợp tác xã nông lâm thủy sản. Câu 29: Nhân tố giữ vai trò quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển mạnh mẽ công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của nước ta trong những năm gần đây là A. thị trường đã được mở rộng cả trong lẫn ngoài. B. trình độ của người lao động đã được nâng lên rất nhiều. C. nguồn lao động có tay nghề đã được đáp ứng. D. nguồn nguyên liệu trong nước được cung cấp đầy đủ. Câu 30: Để cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, cần phải A. duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng. B. tạo ra các giống lúa chịu phèn, chịu mặn. C. có nước ngọt để thau chua, rửa mặn. D. chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Câu 31: Căn cứ vào AllatsĐịa lí VN trang 19, hãy cho biết vùng nào ở nước ta có tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực thấp nhất (dưới 60%, năm 2007) A. Tây Nguyên và Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Đông Nam Bộ và Duyên hải Miền Trung. C. Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. D. Trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Câu 32: Dựa vào Allat Địa lí VN trang 16, phần lớn dân cư thuộc ngữ hệ Nam Đảo tập trung ở vùng A. Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Tây Nguyên. C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 33: Vấn đề hình thành cơ cấu nông – lâm - ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ có ý nghĩa A. giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động, hạn chế du canh, du cư. B. tạo ra cơ cấu ngành, tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian. C. tạo ra cơ cấu ngành đa dạng, khai thác hợp lí các tiềm năng của vùng. D. hình thành cơ cấu kinh tế độc đáo, khai thác hiệu quả các tiềm năng biển và đất liền. Câu 34: Trong ngành trồng trọt, xu thế chuyển dịch hiện nay ở nước ta là A. tăng tỉ trọng ngành trồng cây thực phẩm, giảm tỉ trọng ngành trồng lúa. B. giảm tỉ trọng ngành trồng cây lương thực, tăng tỉ trọng ngành trồng cây công nghiệp. C. giảm tỉ trọng ngành trồng cây công nghiệp lâu năm, tăng tỉ trọng ngành trồng cây thực phẩm. D. tăng tỉ trọng trồng cây công nghiệp hàng năm, giảm tỉ trọng ngành trồng cây ăn quả. Câu 35: Ý nào sau đây không phải đặc điểm của bão ở nước ta? A. Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam. B. Mùa bão thường bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng tháng XI. C. Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của bão là ven biển Trung Bộ. Trang 3/6 - Mã đề thi 108
  4. D. Bão hoạt động mạnh nhất ở nước ta vào tháng VIII, trùng với mùa mưa. Câu 36: Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH CÂY TRỒNG PHÂN THEO NHÓM CÂY Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2000-2014 Cây hàng năm Cây lâu năm Năm Tổng số Tổng Trong đó: Lúa Tổng Trong đó: Cây công nghiệp 2000 12644 10540 7666 2104 1451 2005 13287 10819 7329 2468 1634 2010 14061 11214 7489 2847 2011 2014 14809 11665 7816 3144 2134 Theo số liệu ở bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích phân theo nhóm cây trồng ở nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014 A. Tổng diện tích các loại cây trồng của nước ta tăng liên tục. B. Diện tích cây hàng năm lớn hơn nhiều so với diện tích cây lâu năm. C. Trong cơ cấu diện tích cây lâu năm thì diện tích cây công nghiệp luôn chiếm ưu thế. D. Diện tích lúa tăng liên tục và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu diện tích cây hàng năm. Câu 37. Cho bảng số liệu NĂNG SUẤT LÚA CẢ NĂM VÀ NĂNG SUẤT CÁC VỤ CHÍNH Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1995 - 2014 (Đơn vị: tạ/ha) Vụ lúa 1995 2000 2005 2010 2014 Đông xuân 44,3 51,7 58,9 62,3 66,9 Hè thu 37,3 37,6 44,4 48,0 53,0 Mùa 29,7 35,3 39,6 46,3 49,1 Cả năm 36,9 42,4 48,9 53,4 57,5 Theo số liệu ở bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về năng suất lúa cả năm hoặc năng suất các vụ chính của nước ta trong giai đoạn 1995 – 2014? A. Năng suất các vụ lúa có sự chênh lệch đáng kể. B. Năng suất lúa cả năm có xu hướng tăng, nhưng không ổn định. C. Năng suất vụ hè thu cao hơn năng suất lúa cả năm. D. Năng suất vụ mùa cao hơn năng suất vụ hè thu. Câu 38: Cho bảng số liệu: MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1998 – 2014 Sản phẩm 2000 2005 2010 2012 2014 Thủy sản đông lạnh (nghìn tấn) 177,7 681,7 1278,3 1372,1 1586,7 Chè chế biến (nghìn tấn) 70,1 127,2 211,0 193,3 179,8 Giày, dép da (triệu đôi) 107,9 218,0 192,2 222,1 246,5 Xi măng (nghìn tấn) 13298,0 30808,0 55801,0 56353,0 60982,0 Theo số liệu ở bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình phát triển một số sản phẩm công nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014? A. Sản lượng các sản phẩm công nghiệp nêu trên đều có xu hướng tăng. B. Sản lượng chè chế biến và giày, dép da liên tục giảm. C. Sản lượng thủy sản đông lạnh có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. D. Sản lượng xi măng tăng ổn định trong giai đoạn 2000 – 2014. Trang 4/6 - Mã đề thi 108
  5. Câu 39. Căn cứ vào biểu đồ dưới đây cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về cơ cấu hiện trạng sử dụng đất theo các vùng. A. Hai vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long có tỉ trọng diện tích đất lâm nghiệp rất thấp, chỉ dưới 10%. B. Đồng bằng sông Hồng là vùng có tỉ trọng diện tích đất chuyên dùng, đất ở cao nhất cả nước. C. Hai vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên có tỉ trọng diện tích đất chuyên dùng và đất ở thấp. D. Ngoài hai vùng đồng bằng châu thổ, tất cả các vùng còn lại của nước ta đều có tỉ trọng diện tích đất lâm nghiệp cao hơn mức trung bình của cả nước. 100% 7 11,2 13,1 7,8 90% 16,1 16,1 14,2 4,9 18,8 10 13,1 80% 4,6 7,4 8,8 9,5 70% 27,2 21,7 7,4 60% 51,5 47,7 8,6 50% 64 61,1 55,4 40% 64,3 30% 57,4 48,1 20% 30,9 36,6 22,7 10% 16,2 17,3 0% Cả nước TD và MN ĐB Sông Bắc Trung DH Nam Tây Đông Nam ĐB Sông Bắc Bộ Hồng Bộ Trung Bộ Nguyên Bộ Cửu Long Đất SX nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất chuyên dùng, đất ở Đất khác CƠ CẦU HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT THEO CÁC VÙNG NĂM 2014 Câu 40. Cho biểu đồ. Nam 2014 Nam 2000 24,9% 48,4 % 29.9% 41.1% 26,7 % 29.0% ÐB sông C?u Long DH Nam Trung B? Các vùng còn l?i CƠ CẤU SẢN LƯỢNG THỦY SẢN KHAI THÁC THEO VÙNG GIAI ĐOẠN 2000 – 2014 Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về cơ cấu sản lượng thủy sản khai thác phân theo vùng ở nước ta giai đoạn 2000 – 2014 A. Hai vùng có tỉ trọng lớn nhất đều có xu hướng tăng. B. Đồng bằng Sông Cửu Long luôn là vùng có sản lượng thủy sản khai thác đứng đầu cả nước. C. Duyên hải Nam Trung Bộ có tỉ trọng lớn thứ hai. D. Tỉ trọng các vùng còn lại của nước ta có xu hướng tăng. Trang 5/6 - Mã đề thi 108
  6. Trang 6/6 - Mã đề thi 108