Đề khảo sát chất lượng môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2012-2013 - Phòng giáo dục và đào tạo Vĩnh Tường

doc 3 trang nhatle22 2860
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2012-2013 - Phòng giáo dục và đào tạo Vĩnh Tường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_2012_2013_p.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2012-2013 - Phòng giáo dục và đào tạo Vĩnh Tường

  1. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KSCL LỚP 9 LẦN 2 NĂM HỌC 2012 - 2013 VĨNH TƯỜNG Môn: Lịch sử Thời gian làm bài: 60 phút Phần I. Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm) Trả lời câu hỏi bằng cách ghi chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng. Câu 1. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên vào năm nào? A. 1955 B. 1956 C. 1957 D. 1958 Câu 2. Đến tháng 4/1999, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) có bao nhiêu nước thành viên? A. 7 nước B. 8 nước C. 9 nước D. 10 nước Câu 3. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai được khởi đầu ở nước nào? A. Mĩ B. Anh C. Nhật D. Liên Xô Câu 4. Theo nội dung Hội nghị I-an-ta (2/1945), khu vực Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của nước nào? A. Liên Xô B. Mĩ C. Nhật D. Các nước phương Tây Câu 5. Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm kiêm chủ bút của tờ báo nào tại Pháp? A. Người cùng khổ C. Đời sống công nhân B. Nhân đạo D. Tạp chí Thư tín quốc tế Câu 6. Giai cấp nào nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng nước ta sau chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Nông dân B. Công nhân C. Địa chủ D. Tư sản Câu 7. Trong chương trình khai thác lần thức hai ở Việt Nam, thực dân Pháp tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nào? A. Công nghiệp C. Nông nghiệp và khai mỏ B. Thương nghiệp D. Ngân hàng Câu 8. Mục tiêu đấu tranh của phong trào công nhân nước ta trong những năm 1919 - 1924 chủ yếu là gì? A. Đòi quyền lợi về kinh tế C. Đòi quyền lợi về chính trị B. Đòi quyền lợi về kinh tế và chính trị D. Để giải phóng dân tộc Phần II. Tự luận (8,0 điểm) Câu 1. Nêu những dẫn chứng tiêu biểu về sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản. Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản? Câu 2. Căn cứ vào đâu để cho rằng Xô viết Nghệ - Tĩnh thật sự là chính quyền của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng? Câu 3. Nội dung chủ yếu Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương. Nêu một số điểm hạn chế của Luận cương.
  2. PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DÂN CHẤM ĐỀ KSCL LỚP 9 LẦN 2 VĨNH TƯỜNG NĂM HỌC 2012 - 2013 Môn: Lịch sử Phần I. Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C D A D A B C A Phần II. Tự luận (8,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm): * Dẫn chứng về sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản: (1,5 điểm) - Về tổng sản phẩm quốc dân: năm 1950 Nhật Bản chỉ mới đạt 20 tỉ USD, bằng 1/17 của Mĩ, nhưng đến năm 1968 đã đạt tới 183 USD, vươn lên đứng thứ hai thế giới sau Mĩ. Năm 1990, thu nhập bình quân theo đầu người đạt 23796 USD, vượt Mĩ và đứng thứ hai thế giới sau Thuỵ Sĩ (29850 USD). (0,5 đ) - Về công nghiệp: trong những năm 1950 - 1960, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 15%, những năm 1961 - 1970 là 13,5%. (0,5 đ) - Về nông nghiệp: trong những năm 1967 - 1969, nhờ áp dụng khoa học - kĩ thuật hiện đại, đã cung cấp được hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước, 2/3 nhu cầu thịt, sữa và nghề đánh cá rất phát triển đứng thứ hai thế giới sau Pê- ru. (0,5 đ) * Nguyên nhân: (1,5 điểm) - Khách quan: (0,5 đ) + Sự phát triển chung của nền kinh tế giới. (0,25 đ) + Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật. (0,25 đ) - Chủ quan: (1,0 đ) + Truyền thống văn hoá, giáo dục lâu đời của người Nhật, sẵng sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc. (0,25 đ) + Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty. (0,25 đ) + Vai trò quan trọng của nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và những điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng. (0,25 đ) + Con người Nhật Bản có ý chí vươn lên, được đào tạo chu đáo, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm. (0,25 đ) Câu 2 (3,0 điểm) - Tổ chức chính quyền: khi chính quyền địch ở nhiều địa phương tan rã, các tổ chức Đảng đã kịp thời lãnh đạo quần chúng thực hiện quyền làm chủ. Ban chấp hành nông hội xã do các chi bộ Đảng lãnh đạo đứng ra quản lí mọi mặt đời sống chính trị và xã hội ở nông thôn, làm nhiệm vụ của chính quyền nhân dân theo hình thức Xô viết. Lần đầu tiên nhân dân ta thật sự nắm chính quyền ở một số huyện thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. (0,5 đ)
  3. - Chính sách: (2,5 đ) + Về chính trị: Thành lập chính quyền cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo. Thực hiện các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân, thành lập các tổ chức quần chúng như Hội tương tế, Công hội, Nông hội, Hội phụ nữ giải phóng Tổ chức các cuộc mít tinh, hội nghị để tuyên truyền giáo dục ý thức chính trị cho quần chúng. (0,5 đ) + Về kinh tế: Chia lại ruộng đất công cho nông dân, bắt địa chủ giảm tô, xoá nợ, bãi bỏ các thứ thuế vô lí. (0,5 đ) + Về văn hoá - xã hội: Phát động phong trào thực hiện đời sống mới, khuyến khích nhân dân học chữ quốc ngữ, bài trừ mê tín dị đoan và các hủ tục trật tự trị an xóm làng được đảm bảo, nạn trộm cắp không còn. (0,5 đ) + Về quân sự: Mỗi làng đều tổ chức các đội tự vệ vũ trang. (0,5 đ) -> Mặc dù chỉ tồn tại trong thời gian ngắn nhưng chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh đã tỏ rõ bản chất cách mạng của quần chúng. Đó là chính quyền của dân, do dân và vì dân. (0,5 đ) Câu 3 (2,0 điểm) * Những nội dung chủ yếu: (1,5 điểm) - Tính chất của cách mạng Đông Dương: Lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền (cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân), sau đó bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa. (0,25 đ) - Nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền là đánh đổ phong kiến và đế quốc, hai nhiệm vụ này quan hệ khăng khít với nhau. (0,25 đ) - Động lực chính của cách mạng tư sản dân quyền là công dân và nông dân, trong đó công nhân giữ vai trò lãnh đạo. (0,25 đ) - Phương pháp đấu tranh: tập hợp lãnh đạo quần chúng đấu tranh, vũ trang bạo động, đánh đổ chính quyền của giai cấp thống trị. (0,25 đ) - Vị trí của cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, quan hệ mật thiết với cách mạng thế giới. (0,25 đ) - Điều cốt yếu cho sự thắng lợi của cách mạng là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. (0,25 đ) * Một số nhược điểm: (0,5 điểm) - Chưa xác định được mâu thuẫn của xã hội thuộc địa, nên không nêu được vấn đề dân tộc lên hàng đầu mà nặng về vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp. (0,25 đ) - Không đánh giá đúng khả năng cách mạng, lòng yêu nước chống Pháp của tư sản dân tộc và tiểu tư sản. Những hạn chế đó mang tính chất "tả khuynh" giáo điều. Trải qua quá trình đấu tranh cách mạng những nhược điểm đó mới dần dần được khắc phục. (0,25 đ)