Đề khảo sát chất lượng môn Hóa học Lớp 12 - Đề số 8 - Năm học 2019-2020 (Kèm đáp án)

docx 4 trang nhatle22 3060
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng môn Hóa học Lớp 12 - Đề số 8 - Năm học 2019-2020 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_khao_sat_chat_luong_mon_hoa_hoc_lop_12_de_so_8_nam_hoc_20.docx

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng môn Hóa học Lớp 12 - Đề số 8 - Năm học 2019-2020 (Kèm đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT HÀ NỘI BÀI THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 3 TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHTN NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN: HÓA HỌC ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 04 trang) MĂ ĐỀ: 001 Câu 1: Ở nhiệt độ thường, không khí ẩm oxi hoá được hiđroxit nào sau đây? A. Mg(OH)2. B. Fe(OH)2. C. Fe(OH)3. D. Cu(OH)2. Câu 2: Hợp chất sắt (II) hidroxit có công thức hóa học là A. Fe(OH)2. B. Fe3O4. C. Fe2O3. D. FeO. Câu 3: Công thức hóa học của fructozơ là A. C6H12O6. B. C12H22O11. C. C6H10O6 D. (C6H10O5)n. Câu 4: Cho luồng khí CO (dư) đi qua hỗn hợp các oxit Al2O3, CuO, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn gồm A. Al, Cu, Mg. B. Al2O3, Cu, Mg. C. Al, Cu, MgO. D. Al2O3, Cu, MgO. Câu 5: Polyme nào sau thuộc loại polyme nhân tạo? A. Nhựa PE B. Cao su Buna. C. Tơ visco. D. Tinh bột. Câu 6: Công thức hóa học của tristearin là A. (C17H33COO)3C3H5 B. (C15H31COO)3C3H5 C. (C17H31COO)3C3H5 D. (C17H35COO)3C3H5 Câu 7: Kim loại Fe không phản ứng với dung dịch A. CuSO4. B. Fe2(SO4)3. C. H2SO4 đặc nguội. D. AgNO3. Câu 8: Kim loại nào sau đây không tan trong dung dịch NaOH? A. Al. B. Mg. C. K. D. Ba. Câu 9: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh? A. Na2CO3. B. NaHSO4. B. NaCl. D. NaNO3. Câu 10: Phương trình phản ứng nào sau đây không đúng? A. 2Al + 3Cl2 → 2AlCl3 B. Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2 C. Ba + CuSO4 → BaSO4 + Cu D. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 Câu 11: Amin thơm có công thức phân tử C6H7N có tên gọi là: A. Phenylamin B. Alanin C. Metylamin D. Etylamin Câu 12: Cho từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch Al2(SO4)3, hiện tượng quan sát được là A.xuất hiện kết tủa trắng rồi tan hết và tạo dung dịch trong suốt. B. xuất hiện kết tủa trắng và có khí bay ra. C. xuất hiện kết tủa trắng sau đó tan một phần. D. xuất hiện kết tủa trắng và không tan. Câu 13: X có CTPT C8H18O4N2 là muối amoni của một amin và axit glutamic. Cho a gam X tác dụng hết với một lượng dư NaOH thu được b gam muối và 8,85 gam một amin. Tổng a + b là: A. 59,55 gam B. 37,5 gam C. 28,65 gam D. 52,95 gam Câu 14: Ở nhiệt độ thường, dung dịch glucozơ phản ứng với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch có màu A. tím. B. vàng. C. da cam. D. xanh lam. Câu 15: Cho dãy gồm các chất sau: Al, H2O, NaHCO3, Al(OH)3, Al2O3, (NH4)2CO3, HOOCC2H4CH(NH2)COOH. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là A. 5. B. 3. C. 4. D. 6. Câu 16: Cho 29 gam hỗn hợp gồm Al, Cu, Ag tác dụng vừa đủ với 950 ml dung dịch HNO3nồng độ a (mol/l), thu được dung dịch chứa 98,2 gam muối và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp X gồm NO và N2O. Tỉ khối của X so với hidro là 16,4. Giá trị của a là: A. 2,5 B. 1,5 C. 1,35 D. 1,65 Câu 17: Hòa tan vừa hết 7 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 trong dung dịch NaOH đun nóng thì có 0,2 mol NaOH đã phản ứng, sau phản ứng thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là A. 5,60. B. 4,48. C. 2,24. D. 3,36. Câu 18: Cho 0,15 mol este X no, đơn chức mạch hở vào cốc chứa 400 ml dung dịch MOH 0,5M (M là kim loại kiềm), đun nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 9 gam hơi ancol Y và hỗn hợp chất rắn khan Z. Đốt cháy hoàn toàn Z bằng oxi dư, thu được 10,6 gam M 2CO3 và 22,6 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Số đồng phân thỏa mãn X là: Trang 1/4
  2. A. 3 B. 2. C. 4 D. 1 Câu 19: Hỗn hợp X gồm 0,03 mol Fe; 0,03 mol Zn; 0,03 mol Mg và 0,02 mol Al. Hòa tan hết X bằng một lượng vừa đủ 200 ml dung dịch gồm HCl xM và H2SO4 1,5xM. Giá trị x là: A. 0,5 B. 0,6 C. 0.2 D. 0,3 Câu 20: Cho các phương trình phản ứng hóa học sau: (a) Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O (b) NaOH + CH3COOH → CH3COONa + H2O (c) Ba(OH)2 + 2HNO3 → Ba(NO3)2 + 2H2O (d) H3PO4 + 3KOH → K3PO4 + 3H2O - Số phương trình phản ứng ứng với phương trình ion thu gọn: H+ + OH → H2O là A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 21: Tiến hành một thí nghiệm như sau: Cho vào ống nghiệm 1-2 ml hồ tinh bột, sau đó nhỏ tiếp vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm, quan sát được hiện tượng (1). Đun nóng ống nghiệm rồi sau đó để nguội, quan sát được hiện tượng (2). Hiện tượng quan sát được từ (1), (2) lần lượt là A. (1) dung dịch màu tím; (2) dung dịch mất màu, để nguội màu tím trở lại. B. (1) dung dịch màu xanh tím; (2) dung dịch mất màu, để nguội màu xanh tím trở lại. C. (1) dung dịch màu xanh tím; (2) dung dịch chuyển sang màu tím, để nguội mất màu. D. (1) dung dịch màu xanh; (2) dung dịch chuyển sang màu tím, để nguội màu xanh trở lại. Câu 22: Hòa tan hoàn toàn 9,28 gam hỗn hợp: S, FeS, Cu 2S (biết FeS chiếm 40% tổng số mol hỗn hợp) trong HNO3 dư được 17,92 lít (đktc) hỗn hợp khí NO 2 và SO2 nặng 37,52 gam và dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào X thu được m gam muối kết tủa. Giá trị gần nhất của m là: A. 24,2 gam B. 20,3 gam C. 17,2 gam D. 13,9 gam Câu 23: Hình vẽ mô tả thí nghiệm phân tích định tính nguyên tố trong chất hữu cơ rắn X (CxHyOzNt). Cho các nhận xét sau: (a) Thí nghiệm trên nhằm mục đích xác định định tính C, H, N trong hợp chất hữu cơ. (b) Bông tẩm CuSO4 khan nhằm phát hiện sự có mặt của hơi nước trong sản phẩm cháy. (c) Ống nghiệm được lắp hơi chúi xuống để tránh quá trình ngưng tụ hơi nước chảy ngược trở lại. (d) Ông nghiệm đựng nước vôi trong để hấp thụ khí CO2 và khí N2. (e) CuO được sử dụng để oxi hóa các chất hữu cơ. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 24: Cho sơ đồ các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol): (1) X + 2NaOH → X1 + X2 + X3 (2) X1 + HCl → X4 + NaCl (3) X2 + HCI → X5 + NaCl. (4) X3 + CuO → X6 + Cu + H2O Biết X có công thức phân tử C4H6O4 và chứa hai chức este. Phân tử khối X3 < X4 < X5. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Dung dịch X3 hoà tan được Cu(OH)2. B. X4 và X5 là các hợp chất hữu cơ đơn chức. C. Phân tử X 6 có 2 nguyên tử oxi. D. Chất X4 có phản ứng tráng gương. Câu 25: Lên men m (kg) glucozơ (với hiệu suất 80%), thu được 5 lít cồn (etylic) 92°. Biết khối lượng của etanol nguyên chất là 0,8 gam/ml. Giá trị của m là A. 1. B. 3. C. 6. D. 9. Trang 2/4
  3. Câu 26: Dãy các polime nào sau đây có nguồn gốc từ xenlulozơ? A. Tơ visco và tơ xenlulozơ axetat. B. Tơ nitron và tơ capron. C. Tơ capron và tơ xenlulozơ axetat D. Tơ visco và tơ nilon-6,6. Câu 27: Cho dãy các chất sau: H2NCH2COOCH3, ClH3NCH2COOH, CH3NH3OOCCH3,C6H5NH2, H2NC2H4CONHCH2COONH3C2H5. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH đun nóng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 28: Cho các phát biểu sau: (a) Hỗn hợp Fe3O4 và Cu (tỉ lệ mol 1:1) tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư. (b) Làm mềm nước cứng bằng màng trao đổi ion, các ion gây cứng được thay thế bằng các ion không gây cứng. (c) Nhúng miếng hợp kim Fe-C vào dung dịch HCl, khi đó sẽ tạo ra pin điện hóa, Fe trở thành anot và bị oxi hóa. (d) Trong công nghiệp, Al được sản xuất từ quặng boxit. (e) Hợp kim Li-Al được sử dụng nhiều trong công nghiệp hàng không. (f) Trong thép, hàm lượng C (cacbon) vào khoảng từ 2 đến 5%. (g) Điện phân dung dịch NaCl (với điện cực trơ, không có màng ngăn) thu được nước Gia-ven. Số phát biểu đúng là A. 6. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 29: Hòa tan hoàn toàn 14,52 gam hỗn hợp X gồm NaHCO 3, KHCO3 và MgCO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối KCl. Giá trị của m là A. 11,92 B. 16,39 C. 8,94 D. 11,175 Câu 30: Thí nghiệm điều chế và thử tính chất của khí X được thực hiện như hình vẽ sau: Cho các phát biểu sau về thí nghiệm trên: (a) Đá bọt được sử dụng là CaCO3 tinh khiết (b) Đá bọt có tác dụng làm tăng đối lưu trong hỗn hợp phản ứng. (c) Bông tẩm dung dịch NaOH có tác dụng hấp thụ khí SO2 và CO2. (d) Dung dịch Br2 bị nhạt màu dần. (e) Khí X đi vào dung dịch Br2 là C2H4. (f) Thay dung dịch Br2 thành dung dịch KMnO4 thì sẽ có kết tủa. Số phát biểu đúng là A. 6. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 31: Chất béo X gồm các triglixerit và các axit béo tự do. Trung hòa lượng axit béo có trong 100 gam chất béo cần dùng 100 ml dung dịch KOH 0,1M. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 100 gam chất béo đó cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 2M, đun nóng, sau phản ứng thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 102,48. B. 103,86. C. 104,24. D. 106,32. Câu 32: Hấp thụ hết V lít khí CO 2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,3 mol NaOH và 0,2 mol Ba(OH)2, thu được a gam kết tủa và dung dịch X. Để thu được lượng kết tủa lớn nhất cần cho thêm 4000 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào X. Giá trị của V là A. 13,44. B. 11,20. C. 10,08. D. 12,32. Câu 33: Este ba chức, mạch hở X (C9H12O6) tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng thu được ancol Y no và hai muối của hai axit cacboxylic Z và T đều đơn chức (MZ < MT). Oxi hóa Y bằng CuO dư, đun nóng, thu được anđehit ba chức. Phát biểu nào sau đây sai? A. Chất T làm mất dung dịch nước brom. Trang 3/4
  4. B. Có một công thức cấu tạo thỏa mãn tính chất của X. C. Y tác dụng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. D. Axit Z có phản ứng tráng bạc. Câu 34: Tiến hành thí nghiệm phản ứng màu biure của lòng trắng trứng (protein) theo cácbước sau đây: Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 giọt dung dịch CuSO 4 2% + 1 ml dung dịch NaOH 30%. Bước 2: Lắc nhẹ, gạn lớp dung dịch để giữ kết tủa. Bước 3: Thêm 4 ml dung dịch lòng trắng trứng vào ống nghiệm, lắc đều. Nhận định nào sau đây là sai? A. Cần lấy dư dung dịch NaOH để đảm bảo môi trường cho phản ứng tạo phức. B. Có thể thay thế dung dịch lòng trắng trứng bằng dung dịch Gly-Ala. C. Sau bước 3, kết tủa bị hoà tan và dung dịch có màu tím đặc trưng. D. Sau bước 1, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu xanh lam. Câu 35: Cho các phát biểu sau: (a) Ở điều kiện thường, các kim loại (trừ Hg) đều tồn tại ở trạng thái rắn. (b) Phản ứng của các kim loại với lưu huỳnh đều xảy ra ở nhiệt độ cao. (c) Nguyên tắc điều chế kim loại là khử cation kim loại thành nguyên tử kim loại. (d) Trong phản ứng ăn mòn điện hóa, kim loại bị ăn mòn ở cực dương. (e) Hỗn hợp đồng số mol của Cu và Fe(NO3)3 tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư. (f) Thuốc thử BaCl2 phân biệt được hai dung dịch NaHCO3 và Na2CO3. (g) Hỗn hợp gồm Al2O3 và NaAlF6 có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn của Al2O3. (h) Sau phản ứng nhiệt nhôm giữa Al và Fe2O3 thì Al2O3 tạo thành sẽ tách ra và nổi lên trên Fe. (i) Có thể sử dụng dung dịch NaOH để làm mất tính cứng tạm thời của nước cứng. (j) Các muối KNO3, KHCO3, K2CO3 đều bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Số phát biểu đúng là A. 9. B. 3. C. 7. D. 5. Câu 36: Hỗn hợp X gồm ba este đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn 8,08 gam X trong O 2, thu được H2O và 0,36 mol CO2. Mặt khác, cho 8,08 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 2,98 gam hỗn hợp Y gồm hai ancol đồng đẳng kế tiếp và dung dịch chứa 9,54 gam hỗn hợp ba muối. Đun nóng toàn bộ Y với H2SO4 đặc, thu được tối đa 2,26 gam hỗn hợp ba ete. Phần trăm khối lượng của este có phân tử khối nhỏ nhất trong X là A. 37,13%. B. 38,74%. C. 23,04%. D. 58,12%. Câu 37: Thủy phân một lượng pentapeptit mạch hở X chỉ thu được 3,045 gam Ala-Gly-Gly; 3,48 gam Gly-Val; 7,5 gam Gly; 2,34 gam Val; x mol Val-Ala và y mol Ala. Tỷ lệ x: y có giá trị lớn nhất là? A. 2: 5 B. 1: 5 C. 4: 5 D. 7: 20. Câu 38: Hỗn hợp X gồm 1 axit no, đơn chức, mạch hở T và 2 axit không no, đơn chức, mạchhở có một nối đôi trong gốc hiđrocacbon E và F (ME < MF). Chia X làm 3 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 0,2M, thu được 5,56 gam hỗn hợp muối. Phần 2 được đốt cháy hoàn toàn thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 10 gam. Hidro hóa hoàn toàn phần 3 (H2, Ni, t°) thu được 3 axit là đồng đẳng kế tiếp. Số mol F trong hỗn hợp X ban đầu là: A. 0,08 (mol) B. 0,02 (mol) C. 0,06 (mol). D. 0,04 (mol). Câu 39: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: X + Y → Z (Xúc tác (CH3COO)2Zn) Z + NaOH → T + G T + NaOH → CH4 + H (Xúc tác CaO, t°) Phát biểu đúng về tính chất của X và Y là A. Chất X có tham gia phản ứng thủy phân. B. Dung dịch X làm quỳ tím hóa xanh. C. Y và Z đều làm mất màu dung dịch brom. D. Y và G đều tham gia phản ứng tráng gương Câu 40: Cho hỗn hợp gồm a gam X (C 5H11O4N) và b gam Y (C4H12O4N2, là muối amoni của axit hữu cơ) tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được một ancol đơn chức Z, một amin và dung dịch T. Cô cạn T được 110,7 gam hỗn hợp G gồm hai muối khan (trong đó có một muối của axit cacboxylic và một muối của một amino axit). Tách nước hoàn toàn T (xt H2SO4 đặc, ở 170°C) thu được 0,3 mol một anken. Tỉ lệ a: b gần nhất với giá trị: A. 1 B. 0,5 C. 0,7 D. 1,5 HẾT Trang 4/4