Đề khảo sát chất lượng môn Địa Lý Khối 8 (Bản đẹp)

doc 4 trang nhatle22 6130
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng môn Địa Lý Khối 8 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_mon_dia_ly_khoi_8_ban_dep.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng môn Địa Lý Khối 8 (Bản đẹp)

  1. ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 8 MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian: 120 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (8,0 điểm) Câu 1. Nội thuỷ là: A. Vùng nước tiếp giáp với đất liền nằm ven biển. B. Vùng nước tiếp giáp với đất liền phía bên trong đường cơ sở. C. Vùng nước cách đường cơ sở 12 hải lí. D. Vùng nước cách bờ 12 hải lí. Câu 2. Đây là cửa khẩu nằm trên biên giới Lào - Việt. A. Cầu Treo. B. Xà Xía. C. Mộc Bài. D. Lào Cai. Câu 3. Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng độ vĩ ở Tây Á, châu Phi là nhờ: A. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến. B. Nước ta nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Á. C. Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp của nhiều hệ thống tự nhiên. D. Nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển trên 3260 km. Câu 4. Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp đã làm cho: A. Địa hình nước ta ít hiểm trở. B. Địa hình nước ta có sự phân bậc rõ ràng. C. Tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên được bảo toàn. D. Thiên nhiên có sự phân hoá sâu sắc. Câu 5. Câu nào dưới đây thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa miền núi với đồng bằng nước ta? A. Đồng bằng có địa hình bằng phẳng, miền núi có địa hình cao hiểm trở. B. Đồng bằng thuận lợi cho cây lương thực, miền núi thích hợp cho cây công nghiệp. C. Những sông lớn mang vật liệu bào mòn ở miền núi bồi đắp, mở rộng đồng bằng. D. Sông ngòi phát nguyên từ miền núi cao nguyên chảy qua các đồng bằng. Câu 6. Quá trình chủ yếu chi phối địa mạo của vùng ven biển của nước ta là : A. Xâm thực. B. Mài mòn. C. Bồi tụ. D. Xâm thực - bồi tụ. Câu 7. Biểu hiện rõ nhất đặc điểm nóng ẩm của Biển Đông là : A. Thành phần sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế. B. Nhiệt độ nước biển khá cao và thay đổi theo mùa. C. Có các dòng hải lưu nóng hoạt động suốt năm. D. Có các luồng gió theo hướng đông nam thổi vào nước ta gây mưa. Câu 8. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của Biển Đông được thể hiện rõ ở : A. Nhiệt độ nước biển. B. Dòng hải lưu. C. Thành phần loài sinh vật biển. D. Cát ở vùng biển. Câu 9. Mưa phùn là loại mưa : A. Diễn ra vào đầu mùa đông ở miền Bắc.
  2. B. Diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào đầu mùa đông. C. Diễn ra vào nửa sau mùa đông ở miền Bắc. D. Diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào nửa sau mùa đông. Câu 10. Ở đồng bằng Bắc Bộ, gió phơn xuất hiện khi : A. Khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương mạnh lên vượt qua được hệ thống núi Tây Bắc. B. Áp thấp Bắc Bộ khơi sâu tạo sức hút mạnh gió mùa tây nam. C. Khối khí từ lục địa Trung Hoa đi thẳng vào nước ta sau khi vượt qua núi biên giới. D. Khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương vượt qua dãy Trường Sơn vào nước ta. Câu 11. Đất phe-ra-lit ở nước ta thường bị chua vì : A. Có sự tích tụ nhiều Fe2O3. B. Có sự tích tụ nhiều Al2O3. C. Mưa nhiều trôi hết các chất badơ dễ tan. D. Quá trình phong hoá diễn ra với cường độ mạnh. Câu 12. Gió mùa mùa hạ chính thức của nước ta là : A. Gió mùa hoạt động từ tháng 6 đến tháng 9. B. Gió mùa hoạt động từ tháng 3 đến tháng 10. C. Gió mùa xuất phát từ cao áp cận chí tuyến ở nửa cầu Nam. D. Tất cả các loại gió mùa trên. Câu 13.“Địa thế cao hai đầu, thấp ở giữa, chạy theo hướng tây bắc - đông nam”. Đó là đặc điểm núi của vùng : A. Tây Bắc. B. Đông Bắc. C. Trường Sơn Bắc. D. Trường Sơn Nam. Câu 14. Đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng châu thổ Cửu Long có chung một đặc điểm là: A. Có địa hình thấp và bằng phẳng. B. Có hệ thống đê ngăn lũ ven sông. C. Hình thành trên vùng sụt lún của hạ lưu sông. D. Có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt. Câu 15. Đây là đặc điểm của đồng bằng ven biển miền Trung. A. Là một tam giác châu thổ có diện tích 15 000 km2. B. Nằm ở vùng biển nông, thềm lục địa mở rộng. C. Hình thành trên vùng sụt lún ở hạ lưu các sông lớn. D. Biển đóng vai trò chủ yếu trong việc hình thành nên có nhiều cồn cát. Câu 16. Địa hình vùng đồi trung du và bán bình nguyên của nước ta thể hiện rõ nhất ở : A. Vùng đồi trung du thuộc dãy Trường Sơn Nam và Đông Nam Bộ. B. Trên các cao nguyên xếp tầng ở sườn phía tây của Tây Nguyên. C. Vùng đồi trung du thuộc dãy Trường Sơn Bắc và vùng thấp ở Tây Nguyên. D. Rìa Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. Câu 17. Cao nguyên đất đỏ ba dan rộng lớn nhất ở nước ta là : A. Đắc Lắc B. Lâm Viên. C. Plây-cu. D. Di Linh. Câu 18. Đất phe-ra-lit phát triển trên đá ba dan thuộc nhóm đất : A. Phe-ra-lit vàng đỏ. B. Phe-ra-lit nâu đỏ.
  3. C. Phe-ra-lit nâu xám. D. Phe-ra-lit có mùn. Câu 19. Nước ta có thảm thực vật rừng rất đa dạng về kiểu hệ sinh thái vì : A. Thổ nhưỡng có sự phân hoá đa dạng. B. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế nên có sự phân hoá đa dạng. C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa phân hoá đa dạng. D. Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa nhiều hệ thống tự nhiên. Câu 20. “Rừng tràm chim” là kiểu rừng : A. Nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá. B. Thưa nhiệt đới khô lá rụng. C. Lá rộng thường xanh ngập mặn. D. Á nhiệt đới lá rộng. II. PHẦN TỰ LUẬN: (12,0 điểm) Câu 1: a. Cho biết các đảo và quần đảo sau: Cái Bầu, Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Lí Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Thổ Chu, Phú Quốc, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc những tỉnh, thành phố nào? b. Nêu đặc điểm khí hậu của vùng biển Việt Nam? Những thiên tai thường xảy ra ở vùng ven biển nước ta là gì? Cần làm gì để khai thác có hiệu quả vùng ven biển nước ta? Câu 2: Các dạng địa hình sau đây ở nước ta được hình thành như thế nào? - Địa hình Caxtơ - Địa hình cao nguyên badan - Địa hình đồng bằng phù sa trẻ - Địa hình đê sông, đê biển Câu 3: a. Chứng minh hệ thống sông ngòi Việt Nam phản ánh chế độ mưa của khí hậu? b. Giải thích tại sao khu vưc Bắc Trung Bộ không mưa vào mùa hè mà mưa vào thu đông? Câu 4: Cho bảng số liệu sau đây: Biến đổi diện tích rừng và độ che phủ rừng nước ta giai đoạn 1943 -2005: Tổng diện tích Trong đó Tỉ lệ che phủ Năm rừng. (triệu ha) Rừng tự nhiên Rừng trồng rừng (%) 1943 14.3 14.3 0 43.8 1976 11.1 11.0 0.1 33.8 1983 7.2 6.8 0.4 22.0 1990 9.2 8.4 0.8 27.8 2005 12.4 9.5 2.9 37.7 a. Vẽ biểu đồ thích thể hiện sự thay đổi diện tích rừng và độ che phủ rừng giai đoạn 1943 – 2005 ở nước ta? b. Nhận xét sự thay đổi diện tích rừng và độ che phủ rừng giai đoạn 1943 – 2005. c. Nêu phương hướng bảo vệ tài nguyên rừng? ĐÁP ÁN:
  4. 1B 2A 3D 4C 5C 6D 7D 8ABC 9D 10B 11C 12AC 13C 14C 15D 16D 17A 18B 19C 20C