Đề giao lưu chọn học sinh giởi môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2017-2018

doc 1 trang nhatle22 5490
Bạn đang xem tài liệu "Đề giao lưu chọn học sinh giởi môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_giao_luu_chon_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề giao lưu chọn học sinh giởi môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2017-2018

  1. PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG GIAO LƯU CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 NĂM HỌC 2017-2018 ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi này gồm 01 trang Câu 1. (2,0 điểm) Ở một người có 10 cử động hô hấp trong 1 phút. Hỏi trong 1 giờ người đó có bao nhiêu lần hít vào và bao nhiêu lần thở ra? Khí lưu thông của người này khi thở ra bình thường là 500ml còn khi người đó thở ra gắng sức thì lượng khí gấp đôi lúc thở ra bình thường. Dung tích sống của người này là 3400ml. Tổng dung tích phổi của người đó là bao nhiêu ml? Lượng khí bổ sung của người đó khí hít vào gắng sức là bao nhiêu ml? Biết rằng lượng khí cặn của người đó là 1 lít. Câu 2. (2,0 điểm) Có những loại mô nào cấu tạo nên ruột non người? Nêu chức năng của từng loại mô đó. Câu 3. (6,5 điểm) Một cụ bà tên Hòa năm nay 80 tuổi, chẳng may bị trượt chân ngã gãy xương cẳng tay. Cụ được người nhà đưa đi cấp cứu để bó bột liền xương tại bệnh viện. a) Bác sĩ giải thích cho gia đình cụ Hòa như thế nào khi xương cụ dễ gãy và khi bị gãy phục hồi chậm? b) Do tuổi cao nên cụ có thói quen thở bằng miệng. Bác sĩ khuyên cụ không nên thở bằng miệng. Em hãy giải thích tại sao bác sĩ khuyên như vậy? c) Khi cụ bà ăn thức ăn lipit và thức ăn gluxit thì các chất dinh dưỡng sau khi tiêu hóa có hiệu quả hai loại thức ăn này ở ruột non sẽ được hấp thụ, vận chuyển qua thành ruột non theo những con đường nào? d) Khả năng miễn dịch của cơ thể cụ Hòa không mắc lại bệnh sởi nữa kể từ khi mắc bệnh đó lúc lên 10 tuổi khác so với khả năng miễn dịch bệnh sởi của cơ thể cụ bà khác tên là Nga khi tiêm phòng vacxin sởi từ lúc còn nhỏ như thế nào? Câu 4. (2,0 điểm) Trần Văn Hùng có cân nặng 70 kg. Trong một lần đi hiến máu nhân đạo cùng với Huy và Hoàng. Sau khi hiến máu xong bác sĩ thông báo Huy có nhóm máu AB, Hoàng có nhóm máu A còn Hùng có nhóm máu mà theo nguyên tắc truyền máu có thể truyền máu cho Huy và Hoàng. a) Bằng kiến thức đã học, hãy cho biết Hùng có nhóm máu gì? Vì sao? b) Lượng huyết tương có trong máu của Hùng là bao nhiêu ml? Biết rằng ở nam giới có 80ml máu/kg cơ thể. Câu 5. (7,5điểm) Một nam vận động viên điền kinh, ở trạng thái bình thường thì nhịp tim đo được 48 lần/phút còn lúc thi đấu là 150 lần/phút. Trong lúc thi đấu khi nghe hiệu lệnh xuất phát của trọng tài, vận động viên này nhanh chóng xuất phát để về đích. a) Thời gian một chu kì tim của vận động viên này là bao nhiêu giây khi ở trạng thái bình thường và khi thi đấu? Tại sao khi thi đấu thì nhịp tim vận động viên trên tăng lên so với lúc bình thường. b) Theo em thì phản ứng của các vận động viên đó với hiệu lệnh trọng tài để xuất phát có phải là phản xạ không? Vì sao? c) Trong một lần thi đấu, nam vận động viên trên đã không may bị hiện tượng bắp cơ bị co cứng không hoạt động được nên phải bỏ thi đấu. Hiện tượng bắp cơ bị co cứng không hoạt động được gọi là hiện tượng gì? Giải thích hiện tượng đó. d) Trình bày cơ chế trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào của vận động viên đó. e) Để cơ thể có thể lực tốt nhất khi thi đấu thì vận động viên trên luôn duy trì ăn đầy đủ các chất, nhất là các thức ăn giàu prôtêin. Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hóa có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa ở ruột non của vận động viên này là gì? Thức ăn giàu prôtêin sẽ được tiêu hóa ở khoang miệng và ở dạ dày của vận động viên này như thế nào? HẾT Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ tên thí sinh SBD: phòng thi