Đề cương ôn thi môn Toán Lớp 7 Sách Kết nối tri thức

docx 2 trang Kiều Nga 03/07/2023 3230
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi môn Toán Lớp 7 Sách Kết nối tri thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_thi_mon_toan_lop_7_sach_ket_noi_tri_thuc.docx

Nội dung text: Đề cương ôn thi môn Toán Lớp 7 Sách Kết nối tri thức

  1. Lý thuyết Góc ở vị trí đặc biệt. Tia phân giác của một góc SGK Toán 7 - Kết nối tri thức 1. Góc ở vị trí đặc biệt 1. Góc ở vị trí đặc biệt a) 2 góc kề bù Hai góc có một cạnh chung, 2 cạnh còn lại là hai tia đối nhau được gọi là 2 góc kề bù. * Tính chất: 2 góc kề bù có tổng số đo là 180 độ. Góc xOz và góc yOz là 2 góc kề bù vì có tia Oz chung; tia Ox và Oy là 2 tia đối nhau. Ta có: ˆxOz+ˆyOz=180∘xOz^+yOz^=180∘ Chú ý: Nếu điểm M nằm trong góc xOy thì ta nói tia OM nằm giữa 2 tia Ox và Oy. Khi đó: ˆxOM+ˆMOy=ˆxOyxOM^+MOy^=xOy^ b) 2 góc đối đỉnh 2 góc đối đỉnh là hai góc mà mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia. * Tính chất: Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau Chú ý: 2 đường thẳng cắt nhau tạo thành 2 cặp góc đối đỉnh Ví dụ: ˆO1=ˆO2;ˆO3=ˆO4O1^=O2^;O3^=O4^( đối đỉnh) Chú ý: 2 đường thẳng cắt nhau và trong các góc tạo thành có một góc vuông thì 2 đường thẳng đó vuông góc. 2. Tia phân giác của một góc Định nghĩa: Tia nằm giữa 2 cạnh của một góc và tạo với 2 cạnh ấy hai góc bằng nhau được gọi là tia phân giác của góc đó. * Tính chất: Khi Oz là tia phân giác của góc xOy thì ˆxOz=ˆzOy=12.ˆxOyxOz^=zOy^=12.xOy^ Chú ý: Đường thẳng chứa tia phân giác của một góc là đường phân giác của góc đó. Bài tập Toán: Tia phân giác của góc I. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau: A. Nếu tia Ot là tia phân giác của ∠xOy thì tia Ot nằm giữa hai tia Ox, Oy GV: Vũ Nhật ANh 0349570940 k91/18 tôn Đản, Cẩm Lệ
  2. B. Nếu tia Ot là tia phân giác của ∠xOy thì ∠xOt = ∠yOt = ∠xOy/2 C. Nếu ∠xOt = ∠yOt thì tia Ot là tia phân giác của ∠xOy D. Nếu ∠xOt = ∠yOt và tia Ot nằm giữa hai tia Ox, Oy thì tia Ot là tia phân giác của ∠xOy Câu 2: Cho Ot là phân giác của ∠xOy. Biết ∠xOy = 100°, số đo của ∠xOt là: A. 40° B. 60° C. 50° D. 200° Câu 3: Cho ∠xOy là góc vuông có tia On là phân giác, số đo của ∠xOn là: A. 40° B. 90° C. 45° D. 85° Câu 4: Cho tia On là tia phân giác của ∠mOt. Biết ∠mOn = 70°, số đo của ∠mOt là: A. 140° B. 120° C. 35° D. 60° Câu 5: Cho ∠AOB = 90° và tia OB là tia phân giác của góc AOC . Khi đó góc AOC là: A. Góc vuông B. Góc nhọn C. Góc tù D. Góc bẹt Câu 6: Cho ∠AOC = 60°. Vẽ tia OB sao cho OA là tia phân giác của ∠BOC . Tính số đo của ∠AOB và ∠BOC II. Bài tập tự luận Câu 1: Cho đường thẳng xx' và một điểm O nằm trên đường thẳng ấy. Trên hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ là đường thẳng xx', lấy hai điểm A, B sao cho ∠x'OA = 150° và ∠BOx = 30°. Chứng tỏ Ox là tia phân giác của góc ∠AOB ? Câu 2: Vẽ 2 góc kề bù ∠xOy và ∠x'Oy, biết xOy = 130°, Gọi Ot là tia phân giác của ∠xOy. Hãy tính: a) ∠yOt = ?; ∠x'Ot = ? b) Vẽ tia phân giác On của ∠x'Oy. Tính góc ∠nOt = ? GV: Vũ Nhật ANh 0349570940 k91/18 tôn Đản, Cẩm Lệ