Đề cương Ôn thi môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2020-2021

doc 5 trang nhatle22 5310
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn thi môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_thi_mon_lich_su_lop_7_nam_hoc_2020_2021.doc

Nội dung text: Đề cương Ôn thi môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2020-2021

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 Năm học 2020 - 2021 Câu 1: Tóm tắt diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn - Đầu năm 1416, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng, trong đó có Nguyễn Trãi. - Ngày 2/1 năm Mậu Tuất (7-2-1418) Lê Lợi xưng là Bình Định Vương dựng cờ khởi nghĩa. - Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn lực lược còn mỏng và yếu khiến nghĩa quân phải 3 lần rút lên nút Chí Linh. - Năm 1424, giải phóng Nghệ An. - Năm 1425, giải phóng Tân Bình- Thuận Hóa. - Tháng 9/1426, tiến quân ra Bắc mở rộng phạm vi hoạt động. - Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng: + Trận Tốt Động- Chúc Động (cuối năm 1426). + Trận Chi Lăng- Xương Giang (tháng 10/1427). Câu 2: Nêu nguyên nhan thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn * Nguyên nhân thắng lợi: - Nhân dân ta có lòng yêu nước, ý chí giành độc lập. Sự đoàn kết, hăng hái tham gia của toàn dân và sự ủng hộ cuộc kháng chiến. - Có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sang tạo của bộ tham mưu và đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi. * Ý nghĩa: - Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh - Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc- Thời Lê Sơ Câu 3: Tổ chức chính quyền thời Lê Sơ - Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt, tổ chức bộ máy chính quyền: + Đứng đầu là vua nắm mọi quyền hành. + Giúp việc cho vua là các quan đại thần. +Triều đình gồm 6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Bình, Hình, Công và một số cơ qua chuyên môn. GV: Đàm Thị Hồng Minh 1
  2. + Cả nước chia thành 13 đạo thừa tuyên (Mỗi đạo có 3 ti phụ trách). + Dưới đạo là phủ, huyện (châu), xã. Câu 4: Tổ chức quân đội thời Lê Sơ - Theo chế độ “Ngụ binh ư nông”. - Gồm 2 bộ phận: quân triều đình và quân ở địa phương. - Bao gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh. - Vũ khí: Đao, kiếm, giáo, mác, hỏa đồng, - Quân đội được luyện tập võ nghệ thường xuyên. - Bố trí canh phòng những nơi hiểm yếu. Câu 5: Luật pháp thời Lê Sơ - Vua Lê Thánh Tông ban hành bộ “Quốc triều hình luật” (Luật Hồng Đức). - Nội dung + Bảo về quyền lợi của vua và hoàng tộc. + Bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến. + Bảo vệ chủ quyền quốc gia. + Khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc. + Bảo vệ một sỗ quyền lợi của phụ nữ. Câu 6: Xã hội thời Lê Sơ có những giai cấp và tầng lớp nào? - Phân thành nhiều tầng lớp: + Giai cấp nông dân + Giai cấp địa chủ, quan lại + Giai cấp thợ thủ công, thương nhân + Giai cấp nô tì Câu 5: Em hãy trình bày sự phát triển kinh tế, văn hóa nước ta các thế kỷ XVII- XVIII. Có gì mới? a. Nông nghiệp GV: Đàm Thị Hồng Minh 2
  3. * Đàng trong:- Các đời chúa Nguyễn ra sức khai phá vùng đất Thuận –Quảng. - Nhờ khai hoang và diều kiện tự nhiên thuận lợi nên nông nghiệp Đàng trong phát triển rõ rệ, nhất là vùng Đồng bằng song Cửu Long năng xuất lúa rất cao. * Đàng ngoài: + Thời Mạc Đăng Dung được mùa nhà nhà no đủ + Thời Lê- Trịnh: - Chính quyền ít quan tâm đến trhuyr lợi và tổ chức khai hoang.- Ruộng đất công làng xã bị cường hào lấn chiếm.- Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa đói kém xẩy ra . b. Thủ công nghiệp - Thế kỷ XVII,TC vẫn phát triển.- Nhiều làng TC nổi tiếng ra đời: làng dệt La Khê (Hà nội), rèn săt Nho Lâm(Nghệ an), làm đường mía (Quảng nam) . c. Thương Nghiệp: - Buôn bán được mở rộng. - Các đô thi mới ra đời: Phố Hiến(Hưng Yên), Thanh Hà(Thừa Thiên Huế), Hội An(Quảng Nam) Câu 6: Nguyên nhân dẫn đến phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đàu thế kỷ XVI. Ý nghĩa của phong trào nông dân thế kỷ XVI + Thế kỷ XVI nhà Lê Sơ bắt đầu suy thoái: - Vua quan ăn chơi sa xỉ. - Nội bộ triều Lê chia bè kéo cánh, tranh giàng quyền lực - Quan lại cậy quyền ức hiếp nhân dân => Đời sống nhân dân khổ cực, lâm vào cảnh cùng khốn + Mâu thuẫn XH gay gắt : - Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa nhân dân với nhà nước phong kiến trở nêm gay gắt, làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa. GV: Đàm Thị Hồng Minh 3
  4. - Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị đập tắt, nhưng đã góp phần làm cho triều đình nhà Lê càng mauchóng sụp đổ Câu 7: Em hẫy nêu những thành tựu chủ yếu về văn hóa, giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ. Vì sao quốcgia Đại Việt lại đạt dược những thành tựu nói trên? 1. Giáo dục và khoa cử . Nhà Lê rất quan tâm đến giáo dục , đào tạo nhân tài thể hiện ở : - Dựng lại Quốc Tử Giám ở Thăng Long ; mở trường các lộ ; mọi người đều có thể học và đi thi . - Tuyển chọn người có tài , có đạo đức để làm thày giáo - Học đạo nho, Nho giáo chiếm địa vị độc tôn. - Mở khoa thi để chọn người tài ra làm quan . - Đỗ tiến sĩ được vua ban mũ , áo , phẩm tước , vinh quy bái tổ , khắc tên vào bia tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám .) - Cách lấy rộng rãi, cách chọn người công bằng . 2. Văn học , khoa học , nghệ thuật : a. Văn học : có nội dung yêu nước, thể hiên niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng *Văn thơ chữ Hán: +Nguyễn Trãi có Quân Trung Từ Mệnh Tập ; Bình Ngô Đại Cáo +Lê Thánh Tông với Quỳnh Uyển cửu ca. *Văn thơ chữ Nôm : + Quốc Âm thi tập của Nguyễn Trãi . + Hồng Đức Quốc Am thi tập của Lê Thánh Tông . b. Khoa học : -Sử học : Đại Việt sử kí ( 10 quyển ) của Lê văn Hưu ;Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên, Lam Sơn thực lục của Ngô Sĩ Liên , Hòang Triều Quan Chế . -Địa lý : Hồng Đức bản đồ của Lê Thánh Tông; Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi , An Nam hình thăng đồ -Y học : Bản thảo thực vật toát yếu của Phan Phu Tiên . -Tóan học : Đại Thành tóan pháp của Lương Thế Vinh; Lập thành tóan pháp của Vũ Hữu GV: Đàm Thị Hồng Minh 4
  5. c. Nghệ thuật : -Sân khấu có ca , múa , nhạc, chèo. -Lương Thế Vinh soạn bộ Hỉ phường phả lục. Nêu nguyên tắc hát múa . d.Kiến trúc : cung điện Lam Kinh phong cách đồ sộ , kỹ thuật điêu luyện . Câu 8 :Em hãy trình bày diễn biến trận Tốt Động - Chúc Động? Diễn biến: - Tháng 10-1426, 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn. - Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1426, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội). - Nắm được ý đồ và hướng tiến công của giặc, nghĩa quân đã đặt phục kích ở Tốt Động và Chúc Động. - Khi quân Minh lọt vào trận địa, nghĩa quân đã nhất tề xông thẳng, đánh tan đội hình của chúng. Kết quả: trên 5 vạn tên giặc tử thương, bị bắt sống trên 1 vạn; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện. Câu 9 :Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày diễn biến trận Chi Lăng - Xương Giang? - Đầu tháng 10-1427, hơn 10 vạn viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo kéo vào nước ta. + Đạo thứ nhất: do Liễu Thăng chỉ huy, từ Quảng Tây tiến vào theo hướng Lạng Sơn. + Đạo thứ hai: do Mộc Thạnh chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào theo hướng Hà Giang. - Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt viện quân giặc, trước hết là đạo quân của Liễu Thăng, không cho chúng tiến sâu vào nội địa nước ta. - Ngày 8-10, Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước ta, bị nghĩa quân phục kích và giết ở ải Chi Lăng. - Sau khi Liễu Thăng chết, Phó tổng binh là Lương Minh lên thay, chấn chỉnh đội ngũ, tiến xuống Xương Giang (Bắc Giang). Trên đường tiến quân, quân giặc liên tiếp bị phục kích ở cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu diệt đến 3 vạn tên, ông binh Lương Minh bị giết tại trận, Thượng thư bộ Binh Lý Khánh phải thắt cổ tự tử. - Mấy vạn địch còn lại cố gắng lắm mới tới Xương Giang xong cũng bị tiêu diệt, kể cả tướng giặc là Thôi Tụ, Hoàng Phúc. GV: Đàm Thị Hồng Minh 5