Đề cương Ôn thi môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Học kì I - Năm học 2017-2018
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn thi môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Học kì I - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_thi_mon_giao_duc_cong_dan_lop_6_hoc_ki_i_nam_hoc.doc
Nội dung text: Đề cương Ôn thi môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Học kì I - Năm học 2017-2018
- ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I MÔN GDCD KHỐI 6 NĂM HỌC: 2017 - 2018 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Khoanh tròn vào đầu câu trả lời mà em cho là đúng nhất 1/ Việc làm biểu hiện biết tự chăm sóc rèn luyện thân thể là: a. Sáng nào em cũng tập thể dục b. Cả tuần em không thay quần áo vì lạnh c. Tối nào em cũng ăn kẹo rồi ngủ d. Bị ốm em cũng không nói với bố mẹ 2/ Để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể ta phải làm gì? a. Xem ti vi thường xuyên . b. Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe. c. Vì sợ muộn học nên Hùng ăn cơm vội vàng. d. Nam hằng ngày không vệ sinh cá nhân. 3/ Việc làm thể hiện tính siêng năng, kiên trì là: a. Chưa làm xong bài tập, em đã đi chơi c. Chưa học bài, b. Sáng nào em cũng dậy sớm quét nhà Hùng đã đi chơi. c. Gặp bài tập khó thì em không làm d. Hậu thường xuyên đi đá bóng d. Em không bao giờ trực nhật cùng bạn. 4/ Những thành ngữ nào dưới đây thể hiện đức tính tiết kiệm? a. Kiến tha lâu đầy tổ. b. Con nhà lính tính nhà quan. c. Cơm thừa, gạo thiếu. d. Kiếm củi ba năm, thiêu một giờ. 5/ Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính siêng năng, kiên trì? a. Sáng nào Hương cũng dậy sớm quét nhà. b. Gặp bài tập khó là Bảo không làm. 6/ Câu thành ngữ nói về tính tiết kiệm là: a. Vung tay quá trán b. Kiếm củi ba năm thiêu 1 giờ c. Góp gió thành bão d. Ăn cây nào rào cây ấy 7/ Hành vi thể hiện tính lễ độ là: a. Nói trống không b. Ngắt lời người khác 8/ Học sinh rèn c. Đi xin phép, về chào hỏi luyện đức tính lễ độ như thế nào? d. Nói leo trong giờ học a. Thường xuyên rèn luyện.
- b. Tự kiểm tra hành vi, thái độ của cá nhân. c. Ngồi vắt vẻo trên ghế trước mọi người. d. Nói leo, ngắt lời người khác . 9/ Những hành vi nào sau đây thể hiện tính kỉ luật? a. Đi xe đạp hàng ba. b. Đọc báo trong giờ học. c. Đi học đúng giờ . d. Đá bóng dưới lòng đường. 10/ Việc làm thể hiện sự biết ơn là: a. Ra đường, gặp thầy cô giáo em không chào b. Em luôn cố gắng học tập tốt để bố mẹ vui lòng c. Tết đến, em không đi viếng mộ ông bà d. Em thích bẻ cây xanh trong trường 11/ Các câu tục ngữ ca dao nào nói về lòng biết ơn? a. Có công mài sắt có ngày nên kim. b. Tôn sư trọng đạo. c. Kính thầy yêu bạn. d. Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng. 12/ Hành vi thể hiện việc sống chan hòa với mọi người là: a. Không góp ý cho ai cả vì sợ mất lòng b. Không dám phát biểu vì sợ bạn cười. c. Chia sẻ với bạn bè khi gặp khó khăn d. Không tham gia hoạt động của lớp 13/ Hành vi thể hiện tính lịch sự, tế nhị là: a. Nói trống khôngĂn nói thô tục b. Quát mắng người khác c. Nói năng nhẹ nhàng. 14/ Biểu hiện nào dưới đây là lịch sự, tế nhị? a. Cử chỉ điệu bộ kiểu cách. b. Có thái độ, hành vi nhã nhặn, khéo léo trong giao tiếp. c. Dùng từ ngữ một cách bóng bẩy, chải chuốt. d. Nói chuyện ngon ngọt với người khác. 15/ Hành vi nào dưới đây biểu hiện tính tích cực tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội? a. Lan ở nhà chơi không đi cắm trại cùng lớp. b. Tham gia tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội. c. Trời mưa không đi sinh hoạt Đội. d. Chăm chỉ học để tiến bộ. c. Cắt giấy 16/ Hành vi không biểu hiện đức tính tiết kiệm: còn thừa, a. Không tắt điện trong lớp học trước khi ra về. đóng tập làm b. Không ăn quà vặt, để dành tiền bỏ ống heo vở nháp
- d. Thu gom giấy vụn, nhôm nhựa để bán làm kế hoạch nhỏ. 17/ Câu tục ngữ thể hiện đức tính biết ơn: a. Trên kính, dưới nhường b. Uống nước nhớ nguồn c. Ăn cây nào rào cây ấy d. Lá lành đùm lá rách 18/ Tiết kiệm không thể hiện ở biểu hiện nào dưới đây: a. Thời gian b. Công sức c. Của cải vật chất d. Lời nói 19/ Nếu tiết kiệm cuộc sống của chúng ta sẽ: a. Cơ cực hơn vì không dám ăn. b. Không mua sắm thêm được gì cho gia đình. c. Tích lũy được của cải cho gia đình. d. Trở thành người keo kiệt, bủn sỉn. 20/ Cho biết hành vi nào sau đây là thực hiện đúng kỉ luật? a. Luôn đi học muộn. b. Xem tài liệu khi kiểm tra. c. Học bài và làm bài đầy đủ khi đến lớp. d. Dọn vệ sinh lớp sạch sẽ hằng ngày. 21/ Việc làm nào dưới đây thể hiện tôn trọng kỉ luật? a. Bạn Hùng chỉ thắt khăn quàng khi vào lớp còn khi ra khỏi lớp là cất ngay. b. Cường thường xuyên làm bài tập và học bài trước khi lên lớp. c. Hoa thường hay đọc truyện tranh trong giờ học. d. Bạn Nam thường nghỉ học mà không viết đơn xin phép. 22/ Sống chan hòa là: a. Sống hòa thuận với chị em ruột thịt, xóm giềng. b. Sống vui vẻ, hòa hợp với mọi ngườì, sẵn sàng cùng tham gia các hoạt động có ích. c. Sống vì bản thân, sống vui vẻ, thân thiện. d. Thường xuyên giúp đỡ người khác nhưng không quan tâm các hoạt động xã hội. 23/ Hành vi nào dưới đây thể hiện yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên? a. Nam rất thích tắm mưa ở ngoài trời. b. Ngày đầu năm, cả nhà Lan đi hái lộc. c. Đi tham quan, Tú thường hái hoa mang về để thưởng thức vẻ đẹp. d. Hồng rất thích chăm sóc hoa và cây ở trong vườn.
- 24/ Giữ gìn tài sản của lớp, của trường là: a. Tiết kiệm. b. Tôn trọng kỉ luật. c. Lễ độ. d. Biết ơn. 25/ Mục đích học tập của học sinh để làm gì? a. Học để khỏi hổ thẹn với bạn bè. b. Học để kiếm được việc làm nhàn hạ. c. Học để góp phần xây dựng quê hương, đất nước. d. Học để có bạn cùng chơi. II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: Tại sao học sinh phải tự chăm sóc, rèn luyện thân thể? - Sức khỏe là vốn quý của con người. Mỗi người phải biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ, hàng ngày luyện tập thể dục, năng chơi thể thao để sức khỏe ngày một tốt hơn. - Chúng ta cần tích cực phòng bệnh. Khi mắc bệnh, phải tích cực chữa cho khỏi bệnh. - Sức khỏe giúp chúng ta học tập, lao động có hiệu quả, sống lạc quan, vui vẽ. Câu 2: Siêng năng, kiên trì là gì? Vì sao cần phải có tính siêng năng, kiên trì? - Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên và đều đặn. - Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ. - Siêng năng kiên trì sẽ giúp cho con người thành công trong công việc, trong cuộc sống. Câu 3: Em hãy nêu những câu tục ngữ, ca dao nói lên đức tính siêng năng kiên trì? - Có công mài sắt, có ngày nên kim. - Kiến tha lâu cũng đầy tổ. - Cần cù bù thông minh. - Miệng nói tay làm. Câu 4: Em hãy nêu những câu ca dao, tục ngữ nói lên đức tính Tiết Kiệm? - Tích tiểu thành đại. - Ăn phải dành có phải kiệm. - Ăn chắc mặc bền. - Ăn có chừng dừng có mực. Câu 5: Thế nào là tiết kiệm? Em đã làm gì để thực hành tiết kiệm? - Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác. - Thực hành tiết kiệm : + Ăn mặc giản dị. + Tận dụng đồ củ để sử dụng. + Tắt điện, khoá nước khi không sử dụng. + Thu gom giấy vụn. Câu 6: Lễ độ là gì? Vì sao cần phải Lễ độ? - Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác. - Lễ độ thể hiện sự tôn trọng, quý mến của mình đối với mọi người. - Lễ độ là biểu hiện của người có văn hóa có đạo đức giúp cho quan hệ trong giao
- - Lễ độ là biểu hiện của người có văn hóa có đạo đức giúp cho quan hệ trong giao tiếp trở nên tốt đẹp hơn. Câu 7: Biểu hiện của lễ Độ là gì? - Biết cám ơn, xin lỗi. - Chào hỏi, thưa gửi. - Vâng lời. - Đi thưa về trình. - Đưa nhận bằng hai tay. - Ăn nói nhẹ nhàng. Câu 8: Tôn trọng Kỉ luật là gì? - Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi lúc mọi nơi. Tôn trọng kỉ luật còn thể hiện ở việc chấp hành mọi sự phân công của tập thể như lớp học, cơ quan, - Mọi người đều tôn trọng kỉ luật thì cuộc sống gia đình, nhà trường và xã hội sẽ có nề nếp, kỉ cương. - Tôn trọng kỉ luật không những bảo vệ lợi ích cộng đồng mà còn bảo đảm lợi ích của bản thân. Câu 9: Biểu hiện tính Tôn Trọng kỉ Luật của học sinh là gì? - Tôn trọng nội quy của trường, lớp như đi học đúng giờ, học bài, làm bài đầy đủ. - Nơi công cộng: không đi trên cỏ, không chơi lửa, tôn trọng luật giao thông - Trong gia đình: tuân theo quy định của gia đình. Câu 10: Biết ơn là gì? Biết ơn tạo ra mối quan hệ như thế nào đối với mọi người? Tìm những câu tục ngữ, ca dao nói lên lòng biết ơn? Ví dụ. - Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đở mình, với những người có công với dân tộc, đất nước. - Biết ơn cũng tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. - Tục ngữ : Uống nước nhớ nguồn. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. - Ví dụ: Vâng lời ông bà, cha mẹ, thăm viếng bà mẹ Việt Nam anh hùng, Câu 11: Thiên nhiên bao gồm những gì? Vì sao chúng ta cần phải yêu quý và bảo vệ thiên nhiên? - Thiên nhiên: Bao gồm không khí, bầu trời, sông suối, rừng cây, đồi núi, động thực vật - Con người cần phải yêu quý và bảo vệ thiên nhiên là vì : + Thiên nhiên rất cân thiết cho cuôc sống của con người . + Thiên nhiên cung cấp cho con nguươì phương tiện, điều kiện để sinh sống. + Nếu thiên nhiên bị tàn phá thì cuộc sống con người sẽ bị đe doạ (xảy ra lũ lụt, hạn hán ) Câu 12: Những hành động nào biểu hiện sống chan hòa với mọi người? - Sống chan hòa là sống vui vẻ, hòa hợp với mọi người và sẳn sàng cùng tham gia vào các hoạt động chung có ích: Thể dục thể thao, văn nghệ, đố vui, vệ sinh trường, lớp. - Sống chan hòa sẽ được mọi người quý mến và giúp đở, góp phần vào việc xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp. Câu 13: Lịch sự, tế nhị được biểu hiện như thế nào? - 5 -
- Lịch sự, tế nhị thể hiện ở lời nói và hành vi giao tiếp, biểu hiện ở sự hiểu biết những phép tắc, những quy định chung của xã hội trong quan hệ giữa con người với con người. Câu 14: Mỗi học sinh cần có ước mơ gì và để đạt được ước mơ đó các em đã làm gì? - Mỗi người cần có mơ ước, phải có quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định để học giỏi và tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. - Tích cực tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội sẽ mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt, rèn luyện được những kĩ năng cần thiết của bản thân. Câu 15: Mục đích học tập trước mắt của học sinh là gì? Để đạt được mục đích đã đề ra, học sinh cần phải làm gì? - Mục đích học tập của học sinh: Là phải nổ lực học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt. Trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao đông để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương đất nước bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. - Phương hướng để đạt mục đích học tâp đề ra: + Cần phải tu dưỡng đạo đức, học tâp tốt. + Tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội để phát triển toàn diện nhân cách. Thuận Hưng, Ngày 02 tháng 12 năm 2017 Duyệt của BGH Duyệt của tổ Trưởng GVBM Nguyễn Thị Cẩm Nhung - 6 -