Đề cương Ôn tập môn Vật Lý Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Thanh Tân

docx 4 trang nhatle22 6060
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Vật Lý Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Thanh Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_vat_ly_lop_9_nam_hoc_2020_2021_truong_th.docx

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Vật Lý Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Thanh Tân

  1. TRƯỜNG THCS THANH TÂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KỲ MÔN VẬT LÍ 9 Năm học: 2020 – 2021 Phần 1: Lý thuyết: Câu 1: Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng? Câu 2: Dòng điện xoay chiều là gì? Cách tạo ra dòng điện xoay chiều? Câu 3: Nguyên nhân gây hao phí trong quá trình truyền tải điện năng đi xa? Viết công thức tính công suất hao phí trên đường dây tải điện? Cho biết tên gọi và đơn vị đo của các đại lượng trong công thức? Câu 4: Vì sao khi muốn truyền tải điện năng đi xa bằng dây dẫn người ta lại phải dùng hai máy biến thế đặt ở 2 đầu đường dây tải điện? Câu 5: Vì sao người ta không dùng phương pháp giảm điện trở của đường dây tải điện để giảm công suất hao phí vì tỏa nhiệt? Câu 6: Máy biến thế là gì? Nêu cấu tạo của máy biến thế? Nguyên tắc hoạt động của máy biến thế? Công thức máy biến thế? (Ghi rõ tên gọi và đơn vị đo của các đại lượng trong công thức). Câu 7: Vì sao không thể dùng dòng điện 1 chiều không đổi để chạy máy biến thế. Câu 8: Trình bài cách nhận biết thấu kính hội tụ, thấu kính phân kỳ? Câu 9: Định nghĩa: trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính hội tụ, thấu kính phân kỳ? Câu 10: Trình bài đường truyền 3 tia sáng đặc biệt của thấu kính hội tụ, đường truyền 2 tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kỳ? Câu 11: Trình bày cấu tạo của mắt về mặt quang học? Điểm cực cận, điểm cực viễn, giới hạn nhìn rõ của mắt là gì? Câu 12: Sự điều tiết của mắt là gì? Câu 13: Nêu những biểu hiện của tật cận thị? Nguyên nhân của tật cận thị? Khắc phục tật cận thị? Câu 14: Biểu hiện của tật mắt lão? Khắc phục tật mắt lão? Câu 15: Kính lúp là gì? Số bội giác của kính lúp cho biết điều gì? Công thức liên hệ giữa số bội giác G và tiêu cự của kính lúp? Câu 16: Phát biểu định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng? Phần 2: Bài tập: Bài 1: Một vật sáng AB có dạng hình mũi tên nằm trên trục chính và vuông góc với trục chính (AB = 2cm) của thấu kính hội tụ. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 4cm, vật sáng nằm cách thấu kính 8cm. a. Vẽ ảnh A’B’ của vật sáng AB qua thấu kính theo đúng tỷ lệ? Nêu tính chất ảnh? (trình bài cách vẽ) b. Bằng kiến thức hình học hãy xác định vị trí ảnh và chiều cao của ảnh? Bài 2: Một vật sáng AB có dạng hình mũi tên nằm trên trục chính và vuông góc với trục chính (AB = 2cm) của thấu kính hội tụ. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 8cm, vật sáng nằm cách thấu kính 6cm.
  2. a. Vẽ ảnh A’B’ của vật sáng AB qua thấu kính theo đúng tỷ lệ? Nêu tính chất ảnh? (trình bài cách vẽ) b. Bằng kiến thức hình học hãy xác định vị trí ảnh và chiều cao của ảnh? Bài 3: Một vật sáng AB có dạng hình mũi tên nằm trên trục chính và vuông góc với trục chính (AB = 2cm) của thấu kính phân kỳ. Thấu kính phân kỳ có tiêu cự 4cm, vật sáng nằm cách thấu kính 10cm. a. Vẽ ảnh A’B’ của vật sáng AB qua thấu kính theo đúng tỷ lệ? Nêu tính chất ảnh? (trình bài cách vẽ) b. Bằng kiến thức hình học hãy xác định vị trí ảnh và chiều cao của ảnh? Bài 4: Một vật sáng AB có dạng hình mũi tên nằm trên trục chính và vuông góc với trục chính (AB = 2cm) của thấu kính phân kỳ. Thấu kính phân kỳ có tiêu cự 8cm, vật sáng nằm cách thấu kính 8cm. a. Vẽ ảnh A’B’ của vật sáng AB qua thấu kính theo đúng tỷ lệ? Nêu tính chất ảnh? (trình bài cách vẽ) b. Bằng kiến thức hình học hãy xác định vị trí ảnh và chiều cao của ảnh? Bài 5: Đặt 1 điểm sáng S trước 1 thấu kính hội tụ và nằm trong khoảng tiêu cự như hình vẽ. Dựng ảnh S’ của điểm S qua thấu kính đã cho. S’ là ảnh thật hay ảnh ảo. Bài 6: Hình vẽ bên cho biết ∆ là trục chính của 1 thấu kính, S là điểm sáng, S’ là ảnh của S tạo bởi thấu kính đó. a. S’ là ảnh ảo hay ảnh thật. b. Vì sao em biết thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ? Bằng cách vẽ hãy xác định quang tâm O, tiêu điểm F, F’ của thấu kính đã cho. Bài 7: Trên hình có vẽ trục chính ∆, quang tâm O, tiêu điểm F, F’ của một thấu kính, hai tia ló 1, 2 của điểm sáng S. a. Vì sao em biết thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ. b. Bằng cách vẽ, hãy xác định điểm sáng S. Bài 8: Trên hình vẽ cho biết ∆ là trục chính của 1 thấu kính, AB là vật sáng, A’B’ là ảnh của AB. a. A’B’là ảnh thật hay ảnh ảo? Vì sao? b. Vì sao em biết thấu kính đã cho là hội tụ. c. Bằng cách vẽ, hãy xác định quang tâm O, tiêu điểm F, F’ của thấu kính trên.
  3. Bài 9: Đặt 1 điểm sáng S nằm trước thấu kính phân kỳ như hình vẽ. a. Dựng ảnh S’ của S tạo bởi thấu kính đã cho. b. S’ là ảnh thật hay ảo? Vì sao? Bài 10: Hình vẽ bên cho trục chính của một thấu kính, S là điểm sáng, S’ là ảnh của S. a. Hãy cho biết S’ là ảnh thật hay ảnh ảo. b. Thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ hay phân kỳ. c. Bằng cách vẽ hãy xác định S, S’ Bài 11: Trên cùng một đường dây tải đi cùng một công suất P, hãy so sánh công suất hao phí khi dùng hiệu điện thế 600000V với khi dùng hiệu điện thế 150000V ? Bài 12. Đường dây tải điện dài 100km, có hiệu điện thế hai đầu dây tải là 15000V. Dây tải có điện trở 0,2 ôm trên 1km. Dòng điện truyền đi trên dây tải là 10A. Tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây. Muốn công suất hao phí giảm đi 4 lần thì phải tăng hiệu điện thế lên bao nhiêu lần? Bài 13: Người ta muốn tải công suất điện 20000W từ một nhà máy đến khu dân cư cách nhà máy 50Km. Hệu điện thế hai đầu dây dẫn là 10000V , dây tải bằng đồng cứ 1km có điện trở 0,4Ω. a. Tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây? b. Nếu tăng hiệu điện thế lên 20000V thì công suất hao phí giảm đi bao nhiêu? Bài 14: Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 4400 vòng, cuộn dây thứ cấp có 240 vòng. Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 220V thì ở hai đầu dây của cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là bao nhiêu? Máy biến áp này là tăng thế hay hạ thế vì sao? Bài 15. Ở đầu đường dây tải điện người ta có đặt một máy biến thế với các cuộn dây có số vòng lần lượt như sau: 11000 vòng và 500 vòng. Hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến thế là 1kV.Tính hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp. Bài 16: Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 1000 vòng, cuộn thứ cấp có 5000 vòng đặt ở một đầu đường dây tải điện để truyền đi một công suất điện là 10000kW. Biết hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp là 100kV. a. Tính hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp ? b. Biết điện trở của toàn bộ đường dây là 100. Tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây ? Bài 17: Một vật có dạng hình mũi tên AB được đặt trước và vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 12cm thì thấy ảnh A’B’ của AB là ảnh thật cao gấp 3 lần AB. Điểm A nằm trên trục chính. a. Hãy dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính hội tụ. b. Dựa vào tính chất hình học hãy xác định vị trí của ảnh và vật so với thấu kính.
  4. Bài 18: Một vật có dạng hình mũi tên AB được đặt trước và vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kỳ có tiêu cự 16cm và A nằm trên trục chính. Biết ảnh A’B’ của AB chi cao bằng ¼ vật. a. Hãy dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính phân kỳ (đúng tỷ lệ). b. Dựa vào tính chất hình học hãy xác định vị trí của ảnh và vật so với thấu kính. Bài 19: Một vật sáng dạng đoạn thẳng hình mũi tên cao 0,3cm được đặt vuông góc với trục chính của một kính lúp và cách kính lúp 8cm. Biết kính lúp có độ bội giác G = 2x. Vẽ ảnh của vật qua kính lúp và tính chiều cao của ảnh đó. hết Chưa bao giờ các em học vật lí lại dễ như bây giờ. Môn học đã dễ mà giáo viên còn !!!!