Đề cương Ôn tập môn Vật Lý Lớp 9 - Học kì II - Năm học 2017-2018

docx 2 trang nhatle22 5150
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Vật Lý Lớp 9 - Học kì II - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_vat_ly_lop_9_hoc_ki_ii_nam_hoc_2017_2018.docx

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Vật Lý Lớp 9 - Học kì II - Năm học 2017-2018

  1. NỘI DUNG ÔN TẬP LÝ 9. NH : 2017-2018 * Biến trở là gì? Nêu nguyên tắc hoạt động của biến trở ? Trả lời - Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số và có thể được sử dụng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch. - Các loại biến trở: biến trở con chạy, biến trở tay quay, - Kí hiệu biến trở. *Nguyên tắc hoạt động của biến trở Nguyên tắc hoạt động của biến trở con chạy dựa trên mối quan hệ giữa điện trở của dây với chiều dài của dây. *Nêu cấu tạo của biến trở: - Bộ phận chính của biến trở con chạy là gồm một con chạy C và cuộn dây bằng hợp kim có điện trở suất lớn (nikêlin hay nicrom), được quấn đều đặn dọc theo một lõi bằng sứ. - Biến trở được mắc nối tiếp vào mạch điện, một đầu đoạn mạch nối với một đầu cố định của biến trở, đầu kia của đoạn mạch nối với con chạy C. Khi dịch chuyển con chạy C làm thay đổi số vòng dây và do đó thay đổi điện trở của biến trở có dòng điện chạy qua. Do đó, cường độ dòng điện trong mạch sẽ thay đổi. *Số vôn, số oát ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết gì? Số vôn ghi trên các dụng cụ điện cho biết hiệu điện thế định mức đặt vào dụng cụ này, nếu vượt quá hiệu điện thế này thì dụng cụ đó có thể bị hỏng. Số oát trên mỗi dụng cụ điện cho biết công suất định mức của dụng cụ đó, nghĩa là khi hiệu điện thế đặt vào dụng cụ đó đúng bằng hiệu điện thế định mức thì công suất tiêu thụ của nó bằng công suất định mức. *Vì sao dòng điện có mang năng lượng ? Dòng điện có mang năng lượng vì nó có khả năng thực hiện công và cung cấp nhiệt lượng. Năng lượng của dòng điện gọi là điện năng. *Công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch là gì ? Công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch là số đo lượng điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ để chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác - Công thức tính công của dòng điện: A = P .t = U.I.t - Đơn vị công của dòng điện là jun (J) 1J = 1W.1s = 1V.1A.1s 1kJ = 1 000J 1kWh = 1000Wh = 1000W.3600 s = 3,6.106 Ws = 3,6.106 J * Vì sao cần phải sử dụng tiết kiệm điện năng ? Nêu các qui tắc an toàn khi sử dụng điện và các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện. * Giải thích và thực hiện được các biện pháp thông thường để sử dụng an toàn điện. Cụ thể là: - Chỉ làm thí nghiệm với hiệu điện thế U < 40 V, vì hiệu điện thế này tạo ra dòng điện có cường độ nhỏ, nếu chạy qua cơ thể người thì cũng không gây nguy hiểm. -Phải sử dụng dây dẫn có vỏ bọc cách điện đúng theo tiêu chuẩn quy định, nghĩa là các vỏ bọc này phải chịu được dòng điện định mức cho mỗi dụng cụ điện. - Cần mắc cầu chì có cường độ định mức phù hợp với dụng cụ hay thiết bị điện để đảm bảo tự động ngắt mạch khi có sự cố xảy ra. Chẳng hạn, khi bị đoản mạch thì cầu chì sẽ kịp nóng chảy và tự động ngắt mạch trước khi dụng cụ điện bị hư hỏng. -Thận trọng khi tiếp xúc với mạng điện gia đình, vì nó có hiệu điện thế 220V nên có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Khi sử dụng, cần kiểm tra xem các bộ phận tiếp xúc với tay và cơ thể đã đảm bảo cách điện đúng tiêu chuẩn quy định hay chưa. * Lợi ích của việc sử dụng tiết kiệm điện năng : - Giảm chi tiêu cho gia đình;
  2. - Các dụng cụ được sử dụng lâu bền hơn; - Giảm bớt các sự cố gây tổn hại chung do hệ thống cung cấp điện bị quá tải; - Dành phần điện năng tiết kiệm cho sản xuất. * Các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng: - Lựa chọn các dụng cụ hay thiết bị điện có công suất phù hợp; - Sử dụng điện trong thời gian cần thiết (tắt các thiết bị khi đã sử dụng xong hoặc dùng chế độ hẹn giờ). * Mô tả thí nghiệm Ơ- x tét: Đặt một dây dẫn song song với kim nam châm đang đứng yên trên một trục quay thẳng đứng. Cho dòng điện chạy qua dây dẫn, ta thấy kim nam châm bị lệch đi, không còn nằm song song với dây dẫn nữa. Khi ngắt dòng điện chạy qua dây dẫn, kim nam châm lại trở về vị trí ban đầu. Điều đó chứng tỏ, dòng điện tác dụng lực lên kim nam châm thử hay dòng điện có tác dụng từ và môi trường xung quanh dòng điện có từ trường. * Cấu tạo của nam châm điện: - Nam châm điện gồm một ống dây dẫn bên trong có lõi sắt non. - Lõi sắt non có vai trò làm tăng tác dụng từ của nam châm. * Hoạt động của nam châm điện: Khi dòng điện chạy qua ống dây, thì ống dây trở thành một nam châm, đồng thời lõi sắt non bị nhiễm từ và trở thành nam châm nữa. Khi ngắt điện, thì lõi sắt non mất từ tính và nam châm điện ngừng hoạt động. * Cấu tạo: Động cơ điện một chiều có hai bộ phận chính là nam châm và khung dây dẫn. Nam châm là bộ phận tạo ra từ trường, thông thường là bộ phận đứng yên, gọi là stato. Khung dây dẫn có dòng điện chạy qua là bộ phận chuyển động, gọi là rôto. Ngoài ra, để khung dây có thể quay liên tục còn phải có bộ góp điện, trong đó các thanh quét C1, C2 đưa dòng điện từ nguồn điện vào khung dây. *Hoạt động của động cơ điện một chiều: Khi cho dòng điện đi vào khung dây, bộ phận cổ góp chỉ cho dòng điện chạy vào theo một chiều nhất định, vì khung dây đặt trong từ trường của nam châm nên khung dây chịu tác dụng của lực từ. Lực từ tác dụng lên khung dây luôn theo một chiều nhất định và làm động cơ quay. - Khi động cơ điện một chiều hoạt động thì điện năng được chuyển hoá thành cơ năng.