Đề cương Ôn tập môn Vật Lý Lớp 8 - Học kì II - Huỳnh Văn Thạnh

doc 6 trang nhatle22 3950
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Vật Lý Lớp 8 - Học kì II - Huỳnh Văn Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_vat_ly_lop_8_hoc_ki_ii_huynh_van_thanh.doc

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Vật Lý Lớp 8 - Học kì II - Huỳnh Văn Thạnh

  1. GV: Huỳnh Văn Thạnh Trường THCS TT Mỹ Thọ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII MÔN VẬT LÍ LỚP 8 Lớp 8: Cấu trúc đề kiểm tra học kỳ 2. 1/PHẦN NHẬN BIẾT (3 điểm). Các kiến thức liên quan đến: Định luật về công; Cơ năng; Đối lưu, bức xạ nhiệt;Các chất được cấu tạo như thế nào; Công suất. 2/ THÔNG HIỂU (4 điểm). Các kiến thức liên quan đến: Đối lưu, bức xạ nhiệt;Nhiệt năng;Phương trình cân bằng nhiệt;Công thức tính nhiệt lượng; 3/ VẬN DỤNG (3 điểm). Các kiến thức liên quan đến: Công thức tính nhiệt lượng, Công suất, Cơ năng. Câu 1: Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. Ví dụ:1. Dùng ròng rọc động được lợi hai lần về lực thì lại thiệt hai lần về đường đi. Không cho lợi về công. Câu 2: Khái niệm công suất. Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian. A Công thức tính công suất: P + A: công thực hiện (J) t + t: thời gian (s) Đơn vị công suất là oát. Kí hiệu là W + P: công suất (J/s) 1 W = 1 J/s (jun trên giây) 1 kW (kilôoát) = 1 000 W 1 MW (mêgaoát) =1 000 000 W Số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị là công suất định mức của dụng cụ hay thiết bị đó. Ví dụ: Số ghi công suất trên động cơ điện: P = 1000W, có nghĩa là khi động cơ làm việc bình thường thì trong 1s nó thực hiện được một công là 1000J. Câu 3 Cơ năng là gì? Khi vật có khả năng sinh công ta nói vật có cơ năng. - Đơn vị cơ năng là jun (J). Cơ năng tồn tại dưới hai dạng: Động năng và thế năng. * Thế năng hấp dẫn : - Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao gọi là thế năng hấp dẫn.Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thê năng hấp dẫn càng lớn * Thế năng đàn hồi : - Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi * Động năng : - Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn Câu 4: Đối lưu là gì? Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí. *Ví dụ: + Khi đun nước ta thấy có dòng đối lưu chuyển động từ dưới đáy bình lên trên mặt nước và từ trên mặt nước xuống đáy bình. + Các ngôi nhà thường có cửa sổ để tạo điều kiện thuận lợi cho sự đối lưu trong không khí. Câu 5: Bức xạ nhiệt là gì? +Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. +Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không. Những vật càng sẫm mầu và càng xù xì thì hấp thụ bức xạ nhiệt càng mạnh. Ví dụ:+ Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất. Đề cương ôn tập Vật lý 8 – Học kỳ II Lưu hành nội bộ 1
  2. GV: Huỳnh Văn Thạnh Trường THCS TT Mỹ Thọ + Cảm giác nóng khi ta đặt bàn tay gần và ngang với ấm nước nóng 1. Về mùa Hè mặc áo màu trắng sẽ mát hơn mặc áo tối màu. Vì, áo sáng màu ít hấp thụ bức xạ nhiệt của Mặt Trời còn áo tối màu hấp thụ mạnh. 2. Mùa Đông ta mặc nhiều áo mỏng sẽ ấm hơn mặc một áo dày. Vì, mặc nhiều áo mỏng sẽ ngăn cản sự đối lưu của không khí phía trong ra ngoài áo, như vậy sẽ giữ được nhiệt độ cho cơ thể. Câu 6: Các chất được cấu tạo như thế nào? +Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử và phân tử. +Giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách. Ví dụ: Khi thả một thìa đường vào một cốc nước rồi khuấy đều thì đường tan và nước có vị ngọt. Giải thích: Khi thả thìa đường vào cốc nước và khuấy đều, thì đường sẽ tan ra trong nước. Giữa các phân tử nước có khoảng cách, nên các phân tử đường sẽ chuyển động qua những khoảng cách đó để đến khắp nơi của nước ở trong cốc. Vì vậy, khi uống nước trong cốc ta thấy có vị ngọt của đường. Câu 7: :Nguyên lí truyền nhiêt : Khi có hai vật trao đổi nhiệt với nhau thì : + Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. + Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại. + Nhiệt lượng do vật này toả ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào. * Phương trình cân bằng nhiệt : Qtoả ra = Qthu vào o o o o trong đó: Qtoả ra = m.c. t ; t = t 1 – t 2 Ví dụ: Một miếng đồng đã được nung nóng, nếu đem thả vào cốc nước thì cốc nước sẽ nóng lên còn miếng đồng sẽ nguội đi, cho đến khi nhiệt độ của chúng bằng nhau. Câu 8: Nhiệt năng là gì?- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. - Đơn vị nhiệt năng là jun (J). - Nhiệt độ của vật càng cao, thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn. Câu 9: Các cách làm thay đổi nhiệt năng của vật. Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng hai cách: Thực hiện công hoặc truyền nhiệt. - Cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật mà không cần thực hiện công gọi là truyền nhiệt. Ví dụ :1. Thực hiện công: Cọ xát miếng đồng vào mặt bàn, ta thấy miếng đồng nóng lên. Điều đó chứng tỏ rằng, động năng của các phân tử đồng tăng lên. Ta nói, nhiệt năng của miếng đồng tăng. 2. Truyền nhiệt: Thả một chiếc thìa bằng nhôm vào cốc nước nóng ta thấy thìa nóng lên, nhiệt năng của thìa tăng chứng tỏ đã có sự truyền nhiệt từ nước sang thìa nhôm. Câu 10: Nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên. Nhiệt lượng mà một vật thu vào để làm vật nóng lên phụ thuộc vào ba yếu tố: khối lượng, độ tăng nhiệt độ và chất cấu tạo nên vật. Câu 11 : Công thức tính nhiệt lượng: Q = m.c. to, trong đó: +Q là nhiệt lượng vật thu vào có đơn vị là J; + m là khối lượng của vật có đơn vị là kg; o o o +c là nhiệt dung riêng của chất làm vật, có đơn vị là J/kg.K; t = t 2 - t 1 là độ tăng nhiệt độ có đơn vị là độ C (oC) Câu 12: Nhiệt dung riêng của một chất cho biết gì? - Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 1oC. - Đơn vị của nhiệt lượng còn được tính bằng calo. 1 calo = 4,2 jun.  Đề cương lưu hành nội bộ Trường: THCS TT Mỹ Thọ Chúc các em học sinh lớp 8 có một học kì đạt kết quả cao. Đề cương ôn tập Vật lý 8 – Học kỳ II Lưu hành nội bộ 2
  3. GV: Huỳnh Văn Thạnh Trường THCS TT Mỹ Thọ II. Trả lời và giải các bài tập sau: 1.Người ta cung cấp cho 5l nước một nhiệt lượng là 600kJ. Hỏi nước sẽ nóng lên bao nhiêu độ? Tóm tắt:V = 5l m=5kg,Q= 600 kJ = 600000J a/ t? b/Nói nhiệt dung riêng của nước là 4.200 J/kgK, con số này có nghĩa là gì? Bài làm: Q Áp dụng công thức ta có: Q = m.c. t t = m.c 600000 t = 28,570C 5.4200 Vậy độ tăng nhiệt độ của nước là: 28,570C b/- Nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K nghĩa là cứ 1 kg nước muốn tăng thêm 1 0C( 1K) thì cần cung cấp cho nó một nhiệt lượng là 4200J. 2.Một thỏi sắt có khối lượng 4,5 kg được nung nóng tới 320 0C. Nếu thỏi sắt nguội đến 70 0C thì nó tỏa ra nhiệt lượng bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của sắt là 460J/kgK Tóm tắt: m = 4,5 kg 0 t1 = 320 C 0 t2 = 70 C C = 460J/kgK Qtỏa? Bài làm: Áp dụng công thức ta có: Qtỏa = m.c. t Qtỏa = 4,5.460.(320- 70) = 517500J Qtỏa = 517500J = 517,5KJ 3. Người ta hạ nhiệt độ cho 400g nước sôi ở 100 0C và 12 lít nước ở 240C xuống cùng nhiệt độ là 100C. Hỏi trường hợp nào nhiệt lượng tỏa ra nhiều hơn và nhiều hơn bao nhiêu? Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgK Tóm tắt: m1 = 400g = 0,4 kg m2 = 12kg 0 0 t1 = 100 C t2 = 24 C t = 100C t = 100C Qtỏa1? Qtỏa2? C = 4200J/kgK So sánh Qtỏa1? và Qtỏa2? Bài làm Áp dụng công thức ta có: Qtỏa = m.c. t Áp dụng công thức ta có: Qtỏa = m.c. t Q tỏa1 = 0,4.4200.(100- 10) = 151200J Q tỏa2 =12.4200.(24 - 10) = 705600 Q tỏa1 = 151200J = 151,2 KJ Q tỏa2 = 705600J = 705,6 KJ Qtỏa2 > Qtỏa1 : 705,6 – 151,2 = 554,4 KJ Bài1: Thả một quả cầu nhôm có khối lượng 0,2kg được đun nóng tới 100 oC vào một cốc nước ở 20oC. Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 27oC. a/Tính nhiệt lượng do quả cầu tỏa ra Đề cương ôn tập Vật lý 8 – Học kỳ II Lưu hành nội bộ 3
  4. GV: Huỳnh Văn Thạnh Trường THCS TT Mỹ Thọ b/Tính khối lượng nước trong cốc. Coi như chỉ có quả cầu và nước trao đổi nhiệt cho nhau. Tóm tắt: m1 = 0,2 kg 0 t1 = 100 C c1 = 880J/ kg. K 0 t2 = 20 C c2 = 4200 J/ kg. k t = 270C a/Qtỏa ? b/ mnước = ? Lời giải - Nhiệt lượng của quả cầu nhôm toả ra từ 1000C - 270C: Qtỏa = m1c1(t1 - t) Qtỏa = 0,2.880( 100- 27) = 12848 J - Nhiệt lượng của nước thu vào để tăng từ 200C - 270C: Qthu = m2c2(t - t2) Qthu = m2.4200( 27- 20) = m2.29400 - Nhiệt lượng của quả nhôm toả ra đúng bằng nhiệt lượng nước thu vào: Q toả ra = Q thu vào 12848 = m2.29400 12848 m2 = = 0,44 (kg) 29400 Bài 2: Người ta pha một lượng nước ở 800C vào một bình chứa 9 lít nước đang có nhiệt độ 220C. Nhiệt độ cuối cùng khi có cân bằng nhiệt là 360C. Tính lượng nước đã thêm vào bình. Tóm tắt: m1= ?kg 0 t1 = 80 C m2=9kg 0 t2=22 C, c1=c2=4200J/kg.K t = 360C m2? Qtỏa = m1.c1(t1-t)=m1.4200(80-36) Qthu = m2 .c2( t-t2)= 9.4200.(36-22) Qthuvào = Q tỏa ra 9 4200(36 - 22) = m2 . 4200(80 - 36) 529200 = 184800m2 m2 2,86 (kg) Bài 3. Người ta thả một thỏi đồng nặng 0,6 kg ở nhiệt độ 85 0C vào 0.35kg nước ở nhiệt độ 20 0C. Hãy xác định nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt. Cho nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K Qtỏa: Tóm tắt QThu: m1 = 0,6 kg m2 = 0,35kg 0 0 t1 = 85 C t2 = 20 C Cđồng= 380J/kg.K Cnước = 4200J/kg.K 0 tcân bằng ? C Bài giải Áp dụng công thức cân bằng nhiệt Qtỏara = Q thu Ta có phương trình: m1.c1(t1-t)= m2 .c2( t-t2) 0,6.380.(85 - tcân bằng ) = 0,35. 4200. (tcân bằng – 20) Đề cương ôn tập Vật lý 8 – Học kỳ II Lưu hành nội bộ 4
  5. GV: Huỳnh Văn Thạnh Trường THCS TT Mỹ Thọ 4870 = 1698.tcân bằng 0 tcân bằng = 28,72 C Bài 4: Đổ một lượng chất lỏng vào 20g nước ở nhiệt độ 100 oC. Khi có cân bằng nhiệt , nhiệt độ của hỗn hợp là 360C, khối lượng hỗn hợp là 140g. Tìm nhiệt dung riêng của chất lỏng đã đổ vào, biết rằng nhiệt độ ban đầu của nó là 20oC. Qtỏa: Tóm tắt Qthu: m1 = 20g= 0,02kg m2 = (0,14- 0 t1 = 100 C 0,02)=0,12kg 0 0 0 t = 36 C t2 = 20 C, t=36 C Cn = 4200J/kg.K Cclỏng = ? J/kg.K Bài giải Áp dụng công thức cân bằng nhiệt Qthuvào = Q tỏa ra ta có phương trình: 0.12. Cclỏng.(36 – 20) = 0.02. 4200.( 100- 36) 1.92. Cclỏng = 5376 Cclỏng = 2800 J/kg.K Vậy nhiệt dung riêng của chất lỏng đó là : 2800 J/kg.K Bài 5: Hai bình nước giống nhau, chứa hai lượng nước như nhau. Bình thứ nhất có nhiệt độ t 1, bình thứ 0 hai có nhiệt độ t2= 2t1. Sau khi trộn lẫn với nhau, nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là t = 36 C. Tìm các nhiệt độ ban đầu của mỗi bình. Tóm tắt m1 = m2 t2 = 2t1 o t =36 C t ban đầu ? Áp dụng công thức cân bằng nhiệt Qthuvào = Q tỏa ra ta có phương trình: m1.c.( 36 - t1 ) = m2.c.( 2t1- 36) ( 36 – t1 ) = ( 2t1 – 36) 0 0 t 1 = 24 C t2 = 48 C 1. Để đun 5 lít nước từ 200C lên 400C cần bao nhiêu nhiệt lượng? 2. Cung cấp một nhiệt lượng Q = 880kJ cho 10kg một chất thì nhiệt độ của nó tăng từ 20 0 C lên 1000 C. Hỏi chất đó là chất gì ? 3. Một ấm nhôm khối lượng 500g chứa 2 lít nước. Tính nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi nước, 0 biết nhiệt độ ban đầu của nước là 20 C. 4/ Một ấm nhôm khối lượng 400g chứa 1 lít nước. Tính nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun nước sôi, 0 biết nhiệt độ ban đầu của ấm và nước là 20 C, cAl=880J/kg.K, cnước=4200J/kg.K 5/ Người ta thả 300g chì ở 1000C vào 250g nước ở 58,50C làm cho nước nóng lên tới 600C. a. Tính nhiệt lượng nước thu vào. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K b. Tính nhiệt dung riêng của chì. 6. Người ta thả miếng đồng có khối lượng 600g ở nhiệt độ 1000C vào 2,5kg nước. Nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 300C. a. Tính nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra, cđồng=380J/kg.K b. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ?( Tính t) 7. Một cần trục nâng một vật nặng 1500N lên độ cao 2m trong thời gian 5 giây. Tính công suất của cần trục. 9. Một con ngựa kéo 1 cái xe đi đều với vận tốc 9km/h. Lực kéo của ngựa là 200N. a) Tính công suất của ngựa. b) Chứng minh rằng: = F.v Đề cương ôn tập Vật lý 8 – Học kỳ II Lưu hành nội bộ 5
  6. GV: Huỳnh Văn Thạnh Trường THCS TT Mỹ Thọ 10. Một vật làm bằng kim loại có khối lượng 5kg ở 20 0C, khi cung cấp một nhiệt lượng khoảng 59kJ thì nhiệt độ của nó tăng lên 500C Tính nhiệt dung riêng của một kim loại? Kim loại đó tên là gì? 11. Thả 300g đồng ở 1000C vào 250g nước ở 350C. Tính nhiệt độ khi bắt đầu cân bằng nhiệt. 12. Phải pha bao nhiêu lít nước ở 200C vào 3 lít nước ở 1000C để nước pha có nhiệt độ là 400C. 1. Một ấm nhôm khối lượng 0, 4kg chứa 3 lít nước. Tính nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi 0 nước, biết nhiệt độ ban đầu của nước là 20 C. 2. Một vật làm bằng kim loại có khối lượng 2kg ở 20 0C, khi cung cấp một nhiệt lượng khoảng 10,5kJ thì nhiệt độ của nó tăng lên 600C Tính nhiệt lượng riêng của một kim loại? Kim loại đó tên là gì? 3. Thả 500g đồng ở 1000C vào 350g nước ở 350C. Tính nhiệt độ khi bắt đầu cân bằng nhiệt. 4. Phải pha bao nhiêu lít nước ở 200C vào 3 lít nước ở 1000C để nước pha có nhiệt độ là 400C. 5. Người ta thả đồng thời 200g sắt ở 15 0C và 450 g đồng ở 250C vào 150g nước ở 800C. Tính nhiệt độ khi cân bằng? 7. Muốn đun sôi 2,5kg nước từ 18 0C bằng một bếp dầu hỏa, người ta phải đốt hết 60g dầu hỏa. Tính hiệu suất của bếp. 12. Thả một quả cầu nhôm có khối lượng 0,2kg đã được nung nóng tới 100 0C vào một cốc nước ở 200C. Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và nước đều bằng 27 0C. Coi như chỉ có quả cầu và nước trao đổi nhiệt với nhau. Tính: a) Nhiệt lượng quả cầu nhôm tỏa ra b) Khối lượng nước trong cốc. Đề cương ôn tập Vật lý 8 – Học kỳ II Lưu hành nội bộ 6