Đề cương Ôn tập môn Toán Lớp 2 - Học kì II

docx 13 trang nhatle22 4582
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Toán Lớp 2 - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_toan_lop_2_hoc_ki_ii.docx

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Toán Lớp 2 - Học kì II

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II I/ Toán 1. Lý thuyết - Đọc, viết các số đến 1000. - Nhận biết giá trị theo vị trí của các chữ số trong một số. - So sánh các số có ba chữ số. - Cộng, trừ, nhân, chia trong bảng. - Cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100. - Cộng, trừ không nhớ các số có ba chữ số. - Giải bài toán bằng một phép cộng hoặc trừ hoặc nhân hoặc chia (có liên quan đến các đơn vị đo đã học). - Số liền trước, số liền sau. - Xem lịch, xem đồng hồ. - Vẽ hình tứ giác, tính chu vi hình tứ giác, hình tam giác. 2. Bài tập Bài 1: Đọc và viết các số theo mẫu: 574 Bốn trăm linh bảy 395 683 Ba trăm tám mươi lăm Hai trăm mười bốn 962 Bài 2: Đặt rồi tính 532 + 275 834 + 121 573 – 172 825 - 278 .
  2. 435 + 295 264 + 624 627 - 154 572 – 461 . Bài 4: Tính a, 3 x 4 + 5 b, 5 x 6 – 10 c, 2 x 7 + 6 d, 5 x 5 – 5 . e, 24:8+13 f, 30:3:2 Bài 5: Tìm X biết: a, X + 12 = 18 b, 14 - X = 2 c, 25 + X = 75 d, X - 65 = 65 . e, X : 3 = 6 f, X x 2 = 10 g, 6 x X = 36 h, 16 : X = 4 Bài 6: Điền dấu , = thích hợp vào chỗ chấm: 627 728 174 285 716 451 826 826 624 + 123 927 595 – 372 489 725 - 245 494 274 124 + 138 623 926 – 274 Bài 7: Sắp xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: a, 264, 630, 375, 598, 935 b, 249, 953, 295, 385, 578 .
  3. Bài 8: Sắp xếp các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé: a, 127, 496, 828, 264, 850 b, 924, 267, 458, 359, 638 . Bài 9: Điền số thích hợp vào chỗ chấm 1dm = cm 1m = cm 1dm = cm 1m = cm 2dm8cm = cm 32cm = dm cm 90cm = dm 8dm = cm 45dm= .cm Bài 10: Tính nhẩm 500 - 300 = . 700 – 200 = . 1000 -4000= . 600 - 300 = . 500 + 20= 900 + 50 +1= 400+300= 600+400= 600 + 70 + 2= Bài 11: Đàn bò thứ nhất có 46 con, đàn bò thứ hai có 38 con. Hỏi hai đàn bò có bao nhiêu con? Bài 12: Hùng có 56 viên bi, Hùng cho Dũng 19 viên bi. Hỏi Hùng còn lại bao nhiêu viên bi? Bài 13: Hùng và Minh có tổng cộng 31 viên kẹo, Minh ăn hết 4 viên kẹo. Hỏi hai bạn còn lại bao nhiêu viên kẹo?
  4. Bài 14: Một thùng dầu có 45 lít, người ta rót ra bán hết 26 lít. Hỏi trong thùng dầu còn lại bao nhiêu lít? Bài 15: Hồng có 32 que tính, Lan cho Hồng thêm 18 que tính. Hỏi Hồng có tất cả bao nhiêu que tính? Bài 16:Các hình vẽ dưới đây có bao nhiêu hình tam giác, bao nhiêu hình tứ giác? a, . b, Bài 17: Hình tam giác ABC có cạnh AB dài 14cm, cạnh BC dài 18cm, cạnh CA dài 22cm. Tính chu vi hình tam giác ABC.
  5. Bài 18: Tính chu vi hình tứ giác ABCD có độ dài các cạnh lần lượt là: 15cm, 2dm 3cm, 20cm, 3dm Bài 19: Tính độ dài đường gấp khúc có độ dài các đoạn thẳng lần lượt là 13cm, 4cm, 17cm và 8cm Bài 20: Tính chu vi hình tứ giác có độ dài các cạnh đều bằng 5cm .
  6. II/ Tiếng việt Đề số 1 Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Cây đa quê hương Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói. Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng. Theo NGUYỄN KHẮC VIỆN Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: 1/ Bài văn tả cái gì? (M1 – 0.5) a. Tả tuổi thơ của tác giả b. Tả cánh đồng lúa, đàn trâu. c. Tả cây đa. 2/ Những từ ngữ, câu văn nào cho biết cây đa đã sống rất lâu? (M2 – 0.5) a. Cây đa nghìn năm. b. Đó là cả một toà cổ kính hơn là một thân cây. c. Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời ấu thơ của chúng tôi. Đó là cả một toà cổ kính hơn là một thân cây. 3/ Rễ của cây đa được tả bằng những hình ảnh nào ? (M1 – 0.5) a. Nổi lên mặt đất như những con rắn hổ mang. b. Nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ như những con rắn hổ mang giận dữ. c. Như những con rắn hổ mang giận dữ. 4/ Ngồi dưới gốc đa, tác giả thấy những cảnh đẹp nào của quê hương? (M1 – 0.5)
  7. a. Ngồi dưới gốc đa tác giả thấy lúa vàng gợn sóng. b. Đàn trâu lững thững ra về. c. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều d. Cả a, b và c. 5/ Trong các cặp từ sau, đâu là cặp trừ trái nghĩa: (M1 – 0.5) a. Lững thững – nặng nề b. Yên lặng – ồn ào c. Cổ kính – chót vót 6/ Gạch chân bộ phận của câu trả lời cho câu hỏi “ Để làm gì?”(M2- 0.5) Bông cúc toả hương thơm ngào ngạt để an ủi sơn ca. 7/ Gạch chân từ chỉ đặc điểm trong câu sau: (M3 – 0.5) Ngọn chót vót giữa trời xanh. 8/ Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm. (M3 – 1) Bố bạn Nga làm việc ở Nha Trang. Câu hỏi: 9/ Qua bài văn, em thấy tình cảm của tác giả với quê hương như thế nào?(M4 – 1) 10/ Tìm một từ ngữ ca ngợi Bác Hồ và đặt câu với từ em vừa tìm được. (M3 – 1) – Từ ngữ đó là: – Đặt câu: . Đề số 2 I- Bài tập về đọc hiểu:
  8. Chim chiền chiện Chiền chiện có nhiều nơi còn gọi là sơn ca. Chiền chiện giống sẻ đồng nhưng áo không một màu nâu sồng như chim sẻ. Áo của chiền chiện màu đồng thau, đốm đậm đốm nhạt rất hài hòa. Chiền chiện chân cao và mảnh, đầu rất đẹp, dáng thấp như một kị sĩ. Chiền chiện có mặt ở khắp nơi, nhất là những vùng trời đất bao la. Khi chiều thu buông xuống, lúc đã kiếm ăn no nê trên bãi trên đồng, chiền chiện vụt bay lên như viên đá ném vút lên trời. Theo cùng tiếng chim bay lên, từ không trung vọng xuống tiếng hót trong sáng diệu kì, giọng ríu ran đổ hồi, âm điệu hài hòa quyến rũ Tiếng chim là tiếng nói của sứ giả mặt đất gửi tặng trời. Rồi, tiếng chim lại là tiếng nói của thiên sứ gửi lời chào mặt đất. (Theo Ngô Văn Phú) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng: 1. Hình dáng chim chiền chiện có những điểm gì khác chim sẻ? a- Áo màu nâu sồng, chân cao và mảnh, đầu rất đẹp b- Áo màu đồng thau, chân cao và mảnh, đầu rất đẹp c- Áo màu đồng thua, chân cao và mập, đầu rất đẹp 2. Khi nào chiền chiện vụt bay lên như viên đá ném vút lên trời? a- Khi chiều thu buông xuống, lúc đã kiếm ăn no nê b- Khi chiều thu buông xuống, lúc đồng bãi vắng vẻ c- Khi chiều thu buông xuống, vùng trời và đất bao la. 3. Tiếng hót của chim chiền chiện được miêu tả thế nào? a- Trong sáng diệu kì, ríu ran đổ hồi, âm điệu mượt mà quyến rũ b- Trong sáng diệu kì, ríu ran đổ hồi, âm điệu hài hòa quyến rũ c- Trong sáng diệu kì, ríu rít từng hồi, âm điệu hài hòa quyến luyến (4). Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ nhận xét về tiếng chim chiền chiện?
  9. a- Là tiếng nói của sứ giả mặt đất gửi tặng trời b- Là tiếng nói của thiên sứ gửi lời chào mặt đất c- Là sợi dây gắn bó, giao hòa giữa trời và đất (5) Xếp tên các loài chim dưới đây vào đúng cột trong bảng: Chiền chiện, bồ câu, diều hâu, gà, chích chòe, vịt, tu hú, ngỗng, cú mèo, ngan (Vịt xiêm) Loài chim nuôi trong nhà Loài chim sống hoang dại (6) a) Viết câu trả lời cho mỗi câu hỏi: Ví dụ: Em thường cắt tóc ở đâu? - Em thường cắt tóc ở tiệm tóc. (1) Người nông dân trồng lúa ở đâu? . (2) Chim chiền chiện thường hót ở đâu? . b) Đặt câu hỏi có cụm từ Ở đâu cho mỗi câu: Ví dụ: Chim sơn ca bị nhốt ở trong lồng. Chim sơn ca bị nhốt ở đâu? (1) Mẹ dạy em tập viết ở nhà. (2) Chim hải âu thường bay liệng trên mặt biển.
  10. . (7) Viết lời đáp của em vào chỗ trống: Em dắt tay một người bạn khiếm thị qua đường. Bạn nói: “Cảm ơn bạn đã giúp đỡ mình!” Em đáp lại: . ĐỀ SỐ 3 I- Bài tập về đọc hiểu: Mùa xuân bên bờ sông Lương Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm các chùm hoa đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và trải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần trụi, đen xám. Trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn, các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển màu lốm đốm như được rắc thêm một lớp bụi phấn hung hung vàng. Các vườn nhãn, vườn vải đang trổ hoa. Và hai bên ven con sông nước êm đềm trong mát, không một tấc đất nào bỏ hở. Ngay dưới lòng sông, từ sát mặt nước trở lên, những luống ngô, đỗ, lạc, khoai, cà chen nhau xanh rờn phủ kín các bãi cát mùa này phơi cạn. (Nguyễn Đình Thi) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng: 1. Mùa xuân đã điểm các chùm hoa đỏ mọng lên những đâu? a- Những cành cây gạo cao chót vót giữa trời b- Những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn c- Những vòm cây quanh năm luôn xanh um 2. Trên bãi đất phù sa, vòm cây như được rắc thêm lớp bụi phấn thế nào?
  11. a- Mịn hồng mơn mởn b- Hung hung vàng c- Màu vàng dịu 3. Những loại cây nào phủ định kín bãi cát dưới lòng sông cạn? a- Ngô, đỗ, lạc, vải, khoai b- Ngô, đỗ, lạc, vải, nhãn c- Ngô, đỗ, lạc, khoai, cà (4). Những màu sắc nào xuất hiện bên bờ sông Lương khi mùa xuân đến? a- Đỏ, đen, hồng, xanh b- Đỏ, hồng, xanh, vàng c- Đỏ, hồng, xanh, đen II- Bài tập: 1. a) Điền l hoặc n vào chỗ trống: Đồng chiêm phả ắng .ên không, Cánh cò dẫn gió qua thung .úa vàng. Gió âng tiếng hát chói chang, ong anh .ưỡi hái .iếm ngang chân trời. b) Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã lên chữ in đậm và chép lại từ ngữ đúng: - lí le/ . - số le/ - loang lô/ - lô vốn/ . 2. Viết lại các từ ngữ vào chỗ trống sau khi đã điền đúng: a) s hoặc x - .ôi đỗ/ . - nước ôi/ - dòng .ông/ - ông lên/ . b) iêt hoặc iêc - xem x ./ - chảy x ./ . - ch lá/ - ch cây/ 3. Thay cụm từ khi nào trong mỗi câu hỏi dưới đây bằng một cụm từ khác (bao giờ hoặc lúc nào, tháng mấy,mấy giờ ) và viết lại câu hỏi đó:
  12. (1) Khi nào tổ bạn đến thăm gia đình liệt sĩ Võ Thị Sáu? - (2) Khi nào bạn được về quê cùng gia đình? - (3) Khi nào bạn được bố mẹ cho đi chơi? - (4) Hoa phượng vĩ nở đỏ khi nào? - Đề số 4 I. Cho văn bản sau: Chim sẻ Trong khu vườn nọ có các bạn Kiến, Ong, Bướm, Chuồn Chuồn, Chim Sâu chơi với nhau rất thân. Sẻ cũng sống ở đó nhưng nó tự cho mình là thông minh, tài giỏi, hiểu biết hơn cả nên không muốn làm bạn với ai trong vườn mà chỉ kết bạn với Quạ. Một hôm, đôi bạn đang đứng ở cây đa đầu làng thì bỗng một viên đạn bay trúng đầu Sẻ. Sẻ hoảng hốt kêu la đau đớn. Sợ quá, Quạ vội bay đi mất. Cố gắng lắm Sẻ mới bay về đến nhà. Chuồn Chuồn bay qua nhìn thấy Sẻ bị thương nằm bất tỉnh. Chuồn Chuồn gọi Ong, Bướm bay đi tìm thuốc chữa vết thương còn Kiến và Chim Sâu đi tìm thức ăn cho Sẻ. Khi tỉnh dậy, Sẻ ngạc nhiên thấy bên cạnh mình không phải là Quạ mà là các bạn quen thuộc trong vườn. Sẻ xấu hổ nói lời xin lỗi và cảm ơn các bạn. (Theo Nguyễn Tấn Phát) II. Đọc thầm và làm bài tập. Dựa vào nội dung bài đọc “Chim sẻ” em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc trả lời cho mỗi câu hỏi sau: Câu 1: Sẻ đã kết bạn với ai? a. Sẻ kết bạn với Ong. b. Sẻ kết bạn với Quạ. c. Sẻ kết bạn với Chuồn Chuồn. Câu 2: Vì sao Sẻ không muốn kết bạn với ai trong vườn mà chỉ làm bạn với Quạ? a. Vì Sẻ đã có quá nhiều bạn. b. Vì Sẻ tự cho mình là thông minh, tài giỏi, hiểu biết nên không có ai trong vườn xứng đáng làm bạn với mình.
  13. c. Vì Sẻ thích sống một mình. Câu 3: Khi Sẻ bị thương, ai đã giúp đỡ Sẻ? a. Quạ giúp đỡ Sẻ. b. Một mình Chuồn Chuồn giúp đỡ Sẻ. c. Các bạn quen thuộc trong vườn giúp đỡ Sẻ. Câu 4: Theo em, vì sao Sẻ thấy xấu hổ? a. Vì Sẻ không cẩn thận nên bị trúng đạn. b. Vì Sẻ đã kết bạn với Quạ. c. Vì Sẻ đã coi thường, không chịu kết bạn với các bạn trong vườn, những người đã hết lòng giúp đỡ Sẻ. Câu 5 : Câu “ Quạ vội bay đi mất.” thuộc kiểu câu nào đã học? a. Ai làm gì ? b. Ai là gì ? c. Ai thế nào ? Câu 6: chim sẻ, chim sâu, quạ, ong, bướm, kiến, chuồn chuồn là các từ chỉ gì? a. Chỉ cây cối. b. Chỉ con vật. c. Chỉ đồ vật. Câu 7: Bộ phận in đậm trong câu “ Kiến và Chim Sâu đi tìm thức ăn cho Sẻ.” trả lời cho câu hỏi nào? a. Là gì? b. Làm gì? c. Thế nào? Câu 8: Từ nào trái nghĩa với từ buồn bã? a. vui vẻ b. tưng bừng c. buồn tủi Câu 9: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau: “ Ong và Bướm bay đi tìm thuốc chữa vết thương cho Sẻ.” Câu 10: Em hãy viết 1 câu nói về suy nghĩ của Sẻ khi được các bạn giúp đỡ?