Đề cương Ôn tập môn Sinh học Lớp 6 - Học kì 2 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh

docx 3 trang nhatle22 2920
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Sinh học Lớp 6 - Học kì 2 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_sinh_hoc_lop_6_hoc_ki_2_nam_hoc_2017_201.docx

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Sinh học Lớp 6 - Học kì 2 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ 2 Năm học 2017- 2018 MÔN : SINH HỌC 6 I. PHẠM VI ÔN TẬP +Chương VII: Quả và hạt +Chương VIII: Các nhóm thực vật + Chương IX: Vai trò của thực vật + Vi khuẩn II. MỘT SỐ CÂU HỎI CỤ THỂ Câu 1: Nêu các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật. Câu 2: Vai trò của thực vật đối với đời sống con người? Câu 3: Cây trồng khác cây dại như thế nào? Do đâu có sự khác nhau đó? Cho 2 ví dụ cụ thể. Câu 4: Đặc điểm phân biệt cây lớp Một lá mầm và lớp Hai lá mầm. Câu 5: Kể những ngành thực vật đã học và nêu đặc điểm chính của mỗi nghành đó. Liên hệ thực tế Câu 6: Vì sao cần phải tích cực trồng cây, gây rừng ? Câu 7: Tại sao ở vùng bờ biển người ta phải trồng rừng ở phía ngoài đê ? Câu 8: Giải thích vì sao rau trồng trên đất khô cằn, ít được tưới bón thì cây thường chậm lớn, còi cọc và cho năng suất thu hoạch thấp? Câu 9: Đến mùa thu hoạch, người dân cần làm gì để bảo quản và chế biến các loại quả thịt? Câu 10: a. Vì sao chúng ta phải ăn chín, uống sôi ? b. Vì sao sữa chua lại tốt cho hệ tiêu hóa? III. Gợi ý Câu 1: Bài 49: Bảo vệ sự đa dạng thực vật Câu 2: Bài 48: Vai trò của thực vật đối với động vật và đời sống con người Câu 3: Bài 45: Nguồn gốc cây trồng. Câu 4: Bài 42: Lớp Một lá mầm – Lớp hai lá mầm Câu 5: Bài 43: Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật Câu 6: Bài 46: Thực vật góp phần điều hòa khí hậu Câu 7: Bài 47: Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước Câu 8: Bài 36: Tổng kết về cây có hoa Câu 9: Bài 32: Các loại quả Câu 10: Bài 50: Vi khuẩn Ban giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Lê Thị Mai Oanh
  2. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Năm học 2017- 2018 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ 2 MÔN : SINH HỌC 6 Câu 1: Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật - Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật. - Hạn chế khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm. - Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn - Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài thực vật quý hiếm đặc biệt. - Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng. Câu 2: Vai trò của thực vật có đối với con người - Cung cấp khí oxi. - Cung cấp lương thực, thực phẩm. - Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. - Cung cấp dược liệu. - Làm cảnh, lấy gỗ. - 1 số cây có hại đối với sức khỏe con người. Câu 3: Cây trồng khác cây dại như thế nào? Do đâu có sự khác nhau đó? Cho 2 ví dụ cụ thể. - Cây trồng có nhiều dạng khác nhau và khác cây dại ở chính bộ phận con người sử dụng. Cây trồng có các tính chất khác hẳn và phẩm chất tốt hơn hẳn tổ tiên hoang dại của chúng. - Do con người dùng các biện pháp khác nhau như lai giống Con người chăm sóc cây tạo điều kiện thuận lợi(nước, phân ) cho cây trồng phát triển. Câu 4: Phân biệt lớp một lá mầm lớp hai lá mầm Đặc điểm Lớp Hai lá mầm Lớp Một lá mầm Kiểu rễ Rễ cọc Rễ chùm Dạng thân Cỏ, gỗ, leo Cỏ , cột Kiểu gân lá Hình mạng Hình cung hoặc song song Số cánh hoa 5 hoặc 4 6 hoặc 3 Số lá mầm của phôi 2 lá mầm một lá mầm Câu 5: Thực vật gồm các ngành: - Tảo- Rêu - Dương xỉ- Hạt trần- Hạt kín Đặc điểm chính các ngành thực vật là: - Ngành Tảo: Chưa có rễ thân lá. Sống chủ yếu ở dưới nước. - Ngành Rêu: Có thân lá đơn giản và rễ giả, sinh sản bằng bào tử, sống ở nơi ẩm ướt. - Ngành Dương xỉ: Có thân lá và rễ thật, sinh sản bằng bào tử, sống ở nhiều nơi. - Ngành Hạt trần: Có rễ, thân, lá phát triển, sống nhiều nơi, sinh sản bằng hạt (nằm lộ trên lá noãn hở). Chưa có hoa và quả.
  3. - Ngành Hạt kín: Có rễ, thân, lá phát triển, đa dạng, phân bố rất rộng, có hoa, quả và sinh sản bằng hạt (nằm trong quả). Câu 6: Vì sao cần phải tích cực trồng cây, gây rừng ? Trả lời: Cần phải tích cực trồng cây gây rừng vì: - Rừng cây điều hòa lượng khí Oxi và Cacbonic trong không khí. - Rừng điều hòa khí hậu, chống xói mòn, lũ lụt. - Rừng cung cấp thức ăn, nguyên vật liệu cho con người. - Giảm ô nhiễm môi trường. Câu 7: Tại sao ở vùng bờ biển người ta phải trồng rừng ở phía ngoài đê ? Trả lời: - Chống xói lở đê. - Chắn sóng, chắn gió lớn khi có giông bão. - Chống sự rửa trôi đất. - Làm gia tăng đa dạng sinh học ven bờ, là nơi trú ngụ của nhiều loài. Câu 8: Rau là loại cây cần nhiều nước, nếu trồng rau trên đất khô cằn, ít được tưới bón thì rễ sẽ hoạt động yếu, hút được ít nước và muối khoáng. - Thiếu nước và muối khoáng sự quang hợp của lá sẽ giảm, chế tạo được ít chất hữu cơ, lá không thể xanh tốt. Thân, rễ, lá được cung cấp ít chất hữu cơ nên chậm lớn, cây sẽ bị còi cọc dẫn đến năng xuất thu hoạch thấp. Câu 9: Có nhiều cách bảo quản và chế biến các loại quả thịt: - Rửa sạch cho vào túi nilong để ở nhiệt độ lạnh. - Phơi, sấy khô. - Đóng hộp, làm mứt. - Ép lấy nước, chế tinh dầu, Câu 10: a.Ở nhiệt độ cao các vi khuẩn có thể bị tiêu diệt. Vì vậy ăn chín, uống sôi giúp chúng ta không bị nhiễm các vi khuẩn gây hại. b. Vì trong sữa chua có các vi khuẩn sống giúp tăng cường miễn dịch đường ruột, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, giảm thiểu tối đa nguy cơ dẫn đến các bệnh tiêu hóa như viêm loét dạ dầy, ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy Ban giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Lê Thị Mai Oanh