Đề cương Ôn tập môn Lịch sử Lớp 9 - Học kì 1 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thượng Thanh

doc 9 trang nhatle22 3630
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Lịch sử Lớp 9 - Học kì 1 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thượng Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_lich_su_lop_9_hoc_ki_1_nam_hoc_2019_2020.doc

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Lịch sử Lớp 9 - Học kì 1 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thượng Thanh

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN LỊCH SỬ 7 I. Hệ thống bài học: - Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước. - Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống. - Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa. - Bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII. - Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên ( thế kỉ XIII). - Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần. - LSĐP: Thăng Long thời Lý, Trần. II. Câu hỏi: 1. Trắc nghiệm: HS ôn lại toàn bộ kiến thức cơ bản của các bài 10,11,12,13, 14,15 và lịch sử địa phương Thăng Long thời Lý, Trần. 2. Tự luận: Câu 1: Em hãy trình bày sự thành lập nhà Lý? Nhà Lý thi hành chính sách đối nội đối ngoại như thế nào? Nhận xét về những chính sách đó? Câu 2: Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền như thế nào? Câu 3: Việc xây dựng quân đội nhà Trần có gì khác và giống so với nhà Lý? Câu 4: Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chống Tống của Lý Thường Kiệt? Cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt có điểm gì độc đáo? Câu 5: Thăng Long thời Lý, Trần đã để lại những dấu ấn lịch sử gì? Ban giám hiệu Tổ CM Nhóm CM Đỗ Thị Thu Hoài Tô Thị Phương Dung Phạm Thị Thanh Mai
  2. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 -2020 MÔN LỊCH SỬ 7 Câu 1: * Sự thành lập nhà Lý: - Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh nối ngôi và năm 1009 thì qua đời. - Triều thần chán ghét nhà Lê đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý được thành lập. - 1010, Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên và dời đô ra Đại La, đổi tên thành là Thăng Long. - Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt. - Xây dựng bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương. * Chính sách đối nội, đối ngoại thời Lý: - Đối nội: + Gả công chúa, ban tước cho các tù trưởng miền núi. + Kiên quyết trấn áp những kẻ muốn tách khỏi Đại Việt. - Đối ngoại: + Đặt quan hệ ngoại giao bình thường với nhà Tống, Cham-pa. + Kiên quyết dẹp tan cuộc tấn công của Cham-pa. - Nhận xét: + Chính sách đối nội, đối ngoại mềm dẻo. + Củng cố quốc gia thống nhất, tạo điều kiện bảo vệ và xây dựng đất nước lâu dài. Câu 2: Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền: - Được tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền, gồm 3 cấp: triều đình, các đơn vị hành chính trung gian từ lộ, phủ, huyện, châu và cấp hành chính cơ sở là xã. - Thực hiện chế độ Thái thượng hoàng. - Các chức đại thần văn, võ phần lớn do họ Trần nắm giữ. - Đặt thêm một số cơ quan như Quốc sử viện, Thái y viện,Tôn nhân phủ, và 1 số chức quan như Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ - Cả nước chia lại thành 12 lộ, dưới lộ là phủ, châu, huyện và dưới cùng là xã. - Các quý tộc họ Trần được phong vương hầu và ban thái ấp. Câu 3: So sánh quân đội nhà Trần với nhà Lý? - Giống: + Quân đội gồm hai bộ phận. + Được tuyển dụng theo chính sách "ngụ binh ư nông". - Khác: Nhà Trần: + Cấm quân: Tuyển những người khoẻ mạnh ở quê hương nhà Trần. + Quân đội theo chủ trương: "Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông". Câu 4: * Nguyên nhân: - Do sự chỉ huy tài tình của Lý Thường Kiệt. - Do tinh thần đoàn kết của toàn dân ta. - Do có sự chuẩn bị chu đáo: bố trí trận địa mai phục ở sông Như Nguyệt.
  3. * Ý nghĩa: - Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử dân tộc. - Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt. - Nền độc lập, tự chủ của Đại Việt được bảo vệ. * Những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt: - Tiến công trước để giành thế chủ động. - Sự chuẩn bị chu đáo: lợi dụng địa thế tự nhiên để xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt . - Dùng biện pháp tâm lí để làm cho giặc hoang mang lo sợ và khích lệ tinh thần chiến đấu của quân ta khi đọc bài thơ thần. - Chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp giảng hòa. Câu 5: * Dấu ấn Thăng Long thời Lý: - Năm 1010, nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Đại La, đổi tên thành Thăng Long. - Đặt nền móng cho nền giáo dục: Xây dựng Văn Miếu – Quốc Tử Giám, mở khoa thi đầu tiên. - Nhân dân Thăng Long góp phần làm nên chiến thắng chống Tống. - Những nhân vật lịch sử: Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, Nguyên phi Ỷ Lan. * Dấu ấn Thăng Long thời Trần: - Thăng Long trở thành trung tâm kinh tế, đô thị sầm uất của cả nước, văn hóa, giáo dục phát triển. - Thăng Long 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên. + Thực hiện kế sách Vườn không nhà trống. + Những trận đánh quyết định: Trận Đông Bộ Đầu, cuộc phản công ở Phường Giang Khẩu (Hàng Buồm), trận Nam Thăng Long. - Nhân vật lịch sử: Trần Quốc Tuấn, Chu Văn An, Lê Văn Hưu Ban giám hiệu Tổ CM Nhóm CM Đỗ Thị Thu Hoài Tô Thị Phương Dung Phạm Thị Thanh Mai
  4. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019- 2020 MÔN LỊCH SỬ 8 I. Hệ thống bài học: - Bài 13: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918). - Bài 15: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921). - Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939). - Bài 18: Nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939). - Bài 19: Nhật bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1919 - 1939). - Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918 - 1939). - Bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1039-1945). II. Câu hỏi cụ thể: 1. Trắc nghiệm: Học sinh ôn tất cả kiến thức cơ bản của hệ thống các bài 13,15,17,18,19,20,21. 2. Tự luận: Câu 1: Kể tên những cuộc cách mạng tiêu biểu nhất ở nước Nga năm 1917? Nêu kết quả và ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917? Câu 2: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã tàn phá Châu Âu như thế nào? Châu Âu đã tìm cách nào để thoát khỏi khủng hoảng trong giai đoạn này? Câu 3: Trình bày những nội dung chủ yếu của Chính sách mới của Ph. Ru-dơ- ven. Ý nghĩa của chính sách này đối với nước Mỹ lúc bấy giờ? Câu 4: Lập bảng niên biển diễn biến chính của 2 cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). Câu 5: So sánh điểm khác nhau về kết cục của hai cuộc chiến tranh thế giới? Từ đó em có suy nghĩ gì về chiến tranh và chúng ta cần phải làm gì để vì một thế giới hòa bình, không có chiến tranh? Ban giám hiệu Tổ CM Nhóm CM Đỗ Thị Thu Hoài Tô Thị Phương Dung Phạm Thị Thanh Mai
  5. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN LỊCH SỬ 8 Câu 1: * Những cuộc cách mạng tiêu biểu nhất ở nước Nga năm 1917: - Cách mạng tháng Hai năm 1917 - Cách mạng tháng Mười năm 1917 * Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917: - Đối với nước Nga + Làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga; lần đầu tiên đưa những người lao động lên nắm chính quyền. + Xây dựng chế độ mới ở Nga: chế độ XHCN . - Đối với quốc tế + Để lại nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc + Tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào cộng sản và công nhân Quốc tế. + Tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. C©u 2: * Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã tàn phá nặng nề Châu Âu: - Mức sản xuất bị đẩy lùi lại hàng chục năm. - Hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) rơi vào tình trạng đói khổ - Phong trào đáu tranh của quần chúng nhân dân lên cao. * Châu Âu đã thoát khỏi khủng hoảng trong giai đoạn này bằng những cách khác nhau: + Cải cách kinh tế - xã hội: Anh, Pháp, + Phát xít hoá bộ máy nhà nước và phát động chiến tranh chia lại thế giới: Đức, Italia. Câu 3: * Những nội dung chủ yếu của Chính sách mới của Ph. Ru-dơ-ven. - Phục hồi kinh tế, tài chính. - Giải quyết thất nghiệp. - Ban hành các đạo luật phục hưng công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng. - Ổn định xã hội * Ý nghĩa của chính sách này đối với nước Mỹ lúc bấy giờ?: - Mĩ thoát khỏi khủng hoảng. - Giảm nhẹ khó khăn cho người lao động. - Duy trì chế độ dân chủ TS Câu 4: Lập niên biểu hai cuộc Chiến tranh thế giới * Chiến tranh thế giới thứ nhất Thời gian Sự kiện chính 28/7/1914 Áo- Hung tuyên chiến với Xéc-bi 1/8/1914 Đức tuyên chiến với Nga 3/8/1914 Đức tuyên chiến với Pháp 4/8/1914 Anh tuyên chiến với Đức 1916 Hai bên ở thế cầm cự 1917 Phe Hiệp ước phản công 7/11/1917 CM tháng Mười Nga thắng lợi T7-T9/1918 Các đồng minh của Đức đầu hàng 9/11/1918 Cách mạng Đức bùng nổ 11/11/1918 Đức đầu hàng không điều kiện
  6. * Chiến tranh thế giới thứ hai Thời gian Sự kiện chính * Châu Âu: - 1/9/1939 - Đức tấn công Ba Lan. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức. - Đức tấn công Đan Mạch, Na Uy, Pháp. - 22/6/1941 - Đức tấn công Liên Xô. * Thái Bình Dương: - 7/12/1941 - Nhật bất ngờ tấn công hạm đội Mĩ ở Trân Châu Cảng. * Bắc Phi: - 9/1940 - Italia tấn công AiCập. - 1/1942 - Mặt trận đồng minh chống phát xít ra đời. * Mặt trận Xô Đức: - 2/1943 Liên Xô đánh bại phát xít Đức, giúp Đông Âu giải phóng. * Mặt trận bắc Phi: - 5/1943 - Phát xít Italia bị tiêu diệt. - 9/5/1945 - Đức đầu hàng không điều kiện. - 15/8/1945 - Nhật đầu hàng không điều kiện Chiến tranh thế giới hai kết thúc Câu 5: So sánh Kết cục của hai cuộc chiến tranh thế giới: * Chiến tranh thế giới thứ nhất - Hậu quả: 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, chi phí khoảng 85 tỉ đô la, cơ sở vật chất bị tàn phá. - Bản đồ thế giới được chia lại: Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp, Mĩ mở rộng thêm thuộc địa của mình * Chiến tranh thế giới thứ hai: + Chủ nghĩa phát xít ở Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản bị tiêu diệt. + Là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất, tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người: 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn tật. + Thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại. + Dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới. * HS suy nghĩ về chiến tranh và hành động. Ban giám hiệu Tổ CM Nhóm CM Đỗ Thị Thu Hoài Tô Thị Phương Dung Phạm Thị Thanh Mai
  7. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019- 2020 MÔN LỊCH SỬ 9 I. Hệ thống bài học: - Bài 10: Nước Mĩ. - Bài 11: Nhật Bản. - Bài 12: Các nước Tây Âu. - Bài 13: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai. - Bài 14: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai. II. Câu hỏi: 1. Trắc nghiệm: HS ôn lại toàn bộ kiến thức cơ bản của các bài 10,11,12, 13,14. 2. Tự luận: Câu 1: Trình bày sự phát triển của kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Nguyên nhân sự phát triển đó? Câu 2: Nền kinh tế Nhật Bản từ những năm 50 đến đầu những năm 70 của TKXX phát triển như thế nào? VN có thể rút ra bài học gì từ Nhật Bản để áp dụng vào công cuộc CNH-HĐH hiện nay? Câu 3: Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau? Câu 4: Nhiệm vụ chính của Tổ chức Liên hợp quốc là gì? Liên hợp quốc có vai trò quan trọng như thế nào trong hơn nửa thế kỉ qua? Kể tên những tổ chức của Liên hợp quốc có mặt tại Việt Nam. Câu 5: Chiến tranh lạnh là gì? Trình bày những biểu hiện và hậu quả của nó? Ban giám hiệu Tổ CM Nhóm CM Đỗ Thị Thu Hoài Tô Thị Phương Dung Phạm Thị Thanh Mai
  8. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN LỊCH SỬ 9 Câu 1: * Sự phát triển của kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ 2: - Mĩ đã vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất , đứng đầu hệ thống TBCN. + Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới. + ¾ trữ lượng vàng thế giới. + Có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới tư bản. + Độc quyền vũ khí nguyên tử. * Nguyên nhân: - Mỹ ở xa chiến trường, được 2 đại dương là Đại tây Dương và Thái Bình Dương che chở không bị chiến tranh tàn phá - Mĩ giàu lên trong chiến tranh do được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hoá cho các nước tham chiến thu được 114 tỉ USD lợi nhuận - Thừa hưởng những thành tựu KH-KT thế giới, quân sự Mĩ có lực lượng mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử - Tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào, tay nghề cao Câu 2: * Sự phát triển: - Từ đầu những năm 50 đến đầu những năm 70 thế kỷ XX, kinh tế Nhật bản tăng trưởng thần kì. - Cùng với Mĩ và Tây Âu, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính trên thế giới. * Bài học cho VN: - Tiếp thu, áp dụng thành tựu tiến bộ cách mạng KHKT hiện đại vào các ngành kinh tế đặc biệt là công nghiệp. - Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài cho đất nước và đảm bảo chất lượng nguồn lao động trong quá trình hội nhập. - Nhà nước luôn linh hoạt, mềm dẻo, nắm bắt đúng thời cơ đề ra chiến lược phát triển. - Giữ gìn bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc, hòa nhập chứ không hòa tan. Câu 3: Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau? - Sáu nước Tây Âu đều có chung nền văn minh, nền kinh tế không cách biệt nhau và từ lâu có liên hệ mật thiết với nhau. Sự hợp tác phát triển sẽ giúp mở rộng thị trường, nhật là dưới tác động của cách mạng KH-KT và c̣n giúp các nước châu Âu tin cậy nhau hơn về chính trị, khắc phục những chia rẽ từng xẩy ra trong lịch sử. - Từ những năn 1950, do kinh tế bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh, các nước Tây Âu ngày càng muốn thoát dần khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ . Các nước Tây Âu liên kết cùng nhau trong cuộc chiến cạnh tranh với các nước ngoài khu vực. Câu 4: * Sự thành lập: Liên hợp quốc được chính thức thành lập vào 10-1945. * Nhiệm vụ (mục đích): - Duy trì hòa bình an ninh thế giới. - Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc.
  9. - Thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội * Vai trò: - Duy trì hòa bình, an ninh thế giới. - Đấu tranh xóa bỏ CNTD và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. - Giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, xã hội * Những tổ chức Liên hợp quốc hoạt động tại Việt Nam: - UNICEF (Quỹ Nhi đồng ). - FAO (Nông nghiệp lương thực). - UNESCO (văn hóa, khoa học, giáo dục). Câu 5: - Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa. - Biểu hiện: Mĩ và các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang, thành lập các khối và căn cứ quân sự, tiến hành các cuộc chiến tranh cục bộ. - Trước tình hình bị đe dọa đó, Liên Xô và các nước XHCN phải tăng ngân sách quốc phòng, củng cố khả năng phòng thủ của mình. - Hậu quả: Chiến tranh lạnh đã gây ra nhiều hậu quả nặng nề, thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, các cường quốc chi một khối lượng khổng lồ về tiền của và sức người để sản xuất các loại vũ khí hủy diệt, xây dựng hàng nghìn căn cứ quân sự. Trong khi đó loài người phải chịu khó khăn do đói nghèo, dịch bệnh, thiên tai gây ra, nhất là các nước ở Châu Á, châu Phi. Ban giám hiệu Tổ CM Nhóm CM Đỗ Thị Thu Hoài Tô Thị Phương Dung Phạm Thị Thanh Mai