Đề cương Ôn tập môn Lịch sử Lớp 8 - Học kì 1 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thượng Thanh

doc 4 trang nhatle22 2220
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Lịch sử Lớp 8 - Học kì 1 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thượng Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_lich_su_lop_8_hoc_ki_1_nam_hoc_2018_2019.doc

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Lịch sử Lớp 8 - Học kì 1 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thượng Thanh

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH KẾ HOẠCH ÔN TẬP HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018- 2019 MÔN LỊCH SỬ 8 I. Hệ thống bài học: - Bài 13: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918). - Bài 15: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921). - Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939). - Bài 18: Nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939). - Bài 19: Nhật bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1919 - 1939). - Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918 - 1939). - Bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1039-1945). II. Câu hỏi cụ thể: 1. Trắc nghiệm Học sinh ôn tất cả kiến thức cơ bản của hệ thống các bài 13,15,17,18,19,20,21. 2. Tự luận Câu 1: Nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất? Đánh giá tính chất của cuộc chiến tranh này? Câu 2: Vì sao ở nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng? Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917? C©u 3: V× sao nãi cuéc khñng ho¶ng kinh tÕ thÕ giíi (1929-1933) lµ cuéc khñng ho¶ng kinh tÕ lín nhÊt, kÐo dµi nhÊt vµ g©y thiÖt h¹i nÆng nÒ nhÊt? Câu 4: Nêu vài nét về tình hình kinh tế nước Mỹ trong thập niên 20 của thế kỉ XX? Vì sao nước Mỹ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933? Câu 5: Trình bày kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai ? Qua kết quả đó em có suy nghĩ gì về chiến tranh thế giới thứ hai? Theo em chúng ta cần phải làm gì để thế giới không còn chiến tranh? Ban giám hiệu Tổ-nhóm CM Người lập Đỗ Thị Thu Hoài Tô Thị Phương Dung Phan Thị Lương
  2. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH KẾ HOẠCH ÔN TẬP HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN LỊCH SỬ 8 IV. Hướng dẫn trả lời: Câu 1: a. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất: * Nguyên nhân sâu xa: - Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX -> Mâu thuẫn về vấn đề thị trường và thuộc địa là mâu thuẫn lớn nhất giữa các đế quốc - Hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau: + Khối Liên minh: Đức, Áo – Hung, Italia + Khối Hiệp ước: Anh, Pháp, Nga -> Chạy đua vũ trang, phát động chiến tranh, chia lại thế giới * Nguyên nhân trực tiếp: Ngày 28/6/1914, thái tử Áo – Hung bị ám sát Đức lấy cớ gây chiến b. Đánh giá tính chất của cuộc chiến tranh này: - Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, phản động, chỉ đem lại nguồn lợi cho giai cấp tư sản cầm quyền - Đứng về cả hai khối đế quốc thì các bên tham chiến đều là phi nghĩa, gây hậu quả nặng nề lên đời sống của người dân lao động và nhân dân các nước thuộc địa. Câu 2: a. Ở nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng bởi vì: - Cuộc cách mạng thứ nhất bùng nổ tháng Hai năm 1917 đã lật đổ chế độ Nga hoàng và dẫn tới tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. Đó là cuộc cách mạng dân chủ tư sản. - Cuộc cách mạng thứ hai do Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga vạch kế hoạch và lãnh đạo thực hiện thắng lợi, lật đổ Chính phủ lâm thời tư sản, thiết lập chính quyền thống nhất toàn quốc của Xô Viết. Đó là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới. b. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917: - Đối với nước Nga + Làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga; lần đầu tiên đưa những người lao động lên nắm chính quyền. + Xây dựng chế độ mới ở Nga: chế độ XHCN . - Đối với quốc tế + Để lại nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc + Tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào cộng sản và công nhân Quốc tế. + Tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. C©u 3: Nãi cuéc khñng ho¶ng kinh tÕ thÕ giíi (1929-1933) lµ cuéc khñng ho¶ng kinh tÕ lín nhÊt, kÐo dµi nhÊt vµ g©y thiÖt h¹i nÆng nÒ nhÊt vì:
  3. - Cuéc khñng ho¶ng lín nhÊt: ¶nh h­ëng vµ lan réng ®Õn tÊt c¶ c¸c n­íc - Cuéc khñng ho¶ng kÐo dµi nhÊt: 5 n¨m, dµi h¬n bÊt cø cuéc khñng ho¶ng nµo tr­íc ®ã - G©y thiÖt h¹i nÆng nÒ nhÊt: V× nh÷ng thiÖt h¹i kh«ng thÓ tÝnh ®­îc, vµ nã diÔn ra trÕn tÊt c¶ c¸c mÆt cña kinh tÕ thÕ giíi. §Æc biÖt hËu qu¶ chÝnh trÞ-x· héi tai h¹i nhÊt lµ n¹n thÊt nghiÖp, phong trµo ®Êu tranh ngµy cµng t¨ng cña nh©n d©n c¸c n­íc, dÉn ®Õn chñ nghÜa ph¸t xÝt ra ®êi vµ lªn n¾m quyÒn ë mét sè n­íc ®Èy loµi ng­êi ®øng tr­íc mét cuéc chiÕn tranh thÕ giíi míi. Câu 4: a. Vài nét về tình hình nước Mỹ trong thập niên 20 của thế kỉ XX: *Tình hình kinh tế: - Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế Mỹ phát triển nhanh, Mỹ trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính thế giới + Công nghiệp chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới + Đứng đầu thế giới về công nghiệp ô tô, dầu lửa, thép, chiếm 60 % trữ lượng vàng thế giới b. Nước Mỹ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 vì: * Hoàn cảnh: - Cuối tháng 10/1929, Mỹ lâm vào cuộc khủng hoảng lớn bắt đầu từ tài chính lan nhanh sang công nghiệp và nông nghiệp - Nạn thất nghiệp, nghèo đói tràn lan * Biện pháp khắc phục: - Cuối năm 1932, Tổng thống Ru-dơ-ven thực hiến Chính sách mới - Nội dung chính: Nhà nước kiểm soát, diều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa Mỹ thoát khỏi khủng hoảng 1929 – 1933 Câu 5: * Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai: + Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt. + Là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất, tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người: 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn tật. +Thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại. + Dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới. + Là cuộc chiến tranh phi nghĩa, vì tham vọng riêng mà gây ảnh hưởng đến toàn nhân loại. * HS suy nghĩ về chiến tranh và hành động. Ban giám hiệu Tổ-nhóm CM Người lập Đỗ Thị Thu Hoài Tô Thị Phương Dung Phan Thị Lương