Đề cương Ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Học kì I - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thượng Thanh

docx 4 trang nhatle22 1840
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Học kì I - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thượng Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_giao_duc_cong_dan_lop_6_hoc_ki_i_nam_hoc.docx

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Học kì I - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thượng Thanh

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KỲ I Năm học 2019 – 2020 Môn: Giáo dục công dân 6 I. LÝ THUYẾT 1. Tự chăm sóc rèn luyện thân thể. 2. Tiết kiệm. 3. Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên. 4. Sống chan hoà với mọi người. 5. Lịch sự, tế nhị. 6. Tích cực, tự giác trong các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. II. BÀI TẬP 1. Bài tập sau mỗi bài học trong sách giáo khoa. 2. Tạo được tình huống, giải quyết được một số tình huống có liên quan đến từng chủ đề. 3. Tìm và giải thích được một số tục ngữ, thành ngữ, ca dao, danh ngôn, liên quan đến từng chủ đề. 4. Liên hệ bản thân Ban Giám hiệu Tổ nhóm CM Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Kim Nhàn
  2. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KỲ I Năm học 2019 – 2020 Môn: Giáo dục công dân 6 I. KIẾN THỨC: 1. Tự chăm sóc rèn luyện thân thể. 2. Tiết kiệm. 3. Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên. 4. Sống chan hoà với mọi người. 5. Lịch sự, tế nhị. 6. Tích cực, tự giác trong các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. II. MỘT SỐ DẠNG BÀI CỤ THỂ: Câu 1. Thế nào là sống chan hòa với mọi người? Ý nghĩa của việc sống chan hòa với mọi người là gì? Nêu cách rèn luyện để sống chan hòa với mọi người. Câu 2. Thế nào là lịch sự, tế nhị? Nêu ý nghĩa của lịch sự, tế nhị. Hãy nêu cách rèn luyện để trở thành người lịch sự, tế nhị. Câu 3. Em hãy nêu vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống của con người. Kể 4 việc làm thể hiện em đã biết yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên. Câu 4. Nêu 4 biểu hiện của bản thân em đã biết lịch sự, tế nhị khi giao tiếp. Câu 5. Nêu 4 biểu hiện của bản thân em đã biết sống chan hòa với mọi người. Câu 6. Nêu ý nghĩa của tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. Cách rèn luyện tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và xã hội là gì? Câu 7. Bài tập tình huống: Tình huống 1: Sắp tới ngày 20/11, lớp 6A chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ để biểu diễn chúc mừng các thầy cô giáo, trong đó có tiết mục song ca của hai cây văn nghệ là Phương và Nhung. Phương rất vui vẻ và nhiệt tình tham gia. Còn Nhung tuy hát rất hay nhưng lại từ chối, không tham gia vì bạn sợ mất thời gian nghỉ ngơi, vui chơi của mình. a) Em có nhận xét gì về việc làm của Phương và sự từ chối của Nhung? b) Nếu em là Nhung, trong tình huống này, em sẽ làm gì? Tình huống 2: Nam và Tuấn đều là học sinh xuất sắc tiêu biểu của lớp. Mỗi lúc nhà trường tổ chức dọn dẹp vệ sinh toàn trường, Tuấn luôn hăng hái tham gia vào việc làm vệ sinh trường lớp còn Nam lại luôn tìm cách để không phải tham gia. Vì Nam cho rằng việc tham gia vào phong trào của trường không quan trọng. a) Em hãy nhận xét về việc làm của Tuấn và ý kiến của Nam. b) Nếu là bạn của Nam, trong tình huống này, em sẽ làm gì?
  3. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KỲ I Năm học 2019 – 2020 Môn: Giáo dục công dân 6 GỢI Ý LÀM BÀI: Câu 1: * Sống chan hoà là: sống vui vẻ, hoà hợp với mọi người và sẵn sàng tham gia vào những hoạt động chung có ích. * Ý nghĩa: - Sống chan hoà sẽ được mọi người quý mến, giúp đỡ. - Góp phần vào việc xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp. * Cách rèn luyện: - Nhường nhịn nhau. - Trung thực, thương yêu, tôn trọng, giúp đỡ nhau ân cần. - Chỉ ra những thiếu sót, khuyết điểm giúp nhau khắc phục nhưng phải tế nhị. - Tránh vụ lợi, ích kỉ, đố kị ,bao che khuyết điểm cho nhau. Câu 2: * Lịch sự, tế nhị: - Lịch sự là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp, ứng xử phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc. - Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ ngôn ngữ trong giao tiếp, ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết, có văn hoá. * Ý nghĩa của lịch sự, tế nhị: - Thể hiện sự hiểu biết những phép tắc, quy định chung của xã hội. - Thể hiện sự tôn trọng người giao tiếp và những người xung quanh. - Thể hiện trình độ văn hoá, đạo đức của mỗi người. * Cách rèn luyện: - Biết tự kiểm soát bản thân trong giao tiếp, ứng xử. - Điều chỉnh việc làm, suy nghĩ của mình phù hợp với chuẩn mực xã hội. Câu 3: *Vai trò của thiên nhiên: - Thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống của con người: + Môi trường sống của con người và các loài sinh vật khác. + Nó là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế. + Đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ của con người. -> Là tài sản chung vô giá của dân tộc và nhân loại. * Những việc làm thể hiện tình yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên. - Đi tham quan, du lịch cùng với gia đình nhà trường. - Chăm sóc công trình măng non. - Trồng cây xanh, cây hoa. - Không xả rác ra môi trường. - Không bẻ cành, ngắt hoa. - Đi cắm trại cùng bạn bè. Câu 4: - Biết chào hỏi. - Biết cảm ơn, xin lỗi. - Nhường ghế cho người già, tàn tật hay phụ nữ có thai. - Ăn nói nhẹ nhàng. - Biết lắng nghe. - Vào nhà người khác biết gõ cửa, biết xin phép.
  4. Câu 5: - Vui vẻ, ân cần với mọi người. - Quan tâm, giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn. - Nhường nhịn em nhỏ trong gia đình. - Biết lắng nghe người khác tâm sự. - Tích cực tham gia các hoạt động tập thể do lớp, trường tổ chức Câu 6: * Ý nghĩa của tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội là: - Mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt. - Rèn luyện được kỉ năng cần thiết của bản thân. - Góp phần xây dựng quan hệ tập thể lành mạnh, thân ái. - Được mọi người tôn trọng, quý mến. * Cách rèn luyện tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và ngoài xã hội. - Mỗi người cần phải có ước mơ. - Phải có quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định để học giỏi và tham gia các hoạt động tập thể hoạt động xã hội. - Không ngại khó hoặc lẩn tránh những việc chung. - Tham gia tích cực vào các hoạt động của trường, lớp, địa phương tổ chức Câu 7: Bài tập tình huống Tình huống 1: a) Việc làm của Phương thể hiện bạn là người có ý thức tập thể, tự giác tham gia công việc chung mà không cần ai nhắc nhở. Bạn có lòng biết ơn với thầy cô giáo đồng thời thể hiện trách nhiệm của bản thân với công việc chung của tập thể. - Việc Nhung từ chối chứng tỏ Nhung là người không có ý thức tập thể, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình. b) Nếu là Nhung trong tình huống này, em sẽ: - Sẵn sàng tham gia vào tiết mục chung, đem lời ca tiếng hát của mình để tỏ lòng biết ơn với thầy cô giáo nhân ngày 20/11. - Sắp xếp thời gian hợp lý để vừa tham gia vào công việc tập thể vừa có thời gian dành cho bản thân. Tình huống 2: a) Việc làm của Tuấn thể hiện bạn là người rất tích cực, tự giác tham gia hoạt động chung của tập thể. - Ý kiến của Nam là sai, vì người học sinh xuất sắc, tiêu biểu không chỉ giỏi về học tập mà phải là những tấm gương tiêu biểu về ý thức tập thể nữa. b) Nếu là bạn của Nam, em sẽ: - Phân tích, giảng giải cho bạn hiểu: việc tham gia vào dọn dẹp vệ sinh trường lớp là trách nhiệm của mỗi học sinh, tăng cường tình đoàn kết tập thể. - Động viên bạn sắp xếp thời gian hợp lý để vừa tham gia vào công việc tập thể vừa có thời gian dành cho bản thân