Đề cương Ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Học kì 2 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thượng Thanh

docx 5 trang nhatle22 4500
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Học kì 2 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thượng Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_giao_duc_cong_dan_lop_6_hoc_ki_2_nam_hoc.docx

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Học kì 2 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thượng Thanh

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH Năm học 2018- 2019 NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN GDCD LỚP 6 NĂM HỌC 2018– 2019 A. LÝ THUYẾT: 1. Tự chăm sóc rèn luyện thân thể. 2. Tiết kiệm. 3. Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên. 4. Sống chan hoà với mọi người. 5. Lịch sự, tế nhị. 6. Tích cực, tự giác trong các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. B. BÀI TẬP: 1. Bài tậpsau mỗi bài học trong sách giáo khoa. 2. Tạo được tình huống, giải quyết được một số tình huống có liên quan đến từng chủ đề. 3. Tìm và giải thích được một số tục ngữ, thành ngữ, ca dao, danh ngôn, liên quan đến từng chủ đề. 4. Liên hệ bản thân BAN GIÁM HIỆU NHÓM TRƯỞNG Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Kim Nhàn
  2. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KỲ I Năm học 2018 – 2019 Môn: Giáo dục công dân 6 A. KIẾN THỨC: 1. Tự chăm sóc rèn luyện thân thể. 2. Tiết kiệm. 3. Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên. 4. Sống chan hoà với mọi người. 5. Lịch sự, tế nhị. 6. Tích cực, tự giác trong các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. B. MỘT SỐ DẠNG BÀI CỤ THỂ: Câu 1: Thế nào là sống chan hòa với mọi người? Ý nghĩa của việc sống chan hòa với mọi người? Nêu cách rèn luyện để sống chan hòa với mọi người? Câu 2: Thế nào là lịch sự, tế nhị? Nêu ý nghĩa của lịch sự, tế nhị? Cách rèn luyện để trở thành người lịch sự, tế nhị? Câu 3: Em hãy nêu vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống của con người? Kể 5 việc làm của em thể hiện tình yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên. Câu 4: Nêu 5 biểu hiện của bản thân em đã biết lịch sự, tế nhị khi giao tiếp. Câu 5: Nêu 5 biểu hiện của bản thân biết sống chan hòa với mọi người. Câu 6: Nêu ý nghĩa của tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội? Cách rèn luyện tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và xã hội. Câu 7: Bài tập tình huống: Tình huống 1: Nam và Phong là hai bạn học cùng lớp. Cuối tuần đội bóng của trường được vào vòng chung kết và tham gia thi đấu với đội bóng trường khác, thấy vậy Nam rủ Phong đi xem bóng đá để cổ vũ cho đội bóng của trường. Phong từ chối không đi vì đang ngủ. a. Em có nhận xét gì về việc làm của Nam và sự từ chối của Phong? b. Nếu em là Phong trong tình huống này em sẽ làm gì? Tình huống 2: Lan là lớp trưởng lớp 6A, sắp đến ngày 20/11 Lan lên kế hoạch cùng các bạn trong lớp đi thăm thầy cô giáo. Tuy nhiên Hùng đưa ra ý kiến chỉ đi thăm thầy cô đang dạy mình còn thầy cô giáo cũ ở tiểu học thì thôi. a. Em hãy nhận xét về việc làm của Lan và ý kiến đóng góp của Hùng? b. Nếu là bạn của Hùng trong tình huống này em sẽ làm gì? Ban Giám hiệu Tổ nhóm CM Người lập Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Kim Nhàn Nguyễn Thị Nga
  3. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KỲ I Năm học 2018 – 2019 Môn: Giáo dục công dân 6 GỢI Ý LÀM BÀI: Câu 1: * Sống chan hoà là: sống vui vẻ, hoà hợp với mọi người và sẵn sàng tham gia vào những hoạt động chung có ích. * Ý nghĩa: - Sống chan hoà sẽ được mọi người quý mến, giúp đỡ. - Góp phần vào việc xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp. * Cách rèn luyện: - Nhường nhịn nhau. - Trung thực, thương yêu, tôn trọng, giúp đỡ nhau ân cần. - Chỉ ra những thiếu sót, khuyết điểm giúp nhau khắc phục nhưng phải tế nhị. - Tránh vụ lợi, ích kỉ, đố kị ,bao che khuyết điểm cho nhau. Câu 2: * Lịch sự, tế nhị: - Lịch sự là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp, ứng xử phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc. - Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ ngôn ngữ trong giao tiếp, ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết, có văn hoá. * Ý nghĩa của lịch sự, tế nhị: - Thể hiện sự hiểu biết những phép tắc, quy định chung của xã hội. - Thể hiện sự tôn trọng người giao tiếp và những người xung quanh. - Thể hiện trình độ văn hoá, đạo đức của mỗi người. * Cách rèn luyện: - Biết tự kiểm soát bản thân trong giao tiếp, ứng xử. - Điều chỉnh việc làm, suy nghĩ của mình phù hợp với chuẩn mực xã hội. Câu 3: *Vai trò của thiên nhiên: - Thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống của con người: + Môi trường sống của con người và các loài sinh vật khác. + Nó là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế. + Đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ của con người. -> Là tài sản chung vô giá của dân tộc và nhân loại. * Những việc làm thể hiện tình yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên. - Đi tham quan, du lịch cùng với gia đình nhà trường. - Chăm sóc công trình măng non. - Trồng cây xanh, cây hoa. - Không xả rác ra môi trường.
  4. - Không bẻ cành, ngắt hoa. - Đi cắm trại cùng bạn bè. Câu 4: - Biết chào hỏi. - Biết cảm ơn, xin lỗi. - Nhường ghế cho người già, tàn tật hay phụ nữ có thai. - Ăn nói nhẹ nhàng. - Biết lắng nghe. - Vào nhà người khác biết gõ cửa, biết xin phép. Câu 5: - Vui vẻ, ân cần với mọi người. - Quan tâm, giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn. - Nhường nhịn em nhỏ trong gia đình. - Biết lắng nghe người khác tâm sự. - Tích cực tham gia các hoạt động tập thể do lớp, trường tổ chức Câu 6: * Ý nghĩa của tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội là: - Mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt. - Rèn luyện được kỉ năng cần thiết của bản thân. - Góp phần xây dựng quan hệ tập thể lành mạnh, thân ái. - Được mọi người tôn trọng, quý mến. * Cách rèn luyện tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và ngoài xã hội. - Mỗi người cần phải có ước mơ. - Phải có quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định để học giỏi và tham gia các hoạt động tập thể hoạt động xã hội. - Không ngại khó hoặc lẩn tránh những việc chung. - Tham gia tích cực vào các hoạt động của trường, lớp, địa phương tổ chức Câu 7: Bài tập tình huống Tình huống 1: a. - Việc làm của Nam thể hiện Nam là người có ý thức tập thể, tự giác tham gia mà không cần ai nhắc nhở. Đi cổ vũ cho đội bóng của trường là thể hiện tinh thần đồng đội, tinh thần tập thể và đó cũng là trách nhiệm của mọi người để động viên đội bóng của trường. - Việc Phong từ chối chứng tỏ Phong là người không có ý thức tập thể, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình. b. Nếu là Phong trong tình huống này em sẽ: - Thức dậy, bảo Nam chờ mình vệ sinh cá nhân, ăn sáng rồi cùng đi với bạn. Tình huống 2: a. Lan là học sinh ngoan, lớp trưởng gương mẫu và có lòng biết ơn đến thầy cô đã dạy dỗ mình. - Hành vi của bạn Hùng là sai, nhớ ơn thầy cô là không chỉ nhớ và đến thăm
  5. thầy cô giáo đang dạy mình mà cả các thầy cô giáo cũ nữa như vậy mới thể hiện lòng biết ơn. b. Nếu là bạn của Hùng em sẽ: - Phân tích, giảng giải cho Hùng hiểu: thầy cô giáo dù là thầy cô giáo cũ hay thầy cô giáo mới chúng ta đều phải biết ơn và nhất là ngày 20.11 là ngày hiến chương nhà giáo. Nếu không có thầy cô giáo dạy tiểu học cung cấp cho kiến thức thì ta sẽ không thể có khả năng tiếp thu được kiến thức cấp 2. - Động viên Hùng tham gia đi cùng cả lớp Ban Giám hiệu Tổ nhóm CM Người lập Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Kim Nhàn Nguyễn Thị Nga