Đề cương Ôn tập môn Địa Lý Lớp 6 - Học kì 2 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh

docx 3 trang nhatle22 4200
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Địa Lý Lớp 6 - Học kì 2 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_dia_ly_lop_6_hoc_ki_2_nam_hoc_2017_2018.docx

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Địa Lý Lớp 6 - Học kì 2 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH Năm học 2017 - 2018 CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN: ĐỊA LÍ 6 Câu 1: Trình bày vị trí, đặc điểm khí hậu của đới nóng, đới ôn hòa? Câu 2: Sông và hồ khác nhau như thế nào? Câu 3: Hãy nêu giá trị của sông và hồ? Câu 4: Vì sao độ muối của nước biển và đại dương lại khác nhau? Câu 5: Nêu các hình thức vận động chủ yếu của nước biển và nguyên nhân của các vận động đó? Câu 6: Cho bảng số liệu nhiệt độ, lượng mưa của Hà Nội? Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt độ (00C) 16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2 Lượng mưa 18,6 26,2 43,8 90,1 188,5 239,9 288,2 318,0 265,4 130,7 43,4 23,4 (mm) - Hãy tính nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội - Hãy tính lượng mưa năm? - Dựa vào kết quả vừa tính , hãy cho biết Hà Nội thuộc đới khí hậu nào? BGH duyệt Tổ CM Nhóm CM Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Nguyễn Thị Tố Loan
  2. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH Năm học 2017 - 2018 HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI MÔN: ĐỊA LÍ 6 Câu 1: Trình bày vị trí, đặc điểm khí hậu của đới nóng, đới ôn hòa? A. Đới nóng - Vị trí: Từ chí tuyến Bắc đên chí tuyến Nam ( 23o27’ B - 23o27’ N - Đặc điểm: + Là khu vực quanh năm có góc chiếu ánh sáng của mặt Trời lúc giữa trưa tương đối lớn và thời gian chiếu sáng trong năm chênh nhau ít . + Lượng nhiệt hấp thụ tương đối nhiều, nên quanh năm nóng. + Mùa đông chỉ là lúc nhiệt độ giảm đi chút ít, so với các mùa khác. + Gió thường xuyên thổi là gió Tín phong . + Lượng mưa trung bình năm từ 1000 mm - 2000mm B. Đới ôn hòa - Vị trí: Từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc, từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam ( 23o27’ B,N - 66o33’B, N) . - Đặc điểm: + Là khu vực quanh năm có góc chiếu ánh sáng của mặt Trời và thời gian chiếu sáng trong năm chênh nhau nhiều . + Lượng nhiệt hấp thụ trung bình. + Các mùa thể hiện trong năm rất rõ. + Gió thường xuyên thổi là gió Tây ôn đới . + Lượng mưa trung bình năm từ 500 mm - 1000mm. Câu 2: Sông và hồ khác nhau - Sông: là dòng chảy thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục địa được nước mưa, nước ngầm, nước băng tuyết tan nuôi dưỡng. - Hồ : là khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền. Câu 3: Giá trị của sông và hồ a. Giá trị của sông * Đối với nông nghiệp: - Bồi đắp phù sa cho đồng bằng. - Cung cấp nguồn nước tưới cho trồng trọt - Mở rộng diện tích đất canh tác. - Đánh bắt nuôi trồng thủy sản * Đối với công nghiệp - Các thác nước trên sông là nơi xây dựng các nhà máy thủy điện * Đối với du lịch, GTVT - Sông làm đẹp cảnh quan của thành phố làng mạc -> phát triển du lịch - Sông có giá trị giao thông vận tải thủy b. Giá trị của hồ * Đối với sản xuất - Điều hòa dòng chảy.
  3. - Cung cấp nguồn nước tưới cho trồng trọt vào mùa khô, thoát nước vào mùa lũ. - Đánh bắt nuôi trồng thủy sản. - Hồ nhân tạo để xây dựng các nhà máy thủy điện * Đối với đời sống - Cung cấp nước sinh hoạt cho con người - Tạo cảnh đẹp phục vụ cho nghỉ ngơi an dưỡng Câu 4: Độ muối của nước biển và đại dương lại khác nhau vì: - Độ muối của biển là do nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra. - Do số lượng sông ngòi đổ vào các biển và đại dương khác nhau . - Vị trí nằm ở các kiểu khí hậu khác nhau nên độ muối của các biển và đại dương khác nhau, => Vì vậy độ muối của nước biển và đại dương khác nhau. Câu 5: Nêu các hình thức vận động chủ yếu của nước biển và nguyên nhân của các vận động đó? - Nước biển có 3 hình thức vận động chủ yếu: sóng, thủy triều, dòng biển. - Nguyên nhân của các vận động + Sóng: sinh ra do gió + Thủy triều: do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời + Dòng biển: chịu ảnh hưởng chủ yếu của các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất Câu 6: - Nhiệt độ trung bình năm = T1+ T2+T3+ + T12 12 - Tổng lượng mưa năm = T1+ T2+T3+ + T12 - Từ kết quả vừa tính , Hà Nội thuộc đới khí hậu nhiệt đới ( đới nóng) BGH duyệt Tổ CM Nhóm CM Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Nguyễn Thị Tố Loan