Đề cương Ôn tập môn Địa Lý Lớp 10 - Học kì 1

doc 7 trang nhatle22 4370
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Địa Lý Lớp 10 - Học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_dia_ly_lop_10_hoc_ki_1.doc

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Địa Lý Lớp 10 - Học kì 1

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I_ĐỊA LÝ A.PHẦN LÝ THUYẾT Vấn đề 1: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. I.Khái niệm thủy quyển: - Thủy quyển là lớp nước trên trái đất bao gồm nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển. II.Trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông: 1.Chế dộ mưa, băng tuyết và nước ngầm. - Ở miền khí hậu nóng hoặc những nơi địa hình thấp của khu vực khí hậu ôn đới: nguồn tiếp nước là nước mưa. Phụ thuộc vào sự phân bố lượng nước mưa trong năm của nơi đó. - Ở những vùng đất, đá thấm nước nhiều, nước ngầm có vai trò đáng kể trong việc điều hòa chế độ nước sông. - Ở miền ôn đới lạnh và những nơi sông bắt nguồn từ núi cao, nước sông đều do băng tuyết tan cung cấp sông nhiều nước vào mùa xuân. 2.Địa thế, thực vật và hồ đầm. - Địa thế: ảnh hưởng đến tốc dộ dòng chảy và quá trình tập trung lũ.Vd:sgk - Thực vật: giúp điều hòa chế độ nước sông và giảm bớt lũ lụt.Vd:sgk - Hồ đầm: giúp điều hòa chế dộ nước sông.Vd: sgk Vấn đề 2: Sóng. Thủy triều. Dòng biển I.Khái niệm thủy triều. Nguyên nhân sinh ra thủy triều. + Khái niệm: Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kì của các khối nước trong các biển và đại dương. + Nguyên nhân: Do ảnh hưởng sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời. II.Thế nào là triều cường, triều kém? -Triều cường: Khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm thẳng hàng thì dao động thủy triều lớn nhất. -Triều kém: Khi Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời ở vị trí vuông góc thì dao động thủy triều nhỏ nhất. Vấn đề 3: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thỗ nhưỡng. Trình bày tóm tắt vai trò của các nhân tố trong quá trình hình thành đất. 1.Đá mẹ: - Là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, do đó quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng đến nhiều tính chất đất. 2.Khí hậu: - Ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất: nhiệt và ẩm đá gốc bị phá hủy(về mặt vật lý và hóa học) tạo sản phẩm phong hóa bị phong hóa thành đất. - Nhiệt và ẩm ảnh hưởng đến: sự hòa tan, rửa trôi, tích tụ vật chất trong các tầng đất, tạo môi trường để VSV phân giải và tổng hợp chất hữu cơ. 3.Sinh vật: - Là vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất: cung cấp chất hữu cơ, làm phá hủy đá, phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn - Động vật sống trong đất: làm biến đổi tính chất của đất. 4.Địa hình: - Vùng núi cao: nhiệt dộ thấp quá trình phân hủy đá chậm quá trình hình thành đất yếu tầng đất mỏng.
  2. - Đồng bằng: quá trình bồi tụ ưu thế tầng đất dày, giàu dinh dưỡng. - Các vành đai đất khác nhau theo độ cao. 5.Thời gian: - Đá gốc biến thành đất cần phải có thời gian, thời gian hình thành đất đc gọi là tuổi đất. - Thời gian kể từ khi một loại đất được hình thành đếnnay được gọi là tuổi tuyết đối của đất. - Thông qua tuổi của đất phản ánh các yếu tố hình thành đất dài hoặc ngắn, hay cường độ của các quá trình tác động đó. 6.Con người: Ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất đất thông qua hoạt động sản suất - Hoạt động tích cực: nâng độ phì cho đất, chống xói mòn. - Hoạt động tiêu cực: đốt rừng làm nương rẫy, xói mòn đất. Vấn đề 5: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới (không hoạt động riêng lẻ mà diễn ra đồng thời và tương hỗ lẫn nhau) I.Trình bày khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện của quy luật địa đới. 1.Khái niệm: Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lý và cảnh quan địa lý theo vĩ độ (từ Xích đạo đến cực). 2.Nguyên nhân: Do dạng hình cầu của Trái Đất và bức xạ Mặt Trời: Dạng cầu của TĐất làm cho các tia sáng của MTrời đến TĐất thay đổi từ Xích Đạo về 2 cực nên lượng bức xạ mặt trời cũng thay đổi theo. Bức xạ MTrời là nguồn gốc vừa là động lực cho các quá trình và hiện tượng ở bề mặt TĐất. 3.Biểu hiện của quy luật: - Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất: +Vòng đai nóng nằm giữa hai đường đẳng nhiệt năm +20oC của hai bán cầu(khoảng giữa hai vĩ tuyến 30oB và 30oN). +Hai vòng đai ôn hòa ở hai bán cầu nằm giữa các đường đẳng nhiệt năm +20oC và đường đẳng nhiệt +10oC của tháng nóng nhất. +Hai vòng đai lạnh ở các vĩ độ cận cực của hai bán cầu nằm giữa đường đẳng nhiệt +10oC và 0oC của tháng nóng nhất. +Hai vòng đai băng giá vĩnh cửu bao quanh cực, nhiệt độ quanh năm đều dưới 0oC. - Các đai khí áp và các đới gió trên Trái đất. - Các đới khí hậu trên Trái Đất. - Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật. II.Trình bày khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện của quy luật phi địa đới. 1.Khái niệm: Quy luật phi địa đới là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lý và cảnh quan. 2.Nguyên nhân: Do nguồn năng lượng bên trong Trái Đất. tạo ra sự phân chia bề mặt Trái Đất thành lục địa, đại dương và địa hình núi cao. 3.Biểu hiện của quy luật: Quy luật đai cao Quy luật địa ô Khái Là sự thay đổi có quy luật của các thành Là sự thay đổi có quy luật của các thành niệm phần tự nhiên theo độ cao địa hình. phần tự nhiên và cảnh quan theo kinh độ. Nguyên + Sự phân bố đất liền và biển, đại dương nhân Sự giảm nhanh nhiệt độ theo độ cao làm cho khí hậu ở lục địa bị phân hóa từ cùng với sự thay đổi về độ ẩm và lượng Đông sang Tây, càng vào trung tâm lục địa,
  3. mưa ở miền núi. tính chất lục địa của khí hậu càng tăng. + Do ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến. Biểu Sự phân bố của các vành đai đất và thực Sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo hiện vật theo độ cao. kinh độ. Vấn đề 6: Dân số và sự gia tăng dân số. Ảnh hưởng của tình hình tăng dân số đối với sự phát triển KT-XH. - Kinh tế: Không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng và tích lũy - Xã hội:KK trong giải quyết các vấn đề: Việc làm, nhà ở, y tế - Môi trường: Giảm nhanh TNTN =>ô nhiễm môi trường Vấn đề 7: Cơ cấu dân số. I.Khái niệm, ý nghĩa của cơ cấu dân số theo độ tuổi. Cơ cấu dân số già, dân số trẻ có những thuận lợi và khó khăn gì? 1.Khái niệm, ý nghĩa của cơ cấu dân số theo độ tuổi: *Khái niệm: Cơ cấu dân số theo độ tuổi là sự tập hợp hững nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định. *Ý nghĩa: Có ý nghĩa quan trọng vì nó thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia. 2.Cơ cấu dân số già, dân số trẻ có những thuận lợi và khó khăn gì? * Cơ cấu dân số già: - Thuận lợi: tỉ lệ dân số phụ thuộc ít, nhiều lao động có kinh nghiệm lâu năm. - Khó khăn: + Tỉ lệ người già nhiều, chi phí phúc lợi xã hội cho người già lớn, gây sức ép lên các vấn đề y tế. + Nguy cơ suy giảm dân số. * Cơ cấu dân số trẻ: - Thuận lợi: + Nguồn lao động dự trữ dồi dào, năng động, có khả năng tiếp thu nhanh tiến bộ KHKT; thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế truyền thống đòi hỏi nhiều lao động cũng như các ngành hiện đại cần nhiều chất xám. + Nhu cầu về giáo dục, chăm sóc sức khỏe thế hệ trẻ, sức khỏe sinh sản vị thành niên tăng lên. + Gây sức ép về vấn đề việc làm cho lao động trẻ, đẩy mạnh phát triển kinh tế. + Ngoài ra dân số trẻ còn là tiềm năng về thị trường tiêu thụ rộng lớn. II.Trình bày cơ cấu dân số theo lao động: a) Nguồn lao động - Nhóm dân số hoạt động kinh tế bao gồm những người có việc làm ổn định, có việc tạm thời và những người có nhu cầu lao động nhưng chưa có làm. - Nhóm dân số không hoạt động kinh tế bao gồm học sinh, sinh viên, những người nội trợ và những người thuộc tình trạng khác không tham gia lao động. b) Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế Cách phân chia các hoạt động kinh tế làm 3 khu vực: + Khu vực I: nông – lâm – ngư nghiệp + Khu vực II: công nghiệp và xây dựng + Khu vực III: dịch vụ Vấn đề 8: Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa. I.Khái niệm, đặc điểm của đô thị hóa:
  4. -Khái niệm: Đô thị hóa là một quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị. -Đặc diểm: + Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh + Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn + Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị II.Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển KT-XH và môi trường: - Tích cực: +Thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động +Thay đổi sự phân bố dân cư, lao động +Thay đổi các quá trình sinh, tử và hôn nhân ở các đô thị. - Tiêu cực: Nếu không xuất phát từ công nghiệp hóa (tự phát) + Nông thôn: thiếu lao động + Thành phố: thất nghiệp, thiếu việc làm nghèo nàn, ô nhiễm môi trường dẫn đến nhiều tiêu cực khác. B.PHẦN KĨ NĂNG Bài 22: Bảng số liệu tình hình phát triển dân số thế giới (trang 82) ; hình 22.1; 22.2 Dựa vào bảng số liệu trang 82 SGK Địa lí 10, em hãy nhận xét tình hình tăng dân số trên thế giới và xu hướng phát triển dân số thế giới trong tương lai? Nhận xét: - Dân số trên thế giới tăng lên liên tục trong giai đoạn 1804 - 1999 (từ 1 tỉ người lên 6 tỉ người). - Thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người và thời gian dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn. + Thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người: Thời gian có thêm 1 tỉ người rút ngắn từ 123 năm xuống 32 năm, 15 năm, 13 năm và 12 năm. + Thời gian dân số tăng gấp đôi cũng ngày càng rút ngắn từ 123 năm xuống còn 47 năm. Nhận xét chung: Quy mô dân số thế giới ngày càng lớn, tốc độ gia tăng nhanh, đặc biệt từ nửa sau thế kỉ XX. Nguyên nhân là do chiến tranh chấm dứt, mức chết của trẻ em giảm nhanh nhờ những thành tựu của y tế, chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng trong khi mức sinh tuy có giảm nhưng chậm hơn nhiều. Dựa vào hình 22.1, em hãy nhận xét tình hình tỉ suất sinh thô của thế giới và ở các nước đang phát triển, các nước phát triển, thời kì năm 1950- 2005? Nhận xét: - Thời kì 1950 - 2005: + Tỉ suất sinh thô của toàn thế giới cao hơn các nước phát triển và thấp hơn các nước đang phát triển. + Tỉ suất sinh thô ở các nước đang phát triển gấp khoảng 2 lần các nước phát triển. (năm 2004 -2005: tỉ suất sinh thô các nước phát triển là 11‰ và các nước đang phát triển là 24‰). -Trong thời kì từ 1950 - 2005: tỉ suất sinh thô của toàn thế giới, các nước phát triển. các nước đang phát triển đều có xu hướng giảm nhanh. + Tỉ suất sinh thô ở các nước phát triển giảm nhanh nhất (giảm 2.1 lần). + Tỉ suất sinh thô các nước đang phát triển giảm nhanh thứ 2 (giảm 1,75 lần). + Tỉ suất sinht thô toàn thế giới giảm chậm nhất ( 1,71 lần). Dựa vào hình 22.2, em hãy nhận xét tỉ suất thô của toàn thế giới và ở các nước phát triển, các nước đang phát triển thời kì 1950- 2005. Nhận xét: - Thời kí 1950 - 2005: tỉ suất tử thô của các nước đều có xu hướng giảm dần: + Các nước đang phát triển: giai đoạn 1950 – 2005 có tỉ suất tử thô cao nhất (28 ‰ ) và có xu hướng giảm nhanh nhất, giảm 3.5 lần, với 8 ‰ giai đoạn 2004 -2005 (thấp hơn thế giới và các nước phát triển). + Toàn thế giới: Tỉ suất tử thô giảm nhanh, giảm 2.78 lần, từ 25‰ xuống 9‰.
  5. + Các nước phát triển: giai đoạn 1950 -2005 có tỉ suất tử thô thấp nhất (15‰) và có xu hướng giảm chậm nhất, giảm 1,5 lần, với 10‰ giai đoạn 2004 -2005 (cao hơn thế giới và thấp hơn các nước đang phát triển). Bài 23: Bảng số liệu dân số trẻ, dân số già trang 90; bảng số liệu 23 trang 92; câu 3 trang 92; hình 23.1, 23.2. Dựa vào hình 23.2, em hãy so sánh cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của ba nước? So sánh: - Ấn Độ: khu vực I chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế (63%), thứ hai là khu vực III (21%), tỉ trọng lao động thấp nhất ở khu vực II (16%). - Bra-xin: khu vực III chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế (46%), tiếp đến là khu vực I, tỉ trọng lao động thấp nhất ở khu vực II (24%). - Anh: khu vực có tỉ trọng lao động cao nhất là khu vực III (71,6%), tập trung hơn 2/3 cả lao động cả nước; tiếp đến là khu vực II (26,2%), khu vực III chiếm tỉ trọng rất ít, chỉ 2,2 % lao động cả nước. Các nước phát triển như Anh và Bra-xin có lao động tập trung chủ yếu ở khu vực III (dịch vụ), đây là các nước đã trải qua quá trình công nghiệp hóa, bước sang giai đoạn phát triển nền kinh tế tri thức (đặc biệt Anh là nước đã tiên phòng và hoàn thành quá trình phát triên công nghiệp từ rất sớm).Ấn Độ là quốc gia đang phát triển nên lao động lập trung nhiều nhất ở khu vực I (nông-lâm-ngư nghiệp). Bài 24: Câu 3 trang 97; bảng số liệu 24.1 trang 93, bảng số kiệu 24.2 trang 94. Câu 3 trang 97 Tương tự ta có bảng: Mật độ dân số thế giới và các châu lục (năm 2005) Châu lục Mật độ dân sô (người/km2) Châu Phi 29,9 Châu Mĩ 21,1 Châu Á (trừ LB Nga) 123,3 Châu Âu (kể cả LB Nga) 31,7 Châu Đại Dương 3,9 Toàn thế giới 47,8 b) Vẽ biểu đồ
  6. Nhận xét: Châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương có mật độ dân số thấp hơn mật độ dân số trung bình của thế giới; Châu Á có mật độ dân số cao hơn so với mật độ dân số trung bình của thế giới. Bảng số liệu 24.1 trang 93 Nhận xét: - Khu vực có mật độ dân số đông đúc nhất là Tây Âu (169 người/km2), Ca-ri-bê (166 người/km2), tiếp đến là Trung Á – Nam Á (143 người/km2), Đông Á (131 người/km2), Đông Nam Á (124 người/km2), Nam Âu (115 người/km2). Dân cư thế giới phân bố không đều nhau, có sự chênh lệch lớn giữa khu vực tập trung đông nhất và thưa thớt nhất. - Khu vực có dân cư tập trung khá đông đúc là Đông Âu (93 người/km2), Trung Mĩ (60 người/km2). - Các khu vực dân cư thưa thớt (mật độ dân số thấp hơn mức trung bình thế giới) là: + Vùng băng giá ven Bắc Băng Dương thuộc khu vực Bắc Mĩ (17 người/km2), Bắc Âu ( 55 người /km2). + Những vùng hoang mạc ờ châu Phi thuộc khu vực Bắc Phi , Đông Phi, Nam Phi, Tây Phi, Trung Phi (mật độ dân số từ 17 – 45 người/km2) và ở châu Đại Dương (4 người/km2). + Vùng rừng rậm xích đạo ở Nam Mĩ (A-ma-dôn), ở châu Phi và ở những vùng núi cao (mật độ dân số 21 người/km2). Bảng số kiệu 24.2 trang 94 * Phân bố dân cư theo thời gian ở các châu lục có sự thay đổi : - Từ giữa thế kỉ XVII đến nay, bức tranh phân bố dân cư giữa các châu lục có sự thay đổi. - Số dân châu Á là đông nhất (chiếm hơn 50% thế giới), dân số có sự biến đông nhẹ nhưng nhìn chung có xu hướng tăng (từ 53,8% năm 1650 lên 60,6% năm 2005). lên vì đây là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại, ít chịu ảnh hưởng của các cuộc chuyển cư liên lục địa. - Dân cư châu Âu tương đối ổn định trong thời gian từ năm 1650 - 1750 sau đó tăng lên vào giữa thế kỉ XIX do bùng nổ dân số (24,2% năm 1850), rồi sau đó bắt đầu giảm đột ngột (11,4% năm 2005) -> phần vì xuất cư sang châu Mĩ và châu Đại Dương. - Dân cư châu Mĩ tăng đáng kể nhờ các dòng nhập cư liên tục từ châu Phi, châu Âu. (từ 2,8% năm 1650 lwn 13,7% (2005). - Dân cư châu Phi giảm mạnh từ 21,5% (1960) xuống còn 9,1% (1850), liên quan tới các dòng xuất cư sang châu Mĩ. Năm 2005, dân số bắt đầu tăng lên do mức gia tăng tự nhiên rất cao (13,8%). - Châu Đại Dương có số dân rất nhỏ so với tổng số dân thế giới, có tăng lên ít nhiều sau khi có dòng nhập cư từ châu Âu, châu Á tới (năm 2005 tỉ lựdân số là 0,5%). Bảng 24.3 trang 95 Nhận xét: - Tỉ lệ dân cư thành thị tăng nhanh và liên tục, từ 13,6% (năm 1900) lên 37,7 % (năm 1970) đạt 48,0% (năm 2005), tăng 34,4% - Tỉ lệ dân cư nông thôn ngày càng giảm, từ 86,4% (năm 1900) xuống còn 62,3% (năm 1970), 52,0% (năm 2005).
  7. C.CÁC CÔNG THỨC 1.Tỉ suất sinh thô: S= s ×1000 (‰) Dtb (s: tổng số trẻ sơ sinh trong năm; Dtb:dân số tb năm đó) 2.Tỉ suất tử thô: T=t ×1000 (‰) Dtb (t:tổng số người chết trong năm,Dtb:dân số tb năm đó) 3.Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên(Tg)Tg = S T (%) 10 4. Gia tăng cơ học:TC = X – N (%) 5. Gia tăng dân số: Tds = Tg + Tc 6. Cơ cấu dân số theo giới: Dnam Dnam TNN = ×100 ( ) (%) (TNN: tỉ số giới tính; D nam: Dân số nam; Dnữ: Dân số nữ) Dnu Dtb