Đề cương Ôn tập môn Địa Lý Khối 10 (Bản đẹp)

docx 6 trang nhatle22 4660
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Địa Lý Khối 10 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_dia_ly_khoi_10_ban_dep.docx

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Địa Lý Khối 10 (Bản đẹp)

  1. CÂU HỎI TỔNG HỢP Câu 1 a) Giải thích tại sao lượng mưa phân bố không đều trên Trái Đất. b) Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời có tác động như thế nào đến hoạt động của frông? Tại sao khí hậu nhiệt đới gió mùa có thời tiết diễn biến thất thường? Giải thích tại sao lượng mưa phân bố không đều trên Trái Đất. - Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ, vị trí gần hay xa đại dương, độ cao địa hình - Có nhiều nhân tố tác động (khí áp, frông, gió, dòng biển, địa hình ). - Mỗi nhân tố có sự tác động khác nhau ở các nơi trên Trái Đất (phân tích). - Mối quan hệ giữa các nhân tố với nhau tác động đến lượng mưa không giống nhau (dẫn chứng). Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời có tác động như thế nào đến hoạt động của frông? Tại sao khí hậu nhiệt đới gió mùa có thời tiết diễn biến thất thường? - Tác động: + Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời gây ra hiện tượng chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời, kéo theo chuyển động của các khối khí và frông. + Về mùa hạ, các frông chuyển dịch về phía cực; ngược lại về mùa đông, chuyển dịch về phía xích đạo. - Khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu sự chi phối của gió mùa. Hoạt động thất thường của các loại gió mùa tác động đến sự thất thường của khí hậu. Câu 2. Tại sao tự nhiên là một trong các nhân tố tác động đến phân bố dân cư? - Tác động trực tiếp đến con người (phân tích). - Tác động gián tiếp về mặt kinh tế - xã hội (phân tích). Câu 3. a) Tại sao ở khu vực chí tuyến có nhiệt độ trung bình năm cao hơn ở Xích đạo và càng về vĩ độ cao thì biên độ nhiệt năm càng lớn, sự chênh lệch độ dài ngày đêm càng nhiều? b) Giải thích nguyên nhân làm cho phân bố đất trên lục địa cũng tuân theo phân bố của khí hậu và sinh vật. Tại sao ở khu vực chí tuyến có nhiệt độ trung bình năm cao hơn ở Xích đạo và càng về vĩ độ cao thì biên độ nhiệt năm càng lớn, sự chênh lệch độ dài ngày đêm càng nhiều? - Ở Xích đạo: Không khí nhiều hơi nước, nhiều mây; chủ yếu là đại dương, mưa lớn. Ở chí tuyến: Không khí khô, ít mây; diện tích lục địa lớn. - Càng về vĩ độ cao, chênh lệch góc nhập xạ và chênh lệch thời gian chiếu sáng giữa ngày và đêm trong năm càng lớn. - Càng về vĩ độ cao, chênh lệch diện tích được chiếu sáng và khuất trong tối càng nhiều (do đường sáng tối chênh với trục Trái Đất càng lớn). Giải thích nguyên nhân làm cho phân bố đất trên lục địa cũng tuân theo phân bố của khí hậu và sinh vật. - Có nhiều nhân tố tác động đến sự hình thành đất, nhưng khí hậu và sinh vật tác động mạnh mẽ. - Tác động của khí hậu (nhiệt, ẩm). - Tác động của sinh vật (thực vật, vi sinh vật, động vật). Câu 4. a) Nhận xét và giải thích chế độ mưa ở mỗi địa điểm theo bảng số liệu: Bảng 1. Lượng mưa các tháng (mm) của một số địa điểm Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Địa điểm Lạng Sơn 24 41 53 96 165 200 258 255 164 79 34 23 Quảng Trị 157 66 66 58 111 81 80 110 436 621 491 281 Cần Thơ 12 2 10 50 177 206 227 217 273 277 155 41 b) Tại sao cả hai loại gió đều gặp dãy Trường Sơn Nam, nhưng gió tây nam (từ vịnh Bengan đến) gây ra hiện tượng phơn khô nóng, còn gió mùa Tây Nam (Tín phong bán cầu Nam) lại gây mưa ở cả hai sườn núi? - Nhận xét (ở mỗi địa điểm, làm rõ cụ thể các ý): + Thời gian mùa mưa, mùa khô. + Lượng mưa (năm, mùa, tương quan hai mùa). + Các tháng mưa cực đại, cực tiểu.
  2. - Giải thích: + Lạng Sơn: do hoạt động của gió mùa và dải hội tụ nhiệt đới (phân tích). + Quảng Trị: do bức chắn của địa hình đối với các luồng gió, dải hội tụ nhiệt đới, bão, frông lạnh (phân tích). + Cần Thơ: do hoạt động của gió mùa mùa hạ, dải hội tụ nhiệt đới, Tín phong bán cầu Bắc. Tại sao cả hai loại gió đều gặp dãy Trường Sơn Nam, nhưng gió tây nam (từ vịnh Bengan đến) gây ra hiện tượng phơn khô nóng, còn gió mùa Tây Nam (Tín phong bán cầu Nam) lại gây mưa ở cả hai sườn núi? Gió mùa Tây Nam mang theo khối khí Xích đạo (Em) đến. Khối khí này có tầng ẩm rất dày vượt qua dãy Trường Sơn Nam, gây mưa cả hai sườn núi. Câu 5 a) Tại sao trong số các nguồn năng lượng được sử dụng trên thế giới, năng lượng mặt trời, địa nhiệt, sức gió rất được coi trọng? b) Sự phát triển của giao thông vận tải có tác động như thế nào đến phân bố dân cư đô thị? Tại sao trong số các nguồn năng lượng được sử dụng trên thế giới, năng lượng mặt trời, địa nhiệt, sức gió rất được coi trọng? - Các nguồn năng lượng: Củi, gỗ; than đá, dầu, khí đốt; năng lượng nguyên tử, thuỷ điện; năng lượng mặt trời, địa nhiệt, sức gió - Hạn chế của các nguồn năng lượng củi, gỗ; than đá, dầu, khí đốt; năng lượng nguyên tử, thuỷ điện (về sự cạn kiệt, ô nhiễm môi trường ). - Ưu điểm của năng lượng mặt trời, địa nhiệt, sức gió: Không bị hao kiệt, thân thiện với môi trường, phát triển rộng khắp - Sự tiến bộ của khoa học công nghệ, trình độ văn minh nhân loại vừa tạo điều kiện, vừa đòi hỏi phát triển năng lượng mặt trời, địa nhiệt, sức gió. Sự phát triển của giao thông vận tải có tác động như thế nào đến phân bố dân cư đô thị? - Sự phát triển của giao thông vận tải (mạng lưới, phương tiện, tốc độ, chi phí, tiện nghi ). - Tác động: Dân cư phân bố ra xa hơn ở các vùng ngoại thành, do người dân không cần ở tập trung gần nơi làm việc hoặc gần trung tâm vẫn có thể đi về hàng ngày. Câu 6: Tại sao ngành công nghiệp dệt - may và công nghiệp thực phẩm được phân bố rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển Công nghiệp dệt - may và công nghiệp thực phẩm được phân bố rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới vì: - Thuộc nhóm ngành công nghiệp nhẹ, chủ yếu cung cấp vật phẩm tiêu dùng hằng ngày cho con người (vải sợi, quần áo, lương thực đã qua chế biến, sữa, đồ hộp, rượu, bia, nước ngọt ) - Đòi hỏi vốn đầu tư ít, thời gian quay vòng vốn nhanh, thu được lợi nhuận tương đối dễ dàng, có nhiều khả năng xuất khẩu. Công nghiệp dệt - may và công nghiệp thực phẩm được phân bố rộng rãi đặc biệt ở các nước đang phát triển vì: - Các nước đang phát triển có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nguồn nguyên liệu tại chỗ tương đối phong phú và đa dạng phù hợp để phát triển ngành công nghiệp dệt may và công nghiệp thực phẩm, thỏa mãn nhu cầu hàng hóa thông thường, thay thế nhập khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu. - Phần lớn các nước đang phát triển đều đang thực hiện công nghiệp hóa nên thiếu vốn, công nghệ. Vì vậy, phát triển các ngành công nghiệp dệt - may và công nghiệp thực phẩm sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao, tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác Câu 7 Phân tích ảnh hưởng của khí hậu đến các yếu tố: sông ngòi, thổ nhưỡng và sinh vật. Phân tích ảnh hưởng của khí hậu đến các yếu tố: sông ngòi, thổ nhưỡng và sinh vật. -Ảnh hưởng của khí hậu đến sông ngòi: “Sông ngòi là hàm số của khí hậu” => Sông ngòi là hệ quả của khí hậu. +Ở miền khí hậu nóng hoặc những nơi địa hình thấp của khu vực khí hậu ôn đới, nguồn tiếp nước cho các sông chủ yếu là nước mưa, nên chế độ nước sông ở từng nơi phụ thuộc vào sự phân bố lượng mưa trong năm của nơi đó -Ảnh hưởng của khí hậu đến quá trình hình thành đất: Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp là nhiệt và ẩm. +Tác động của nhiệt & ẩm làm cho đá gốc bị phá hủy về mặt vật lí và hóa học thành những sản phẩm phong hóa, rồi sau đó tiếp tục được phong hóa để trở thành đất. +Khi đất đã hình thành, nhiệt & ẩm còn ảnh hưởng tới sự hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ các vật chất trong đất, đồng thời tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ cho đất. +Khí hậu ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình thành đất thông qua lớp phủ thực vật. Thực vật sinh trưởng tốt sẽ
  3. hạn chế xói mòn đất, đồng thời cung cấp nhiều chất hữu cơ cho đất. -Ảnh hưởng của khí hậu đến sinh vật: chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng. +Nhiệt độ tác động trực tiếp đến sự phát triển và phân bố sinh vật: mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định (dẫn chứng); những nơi có nhiệt độ thích hợp, sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn. +Nước và độ ẩm không khí quyết định sự sống của sinh vật nên có tác động trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của chúng (dẫn chứng). +Ánh sáng ảnh hưởng tới quang hợp của cây, từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật (dẫn chứng). Câu 8:Vì sao miền ven Đại Tây Dương của tây bắc châu Phi cũng nằm vĩ độ như nước ta nhưng có khí hậu nhiệt đới khô còn nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm mưa nhiều? Miền ven Đại Tây Dương của tây bắc châu Phi cũng nằm vĩ độ như nước ta nhưng có khí hậu nhiêt đới khô còn nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm mưa nhiều, vì:(1.0 điểm) - Tây bắc châu Phi có khí hậu nhiệt đới khô vì nằm trong khu vực áp cao thường xuyên, gió chủ yếu là gió mậu dịch, ven bờ lại có dòng biển lạnh.(0,5đ) - Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm mưa nhiều vì nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, không bị áp cao ngự trị thường xuyên.(0,5đ) Câu 9: Câu 2: (2 điểm) a/ Trình bày vai trò của ngành chăn nuôi. b/ Tại sao ở các nước đang phát triển chăn nuôi chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp ? a/ Trình bày vai trò của ngành chăn nuôi: (1 đ) - Cung cấp nguồn thực phẩm dinh dưỡng cao, nguồn đạm động vật. - Nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, dược phẩm. - Cung cấp sức kéo, phân bón cho cây trồng, tận dụng phụ phẩm của ngành trồng trọt. - Hàng xuất khẩu có giá trị, chăn nuôi kết hợp với trồng trọt tạo ra nền nông nghiệp bền vững. b/ Ở các nước đang phát triển chăn nuôi chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu gía trị sản xuất nông nghiệp, vì : (1đ) - Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi chưa ổn định. - Cơ sở vật chất kĩ thuật còn lạc hậu. - Dịch vụ thú y, con giống còn hạn chế. - Công nghiệp chế biến chưa thật phát triển. Chí tuyến bắc 22/6 Câu 10: Dựa vào hình vẽ và kiến thức đã học, hãy cho biết. 23/9 21/3 22/12 Chí tuyến nam a. Hình vẽ thể hiện hiện tượng địa lí nào? b. Hiện tượng được thể hiện trên hình và giải thích a) Hiện tượng chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt trời giữa hai chí tuyến b) Trình bài hiện tượng - Ngày 21/3, Mặt trời ở xích đạo, tia sáng mặt trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến của bề mặt đất ở xích đạo (hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh) - Sau ngày 21/3, Mặt trời chuyển động dần lên chí tuyến Bắc và lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc ngày 22/6. - Sau ngày 22/6, Mặt trời chuyển động dần về xích đạo và lên thiên đỉnh ở xích đạo vào ngày 23/9. - Sau ngày 23/9, Mặt trời từ xích đạo chuyển động dần xuống chí tuyến Nam và lên thiên đỉnh ở chí tuyến Nam vào ngày 22/12. - Sau ngày 22/12, Mặt trời lại chuyển động dần về xích, rồi lại lên chí tuyến Bắc (Đó là hiện tượng chuyển động biểu kiến hằng năm của mặt trời giữa hai chí tuyến Câu 11: a/ Địa hình ảnh hưởng đến lượng mưa, chế độ nước sông và mực nước ngầm như thế nào? b/Nêu vai trò của ngành dịch vụ. Tại sao các thành phố lớn cũng đồng thời là các trung tâm dịch vụ lớn ?
  4. a/ Địa hình ảnh hưởng đến lượng mưa, chế độ nước sông và mực nước ngầm . -Ảnh hưởng đến lượng mưa: + Sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió khô , ít mưa . + Ở sườn núi đón gió, càng lên cao mưa càng nhiều do nhiệt độ càng giảm, đến một độ cao nào đó độ ẩm không khí giảm nhiều, sẽ không còn mưa, nên ở những đỉnh núi cao thường khô ráo. - Ảnh hưởng đến chế độ nước sông: địa hình có độ dốc lớn , nước mưa tập trung nhanh vào sông, khiến nước dâng nhanh - Ảnh hưởng đến mực nước ngầm: độ dốc địa hình có tác dụng tăng cường hay giảm bớt lượng ngấm của nước mưa: + Độ dốc lớn, nước mưa chảy nhanh nên thấm ít, mực nước ngầm thấp + Độ dốc nhỏ, nước thấm nhiều hơn, mực nước ngầm cao b/ Vai trò của dịch vụ - Dịch vụ có vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sử dụng tốt lao động tạo ra nhiều việc làm cho xã hội, khai tốt các di sản văn hóa lịch sử cũng như các thành tựu cách mạng khoa học –kĩ thuật hiện đại, thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất vật chất, góp phần nâng cao đời sống xã hội, tác động đến sự phân bố của các ngành kinh tế. Các thành phố lớn cũng đồng thời là các trung tâm dịch vụ lớn . - Tập trung rất đa dạng các loại hình dịch vụ khác nhau: dịch vụ sản xuất, dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ công. - Là nơi tập trung đông dân cư nên dịch vụ tiêu dùng phát triển mạnh. - Là các trung tâm công nghiệp, trung tâm kinh tế lớn, loại hình dịch vụ sản xuất, dịch vụ kinh doanh phải phát triển tương xứng. - Là các trung tâm hành chính, văn hóa, khoa học, giáo dục nên các dịch vụ về hành chính, văn hóa, giáo dục cũng được tập trung phát triển. Câu 12: Trình bày đặc điểm chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Giải thích tại sao có sự khác nhau về độ dài của các thời kì nóng và lạnh ở mỗi bán cầu? Tại sao ở vùng ôn đới lại tập trung nhiều đất Pôtzôn Trả lời: - Đặc điểm chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời - Quỹ đạo chuyển động: hình elíp gần tròn, do vậy khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời thay đổi trong năm. - Điểm gần Mặt Trời nhất gọi là cận nhật: 147 triệu km (thường vào 3/1)+ Điểm xa Mặt Trời nhất gọi là viễn nhật là 152 triệu km, thường vào 5/7+ Chiều dài quỹ đạo: 940.000.000km.- Hướng chuyển động: từ Tây - Đông - Vận tốc trung bình là 29,8 km/s và thay đổi tuỳ thuộc vào vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo, min (tại viễn nhật): 29,3 km/s, Max (tại cận nhật là 30,3km/s) - Thời gian chuyển động hết một vòng quanh Mặt Trời là: 365 ngày 5h 48’46’’ và được gọi là năm thiên văn.- Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời trục Trái Đất luôn nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo 1 góc là 66033’ và không đổi phương=>chuyển động tịnh tiến. * Giải thích tại sao có sự khác nhau về độ dài của các thời kì nóng và lạnh ở mỗi bán cầu?- Hiện tượng: thời kì nóng ở Bắc bán cầu dài hơn thời kì nóng ở Nam bán cầu và ngược lại. - Giải thích:+ Từ ngày 21/3 đến 23/9 là thời kì nóng ở BBC, do Trái Đất ở xa Mặt Trời, chịu lực hút nhỏ hơn, vận tốc chuyển động trên quĩ đạo giảm nên Trái Đất phải chuyển động trong 186 ngày đêm để đi hết quãng đường này. - Từ ngày 23/9 đến 21/3 năm sau là thời kì nóng của NBC, vì Trái Đất ở gần MT, chịu lực hút của MT lớn nên vận tốc chuyển động trên quĩ đạo lớn, do đó đêm Trái Đất chỉ cần 179 ngày đêm để thực hiện nốt quãng đường còn lại Ở vùng ôn đới tập trung nhiều đất Pôtzôn vì:- Quá trình rửa trôi diễn ra mạnh do thừa ẩm- Do tác động của thực vật lá kim- Đất kém phì nhiêu, không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp Câu 13: Trình bày sự khác biệt giữa gió Mậu dịch và gió Tây ôn đới. Giải thích tại sao cùng xuất phát từ áp cao cận chí tuyến, nhưng gió Mậu dịch nói chung là khô, còn gió Tây ôn đới lại ẩm và gây mưa nhiều? * Sự khác biệt giữa gió Mậu dịch và gió tây ôn đới .- Gió Tây ôn đới: thổi từ các khu áp cao chí tuyến về vùng áp thấp ôn đới. -Gió Mậu dịch: thổi từ các áp cao ở hai chí tuyến về Xích đạo. - Hướng gió: + Gió Tây ôn đới: chủ yếu là hướng Tây (ở bán cầu Bắc là hướng tây nam, còn ở bán cầu Nam là hướng tây bắc) .+ Gió Mậu dịch: ở bán cầu Bắc có hướng đông bắc, ở bán cầu Nam có hướng đông nam. - Tính chất: + Gió Tây ôn đới: thường đem theo mưa, độ ẩm cao quanh năm. + Gió Mậu dịch: tính chất nói chung là khô, ít gây mưa .* Giải thích:
  5. - Gió Tây ôn đới thổi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao là khu vực có nhiệt độ lạnh hơn nên sức chứa hơi nước giảm theo nhiệt độ, hơi nước nhanh chóng đạt đến độ bão hòa, vì thế gió Tây ôn đới luôn ẩm ướt và gây mưa.Hơn nữa gió tây ôn đới thổi qua biển, đại dương nên chứa nhiều hơi nước - Gió Mậu dịch: di chuyển đến các vùng có nhiệt độ trung bình cao hơn nên hơi nước càng tiến xa độ bão hòa, không khí càng trở nên khô, hơn nữa gió mậu dịch thổi qua nhiều lục địa nên chứa ít hơi nước Câu 14: Vì sao cùng ở bờ đông của lục địa nhưng vùng chí tuyến mưa nhiều hơn vùng ôn đới? Vì sao sông Von-ga có mùa lũ không trùng với mùa mưa? Cho biết tên gọi cụ thể của các khối khí sau: Ac, Tm. Vì sao tính chất của các khối khí thường không ổn định? Bờ đông của lục địa ở vùng chí tuyến mưa nhiều vì: + Chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng ven bờ. + Vĩ độ thấp, nhiệt độ cao, lượng bốc hơi lớn, mưa nhiều. - Bờ đông của lục địa ở vùng ôn đới mưa ít hơn vì: + Chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh ven bờ. + Vĩ độ trung bình, nhiệt độ thấp, lượng bốc hơi nhỏ hơn, mưa ít. *Giải thích sông Von-ga: - Sông chảy trong vùng ôn đới lạnh nên có nguồn cung cấp nước chủ yếu là băng tuyết tan. Mùa lũ vào mùa xuân do băng tuyết tan. - Mùa mưa vào mùa hè nhưng do nhiệt độ cao, nước bốc hơi lên mạnh nên mực nước sông không cao * Tên khối khí: - Ac: địa cực lục địa (khô). - Tm: chí tuyến hải dương (ẩm). * Tính chất của các khối khí không ổn định vì: - Các khối khí không đứng yên mà luôn dịch chuyển theo chuyển động biểu kiến của Mặt Trời. Trong quá trình dịch chuyển, nó ma sát với bề mặt đệm và bị biến tính. - Các khối khí hoạt động lấn đẩy và tranh chấp nhau, trong quá trình đó có sự trao đổi nhiệt ẩm với nhau làm biến đổi tính chất của chúng. Câu 15: Nêu giới hạn và thành phần của lớp vỏ địa lí. Tại sao nói việc rừng bị phá hủy sẽ ảnh hưởng đến các thành phần tự nhiên khác? - Giới hạn: + Giới hạn trên: từ giới hạn dưới của lớp ôdôn (độ cao 22-25km). + Giới hạn dưới: đáy vực thẳm đại dương hoặc xuống hết lớp vỏ phong hóa ở lục địa. - Thành phần: thạch quyển, khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thổ nhưỡng quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau * Giải thích - Việc phá hủy rừng sẽ dẫn đến: khí hậu biến đổi; dòng chảy không ổn định gia tăng lũ lụt và hạn hán; đất đai bị thoái hóa, xói mòn; địa hình bị xâm thực mạnh. - Nguyên nhân: +Do tất các các thành phần của tự nhiên đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiến của nội lực và ngoại lực. +Vì thế chúng không tồn tại và phát triển một cách cô lập mà luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng cho nhau. +Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn tới sự biến đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.
  6. Câu 16: a/. Phân biệt gió thường xuyên và gió mùa. Vì sao ở bán cầu Bắc gió mùa hoạt động mạnh hơn so với bán cầu Nam ? b/ Tại sao các thành phần tự nhiên và cảnh quan tự nhiên có sự phân hóa trên Trái Đất? * Phân biệt - Gió thường xuyên là gió thổi quanh năm trên Trái Đất. Có 3 loại gió thường xuyên (kể tên). Nguyên nhân là do các gió này thổi từ các đai áp cao thường xuyên trên Trái Đất tới đai các áp thấp. - Gió mùa là loại gió thổi theo mùa, hướng gió ở hai mùa có chiều ngược lại nhau. Nguyên nhân hình thành gió mùa khá phức tạp chủ yếu do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa, từ đó có sự thay đổi của các vùng khí áp cao và khí áp thấp ở lục địa và đại dương. Gió mùa thường có ở đới nóng và một số nơi ở vĩ độ trung bình (kể tên) * Gió mùa ở bán cầu Bắc hoạt động mạnh hơn so với bán cầu Nam? Do: - Bán cầu Bắc có diện tích lục địa rộng lớn, thường tạo ra sự tương phản lớn về khí áp giữa lục địa và đại dương, giữa các vĩ độ thấp và vĩ độ cao Lục địa lớn nên có sự dịch chuyển mạnh các trung tâm khí áp trên lục địa tạo điều kiện thuận lợi cho gió mùa hình thành và phát triển. - Ngược lại bán cầu Nam có diện tích đại dương lớn, lục địa ít nên khó tạo ra sự tương phản lớn về khí áp giữa lục địa và đại dương Các thành phần và cảnh quan tự nhiên chịu sự tác động tổng hợp, đồng thời của bức xạ Mặt Trời (tác nhân ngoại lực) và các lực bên trong của Trái Đất (nội lực) Bức xạ Mặt Trời là nguồn gốc và động lực của nhiều hiện tượng và quá trình tự nhiên ở bề mặt đất. Sự phân bố theo đới của lượng bức xạ Mặt Trời đã gây ra tính địa đới của nhiều thành phần và cảnh quan địa lí trên Trái Đất (quy luật địa đới). - Nội lực đã tạo ra sự phân chia bề mặt Trái Đất thành lục địa, đại dương và địa hình núi cao làm cho tự nhiên phân hóa theo chiều kinh tuyến (quy luật địa ô) và theo độ cao (qui luật đai cao). Câu 17. Giải thích sự khác nhau về đặc điểm phân bố của sản xuất nông nghiệp với sản xuất công nghiệp. Nông nghiệp có tính phân tán trong không gian vì: + Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu, không thể thay thế được trong nông nghiệp mà đất lại phân bố phân tán trong không gian. + Đối tượng lao động của SXNN là cây trồng và vật nuôi (là những cơ thể sống), chúng có những yêu cầu khác nhau về nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, đất đai , nên phân tán trong không gian để phù hợp với đặc điểm sinh thái của mỗi loại - Công nghiệp có tính chất tập trung cao độ (trừ CN khai thác khoáng sản, lâm sản) vì: + SXCN không đòi hỏi những không gian rộng lớn. Tính chất tập trung thể hiện ở việc tập trung tư liệu sản xuất, nhân công và sản phẩm. Trên một diện tích nhất định có thể xây dựng nhiều xí nghiệp, thu hút nhiều lao động, tạo ra khối lượng lớn sản phẩm + Gồm 2 giai đoạn, trong mỗi giai đoạn lại gồm nhiều công đoạn phức tạp, phân công tỉ mỉ, nên phân bố tập trung để phối, kết hợp các quá trình sản xuất đem lại hiệu quả cao Câu 18:So sánh dải hội tụ vơi Prông Giống nhau: - Đều nằm giữa hai khối khí. - Là khu vực nhiễu loạn không khí gây mưa. Sự khác nhau cơ bản giữa dải hội tụ nhiệt đới với frông - Dải hội tụ nhiệt đới nằm giữa hai khối khí không khác nhau về tính chất vật lý nhưng có hướng gió ngược nhau. Frông nằm giữa hai khối khí có nguồn gốc và tính chất vật lý khác nhau. - Số lượng: có một dải hội tụ nhiệt đới; có hai frông cơ bản trên bề mặt Trái Đất (frông cực, frông ôn đới). - Phạm vi hoạt động: dải hội tụ nhiệt đới hình thành và hoạt động chủ yếu ở vùng nội tuyến. Frông hình thành và hoạt động chủ yếu ở vùng ngoại tuyến. - Ảnh hưởng đến thời tiết khí hậu: dải hội tụ nhiệt đới gây mưa do hội tụ, mưa to vừa, dai dẳng trong vài ngày trên diện rộng; áp thấp, bão nhiệt đới Frong: gây mưa do đoạn nhiệt, thời gian ngắn và diện hẹp hơn