Đề cương Ôn tập môn Công nghệ Lớp 9 - Học kì1 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thượng Thanh

docx 3 trang nhatle22 3020
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Công nghệ Lớp 9 - Học kì1 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thượng Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_cong_nghe_lop_9_hoc_ki1_nam_hoc_2018_201.docx

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Công nghệ Lớp 9 - Học kì1 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thượng Thanh

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học: 2018 - 2019 MÔN: CÔNG NGHỆ 9 THM PHẦN TRẮC NGHIỆM: Học sinh ôn tập các kiến thức từ bài 1 đến bài 6. PHẦN TỰ LUẬN: Một số câu hỏi và bài tập cụ thể Câu 1. Em hãy phân chia các dụng cụ: kìm, búa, tua vít, mỏ lết, bút thử điện, thước lá, khoan máy, cờ lê, cưa theo nhóm công dụng và nêu công dụng của chúng trong lắp đặt mạng điện trong nhà? Câu 2. So sánh ưu, nhược điểm của các phương pháp lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà? Câu 3. Một mối nối lỏng lẻo sẽ dễ xảy ra hiện tượng gì? Nêu các yêu cầu của mối nối dây dẫn điện? Câu 4. Nêu các yêu cầu khi thiết kế mạng điện chiếu sáng trong nhà? Câu 5. Trong quá trình sử dụng dây dẫn điện em cần chú ý điều gì? Vì sao lớp vỏ cách điện của dây dẫn điện thường có màu sắc khác nhau? Để làm sạch lõi dây dẫn điện em dùng giấy ráp hay dùng lưỡi dao nhỏ? Tại sao em chọn như vậy? Câu 6. Nêu các yêu cầu chung khi thiết kế mạng điện trong nhà? Ban Giám Hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Đỗ Thị Minh Xuân
  2. GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN: CÔNG NGHỆ 9 THM Năm học: 2018 - 2019 Câu 1. - Kìm dùng để kẹp chặt vật bằng tay - Búa dùng để đập tạo lực - Tua vít dùng để tháo lắp các loại vít có đầu xẻ rãnh - Mỏ lết dùng tháo lắp bu lông, đai ốc - Bút thử điện dùng để kiểm tra mạch điện có điện hay không hoặc đồ dùng điện có bị rò điện ra vỏ không. - Thước lá dùng đo chiều dài chi tiết hoặc xác định kích thước sản phẩm - Máy khoan dùng để khoan tạo lỗ - Cờ lê dùng tháo lắp bu lông, đai ốc - Cưa dùng để cắt đứt vật liệu gia công. Câu 2. Phương pháp Lắp đặt nổi Lắp đặt chìm Ưu điểm Dễ dàng sửa chữa khi gặp sự cố Đảm bảo yêu cầu mĩ thuật Nhược điểm Không đảm bảo tính thẩm mĩ Khó sửa chữa Câu 3. - Một mối nối lỏng lẻo sẽ dễ xảy ra sự cố làm đứt mạch hoặc phát sinh tia lửa điện làm chập mạch gây hỏa hoạn. - Yêu cầu của mối nối dây dẫn điện: + Dẫn điện tốt + An toàn điện + Có độ bền cơ học cao + Đảm bảo về mặt mĩ thuật Câu 4. - Độ rọi phải đồng đều trên diện tích chiếu sáng - Không gây chói mắt, tránh các phản xạ không tốt tới mắt. - Thiết kế ánh sáng sao cho giống với ánh sáng ban ngày. - Chọn thiết bị chiếu sáng có hiệu suất cao, lắp đặt và phân bố hợp lí. Câu 5. + Trong quá trình sử dụng dây dẫn điện cần chú ý: - Thường xuyên kiểm tra vỏ cách điện. - Đảm bảo an toàn khi sử dụng dây nối dây. + Lớp vỏ cách điện có màu sắc khác nhau để dễ dàng phân biệt trong lắp đặt và sửa chữa + Để làm sạch lõi dây điện em dùng giấy ráp. Nếu dùng lưỡi dao nhỏ có thể gây đứt dây nhỏ hoặc cắt vào lõi dây làm dây không đảm bảo về tính dẫn điện và độ bền cơ học. Câu 6. - Chọn đúng loại dây điện. - Thiết kế thiết bị đóng cắt, bảo vệ chung cho cả nhà hoặc từng phòng - Đường đi dây điện đặt song song hoặc vuông góc với cạnh tường, hạn chế các đường điện giao nhau. - Nên bố trí các đường điện độc lập. Ban Giám Hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Đỗ Thị Minh Xuân