Đề cương Ôn tập môn Công nghệ Lớp 7 - Học kì I - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh

docx 3 trang nhatle22 2700
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Công nghệ Lớp 7 - Học kì I - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_cong_nghe_lop_7_hoc_ki_i_nam_hoc_2017_20.docx

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Công nghệ Lớp 7 - Học kì I - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I Năm học: 2017 - 2018 MÔN: CÔNG NGHỆ 7 Câu 1: Thế nào là đất chua, đất kiềm, đất trung tính? So sánh khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất cát, đất thịt, đất sét? Câu 2: Ở địa phương em áp dụng các biện pháp cải tạo và sử dụng hợp lí đất trồng như thế nào? Câu 3: Có mấy nhóm phân bón? Kể tên các loại phân bón của từng nhóm? Người ta thường dùng loại phân nào để bón thúc, bón lót? Câu 4: Trình bày vai trò của giống và các phương pháp chọn tạo giống. Câu 5: Nêu khái niệm về côn trùng. Nêu những dấu hiệu thường gặp ở cây bị sâu, bệnh phá hại? Câu 6: Em hãy nêu những nguyên tắc trong phòng trừ sâu, bệnh hại. Trong các nguyên tắc trên, nguyên tắc nào quan trọng nhất? Vì sao? Câu 7: Khi sử dụng các loại thuốc hóa học để trừ sâu, bệnh hại chúng ta cần chú ý gì để đảm bảo hiệu quả và an toàn? Hiện nay số người bị ngộ độc thuốc trừ sâu, bệnh hại ở nước ta hàng năm có hàng ngàn trường hợp, em hãy nêu nguyên nhân và biện pháp để làm giảm tình trạng đó. Ban giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Dương Thùy Linh TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I Năm học: 2017 - 2018 MÔN: CÔNG NGHỆ 7 Câu 1: Thế nào là đất chua, đất kiềm, đất trung tính? So sánh khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất cát, đất thịt, đất sét? Cu 2: Ở địa phương em áp dụng các biện pháp cải tạo và sử dụng hợp lí đất trồng như thế nào? Câu 3: Có mấy nhóm phân bón? Kể tên các loại phân bón của từng nhóm? Người ta thường dùng loại phân nào để bón thúc, bón lót? Câu 4: Trình bày vai trò của giống và các phương pháp chọn tạo giống. Câu 5: Nêu khái niệm về côn trùng. Nêu những dấu hiệu thường gặp ở cây bị sâu, bệnh phá hại? Câu 6: Em hãy nêu những nguyên tắc trong phòng trừ sâu, bệnh hại. Trong các nguyên tắc trên, nguyên tắc nào quan trọng nhất? Vì sao? Câu 7: Khi sử dụng các loại thuốc hóa học để trừ sâu, bệnh hại chúng ta cần chú ý gì để đảm bảo hiệu quả và an toàn? Hiện nay số người bị ngộ độc thuốc trừ sâu, bệnh hại ở nước ta hàng năm có hàng ngàn trường hợp, em hãy nêu nguyên nhân và biện pháp để làm giảm tình trạng đó. Ban giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Dương Thùy Linh
  2. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP Năm học 2017 - 2018 MÔN: CÔNG NGHỆ 7 Câu 1: - Đất chua có độ pH 7,5 - So sánh: + Đất sét giữ nước và chất dinh dưỡng tốt nhất. + Đất thịt giữ nước và chất dinh dưỡng trung bình. + Đất cát giữ nước và chất dinh dưỡng kém. Câu 2: HS liên hệ ở địa phương: - Biện pháp sử dụng đất: + Thâm canh tăng vụ + Không bỏ đất hoang + Chọn cây trồng phù hợp với đất + Vừa sử dụng đất, vừa cải tạo - Biện pháp cải tạo đất: + Đất chua: bón vôi + Đất xấu bạc màu: cày sâu, bừa kĩ, bón phân hữu cơ Câu 3: - Có 3 nhóm phân bón: phân hữu cơ, phân hóa học, phân vi sinh + Phân hữu cơ: phân chuồng, phân bắc, phân rác, phân xanh, than bùn, + Phân hóa học: phân đạm, phân lân, phân kali, phân vi lượng, + Phân vi sinh: phân bón có chứa vi sinh vật chuyển hóa đạm, phân bón có chứa vi sinh vật chuyển hóa lân, - Phân hữu cơ, phân lân thường dùng để bón lót. - Phân đạm, phân kali thường dùng để bón thúc. Câu 4: - Vai trò của giống cây trồng: làm tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản, tăng vụ và thay đổi cơ cấu cây trồng. - Các phương pháp chọn tạo giống: + Phương pháp chọn lọc + Phương pháp lai + Phương pháp gây đột biến + Phương pháp nuôi cấy mô Câu 5: - Khái niệm về côn trùng: Côn trùng là lớp động vật thuộc ngành động vật chân khớp, cơ thể chia làm 3 phần: đầu, ngực, bụng. - Những dấu hiệu thường gặp ở cây bị sâu, bệnh phá hại: cành bị gãy; lá bị thủng; lá, quả bị biến dạng; cây, củ bị thối; than, cành bị sần sùi, Câu 6: * Nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại: + Phòng là chính + Trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để
  3. + Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ * Trong các nguyên tắc trên, nguyên tắc “ Phòng là chính” quan trọng nhất vì thì sẽ ít tốn công, ít sâu bệnh, cây sinh trưởng và phát triển tốt, giá thành thấp. Câu 7: * Chú ý: - Sử dụng đúng loại thuốc, nồng độ và liều lượng - Phun đúng kĩ thuật ( đảm bảo thời gian cách li đúng quy định, phun đều, không phun ngược chiều gió, ) - Khi tiếp xúc với thuốc hóa học trừ sâu, bệnh phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về an toàn lao động ( đeo khẩu trang, đi găng tay, ) * Nguyên nhân: do ăn rau, quả có thuốc trừ sâu không rửa sạch, do không đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc và phun thuốc không đúng kĩ thuật. * Biện pháp: HS tự nêu Ban giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Dương Thùy Linh