Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân 10 - Năm học 2020-2021

docx 39 trang hoanvuK 09/01/2023 1540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân 10 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_giao_duc_cong_dan_10_nam_hoc_2.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân 10 - Năm học 2020-2021

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GDCD 10 HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020-2021 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Bài 10: Quan niệm về đạo đức Câu 1. Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội gọi là A. Đạo đức B. Pháp luật C. Tín ngưỡng D. Phong tục Câu 2. Quan niệm nào dưới đây đúng khi nói về người có đạo đức? A. Tự giác giúp đỡ người gặp nạn B. Tự ý lấy đồ của người khác C. Chen lấn khi xếp hàng D. Thờ ơ với người bị nạn Câu 3. Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính A. Tự nguyện B. Bắt buộc C. Cưỡng chế D. Áp đặt Câu 4. Biểu hiện nào dưới đây phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay? A. Tôn trọng pháp luật B. Trung thành với lãnh đạo C. Giữ gìn bất cứ truyền thống nào D. Trung thành với mọi chế độ Câu 5. Vai trò nào dưới đây của đạo đức liên quan trực tiếp đến sự phát triển của xã hội? A. Góp phần làm cho xã hội phát triển bền vữngB. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội C. Làm cho xã hội hạnh phúc hơn D. Làm cho đồng nghiệp thân thiện hơn với nhau Câu 6. Vai trò nào dưới đây của đạo đức liên quan trực tiếp đến sự phát triển của cá nhân? A. Góp phần hoàn thiện nhân cách con ngườiB. Giúp con người hoàn thành nhiệm vụ được giao C. Góp phần vào cuộc sống tốt đẹp của con người D. Giúp mọi người vượt qua khó khăn Câu 7. Vai trò nào dưới đây của đạo đức liên quan trực tiếp đến sự phát triển của gia đình? A. Là cơ sở cho sự phát triển của mỗi người trong gia đình B. Làm cho mọi người gần gũi nhau C. Nền tảng đạo đức gia đình D. Làm cho gia đình có kinh tế khá hơn Câu 8. Đạo đức giúp cá nhân có ý thức và năng lực A. Sống thiện B. Sống tự lập C. Sống tự do D. Sống tự tin Câu 9. Biểu hiện nào trong những câu dưới đây không phù hợp với chuẩn mực đạo đức? A. Lá lành đùm lá rách B. Ăn cháo đá bát C. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ D. Một miếng khi đói bằng gói khi no
  2. Câu 10. Nội dung nào dưới đây phù hợp với chuẩn mực đạo đức? A. Lá lành đùm lá rách B. Học thày không tày học bạn C. Có chí thì nên D. Có công mài sắt, có ngày nên kim Đáp án Câu 1 2 3 4 5 Đáp án A A A A A Câu 6 7 8 9 10 Đáp án A C A B A Câu 11. Câu nào dưới đây nói về chuẩn mực đạo đức gia đình? A. Công cha như núi Thái Sơn B. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài C. Ăn chọn nới, chơi chọn bạn D. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng Câu 12. Nội dung nào dưới đây không phù hợp với chuẩn mực đạo đức về gia đình? A. Con nuôi cha mẹ, con kể từng ngày B. Anh em hòa thuận hai thân vui vầy C. Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền D. Công cha như núi Thái Sơn Câu 13. Gia đình Việt Nam hiện nay chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào dưới đây? A. Đạo đức, pháp luật B. Đạo đức, tình cảm C. Truyền thống, quy mô gia đình D. Truyền thống, văn hóa Câu 14. Nền tảng của hạnh phúc gia đình là A. Đạo đức B. Pháp luật C. Tín ngưỡng D. Tập quán Câu 15. “Người có tài mà không có đức là vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Câu nói này Bác Hồ muốn nhấn mạnh đến vai trò của A. Tài năng và đạo đức B. Tài năng và sở thích C. Tình cảm và đạo đức D. Thói quen và trí tuệ Câu 16. Câu “Tiên học lễ, hậu học văn” muốn nhấn mạnh đến vai trò của A. Lễ nghĩa đạo đức B. Phong tục tập quán C. Tín ngưỡng D. Tình cảm Câu 17. Trên đường đi học về thấy một phụ nữ vừa bế con nhỏ vừa sách một túi đồ nặng qua đường. Em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp? A. Giúp người phụ nữ xách đồ B. Lặng lẽ bỏ đi vì không phải việc của mình. C. Đứng nhìn người phụ nữ đó D. Gọi người khác giúp.
  3. Câu 18. A là kĩ sư xây dựng nhưng không bao giờ tham gia các hoạt động của phường. Nếu là hàng xóm, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp để khuyên A? A. Lờ đi vì không liên quan đến mình B. Nói xấu A với hàng xóm C. Rủ nhiều người đến bắt A phải tham gia D. Động viên, cổ vũ A tham gia các hoạt động của phường. Câu 19. Anh C đi xe máy va vào người đi đường khiến họ bị đổ xe và ngã ra đường. trong trường hợp này, anh C cần lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức? A. Lờ đi coi như không biết B. Quay clip tung lên mạng xã hội C. Cãi nhau với người bị đổ xe D. Xin lỗi, giúp đỡ và đền bù thiệt hại cho họ Câu 20. Do ghen ghét V được nhiều bạn quý mến, A đã bịa đặt, nói xấu trên Facebook. Việc làm này là trái với A. Giá trị đạo đức B. Giá trị nhân văn C. Lối sống cá nhân D. Sở thích cá nhân Câu 21. B thường quay cóp bài trong giờ kiểm tra là hành vi trái với chuẩn mực A. Đạo đức B. Văn hóa C. Truyền thống D. Tín ngưỡng Câu 22. B thường hay tung tin, nói xấu bạn bè trên Facebook là hành vi trái với chuẩn mực về A. Đạo đức B. Văn hóa C. Truyền thống D. Tín ngưỡng Đáp án Câu 11 12 13 14 15 16 Đáp án A A A A A A Câu 17 18 19 20 21 22 Đáp án A D D A A A Câu 23. B rất lười học và thường gian lận trong giờ kiểm tra. Nếu là bạn của B, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức để giúp bạn? A. Đánh cho bạn B một trận B. Quay clip việc làm của B C. Nói chuyện của B cho các bạn khác D. Khuyên nhủ và giúp đỡ B trong học tập Câu 24. B thường hay tung tin nói xấu bạn bè trên Facebook. Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức? A. Không phải việc của mình nên lờ đi B. Rủ các bạn khác nói xấu lại B trên Facebook. C. Lôi kéo các bạn bị nói xấu đánh B D. Báo cho cô giáo chủ nhiệm biết để giải quyết.
  4. Câu 25. Anh C đánh đập, ngược đãi mẹ vì bà đã già và không tự kiếm tiền để nuôi bản thân. Hành vi của anh C không phù hợp với chuẩn mực đạo đức A. Gia đình B. Tập thể C. Cơ quan D. Trường học Câu 26. Anh C thường xuyên ngược đãi người mẹ già yếu của mình. Nếu là hàng xóm của anh C, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức? A. Lờ đi vì không phải việc của mình B. Quay clip và tung lên mạng xã hội C. Nói xấu anh C với mọi người D. Cùng mọi người khuyên nhủ anh C. Câu 27. Anh K có quan hệ ngoài hôn nhân với chị V. Điều này là vi phạm các chuẩn mực đạo đức về A. Gia đình B. Tập thể C. Cơ quan D. Trường học Câu 28. Trường X tổ chức cho học sinh quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt là việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức trong hoạt động A. Xã hội B. Kinh doanh C. Y tế D. Môi trường Câu 29. Công ty V tổ chức cho nhân viên tham gia hiến máu nhân đạo là việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức trong hoạt động A. Xã hội B. Văn hóa C. Giáo dục D. Môi trường Câu 30. Các chuẩn mực “Công, dung, ngôn, hạnh” ngày nay có nhiều điểm khác xưa, điều này thể hiện các quy tắc, chuẩn mực đạo đức cũng luôn A. Biến đổi cho phù hợp xã hội B. Biến đổi theo trào lưu xã hội C. Thường xuyên biến đổi D. Biến đổi theo nhu cầu của mỗi người Câu 31. Trong lớp, G thường hay nói xấu thầy cô giáo. Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức để giúp bạn? A. Nói xấu bạn với cả lớp B. Lờ đi vì không liên quan đến mình C. Đồng tình với việc làm của G. D. Khuyên bạn không nên làm như vậy Câu 32. Nhà trường vận động học sinh góp tiền ủng hộ đồng bào lũ lụt. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? A. Học sinh không làm ra tiền nên không đóng góp B. Đóng góp để mang lại thành tích cho nhà trường C. Tùy vào điều kiện của mỗi học sinh để đóng góp D. Tùy vào sở thích của mỗi học sinh mà đóng góp ít hay nhiều Câu 33. Các nền đạo đức xã hội khác nhau luôn bị chi phối bởi quan điểm và lợi ích của A. Nhân dân lao động B. Giai cấp thống trị C. Tầng lớp tri thức D. Tầng lớp doanh nhân
  5. Câu 34. Nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc và A. Phát huy tinh hoa văn hóa của nhân loại B. Phát huy tinh thần quốc tế C. Giữ gìn được bản sắc riêng D. Giữ gìn được phong cách riêng Đáp án Câu 23 24 25 26 27 28 Đáp án D D A D A A Câu 29 30 31 32 33 34 Đáp án A A D C A A Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học Câu 1. Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu lợi ích của A. Cộng đồng B. Gia đình C. Anh em D. Lãnh đạo Câu 2. Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói về nghĩa vụ? A. Kinh doanh đóng thuế. B. Tôn trọng pháp luật C. Bảo vệ trẻ em D. Tôn trọng người già Câu 3. Khi nhu cầu và lợi ích về cá nhân mâu thuẫn với nhu cầu và lợi ích của xã hội, cá nhân phải biết A. Hi sinh quyền lợi của mình vì quyền lợi chungB. Đảm bảo quyền của mình hơn quyền chung C. Đặt nhu cầu của cá nhân lên trên D. Hi sinh lợi ích của tập thể vì lợi ích cá nhân. Câu 4. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây khi nói về nghĩa vụ của công dân? A. Nam thanh niên phải đăng kí nghĩa vụ quân sự B. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ của Quân đội C. Xây dựng đất nước là nghĩa vụ của người trưởng thành D. Học tốt là nghĩa vụ của học sinh Câu 5. Nhận định nào dưới đây không thể hiện nghĩa vụ của thanh niên Việt Nam hiện nay? A. Quan tâm đến mọi người xung quanh B. Không ngừng học tập để nâng cao trình độ C. Sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc D. Không giúp đỡ người bị nạn Câu 6. Câu nào dưới đây thể hiện nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ? A. Liệu mà thờ kính mẹ già B. Gieo gió gặt bão C. Ăn cháo đá bát D. Ở hiền gặp lành Câu 7. Năng lực tự đánh giá và điều chình hành vi đạo đức của mình trong mối quan hệ với người khác và xã hội được gọi là A. Lương tâm B. Danh dự C. Nhân phẩm D. Nghĩa vụ
  6. Câu 8. Hành vi nào dưới đây thể hiện người có lương tâm? A. Không bán hàng giả B. Không bán hàng rẻ C. Tạo ra nhiều công việc cho mọi người D. Học tập để nâng cao trình độ Câu 9. Hành vi nào dưới đây thể hiện người không có lương tâm? A. Bán thực phẩm độc hại cho người tiêu dùng B. Mẹ mắng con khi bị điểm kém C. Xả rác không đúng nơi quy định D. Đến ở nhà bạn khi chưa được mời Câu 10. Khi cá nhân có những hành vi sai lầm, vi phạm các quy tắc chuẩn mực đạo đức, họ cảm thấy A. Cắn rứt lương tâm B. Vui vẻ C. Thoải mái D. Lo lắng Đáp án Câu 1 2 3 4 5 Đáp án A A A A D Câu 6 7 8 9 10 Đáp án A A A A A Câu 11. Hành vi nào dưới đây thể hiện trạng thái cắn rứt lương tâm? A. Dằn vặt mình khi cho bệnh nhân uống nhầm thuốcB. Vui vẻ khi lấy cắp tài sản nhà nước C. Giúp người già neo đơn D. Vứt rác bừa bãi Câu 12. Hành vi nào dưới đây thể hiện trạng thái lương tâm thanh thản? A. Vui vẻ khi đã đóng góp tiền ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam B. Không vui với việc làm từ thiện của người khác C. Lễ phép với thầy cô D. Chào hỏi người lớn tuổi Câu 13. Để trở thành người có lương tâm, mỗi người cần phải làm gì dưới đây? A. Bồi dưỡng tình cảm trong sáng lành mạnh B. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ C. Chăm chỉ làm việc nhà giúp cha mẹ D. Lễ phép với cha mẹ Câu 14. Để trở thành người có lương tâm, học sinh cần thực hiện điều nào dưới đây? A. Có tình cảm đạo đức trong sáng B. Hạn chế giao lưu với bạn xấu C. Chăm chỉ lao động D. Chăm chỉ học tập
  7. Câu 15. Sự coi trọng đánh giá cao của dư luận xã hội đối với mọi người phải dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó gọi là? A. Tự trọng B. Danh dự C. Hạnh phúc D. Nghĩa vụ Câu 16. Hành vi nào dưới đây thể hiện người không có nhân phẩm? A. Bán hàng giả, hàng kém chất lượng B. Bán hàng đúng giá cả thị trường C. Giúp đỡ người nghèo D. ủng hộ đồng bào lũ lụt Câu 17. Khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình thì người đó có A. tự trọng B. tự ái C. danh dự D. nhân phẩm Câu 18. Người luôn đề cao cái tôi nên có thái độ bực tức, khó chịu, giận dỗi khi cho rằng mình bị đánh giá thấp hoặc bị coi thường là người A. tự ái B. tự trọng C. tự tin D. tự ti Câu 19. Khi con người tạo ra cho mình những giá trị tinh thần, đạo đức và những giá trị đó được xã hội đánh giá, công nhận thì người đó có A. danh dự B. nhân phẩm C. ý thức D. tình cảm Câu 20. Khi thực hiện những hành vi phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội thì cá nhân cảm thấy A. hài lòng B. khó chịu C. bất mãn D. gượng ép Đáp án Câu 11 12 13 14 15 Đáp án A A A A B Câu 16 17 18 19 20 Đáp án A A A A A Câu 21. Trạng thái thanh thản của lương tâm giúp cho con người A. Tự tin vào bản thân B. Tự ti về bản thân C. Lo lắng về bản thân D. Tự cao tự đại về bản thân Câu 22. Khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình thì người đó được coi là người A. Có lòng tự trọng B. Có lòng tự tin C. Đáng tự hào D. Đáng ngưỡng mộ Câu 23. Người không có nhân phẩm sẽ bị xã hội
  8. A. Coi thường và khinh rẻ B. Theo dõi và xét nét C. Chú ý D. Quan tâm Câu 24. Người có nhân phẩm sẽ được xã hội A. Kính trọng B. Coi thường C. Dò xét D. Thờ ơ Câu 25. Thấy N chép bài kiểm tra của bạn, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hớp với chuẩn mực đạo đức? A. Im lặng để bạn chép bài B. Báo giáo viên bộ môn C. Nhắc nhở bạn không nên chép bài người khác D. Viết lên mạng xã hội phê phán hành vi của bạn Câu 26. Hành động nào dưới đây không góp phần vào sự tiến bộ và phát triển của đất nước? A. Học tập để trở thành người lao động mới. B. Tham gia bảo vệ môi trường. C. Chung tay đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS. D. Chỉ tiêu dùng hàng ngoại. Câu 27. Hiện nay, một số hộ nông dân sử dụng hóa chất cấm trong chăn nuôi. Em đồng tình với ý kiến nào sau đây? A. Việc làm này giúp người nông dân tăng năng suất lao động. B. Việc làm này giúp người nông dân rút ngắn thòi gian chăn nuôi. C. Việc làm này đi ngược lại với mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. D. Việc làm này giúp người dân mua được thực phẩm rẻ hơn. Câu 28. Hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới, lớp 10A có rất nhiều bạn tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường do địa phương phát động,nhưng còn một số bạn không muốn tham gia. Nếu là một thành viên của lớp 10A, em chọn cách ứng xử nào dưới đây? A. Không tham gia vì sợ ảnh hưởng đến việc học. B. Tích cực tham gia và vận động các bạn cùng tham gia. C. Khuyên các không nên nên tham gia. D. Chế giễu những bạn tham gia. Câu 29. Vào giờ sinh hoạt lớp, cô giáo nói: “ Sáng chủ nhật, lớp ta cử 15 bạn tham gia dự án trồng rừng ngập mặn”. Cô giaó lấy tinh thần xung phong của các bạn trong lớp, nhưng chỉ có lác đác một số bạn giơ tay. Nếu là học sinh trong lớp, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây? A. Chỉ tham gia khi cô giáo chỉ định. B. Tìm sẵn lí do để từ chối khi cô giáo chỉ định. C. Xung phong tham gia và vận động các bạn tham gia. D. Lờ đi, coi như không biết. Câu 30. Sản xuất ra của cải vật chất là đặc trưng riêng chỉ có con người. Đó là quá trình lao động có A. Mục đích. B. Lợi ích. C. Lợi nhuận. D. Thu nhập.
  9. Đáp án Câu 21 22 23 24 25 Đáp án A A A A C Câu 26 27 28 29 30 Đáp án A A A A B Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình Câu 1. Sự rung cảm, quyến luyến sâu sắc giữ hai người khác giới, ở họ có sự hòa quyện nhiều mặt làm cho họ có nhu cầu gần gũi gắn bó với nhau được gọi là A. Tình yêu. B. Tình bạn. C. Tình đồng đội. D. Tình đồng hương. Câu 2. Tình yêu không chỉ điều chỉnh hành vi của con người mà còn làm bộc lộ phẩm chất A. Đạo đức cá nhân. B. Đạo đức xã hội. C. Cá tính con người. D. Nhân cách con người. Câu 3. Xã hội không can thiệp đến tình yêu cá nhân nhưng có trách nhiệm hướng dẫn mọi người có A. quan niệm đúng đắn về tình yêu. B. Quan niệm thức thời về tình yêu. C. Quan điểm rõ ràng về tình yêu. D. Cách phòng ngừa trong tình yêu. Câu 4. Tình yêu là tình cảm sâu sắc, đáng trân trọng của mỗi cá nhân nhưng không hoàn toàn là việc A. Riêng của cá nhân. B. Tự nguyện của cá nhân. C. Bắt buộc của cá nhân. D. Phải làm của cá nhân. Câu 5. Tình yêu bắt nguồn và bị chi phối bởi những quan niệm, kinh nghiệm sống của A. Những người yêu nhau. B. Gia đình. C. Xã hội. D. Cộng đồng. Câu 6. Biểu hiện nào dưới đây không phải là tình yêu chân chính? A. Lợi dụng tình cảm để trục lợi cá nhân. B. Có sự chân thanh, tin cậy từ hai phía. C. Quan tâm sâu sắc không vụ lợi. D. Có tình cảm chân thực, quyến luyến. Câu 7. Điều nào dưới đây nên tránh trong tình yêu nam nữ? A. Có quan hệ tình dục trước hôn nhân. B. Có tình cảm trong sang, lành mạnh. C. Có hiểu biết về giới tính. D. Có sự thông cảm sâu sắc cho nhau. Câu 8.Việc nào dưới đây cần tránh trong quan hệ tình yêu giữa hai người? A. Yêu nhau vì lợi ích. B. Tôn trọng người yêu.
  10. C. Tặng quà cho người yêu. D. Quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Câu 9. Tình yêu chân chính không có đặc điểm nào dưới đây? A. Ghen tuông, giận hờn vô cớ. B. Trung thực, chân thành từ hai phía. C. Thông cảm, hiểu biết và giúp đỡ lẫn nhau. D. Quan tâm, chăm sóc cho nhau. Câu 10. Trong tình bạn khác giới, cần chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp? A. Cư xử lịch thiệp, đàng hoàng. B. Thân mật và gần gũi. C. Quan tâm và chăm sóc. D. Lấp lửng trong cách ứng xử. Đáp án Câu 1 2 3 4 5 Đáp án A A A A A Câu 6 7 8 9 10 Đáp án A A A A A Câu 11. Việc làm nào dưới đây không cần tránh trong quan hệ tình yêu? A. Có sự quan tâm, chăm sóc nhau. B. Yêu một lúc nhiều người. C. “ Đứng núi này trông núi nọ”. D. Tình yêu sét đánh. Câu 12. Quan niệm nào dưới đây phù hợp với chế độ hôn nhân hiện tại của nước ta? A. Môn đăng hộ đối. B. Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. C. Trai năm thê bảy thiếp. D. Tình chông nghĩa vợ thảo ngay trọn đời. Câu 13. Độ tuổi quy định kết hôn đối với nữ ở nước ta là từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên? A. 18 tuổi . B. 19 tuổi . C. 20 tuổi . D. 21 tuổi. Câu 14. Độ tuổi quy định kết hôn đối với nam ở nước ta là từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên? A. 18 tuổi . B. 19 tuổi . C. 20 tuổi . D. 21 tuổi. Câu 15. Hôn nhân thể hiện quyền và nghĩa vụ của vợ chồng với nhau và được A. Pháp luật và gia đình bảo vệ. B. Gia đình công nhận và bảo vệ. C. Hai người yêu nhau thỏa thuận. D. Bạn bè hai bên thừa nhận. Câu 16. Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ dựa trên cơ sở nào dưới đây? A. Tình yêu chân chính. B. Cơ sở vật chất. C. Nền tảng gia đình. D. Văn hóa gia đình.
  11. Câu 17. Trong chế độ phong kiến, hôn nhân thường dựa trên cơ sở nào dưới đây? A. Lợi ích kinh tế. B. Lợi ích xã hội. C. Tình yêu chân chính. D. Tình bạn lâu năm. Câu 18. Tự do trong hôn nhân thể hiện qua việc cá nhân được tự do như thế nào dưới đây? A. Kết hôn theo luật định. B. Lấy bất cứ ai mà mình thích. C. Kết hôn ở độ tuổi mình thích. D. Lấy vợ, chồng theo ý muốn gia đình. Câu 19. Đâu là một trong những nội dung của hôn nhân tiến bộ? A. Đăng kí kết hôn theo luật định. B. Tổ chức hôn lễ linh đình C. Báo cáo họ hàng hai bên. D. Viết cam kết hôn nhân tự nguyện. Câu 20. Em tán thành ý kiến nào dưới đây khi nói về hôn nhân? A. Hôn nhân phải dựa trên cơ sở tình yêu. B. Hôn nhân phải dựa vào lợi ích kinh tế. C. Hôn nhân phải được sự đồng ý của bố mẹ. D. Hôn nhân phải môn đăng hộ đối. Đáp án Câu 11 12 13 14 15 Đáp án A D A C A Câu 16 17 18 19 20 Đáp án A A A A A Câu 21. Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ còn thể hiện ở quyền tự do nào dưới đây? A. Li hôn. B. Tái hôn. C. Chia tài sản D. Chia con cái. Câu 22. Đâu là một trong những nội dung cơ bản của chế độ hôn nhân hiện nay ở nước ta? A. Một vợ, một chồng và bình đẳng. B. Ép buộc và dựa trên lợi ích kinh tế. C. Tự do và dựa vào nền tảng gia đình. D. Có sự trục lợi về kinh tế. Câu 23. Vợ chồng luôn tôn trọng ý kiến, nhân phẩm và danh dự của nhau là biểu hiện của phương án nào dưới đây? A. Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng. B. Bình đẳng trong xã hội. C. Truyền thống đạo đức. D. Quy định pháp luật. Câu 24. Cộng đồng người cùng chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ hôn nhân và huyết thống là A. gia đình. B. làng xã. C. dòng họ. D. khu dân cư.
  12. Câu 25. Quan hệ vợ chồng được hình thành trên cơ sở tình yêu và được A. pháp luật bảo vệ. B. gia đình bảo đảm C. gia đình đồng ý. D. chính quyền địa phương công nhận. Câu 26. Câu nào dưới đây không nói về tình cảm gắn bó giữa vợ và chồng? A. Giàu đổi bạn, sang đổi vợ. B. Thuận vợ,thuận chồng tát Biển Đông cũng cạn. C. Chồng em áo rách em thương. D. Có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu. Câu 27. Gia đình không có chức năng nào dưới đây? A. Duy trì nòi giống. B. Nuôi dưỡng, giáo dục con cái. C. Tổ chức đời sống gia đình. D. Bảo vệ môi trường. Câu 28. Cha mẹ có trách nhiệm yêu thương, nuôi dưỡng và tạo điều kiện cho con cái được học tập, không phân biệt đối xử giữa các con là thể hiện nội dung quan hệ nào dưới đây trong gia đình? A. Cha mẹ và con. B. Cha mẹ và con đẻ. C. Cha mẹ và con nuôi. D. Cha mẹ và họ hàng. Câu 29. Câu nào dưới đây thể hiện sự biết ơn của con cái đối với cha mẹ? A. Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy. B. Cha mẹ sinh con Trời sinh tính. C. Con hơn cha là nhà có phúc. D. Con dại cái mang. Câu 30. Gia đình được xây dựng dựa trên mối quan hệ nào dưới đây? A. Hôn nhân và huyết thống. B. Hôn nhân và họ hàng. C. Họ hàng và nuôi dưỡng. D. Huyết thống và họ hàng. Đáp án Câu 21 22 23 24 25 Đáp án A A A A A Câu 26 27 28 29 30 Đáp án A D A A A Bài 13: Công dân với cộng đồng Câu 1. Toàn thể những người cùng chung sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt được gọi là gì? A. Cộng đồng. B. Tập thể. C. Dân cư. D. Làng xóm.
  13. Câu 2. Tập thể nào dưới đây không phải là cộng đồng? A. Nhân dân trong khu dân cư. B. Người Việt Nam ở nước ngoài. C. Tổ học tập. D. Trường học. Câu 3. Cộng đồng là hình thức thể hiện các mối liên hệ và quan hệ xã hội của A. con người B. đất nước. C. cán bộ, công chức. D. tập thể người lao động. Câu 4. Mỗi người là một thành viên, một tế bào của A. cộng đồng. B. Nhà nước. C. thời đại. D. nền kinh tế đất nước. Câu 5. Cá nhân có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ mà cộng đồng giao phó, tuân thủ những quy đinh, những nguyên tắc của A. cuộc sống. B. cộng đồng. C. đất nước. D. thời đại. Câu 6. Mỗi công dân cần có việc làm, hành vi nào dưới đây khi sống trong cộng đồng? A. Sống không cần quan tâm đến cộng đồng. B. Sống có trách nhiệm với cộng đồng. C. Sống vô tư trong cộng đồng. D. Sống giữ mình trong cộng đồng. Câu 7. Nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử với người theo A. nguyên tắc. B. lẽ phải. C. tình cảm D. từng trường hợp. Câu 8. Nhân nghĩa thể hiện ở suy nghĩ, tình cảm và hành động cao đẹp của A. quan hệ giữa các tầng lớp nhân dân. B. quan hệ giữa người với người. C. quan hệ giữa các giai cấp khác nhau. D. quan hệ giữa các địa phương. Câu 9. Nhân nghĩa giúp cho cuộc sống của con người trở nên A. hoàn thiện hơn. B. tốt đẹp hơn C. may mắn hơn. D. tự do hơn. Câu 10. Nhân nghĩa là truyền thống đạo đức cao đẹp của dân tộc ta, được hun đúc qua các thế hệ từ ngàn xưa cho đến ngày nay và ngày càng được A. ủng hộ. B. duy trì, phát triển C. bảo vệ. D. tuyên truyền sâu rộng. Đáp án Câu 1 2 3 4 5 Đáp án A C A A B Câu 6 7 8 9 10 Đáp án B B B B B Câu 11. Biểu hiện nào dưới đây không phải là nhân nghĩa ?
  14. A. Lòng thương người. B. Giúp đỡ người khác lúc hoạn nạn, khó khăn. C. Chỉ giúp đỡ người nào đã giúp đỡ mình. D. Nhường nhịn người khác. Câu 12. Hành vi, việc làm nào dưới đây là biểu hiện của nhân nghĩa? A. Yêu thương mọi người như nhau. B. Không có chấp với người có lỗi lầm, biết hối cải. C. Yêu ghét rõ rang. D. Luôn nhường nhịn trong cuộc sống. Câu 13. Quan tâm, chia sẻ với những người xung quanh, trước hết là những người trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè, làng xóm láng giềng là biểu hiện của phương án nào dưới đây ? A. Tình cảm. B. Nhân nghĩa. C. Chu đáo. D. Hợp tác Câu 14. Tích cực tham gia các hoạt động “ Uống nước nhớ nguồn” và “ Đền ơn đáp nghĩa” là biểu hiện nào dưới đây về trách nhiệm của công dân với cộng đồng? A. Lòng thương người. B. Nhân nghĩa. C. Biết ơn. D. Nhân đạo. Câu 15. Kính trọng và biết ơn các vị anh hung dân tộc, những người có công với đất nước, với dân tộc là biểu hiện của phương án nào dưới đây? A. Biết ơn. B. Nhân nghĩa.C. Tôn kính. D. Truyền thống. Câu 16. Hành vi, việc làm nào dưới đây không phải là biểu hiện của nhân nghĩa? A. Tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. B. Nhân ái, thương yêu con người. C. Giúp đỡ người khác để tạo tiếng tốt cho bản thân. D. Sẵn sang giúp đỡ người khác lúc hoạn nạn, khó khăn. Câu 17.Nhường nhịn, giúp đỡ người khác lúc sa cơ lỡ bước là việc làm thể hiện phẩm chất đạo đức nào dưới đây của công dân với cộng đồng? A. Trách nhiệm. B. Nhân nghĩa. C. Thương người D. Thân ái. Câu 18. Biểu hiện nào dưới đây là sống hòa nhập? A. Sống tự do trong xã hội. B. Sống gần gũ, chan hòa với mọi người. C. Sống theo sở thích cá nhân. D. Sống phù hợp với thời đại. Câu 19. Sống vui vẻ, cởi mở, chan hòa với thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh là sống A. thân thiện. B. hòa nhập. C. vô tư. D. hợp tác. Câu 20. Sống gần gũi với mọi người và có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng là biểu hiện của phương án nào dưới đây? A. Sống có trách nhiệm. B. Sống hòa nhập. C. Sống hợp tác. D. Sống tích cực. Đáp án
  15. Câu 11 12 13 14 15 Đáp án C B B B B Câu 16 17 18 19 20 Đáp án C B B B B Câu 21. Người sống hòa nhập với cộng đồng sẽ có thêm niềm vui và sức mạnh A. trong một số trường hợp. B. vượt qua khó khăn trong cuộc sống. C. để làm giàu cho gia đình mình. D. để chinh phục thiên nhiên. Câu 22. Những chuẩn mực đạo dức nào dưới đây là cần thiết của mỗi công dân đối với cộng đồng? A. Yêu nước, yêu tập thể. B. Nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác. C. Rộng lượng, chân thành. D. Chăm chỉ, nhiệt tình, nhanh nhẹn. Câu 23. Chung sức làm việc giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọi là gì? A. Hợp tác. B. Đoàn kết. C. Giúp đỡ. D. Đồng lòng. Câu 24. Mọi người cùng bàn bạc với nhau trong công việc chung và sẵn sàng hỗ trợ giúp đỡ nhau khi cần thiết là biểu hiện của phương án nào dưới đây? A. Hợp tác. B. Chung sức.C. Cộng đồng. D. Trách nhiệm. Câu 25.Mọi người cần phải hợp tác vì lý do nào dưới đây? A. Vì mỗi người không thể tự hoàn thành công việc riêng. B. Vì hợp tác đem lại hiệu quả cao hơn cho công việc chung. C. Vì sự phân công trong xã hội. D. Vì mỗi người đều có tính sáng tạo. Câu 26. Hợp tác phải dựa trên yếu tố nào dưới đây? A. Tự giác, tự lực, tự chủ. B. Tự nguyện, bình đẳng. C. Cần cù, sang tạo. D. Nhiệt tình, chân thành. Câu 27. Biết hợp tác trong công việc chung là yêu cầu đối với mỗi công dân trong xã hội A. hiện đại. B.cũ. C. tương lai. D. công nghiệp. Câu 28. Hành vi, việc làm nào dưới đây là biểu hiện của hợp tác trong học sinh? A. Bàn bạc với nhau về việc gây chia rẽ trong lớp học.B. Cùng nhau thảo luận bài tập nhóm.
  16. C. Hai người hát chung một bài. D. Hai người mắng một người. Câu 29. Hành vi, việc làm nào dưới đây là biểu hiện hợp tác giữa các dân tộc trên đất nước Việt Nam? A. Một số người cùng bàn với nhau chia rẽ dân tộc mình với dân tộc khác. B. Nhân dân hai dân tộc trong bản cùng thảo luận xây dựng cây cầu treo mới. C. Một nhóm thanh niên trong bản cùng nhau đánh người thuộc dân tộc khác. D. Hai người của dân tộc A cùng nhau lấn chiếm đất của người thuộc dân tộc B. Câu 30. Hành vi, việc làm nào dưới đây là biểu hiện của hợp tác giữa các địa phương ở Việt Nam? A. Chính quyền xã A và xã B cùng bàn với nhau về việc cô lập xã B. Nhân dân thôn C và thôn D cùng nhau công kích nhân dân xã E. C. Xã P và xã Q cùng nhau xây dựng cây cầu nối đường đi chung giữa hai xã. D. Hai thôn cạnh nhau bàn bạc rất nhiều về làm đường đi chung nhưng không có kết quả. Đáp án Câu 21 22 23 24 25 Đáp án B B A A B Câu 26 27 28 29 30 Đáp án B A B B C Câu 31. Năm học nào bạn Hà cũng đạt Học sinh Giỏi, nhưng sống xa cách mọi người trong lớp. vì cho rằng mình học giỏi rồi nên Hà không muốn học nhóm cùng các bạn khác. Nếu là bạn của Hà, em sẽ khuyên bạn như thế nào? A. Học giỏi thì không cần học nhóm nữa. B. Cần học nhóm để cùng hợp tác với các bạn. C. Cần học nhóm nhưng không cần hợp tác. D. Không cần hợp tác với ai mà chỉ cần học giỏi. Câu 32. Chi đoàn thanh niên lớp 10A phát động phong trào quyên góp sách cho các bạn vùng lũ lụt. Các bạn đoàn viên và thanh niên đều tham gia tích cực đóng góp chung vào phong trào Đoàn trường. việc làm của Chi đoàn thanh niên lớp 10A là biểu hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân trong cộng đồng? A. Yêu thương người nghèo khổ. B. Nhân nghĩa. C. Hòa nhập. D. Tự giác. Câu 33. Dân tộc Việt Nam có truyền thống “ Lá lành đùm lá rách” . sau những trận lũ lụt ở miền Trung, nhân dân khắp nơi trong cả nước lại quyên góp ủng hộ, chia sẻ khó khăn cho nhân dân vùng lũ lụt. việc làm nào là biểu hiện phẩm chất nào của công dân trong cộng đồng?
  17. A. Đoàn kết. B. Nhân nghĩa. C. Hợp tác. D. Chia sẻ. Câu 34. Là học sinh giỏi của lớp nhưng bạn Hoa sống xa lánh với hầu hết các bạn trong lớp, vì cho rằng mình học giỏi thì chỉ cần chơi với một vài bạn học giỏi là được. Nếu là bạn của Hoa, em có thể khuyên Hoa như thế nào cho phù hợp? A. Hoa cứ sống như cách mình suy nghĩ là được. B. Không cần phải gần gũi với các bạn ở trong lớp. C. Nên sống hòa nhập với mọi người, Hoa sẽ được mọi người yêu quý. D. Nếu sống hòa nhập với mọi người sẽ mất rất nhiều thời gian không cần thiết. Câu 35. Mùa hè năm 2016, Đoàn Thanh niên tình nguyện của Trường Đại học X đã đi đến một số nơi xa xôi, hẻo lánh của miền núi để tuyên truyền, phổ biến về hoạt động bảo vệ môi trường. Việc làm này của Đoàn thanh niên là thể hiện điều gì dưới đây? A. Hoạt động bảo vệ môi trường. B. Trách nhiệm của thanh niên trong cộng đồng. C. Trách nhiệm về công tác tình nguyện. D. Hoạt động mùa hè xanh. Câu 36. Là Bí thư Đoàn thanh niên, bạn Dung không những tham gia tích cực vào các hoạt động tập thể và hoạt động do nhà trường tổ chức mà còn tích cực vận động bạn bè cùng tham gia. Việc làm của bạn Dung là biểu hiện của trách nhiệm nào dưới đây của thanh niên- học sinh? A. Sống tử tế. B. Sống hòa nhập. C. Sống hợp tác. D. Sống tích cực. Câu 37. Tổ 1 của lớp 10D là một tập thể làm việc tích cực và có hiệu quả. Các bạn trong tổ thường xuyên cùng nhau trao đổi để giải quyết các yêu cầu chung trong học tâp và trong công việc. Việc làm của tổ 1 thể hiện chuẩn mực đạo đức nào dưới đây của công dân trong cộng đồng? A. Hòa nhập. B. Thân thiện. C. Hợp tác. D. Cộng tác. Câu 38. Khi cô giáo giao bài tập thảo luận nhóm, các thành viên trong nhóm B cùng nhau thảo luận tích cực để làm bài tập. Hành vi, việc làm của nhóm B là biểu hiện trách nhiệm nào dưới đây của học sinh trong học tập? A. Tận tâm. B. Tự giác. C. Hợp tác. D. Tự lực cánh sinh. Câu 39. khi được giao bài tập nhóm, các bạn trong nhóm A làm việc theo đúng sự phân công của bạn Trưởng nhóm. Cuối cùng cả nhóm trao đổi, thống nhất tạo thành kết quả chung. Hành vi, việc làm của nhóm B là biểu hiện điều gì dưới đây trong học tập? A. Làm việc có kế hoạch. B. Làm việc nghiêm túc. C. Hợp tác. D. Khoa học. Câu 40. Nhờ có thảo luận, trao đổi và cùng thực hiện kế hoạch theo hợp đồng mà nhiều công trình kiến trúc giữa các địa phương được hoàn thành đúng thời hạn và có chất lượng. Hoạt động chung này thể hiện yêu cầu nào dưới đây trong lao động? A. Tận tâm. B. Hợp tác. C. Thiện chí D. Nhiệt tình. Đáp án
  18. Câu 31 32 33 34 35 Đáp án B B B C B Câu 36 37 38 39 40 Đáp án C C C C B Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Câu 1. Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình A. phục vụ lợi ích của Tổ quốc. B. chăm lo cho cuộc sống của giai đình. C. xây dựng trường lớp sạch đẹp. D. phục vụ cho công việc. Câu 2. Tình cảm nào dưới đây là biểu hiện của lòng yêu nước? A. Yêu quê hương đất nước. B. Yêu công việc đang làm. C. Yêu thích ngoại ngữ. D. Yêu thích tham quan, du lịch. Câu 3. Biểu hiện nào dưới đây không nói về lòng yêu nước? A. Yêu gia đình, người thân. B. Yêu nơi mình sinh ra, lớn lên. C. Tích cực lao động giúp đỡ gia đình. D. Yêu xóm làng, khu dân cư của mình. Câu 4. Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm bình dị và gần gũi nhất đối với con người như A. yêu quý bạn bè. B. yêu quý người nào ủng hộ mình. C. yêu thích hoạt động ngoại khóa. D. yêu thích ca nhạc. Câu 5. Biểu hiện nào dưới đây là một trong những nội dung của lòng yêu nước? A. Tình cảm gắn bó với thiên nhiên. B. Tình cảm gắn bó với quê hương đất nước. C. Yêu quý các di sản văn hóa. D. Yêu quý lao động. Câu 6. Yêu nước là một truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của A. dân tộc Việt Nam. B. người lao động. C. mọi người sống trên đất nước Việt Nam. D. mọi doanh nghiệp. Câu 7. em đồng ý với ý kiến nào dưới đây về lòng yêu nước? A. Lòng yêu nước là điều lớn lao rất khó thực hiện. B. Lòng yêu nước bắt nguồn từ những điều bình dị, gần gũi nhất.
  19. C. Chỉ những người trong quân đội mới cần có lòng yêu nước. D. Học sinh phổ thông còn nhỏ nên không cần có lòng yêu nước. Câu 8. Tình yêu quê hương đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc là biểu hiện của phương án nào dưới đây? A. Lòng yêu nước. B. Tình cảm dân tộc. C. Truyền thống đạo đức. D. Sự hi sinh. Câu 9. Đức tính nào dưới đây của dân tộc Việt nam thể hiện lòng yêu nước? A. Đoàn kết với nhân dân các nước. B. Đoàn kết, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm. C. Hòa nhập với mọi người trong cộng đồng. D. Không phân biệt dân tọc Kinh với các dân tộc thiểu số. Câu 10. Lòng yêu của dân tộc Việt Nam không bao gồm nội dung nào dưới đây? A. Tình cảm gắn bó với quê hương đất nước. B. Đề cao dân tộc mình hơn dân tộc khác. C. Lòng tự hào dân tộc chính đáng. D. Cần cù và sáng tạo trong lao động. Đáp án Câu 1 2 3 4 5 Đáp án A A C A B Câu 6 7 8 9 10 Đáp án A B A B B Câu 11. tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp với khả năng là thực hiện trách nhiệm nào dưới đây của học sinh? A. Bảo vệ quê hương. B. Xây dựng Tổ quốc C. Giũ gìn quê hương. D. Làm giàu cho quê hương. Câu 12. Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn, vì đất nước là biểu hiện trách nhiệm của học sinh đối với việc nào dưới đây? A. Bảo vệ Tổ quốc. B. Thực hiện nghĩa vụ học tập. C. Xây dựng Tổ quốc. D. Thực hiện quyền học tập. Câu 13. tham gia hoạt động bảo vệ an ninh ở địa phương là biểu hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân? A. Bảo vệ Tổ quốc.B. Xây dựng tổ quốc.C. Phát huy truyền thống dân tộc.D. Bảo vệ quê hương.
  20. Câu 14. Đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi là thực hiện trách nhiệm nào dưới đây? A. Làm tốt nghĩa vụ quân sự. B. Bảo vệ Tổ quốc. C. Giữ gìn quê hương. D. Công dân với Tổ quốc. Câu 15. Trong giờ thảo luận của lớp 10C, có một số bạn bè nêu câu hỏi. “Cần cù và sáng tạo trong lao động có phải là biểu hiện của lòng yêu nước hay không?” . Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? A. Không, vì đây là biểu hiện của đức tinh chăm chỉ. B. Có, vì lao động cần cù và sáng tạo góp phần cho đất nước phát triển. C. Có, vì đây là biểu hiện của tinh thần dân tộc. D. Không, vì người lao động nào cũng cần phải cần cù sáng tạo. Câu 16. Học sinh lớp 10A Trường Trung học phổ thông H tích cực tham gia hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” các gia đình thương binh liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hung, là thực hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân? A. Chăm lo cho xã hội.B. Với những người đi trước.C. Bảo vệ Tổ quốc.D. Xây dựng đất nước. Câu 17. Mặc dù học tập ở Ô-xtray-li-a, nhưng anh Hưng thường xuyên quan tâm đến tình hình đất nước và tích cực tham gia các hoạt động vì quê hương đất nước của lưu học sinh Việt Nam. Những hành vi, việc làm của anh Hưng nói lên biểu hiện nào dưới đây của người Việt Nam? A. Truyền thống vì cộng đồng. B. Lòng yêu nước. C. Lòng tự tôn dân tộc. D. Truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Câu 18. Là học sinh lớp 10, Huyền rất cham chỉ học hành nên năm nào cũng đạt Học sinh Giỏi. Huyền mơ ước sau này làm được nhiều việc có ích cho đất nước. Hành vi, việc làm của Huyền là thể hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân? A. Học tập. B. Xây dựng Tổ quốc.C. Bảo vệ Tổ quốc. D. Tự hào dân tộc. Câu 19. Mặc dù đất nước hòa bình, nhưng các chú bộ đội ở quần đảo Trường Sa vẫn ngày đêm canh giữ biển đảo đất nước. Việc làm này là thể hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân? A. Giữ gìn biển đảo. B. Canh gác nơi đảo xa. C. Bảo vệ Tổ quốc. D. Nêu cao cảnh giác. Câu 20. Học xong lớp 12, nhiều bạn của nam vào học ở các trường đại học, cao đẳng, còn Nam thì tình nguyện lên đường nhập ngũ. Việc làm của Nam là thực hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân học sinh? A. Xây dựng Tổ quốc. B. Bảo vệ hòa bình. C. Bảo vệ Tổ quốc. D. Xây dựng Quân đội. Câu 21. Người xa quê hương, đất nước nhưng luôn nhớ về quê hương, hướng về Tổ quốc là người có
  21. A. tình cảm dân tộc. B. tình cảm quê hương, đất nước. C. lòng yêu nước. D. tấm lòng tốt đẹp. Câu 22. Học sinh lớp 10B, Trường Trung học phổ thông Q là một tập thể lớp học giỏi, tích cực tham gia các hoạt động xã hộc như xóa đói giảm nghèo, phòng chống các tệ nạn xã hội do nhà trường tổ chức. Việc làm của học sinh lớp 10B là thực hiện trách nhiệm nào của công dân học sinh? A. Bảo vệ Tổ quốc. B. Hoạt động xã hội. C. Xây dựng Tổ quốc. D. Hoạt động tình nguyện. Đáp án Câu 11 12 13 14 15 16 Đáp án B C A B B C Câu 17 18 19 20 21 22 Đáp án B B C C C C Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại Câu 1. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến A. con người và sinh vật. B. trật tự, an toàn xã hội. C. công bằng xã hội. D. ổn định xã hội. Câu 2. Ô nhiễm môi trường là vấn đề nóng bỏng A. của nhân loại. B. của một số quốc gia. C. của những nước kém phát triển. D. của những người quan tâm. Câu 3. Bảo vệ môi trường là khắc phục mâu thuẫn nảy sinh quan hệ giữa con người với A. tự nhiên. B. xã hội. C. con người. D. thời đại. Câu 4. Hành vi nào dưới đây là tham gia bảo vệ môi trường? A. Nhập khẩu, quá cảnh chất thải. B. Thu gom, tái chế và tái sử dụng chất thải. C. Chôn lấp chất thải tùy ý. D. Xả nước thải chưa qua sử dụng. Câu 5. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai dưới đây? A. Mọi quốc gia. B. Một số quốc gia. C. Chỉ các nước lớn. D. Chỉ các nước nhỏ Câu 6. Thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai dưới đây?
  22. A. Mọi công dân. B. Người từ 18 tuổi trở lên. C. Cán bộ, công chức nhà nước. D. Các doanh nghiệp. Câu 7. Giữ gìn vệ sinh trật tự, vệ sinh lớp học, trường học là trách nhiệm của ai dưới đây? A. Phụ huynh học sinh. B. Công dân –học sinh. C. Thanh niên.D. Mọi công dân. Câu 8. Tích cực tham gia tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khu dân cư là trách nhiệm của ai dưới đây? A. Người lớn. B. Mọi công dân. C. Những người có trách nhiệm. D. Trẻ em. Câu 9. Bảo vệ và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên là góp phần vào thực hiện nhiệm vụ nào dưới đây? A. Bảo vệ năng lượng. B. Bảo vệ môi trường. C. Bảo vệ an toàn xã hội. D. Bảo vệ an ninh quốc gia. Câu 10. Giữ gìn vệ sinh trường học, lớp học là góp phần thực hiện chủ trương nào dưới đây? A. Xây dựng trường học vững mạnh. B. Bảo vệ môi trường. C. Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. D. Bảo vệ trật tự trường học. Đáp án Câu 1 2 3 4 5 Đáp án A A A B A Câu 6 7 8 9 10 Đáp án A B B B B Câu 11. Ủy ban nhân dân xã V phát động 1 phong trào làm xanh, sạch, đẹp trong xã. Việc làm này của Ủy ban nhân dân xã V là thực hiện trách nhiệm nào dưới đây? A. Giữ gìn vệ sinh công cộng. B. Giữ gìn trật tự xóm làng. C. Bảo vệ môi trường. D. Bảo vệ vẻ đẹp quê hương. Câu 12. Bùng nổ dân số là sự gia tăng dân số quá nhanh A. trong một thời gian ngắn. B. trong một thời gian dài. C. thường xuyên, liên tục. D. trong mỗi năm. Câu 13. Bùng nổ dân số trở thành nỗi lo của các nước trên thế giới và của cả A. cộng đồng quốc tế. B. các nước lớn. C. các nước kém phát triển. D. các nước đang phát triển.
  23. Câu 14. Bùng nổ dân số không gây ra hậu quả gì dưới đây? A. Nạn đói, thất học. B. Suy thoái nòi giống, ô nhiễm môi trường. C. Làm ảnh hưởng đến văn hóa dân tộc. D. Làm suy thoái nền văn hóa quốc dân. Câu 15. Không kết hôn sớm, không sinh con ở độ tuổi vị thành niên, mỗi gia đình cần sinh đủ 2 con là trách nhiệm của ai dưới đây? A. Của những người có chức quyền. B. Của mọi công dân. C. Của riêng công dân nữ. D. Của Hội Phụ nữ các cấp. Câu 16. Để hạn chế bùng nổ dân số, chúng ta cần A. nghiêm chỉnh thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình. B. tích cực lao động sản xuất và tiết kiệm. C. thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế, văn hóa của đất nước. D. thực hiện bình đẳng nam nữ trong xã hội. Câu 17. Tích cực tuyên truyền, vận động gia đình và mọi người xung quanh thực hiện tốt Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình của Nhà nước là trách nhiệm của công dân trong việc A. hạn chế các vấn đề xã hội. B. hạn chế bùng nổ dân số. C. xóa đói giảm nghèo. D. bảo vệ gia đình. Câu 18. Nghiêm chỉnh thực hiện Chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình của Nhà nướclà góp phần vào thực hiện chủ trương nào dưới đây? A. Hạn chế tệ nạn xã hội. B. Hạn chế bùng nổ dân số. C. Xây dựng gia đình hạnh phúc. D. Phát triển kinh tế đất nước. Câu 19. Vận động gia đình và mọi người xung quanh thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình là góp phần thực hiện vấn đề cấp thiết nào dưới đây? A. Giảm dân số. B. Hạn chế bùng nổ dân số. C. Bình đẳng nam nữ. D. Đảm bảo chinh sách xã hội. Câu 20. Vợ chồng anh Hiệp và chị Xuân sinh được hai cô con gái, nhưng sợ không có người nối dõi nên hai anh chị đã sinh thêm con thứ ba. Việc anh Hiệp và chị Xuân thêm con thứ ba là không thực hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân? A. Kế hoạch hóa gia đình. B. Thực hiện pháp luật. C. Hạn chế bùng nổ dân số. D. Xóa đói giảm nghèo. Đáp án
  24. Câu 11 12 13 14 15 Đáp án C A A C B Câu 16 17 18 19 20 Đáp án A B B B C Câu 21. Dịch bệnh hiểm nghèo đang uy hiếp đến sự sống của A. một số quốc gia. B. toàn nhân loại. C. các nước phát triển. D. các nước lạc hậu. Câu 22. Tham gia phòng, chống dịch bệnh hiểm nghèo không những là nghĩa vụ, mà còn là lương tâm, trách nhiệm đạo đức của A. thầy thuốc. B. tất cả mọi người. C. cha mẹ. D. cán bộ công chức. Câu 23. Để phòng ngừa dịch bệnh hiểm nghèo, mỗi học sinh chúng ta cần làm gì trong các việc làm dưới đây? A. Tránh xa các tệ nạn xã hội. B. Không nên tiếp xúc với nhiều người. C. Tránh đến chỗ đông người. D. Đeo khẩu trang khi đi đường. Câu 24. Sống an toàn, lành mạnh, tánh xa các tệ nạn xã hội la trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện vấn đề cấp thiết nào dưới đây của nhân loại? A. Phòng, chống lây nhiễm trong xã hội. B. Phòng, chống dịch bệnh hiểm nghèo. C. Phòng ngừa nguy hiểm. D. Bảo vệ sức khỏe nhân dân. Câu 25. Tích cực rèn luyện thân thể, ăn uống điều độ, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe là góp phần thực hiện vấn đề cấp thiết nào dưới đây của nhân loại? A. Bảo vệ sức khỏe giống nòi. B. Phòng, chống dịch bệnh hiểm nghèo. C. Phòng, chống nguy cơ thoái hóa. D. Thực hiện phong trào ren luyện thân thể. Câu 26. Trong dịp trường H tổ chức đi tham quan Tam Đảo, sau khi ăn trưa, một nhóm học sinh lớp 10K đã gói thức ăn vào túi ni – long rồi thả xuống suối. Hành vi này của các bạn lớp 10K không thể hiện trách nhiệm nào của công dân – học sinh? A. Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. B. Bảo vệ nơi du lịch. C. Bảo vệ môi trường. D. Bảo vệ an toàn sông, suối. Câu 27. Sau khi quét dọn sân trương, Lan và Yến không đổ rác vào nơi quy định, mà đã đổ ngay sau một góc khuất ở đầu dãy nhà trường học. Nếu là bạn của Lan và Yến, em sẽ lựa chọn cách xử lí nào dưới đây? A. Lờ đi coi như không biết. B. Mắng cho hai bạn một trận. C. Phê bình hai bạn trong buổi họp lớp. D. Nói với hai bạn nên đổ rác đúng nơi quy định.
  25. Câu 28. Một hôm sau giờ học, Quang rủ Tấn đến 1 chỗ hút thử thứ thuốc lạ. Lâu rồi thành quen, Tấn đã trở thành con nghiện, ăn chơi lêu lổng, rồi bị nhiễm HIV. Đến khi gia đình Tấn biết thì đã muộn. Hành vi của Tấn không thể hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân? A. Phòng, tránh bệnh tật cho bản thân. B. Phòng, chống dịch bệnh hiểm nghèo. C. Giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. D. Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Đáp án Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 Đáp án B B A B B C D B II. PHẦN TỰ LUẬN Bài 10: Quan niệm về đạo đức . Quan niệm về đạo đức a. Đạo đức là gì? - Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội. b. Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán trong sự điều chỉnh hành vi con người - Đạo đức đòi hỏi con người thực hiện các chuẩn mực mà xã hội đề ra một cách tự giác. Nếu không thực hiện sẽ bị xã hội lên án hoặc lương tâm cắn dứt VD:. - Pháp luật bắt buộc con người phải thực hiện các quy tắc xử sự do Nhà nước quy định. Nếu không sẽ bị xử lý bằng sức mạnh của Nhà nước. - Phong tục tập quán yêu cầu con người tuân theo những thói quen, trật tự nề nếp đã ổn định từ lâu đời. Có thể là những thuần phong mỹ tục cần phát huy hoăc những hủ tục cần loại bỏ. 2.Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội a. Đối với cá nhân - Góp phần hoàn thiện nhân cách con người. - Có ý thức và năng lực sống thiện, sống có ích. - Giáo dục lòng nhân ái, vị tha.
  26. b. Đối với gia đình - Tạo nền tảng của hạnh phúc, sự ổn định và phát triển vững chắc của gia đình. - Là nhân tố xây dựng gia đình hợp pháp. * VD: c. Đối với xã hội - - Đạo đức được coi là sức khoẻ của cơ thể sống. - XH sẽ  bền vững nếu XH đó thực hiện đúng các quy tắc, chuẩn mực XH. - XH sẽ mất ổn định nếu đạo đức XH bị xuống cấp. - Làm bài tập 2, 3, 4, 5 SGK trang 66 Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học 1. Nghĩa vụ a. Nghĩa vụ là gì? - Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội. Bài học: + Cá nhân phải biết đặt nhu cầu, lợi ích của xã hội lên trên, không những thế còn phải biết hi sinh quyền lợi của mình vì quyền lợi chung. + Mặt khác, xã hội có trách nhiệm bảo đảm nhu cầu, lợi ích chính đáng của cá nhân. b. Nghĩa vụ của người thanh niên Việt Nam hiện nay (Đọc thêm) 2. Lương tâm a, Lương tâm là gì? - Lương tâm chính là năng lực tự đánh giá hành vi của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội. + Trạng thái của lương tâm: - Trạng thái thanh thản: Là cảm giác vui sướng, hài lòng thỏa mãn với bản thân khi thực hiện những hành vi phù hợp với quy tắc , chuẩn mực đạo đức của xã hội. + Trạng thái cắn rứt: Xảy ra khi cái nhân có các hành vi sai lầm, vi phạm chuẩn mực đạo đức, họ cảm thấy cắn rứt và hối hận + Ý nghĩa của lương tâm:
  27. - Lương tâm dù tồn tại ở trạng thái nào cũng có ý nghĩa tích cực với cá nhân. - Trạng thái thanh thản của lương tâm giúp con người tự tin hơn và bản thân và phát huy được tính tích cực trong hành vi của mình. - Trạng thái cắn rứt lương tâm giúp cá nhân điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. - Một cá nhân thường làm điều ác nhưng lại không biết ăn năn, không cắn rứt lương tâm thì bị coi là kẻ vô lương tâm b. Làm thế nào để trở thành người có lương tâm?( Tự học) * Đối với mọi người: - Thường xuyên rèn luyện tư tưởng, đạo đức theo quan điểm tiến bộ, cách mạng và tự giác thực hiện hành vi đạo đức hàng ngày để biến đạo đức thành thói quen đạo đức. - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cơ bản của bản thân một cách tự nguyện, phấn đấu trở thành một công dân tốt, có ích cho xã hội. - Bồi dưỡng tình cảm trong sáng, đẹp đẽ trong quan hệ giữa người với người, hướng thiện, yêu thương con người cà sống vì người khác. * Đối với học sinh: - Tự giác thực hiện nghĩa vụ của HS (học tập, lao động ). - Ý thức đạo đức, kỷ luật tập thể, tác phong - Quan tâm giúp đỡ bạn bè, mọi người xung quanh. - Có lối sống lành mạnh, đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội. 3. Nhân phẩm và Danh dự. a. Nhân phẩm. - Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà mỗi người có được. Hay: Nhân phẩm chính là giá trị làm người của mỗi con người. - Biểu hiện của một người có nhân phẩm: + Có lương tâm trong sáng. + Có nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh. + Biết tôn trọng và thực hiện tốt các nghĩa vụ đạo đức.
  28. b. Danh dự - Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó. Lòng tự trọng: Là ý thức và tình cảm của mỗi cá nhân tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm và danh dự của chính mình * Biểu hiện: - Biết làm chủ nhu cầu của bản thân. - Kìm chế nhu cầu không chính đáng - Biết tuân theo các quy tắc chuẩn mực đạo đức tiến bộ của xã hội. - Biết quý trọng nhân phẩm và danh dự của người khác. Tự trọng Tự ái - Là ý thức, tình cảm cá nhân tôn - Chỉ nghĩ đến bản thân, đề cao trọng, bảo vệ danh dự của mình. cái tôi, bực tức khi bị đánh gía - Luôn làm chủ suy nghĩ và hành thấp. động đúng. - Quá đề cao mình, hạ thấp người khác. không muốn ai bày vẽ. - Đánh giá theo tiêu chuẩn khách - Đánh gái theo tiêu chuẩn chủ quan. quan. - Có ý chí vững vàng trước mọi - Mất thiện cảm với mọi người, quan hệ và dân chủ trong cuộc xử sự thiếu sáng suốt. sống. - Tôn trọng danh dự người khác. 4. Hạnh phúc a. Hạnh phúc là gì? - Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất và tinh thần. b) Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội (đọc thêm) - Hạnh phúc của từng cá nhân là cơ sở cho hạnh phúc của xã hội - Xã hội hạnh phúc thì các cá nhân có điều kiện phấn đấu
  29. - Khi cá nhân phấn đấu cho hạnh phúc của mình thì phải có nghĩ vụ đối với người khác và xã hội - Làm bài tập1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 SGK trang 75 Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình 1. Tình yêu a. Tình yêu là gì? * Biểu hiện + Nhớ nhung, quyến luyến + Tình cảm mãnh liệt dạt dào + Sẵn sàng hi sinh cho nhau - Khái niệm tình yêu: Tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới. Ở họ có sự phù hợp với nhau về nhiều mặt làm cho họ có nhu cầu gần gủi, gắn bó với nhau, tự nguyện sống vì nhau và sẵn sàng hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình. - Tình yêu mang tính xã hội. b. Thế nào là một tình yêu chân chính? * Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng, lành mạnh, phù hợp với quan niệm đạo đức tiến bộ xã hội. * Biểu hiện của tình yêu chân chính: - Tình cảm chân thực, quyến luyến, gắn bó giữa một nam và một nữ. + Gần gủi bên nhau + Đồng cảm sâu sắc (về tâm tư, nguyện vọng, uớc mơ, hoài bảo, lý tưởng) + Hòa hợp về tính cách - Sự quan tâm sâu sắc đến nhau, không vụ lợi. + Chăm lo đến nhu cầu, lợi ích của nhau, xác định nghĩa vụ của mình. + Sống vì nhau, hy sinh cho nhau. - Sự chân thành, tin cậy và tôn trọng từ hai phía. + Luôn tin tưởng nhau + Tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhau.
  30. - Có lòng vị tha và thông cảm cho nhau + Khoan dung, tha thứ cho nhau. + Thông cảm và chia sẻ với nhau. c. Một số điều nên tránh trong tình yêu. - * Yêu đương quá sớm, nhầm lẫn tình bạn với tình yêu. * Yêu cùng một lúc nhiều người, yêu để chứng tỏ khả năng chinh phục bạn khác giới hoặc yêu đương vì mục đích vụ lợi. * Có quan hệ tình dục trước hôn nhân. 2. Hôn nhân a. Hôn nhân là gì ? - Hôn nhân là quan hệ vợ chồng sau khi kết hôn. Nó thể hiện nghĩa vụ, quyền lợi của hai vợ chồng với nhau, được pháp luật công nhận và bảo vệ. + Độ tuổi kết hôn: Nam 20 tuổi trở lên. Nữ 18 tuổi trở lên. b. Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay * Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ: - Cơ sở: tình yêu chân chính. - Tự nguyện: tự do kết hôn theo luật định. - Tiến bộ: đảm bảo về mặt pháp lý. - Tiến bộ: tự do ly hôn. * Hôn nhân một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng. 3. Gia đình, chức năng của gia đình, các mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên. a. Gia đình là gì? - Gia đình là một cộng đồng người cùng chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản: hôn nhân và huyết thống. b. Chức năng của gia đình
  31. Gia đình có các chức năng sau: - Chức năng duy trì nòi giống. - Chức năng kinh tế - Chức năng tổ chức đời sống gia đình. - Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái. c. Mối quan hệ và trách nhiệm của các thành viên. (giảm tải) - Làm bài tập 1, 2, 3, 4 SGK trang 86 3. Hướng dẫn về nhà Học kĩ, chuẩn bị giấy, giờ sau kiểm tra 1 tiết Hình thức trắc nghiệm (7 điểm) và tự luận (3 điểm) Bài 13: Công dân với cộng đồng 1. Cộng đồng và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống con người a. Cộng đồng là gì ? - Là toàn thể những người cùng chung sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội. - Con người có thể tham gia nhiều cộng đồng khác nhau. b. Vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống con người. + Là môi trường để các cá nhân liên kết, hợp tác với nhau tạo nên đời sống của cá nhân và của cả cộng đồng. + Cộng đồng chăm lo cuộc sống cá nhân, đảm bảo cho mọi người có điều kiện phát triển. + Giải quyết hợp lí mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa quyền lợi và nghĩa vụ. + Cá nhân phát triển trong cộng đồng và tạo nên sức mạnh cho cộng đồng. 2. Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng a. Nhân nghĩa * Nhân nghĩa là gì? - Lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải. * Biểu hiện:
  32. + Nhân ái, thương yêu, giúp đỡ nhau. + Nhường nhịn, đùm bọc nhau. + Vị tha, bao dung, độ lượng. + Lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ cha anh đi trước. * Ý nghĩa: + Giúp cho cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn. + Con người thêm yêu cuộc sống, có thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn. + Là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. * Để rèn luyện lòng nhân nghĩa HS cần: + Kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. + Quan tâm giúp đỡ mọi người. + Cảm thông, bao dung, độ lượng, vị tha. + Tích cực tham gia hoạt động "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa". + Kính trọng, biết ơn các vị anh hùng của dân tộc. Tôn trọng giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc. b. Hoà nhập - Sống hoà nhập là sống gần gũi, chan hoà với mọi người, có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng - Ý nghĩa: Giúp có thêm niềm vui và sức mạnh vượt qua khó khăn trong cuộc sống. - HS phải rèn luyện : +Tôn trọng, quan tâm, giúp đỡ, vui vẻ, cởi mở với bạn bè, thầy cô và những người chung quanh. +Tích cực tham các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. c. Hợp tác - Hợp tác là cùng chung sức, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc nào đó vì mục đích chung. * biểu hiện hợp tác
  33. + Mọi ngừơi cùng bàn bạc + Phối hợp nhịp nhàng + Biết về nhiệm vụ của nhau + Sắn sàng hỗ trợ, giúp đỡ nhau . - Ý nghĩa: + Tạo nên sức mạnh tinh thần và thể chất, đem lại chất lượng và hiệu quả cao trong công việc. + Là một phẩm chất quan trọng của người lao động, là yêu cầu đối với công dân của một xã hội hiện đại. - Nguyên tắc: Tự nguyện, bình đẳng, các bên cùng có lợi. - Các loại: + Hợp tác song phương hoặc đa phương. + Hợp tác từng lĩnh vực hoặc toàn diện. + Hợp tác giữa các cá nhân, các nhóm, giữa các cộng đồng, dân tộc, quốc gia. -Học sinh phải: + Cùng nhau bàn bạc, phân công, xây dựng kế hoạch cụ thể. + Nghiêm túc thực hiện. + Phối hợp nhịp nhàng, hỗ trợ, giúp đỡ nhau + Đánh giá rút kinh nghiệm. Bài 14: CÔNG DÂN VỚI SỰNGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC b. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam - Yêu nước là một truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam. - Là cội nguồn của các giá trị truyền thống khác của dân tộc. - Được hình thành và hun đúc từ trong cuộc đấu tranh liên tục, gian khổ và kiên cường chống giặc ngoại xâm và lao động xây dựng đất nước. - Lòng yêu nước được thể hiện :
  34. - Tình cảm gắn bó với quê hương đất nước. - Tình thương yêu đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc. - Lòng tự hào dân tộc chính đáng. - Đoàn kết, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm, để bảo vệ chủ quyền dân tộc và nền độc lập tự do của Tổ quốc. - Cần cù và sáng tạo trong lao động để xây dựng, phát triển nền văn hóa dân tộc và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. - Học sinh cần phải : + Giữ gìn, phát huy thuyền thống yêu nước của dân tộc + Thể hiện lòng yêu nước của mình trong học tập, lao động và cuộc sống. + Biết tôn trọng truyền thống, giá trị đạo đức cao quý của dân tộc. 2. Trách nhiệm xây dựng tổ quốc. - Xây dựng về kinh tế giàu mạnh - Xây dựng chế độ chính trị ổn định, phát huy được quyền làm chủ của công dân - Xây dựng xã hội bình đẳng, công bằng, dân chủ và tiến bộ. - Thanh niên học sinh cần phải : + Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập và lao động. + Tích cực rèn luyện đạo đức tác phong và lối sống + Quan tâm đến đời sống chính trị xã hội ở địa phương và của đất nước + Tích cực xây dựng quê hương đất nước + Đấu tranh, phê phán với những việc làm sai trái. 3. Trách nhiệm bảo vệ tổ quốc. - Bảo vệ tổ quốc là quyền, nghĩa vụ thiêng liêng, cao quý của công dân. (điều 77 - HP 92) - Trách nhiệm của thanh niên, học sinh. - Trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa. - Tích cực học tập, rèn luyện thân thể.
  35. - Tham gia đăng ký nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi; sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. - Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ an ninh, quốc phòng ở địa phương. - Vận động mọi người thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. => Hai nhiệm vụ chiến luộc của cách mạng Việt Nam hiện nay là xây dựng và bảo vệ tổ quốc Bài 15: CÔNG DÂN VỚI MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CỦA NHÂN LOẠI 1. Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường. a. Ô nhiễm môi trường. - Môi trường bao gồm các: YT tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người như: đất, nước, khí quyển, tài nguyên các loại trong lòng đất, dưới biển trên rừng có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. - Thực trạng về môi trường + Ô nhiễm đất, nước, không khí + Tài nguyên rừng, biển, khoáng sản, các loài động, thực vật bị cạn kiệt do khai thác bừa bãi. + Sự cố môi trường: Bão, lũ lụt, hạn hán ngày càng tăng - Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc và của mọi người. b. Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường. - Khái niệm BVMT : SGK - Trách nhiệm của học sinh: + Giữ gìn vệ sinh chung + Bảo vệ và sử dụng tiết kiện tài nguyên
  36. + Tham gia bảo vệ môi trường ở lớp, trường, nơi ở + Phê phán hành vi làm ảnh hưởng đến môi trường. 2. Bùng nổ về dân số và trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế bùng nổ dân số. a. Sự bùng nổ dân số. * Bùng nổ dân số : là sự gia tăng dân số quá nhanh trong một thời gian ngắn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội. * Hậu quả bùng nổ dân số : + Làm mất cân bằng tự nhiên và xã hội. + Cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, thiếu lương thực, thực phẩm, đói nghèo, suy thoái nòi giống. + Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đến kinh tế, văn hóa, giáo dục, nảy sinh nhiều vấn đề nan giải cho trật tự an toàn xã hội. b. Trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế sự bùng nổ dân số. - Nghiêm chỉnh chấp hành luật Hôn nhân và gia đình, Chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình. - Tuyên truyền và vận động mọi người thực hiện luật Hôn nhân và gia đình, Chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình. 3. Những dịch bệnh hiểm nghèo và trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa, đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo. a. Những dịch bệnh hiểm nghèo. - Lao; Sốt rét; dịch tả; cúm gia cầm; sốt rét; HIV, AIDS - Chúng ta phải : + Hợp tác, đầu tư trí tuệ, sức lực ngăn chặn, đẩy lùi những bệnh hiểm nghèo + Phòng chống bệnh hiểm nghèo là nghĩa vụ trách nhiệm của mọi người bệnh hiểm nghèo.
  37. b. Trách nhiệm công dân trong việc tham gia phòng ngừa và đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo. - Rèn luyện sức khỏe; ăn uống điều độ; bảo vệ, giữ gìn sức khỏe - Sống lành mạnh, trách xa các tệ nạn xã hội - Tích cực tham gia công tác tuyên truyền tránh các bệnh hiểm nghèo Bài 16: TỰ HOÀN THIỆN BẢN THÂN 1. Thế nào là tự nhận thức về bản thân. - Khái niệm: Tự nhận thức bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, hành vi, việc làm, điểm mạnh, yếu của bản thân. - Có những người thường đánh giá quá cao về mình, có những người lại mặc cảm, tự ti về khả năng của mình. - Để nhận thức tốt về bản thân thì mỗi người cần phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu. 2.Tự hoàn thiện bản thân a.Thế nào là tự hoàn thiện bản thân -Là vượt lên mọi khó khăn,trở ngại,không ngừng học tập,tu dưỡng,rèn luyện. -Khắc phục,sữa chữa những khuyết điểm,học hỏi những điểm hay, điểm tốt của người khác.Phát huy những ưu điểm của mình để ngày một tiến bộ. b. Vì sao phải tự hoàn thiện bản thân? - Xã hội ngày càng phát triển => là tất yếu để đáp ứng đòi hỏi xã hội. - Tự hoàn thiện bản thân là phẩm chất quan trọng của thanh thiếu niên, giúp cho cá nhân, gia đình và cộng đồng ngày càng tiến bộ hơn. 3. Tự hoàn thiện bản thân như thế nào? a. Yêu cầu chung. - Mỗi người đều phải phấn đấu tu dưỡng đạo đức để tự hoàn thiện bản thân mình. - Biết nhận sự hỗ trợ, giúp đỡ bạn bè, gia đình, xã hội để hoàn thiện bản thân. b. Học sinh cần phải: - Xác định rõ điều mình mong muốn
  38. - Lập kế hoạch thực hiện theo mốc thời gian cụ thể. - Xác định được những biện pháp cần làm - Xác định được những thuận lợi và khó khăn và cách vượt qua khó khăn - Xác định được những người sẽ giúp đỡ mình - Có quyết tâm thực hiện và biết tìm sự giúp đỡ của những người tin cậy. - Lấy ví dụ cụ thể: III. BÀI TẬP TÌNH HUẤN Câu 1: Hiện nay có một số người chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không muốn đăng kí kết hôn vì ngại sự ràng buộc của pháp luật. Em có đồng tình với cách sống này không vì sao? Trả lời: Không! Bởi vì sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn theo luật định thì không được coi là vợ chồng. Tại Điều 11, khoản 1, Luật Hôn nhân và gia đình có quy định: “Nam nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng”. Trong trường hợp này, những thành viên của cuộc sống ấy sẽ không được pháp luật bảo vệ với tư cách là một gia đình. Đây là những biểu hiện lệch chuẩn của cuộc sống gia đình trong xã hội hiện đại và lối sống này phản ánh sự thiếu tinh thần trách nhiệm với xã hội và dễ gây ra những hậu quả xấu. Câu 12: Vì sao ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, các dịch bệnh hiểm nghèo là những vấn đề cấp thiết của nhân loại? Trả lời: Ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, các dịch bệnh hiểm nghèo là những vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay. Vì: Đây là những vấn đề đã và đang diễn ra một cách phổ biến trên toàn thế giới (mang tính toàn cầu) và hậu quả của những vấn đề này là rất lớn, rất nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, đời sống, sự tồn tại, phát triển, sự sống còn của con người và sinh vật trên Trái đất. Cụ thể: Ô nhiễm môi trường: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Cuộc sống của con người gắn bó mật thiết với tự nhiên. Tuy nhiên, quá trình hoạt động của con người đã vi phạm nghiêm trọng các yếu tố cân bằng tự nhiên một cách liên tục và ngày càng lớn. Điều đó dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật .
  39. - Tài nguyên rừng, biển, khoáng sản, các loài động, thực vật ngày một cạn kiệt do khai thác bừa bãi. - Môi trường đất, nước, khí quyển .bị ô nhiễm nặng nề. - Thời tiết khí hậu thay đổi thất thường, hạn hán kéo dài, mưa lớn, bão lụt liên miên - Thủng tầng ozôn, Trái Đất có xu hướng nóng lên .v .v Bùng nổ dân số: Bùng nổ dân đã trở thành nỗi lo của nhiều nước trên thế giới, của cả cộng đồng quốc tế. - Làm phá vỡ các yếu tố cân bằng tự nhiên, xã hội. - Làm cạn kiệt tài nguyên, suy thoái trầm trọng kinh tế quốc dân - Gây ra nạn đói, dịch bệnh, thất nghiệp, thất học. - Làm suy thoái nòi giống, ô nhiễm môi trường. Những dịch bệnh hiểm nghèo: Nhân loại ngày nay đang phải đối mặt với những bệnh nguy hiểm như: lao, sốt rét, dịch tả, tim mạch, huyết áp, ung thư, cúm gia cần và đặc biệt là AIDS. => Ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, các dịch bệnh hiểm nghèo đã và đang uy hiếp đến sự sống của toàn nhân loại. Đây là những vấn đề cấp thiết của nhân loại. Mỗi người cần biết bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng nổ dân số và phòng chống những dịch bệnh hiểm nghèo để bảo vệ chính bản thân mình và toàn nhân loại.