Đề cương câu hỏi môn Sinh học Lớp 9 - Chương 2: Nhiễm sắc thể

docx 5 trang nhatle22 5640
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương câu hỏi môn Sinh học Lớp 9 - Chương 2: Nhiễm sắc thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_cau_hoi_mon_sinh_hoc_lop_9_chuong_2_nhiem_sac_the.docx

Nội dung text: Đề cương câu hỏi môn Sinh học Lớp 9 - Chương 2: Nhiễm sắc thể

  1. Giáo viên: Vũ Quang Đại Trường THCS Đại An PHÒNG GD&ĐT HUYỆN VỤ BẢN TRƯỜNG THCS ĐẠI AN A. DANH SÁCH GIÁO VIÊN DẠY MÔN SINH TRƯỜNG THCS ĐẠI AN TT Họ và tên Năm sinh Chức vụ SĐT Mail 1 Vũ Quang Đại 1987 Giáo viên 0946903465 Vuquangdai87@gmail.com 2 Đỗ Thị Phương 1991 Giáo viên 0979282014 Songphuong.nd@gmail.com CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN MÔN SINH HỌC 9 CHƯƠNG II: NHIỄM SẮC THỂ A, Phần trắc nghiệm I, Mức độ nhận biết Câu 1. Chức năng cơ bản của NST là: A.Lưu giữ thông tin di truyền B. Chứa đựng prôtêin C. Chứa đựng mARN D. Chứa đựng các đặc điểm của sinh vật Câu 2. Thành phần hoá học của NST bao gồm: A. Phân tử Prôtêin B. Phân tử ADN C. Prôtêin và phân tử ADN D. Axit và bazơ Câu 3. Trong quá trình nguyên phân, có thể quan sát rõ nhất hình thái NST ở vào kì: A. Vào kì trung gian B. Kì đầu C. Kì giữa D. Kì sau Câu 4 .Quá trình nguyên phân gồm 4 kỳ liên tiếp là A, Kỳ đầu, kỳ trung gian, kỳ giữa, kỳ cuối. B, Kỳ đầu, k ỳ giữa, kỳ trung gian, , kỳ cuối. C, Kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối. D, Kỳ trung gian, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối. Câu 5. Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là A, Sự phân chia đồng đều chất nhân của tế bào mẹ cho tế bào con B, Sự sao chép nguyên vẹn của bộ NST của tế bào mẹ cho hai tế bào con. C, Sự phân chia đồng đều của các Cromatit về hai tế bào con. D, Sự phân ly đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho hai tế bào con. Câu 6. Trong giảm phân, tự nhân đôI NST xảy ra ở: A. Kì trung gian của lần phân bào I B. Kì giữa của lần phân bàoI C. Kì trung gian của lần phân bào II D. Kì giữa của lần phân bào II Câu7 . Kết thúc quá trình giảm phân, số NST có trong mỗi tế bào con là: A. Lưỡng bội ở trạng thái đơn B. Đơn bội ở trạng thái đơn C. Lưỡng bội ở trạng thái kép D. Đơn bội ở trạng thái kép Câu 8 . Liên kết gen là gì ? A. Nhiều gen nằm trên các NST cùng liên kết và cùng di truyền với nhau. B. Nhiều gen cùng liên kết và cùng hoán vị trong quá trình di truyền C. Nhiều gen nằm trong cùng 1 NST cùng trao đổi chỗ cho nhau trong phân bào. 1
  2. Giáo viên: Vũ Quang Đại Trường THCS Đại An D. Nhiều gen cùng nằm trên 1 NSt cùng phân li trong phân bào và cùng tổ hợp trong thụ tinh II, Mức thông hiểu Câu 9. Nguyên nhân làm cho NST nhân đôi là: A Do sự phân chia tế bào làm số NST nhân đôi. B. Do NST nhân đôi theo chu kì tế bào. C. Do NST luôn ở trạng thái kép. D. Sự tự sao của ADN đưa đến sự nhân đôi của NST Câu 10. Đặc điểm của NST trong các tế bào sinh dưỡng là: A. Luôn tồn tại thành từng chiếc riêng rẽ B. Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng C. Luôn co ngắn lại D. Luôn luôn duỗi ra Câu 11. Kết quả của nguyên phân là từ một tế bào mẹ ban đầu sao 1 lần nguyên phân tạo ra: A. Hai tế bào con mang bộ NST lưỡng bội 2n. B. Hai tế bào con mang bộ NST đơn bội n. C. Bốn tế bào con mang bộ NST đơn bội n D. Bốn tế bào con mang bộ NST lưỡng bội 2n Câu12. Một loài có bộ NST 2n = 8. Trong nguyên phân 1 tế bào sẽ có bao nhiêu Cromatit ở kỳ giữa? A. 8 B. 16 C. 24 D. 32 Câu 13. Hiện tượng xảy ra trong giảm phân nhưng không có trong nguyên phân là: A. Nhân đôi NST B Tiếp hợp giữa2 NST kép trong từng cặp tương đồng C. Phân li NST về hai cực của tế bào D. Co xoắn và tháo xoắn NST Câu 14. Điều đúng khi nói về sự giảm phân ở tế bào là: A. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 2 lần B. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 1 lần C. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 2 lần D. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 1 lần Câu 15 :Hiện tượng nào sau đây xảy ra trong quá trình thụ tinh. A. Bộ NST ở tất cả các tế bào con được giữ vững B. Có sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và cái. C. Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST. D. Có sự kết hợp nhân của các giao tử đực và cái. Câu 16. NST giới tính khác NST thường ở chỗ nào? A. NST thường chỉ có ở tế bào sinh dưỡng, NST giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục. B. NST giới tính chỉ gồm một cặp,mang gen quy định các tính trạng liên quan hoăc không liên quan đến giới tính. C. NST giới tính chỉ gồm một cặp,mang gen quy định các tính trạng liên quan đến giới tính. 2
  3. Giáo viên: Vũ Quang Đại Trường THCS Đại An D. NST giới tính tồn tại nhiều cặp, mang gen quy định các tính trạng liên quan hoăc không liên quan đến giới tính. III, Mức độ vận dụng Câu 17. Ở cải bắp có bộ NST 2n = 18. Hỏi kỳ sau của nguyên phân, số lượng NST trong tế bào là bao nhiêu? A, 9 B, 18 C,72 D, 36 Câu 18 . Một con gà mái có 1 tế bào sinh dục nguyên phân liên tiếp 3 lần, các tế bào con sinh ra giảm phân bình thường. Số lượng thể định hướng được tạo ra là: A. 32 B. 80 C. 24 D. 30 Câu 19 . Một tế bào của người có 22 nhiễm sắc thể thường và một cặp nhiễm sắc thể giới tính XY. Khẳng định nào sau đây về tế bào đó là đúng: A. Tinh trùng (n - 1) B. Tinh trùng (n + 1) C. Tinh trùng (n) D. Trứng đã thụ tinh. Câu 20 . trong quá trình phát sinh giao tử, từ 4 tế bào sinh tinh( tế bào mầm) sẽ tạo ra mấy tinh trùng A, 4 B, 8 C, 12 D, 16 Câu 21. Khi cho giao phối ruồi giấm thuần chủng có thân xám, cánh dài với ruồi giấm thuần chủng thân đen, cánh ngắn thì ở F1 thu được ruồi có kiểu hình: A. Đều có thân xám, cánh dài B. Đều có thân đen, cánh ngắn C. Thân xám, cánh dài và thân đen, cánh ngắn D. Thân xám, cánh ngắnvà thân đen, cánh dài IV, Mức độ vận dụng cao Câu 22 : Quan niệm người mẹ quyết định việc sinh con gái hay con trai là đúng hay sai? Vì sao? A. Sai là vì việc sinh con trai hay gái là do sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử. B. Sai là vì mẹ chỉ tạo ra 1 loại trứng, bố tạo ra 2 loại tinh trùng. Nếu tinh trùng X kết hợp với trứng tạo ra con gái. Tinh trùng y kết hợp với trứng tạo ra con trai. C. Sai là vì mẹ tạo ra 2 loại trứng X và Y , bố tạo ra 1 loại tinh trùng. Nếu tinh trùng của bố kết hợp với trứng X tạo ra con gái. Tinh trùng của bố kết hợp với trứng Y tạo ra con trai. D. Sai vì sinh con trai hay gái do cả bố và mẹ quyết định. Câu 23. Bệnh mù màu đỏ và lục do một gen kiểm soát. Người vợ bình thường lấy chồng bình thường, sinh được 4 người con, trong đó có 3 đứa con bình thường và 1 đứa con trai bị mù màu. Vậy gen quy định bệnh mù màu là gen trội hay gen lặn, nằm trên NST thường hay NSt giới tính. A, Gen trội, NSt thường B, Gen trội, NST giới tính. C, Gen lặn, NST thường D, Gen lặn, NSt giới tính Câu 24. Ở cà chua thân cao (A) trội hơn so với thân thấp(a). Quả tròn(B) trội hoàn toàn so với quả bầu dục(a). Các gen liên kết hoàn toàn. Phép lai nào dưới đây cho tỷ lệ 1:1 vê kiểu gen và kiểu hình. A, AB/ab x AB/ab C, AB/ab x aB/ab B, AB/ab x Ab/ab D, AB/ab x ab/ab 3
  4. Giáo viên: Vũ Quang Đại Trường THCS Đại An B, Phần tự luận I, Mức độ nhận biết Câu 25 .Nêu tính đặc trưng của NST? *Đáp án: - Tính đặc trưng của bộ NST : - Bộ NST của mỗi loài sinh vật luôn có tính đặc trưng về số lượng và hình dạng + Số lượng: Trong tế bào sinh dưỡng NST tồn tại thành từng cặp tương đồng gọi là bộ NST lưỡng bội. Câu 26. Thế nào là thụ tinh. Nêu ý nghĩa của thụ tinh? II, Mức độ thông hiểu Câu 27. Khi giảm phân và thụ tinh trong tế bào của một loài giao phối, xét hai cặp NST tương đồng ki hiệu là Aa và Bb thì khi giảm phản và thụ tinh sẽ cho ra các tồ hợp NST nào trong các giao tử và các hợp tử? Câu 28. Tại sao người ta có thể điều chỉnh được tỉ lệ đực ,cái ở vật nuôi ? Điều đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn? III, Mức độ vận dụng Câu 29. Trong tế bào sinh dưỡng của một loài lưỡng bội, xét 2 cặp gen ký hiệu A, a và B, b. Các gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Hãy viết các kiểu gen có thể có của tế bào đó. IV, Mức độ vận dụng cao Câu 30. Tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân một số đợt liên tiếp đã hình thành 64 tế bào con với tổng số 512 NST. a. xác định số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai và bộ NST 2n. b. Xác định số NST trong tinh trùng, trứng Đáp án A, Phần trắc nghiệm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Đáp án A B C C B A C A D Câu 10 11 12 13 14 15 16 17 18 Đáp án B A B B A B B D C Câu 19 20 21 22 23 24 Đáp án B D A B D D B, Phần tự luận I, Mức độ nhận biết Câu 25 *Đáp án: 4
  5. Giáo viên: Vũ Quang Đại Trường THCS Đại An - Tính đặc trưng của bộ NST : - Bộ NST của mỗi loài sinh vật luôn có tính đặc trưng về số lượng và hình dạng + Số lượng: Trong tế bào sinh dưỡng NST tồn tại thành từng cặp tương đồng gọi là bộ NST lưỡng bội. Câu 26: *Đáp án: +Thụ tinh: - Thụ tinh là sự kết hợp ngẫu nhiên giữa một giao tử đực và một giao tử cái. - Bản chất là sự kết hợp của hai bộ nhân đơn bội tạo ra bộ nhân lưỡng bội ở hợp tử. +Ý nghĩa: - Duy trì bộ NST đặc trưng qua các thế hệ cơ thể. - Tạo nguồn biến dị tổ hợp cho chọn giống và tiến hóa II, Mức độ thông hiểu Câu 27: Đáp Án: - Các tổ hợp NST trong các giao tử: AB, Ab, aB, ab. Các tổ hợp NST trong các - Hợp tử: AABB, AABb, AaBb, Aabb, aaBB, Aabb, aaBb, aabb Câu 28: Đáp Án: Ở động vật ,giới tính không chỉ được quy định bằng phương pháp di truyền mà nó còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ở bên ngoài môi trường và bên trong cơ thể . - Vì vậy ,con người đã tìm hiểu về các yếu tố đó để có thể chủ động quy định giới tính của các loài sinh vật - Ý nghĩa: Điều chỉnh để phù hợp với mục đích sản xuất. III, Mức độ vận dụng Câu 29 : Đáp án - Hai gen nằm trên hai NST khác nhau: (AA, Aa, aa)(BB, Bb, bb) → AABB, AABb, AAbb, AaBB, AaBb, Aabb, aaBB, aaBb, aabb - Hai gen cùng nằm trên một NST: AB/AB, AB/Ab, Ab/Ab, AB/aB, Ab/aB, AB/ab, Ab/ab, aB/aB, aB/ab, ab/ab. IV, Mức độ vận dụng cao Câu 30: Đáp án a, - Số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai là 2x = 64 - x = 6 lần nguyên phân - Bộ NST lưỡng bội của loài là 2n. 64 = 512 - 2n = 8 b, - Số NST trong các giao tử giảm đi một nửa so với bộ NST lưỡng bội của loài Số NST trong tinh trùng = Số NSt trong trứng = n = 4( NST) 5