Câu hỏi ôn tập môn Cơ sở văn hóa Việt Nam (Có đáp án)

docx 19 trang Kiều Nga 06/07/2023 2030
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập môn Cơ sở văn hóa Việt Nam (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxcau_hoi_on_tap_mon_co_so_van_hoa_viet_nam_co_dap_an.docx

Nội dung text: Câu hỏi ôn tập môn Cơ sở văn hóa Việt Nam (Có đáp án)

  1. CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM 1. Trình bày định nghĩa về văn hoá. - Văn hoá là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con ngừoi sáng tạo ra qua một quá trình con người hoạt động thực tiễn, có sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của con người. Phân tích các đặc trưng của văn hoá. - Tính hệ thống, chức năng tổ chức xã hội: + Đặc trưng này giúp chúng ta phân biệt được văn hóa với tập hợp rời rạc, mối liên hệ giữa các sự kiện, hiện tượng văn hóa, tìm ra các đặc trưng, những hằng số, các quy luật hình thành và phát triển của văn hóa. + Nhờ có tính hệ thống mà văn hóa với tư cách là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần, tổng thể các hoạt động xã hội thực hiện được chức năng tổ chức xã hội của mình. + Vì có tính hệ thống nên một khi một trong những yếu tố cấu thành nên nền văn hóa thay đổi thì lập tức kéo theo sự thay đổi của cả hệ thống đó. - Tính giá trị, chức năng điều chỉnh xã hội + Giá trị là thước đo mức độ nhân bản của con người. Tính giá trị để so sánh với tính phi giá trị. Tính phi giá trị là những gì đi ngược lại với nhân văn, nhân bản, không phục vụ cho cuộc sống của con người như: thiên tai, sóng thần, mafia. Nhờ có tính giá trị, văn hóa thực hiện được chức năng điều chỉnh xã hội của mình.
  2. + Giá trị của một sự việc, một hiện tượng văn hóa thay đổi theo thời gian. - Tính nhân sinh, chức năng giao tiếp + Đặc trưng này cho phép phân biệt văn hóa như một hiện tượng xã hội (do con người sáng tạo, nhân tạo) với các giá trị tự nhiên (thiên tạo). Văn hóa là cái tự nhiên được biến đổi với con người. Sự tác động của con người vào tự nhiên có thể mang tính vật chất hoặc tinh thần. + Chủ thể văn hóa Việt Nam chính là người Việt và cộng đồng 53 dân tộc anh em khác. Họ là những người xem trọng tình cảm hơn tất cả của cải vật chất + Văn hóa có đặc trưng là tính nhân sinh nên nó trở thành sợi dây kết nối giữa con người với con người. Nó thực hiện chức năng giao tiếp và có tác dụng liên kết họ lại với nhau. Nếu ngôn ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn hóa là nội dung của nó. - Tính lịch sử, chức năng giáo dục + Nhờ có tính lịch sử mà đặc trưng này cho phép phân biệt văn hóa như sản phẩm của một quá trình và được tích lũy qua nhiều thế hệ với nền văn minh như sản phẩm cuối cùng, chỉ ra trình độ phát triển của từng giai đoạn. Tính lịch sử tạo cho văn hóa một bề dày, một chiều sâu; nó buộc văn hóa thường xuyên tự điều chỉnh, tiến hành phân loại và phân bố lại các giá trị. + Chức năng giáo dục là chức năng quan trọng nhất của văn hóa
  3. Phân biệt cách dùng từ văn hoá trong các trường hợp sau đây: a. Trình độ văn hoá - Từ “văn hoá” được dùng với nghĩa chỉ trình độ học vấn the các cấp bậc. Tuy nhiên cách dùng từ “văn hoá” với ý nghĩa chỉ trình độ học vấn ở đây vẫn chưa thực sự chính . Vì nhiều người có trình độ học vấn cao nhưng lại có lối ứng xử kém văn hoá. b. Hiện tượng văn hoá
  4. c. Bản sắc văn hoá - Nét đặc trưng, nét riêng của một nền văn hoá nào đó. Từ “ văn hoá” được dùng để chỉ nét tinh hoa hình thành trong lịch sử phát triển của một dân tộc” d. Ứng xử văn hoá - Từ “văn hoá” được dùng với nghĩa là có hành vi, thái độ lịch sự, lễ phép, tôn trọng, mọi người xung quanh. Ứng xử có văn hoá thể hiện nhân cách con người, một người ứng xử có văn hoá luôn được mọi người tôn trọng và yêu quý. 2. Phân tích đặc điểm môi trường tự nhiên Việt Nam, cho biết những đặc điểm này đã tạo nên đặc trưng nào trong văn hoá ẩm thực của người Việt? Phân tích một ví dụ để minh họa. - Điều kiện tự nhiên VN: Việt Nam là một nước đa dạng về điều kiện tự và môi trường sinh , với đầy các loại địa hình. + Vị trí địa lí của Việt Nam mang tính chiến lược. Việt Nam như là một chiếc cầu nối Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo, là nơi giao thoa giữa các luồng di dân. + khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa nhiều và có 2 mùa gió rõ rệt.
  5. + địa hình: trải dài khoảng 15 vĩ độ, núi rừng chiếm 2/3 diện tích, đường bờ biển trải dài từ bắc-nam hơn 2000km + hệ sinh thái phồn tạp, có chỉ số đa dạng giữa số giống loài và số cá thể rất cao. + sông ngòi , phân bố đều khắp đặc trưng văn hoá ẩm thực Việt Nam - Quan niệm về ăn và dấu ấn nông nghiệp trong cơ cấu bữa ăn: + thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa nhiều nền nông nghiệp lúa nước phát triển cơ cấu bữa ăn thiên về thực vật: với nhiều loại gạo, rau, hoa quả, đa dạng. + địa hình trải dài 15 vĩ độ, khí hậu phân hoá đa dạng Mỗi mùa, mỗi vùng miền lại có nông sản khác nhau và cách chế biến món ăn khác nhau. + sông ngòi phân bố rộng khắp, 3 mặt giáp biển thuỷ sản đứng đầu trong hàng thức ăn về động vật; chế tạo ra nhiều loại nước chấm đặc biệt - Tính tổng hợp trong nghệ thuật ẩm thực: + với hệ sinh thái đa dạng, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú mỗi món ăn Việt Nam đều được tạo nên từ rất nhiều nguyên liệu khác nhau. + Việt Nam nằm ở vị trí là nơi giao thoa giữa các luồng di dân, các nền văn hoá ẩm thẩm thực Việt Nam đa dạng, phong phú + cái ngon của bữa ăn Việt Nam là tổng hợp cái ngon của nhiều yếu tố: phù hợp màu sắc, gia vị, thời tiết đến địa điểm ăn, - Tính cộng đồng, linh hoạt và tính mực thước trong nghệ thuật ẩm thực của người Việt.
  6. + với điều kiện tự nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, thích hợp phát triển nền nông nghiệp lúa ta dễ thấy một đặc trưng cơ bản từ nông thôn đến quốc gia Việt Nam - Tính biện chứng âm dương trong nghệ thuật ẩm thực: + khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa hệ sinh thái đa dạng nhiều loại thực phẩm rau của quả khác nhau.Mỗi loại thực phẩm có tính âm, dương khác nhau; chính vì vậy trong cách chế biến món ăn của người Việt luôn có sự kết hợp các loại thực phẩm sao cho âm dương hoà hợp. 3. Mô tả đặc điểm của các lớp văn hoá trong văn hoá Việt Nam. 1. Lớp văn hoá bản địa - Giai đoạn văn hoá Việt Nam thời tiền sử: + Thời gian: Cách đây 50 vạn đến 3.000 năm TCN + Các nền VH tiêu biểu: VH Hòa Bình (12.000 – 10.000 năm TCN), VH Bắc Sơn (10.000 – 8.000 năm TCN). Thành tựu: + Bước đầu hình thành nghề nông nghiệp lúa nước. + Tổ chức xã hội: Tiến từ bầy người thành bộ lạc (biết làm nhà, thuần dưỡng gia súc ) + Kỹ thuật mài đá và chế tác gốm phát triển. - Thời kỳ VH Văn Lang – Âu Lạc (Từ thiên niên kỷ thứ 3 TCN đến năm 179 TCN)
  7. • VH Đông Sơn: - Lịch sử-xã hội:Xây dựng hình thái nhà nước đầu tiên – nhà nước Văn Lang. - Nông nghiệp: Nghề nông nghiệp lúa nước phát triển, kéo theo sự phát triển về nông cụ và chế biến nông sản. - Chế tác công cụ:kỹ thuật đúc đồng thau. - Nghi lễ và tín ngưỡng: thờ Mặt Trời, thờ Thần Nông, tín ngưỡng phồn thực VH Đông Sơn là đỉnh cao của VH Việt Nam, là nền VH tiêu biểu xác lập bản sắc VH dân tộc - VH Sa Huỳnh: + Không gian: nằm ở miền Trung (từ Đèo Ngang đến Bình Thuận) - Đặc trưng văn hóa: + Hình thức mai táng bằng mộ chum. + Kỹ thuật chế tác đồ sắt đạt đến trình độ cao. + Cư dân Sa Huỳnh có óc thẩm mỹ phong phú (đồ trang sức đa dạng, độ thẩm mỹ cao). + Giai đoạn cuối: nghề buôn bán bằng đường biển khá phát triển.
  8. - VH Đồng Nai: + Thời gian:Từ thế kỷ II đến thế kỷ I TCN + Không gian: nằm ở miền châu thổ sông Cửu Long, tập trung ở vùng Đông Nam Bộ. - Đặc trưng văn hóa: + Kỹ thuật chế tác đồ đá khá phổ biến, với chế phẩm đặc thù là đàn đá. + Ngành nghề phổ biến: trồng lúa cạn, làm nương rẫy, săn bắn 2. Lớp văn hóa giao lưu với VH Trung Hoa và khu vực - VH Việt Nam thời kỳ Bắc thuộc • Bối cảnh lịch sử: - Năm 179 TCN: Triệu Đà đánh bại An Dương Vương, chiếm nhà nước Âu Lạc. - Năm 111 TCN: Nhà Hán chiếm nước Nam Việt, đặt ách đô hộ suốt 10 thế kỷ. • Bối cảnh văn hóa: - Tiếp xúc cưỡng bức và giao thoa với VH Hán. - Tiếp xúc tự nhiên và giao lưu với VH Ấn.
  9. a. VH ở châu thổ Bắc Bộ • Chính sách Hán hóa và giao lưu VH cưỡng bức (áp đặt thể chế chính trị, phong tục tập quán, truyền bá các học thuyết Nho, Lão ) • Đối kháng VH Hán để bảo tồn bản sắc VH dân tộc (bảo tồn tiếng Việt, ý thức trọng nữ, tín ngưỡng thờ tổ tiên ) • Tiếp biến VH Hán để làm giàu cho VH cổ truyền (ngôn ngữ, tôn giáo, kỹ thuật làm giấy, làm gốm ) b. VH Chămpa Vương quốc Chămpa: Tồn tại từ thế kỷ thứ 6 đến 1697. Kế thừa di sản VH Sa Huỳnh và chịu ảnh hưởng sâu đậm của VH Ấn Độ: - Tổ chức nhà nước: Vua được xem là hậu thân của thần trên mặt đất, được đồng nhất với thần Siva. - Tín ngưỡng: Thờ cúng tổ tiên, thờ quốc mẫu Po Inư Nagar, tục thờ linga - Tôngiáochínhthống:đạoBàLaMôn. - Tiếp nhận ảnh hưởng của VH Ấn Độ về chữ viết, lịch, kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, vũ điệu c. VH Óc Eo • Vương quốc Phù Nam: Tồn tại từ đầu thế kỷ thứ 1 đến 627. • Đặc điểm văn hóa:
  10. • - Nghề buôn bán phát triển (thương cảng Óc Eo), biết sử dụng tiền vàng, đồng, thiếc để trao đổi. • - Tín ngưỡng đa thần: ảnh hưởng cả Bà La Môn giáo lẫn Phật giáo. • - Kiến trúc: Nhà cửa, đô thị phong phú, quy hoạch hợp lý. • - Nghề thủ công: Phát triển, đa dạng và tinh xảo như chế tác trang sức bằng vàng, gia công kim loại màu (thiếc) 3. VH Việt Nam thời kỳ tự chủ (938 – 1858) Bối cảnh lịch sử: - Biếnđổitựthântrongnộibộquốcgia: + Các vương triều thay thế nhau xây dựng 1 quốc gia tự chủ + Đất nước mở rộng về phía Nam. Biếnđổingoạicảnh:Liêntụcchốngngoạixâm. Bối cảnh văn hóa: VH dân tộc khôi phục và thăng hoa nhanh chóng với 3 lần phục hưng - Lầnthứnhất:ThờiLýTrần - Lầnthứhai:ThờiHậuLê - Lầnthứba:ThờicácvuanhàNguyễn - Đặc trưng văn hóa:
  11. • Hệ tư tưởng - Dung hòa tam giáo: + Thời Lý: Phật giáo cực thịnh + Thời Lê: Nho giáo cực thịnh + Thời Nguyễn: Phật giáo dần mất vai trò độc tôn. Kitô giáo bắt đầu du nhập vào Việt Nam. - Ý thức dân tộc được khẳng định, những giá trị văn hóa của bản địa được đề cao. • Văn hóa tinh thần - Thời Lý: Nền văn hóa bác học hình thành (Luật pháp, sử học, y dược học, thiên văn, lịch pháp, binh pháp ) - Thời Lê: Chế độ đào tạo Nho sĩ được xây dựng quy củ. Năm 1483, Luật Hồng Đức ra đời. Các ngành nghệ thuật phát triển mạnh (đặc biệt là nhạc cung đình và chèo, tuồng). - Thời Nguyễn: Chữ Quốc ngữ xuất hiện. Văn hóa phát triển chuyên sâu trên từng lĩnh vực. Văn học chữ Nôm phát triển rực rỡ. • Văn hóa vật chất - Thời Lý: Kiến trúc phát triển mạnh với nhiều công trình quy mô lớn (chùa, tháp). Làng nghề thủ công phát triển. - Thời Lê: Quan tâm đến đê điều và các công trình thủy lợi. - Thời Nguyễn: Xây dựng những công trình kiến trúc đồ sộ (kinh thành, lăng tẩm ). Nghệ thuật tạc tượng đạt đến trình độ điêu luyện.
  12. 4. Lớp văn hóa giao lưu với VH phương Tây • Bối cảnh lịch sử: - 1858: Pháp xâm lược Việt Nam. - 1884: Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp. - 8/1945: Cách mạng Tháng Tám thành công. • Bối cảnh văn hóa: - Tiếp xúc cưỡng bức và giao thoa với VH Việt Pháp. - Giao lưu văn hóa tự nguyện với thế giới Đông Tây. • Đặc trưng văn hóa - . Giai đoạn VH Pháp thuộc (1858 – 1945) • VH phương Tây tác động toàn diện trên mọi lĩnh vực đời sống: - Hệ tư tưởng: Trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản và tư tưởng Mác – Lênin. Các tư tưởng tự do, dân chủ, bình đẳng được tiếp thu và phổ biến rộng rãi. - Văn hóa vật chất: Đô thị phát triển, kéo theo sự phát triển của kiến trúc đô thị, giao thông vận tải, khoa học kỹ thuật - Văn hóa xã hội tinh thần: chuyển biến mạnh mẽ theo hướng Âu hóa trên nhiều lĩnh vực (giáo dục, chữ viết, văn học, nghệ thuật ) * Giai đoạn VH hiện đại (Từ 1945 đến nay)
  13. - Văn hóa nghệ thuật chuyên nghiệp phát triển mạnh mẽ. - Các giá trị văn hóa truyền thống được kế thừa và nâng cao. - Giao lưu văn hóa ngày càng mở rộng 5. Văn hóa Việt Nam hình thành trong một quá trình lịch sử gồm bao nhiêu giai đoạn? Hãy mô tả tóm tắt từng giai đoạn. 6. Trình bày nguồn gốc, quy luật của triết lý âm dương. Hãy vận dụng triết lý âm dương để xác định đặc tính âm dương của các cặp màu sắc và sự vật sau đây: Xanh – trắng, đỏ - đen, Trời – đất, đất– nước. - Nguồn gốc: thực tiễn đời sống nông nghiệp quan tâm đến sự sinh sối nảy nở 2 hình thái sinh ra cùng 1 bản chất - Quy luật của triết lý âm dương: + Quy luật về thành tố: Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, trong âm có dương và trong dương có âm. Quy luật này cho thấy rằng việc xác định một vật là âm hay dương chỉ là tương đối trong sự so sánh với một sự vật khác. + Muốn xác định tính chất âm dương của một vật, trước hết phải xác định được đối tượng so sánh + Để xác định tính chất âm dương của một vật, sau khi xác định được đối tượng so sánh, còn phải xác định cơ sở so sánh.
  14. + Quy luật về mối quan hệ: Âm và dương luôn gắn bó mật thiết với nhau và chuyển hóa cho nhau: âm cực sinh dương và dương cực sinh âm. + ví dụ: Xứ nóng (dương) phát triển nghề trồng trọt (âm) ngược lại xứ lạnh (âm) phát triển nghề chăn nuôi (dương). - Hai hướng phát của triết lý âm dương: • Hướng thứ nhất gọi là lưỡng nghi. Bằng phép phân đôi thuần túy đã sản sinh ra mô hình vũ trụ chặt chẽ với số lượng thành tố chẵn: 2 sinh 4 (tứ tượng), 4 sinh 8 (bát quái) + Thái Cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái biến hóa vô cùng + Quan sát thống kê cho thấy người phương Bắc dường như rất thích dùng những cách nói khái quát với những con số chẵn 4, 6, 8: tứ hàng (bốn bên hàng), tứ đức (4 đức của phụ nữ theo Nho giáo); . • Hướng thứ hai tạo nên những mô hình vũ trụ bí ẩn với số lượng thành tố lẻ: 2 sinh 3 (Tam tài), 3 sinh 5 (Ngũ hành). + Tư duy số lẻ dường như là nét đặc thù của người nông nghiệp phương Nam. Dân gian Việt Nam rất thích dùng những cách nói với các con số lẻ: 3 mặt 1 lời, 3 xôi nhồi 1 chỗ, Xanh – trắng Âm - dương đỏ – đen dương – âm
  15. Trời – đất Dương – âm đất– nước. Âm – dương 7. Triết lý âm dương đã ảnh hưởng như thế nào tới đời sống và tính cách người Việt? Hãy phân tích ví dụ để minh họa. -Ở Việt Nam tư duy lưỡng phân lưỡng hợp bộc lộ đậm nét qua khuynh hướng cặp đôi ở khắp nơi: từ tư duy đến cách sống, từ các dấu vết cổ xưa đến những thói quen hiện đại: + vật tổ của người Việt là một cặp đôi trừu tượng: tiên – rồng. + Ở Việt Nam, mọi thứ thường đi đôi từng cặp theo nguyên tắc âm dương hài hòa: ông Đồng – bà Cốt, Đồng Cô – Đồng Cậu, đồng Đức Ông – đồng Đức Bà + Tổ quốc đối với người Việt Nam là một khối âm dương: ĐẤT NƯỚC. Đất – nước, núi – nước, non – nước. + Ngay cả khái niệm vay mượn đơn độc khi vào Việt Nam cũng được nhân đôi thành cặp: ở Trung Hoa, thần mai mối là một ông Tơ Hồng thì vào Việt Nam được biến thành ông Tơ - bà Nguyệt + người Việt vẫn giữ được một biểu tượng âm dương có truyền thống lâu đời hơn – Biểu tượng vuông – tròn. Có vuông có tròn, tức là có âm có dương; nói “vuông tròn” là nói đến sự hoàn thiện.
  16. + người Việt Nam có lối sống quân bình. Trong cuộc sống, họ cố gắng không làm mất lòng ai. Trong việc giữ gìn sức khỏe, họ cố gắng giữ sự hài hòa cơ thể với môi trường thiên nhiên. tạo cho người Việt một khả năng thích nghi cao với mọi hoàn cảnh xã hội. Họ vận dụng linh hoạt trong mọi hoàn cảnh khác nhau. Tuy nhiên, mặt trái của triết lí sống quân bình âm dương là tính bảo thủ, trì trệ, ỉ lại và cào bằng. 8. Ngũ hành là gì? Kể tên các phương vị theo ngũ hành. - Theo triết học Trung Hoa cổ đại, ngũ hành là thuyết vật chất sớm nhất của nhân loại, tồn tại độc lập với ý thức của con người. - Nguyên lý hình thành: xuất phát từ đời sống nông nghiệp - Các phương vị theo ngũ hành: + Ngũ hành phương vị: có 8 hướng và 1 trung tâm, và tất cả đều được chia và quy tụ thành 5 ngũ hành và 5 màu sắc chính: Phương Bắc – hành Thủy – màu Đen Phương Nam – hành Hỏa – màu Đỏ Phương Đông – hành Mộc – màu Xanh Phương Tây – hành Kim – màu Trắng Phương Đông Nam – hành Mộc – màu Xanh Phương Đông Bắc – hành Thổ – màu Vàng Phương Tây Bắc – hành Kim – màu Trắng Phương Tây Nam – hành Thổ – màu Vàng
  17. Trung tâm – hành Thổ – màu Vàng 9. Tín ngưỡng là gì? Hãy giới thiệu 01 tín ngưỡng truyền thống tiêu biểu trong văn hoá các dân tộc Việt Nam - Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng. 10. Tóm tắt quá trình tiếp nhận Nho giáo trong văn hóa Việt Nam - quá trình thâm nhập của nho giáo trong văn hoá Việt Nam: + các quan lại Trung Hoa như Tích Quang, Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp ra sức truyền bá từ đầu CN nhưng nho giáo chưa có chỗ đứng trong xã hội + năm 1070, lí thánh tông cho lập văn miếu thờ chu công, khổng tử + 10 năm chống Minh (1408 – 1428) triều hậu lê đưa nho giáo lên địa vị độc tôn + từ đó nho giáo thịnh suy theo sự độc tôn của chính quyền + sở dĩ nho giáo được vn tiếp thu, cải biến cho phù hợp với hoàn cảnh xh vì giữa nho giáo trung hoa vs nho giáo vn có những nét tương đồng. Đó là tinh hoa của văn hoá nông nghiệp phương nam mà nho giáo nguyên thuỷ đã tiếp thu
  18. 11. Phân tích đặc điểm văn hóa ở ( kiến trúc) của người Việt truyền thống.