Các dạng bài văn thuyết minh Ngữ văn Lớp 8

docx 178 trang Thu Mai 06/03/2023 2420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Các dạng bài văn thuyết minh Ngữ văn Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxcac_dang_bai_van_thuyet_minh_ngu_van_lop_8.docx

Nội dung text: Các dạng bài văn thuyết minh Ngữ văn Lớp 8

  1. CÁC DẠNG BÀI VĂN THUYẾT MINH MỤC LỤC PHẦN I: LÝ THUYẾT 3 I. Khái niệm 3 II. Yêu cầu 4 III. Phân loại văn thuyết minh 4 IV. Phương pháp thuyết minh 5 V. Cách làm bài văn thuyết minh 6 V. Thuyết minh và một số kiểu văn bản khác 7 PHẦN II: CÁC DẠNG BÀI VĂN THUYẾT MINH 11 DẠNG 1: THUYẾT MINH VỀ MỘT ĐỒ VẬT 11 ĐỀ 1: THUYẾT MINH VỀ CHIẾC PHÍCH NƯỚC 12 ĐỀ 2: THUYẾT MINH VỀ CHIẾC MŨ BẢO HIỂM 15 ĐỀ 3: THUYẾT MINH VỀ CHIẾC NÓN LÁ 18 ĐỀ 4: THUYẾT MINH VỀ CÂY BÚT BI 22 ĐỀ 5: THUYẾT MINH VỀ CHIẾC CẶP SÁCH 25 ĐỀ 6: THUYẾT MINH VỀ CHIẾC QUẠT GIẤY 28 ĐỀ 7: THUYẾT MINH VỀ CÂY KÉO 31 ĐỀ 8: THUYẾT MINH VỀ CHIẾC XE ĐẠP 34 ĐỀ 9: THUYẾT MINH VỀ CÁI BÀN 37 ĐỀ 10: THUYẾT MINH VỀ CÁI NỒI CƠM ĐIỆN 41 ĐỀ 11: THUYẾT MINH VỀ CHIẾC ÁO DÀI 42 ĐỀ 12: THUYẾT MINH VỀ ĐÔI DÉP LỐP 46 DẠNG 2: THUYẾT MINH VỀ MỘT VẬT NUÔI 48 ĐỀ 1: THUYẾT MINH VỀ CON TRÂU 49
  2. ĐỀ 2: THUYẾT MINH VỀ CON CHÓ 52 ĐỀ 3: THUYẾT MINH VỀ CON GÀ 54 ĐỀ 4: THUYẾT MINH VỀ CON LỢN 57 ĐỀ 5: THUYẾT MINH VỀ CON THỎ 60 DẠNG 3: THUYẾT MINH VỀ MỘT LOÀI CÂY 62 ĐỀ 1: THUYẾT MINH VỀ CÂY HOA MAI 63 ĐỀ 2: THUYẾT MINH VỀ CÂY HOA ĐÀO 67 ĐỀ 3: THUYẾT MINH VỀ CÂY NHÃN 70 ĐỀ 4: THUYẾT MINH VỀ CÂY NGÔ 73 ĐỀ 5: THUYẾT MINH VỀ CÂY MÍA 76 ĐỀ 6: THUYẾT MINH VỀ CÂY CHÈ 80 ĐỀ 7: THUYẾT MINH VỀ CÂY HOA HỒNG 85 ĐỀ 8: THUYẾT MINH VỀ CÂY XOÀI 89 ĐỀ 9: THUYẾT MINH VỀ CÂY CAO SU 92 ĐỀ SỐ 10: THUYẾT MINH VỀ CÂY CÀ PHÊ 93 ĐỀ 11: THUYẾT MINH VỀ CÂY PHƯỢNG 95 ĐỀ 12: THUYẾT MINH VỀ CÂY CHUỐI 97 ĐỀ 13: THUYẾT MINH VỀ CÂY DỪA 99 ĐỀ 14: THUYẾT MINH VỀ CÂY TRE 104 ĐỀ 15: THUYẾT MINH VỀ CÂY LÚA 106 DẠNG 4: THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP CÁCH LÀM 110 ĐỀ 1: THUYẾT MINH VỀ MÓN PHỞ HÀ NỘI 111 ĐỀ 2: THUYẾT MINH VỀ PHƯƠNG PHÁP HỌC NGỮ VĂN 113 ĐỀ 3: THUYẾT MINH VỀ BÁNH TRƯNG 116 ĐỀ 4: THUYẾT MINH VỀ MÓN BÚN THANG 117 ĐỀ 5: THUYẾT MINH VỀ BÁNH TÉT 119 DẠNG 5: THUYẾT MINH VỀ DANH LAM THẮNG CẢNH122 ĐỀ 1: THUYẾT MINH VỀ HỒ GƯƠM 123 ĐỀ 2: THUYẾT MINH VỀ VỊNH HẠ LONG 126 ĐỀ 3: THUYẾT MINH VỀ CHÙA HƯƠNG 128 ĐỀ 4: THUYẾT MINH VỀ VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM 130
  3. ĐỀ 5: THUYẾT MINH VỀ LĂNG CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH 134 ĐỀ 6: THUYẾT MINH VỀ HỒ BA BỂ 137 ĐỀ 7: THUYẾT MINH VỀ ĐIỆN HÒN CHÉN 139 ĐỀ 8: THUYẾT MINH VỀ CHÙA THIÊN MỤ 141 ĐỀ 9: THUYẾT MINH VỀ ĐÀ LẠT 142 ĐỀ 10: THUYẾT MINH VỀ CHÙA KEO 144 DẠNG 6: THUYẾT MINH VỀ MỘT TÁC PHẨM, TÁC GIẢ VĂN HỌC 147 ĐỀ 1: THUYẾT MINH VỀ TÁC GIẢ NGUYỄN DU 149 ĐỀ 2: THUYẾT MINH VỀ NGUYỄN TRÃI 153 ĐỀ 3: THUYẾT MINH VỀ TÁC PHẨM BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO 155 ĐỀ 4: THUYẾT MINH VỀ TÁC GIẢ NGUYÊN HỒNG 159 ĐỀ 5: THUYẾT MINH VỀ TÁC GIẢ NGÔ TẤT TỐ 161 ĐỀ 6: THUYẾT MINH VỀ TÁC GIẢ NAM CAO 165 ĐỀ 7: THUYẾT MINH VỀ TÁC GIẢ TRƯƠNG HÁN SIÊU VÀ PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG 171 ĐỀ 8: THUYẾT MINH VỀ HỒ CHÍ MINH 177 DẠNG 7: THUYẾT MINH VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC 179 ĐỀ 1: THUYẾT MINH VỀ THỂ LOẠI CA DAO 179 ĐỀ 2: THUYẾT MINH VỀ THỂ LOẠI THẤT NGÔN BÁT CÚ ĐƯỜNG LUẬT 182 ĐỀ 3: THUYẾT MINH VỀ THỂ THƠ THẤT NGÔN TỨ TUYỆT 183 ĐỀ 4: THUYẾT MINH VỀ THỂ THƠ LỤC BÁT 185 PHẦN I: LÝ THUYẾT I. Khái niệm Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống nhằm cung cấp tri thức về: đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. II. Yêu cầu
  4. - Tri thức trong văn bản thuyết minh phải khách quan, xác thực, hữu ích cho mọi người. - Văn thuyết minh cần trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, hấp dẫn. * Trong văn bản thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả, biện pháp nghệ thuật làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, hấp dẫn. III. Phân loại văn thuyết minh Văn thuyết minh là văn bản thông dụng trong đời sống, mới được đưa vào trong CT và SGK Ngữ Văn lớp 8, lớp 9 và tiếp tục nâng cao ở lớp 10. Có rất nhiều lĩnh vực cần đến văn thuyết minh và văn thuyết minh và những dạng cơ bản: 1. Thuyết minh về một con vật, cây cối Đây là loại văn thuyết minh về các vật khá quen thuộc với đời sống nhằm giới thiệu đặc điểm công dụng của nó 2. Thuyết minh về một đồ dùng, sản phẩm Khác với thuyết minh một cách làm, nhằm giới thiệu quy trình tạo ra sản phẩm; thuyết minh một đồ dùng, một sản phẩm, chủ yếu nhằm giới thiệu đặc điểm và công dụng của sản phẩm (đã làm ra). 3. Thuyết minh về một phương pháp (cách làm) Đây là dạng văn bản chủ yếu nhằm giới thiệu cách thức tạo ra một sản phẩm nào đó. Vì thế nội dung thường nêu lên các điều kiện, cách thức, quy trình sản xuất cùng với yêu cầu về chất lượng sản phẩm đó. 4. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử
  5. Dạng bài văn thuyết minh này gần với thuyết minh một sản phẩm. Chỉ khác ở chỗ, đây là “sản phẩm” của thiên nhiên kì thú và sản phẩm tiêu biểu cho lịch sử phát triển của nhân loại, do con người tạo ra. Đó là những sản phẩm có giá trị và ý nghĩa to lớn đối với một dân tộc cũng như toàn thế giới. 5. Thuyết minh một thể loại văn học Dạng bài này nhằm giới thiệu đặc điểm về nội dung và hình thức của một thể loại văn học nào đó. 6. Thuyết minh về một tác giả, tác phẩm văn học Dạng bài văn nhằm giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp của một tác giả văn học hoặc giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật: hoàn cảnh ra đời, nội dung, hình thức và các giá trị của tác phẩm đó. IV. Phương pháp thuyết minh 1. Phương pháp nêu định nghĩa VD: Giun đất là động vật có đốt, gồm khoảng 2500 loài, chuyên sống ở vùng đất ẩm. 2. Phương pháp liệt kê VD: Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm 3. Phương pháp nêu ví dụ
  6. VD: Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la) 4. Phương pháp dùng số liệu VD: Một tượng phật ở Nhạc Sơn, Tứ Xuyên, Trung Quốc, cao 71m, vai rộng 24m, trên mu bàn chân tượng có thể đỗ 20 chiếc xe con”. 5. Phương pháp so sánh VD: Biển Thái Bình Dương chiếm một diện tích lớn bằng ba đại dương khác cộng lại và lớn gấp 14 lần diện tích biển Bắc Băng Dương là đại dương bé nhất. 6. Phương pháp phân loại, phân tích VD: Muốn thuyết minh về một thành phố, có thể đi từng mặt: vị trí địa lý, khí hậu, dân số, lịch sử, con người, sản vật V. Cách làm bài văn thuyết minh Bước 1 + Xác định đối tượng thuyết minh. + Sưu tầm, ghi chép và lựa chọn các tư liệu cho bài viết + Lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp + Sử dụng ngôn từ chính xác, dễ hiểu để thuyết minh làm nổi bật các đặc điểm cơ bản của đối tượng. Bước 2: Lập dàn ý Bước 3: Viết bài văn thuyết minh
  7. V. Thuyết minh và một số kiểu văn bản khác 1. Thuyết minh trong văn bản tự sự Tự sự và thuyết minh là hai kiểu văn bản rất khác nhau. Tự sự là kể chuyện thông qua các sự việc, nhân vật, chi tiết, cốt truyện theo một trình tự có mở đầu, diễn biến, kết thúc. Còn thuyết minh là giới thiệu, cung cấp tri thức chính xác, khách quan về sự vật, hiện tượng. Nhưng trong văn bản thuyết minh, khi cần, người ta cũng lồng ghép vào một số đoạn văn tự sự. Ví dụ, khi thuyết minh về một di tích lịch sử, người ta có thể đưa vào một số đoạn trần thuật, một sự kiện lịch sử, kể lại một huyền thoại, liên quan trực tiếp tới di tích lịch sử ấy. Khi thuyết minh về một vấn đề văn hóa, văn học, người ta có thể thuật, tóm tắt lại một tác phẩm văn học làm cơ sở, luận cứ cho việc thuyết minh sinh động, sáng rõ, thuyết phục hơn. Ngược lại trong văn tự sự khi cần thiết người ta cũng lồng ghép vào một số đoạn thuyết minh với những số liệu, sự kiện, chi tiết rất cụ thể nhằm tạo ấn tượng sâu đậm về đối tượng được nói tới. 2. Thuyết minh trong văn bản miêu tả Trong các loại văn bản thì miêu tả là loại văn bản rất dễ nhầm với văn bản thuyết minh. Hai kiểu văn bản miêu tả và thuyết minh đều tập trung làm nổi bật đặc điểm của đối tượng, nêu giá trị và công dụng của sự vật, hiện tượng. Văn miêu tả có dùng hư cấu, tưởng tượng, dùng nhiều so sánh, liên tưởng, không nhất thiết phải trung thành với sự vật, trong khi đó thuyết minh phải trung thành với đặc điểm và đảm bảo tính khách quan, khoa học của đối tượng. Văn miêu tả dùng ít số liệu cụ thể, ít tính khuôn mẫu, văn bản thuyết minh trọng số liệu, sự kiện, thường tuân theo một số yêu cầu giống nhau. Văn bản miêu tả dùng trong sáng tác văn chương, nghệ thuật, văn thuyết minh ứng dụng nhiều trong các tình huống cuộc sống, văn hóa, khoa học.
  8. Trong văn bản thuyết minh để đối tượng cụ thể, sinh động hấp dẫn có thể sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả, tuy nhiên miêu tả chỉ là phương thức biểu đạt đan xen. 3. Thuyết minh trong văn bản biểu cảm Thuyết minh và biểu cảm tưởng như hai văn bản ít liên quan đến nhau, song lại có mối quan hệ khăng khít. Hai văn bản này có những nét phân biệt rõ ràng. Thuyết minh thiên về giới thiệu, nhằm thuyết phục người đọc (người nghe) bằng số liệu, sự kiện cụ thể , một cách khách quan còn biểu cảm thiên về bộc lộ tình cảm, tư tưởng chủ quan (có trực tiếp hoặc gián tiếp). Thuyết minh thường chỉ tóm tắt tinh thần chính của đối tượng để thuyết phục người nghe (người đọc), giúp họ nắm được một cách căn bản đặc điểm và tác dụng của đối tượng. Trong khi đó, biểu cảm thường đi sâu hơn bản chất của đối tượng thấy rõ nhận thức cũng như thái độ của chủ thể, để cùng rung cảm, nhận thức và hành động theo chủ thể. Đối với thuyết minh, tuy có sự phân biệt rõ ràng hơn, nhưng khi bộc lộ quan điểm của chủ thể trong văn biểu cảm về một giai đoạn, một tác gia văn học , người ta không thể không giới thiệu một cách tổng quát về giai đoạn hay tác gia đó. Nghĩa là trong văn biểu cảm với thuyết minh có mối quan hệ đan xen. 4. Thuyết minh trong văn bản nghị luận Thuyết minh là trình bày, giới thiệu hoặc giải thích về đặc điểm, tính chất, nguồn gốc của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội nhằm cung cấp cho người đọc, người nghe những tri thức chính xác, khách quan, trung thực. Còn nghị luận là bàn bạc, trình bày tư tưởng, quan điểm và thái độ của người viết một cách trực tiếp. Để thuyết phục người đọc về ý kiến, quan điểm của mình đã nêu ra, người viết bài văn nghị luận thường nêu các luận điểm, luận cứ và sử dụng các thao tác lập luận. Trong bài văn nghị luận có sử dụng yếu tố thuyết minh để tạo sự thuyết phục cho luận điểm bằng việc trình bày một cách chính xác khách quan, khoa học vấn đề ở
  9. nhiều góc nhìn (lí thuyết, thực tiễn). Ngược lại trong văn thuyết minh để nhấn mạnh thái độ của mình về nguồn gốc, đặc điểm, tính chất của đối tượng thì văn thuyết minh có sử dụng kết hợp yếu tố nghị luận. 5. Khả năng cung cấp thông tin của các kiểu bài văn thuyết minh, sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt Nhiệm vụ chủ yếu của VB thuyết minh là trình bày các đặc điểm cơ bản của đối tượng được thuyết minh, cung cấp cho chúng ta những thông tin khách quan về sự vật, hiện tượng, giúp chúng ta hiểu biết một cách đầy đủ, đúng đắn. Đây cũng chính là một đặc điểm quan trọng của VB thuyết minh, làm cho nó khác với các kiểu VB khác. Các tri thức trong VB thuyết minh không thể hư cấu,bịa đặt, tưởng tượng mà nó phải luôn luôn trung thực và phù hợp với thực tế. Đặc biệt người viết phải tôn trọng sự thật. Vì thế nó luôn có tính chất thực dụng, chỉ làm nhiệm vụ cung cấp tri thức là chính. Văn thuyết minh nhằm cung cấp những thông tin xác thực về sự vật, hiện tượng, giúp người đọc, người nghe nắm được đặc trưng, bản chất, cấu tạo, tính năng, tác dụng .của sự vật. Nội dung những văn bản thuyết minh thường chứa đựng những tri thức về đối tượng được giới thiệu thuyết minh. Do vậy muốn làm được VB thuyết minh cần phải tiến hành điều tra, nghiên cứu, học hỏi để nắm bắt được những tri thức về đối tượng thì những nội dung thuyết minh mới có tác dụng thông tin cao. Không những thế, văn thuyết minh còn có mục đích giúp người đọc, người nghe hiểu đúng, hiểu rõ về bản chất của sự vật, hiện tượng. Mỗi bài văn thuyết minh nhằm trả lời các câu hỏi: sự vật (hiện tượng) ấy là gì? có đặc điểm gì? có lịch sử hình thành, phát triển ra sao?có công dụng, lợi ích gì? vì sao như vậy? .Bởi vậy khi thuyết minh phải tuân theo những đặc điểm, quy luật nội tạng của sự vật, hiện tượng. Những sự nhận xét, đánh giá của đối tượng không theo chủ quan của người nói,
  10. người viết mà phải dựa trên tính chất khách quan của chúng, giúp con người hiểu được đặc trưng, tính chất của sự vật và biết cách sử dụng chúng vào mục đích có lợi cho con người. Do vậy, văn thuyết minh cần gắn với tư duy khoa học, nó đòi hỏi sự chính xác cao về đối tượng. Một VB thuyết minh đạt được hiệu quả thông tin cao nhất khi đảm bảo được các yêu cầu sau: - Phản ánh được đặc trưng, bản chất của sự vật: khi thuyết minh phải lựa chọn những đặc điểm cơ bản nhất, thể hiện rõ nhất bản chất của sự vật, hiện tượng. bài thuyết minh cần cung cấp những kiến thức cơ bản về đối tượng: đối tượng (sự vật, hiện tượng, phương pháp ) là gì? có đặc điểm tiêu biểu gì? có cấu tạo ra sao? được hình thành như thế nào? có giá trị, ý nghĩa gì đối với con người? Do vậy, khi làm văn cần tránh những ý rườm rà, những lời dài dòng hay ngoại đề không cần thiết mà vẫn tập trung làm nổi bật những nội dung cơ bản nhất về đối tượng. - Thể hiện được cấu tạo, trình tự logic của sự vật: Khi thuyết minh cần phải theo một trình tự hợp lí để người đọc hiểu đúng, hiểu rõ về sự vật. Tùy theo đối tượng thuyết minh mà có thể sắp xếp theo trình tự không gian, thời gian; trình tự cấu tạo của sự vật hoặc theo lôgic nhận thức. Nếu mục đích thuyết minh là tìm hiểu cấu tạo của sự vật thì phải trình bày sự vật theo các thành phần cấu tạo của nó; nếu tìm hiểu sự vật theo quá trình hình thành của nó thì phải trình bày theo quá trình từ trước đến sau; nếu sự vật có nhiều phương diện thì lần lượt trình bày các phương diện đó, trình bày theo đặc trưng của bản thân sự vật. Để đảm bảo hai yêu cầu trên, khi làm văn thuyết minh cần phải có tri thức về đối tượng được thuyết minh. Và muốn có tri thức về đối tượng được thuyết minh cần phải biết quan sát. Quan sát không đơn thuần chỉ là xem nhìn, mà còn là xem xét để phát hiện đặc điểm tiêu biểu của sự vật, phân biệt đâu là chính, đâu là phụ. Đồng
  11. thời còn phải biết tra cứu từ điển, SGK để có sự tìm hiểu chính xác. Thứ nữa là phải biết phân tích để có sự sắp xếp hợp lí các bộ phận, các đặc điểm của bản thân sự vật. - Lời văn phải trong sáng sinh động: Để người đọc hiểu đúng, hiểu rõ vấn đề thì văn phong thuyết minh cần phải giản dị, chuẩn xác. Với mục đích là cung cấp thông tin, văn thuyết minh có thể xây dựng hình ảnh, cảm xúc, biện pháp tu từ nhưng yêu cầu cao vẫn là tính khoa học chính xác. PHẦN II: CÁC DẠNG BÀI VĂN THUYẾT MINH DẠNG 1: THUYẾT MINH VỀ MỘT ĐỒ VẬT Cách làm I. Mở bài: Giới thiệu về vật được thuyết minh II. Thân bài -Nguồn gốc -Phân loại -Cấu tạo và công dụng -Cách lựa chọn -Cách sử dụng và bảo quản III. Kết bài: Thái độ với đồ vật ấy ĐỀ 1: THUYẾT MINH VỀ CHIẾC PHÍCH NƯỚC
  12. I. MỞ BÀI Mở bài số 1: Xin chào các bạn. Hẳn là các bạn đang thắc mắc ai đang nói chuyện với các bạn phải không? Vậy chúng ta cùng nhau đoán thử xem nhé. Tôi sẽ gợi ý cho các bạn này. Tôi là một đồ vật, vật dụng rất quen thuộc trong mỗi gia đình. Tôi có thể giữ ấm nước rất lâu. Đúng rồi đó, bạn đã đoán đúng rồi. Tôi chính là cái phích nước, hay còn gọi là cái bình thuỷ. Mở bài số 2: Trong số rất nhiều những vật dụng trong gia đình: tivi, máy giặt, tủ lạnh, điều hoà hẳn nhà ai cũng có một chiếc phích nước dù bên cạnh đã có những chiếc ấm đun nước siêu tốc. Chiếc phích nước đã được người dân sử dụng từ rất lâu rồi đấy. II. THÂN BÀI 1. Nguồn gốc, xuất xứ của chiếc phích nước - Chiếc phích nước đầu tiên ra đời vào năm 1892 bởi nhà vật lý học Sir James Dewar nhờ cải tiến từ thùng nhiệt lượng của Newton. Vì chiếc máy của Newton cồng kềnh, nhiều bộ phận không được bảo quản và khó có thể làm vệ sinh trong điều kiện phòng thí nghiệm. Chính vì vậy để thực nghiệm chính xác, yêu cầu của nhiệt lượng kế là cách ly tối đa giữa nhiệt độ bên trong bình và bên ngoài bên ngoài. => Từ đó, chiếc phích nước đầu tiên ra đời. Lúc đầu nó là một dụng cụ để cách ly nhiệt trong phòng thí nghiệm sau đó trở nên phổ biến thành đồ gia dụng như hiện nay. 2. Hình dáng, các bộ phận của chiếc phích nước Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phích và rất nhiều những hãng sản xuất khác nhau nhưng phổ biến và thông dụng nhất vẫn là phích nước Rạng Đông. Các
  13. loại phích có rất nhiều mẫu mã, kích thước, hình dáng khác nhau, phong phú đa dạng vậy nhưng cấu tạo lại giống nhau. Chiếc phích được chia làm hai phần gồm vỏ và ruột bên trong. - Vỏ phích: + Phần vỏ ngoài: Thường có hình trụ, chiều cao hoặc độ dài phụ thuộc vào hình dáng và kích thước của phích. Chất liệu để làm vỏ phích thường rất đa dạng, ngoài được làm bằng nhựa cứng, inox, sắt hoặc kim loại thì vỏ của một số loại phích còn được làm bằng mây, cói. Hiện nay mọi người thường thích dùng loại phích inox hơn là những loại phích làm bằng mây và cói. Trên vỏ phích thường được trang trí những hoa văn trang nhã, tinh tế và hài hòa. Ngoài ra trên đó còn có ghi rất rõ tên hãng sản xuất và dung tích của phích. + Nắp phích:Phần nắp phích cũng được làm bằng kim loại hoặc nhựa. Bên trong có phần ren để xoáy vào cổ phích. Ngoài ra nắp phích còn có thể được làm bằng gỗ nhẹ có tác dụng giữ nhiệt và đảm bảo cho nước không sánh ra ngoài. + Tay cầm: Trên vỏ phích có hai quai xách rất tiện lợi và xinh xắn. Một chiếc quai nằm cố định ở phần thân giữa để rót nước vào chén. Một chiếc quai nữa được làm ở phần đầu phích để xách, di chuyển phích được dễ dàng hơn. - Ruột phích: Cấu tạo của ruột phích gồm hai lớp thủy tinh rất mỏng, ở giữa là lớp chân không, trong lòng phích được tráng một lớp bạc rất mỏng có tác dụng ngăn sự tỏa nhiệt ra bên ngoài. Dưới đáy phích còn có một cái núm cũng có tác dụng giữ nhiệt. Nếu để vỡ cái núm ấy thì chiếc phích cũng sẽ không còn tác dụng giữ nhiệt. 3. Công dụng phích nước - Chiếc phích tuy nhỏ nhưng có công dụng lớn trong mỗi gia đình, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Mùa đông giá lạnh mà có ấm nước nóng để pha trà thì tuyệt biết bao.
  14. - Một chiếc phích tốt có thể giữ nhiệt từ 100 độ còn 70 độ trong vòng hai ngày. Ngoài ra, phích nước còn có thể đựng nước nóng mang đi xa khi cần thiết. 4. Cách chọn và bảo quản phích nước - Cách chọn: Khi mua phích cần phải chọn lựa kĩ lưỡng để tránh bị vỡ núm, nếu bị vỡ thì sẽ không còn khả năng giữ ấm. - Cách sử dụng: Đối với những chiếc phích mới mua về, ta không nên trực tiếp đổ nước nóng vào mà nên đổ nước ấm vào trước khoảng ba mươi phút sau đó đổ đi rồi mới đổ nước nóng vào dùng. Nếu ruột phích bị nứt vỡ thì chúng ta phải lưu ý tránh để nước tiếp xúc với lớp bạc. Khi dùng nên để ở nơi an toàn tránh xa tầm tay trẻ em. III KẾT BÀI - Nêu cảm nghĩ và tình cảm của bản thân về chiếc phích nước, khẳng định vai trò của nó trong đời sống con người. ĐỀ 2: THUYẾT MINH VỀ CHIẾC MŨ BẢO HIỂM I. MỞ BÀI Mở bài số 1: Xin chào tất cả các bạn. Hôm nay tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về họ hàng nhà mình nhé. Trước đó các bạn hãy thử đoán xem chúng tôi là ai nào. Tôi là một loại mũ, bên trong mềm, bên ngoài lại cứng, bảo vệ phần đầu của con người. Đúng rồi đấy, tôi chính là mũ bảo hiểm - người bạn đồng hành trên mỗi chặng đường giao thông hay một số hoạt động đặc biệt của con người. Mở bài số 2: Trong mỗi lĩnh vực đời sống, con người đều phải cần đến những công cụ, dụng cụ không thể nào thiếu được. Nếu trong hội họa là những hộp màu, cây chì, bút vẽ, tờ giấy; nếu trong thêu thùa là kim chỉ, vải vóc thì trong khi tham gia giao thông hay tham gia một số hoạt động đặc biệt chính là chiếc mũ bảo hiểm.
  15. II. THÂN BÀI 1. Nguồn gốc của mũ bảo hiểm - Thực ra chiếc nón bảo hiểm đã xuất hiện từ rất lâu rồi, có thể thấy từ trong những năm tháng chiến tranh chúng đã xuất hiện. Đó là tiền thân của chiếc mũ bảo hiểm hiện đại ngày nay. - Người ta đã tìm thấy những chiếc mũ cổ ở sâu dưới lòng đất, trong các ngôi mộ. Nếu như ai đã từng xem những bộ phim về Hy Lạp cổ đại, về các vị thần trên đỉnh Olympus thì ắt hẳn sẽ biết đến chiếc mũ có chóp nhọn ở trên đỉnh rất đặc trưng của người La Mã, Hy Lạp cổ đại. - Ban đầu thì chiếc mũ bảo vệ đầu của quân lính được làm bằng da, sau đó là làm bằng kim loại. Sau đó thì mũ được thay đổi bảo vệ cả khuôn mặt, chỉ để lộ ra phần mắt và mũi để thở. Thời gian dần trôi đi, những triều đại phong kiến phương Đông cũng đưa mũ bằng kim loại vào sử dụng trong quân đội. Đến chiến tranh thế giới thứ nhất thì Pháp đã coi mũ bảo hiểm chính là trang bị tiêu chuẩn cho người lính để các mảnh kim loại không bắn làm bị thương phần đầu trọng yếu. Sau đó thì các nước như Anh, Đức và nhiều nước châu Âu đã làm theo. 2. Hình dáng và các bộ phận của mũ -Chiếc mũ bảo hiểm có hình tròn hay hình cầu để ôm lấy phần đầu của người sử dụng mũ. Mũ có 3 lớp gồm lớp vỏ ngoài, lớp vỏ thứ hai và lớp vỏ trong cùng; ngoài ra còn có dây quai, một số mũ có kính chắn gió, miếng lót cổ -Lớp vỏ ngoài được làm từ nhựa cứng siêu bền với nhiều màu sắc khác nhau. Có những chiếc mũ còn được in lên hoa văn hay hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu dành cho các bé nữa. Khiến chiếc mũ trở nên đẹp hơn rất nhiều.
  16. -Lớp vỏ thứ hai ngay sau lớp nhựa là một lớp xốp để giảm lực va chạm tác động. Còn lớp vỏ trong cùng là lớp vải mềm nhằm để lớp da đầu không bị tổn thương và đội lên cũng êm ái, dễ chịu hơn. -Quai đeo thường khá dài và có thể được kéo dài hay rút ngắn tuỳ ý. Chiếc quai mũ cũng như chiếc khoá cặp sách của trẻ em vậy. Phần khoá cài được làm từ nhựa còn phần dây được đan từ những sợi tổng hợp. -Kính chắn gió (nếu có) được làm từ nhựa trong suốt để người dùng có thể nhìn thấy đường đi dễ dàng. 3. Phân loại mũ bảo hiểm -Mũ bảo hiểm nửa đầu: Như tên gọi của nó, chiếc mũ này chỉ bảo vệ nửa phần đầu trên vì để người dùng có thể lắng nghe được âm thanh mà phản xạ tránh đi kịp thời. Không chỉ vậy, trọng lượng nhẹ cùng kiểu dáng thời trang, giá cả rẻ nên được nhiều người ưa chuộng. -Mũ bảo hiểm có kính chắn gió: Chiếc mũ này có phần kính chắn gió có thể đẩy lên hoặc xuống. Lực lượng cảnh sát giao thông của nước ta hay sử dụng chiếc mũ này. Bởi khi có thêm kính thì kính sẽ cản lại gió, tránh để gió tạt vào mặt khiến chúng ta khó mở mắt quan sát đường. -Mũ bảo hiểm có lỗ thông gió: Lỗ thông gió này được thiết kế thêm ở phần sau đầu, đặc biệt dành cho phái nữ dùng khi buộc tóc. Lỗ thông gió sẽ giúp phần đầu không bị dính mồ hôi và khô thoáng hớn. -Mũ bảo hiểm ôm hết phần mặt: Loại mũ này thường được dùng cho các xe có phân khối lớn hay dân phượt là chủ yếu. Loại mũ này khá dày và bảo vệ phần đầu và cả phần mặt của người dùng rất tốt. Đồng thời chắn gió, giữ ấm cả khi trời lạnh.
  17. 4. Công dụng của mũ bảo hiểm -Mũ bảo hiểm giúp bảo vệ phần đầu của chúng ta. Như tất cả đều biết thì phần đầu là phần cơ quan trọng yếu rất dễ bị tổn thương. Với lớp vỏ cứng, mũ giúp giảm sự va đập mạnh của các đồ vật hay do ngã xuống đường, từ đó là làm giảm nguy cơ bị tai nạn vùng đầu, chấn thương sọ não. -Từ ngày sử dụng mũ bảo hiểm thì tỉ lệ tử vong do bị tổn thương vùng đầu cũng đã giảm đi đáng kể. Đồng thời, mũ bảo hiểm với kiểu dáng và màu sắc đa dạng cũng khá là hợp thời trang. 5. Cách sử dụng và bảo quản mũ bảo hiểm Cách sử dụng mũ cũng vô cùng đơn giản. Chỉ cần đội mũ lên và cài quai là được. Nếu quai dài thì có thể chỉnh cho ngắn lại và nếu quai ngắn cũng có thể chỉnh cho dài ra sao cho vừa. Mũ bảo hiểm chất lượng có giá thành cao hơn một chút nhưng lại bền và tốt hơn. Chiếc mũ đa số làm từ nhựa, vì vậy không nên đập quá mạnh mũ hay ném mũ đi. III. KẾT BÀI - Khái quát lại một vài suy nghĩ của bản thân về chiếc nón bảo hiểm, công dụng của mũ bảo hiểm. Ví dụ: Chiếc mũ bảo hiểm rất quan trọng. Bởi vậy lựa chọn một chiếc mũ cẩn thận và giữ gìn nó cũng chính là bảo vệ cho tính mạng của mỗi chúng ta. ĐỀ 3: THUYẾT MINH VỀ CHIẾC NÓN LÁ I. MỞ BÀI 1. Mở bài 1
  18. “Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng tre”. Nón lá là một vật dụng quen thuộc đã đi vào thơ ca Việt Nam tự bao giờ. Nón lá đã góp phần tạo nên vẻ đẹp, duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam. Mở bài 2: Từ lâu, chiếc nón lá đã trở thành vật dụng quen thuộc của người phụ nữ Việt Nam. Hình ảnh thiếu nữ mặc tà áo dài thướt tha bên chiếc nón bài thơ đã làm nên bản sắc của đất nước. Có thể nói, chiếc nón lá là một phần hồn, một phần người, một phần trầm tích của nền văn hóa xứ sở. II. THÂN BÀI 1. Lịch sử về chiếc nón lá – Nón lá xuất hiện đã rất lâu. Nó đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ và trống đồng Đông Sơn từ mấy ngàn năm về trước. – Tuy đã có sự thay đổi ít nhiều nhưng nón lá vẫn giữ được hình dáng và công dụng của nó. 2. Cấu tạo – Nón lá được làm bằng nhiều loại lá khác nhau nhưng chủ yêu là lá cọ, lá nón, lá kò, lá dừa, – Nón gồm phần nón và phần quai. Nón có nhiều hình dáng nhưng ở Việt Nam thì nón lá thường có hình chóp nhọn hay hơi tù. + Người ta làm một cái khung hình chóp nhọn hay hình chóp hơi tù. Sau đó chuốt từng thanh tre tròn nhỏ rồi uốn thành các vòng tròn có đường kính to nhỏ khác nhau.
  19. + Một cái nón để người lớn đội đầu có 16 vòng tròn xếp cách đều nhau trên khung. Vòng tròn to nhất có đường kính là 50cm. Vòng tròn nhỏ nhất có đường kính khoảng 1cm. + Lá nón được phơi khô, là (ủi) phẳng bằng khăn nhúng nước nóng hoặc bằng cách đặt một miêng sắt trôn lò than. Khi là lá, một tay người là cầm từng lá nón đặt lên thanh sắt. Một tay cầm một bọc vải nhỏ vuốt, cho lá thẳng. Điều quan trọng là độ nóng của miếng sắt phải đủ độ để lá nón không bị cháy và cũngkhông bị quăn. +Người làm nón cắt chéo góc những lá nón đã được chọn. Dùng chỉ thắt thật chặt đầu lá vừa cắt chéo. Đặt lá lôn khung rồi dàn đều sao cho khít khung nón. + Dùng chỉ (hoặc sợi nilông, sợi móc) may lá chặt vào khung. Người ta thường dùng hai lớp lá để nước không thấm vào đầu. Có khi người ta dùng bẹ tre khô để lót vào giữa hai lớp lá. Nón tuy không thanh thoát nhưng bù lại nó vừa cứng vừa bền. + Vành nón được làm bằng những thanh tre khô vót tròn. Quai nón thường được làm bằng dây hoặc các loại vải mềm. Quai nón buộc vào nón đủ vòng vào cổ đồ giữ nón khỏi bị bay khi trời gió và không bị rơi xuống khi cúi người. 3. Các loại nón Nón lá có nhiều loại, nhưng chủ yếu người Việt Nam thường dùng các loại nón có tôn như sau: – Nón Ngựa (còn có tôn là Gò Găng). Loại nón này được sản xuất ở Bình Định. Nón được làm bằng lá dứa và thường được đội đầu khi cưỡi ngựa. – Nón Bài thơ. Nón bài thơ được sản xuất ở Huế. Nón có lá trắng và mỏng. Giữa hai lớp lá được lồng tranh phong cảnh hoặc mấy câu thơ.
  20. – Nón Chuông (nón làng Chuông – huyện Thanh Oai, Hà Tây – nay là Hà Nội). Nón Chuông thanh, nhẹ, đọp bền nổi tiếng. – Nón Quai thao. Loại nón này không có hình chóp mà bằng. Phía vòng ngoài được lượn cụp xuôrig. Phía trong lòng nón có khâu một vòng tròn đan bằng nan của cây giang, vừa đầu người đội. Người ta còn gọi là “nón thúng quai thao vì trông hơi giông hình cái thúng. Ca dao có câu: Ai làm nón thúng quai, thao Để cho anh thấy cô nào cũng xinh. Hiện nay, nón quai thao chỉ được sử dụng trong các ngày hội. Người đã có công lưu giữ loại nón này chính là nghẹ nhân Trần Canh. 4. Công dụng và cách bảo quản của nón Chiếc nón lá có ý nghĩa giá trị vật chất và giá trị tinh thần đối với con người. a. Trong cuộc sống nông thôn – Người ta dùng nón khi nào? Công dụng gì ? – Những hình ảnh đẹp gắn liền với chiếc nón lá. – Sự gắn bó giữa chiếc nón lá và người dân ngày xưa + Trong câu thơ, ca dao: nêu các ví dụ + Câu hát giao duyên: nêu các ví dụ b. Trong cuộc sống hiện đại – Trong sinh hoạt hàng ngày.
  21. – Trong các lĩnh vực khác. + Nghệ thuật: Chiếc nón lá đã đi vào thơ ca nhạc hoạ. + Du lịch: hình ảnh nón lá đóng góp gì trong du lịch ? c. Bảo quản Chiếc nón lá phủ lên 2 mặt 1 lớp nhựa thông pha với dầu hỏa. Cóp nón khâu thêm 1 mảnh vải nhỏ để bảo vệ khỏi va quệt trầy xước khi sử dụng. III. Kết bài – Chiếc nón lá không chỉ là đồ vật có nhiều công dụng mà còn góp phần thể hiện vẻ đẹp duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam. – Chiếc nón lá còn là nguồn đề tài phong phú cho các văn nghệ sĩ. Một trong những bài hát nói về chiếc nón được mọi người yêu thích là Chiếc nón bài thơ. – Chiếc nón lá sẽ mãi mãi tồn tại trong đời sống, trong nền văn hóa của người Việt Nam. ĐỀ 4: THUYẾT MINH VỀ CÂY BÚT BI I. MỞ BÀI “Nét chữ là nết người”. Thật vậy, câu thành ngữ ngắn gọn đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dânViệt Nam, nhắc nhở ta về học tập cũng như tầm quan trọng của nét chữ. Bởi học tập là một quá trình đầy khó khăn vất vả để xây dựng những nhân tài phục vụ cho tổ quốc ngày càng tuơi đẹp. Và trong quá trình gian nan đó, đóng góp một công lao không nhỏ chính là cây bút bi. II. THÂN BÀI
  22. 1. Nguồn gốc, xuất xứ Được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930 quyết định và nghiênàÔng phát hiện mực in giấy rất nhanh khô cứu tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế 2. Cấu tạo: 2 bộ phận chính - Vỏ bút: ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất. - Ruột bút: bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước -Bộ phận đi kèm: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở. 3. Phân loại - Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tuỳ theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng. - Màu sắc đẹp, nhiều kiểu dáng (có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá trong bài) -Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng. 4. Nguyên lý hoạt động, bảo quản (có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh , nhân hoá trong bài viết) - Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ. - Bảo quản: Cẩn thận. 5. Ưu điểm, khuyết điểm -Ưu điểm + Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.
  23. + Giá thành rẻ,phù hợp với học sinh. - Khuyết điểm: + Vì viết được nhanh nên dễ giây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn. - Phong trào: “Góp bút Thiên Long, cùng bạn đến trường” khơi nguồn sáng tạo. 6. Ý nghĩa - Càng ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình. - Những chiếc bút xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẫm mỹ của mỗi con người - Dùng để viết, để vẽ. - Những anh chị bút thể hiện tâm trạng. Như người bạn đồng hành thể hiện ước mơ, hoài bão của con người. “ Hãy cho tôi biết nét chữ của bạn, tôi sẽ biết bạn là ai.” III. KẾT BÀI Ý nghĩa của việc sử dụng yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh: giúp cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn, góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng cần thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc. ĐỀ 5: THUYẾT MINH VỀ CHIẾC CẶP SÁCH I. MỞ BÀI
  24. – Giới thiệu chiếc cặp sách là người bạn đồng hành lâu dài với lứa tuổi học trò trong suốt thời gian cắp sách đến trường. II. THÂN BÀI 1. Nguồn gốc, xuất xứ – Xuất xứ: vào năm 1988, nước Mỹ lần đầu tiên sản xuất ra chiếc cặp sách mang phong cách cổ điển. – Từ sau 1988, cặp sách đã được sử dụng phổ biến nhiều nơi ở Mỹ và sau đó lan rộng ra khắp thế giới. 2. Cấu tạo – Chiếc cặp có cấu tạo rất đơn giản. + Phía ngoài: chỉ có mặt cặp, quai xách, nắp mở, một số cặp có quai đeo,. + Bên trong: có nhiều ngăn để đựng sách vở, bút viết, một số cặp còn có ngăn để đựng áo mưa hoặc chai nước,. 3. Phân loại – Có nhiều loại cặp sách khác nhau như: cặp táp, cặp da, ba-lô,. với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như: của Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc: Tian Ling, Ling Hao,. mang những phong cách thiết kế riêng biệt. Tuy nhiên cách làm chúng đều có phần giống nhau. + Chất liệu: vải nỉ, vải bố, da cá sấu, vải da,. 4. Công dụng – Cặp là vật để chúng ta đựng sách vở, bút viết mỗi khi đến trường.
  25. – Cặp cũng là vật để che nắng, che mưa cho sách vở. Một số bạn cũng sử dụng cặp để che mưa cho chính bản thân. – Cặp cũng là vật đã để lại không biết bao nhiêu kỷ niệm vui, buồn, đồng thời cũng tô lên nét đẹp của tuổi học trò – cái tuổi đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi người chúng ta. 5. Cách sử dụng – Tùy theo từng đối tượng mà con người có những cách sử dụng cặp khác nhau: + Học sinh nữ : dùng tay xách cặp hoặc ôm cặp vào người. => Thể hiện sự dịu dàng, thùy mị, nữ tính. + Học sinh nam: đeo chéo sang một bên = > Thể hiện sự khí phách, hiêng ngang, nam tính. + Học sinh tiểu học: đeo sau lưng để dễ chạy nhảy, chơi đùa cùng đám bạn. => Thể hiện sự nhí nhảnh, ngây thơ của lứa tuổi cấp 1. +Các nhà doanh nhân: sử dụng các loại cặp đắt tiền, xịn, thường thì họ xách trên tay. => Thể hiện họ thật sự là những nhà doanh nhân thành đạt và có được nhiều thành công cũng như sự giúp ích của họ dành cho đất nước. – Nhìn chung, khi mang cặp cần lưu ý không nên mang cặp quá nặng, thường xuyên thay đổi tay xách và vai đeo. 6. Cách bảo quản
  26. – Học sinh chúng ta thường khi đi học về thì quăng cặp lên trên cặp một cách vô lương tâm khiến cặp dễ bị rách hay hư hao. Nên bảo quản cặp bằng những phương pháp sau đây để giữ cho cặp bền tốt và sử dụng được lâu: + Thường xuyên lau chùi hoặc giặt cặp để giữ độ mới của cặp. + Không quăng cặp hay mạnh tay để tránh làm rách cặp hay hư hao. + Cứ khoảng 1 – 2 lần mỗi năm, hãy làm mới cặp bằng xi đánh giày không màu. + Để sửa chữa cặp khi bị rách, đừng nên mang đến hàng sửa giày hay giặt khô vì như vậy sẽ có nguy cơ bị hỏng do dùng sai công cụ. Hãy đưa đến thợ sửa cặp chuyên nghiệp. + Đừng bao giờ cất cặp da trong túi nilon, nó có thể làm khô túi hoặc bị chất dẻo dính vào da. + Thường xuyên nhét giấy vụn hoặc áo phông cũ vào cặp để giữ hình dáng. + Đặt cặp trong túi nỉ của cửa hàng hoặc vỏ gối để giữ khả năng đứng thăng bằng của cặp. III. KẾT BÀI Nói tóm lại, cặp sách là một vật dụng rất cần thiết trong việc học tập và cả trong đời sống của chúng ta. Nếu chúng ta sử dụng đúng cách, nó sẽ mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích và có thể được coi là người bạn luôn luôn đồng hành với mỗi chúng ta. Đặc biệt là đối với học sinh – chủ nhân tương lai của đất nước. ĐỀ 6: THUYẾT MINH VỀ CHIẾC QUẠT GIẤY I. MỞ BÀI
  27. Mở bài số 1: Hè đến mang theo những ánh nắng chói chang gay gắt. Một buổi trưa hè với tiếng ve kêu râm ran, không có một chút gió nào thì khó có thể nào ngủ được, nhất là những trưa mất điện. Nhưng chúng ta vẫn chợp mắt yên tĩnh bởi chiếc quạt giấy mỏng – một vật dụng vô cùng quen thuộc, đã mang đến những cơn gió mát nhân tạo, phe phẩy giữa trưa hè. Mở bài số 2: Xin chào tất cả các bạn, hẳn các bạn đang rất tò mò người vừa chào các bạn là ai đúng không? Chúng tôi rất quen thuộc với các bạn, chúng tôi xuất hiện trong cuộc sống thường nhật, trong những bài múa, bài hát; trong những ngôi nhà Chúng tôi mang đến những cơn gió mát, tô điểm cho vẻ đẹp của nhiều người chụp ảnh Hẳn là các bạn đã đoán được chúng tôi là ai rồi nhỉ? Đúng vậy, chúng tôi chính là những chiếc quạt giấy đấy. Để chúng tôi kể cho các bạn nghe về đại gia đình quạt giấy nhà chúng tôi nhé. II. THÂN BÀI 1. Nguồn gốc của quạt giấy - Cây quạt giấy xuất phát từ phương Đông. Nếu nói về nguồn gốc của cây quạt này, có rất nhiều truyền thuyết xoay quanh về sự ra đời của nó. Trong đó nổi trội nhất là câu chuyện về sự ra đời của hai chếc quạt cỏ - chiếc quạt tổ tiên của quạt giấy do Nữ Oa và thời vua Hán Vũ Đế. - Qua thời gian thì chiếc quạt cỏ đã được làm bằng nhiều nguyên liệu khác nhau: giấy, lụa, vải với nhiều hình dạng khác nhau và được nhiều người ưa chuộng. - Phải đến thời Bắc Tống thì chiếc quạt xếp – tương tự như quạt giấy ngày nay mới xuất hiện. Đến thời Nam Tống thì loại quạt giấy này lại được sản xuất với số lượng lớn.
  28. => Như vậy, chiếc quạt đã có từ rất lâu đời, nhưng chiếc quạt giấy thì phải một thời gian sau đó, trở thành vật dụng hữu ích quen thuộc cho đến tận ngày nay. 2. Hình dáng và các bộ phận của quạt giấy - Nguyên liệu: Như tên gọi thì chiếc quạt này được làm chủ yếu là từ giấy với nan tre, nan trúc . - Nan quạt: Hay còn gọi là nhài quạt. Là các thanh gỗ hình chữ nhật dẹt, không quá cứng hay dày nhưng đủ cứng cáp. Những thanh gỗ này được xếp lại và cố định ở phần cuối bằng một chiếc đinh nhỏ chắc chắc để chúng có thể xòe ra được ở phần đầu. - Phần giấy phía trên của quạt thường được cắt thành nửa đường tròn cong cong. Hai lớp giấy sẽ dán lại với nhau, ở giữa hai lớp là các thanh nan quạt được cố định lại bằng keo hoặc chỉ. - Chiếc quạt giấy có thể gấp gọn lại thành một thỏi dày và có thể xòe ra khi cần dùng tới. - Kích thước của quạt giấy: Rất đa dạng, có thể nhỏ nhỏ vừa tay người cầm, có thể rất lớn, thường được treo trên tường để trang trí hoặc hai ba người quạt trong nhà quý tộc xưa. 3. Công dụng của quạt giấy - Như nhiều chiếc quạt khác, công dụng đầu tiên của quạt giấy chính là tạo ra những cơn gió mát. - Thời xưa, với những văn nhân tài tử thì quạt giấy được họa lên những bức tranh hay là bài thơ, là vật cần có và yêu thích, thể hiện nét thư sinh, văn chương của mình. Còn với những tiểu thư đài các thì chiếc quạt là thứ vô cùng cần thiết khi ra ngoài
  29. hay khi gặp mặt nam nhân khác. Chiếc quạt có tác dụng che đi phần nào khuôn mặt của họ, che đi nét ngượng ngùng cũng như không để người khác sỗ sàng nhìn chằm chằm vào mặt. - Quạt giấy còn là vật trang trí nhà cửa, là đồ vật văn hóa của nhiều nước phương Đông như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Trung Quốc 4. Cách sử dụng và bảo quản quạt giấy - Cách sử dụng: Chỉ cần xòe rộng quạt ra và phe phẩy lên xuống là ta sẽ cảm nhận được những cơn gió mạt mà quạt mang đến. - Bảo quản: Vì quạt giấy khá dễ rách, dễ hỏng nên chúng ta cần cẩn thận trong lúc sử dụng. Không nên tác dụng quá nhiều lực hay giằng co với người khác. III. KẾT BÀI - Nêu cảm nghĩ của bản thân về hình ảnh và ý nghĩa của cây quạt giấy. ĐỀ 7: THUYẾT MINH VỀ CÂY KÉO I. MỞ BÀI Mở bài số 1: Cuộc sống của mỗi chúng ta cần có sự trợ giúp của rất nhiều những vật dụng khác nhau, từ những đồ dùng có kích thước lớn cho đến vật dụng nhỏ bé, tất cả đều vô cùng quan trọng. Cũng như vậy, chiếc kéo có một vai trò không hề nhỏ trong quá trình sinh hoạt hằng ngày của mỗi chúng ta. Mở bài số 2: (Nhập vai thành chiếc kéo để dẫn dắt và tự giới thiệu về mình) Xin chào các bạn, hẳn là các bạn cũng biết, cuộc sống của con người đều cần đến sự giúp đỡ của rất nhiều đồ vật khác nhau. Vậy bạn nghĩ xem, những sợi chỉ thừa, những tờ giấy được cắt ra thành những hình thù đẹp đẽ là nhờ có thứ gì? Chính là
  30. họ hàng nhà kéo chúng tôi đấy. Chúng tôi tuy nhỏ nhưng mà có võ, có vai trò quan trọng lắm. Vậy nên, hôm nay tôi rất vui khi được giới thiệu với các bạn về họ hàng của mình. II. THÂN BÀI 1. Giải thích khái niệm: Cây kéo là gì? => Cây kéo là một trong những dụng cụ trong đời sống hàng ngày của con người, là vật không thể thiếu trong những hành động hàng ngày của chúng ta. 2. Lịch sử của cây kéo qua thời gian như thế nào? -Dẫn dắt: Bất kỳ một vật dụng nào cũng có hình thái sơ khai ban đầu của nó, được con người phát minh vào một khoảng thời gian nhất định, trải qua thời gian mà được cải tiến, thay đổi để phù hợp với yêu cầu cuộc sống. Cây kéo cũng vậy, vật dụng này đã có từ rất lâu đời rồi đấy. -Thời gian được sáng chế: Không ai rõ ràng thời gian chính xác cây kéo ra đời là ngày tháng năm nào, nhưng con người đã xác định được khoảng thời gian mà nó ra đời là vào 1500 TCN ở đất nước Ai Cập cổ đại tuyệt vời mà chúng ta vẫn luôn biết đến. Người ta đã phát hiện ra một chiếc kéo cổ đại, ước tính nó xuất hiện lớn nhất là vào khoảng 3000 đến 4000 năm trước, ở vùng đồng bằng Lưỡng Hà – một trong những cái nôi văn hóa của người cổ đại. 3. Hình dáng và cấu tạo của cây kéo qua thời gian thay đổi như thế nào? - Hình dáng, cấu tạo ban đầu (Thời kì sơ khai): Chiếc kéo đầu tiên được làm vô cùng đơn giản và thô sơ. -Nó được làm từ đồng, rất mỏng. Nếu nhìn sơ qua thì sẽ thấy có phần giống với chiếc kéo may dùng để cắt chỉ.
  31. -Hai lưỡi kéo là hai miếng đồng mỏng được cố định bởi một miếng đồng cong, có phần dẻo để giúp ta có thể tác dụng lực mà ép hai lưỡi kéo lại gần và thả chúng về vị trí ban đầu cố định. - Hình dáng, cấu tạo hiện tại: Qua thời gian, chiếc kéo dần được thay đổi phần nào vẻ ngoài của mình nhờ sự phát triển của nghề thợ thủ công cùng vật liệu để sao cho phù hợp với người dùng. Chiếc kéo gần nhất với kiểu kéo hiện đại bây giờ được người La Mã phát minh vào năm khoảng 100. -Kéo này được làm từ sắt hoặc thép vì đồng dần trở nên khan hiếm hơn vào thời kì đó. Lưỡi kéo vẫn là hình dạng như chiếc kéo thuở sơ khai nhưng diện tích nhỏ hơn, độ dày tăng lên nhưng vẫn không làm giảm đi độ sắc bén của hai lưỡi kéo này. Hai lưỡi kéo được cố định với nhau bởi một trục tâm, tay cầm cũng rõ ràng hơn. - Đồng thời, cách sản xuất cũng công phu và tốn thời gian hơn nhất nhiều. 4. Phân loại kéo Tùy theo loại vật liệu và mục đích sử dụng mà có nhiều loại kéo với phần lưỡi được chế tạo khác nhau sao cho phù hợp. - Kéo thường với tay cầm bằng nhựa đủ màu sắc khác nhau được sử dụng chủ yếu trong các gia đình. - Kéo y tế được làm từ loại sắt không gỉ, chỉ được rửa bằng cồn y tế và sử dụng trong phạm vi này. - Kéo cắt chỉ có phần giống như chiếc kéo sơ khai ban đầu, công dụng của nó hẳn là ai cũng biết. 5. Công dụng, cách sử dụng và bảo quản kéo
  32. Công dụng: Kéo được dùng chủ yếu là để cắt nhiều loại vật liệu như: giấy, vải, chỉ Kéo là một công cụ rất thân thuộc và hầu như gia đình nào cũng có ít nhất 1 chiếc. Cách sử dụng: Thực ra sử dụng kéo rất đơn giản, chỉ cần dùng ba ngón tay: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa giữ lấy phần tay cầm, hơi tác dụng lực để hai lưỡi kéo mở ra rồi đóng lại, cứ như thế là ta sẽ cắt được đồ ta muốn rồi. Cách bảo quản: Kéo làm từ sắt nên được giữ ở nơi khô ráo thoáng mát để tránh bị gỉ cũng như để bị cùn. Nếu dùng kéo để cắt đồ ăn, nên rửa với xà phòng cho sạch rồi để ráo nước. III. KẾT BÀI - Nêu suy nghĩ của bản thân về cái kéo cũng như về vai trò của nó. ĐỀ 8: THUYẾT MINH VỀ CHIẾC XE ĐẠP I. MỞ BÀI - Có thể lựa chọn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng cả hai đều phải tập trung giới thiệu được vấn đề mà đề bài yêu cầu: Thuyết minh về chiếc xe đạp. Mở bài số 1: Xin chào tất cả các bạn, ngày hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn nghe về họ hàng nhà mình nhé. Trước tiên mình sẽ gợi ý một chút về bản thân mình. Chúng mình là một loại phương tiện di chuyển rất quen thuộc từ lâu của con người. Chúng mình chuyển động được là do sức đạp chứ chẳng phải bằng bất kỳ nhiên liệu nào khác. Hẳn các bạn đã đoán ra được rồi nhỉ? Đúng vậy, chúng mình chính là chiếc xe đạp đây. Mở bài số 2: Chúng ta có rất nhiều phương tiện để di chuyển tuỳ thuộc vào nhu cầu và quãng đường dài hay ngắn như: ô tô, máy bay, tàu hoả Nhưng dù hiện đại đến
  33. đâu, con người ta vẫn cứ dùng một loại phương tiện sớm đã có từ xưa - đó là chiếc xe đạp. II. THÂN BÀI 1. Nguồn gốc, sự ra đời của chiếc xe đạp - Năm 1817, chiếc xe đạp đầu tiên được ra đời bởi một nam tước người Đức có tên là Baron von Drais. Ông đã có ý tưởng từ trước đó về một cỗ máy dùng sức người giúp ông đi nhanh hơn, cụ thể là quanh khu vườn hoàng gia. Và chiếc xe đạp đầu tiên ấy có tên là “Cỗ máy chạy bằng chân”, được làm hoàn toàn từ gỗ. Nó đã giúp ông đi được 13km chỉ trong 1 giờ đồng hồ mà thôi. Cách sử dụng chính là người ngồi lên sẽ dùng chân đẩy về phía sau, bánh xe sẽ đẩy xe lên phía trước. Nhưng chiếc xe này khó giữ được thăng bằng và sau này bị chính phủ cấm. - Năm 1860 - 1870, xe đạp ban đầu đã có thêm bàn đạp ở bánh xe trước, bánh trước cũng lớn hơn bánh sau rất nhiều. - 1885, chiếc xe với hai bánh bằng nhau và khá đầy đủ các bộ phận ra đời. Chiếc xe này chính là nguyên mẫu của chiếc xe đạp ngày nay chúng ta vẫn hay sử dụng. - Sau nhiều năm, một số bộ phận được thay đổi để sử dụng tốt hơn và bền hơn. Cho đến ngày nay, chiếc xe đạp hiện đại đã khá hoàn chỉnh và đảm bảo an toàn. 2. Hình dáng và các bộ phận của xe đạp - Tay lái: Tay lái của xe đạp bao gồm có phần tay nắm để lái, phanh và chuông. Tay lái xe đạp thường sẽ là dạng hình đường uốn lượn lên xuống, phần tay lái cong hướng vào phía người lái. Phần phanh thì sẽ có phanh trước và phanh sau. Phía tay trái bao giờ cũng là phanh trước, còn tay phải sẽ là phanh sau. Phanh xe là một phát minh vô cùng tuyệt vời giúp chúng ta làm chủ tốc độ trong quá trình sử dụng điều khiển xe.
  34. - Bánh xe: Là 2 vòng tròn lớn để xe lăn đi trên đường. Chiếc bánh xe này sẽ có những nan hoa cố định để bánh xe không bị biến dạng. Ở vành bánh xe chính là lốp xe, bên trong lốp là săm xe được bơm khí vào để bánh xe có thể lăn được trên đường. - Bàn đạp: Đây là nơi mà chân chúng ta sẽ dùng để tác dụng lực lên làm bánh xe quay nhờ có hệ thống xích xe. Bàn đạp thường có hình chữ nhật, bằng một phần ba bàn chân của chúng ta. - Yên xe: Thường có hình như đầu một chú chó vậy. Đây là nơi người lái xe sẽ ngồi lên để có thể đạp. Yên xe thường được bọc một lớp bông và da mềm để ngồi cho thoải mái. - Ngoài ra còn có rất nhiều bộ phận khác như đèn, giỏ xe 3. Các loại xe đạp khác nhau - Đầu tiên là loại xe đạp phổ biến mà chúng ta vẫn thường thấy, các bà các mẹ hay đi. Tay lái cong cong, xe khá là cao. - Xe đạp địa hình: Loại xe này có lốp to, có hệ thống giảm xóc rất tốt, phù hợp để đi trên đường đất đá gồ ghề, đường núi. Tuy nhiên xe hơi nặng và đi hơi lâu. - Xe đi đường dài: Dành cho các bạn dùng để khám phá du lịch dài ngày, hay còn gọi là xe đạp tour. - Hybrid bike: Loại xe này phù hợp đi trong thành phố, có tốc độ cao. - Ngoài ra còn một số loại xe đạp khác như xe đạp gấp, xe đạp tối giản tùy thuộc vào nhu cầu của người tiêu dùng mà có sự lựa chọn khác nhau. 4. Công dụng và cách sử dụng xe đạp - Công dụng:
  35. + Trước hết thì xe đạp là công cụ giúp con người di chuyển thô sơ nhất, đơn giản nhất và dễ sử dụng nhất. Gần như chỉ mất vài ngày luyện tập là đã có thể đi xe đạp được. + Trong thời kì công nghiệp hóa khiến môi trường ô nhiễm thì sử dụng xe đạp sẽ không thải khí độc ra môi trường như nhiều loại phương tiện khác. Đồng thời dễ di chuyển ở những thành phố lớn vào giờ cao điểm, giao thông ùn tắc + Đạp xe là một cách để giúp cho cơ thể khỏe mạnh, giảm lượng mỡ thừa, lượng calo thừa, giúp chúng ta có một vóc dáng đẹp. - Cách sử dụng: Cách dùng rất đơn giản, chỉ cần ngồi lên yên, đặt chân lên bàn đạp và đạp. Xe sẽ di chuyển về phía trước, khi ta cần phanh lại đã có tay phanh 5. Cách bảo quản, giữ gìn xe đạp - Xe đạp khá nhỏ gọn nên chúng ta có thể cất ở một chỗ có diện tích nhỏ, hoặc có thể tháo ra cất đi nếu chúng ta không sử dụng trong thời gian dài. - Cần chú ý tra dầu cho xích thường xuyên, đồng thời kiểm tra độ căng của hai bánh xe để tránh bị hỏng lốp III. KẾT BÀI - Nêu tình cảm, cảm nghĩ của chính mình về công dụng cũng như lịch sử, hình dáng của xe đạp. ĐỀ 9: THUYẾT MINH VỀ CÁI BÀN I. MỞ BÀI
  36. - Có thể lựa chọn mở bài trực tiếp hay gián tiếp tùy thuộc vào mỗi học sinh, tuy nhiên cả hai kiểu mở bài này đều cần phải dẫn dắt đến được yêu cầu của đề bài: Thuyết minh về đồ dùng trong gia đình (Cái bàn). Mở bài số 1: Trong gia đình em có rất nhiều đồ dùng đa dạng khác nhau: nào căn bếp với những giá bát ngay ngắn, nào phòng khách với những bức tranh sinh động Nhưng trong tất cả, chiếc bàn vẫn là quan trọng nhất bởi đó là nơi gia đình quây quần bên nhau. Mở bài số 2: Nếu được hỏi rằng đồ dùng nào trong gia đình có ý nghĩa nhất với bạn, có lẽ với người này sẽ là những chiếc bát đôi đũa. Có lẽ với người kia là chiếc ti vi hiện đại hay tủ lạnh. Nhưng với tôi và có lẽ là với nhiều bạn khác, đó lại là chiếc bàn trong gia đình. II. THÂN BÀI 1. Nguồn gốc của đồ dùng đó (Cái bàn) -Theo dòng chảy của lịch sử thời gian trở về thì chiếc bàn đã có từ xa xưa. Một trong những cái bàn đầu tiên là của người Ai Cập. Thực ra nó không giống như cái bàn ngày nay mà phần diện tích bề mặt để để đồ vật khá nhỏ. Phần chân bàn cũng chỉ là một hình trụ lớn được chạm khắc khá tỉ mỉ bởi chiếc bàn này được làm từ đá. -Theo thời gian thì sau này người La Mã, Hy Lạp được chế tác từ gỗ hay kim loại, và chúng cũng thay đổi dần hình dáng, mặt bàn cũng rộng hơn ra rất nhiều, được đỡ bởi bốn chân bàn như chiếc bàn ngày nay. Không chỉ vậy, người Trung Hoa xưa cũng đã chế tạo ra chiếc bàn từ lâu để viết hoặc vẽ. => Như vậy, chiếc bàn đã xuất hiện từ khá lâu đời, trở thành một vật dụng không thể thiếu được trong cuộc sống của chúng ta.
  37. 2. Hình dáng và các bộ phận của đồ dùng (Cái bàn) -Mặt bàn: Mặt bàn luôn luôn là một mặt phẳng được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như gỗ, kim loại và song song mới mặt đất để khi đặt đồ vật lên được cân bằng. Mặt bàn có rất nhiều kiểu khác nhau như hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình elip Người ta sẽ thường cắt một tấm kính lớn và dày để lên trên mặt bàn gỗ. -Chân bàn: Đây là phần có tác dụng chống đỡ mặt bàn. Chân bàn được làm từ cùng một chất liệu với mặt bàn, thường có hình trụ hoặc hình cột. Chân bàn cũng có rất nhiều loại. Thường thấy là loại 4 chân ở 4 góc bàn, ngoài ra cũng có loại 3 chân với bàn hình tròn hay một chân lớn ở giữa bàn. Ngăn kéo (nếu có): Đây là phụ kiện đi kèm ở một số loại bàn như bàn làm việc, bàn học Ngăn kéo là một khối hộp rỗng ruột có thể kéo ra vào, tài liệu sách vở được để bên trong. Một số ngăn kéo còn có khoá. Ngăn dưới gầm bàn: Có thể nói đây là mặt bàn thứ 2 phía dưới gầm bàn, thường được dùng để đặt cốc chén, ấm nước 3. Phân loại bàn trong gia đình -Bàn ngủ: Đây là loại bàn nhỏ để bên đầu giường. Trên bàn thường dùng để đèn ngủ, đồng hồ báo thức, điện thoại để dễ với, dễ lấy. -Bàn ăn: Đây là loại bàn phổ biến trong mỗi gia đình. Chiếc bàn này thường có hình chữ nhật hoặc hình tròn, bên trên là một tấm kính dày để có thể dễ dàng lau mặt bàn hơn. Tuỳ theo số người trong gia đình mà chiếc bàn có số ghế tương ứng và độ lớn phù hợp. -Bàn cà phê (Bàn tiếp khách): Loại bàn này có hình chữ nhật, thường khá thấp vì đi liền với sofa. Ở phía dưới mặt bàn, gần sát mặt đất sẽ có một chỗ để một số vật dụng
  38. như ly nước, bình nước được gọi là gầm bàn. Có khá nhiều kiểu dáng, màu sắc cũng như là làm từ nhiều vật liệu khác nhau để người mua chọn lựa. -Bàn làm việc: Bàn có hình chữ nhật, khá rộng. Ở phía dưới còn có các ngăn kéo để tài liệu và một khoảng trống để chân. -Bàn học: Giống như bàn làm việc nhưng có thêm phần giá sách đi kèm và thường được để sát tường. 4. Công dụng của đồ dùng đó (Cái bàn) Tuỳ theo loại bàn khác nhau mà có công dụng khác nhau. Có thể nói chiếc bàn trong gia đình có khá nhiều công dụng và linh hoạt, thường được dùng để để đồ vật hoặc để viết, vẽ 5. Cách dùng và bảo quản đồ dùng (Cái bàn) Thực ra chẳng cần phải nói đến cách dùng thì ai cũng biết nên dùng chiếc bàn như thế nào rồi bởi nó đã quá quen thuộc trong đời sống của mỗi chúng ta. Để bảo quản được bàn luôn mới, cần lau sạch thường xuyên, không nên để bàn trong tình trạng bừa bộn hay quá bẩn. III. KẾT BÀI - Nêu lên cảm nghĩ của bản thân về đồ dùng trong gia đình đó, về công dụng và tầm quan trọng của nó. Ví dụ: Một chiếc bàn nhỏ nhưng công dụng lại chẳng hề nhỏ. Một chiếc bàn, không chỉ để đồ vật mà còn là nơi gia đình vui vẻ sum vầy trò chuyện với nhau. Thật hạnh phúc biết bao. ĐỀ 10: THUYẾT MINH VỀ CÁI NỒI CƠM ĐIỆN
  39. I. MỞ BÀI: Giới thiệu về đồ dùng trong gia đình Ví dụ Một đồ dùng không thể thiếu trong mỗi gia đình đó là nồi cơm điện. Nồi cơm điện là một đồ dùng trong gia đình, dùng để nấu cơm. Chúng ta không thể phủ nhận vai trò và lượi ích của nồi cơm điện. nồi cơm điện rất gọn nhẹ, tiện lợi và dếuwr dụng, chính vì thế mà nó được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Hầu hết mỗi nhà từ nông thôn đến thành thị hiện nay nhà nào cũng có cho mình một nồi cơm điện. II. THÂN BÀI: Thuyết minh về đồ dùng trong gia đình. 1. Khái quát về đồ dùng trong gia đình (nồi cơm điện): -Dùng để nấu cơm -Rất tiện lợi, dễ sử dụng -Là một sáng tạo của công nghệ 2. Chi tiết về đồ dùng trong nha (nồi cơm điện): - Nguồn gốc đồ dùng trong gia đình (nồi cơm điện): -Nồi cơm điện có nguồn gốc từ Nhật Bản -Hiện nay có nhiều loại nồi cơm điện khác nhau 3. Cấu tạo của đồ dùng trong nhà (nồi cơm điện) -Phần vỏ: được làm từ nhựa cứng -Phần ruột: được làm từ kim loại -Phần nắp: được làm từ nhựa
  40. 4. Nguyên lí hoạt động của đồ dùng trong nhà (nồi cơm điện) -Đổ gạo và nước vào trong nồi -Gạo sẽ được làm nóng với toàn bộ công suất -Tất cả năng lượng dư sẽ chuyển hóa thành hơi nước -Nồi sẽ tiếp tục sôi và nóng cho đến khi gạo chin -Khi gạo chin nồi cơm sẽ báo 5. Công dụng của đồ dùng trong nhà (nồi cơm điện) -Dùng để nấu cơm -Có thể chế biến một số món hấp III. KẾT BÀI: Nêu cảm nghĩ của em về đồ dùng trong nhà (nồi cơm điện) Ví dụ: Nồi cơm điện là một đồ dùng rất hữu ích và có giá trị. ĐỀ 11: THUYẾT MINH VỀ CHIẾC ÁO DÀI I. MỞ BÀI: Giới thiệu về chiếc áo dài Chiếc áo quê hương dáng thướt tha Non sông gấm vóc mở đôi tà Tà bên Đông Hải lung linh sóng Tà phía Trường Sơn rực rỡ hoa Vạt rộng Nam phần chao cánh gió Vòng eo Trung bộ thắt lưng ngà
  41. Nhịp tim Hà Nội nhô gò ngực Hương lúa ba miền thơm thịt da. Không biết tự bao giờ hình ảnh chiếc áo dài đi vào thơ ca một đỗi thân thuộc và yêu thương. Mỗi quốc gia đều có một quốc phục riêng, và chiếc áo dài là quốc phụ của Việt Nam. Áo dài là niềm tự hào dân tộc của mỗi người dân Việt Nam. II. THÂN BÀI 1. Lịch sử, nguồn gốc - Thời chúa Nguyễn Phúc Kháng: Do chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nên đến cuối thế kỉ 16 thì ăn mặc của người Việt vẫn giống người Phương Bắc. Trước làm song xâm nhập này, vua ban hành mọi người dân Việt đều mặc quần không đáy. - Thời vua Minh Mạng: Cho đến thế kỉ 17 phong tục mặc váy vẫn được duy trì. - Áo dài Le mor: Biến chiếc áo tứ thân để biến nó chỉ còn lại hai vạt trước và sau - Áo dài Lê Phổ: Bỏ bớt những nét lai căng, cứng cỏi của áo Le Mur, đồng thời đưa thêm các yếu tố dân tộc để tạo thành áo dài - Đời sống mới: Chiếc áo dài giờ vẫn có hai tà và ôm sát người. 2. Cấu tạo - Cổ áo: Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5cm, thường khoét chữ v ở trước. Ngày nay, kiểu cổ áo dài được biến tấu khá đa dạng như kiểu trái tim, cổ tròn, cổ chữ U, cổ tròn, . - Thân áo: May vừa vặn, ôm sát thân của người mặc, ở phần eo được chít ở hai bên. Cúc áo dài thường là cúc bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông. Ngày nay đã có sự biến tấu nhiều với chiếc áo dài.
  42. - Áo dài có hai tà: Tà trước và tà sau và buộc dài qua gối. - Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, không có cầu vai, may liền, dài đến qua khỏi cổ tay một tí. - Quần áo dài 3. Công dụng - Trang phục truyền thống - Là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam - Trang phục công sở như các ngành nghề: Tiếp viên hàng không, nữ giáo viên, nữ nhân viên ngân hàng, học sinh, 4. Cách bảo quản Do chất liệu vải mềm mại nên áo dài đòi hỏi phải được bảo quản cẩn thận. Mặc xong nên giặt ngay để tránh ẩm mốc, giặt bằng tay, treo bằng móc áo, không phơi trực tiếp dưới ánh nắng để tránh gây bạc màu. Sau đó ủi với nhiệt độ vừa phải, treo vào mắc áo và cất vào tủ. Bảo quản tốt thì áo dài sẽ mặc bền, giữ được dáng áo và mình vải đẹp. 5. Ý nghĩa của chiếc áo dài - Trong đời sống: Là trang phục truyền thống, quốc phục của dân tộc Việt Nam - Trong nghệ thuật: + Thơ văn: Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong Hôm xưa em đến mắt như lòng
  43. Nở bừng ánh sáng em đi đến Gót ngọc dồn hương bước tỏa hồng + Âm nhạc: Có chiếc áo dài tung tăng trên đường phố Những lúc buồn vui vu vơ nào đó Ánh mắt hồn nhiên vô tư dễ thương á hà Áo dài vui áo dài hát bao nắng xuân đang về khắp nơi Áo dài nói áo dài cười mang hạnh phúc đến cho mọi người Áo dài vui vui áo dài hát hát bao nắng xuân đang về khắp nơi Áo dài nói nói áo dài cười cười mang hạnh phúc đến cho mọi người + Hội họa + Trình diễn III. KẾT BÀI: Nêu ý nghĩa của chiếc áo dài Dù cuộc sống hiện đại và có những trang phục đẹp, nhưng chiếc áo dài luôn là trang phục truyền thống và gắn với người dân Việt Nam. ĐỀ 12: THUYẾT MINH VỀ ĐÔI DÉP LỐP I. MỞ BÀI - Nếu ai đã từng đến Bảo tàng lịch sử Việt Nam hẳn sẽ không quên một vật rất đơn sơ mà giàu ý nghĩa.
  44. - Đó là đôi dép lốp cao su đã gắn bó thân thiết với cán bộ chiến sĩ và cả vị lãnh tụ Hồ Chí Minh trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. - Là vật chứng tiêu biểu cho nhân cách và cả một quá trình gian khổ của quân nhân Việt Nam. II. THÂN BÀI 1.Lịch sử ra đời Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Cách mạng nước ta gặp muôn vàn khó khăn. Chính trong hoàn cảnh đầy gian khổ và thiếu thốn ấy mà tình yêu nước và óc sáng tạo của nhân dân ta được phát huy. Chiếc mũ nan lớp vải, áo trấn thủ và đặc biệt là đôi dép được cắt từ lốp và ruột xe ôtô cũ đã qua sử dụng làm hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ thật giản dị, gần gũi và thân thương. 2. Hình dáng, cấu tạo, chất liệu - Đôi dép lốp có hình dáng giống những đôi dép bình thường. - Quai dép được làm từ săm (ruột) xe ôtô đã qua sử dụng. Hai quai trước bắt chéo nhau, hai quai sau song song, vắt ngang cổ chân, bề ngang mỗi quai khoảng 1,5cm. - Đế dép được làm từ lốp (vỏ) của xe ôtô hoặc được đúc bằng cao su. Đế được đục những cái lỗ để xỏ quai qua. Điều kì lạ là giữa quai và đế được cố định chắc chắn vào nhau không bằng bất cứ một thứ keo kết dính nào mà nhờ vào sự giãn nở của cao su. - Dưới đế dép có những rãnh hình thoi để các chiến sĩ đi đường lầy lội cho đỡ trơn. 3. Nét đặc biệt, công dụng
  45. - Dép lốp cao su dễ làm, giá thành lại rẻ và nhất là dễ sử dụng trong mọi địa hình, dù đèo cao hay suối sâu, đường lầy lội hay đất bụi đều đi rất dễ dàng. Do các quai dép ôm vừa khít với bàn chân nên chiến sĩ ta đi không biết mỏi vì cảm giác rất nhẹ - Dép lốp rất tiện sử dụng, cả thời tiết nắng nóng và mưa dầm. Trời nắng thì thoáng mát, mưa dầm thì không lo sũng nước. Dép lốp cũng dễ vệ sinh. Khi dính bùn đất chỉ cần rửa nước là sạch. (So sánh với sự bất tiện khi mang giày: Trời nắng thì đổ mồ hôi khó chịu, trời mưa thì ướt sũng dễ sinh các bệnh ngoài da. Đặc biệt điều kiện khó khăn lúc bấy giờ thì khó cung cấp đủ giày cho các chiến sĩ. Dép lốp khắc phục được tất cả các nhược điểm này). - Dép lốp lại rất bền phù hợp với điều kiện khó khăn của cuộc kháng chiến còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. - Một thời đôi dép lốp gắn liền với hình ảnh Bác Hồ. 4. Bảo quản - Dép lốp không chỉ rẻ, bền, dễ sử dụng mà còn rất dễ bảo quản: - Để dép lốp được bền thì các chiến sĩ ta không để chúng ở nơi có nhiệt độ cao. - Đi đường dính bùn đất về nên rửa sạch. III. KẾT BÀI Ngày nay, tuy dép lốp không còn phổ biến như xưa nhưng nó nhắc nhở chúng ta về một thời đã qua với biết bao cay đắng, khổ cực mà cũng thật hào hùng, oanh liệt. Dép lốp đã làm nên vẻ đẹp giản dị, thanh tao của anh bộ đội cụ Hồ với lòng yêu thương đất nước vô bờ. Và cũng chính đôi dép ấy đã góp phần giúp dân tộc ta thoát
  46. khỏi ách nô lệ của bọn xâm lược và đôi dép lốp là một chứng nhân lịch sử trong một hành trình dài chống giặc ngoại xâm. DẠNG 2: THUYẾT MINH VỀ MỘT VẬT NUÔI Cách làm I. MỞ BÀI: Giới thiệu vật nuôi cần thuyết minh II. THÂN BÀI 1. Nguồn gốc của vật nuôi đó 2. Đặc điểm của vât nuôi đó 3. Phân loại 4. Vai trò hoặc ợi ích của vật nuôi đó 5. Lưu ý khi nuôi dưỡng III. KẾT BÀI: Nêu giá trị và cảm nghĩ của mình về vật nuôi đó ĐỀ 1: THUYẾT MINH VỀ CON TRÂU I. MỞ BÀI Con trâu gắn liền với người nông dân Việt Nam từ xa xưa, bao đời nay. Con trâu như một người bạn thân thiết với người nông dân Việt Nam. Chính vì thế mà con trâu đi vào thơ ca Việt Nam rất đỗi tự nhiên. Để biết rõ hơn về con trâu thân thiết với người nông dân như thế nào, chúng ta cùng đi tìm hiểu con trâu Việt Nam. II. THÂN BÀI
  47. 1. Nguồn gốc của con trâu - Con trâu Việt Nam là thuộc trâu đầm lầy - Con trâu Việt Nam là trâu được thuần hóa 2. Đặc điểm của con trâu Việt Nam - Trâu là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen - Trâu có thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình lưỡi liềm * Các bộ phận Trâu to lớn, khoẻ mạnh, thân hình cân đối. - Đầu: Trâu đực đầu dài và to nhưng vừa phải, trâu cái đầu thanh và dài. Da mặt trâu khô, nổi rõ các mạch máu. Trán rộng phẳng hoặc hơi gồ. Mắt to tròn, lanh lẹ, có mí mắt mỏng, lông mi dài rất dễ thương. Mũi kín, lúc nào cũng bóng ướt. Mồm rộng, có răng đều, khít, không sứt mẻ. Tai trâu to và phía trong có nhiều lông. Đặc biệt là cặp sừng thanh, cân đối, đen, ngấn sừng đều. - Cổ và thân: Cổ trâu dài vừa phải, liền lạc, ức rộng, sâu. Lưng trâu dài thẳng nhưng cũng có con hơi cong. Các xương sườn to tròn, khít và cong đều. Mông trâu to, rộng và tròn. - Chân: Bốn chân thẳng to, gân guốc, vững chãi. Hai chân trước của trâu thẳng và cách xa nhau. Bàn chân thẳng, tròn trịa, vừa ngắn và vừa to. Các móng khít, tròn, đen bóng, chắc chắn. Chân đi không chạm khoeo, không quẹt móng và hai chân sau đi đúng dấu bàn chân trước hoặc hơi chồm về phía trước. - Đuôi: To, thon ngắn, cuối đuôi có một túm lông để xua ruồi muỗi.
  48. - Da trâu mỏng và bóng láng. - Lông đen mướt, thưa, cứng và sát vào da. * Khả năng làm việc: - Trâu rất khoẻ và siêng năng, cần cù, thông minh, kéo cày giúp người nông dân ngoài đồng suốt cả ngày từ sáng sớm tinh mơ. Trâu chẳng nề hà công việc nặng nhọc. 3. Lợi ích của con trâu Việt Nam a. Trong đời sống vật chất thường ngày - Trâu giúp người nông dân trong công việc đồng án: cày, bừa, - Trâu là người gián tiếp là ra hạt lúa, hạt gạo - Trâu là một tài sản vô cùng quý giá đối với người nông dân - Trâu có thể lấy thịt - Da của trâu có thể làm đồ mĩ nghệ, b. Trong đời sống tinh thần - Trâu là người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam - Trâu là tuổi thơ trong sáng, tươi đẹp của tuổi thơ: chăn trâu thổi sáo, cưỡi lưng trâu, - Trâu có trong các lễ hội ở Việt Nam: + Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng. + Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
  49. + Là biểu tượng của SeaGames 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam. 4. Tương lai của trâu Những tác động khiến trâu mất đi giá trị của mình - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Máy móc kĩ thuật hiện đại: máy bừa, máy cày, . - Phát triển đô thị, quy hoạch hóa, xây dựng khu đô thị, . III. KẾT BÀI - Khẳng định vai trò của con trâu ở làng quê Việt Nam - Nêu cảm nhận với ý nghĩ của mình về con trâu ở làng quê Việt Nam ĐỀ 2: THUYẾT MINH VỀ CON CHÓ I. MỞ BÀI II. THÂN BÀI 1. Nguồn gốc - Chó là loài động vật có vú, có tổ tiên là loài cáo và chó sói; sau đó tiến hóa thành loài chó nhỏ, màu xám, sống trong rừng, dần dần được con người thuần hóa và trở thành vật nuôi phổ biến nhất trên thế giới. 2. Phân loại - Chó ở Việt Nam được chia thành 2 loại chính: chó thuần chủng có nguồn gốc tại Việt Nam (chó cỏ) và chó có nguồn gốc từ nước ngoài (chó Alaska, chó Bulldog, ) 3. Đặc điểm
  50. - Chó là loài động vật có vú, các bộ phận cơ thể phát triển khá hoàn thiện, gồm: phần đầu, phần thân, và phần đuôi. - Chó đặc biệt phát triển ở các giác quan: thính giác, khứu giác, giúp nó có thể thích nghi với hoạt động săn mồi. + Chó có đôi tai to, rất thính, có thể nhận biết được 35.000 âm rung chỉ trong 1 giây + Mũi chó rất thính, có thể nhận biết tới tối đa 220 triệu mùi khác nhau. Đặc biệt ở phần mũi chó, sống mũi và các nếp nhăn trên mũi sẽ tạo ra những đường vân độc nhất, gọi là vân mũi - thứ giúp nhận định danh tính của chúng. - Mắt chó có 3 mí: một mí trên, một mí dưới và mí thứ 3 nằm ở giữa, hơi sâu vào phía trong, giúp bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn. Chó phân biệt vật thể theo thứ tự: từ chuyển động đến ánh sáng rồi mới đến hình dạng. Vì vậy mà thị giác của chó rất kém, khả năng nhận biết màu sắc kém, nhưng bù lại, chúng có thể quan sát khá rõ trong đêm tối. - Não chó rất phát triển, theo một nghiên cứu khoa học, trí tuệ của loài chó có thể tương đương với một đứa trẻ 2 tuổi. Vì vậy, loài chó là một trong những loài vật được nuôi nhiều nhất trên thế giới vì sự thông minh, nhạy bén, dễ bảo, và đặc biệt trung thành với chủ. - Về thời gian sinh sản: Thời gian mang thai trung bình của chó từ 60-62 ngày. Chó khi mới sinh ra được bú mẹ và chăm sóc đến khi trưởng thành. Trong thời gian mang thai và chăm sóc con, chó mẹ rất hung dữ và nhạy cảm. - Về sức khỏe: chó có tuổi thọ khá cao so với các con vật nuôi khác, trong điều kiện thuận lợi, chó có thể sống tới 12 đến 15 năm.
  51. 4. Lợi ích và ý nghĩa của loài chó - Chó được nuôi với rất nhiều mục đích, chủ yếu là giữ nhà hoặc làm thú chơi. Thịt của chó đặc biệt có rất nhiều chất đạm, vì vậy, một số nơi nuôi chó để lấy thịt. Tuy nhiên hiện nay, rất nhiều người trên thế giới đang kêu gọi không ăn thịt chó bởi chó là loài động vật thông minh, tình cảm và trung thành, sống gắn bó với con người. - Trong đời sống văn hóa, chó gắn bó với con người như một người bạn, một người thân trong gia đình. Chó là biểu tượng của lòng trung thành, dũng cảm, lòng tin và sự yêu thương. 5. Một số lưu ý khi nuôi chó - Chó là loài vật dễ nuôi, dễ bảo. Tuy nhiên khi nuôi cần chú ý một số điều: + Tránh bạo hành chó + Chú ý nguồn thức ăn: Một số thức ăn gây ngộ độc cho chó: Socola, hành, tỏi, nho, + Đối với những loài chó dữ, người nuôi chó cần có lồng nhốt hoặc xích để giữ chó + Tiêm phòng cho chó ngay từ khi còn nhỏ, đặc biệt là tiêm phòng dại. III. KẾT BÀI: Khái quát lợi ích của vật nuôi. ĐỀ 3: THUYẾT MINH VỀ CON GÀ I. MỞ BÀI Có một loài vật nuôi gắn bó với đời sống của người Việt Nam, đem lại nhiều lợi ích cho con người, không chỉ về vật chất mà cả về mặt tinh thần. Đó là loài gà. (Có thể
  52. từ những câu thơ của Xuân Quỳnh trong bài "Tiếng gà trưa" để dẫn đến việc giới thiệu loài gà) II. THÂN BÀI 1. Nguồn gốc - Gà có nguồn gốc từ gà rừng, được con người đem về nuôi nên có tên là gà nhà. - Khác với gà rừng, do được chăm sóc, nên gà nhà có thói quen trở về chuồng mỗi khi trời tối. - Gà thuộc họ chim, nhóm lông vũ. Có nhiều loại gà như gà gô, gà ri, gà tam hoàng, gà ta, 2. Phân loại - Xét về giới tính, có gà mái và gà trống + Gà trống có thân hình vạm vỡ, trên đầu có mào đỏ chót, bộ lông rực rỡ, lông đuôi dài, chân có cựa lực lưỡng và oai vệ. + Gà mái yểu điệu, đoan trang, lông mượt mà, lông đuôi ngắn, mắt tròn xoe, trên đầu không có mào, chân không cựa. + Thức ăn của gà là thóc, các loài côn trùng, giun đất, chuối cây thái nhỏ băm nhuyễn trộn cám, các loại bột dạng viên, - Gà mái đẻ trứng, mỗi lứa có thể đẻ từ 15 đến hơn 20 quả. Trứng được ấp trong khoảng 3 tuần thì nở ra những chú gà con xinh xắn. Những chú gà con này vừa mở mắt có thể tự kiếm ăn, nhưng đối với gà nhà, chúng thường được mẹ dẫn đi kiếm mồi. Mỗi khi gà mẹ tìm được mồi liền cục cục, gọi đàn con đến ăn. Những lúc gà
  53. mẹ dẫn con đi ăn, nếu có loài vật nào dám đụng đến đàn gà con thì lập tức bị gà mẹ chống trả quyết liệt. 3. Vai trò của gà trong đời sống con người - Gà là một động vật có ích, đem lại nhiều lợi ích về kinh tế cho con người. + Trứng gà là nguồn thực phẩm lớn trong đời sống con người. Từ trứng gà có thể chế biến nhiều món ăn ngon như món trứng gà luộc, trứng gà chiên, trứng gà ốp la, Trứng gà đánh với bột mì có thể làm bánh thuẩn, bánh ga tô, bánh kem, Trứng gà còn là một dược phẩm dùng để dưỡng da. Ông bà ta thường luộc trứng để cạo gió mỗi khi bị cảm sốt. + Thịt gà là món ăn ngon. Có nhiều món được chế biến từ gà như gà luộc chấm muối tiêu, gà xé trộn rau răm, gà hấp, gà chiên, gà quay, + Lông gà qua xử lí hoá học có thể trở thành một loại bột giặt hữu hiệu. Ngoài ra còn dùng làm cây cọ để viết, vẽ; làm chổi, làm quạt, làm áo lông gà, làm cầu cho môn thể thao đá cầu, + Ngay cả chất thải của gà cũng có thể dùng làm phân bón cho cây cối. Loại phân này rất thích hợp cho cây ớt và cây thuốc lá. - Không chỉ có lợi ích về vật chất, mà còn có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của con người. + Tiếng gà gáy là chiếc đồng hồ báo thức cho người dân quê. Tiếng gà gáy mỗi sớm, mỗi chiều trở nên quen thuộc gợi cuộc sống thanh bình, yên ả. Vì thế mà nó đi vào thơ văn một cách tự nhiên. Ngay từ thời xa xưa, trong truyện cổ tích "Sọ Dừa", tiếng gà gáy xuất hiện đã đem lại sự đoàn tụ cho Sọ Dừa và cô Út. Và "Tiếng gà trưa " của Xuân Quỳnh là một bài thơ rất hay về âm thanh "tiếng gà": "Trên đường hành quân
  54. xa - Dừng chân bên xóm nhỏ - Tiếng gà ai nhảy ổ - Cục cục tác cục ta - Nghe xao động nắng trưa – Nghe bàn chân đỡ mỏi" + Trên mâm cỗ cúng ông bà tổ tiên, đất đai, thần thánh thường có gà luộc nguyên con, để tỏ lòng trân trọng biết ơn ông bà, tổ tiên. + Gà còn xuất hiện trong các lễ hội truyền thống với trò chơi chọi gà độc đáo. Ở nước Pháp chú gà trống Gô-la tượng trưng cho sự phồn thịnh của nước nhà. - Hình ảnh gà mẹ dẫn đàn gà con đi kiếm mồi điểm thêm cho bức tranh làng cảnh Việt Nam. 4. Lưu ý khi chăm sóc - Tuy nhiên hiện nay do bị ảnh hưởng của môi trường sống, nhiều loại dịch bệnh xuất hiện trong những năm gần đây, nhất là bệnh dịch cúm gia cầm H5N1. Vì thế mà con người cần chăm sóc cẩn thận để nguồn bệnh đỡ lây lan, không nên ăn gà bệnh. Cần phải có mạng lưới kiểm duyệt chặt chẽ nguồn thực phẩm này. III. KẾT BÀI - Khẳng định vị trí của loài gà. - Tình cảm của em với loài vật nuôi này. ĐỀ 4: THUYẾT MINH VỀ CON LỢN I. MỞ BÀI Giới thiệu đối tượng thuyết minh: con lợn (loài vật nuôi quen thuộc, được nuôi rộng rãi, có vai trò quan trọng, ).
  55. Ví dụ: Trong cuộc sống, mỗi con vật lại mang những ý nghĩa và vai trò riêng biệt trong cuộc sống của con người. Nếu như con gà như chiếc đồng hồ báo thức mỗi sớm mai giúp mọi người tỉnh giấc, con mèo lại giúp mọi người bắt chuột để nó không phá phách, thì con lợn lại đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế của người nông dân nghèo khó. II. THÂN BÀI 1. Nguồn gốc của loài lợn - Lợn được thuần hóa từ lợn rừng. Trước đây, các nhà khảo cổ học dựa vào những di chỉ khảo cổ đã cho rằng lợn được thuần hóa vào khoảng 9000 năm về trước ở vùng mà ngày nay thuộc miền Đông Thổ Nhĩ Kỳ hoặc cùng khoảng thời gian này tại Trung Quốc. -Ở một số nước phát triển và đang phát triển, lợn thuần hóa là loài bản địa thường được nuôi thả ngoài trời hoặc trong chuồng. Ở các quốc gia công nghiệp nuôi lợn thuần hóa được chuyển từ việc nuôi chuồng trại truyền thống sang hình thức nuôi công nghiệp. Cho đến ngày này, lợn càng ngày càng được phổ biến rộng rãi và trở thành con vật nuôi quen thuộc trong mỗi gia đình làng quê Việt Nam. 2. Đặc điểm và phân loại của con lợn -Ở Việt Nam ngày nay có rất nhiều giống lợn phổ biến như lợn ỉn, lợn xề, lợn máng, lợn cắp nách, Trong đó loại lợn ỉn được nuôi nhiều nhất, phát triện mạnh ở đồng bằng Bắc Bộ. -Toàn thân màu đen, chân ngắn, bụng sệ khiến cho lưng lúc nào cũng võng xuống trông rất nặng nề khó di chuyển. Lợn ỉ sau bảy, tám tháng nuôi, lúc trưởng thành nặng khoảng sáu, bảy mươi ki lô gam. Mỗi lứa lợn có thể đẻ tới hàng chục con. Mỗi con sinh ra nhỏ nhắn khoảng ba, bốn ki lô gam, thường có màu hồng trông rất đẹp.
  56. -Lợn thuộc vào thứ có guốc. Kích cỡ và hình dạng của lợn thường thay đổi khác nhau tùy theo từng giống. Đầu và toàn thân lợn có thể dài đến 190500mm, đuôi dài từ 35- 450mm. Lợn trưởng thành cơ thể nặng tới 350kg. Mắt của chúng nhỏ và dẹt, nằm cao trên hộp sọ. Tai của lợn khá dài và rủ xuống với một núm lông nắm gần đầu mút. Hộp sọ của lợn thường dàu và có một điểm chấm khá bằng phẳng. Mũi của lợn to bằng bàn tay nắm lại và khá linh động. Cả bốn chân của lợn đều có móng nhưng nó chỉ thể hiện chức năng trong vận động ở các ngón giữa. Những chú lợn khoác lên mình bộ áo màu trắng phớt hồng, điểm xuyết một vài chiếc lông trắng. -Những con lợn nằm thành từng đàn nung núc vây quanh mẹ. Đôi mắt lợn tròn, to đen, cái miệng dài khi ăn thức ăn thì nó sục vào máng húp tạo ra tiếng kêu rất to 3.Vai trò - Một số giống lợn được nuôi làm kiểng, thú cưng. - Cung cấp thịt, da làm thực phẩm. - Dùng để trao đổi, mua bán tăng nguồn thu nhập cho người chăn nuôi. - Lợn và thịt lợn thường được dùng trong các buổi lễ, tế, thờ cúng. - Lợn còn là nguồn cảm hứng cho sáng tác nghệ thuật (thơ ca, mỹ thuật, văn học, ). 4. Ý nghĩa của lợn - Là vật nuôi quen thuộc, hiền lành trong nhiều gia đình. - Mang lại nhiều lợi ích cho con người. - Là một trong những con vật tượng trưng cho chu kì 12 năm. III. KẾT BÀI
  57. Nêu cảm nhận của bản thân về con lợn (con vật hiền lành, gần gũi, có ích, ). ĐỀ 5: THUYẾT MINH VỀ CON THỎ I. MỞ BÀI Thế giới động vật trong tự nhiên vô cùng đa dạng và phong phú bởi sự có mặt của nhiều chủng loại, giống loài khác nhau. Ngày nay, về cơ bản ta có thể chia các loài động vật ra làm hai loại: đó chính là động vật sống trong môi trường tự nhiên ( rừng, biển, núi ) và động vật được thuần dưỡng và nuôi trong nhà nhằm phục vụ nhu cầu của cuộc sống con người. Một trong những con vật được con người thuần dưỡng và nuôi phổ biến trong các gia đình, đó là con thỏ. II. THÂN BÀI 1.Nguồn gốc -Thỏ là động vật thuộc bộ thú ăn cỏ. Xưa kia thỏ sinh sống và phát triển ở rừng. Song, do sự hữu ích của con thỏ đối với cuộc sống mà con người đã tiến hành thuần dưỡng, nuôi dưỡng thỏ trong nhà như một loại vật nuôi. - Ngày nay, cùng với: chó, mèo, lợn, gà thì thỏ cũng đã dần trở thành đối tượng con vật được mọi người nuôi rất phổ biến, nhằm những mục đích khác nhau. Có thể nuôi thỏ vì mục đích kinh tế, nuôi thỏ để tận dụng nguồn rau củ dư thừa trong sản xuất nông sản. Ngày nay, khi nền kinh tế đã phát triển, đời sống tinh thần của người dân được nâng cao thì thỏ còn được nuôi như một loại thú cưng, nuôi làm cảnh cho một số gia đình. 2. Đặc điểm -Thỏ có khối lượng khá nhỏ, một con thỏ trưởng thành có thể dao động từ hai đến ba kilogram. Vì có kích thước nhỏ, hình dáng đáng yêu, ngoan ngoãn nên thỏ được
  58. rất nhiều người yêu thích, và nuôi trong nhà. Màu sắc của thỏ cũng rất đa dạng, thỏ có thể có màu trắng, màu xám, màu xám đen -Bộ lông của những chú thỏ rất dày và mềm mượt, khi vuốt ve có cảm giác áp áp, êm ái. Thỏ có hai chiếc tai rất dài trên đầu, chiếc mũi nhỏ bé và đặc biệt loài thỏ có hai chiếc răng cửa to và dài, nhìn rất đáng yêu. Răng cũng là “vũ khí” để những chú thỏ có thể dễ dàng ăn các loại rau, củ, quả. -Thỏ có đôi mắt tròn, đen lúng liếng, lúc nào cũng long lanh, ngập nước. Bốn chiếc chân của thỏ rất linh hoạt và nhanh nhẹn. Khi cần chúng có thể chạy rất nhanh, đặc biệt là những chú thỏ có thể đứng trụ bằng hai chân sau, hai chân trước có thể dùng để kẹp rau, quả để ăn. Khi còn sinh sống trong rừng, những chiếc chân nhanh nhẹn của thỏ còn dùng để chạy trốn khi có những con thú săn mồi nhăm nhe, đe dọa chúng. -Thỏ cũng là loài động vật rất hiền lành, thân thiện. Chúng sống với nhau rất hòa bình, không tranh giành đồ ăn với đồng loại. Đối với con người, thỏ lúc nào cũng ngoan ngoãn, không cào hay cắn chủ hoặc những người khách lạ như những loài vật hung dữ khác. Cũng vì sự hiền lành, ngoan ngoãn này mà thỏ là một trong những vật nuôi được con người yêu thích. Thức ăn chủ yếu của thỏ là cỏ, các loại rau, củ xanh .trong đó, thức ăn mà loài thỏ yêu thích nhất đó là cà rốt. -Thỏ là loại động vật đẻ con, mỗi lần sinh sản thỏ có thể sinh từ một đến hai con. Tuổi thọ của thỏ kéo dài từ bốn đến sáu năm, tùy vào điều kiện sống, hoàn cảnh sống. Thỏ ưa tiết thời ấm áp, đây là điều kiện cho chúng sinh sôi và phát triển mạnh mẽ. Trong những mùa đông lạnh giá, tuy bộ lông dày ấm áp có thể giữ ấm cho thỏ song, những người chủ đều chú ý bảo vệ chuồng, nơi ở của thỏ khỏi gió rét, đảm bảo nhiệt độ ấm áp cho thỏ. 3.Vai trò
  59. -Những chú thỏ đáng yêu không chỉ được yêu thích, nuôi dưỡng phổ biến trong các gia đình, các trang trại. Thỏ cũng là một đề tài thường xuyên xuất hiện trong các tác phẩm văn chương, trong các truyền thuyết cũng như câu chuyện dân gian. Hẳn trong chúng ta ai cũng từng nghe về truyền thuyết Chú cuội- Chị Hằng. Trong cuộc sống nơi cung trăng, thỏ ngọc chính là người bạn thân thiết của chị Hằng. Hay trong các câu chuyện dân gian có: cuộc thi chạy giữa rùa và thỏ . III. KẾT BÀI Như vậy, thỏ là một loài vật của thế giới tự nhiên. Trong nhu cầu của đời sống, con người đã thuần dưỡng và biến thỏ thành một vật nuôi phổ biến. Những chú thỏ không chỉ đáng yêu, ngoan ngoãn mà còn rất hữu ích đối với cuộc sống của con người. DẠNG 3: THUYẾT MINH VỀ MỘT LOÀI CÂY CÁCH LÀM I. MỞ BÀI: Giới thiệu về loài cây cần thuyết minh II.THÂN BÀI 1. Nguồn gốc, xuất xứ, cấu tạo 2. Phân loại 3. Cách nuôi dưỡng và chăm sóc 4. Ý nghĩa và vai trò của cây đó III. KẾT BÀI - Nêu cảm nghĩ của bản thân về vẻ đẹp và ý nghĩa
  60. ĐỀ 1: THUYẾT MINH VỀ CÂY HOA MAI I. MỞ BÀI Giới thiệu: Hoa mai trong đời sống của người miền Nam, đặc biệt là trong những ngày Tết. (có thể dùng cách so sánh: miền Bắc: hoa đào, miền Nam: hoa mai) II.THÂN BÀI 1. Nguồn gốc, xuất xứ, cấu tạo - Xuất phát là một loại cây mọc dại ở trong rừng. - Cây cao trên 2m, thân gỗ. chia thành nhiều nhánh. - Lá nhỏ bằng hai ngón tay, màu xanh lục, tán luôn xòe rộng. 2. Phân loại: Mai có nhiều loại - Mai vàng (hoàng mai): hoa mọc thành chùm, có cuống dài treo lơ lửng dọc theo cành. Cánh hoa mỏng, màu vàng, có mùi thơm kín đáo. - Mai tứ quý (nhị độ mai): là loại mai vàng nở quanh năm. Sau khi cánh hoa rụng hết ở giữa bông hoa còn lại 2,3 hạt nhỏ và dẹt màu đen bóng. - Mai trắng (bạch mai): Hoa mới nở có màu hồng nhạt, sau chuyển sang trang, có mùi thơm nhẹ. - Mai chiếu thủy: hoa nhỏ, lá nhỏ mọc thành chùm màu trắng và thơm ngát về đêm. Thường được trồng trang trí ở hòn non bộ hoặc trong chậu sứ. - Mai ghép: là loại mai được các nghệ nhân hoa cảnh ghép từ nhiều loại mai: hoa to, nhiều lớp, nhiều cánh, nhiều mùi. Được trồng trong các chậu sứ lớn, rất khó chăm sóc.
  61. 3. Cách chăm sóc mai - Mai vàng là cây cảnh ưa sáng. Khi trồng nên chọn vị trí có ảnh sáng thật nhiều (ánh nắng trực tiếp) có từ 6 giờ chiếu sáng trở lên, nếu trồng ở sân thượng thì bảo đảm yêu cầu về ánh sáng. - Trồng ở ban công thì thích hợp hơn ở hướng chính đông hoặc chính tây (có từ bốn giờ chiếu sáng trở lên). Cây mai sản xuất lớn thỉ người ta trồng ở vùng rộng lớn, cánh đồng có ánh nắng trực tiếp cả ngày. - Bổ sung đất phân, thay đất, cắt rễ già, tỉa cành, tỉa hoa, nụ, quả cho mai vàng: Trồng cây mai trong chậu thoát nước tốt: dưới đáy chậu bỏ một lớp cát xây, vỏ trấu chưa đốt, đá dăm nhỏ, miếng sành, sứ, để nước mưa hay nước tưới cho cây mai khi quá nhiều sẽ thoát ra ngoài dễ dàng vì cây mai cần đủ ấm nhưng không chịu được ngập, úng lâu ngày. - Bổ sung đất phân trên mặt chậu (tiến hành hàng năm): Lấy 5 -»10 cm đất mặt Đất chậu bỏ đi, bổ sung vào bằng hỗn hợp đất phân trồng mai theo công thức: 30% phân hữu cơ (phân bò, dê) + 30% đất phù sa + 40% phân trấu, rơm rạ, xơ dừa Công Thức này có thể vận dụng theo nguyên liệu của từng địa phương sao cho phù hợp cho cây hoa mai nở đúng vào dịp Tết Nguyên Đán. - Thay đất cho mai vàng: Xăm quanh chậu, kéo cây mai ra, cất bỏ rễ. bỏ đất phía dưới đáy (10 -20cm) và xung quanh (5 -> 10cm), 2 năm tiến hành một lần. - Bỏ hỗn hợp đất phân trồng mai vào đáy chậu và xung quanh, làm sao để thấp hơn miệng chậu khoảng 5cm đế tưới nước và bố sung phân bón sau này. Hỗn hợp đất
  62. phân trồng mai: 30% phàn hữu cơ (phân bò, dê) + 30% đất phù sa + 40% phân hữu, rơm rạ, xơ dừa, - Dùng hóa chất kích thích ra rễ và nẩy mầm như Atonik, KTR, pha nồng độ 1/1000 tưới đẫm vào chậu mai sau khi đã vào đất phân đầy đủ. - Tỉa cành, tỉa hoa, nụ và quả cho mai vàng: Tỉa lại cành cho cây mai có tán cân đối, cắt ngắn lại những cành vượt ở tán và cắt bỏ những chồi vượt trong thân. Tỉa hết hoa, nụ và quả. - Cây mai ưa nước sạch, không chịu được nước nhiễm chua phèn, mặn. Cây mai ưa ẩm vì vậy phải được tưới nước hàng ngày trừ những ngày mưa to. - Nếu ta thấy trời mưa lâm râm, cứ nghĩ cây đủ nước nên không tưới, cây Mai dễ bị khô lá, lá bị vàng ở đầu ngọn và tuổi thọ của lá mai sẽ bị ngắn dần. Việc này nếu xảy ra nhiều lần trong năm sẽ làm câv mai không giữ được lá đến 12 tháng để đợi chúng ta lặt lá và ra hoa tập trung. Do đó cây mai sẽ ra hoa lác đác từ tháng 9 -» 12 âm lịch. Vì vậy cây mai sẽ không nở được tập trung, ít hoa. - Đoán ngày lặt lá cho mai sẽ ra hoa đúng tết Nguyên đán. Đây là một việc làm mang tính đòi hỏi sự cảm nhận, kinh nghiệm của người trồng và chơi mai. Lặt lá mai phụ thuộc vào thời tiết (lập xuân), loại mai 5,9,12 cánh, cây mai khỏe hay yếu, tập tính của từng cây mai được trồng, chăm sóc của riêng từng gia đình, được đặt ở những vị trí của riêng từng nhà, - Trước tiết lập xuân trời lạnh, sau tiết lập xuân trời ấm, kết hợp với theo dõi dự báo thời tiết hằng ngày để quyết định ngày lặt lá mai, bản thân cứ mạnh dạn quyết định vài lần để tự rút ra kinh nghiệm. Thông thường: mai 12 cánh (mai tai g ao) lặt lá từ 25/11 đến 5/12 Âm lịch. Mai 5 cánh đến 9 cánh lặt lá từ 5 ->10/12 Âm lịch. Ngoài ra còn phụ thuộc vào nụ mai lớn, nhỏ, lá mai già hay xanh để quyết định ngày
  63. lặt lá. Lặt lá mai là một việc làm hết sức tỉ mỉ, thận trọng, cân nhắc trải qua những tâm trạng hồi hộp, lo lắng, phấn khởi, hy vọng, thất vọng thật hết sức thú vị. 4. Ý nghĩa của hoa mai - Sau khi đưa ông Táo về trời (23 tháng chạp), các nhà vườn bứng nguyên gốc mai cho vào chậu đem về các chợ hoa xuân ở thành phố để bán hoặc khách có đi đến tận vườn để mua. - Trong những ngày Tết hầu như nhà nào cũng mua hoa mai về trưng, vừa trang trí cho đẹp nhà vừa cầu tụng may mắn. Nếu hoa mai nở rộ vào sáng mùng I Tết, gia chủ sẽ rất vui. Nếu trong 3 ngày Tết mà hoa mai chưa nở hoặc đã tàn thì gia chủ cảm nhận khó thấy được niềm vui được trọn vẹn. III. KẾT BÀI - Cây mai được xếp vào hàng “tứ quý” được vê trong bộ tranh “tứ bính” đại diện cho 4 mùa: mai, lan, cúc, trúc và hoa mai biểu tượng cho mùa xuân. - Về mặt ý nghĩa, cây hoa mai còn tượng trưng cho dáng vẻ thanh mảnh, phẩm giá thanh cao, tốt đẹp của con người Việt Nam. ĐỀ 2: THUYẾT MINH VỀ CÂY HOA ĐÀO I. MỞ BÀI - Dẫn dắt giới thiệu đến vấn đề mà đề bài yêu cầu: Thuyết minh về hoa đào. Ví dụ Mở bài số 1: Xin chào tất cả các bạn. Các bạn thử đoán xem người đang nói chuyện với các bạn là ai đây nào. Gợi ý một chút nhé, tôi là một loài hoa có 5 cánh, chỉ nở vào mùa xuân, lại có sắc hồng tươi thắm, được rất nhiều người ưa chuộng. Hẳn các
  64. bạn đã đoán ra được tôi là ai rồi phải không nào? Đúng vậy, tôi chính là hoa đào đây. Hôm nay, hãy để tôi giới thiệu với các bạn về gia đình hoa đào nhà chúng tôi nhé. Mở bài số 2: Mùa xuân đến trăm hoa đua nở, hương thơm rợn ngợp khắp cả đất trời, sắc màu phong phú tô điểm cho bức tranh xuân ấm áp. Trong số những loài hoa ấy, mỗi người đều thích một loại khác nhau. Nhưng chắc hẳn ai cũng yêu một loài hoa vô cùng quen thuộc, loài hoa của ngày Tết miền Bắc - đó là hoa đào. II. THÂN BÀI 1. Nguồn gốc và xuất xứ của hoa đào - Nhiều người cho rằng cây hoa đào có nguồn gốc xuất phát từ Ba Tư (Persia) bởi tên khoa học của cây hoa này là “Persica”. Tuy nhiên, ý kiến này lại chưa có bằng chứng xác thực để chứng mình. - Nhiều người thống nhất một điều rằng cây hoa đào lại có nguồn gốc từ Trung Hoa xưa (Trung Quốc ngày nay). Có lẽ việc giả thuyết cây hoa đào có nguồn gốc từ Ba Tư là do hoa đào được đưa vào đất nước này qua “con đường tơ lụa” vào khoảng thiên niên kỷ 2 TCN. Người ta cho rằng người Trung Hoa đã biết trồng đào từ rất nhiều năm về trước. 2. Hình dáng và các bộ phận của hoa đào - Rễ đào: Là dạng rễ cọc, có khả năng cắm sâu vào lòng đất giúp cây chịu hạn tốt. Bởi vậy, những cây đào chơi Tết ta thường hay thấy không cần tưới nước thường xuyên mà vẫn tươi. - Thân đào, cành đào: Thân, cành thường có màu xanh, màu nâu sáng hoặc màu đỏ tía. Ngoài ra còn có một số loại hoa đào có thân màu trắng mốc như đào phai, đào
  65. mốc chẳng hạn. Thân cây thường to cỡ khoảng cán chổi hoặc to hơn một chút tùy theo loại. - Lá đào: Lá nhỏ, màu xanh non mơn mởn. Đầu lá hơi nhọn, hình mũi mác. - Nụ hoa: Nụ hoa nho nhỏ như hạt sen, màu hồng xinh đẹp. Đế màu xanh nhạt ôm lấy nụ hoa. Sắc hồng tùy theo từng loại hoa mà đậm nhạt khác nhau. - Hoa đào: Đây là bộ phận đẹp nhất của cây. Hoa đào có trung bình khoảng từ 5 cánh đến hơn 20 cánh tùy theo từng giống hoa. Màu sắc cũng đa dạng khác nhau. Cánh hoa có nhiều hình dạng: hoa cánh đơn, cánh mai, cánh cúc Những cánh hoa ôm ôm lấy nhau, che chở nhụy hoa bên trong. Mỗi bông hoa đào giống như một đốm lửa nhỏ ngày xuân, giữa cơn mưa phùn sáng lên một sắc rực rỡ. - Quả đào: Thuộc loại quả hạch, phần thịt mềm có hai màu là màu trắng và màu vàng. Vị quả đào có thể chua, có thể ngọt tùy vào từng loại. Lớp vỏ ngoài có sắc xanh hoặc sắc hồng đỏ, có một lớp lông mỏng. 3. Phân loại hoa đào - Đào bích: Loại đào phổ biến nhất hiện nay. Cánh hoa màu đỏ, cánh to và có nhiều. - Đào thất thốn: Dáng cây rất bé, thân cây xù xì, mốc meo. Loài hoa này rất đẹp, có hai màu là màu nhung đỏ và màu hồng phai. Hoa có hương thoang thoảng. Khi rụng xuống cũng không rụng cánh mà ở nguyên trên đài. Hoa mọc thành từng chùm rất đặc biệt. - Đào phai: Cánh hoa màu hồng, phần rìa cánh hơi nhạt dần. Một bông cũng có khá nhiều cánh. - Đào bạch: Giống như tên gọi của nó, cánh hoa có màu trắng, nhụy hoa màu vàng sáng. Số cánh hoa trong một bông không nhiều.
  66. - Đào mốc, đào đá: Thân cây xù xì. Đây là loại đòa phai mọc trong rừng sâu, núi cao. 4. Ý nghĩa của hoa đào - Trong văn hóa, cây hoa đào và cây đào đã xuất hiện từ lâu, trở thành loài hoa phổ biến. Trong văn hóa cổ truyền Việt Nam, hoa đào là loại cây rất nhiều người mua về đặt trong nhà, với mong muốn sắc hồng của hoa đào hứa hẹn một năm mới tốt lành, may mắn. - Trong văn học, hoa đào xuất hiện từ những câu ca dao của người xưa, đến những câu thơ, câu ca của nhiều nhà thơ, bậc hiền triết. - Quả đào còn có giá trị kinh tế trong việc xuất khẩu. Đồng thời, đào cũng là loại hoa quả được ưa chuộng, trở thành nguyên liệu trong quá trình làm các món tráng miệng. 5. Cách chăm sóc và gieo trồng hoa đào - Để có một cây hoa đào đẹp, cần chú ý đến rất nhiều yếu tố như nước, ánh sáng, gió cũng như thời gian gieo trồng. - Biện pháp chăm sóc cũng rất quan trọng nữa. III. KẾT BÀI - Nêu cảm nghĩ của bản thân về vẻ đẹp và ý nghĩa của hoa đào. ĐỀ 3: THUYẾT MINH VỀ CÂY NHÃN I. MỞ BÀI - Dẫn dắt giới thiệu đến vấn đề mà đề bài yêu cầu: Thuyết minh về cây nhãn. Ví dụ
  67. Mở bài số 1: Xin chào các bạn, đố các bạn biết chúng tôi là ai nào? Chúng tôi có thân cao, tán lá rộng và xanh quanh năm nhưng lại chỉ ra quả vào mùa hạ. Trái của chúng tôi rất tròn, có màu nâu, lớp cùi bên trong lại trắng thơm ngọt ngào bao lấy hột đen thật cứng. Đúng vậy, chúng tôi chính là cây nhãn – loại cây vô cùng quen thuộc của nhiều người dân Việt. Để hiểu hơn về loài nhãn chúng tôi, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé. Mở bài số 2: Nhãn là một loại cây ăn quả rất quen thuộc, là loại cây trồng khá phổ biến ở nhiều nước có khí hậu cận nhiệt đới như Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan Đồng thời nhãn cũng là loại cây đang được chú ý phát triển, bởi đây là loại hoa quả được rất nhiều người yêu thích vào mùa hè. II. THÂN BÀI 1. Nguồn gốc, xuất xứ của cây nhãn là từ đâu? - Cho đến nay, vẫn còn rất nhiều những ý kiến trái chiều, khác nhau về nguồn gốc của loại cây trồng này. - Nhiều người cho rằng cây nhãn có nguồn gốc ở Trung Hoa xưa, cụ thể là vùng Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc ngày nay. - Có người lại cho rằng cây nhãn bắt nguồn từ Ấn Độ hay Indonesia 2. Hình dáng, đặc điểm cây nhãn như thế nào? - Rễ nhãn: Thuộc loại rễ nấm, tức là ở rễ có nấm cộng sinh giúp cho cây dễ dàng hút nước và các chất dinh dưỡng hơn. Rễ ăn sâu vào lòng đất, tạo cho cây một thế vững chãi, dù mưa gió hay bão lớn thì cũng khó lòng bị đổ. - Thân và cành nhãn: Có màu nâu xù xì, thô ráp. Một cây có rất nhiều cành. Một cây nhãn có thể cao từ 5 cho đến 10m tùy vào giống và nhiều yếu tố ngoại cảnh khác.
  68. - Lá nhãn: Lá màu xanh, cây xanh tươi quanh năm. Lá dài và hẹp, nhìn giống như hình lông chim. - Hoa nhãn: Hoa ra vào mùa xuân, có màu vàng nhạt. Hoa nhãn bé li ti, chúng mọc thành từng chùm với nhau ở đầu cành hoặc ở kẽ lá. Hương hoa nhãn không nồng, nếu không chú ý thì khó lòng mà ngửi được. - Quả nhãn: Đây là bộ phận quan trọng nhất, cũng chính là phần thu hoạch. Quả ra vào đầu hè, những trái nhãn ban đầu còn màu xanh, rất bé, qua thời gian mới lớn dần, chuyển sang màu vàng nâu mềm mịn. Bóc lớp vỏ ra sẽ thấy phần thịt nhãn trắng ngà, cùi dày cùng hột nhãn đen nhánh bên trong. Quả có vị ngọt đậm, có nước và rất ngon. 3. Phân loại: Nhãn có tất cả bao nhiêu loại? - Hiện tại ở Việt Nam có 5 loại nhãn. + Nhãn xuồng cơm vàng: Loại nhãn này ưa trồng trên vùng đất cát, cùi dày, giòn và ngọt, được rất nhiều người ưa chuộng. + Nhãn lồng Hưng Yên: Đây là loại nhãn rất nổi tiếng, vị ngọt như đường phèn vậy. Cùi to, dày, mọng nước, hạt lại rất nhỏ. + Nhãn tiêu da bò: Loại nhãn này được trông nhiều ở Huế, quả nhỏ vỏ mỏng, phần thịt dày và ít nước, rất thơm. + Nhãn tiêu quế: Quả nhỏ, vỏng mỏng và nhẵn, thơm. Phần cùi hay được sấy khô. + Nhãn long: Một năm cho 2 vụ nhưng không được ưa thích do hạt to, nhiều nước, cùi mỏng.
  69. 4. Giá trị của cây nhãn - Giá trị dinh dưỡng: Nhãn có rất nhiều chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết cho cơ thể con người. - Giá trị kinh tế: + Hàng năm nước ta thu hoạch được vô số các loại nhãn khác nhau, đem lại nguồn kinh tế dồi dào cho người dân cũng như đất nước. + Không chỉ vậy, quả nhãn còn có thể biến thành nhãn sấy khô, long nhãn - những đặc sản của một số vùng miền Việt Nam. + Cùi nhãn còn có thể làm một vị thuốc trong Đông y + Thân nhãn còn cung cấp gỗ làm đồ mỹ nghệ. 5. Cách chăm sóc và nuôi trồng nhãn ra sao? - Cần có chế độ tưới tiêu và bón phân hợp lí. - Thường xuyên chú ý đến tình trạng của đất và của cây. III. KẾT BÀI - Nêu suy nghĩ của bản thân về cây nhãn, về giá trị và vai trò của cây. ĐỀ 4: THUYẾT MINH VỀ CÂY NGÔ I. MỞ BÀI - Dẫn dắt giới thiệu vấn đề mà đề bài yêu cầu: Thuyết minh về cây bắp/cây ngô. Ví dụ:
  70. Mở bài số 1: Là một đất nước nông nghiệp, ngoại trừ cây lúa, đất nước Việt Nam ta còn chú trọng trồng rất nhiều những loại cây có giá trị dinh dưỡng cao không kém hạt gạo là bao như khoai, sắn Trong đó, cây ngô là loại cây phổ biến nhất, được trồng nhiều nhất, cũng là loại cây được chú trọng nhất chỉ sau cây lúa. Mở bài số 2: Nếu các bạn đang sống ở những nước nông nghiệp, đặc biệt là Việt Nam thì hẳn các bạn không còn cảm thấy quá xa lạ với anh em nhà ngô chúng tôi. Những trái ngô, trái bắp hàng năm chúng tôi cung cấp không chỉ mang lại dinh dưỡng mà còn mang lại rất nhiều lợi ích khác nữa, đặc biệt là về kinh tế. Dẫu vậy, nhưng không phải ai cũng biết rõ và hiểu rõ về chúng tôi. Bởi vậy, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về họ hàng nhà ngô chúng tôi nhé. II. THÂN BÀI 1. Nguồn gốc và xuất xứ của cây ngô/cây bắp - Vavilov đã nghiên cứu và cho rằng cây ngô xuất hiện đầu tiên ở Mehico và Peru. Người ta đã tìm thấy hóa thạch phấn ngô trong vụ khai quật ở Bellas Artes – một thành phố của Mehico, và xác định được rằng nó xuất hiện vào khoảng 60 nghìn năm trước. - Như vậy có thể nói, cây ngô đã xuất hiện từ rất lâu đời, từ xa xưa cho đến hiện nay vẫn luôn là cây trồng có vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp của nhiều nước trên thế giới. 2. Hình dáng và các bộ phận của cây bắp/cây ngô - Rễ ngô: Thuộc dạng rễ chùm, thường thì rễ chùm của loại cây này bám khá nông, không sâu vào lòng đất.
  71. - Thân ngô: Rất nhỏ, khá chắc và cứng. Thân cây ngô có hình trụ, đường kính chỉ độ khoảng 4 cm mà thôi. Một cây cao khoảng 1 đến 4m tùy vào khả năng chăm sóc và giống. Thân ngô nhìn có phần giống thân trúc, được chia làm nhiều dóng, được ngăn cách bởi các đốt. - Lá ngô: Màu xanh, to, dài và rộng, càng về phần gốc thì là càng ngắn hơn. Ngô còn có loại lá gọi là lá bi, lá này ôm sát lấy bắp ngô, giúp bảo vệ khỏi những con côn trùng. - Bông cờ của cây ngô (Hoa đực): Nằm ở trên đỉnh cây, mọc thành chùm. Các nhánh phụ mọc đối xứng song song với nhau, có lông tơ. - Bắp ngô (Hoa cái): Hoa này mọc ở chồi các nách lá, qua thời gian sẽ phát triển thành bắp, phía đầu trên mỗi bắp sẽ có những sợi dài màu nâu hoặc nâu vàng được gọi là râu ngô. Bóc đi lớp lá bao bọc bên ngoài sẽ thấy những hạt ngô nho nhỏ như hạt đậu Hà Lan xếp thẳng hàng, đều nhau, có màu trắng ngà. 3. Phân loại - Ngô nếp: Hạt ngô dẻo như hạt gạo nếp vậy. - Ngô “lõm” (Ngô đồng): Loại ngô này có hai màu vàng và trắng, được sử dụng chủ yếu làm thức ăn chăn nuôi. - Ngô ngọt: Như tên gọi, ngô này có vị ngọt, ở nước ngoài là loại ngô tiêu chuẩn, được làm thành một loại rau. - Ngô nổ: Nghe có vẻ đặc biệt, loại ngô này có vỏ mỏng, chuyên được dùng để làm Popcorn mà chúng ta vẫn hay ăn. - Ngô đá: Hạt cứng và dày như thủy tinh, ở nước ngoài là thức ăn cho gia súc. - Ngô bột: Được dùng để nghiền thành bột do hạt mẩy và to.
  72. 4. Giá trị của cây bắp/cây ngô - Giá trị dinh dưỡng: + Ngô là loại thực phẩm chứ tinh bột chỉ đứng sau mỗi gạo, lúa mỳ. + Ngô có chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể con người. Các món ăn làm từ ngô cũng rất đa dạng và phong phú. - Giá trị kinh tế: + Ở nhiều đất nước, ngô là một trong những cây trồng quan trọng trong nền nông ngiệp, trong đó có Việt Nam. + Việc xuất khẩu ngô không những đem lại kinh tế cho nước nhà mà còn cứu nhiều người nông dân vùng cao thoát khỏi cảnh nghèo đói. 5. Cách chăm sóc và gieo trồng - Khi trồng ngô nên trồng thành hàng và chú ý khoảng cách giữa các cây để tránh tình trạng cây lớn mà trồng quá sát. - Chú ý cung cấp nước và phân hợp lí cho cây. - Cải tạo đất trồng (nếu cần) và thường xuyên làm cỏ, vun xới đất. III. KẾT BÀI - Nêu cảm nghĩ của bản thân về cây ngô cũng như về giá trị của loại cây này. ĐỀ 5: THUYẾT MINH VỀ CÂY MÍA I. MỞ BÀI - Dẫn dắt giới thiệu về cây mía – vấn đề mà đề bài yêu cầu.
  73. Ví dụ: Mở bài số 1: Mùa hè, khi tiếng ve râm ran trên khắp các vòm cây, khi cái nóng tràn xuống từng khu phố, ấy cũng là khi người ta thưởng thức những ly nước mát lạnh ngọt lịm từ những loại trái cây để xua tan cái nóng ấy. Và hẳn mỗi chúng ta đều yêu thích những ly nước mía ngọt ngọt chua chua, thơm dịu biết bao từ những cây mía mà người gieo trồng đã dày công chăm sóc. Hình ảnh những cây mía dong dỏng cao, thân mía xanh dưới nắng hè rực rỡ hẳn khó lòng quên được. Mở bài số 2: Xã hội phát triển, dịch vụ chăm sóc cùng nhu cầu thưởng thức cũng tăng lên không ngừng. Những món ăn, thức uống cầu kỳ, sang trọng xuất hiện ở mọi nơi. Nhưng dường như, đối với những người Việt Nam, ly nước mía ngọt mát giữa nắng hè vẫn luôn là thức uống quen thuộc và tuyệt vời nhất, thứ thức uống dân dã từ những cây mía cong cong dong dỏng cao ta vẫn thấy, vẫn thương. II. THÂN BÀI 1. Nguồn gốc và xuất xứ của cây mía - Người ta không thể xác định được chính xác cây mía xuất hiện từ bao giờ. Loại cây này quá quen thuộc và gần như không có một dẫn chứng nào xác định được chính xác thời gian cây mía có mặt. - Chúng ta chỉ biết rằng cây mía đã có từ rất xưa trên Trái Đất, từ khi lục địa châu Á và châu Úc còn dính liền nhau. - Một số tác giả, nhà nghiên cứu cho rằng quê hương của cây mía nguyên thủy là vùng Tân Gunea và từ đó, mía được đưa đến nhiều nước khác nhau trên thế giới và trở nên phổ biến đến tận ngày nay.
  74. - Tuy nhiên, đã có một sự tranh cãi khác rằng cây mía được trồng đầu tiên ở châu Á, cụ thể là vùng Đông Nam Á, điều này được ghi lại trong cuốn “Nguồn gốc cây trồng” của De Candelle. Sau đó có một số thông tin cũng chứng minh điều này. => Việc khẳng định mía có từ đâu vẫn chưa thể rõ ràng được, nhưng có một điều chúng ta có thể chắc chắn rằng đây là loại cây trồng vô cùng quen thuộc và có vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp nhiều nước. 2. Hình dáng, các bộ phận của cây mía - Rễ mía: Rễ mía là rễ chùm, không bám sâu trong lòng đất, có hai loại là rễ sơ sinh và rễ thứ sinh, hay còn gọi là rễ phụ và rễ chính. + Rễ sơ sinh (Rễ phụ) có nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng cho mầm mía để nó phát triển trong giai đoạn đầu, sau khi phát triển thành cây con thì những chiếc rễ này sẽ rụng dần. + Rễ thứ sinh (Rễ chính) không chỉ bám chặt vào đất giữ cho cây mía đứng vũng vàng trên mặt đất mà còn có nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng, hút nước cung cấp cho cây sau cho đến tận lúc thu hoạch. - Thân mía: Đây là bộ phận quan trọng nhất của cây, cũng là đối tượng để người trồng cây thu hoạch. + Chiều cao: Thân mía cao trung bình khoảng 2 đến 3m, có những loại đặc biệt cao hơn đến 4 – 5m. + Màu sắc: Thân mía có màu vàng, đỏ hồng hoặc đỏ tím. + Hình dáng: Thân mía được hình thành bởi nhiều gióng mía với nhau. Nếu nhìn sơ thì ta sẽ thấy thân cây mía có phần giống với cây tre nhưng nó nhỏ hơn nhiều. Và
  75. tùy theo từng giống mà dóng mía có hình dạng phong phú khác nhau: hình trụ thẳng, hình trống (phình ở giữa), hình ống chỉ (lõm ở giữa) . + Điều đặc biệt chính là thân cây mía có vị ngọt vì nó có chứa đường và nước, là một trong số những loại cây đặc biệt mà con người sử dụng phần thân. - Lá mía: Lá mía có màu xanh sẫm, lá rất dài và to, các lá mọc ở phần ngọn phía trên cây là chủ yếu, không mọc thành cụm mà mọc so le đối xứng nhau. Trên những chiếc lá ấy lại có rất nhiều lông. - Hoa và hạt mía: + Hoa mía: Người ta hay gọi là bông cờ. Những bông hoa này xòe ra giống như chiếc quạt. Tuy nhiên, hoa mía đẹp nhưng khi ra hoa sẽ dễ khiến cây mia bị rỗng ruột và không thu hoạch được. Bởi vậy nên người nông dân hạn chế cây ra hoa và sử dụng giống mía không ra hoa. + Hạt mía: Hạt mía có hình bầu dục, tuy nhiên chỉ là bên trong có chứa phần để dùng làm hạt giống chứ không thể ăn được. 3. Giá trị của cây mía - Giá trị dinh dưỡng: Mía có chứa rất nhiều chất và vitamin cung cấp cho cơ thể con người. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng. - Giá trị kinh tế: + Mía hiện là nguyên liệu chính của ngành công nghiệp chế biến, sản xuất đường. + Mía là loại thức uống, trái cây đặc biệt có chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng, đồng thời nước mía là thức uống đặc trưng của mùa hè nóng nực.
  76. + Không chỉ vậy, các bộ phận khác của mía còn được sử dụng làm thức ăn gia súc, nguyên liệu cho các công trình sản xuất khác => Mang lại nguồn kinh tế không nhỏ cho các nước có khia hậu nhiệt đới. 4. Cách chăm sóc cây mía - Chọn giống sao cho phù hợp với khí hậu, đất đai. - Tưới nước, bón phân đầy đủ, hợp lí. - Chú ý bệnh trạng hoặc thời điểm xuất hiện nhiều côn trùng gây hại cho cây. III. KẾT BÀI - Nêu suy nghĩ của bản thân về cây mía. ĐỀ 6: THUYẾT MINH VỀ CÂY CHÈ I. MỞ BÀI - Dẫn dắt giới thiệu vấn đề mà đề bài yêu cầu: Thuyết minh về cây chè. Ví dụ Mở bài số 1: Trong xã hội ngày nay, khi cuộc sống của con người được chú trọng nâng cao lên thì con người ta lại chán những thức ăn nhanh hay những món ăn sang trọng. Người ta bắt đầu tìm đến với những thứ thanh đạm giản dị lại có giá trị tốt với cơ thể. Một trong những thứ đó là chè - loại cây cho ra thức uống được rất nhiều người yêu thích. Mở bài số 2: Nếu các bạn hỏi có loại thức uống nào dịu nhẹ, không ngọt cũng không đắng, lại có tác dụng tốt cho cơ thể, màu thức uống đẹp mắt thì đó là trà. Trà là sản
  77. phẩm từ chè - một loại cây trồng phổ biến ở châu Á, đặc biệt là ở các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam II. THÂN BÀI 1. Nguồn gốc và xuất xứ của cây chè - Về nguồn gốc của cây chè, theo truyền thuyết thì loại cây này có nguồn gốc từ Trung Hoa xưa. Người đã phát hiện ra loại cây này chính là Viêm Đế, hay còn gọi là vua Thần Nông – một trong Tam hoàng, vào khoảng năm 2730 TCN. Khi đó đang cùng đoàn tùy tùng của mình nghỉ chân dưới một gốc cây thì có một cơn gió cuốn vài chiếc lá lạ vào trong siêu nước đang sôi. Ngay lập tức, nước trong siêu chuyển sang màu xanh ngả vàng và hương thơm từ trong siêu tỏa ra đã khiến nhà vua yêu thích. Sau đó nhà vua đã mang về nghiên cứu và phát hiện ra tác dụng to lớn của chè. + Tuy nhiên, do truyền thuyết này mà người Trung Hoa chỉ dùng chè để chữa bệnh, sau đó là chỉ có quý tộc được dùng loại cây này. + Người ta xác định rằng chè được sử dụng từ khoảng triều nhà Thương, đặc biệt phổ biến vào thời nhà Đường, bắt đầu lan sang các nước khác. - Theo thư tịch cổ Việt Nam thì cây chè từ lâu đã có hai loại: một là được trồng ở vùng đồng bằng sông Hồng, một là ở vùng núi phía Bắc. => Như vậy, chè là một loại cây vô cùng phổ biến và đã có từ rất lâu đời, trở thành một thức uống, một phương thuốc hữu hiệu được nhiều người ưa chuộng. 2. Hình dáng và các bộ phận của cây chè - Rễ chè: Là dạng rễ chùm, thường ăn sâu xuống lòng đất khoảng hơn 1m. Nếu đất là đất tơi xốp thì rễ sẽ ăn sâu hơn rất nhiều.
  78. - Thân chè: - Lá chè: Các lá mọc ở trên cành, mọc cách nhau một khoảng đều đặn gọi là đốt. Cứ mỗi đốt là sẽ có một lá. Gân lá thường nổi lên rất rõ, màu sắc của lá phụ thuộc vào loại chè mà có màu đậm hay nhạt. Rìa lá có hình răng cưa, sờ vào hơi ngứa. - Hoa chè: Hoa chè rất đẹp, có 5 hoặc 7 cánh. Cánh hoa màu trắng cong cong, bao bọc lấy nhuỵ hoa màu vàng sáng ở bên trong. Cây thường ra nụ vào tháng 6 nhưng lại phải đến tháng 11 hoặc tháng 12 mới nở hoa. Nụ hoa màu xanh, be bé như hạt ngọc sáng ẩn giấu dưới chiếc lá. Một cây chè thường có rất nhiều hoa, trung bình khoảng từ 100 đến 200 bông. - Búp chè: Đây là đoạn non nhất của cành chè. Bao gồm có một vài lá non và tôm chè - phần non tận cùng của cành chè, chưa xoè ra lá. Đây cũng chính là phần người ta thu hoạch để chế biến và sản xuất ra nhiều loại chè khác nhau. Vì vậy nên đây là phần quan trọng nhất và có giá trị nhất. - Quả chè : Thuộc dạng quả nang. Mỗi quả gồm khá nhiều ngăn, bên trong có khá nhiều hạt. Quả có màu xanh đậm. Bên trong là hạt chè rất cứng, có màu nâu sẫm. 3. Phân loại - Người ta có rất nhiều cách phân loại cây chè. Đây là cách phân loại khoa học được Cohen Stuart đưa ra và được nhiều người chấp nhận. Theo ông thì có 4 loại đó là: + Chè Trung Quốc lá nhỏ: Nếu quan sát thì sẽ thấy loại cây này thấp, mọc giống như cây bụi vậy. Chúng phân cành nhiều và có khả năng chịu rét khá tốt, lên tới -15 độ. Lá chè rất dày, có màu xanh đậm, dài khoảng từ 3,5 đến 6,5 cm, các răng cưa nhỏ và không đều nhau. Tuy nhiên thì do búp chè nhỏ, ra hoa nhiều nên năng suất thấp, chè ra chất lượng cũng rất bình thường. Được phân bố chủ yếu ở miền Đông, Đông Nam Trung Quốc, Nhật Bản và một số vùng khác.