Các dạng bài tập học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kì 1 (Có lời giải)

docx 100 trang Thu Mai 06/03/2023 3110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Các dạng bài tập học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kì 1 (Có lời giải)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxcac_dang_bai_tap_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_8_hoc_ki_1_co_loi.docx

Nội dung text: Các dạng bài tập học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kì 1 (Có lời giải)

  1. CÁC DẠNG BÀI TẬP TIẾNG VIỆT 8 (Kì I)
  2. KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRÌNH KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT 8 KÌ I 1. Cấp độ khái quát nghĩa của từ 2. Trường từ vựng 3. Từ tượng hình, từ TIẾ tượng thanh 4. Trợ từ, thán từ NG VIỆ 5. Tình thái từ T 6. Nói quá 8 (Kì 7. Nói giảm nói tránh I) 8. Câu ghép 9. Dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm 10. Dấu ngoặc kép
  3. CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT NGHĨA CỦA TỪ I. CỦNG CỐ, MỞ RỘNG 1. Các từ ngữ trong ngôn ngữ không tồn tại riêng biệt, độc lập với nhau. Giữa chúng có những mối quan hệ nhất định. Một trong những quan hệ giữa các từ ngữ là quan hệ khái quát và cụ thể, quan hệ rộng – hẹp giữa các từ ngữ. 2. Cần lưu ý, chỉ có thể nói đến quan hệ rộng – hẹp giữa các từ ngữ khi chúng có sự đồng nhất về nghĩa. Chẳng hạn, có thể so sánh tính rộng – hẹp về nghĩa của hai từ “xe” và “xe đạp” vì chúng đồng nhất với nhau về ý nghĩa đều chỉ phương tiện di chuyển; không thể so sánh tính rộng – hẹp giữa hai từ “cá chép” và “xe đạp” được vì giữa chúng không có sự đồng nhất về nghĩa. 3. So sánh ý nghĩa của hai từ A và B, ta có thể nói rằng nghĩa của từ ngữ A rộng hơn nghĩa của từ B khi nghĩa của từ ngữ A bao hàm nghĩa của từ ngữ B; và cũng có thể nói rằng nghĩa của từ ngữ B hẹp hơn nghĩa của từ ngữ A. Ví dụ, so sánh nghĩa của từ “xe” với từ “xe đạp”, ta có thể khẳng định, từ “xe” có nghĩa rộng, còn từ “xe đạp” có nghĩa hẹp. Xem hình minh họa sau: Xe Xe đạp Nhữ vậy, nói một từ ngữ có nghĩa rộng hay hẹp thì phải đặt nó trong mối quan hệ với từ ngữ khác. 4. Tính rộng – hẹp của một từ ngữ có tính chất tương đối, một từ A có thể có nghĩa rộng hơn với từ B nhưng lại có nghĩa hẹp hơn so với từ C. Ví dụ: từ “xe” có nghĩa rộng hơn “xe đạp”, nhưng lại có nghĩa hẹp hơn nghĩa của từ “phương tiện di chuyển”.
  4. 5. Các từ ngữ có nghĩa hẹp, nghĩa cụ thể thường có tính gợi hình hơn các từ có nghĩa rộng, nghĩa khái quát. Ví dụ: nóng rẫy, nóng nực có sức gợi hình, gợi cảm hơn từ “nóng” vì chúng chỉ ra rõ hơn cảm giác về mức độ “nóng”. II. CÁC DẠNG BÀI TẬP Bài 1. Lập sơ đồ nhánh cây thể hiện cấp độ khái quát và cụ thể của các nhóm từ sau: a. Tính cách, hiền, ác, hiền lành, nhân hậu, ác tâm, ác ý. b. Sáng tác, viết, vẽ, chạm, tạc. c. Phương tiện vận tải, xe, thuyền, xe máy, xe hơi, thuyền thúng, thuyền buồm. Bài 2. Tìm các từ ngữ có nghĩa hẹp nằm trong nghĩa của các từ: hoa, chim, chạy, sạch. Bài 3. Tìm những từ ngữ có nghĩa khái quát cho những từ in đậm sau: 1. Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất. Tôi xóc lên và nắm lại cẩn thận. Mấy cậu đi trước ôm sách vở nhiều lại kèm cả bút thước nữa. (Thanh Tịnh) 2. Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không đi ra đồng nô đùa như thằng Sơn nữa. (Thanh Tịnh) 3. Trời mưa đất thịt trơn như mỡ Dò đến hàng nem chả muốn ăn 4. Kiến đậu cành cam bò quấn quýt Ngựa về làng Bưởi chạy lanh chanh Bài 4. Trong các từ in đậm sau, từ nào có tính gợi hình hơn? Vì sao?
  5. a. Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ. (Thanh Tịnh) b. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo [ ] (Nguyên Hồng) Bài 5. Cho các nhóm từ ngữ sau đây: a. Đầu, mắt, mũi, miệng, tai, cằm b. Rau, rau muống, rau khoai, rau dền, rau cải c. Gia đình, ông, bà, bố, mẹ, anh, chị d. Áo, tay áo, cổ áo, vai áo, cúc áo. Trong nhóm từ ngữ nào giữa các từ có quan hệ “từ ngữ nghĩa rộng – từ ngữ nghĩa hẹp”? Vì sao? Bài 6. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống / / trong các câu sau. Cho biết từ ngữ nào có nghĩa rộng, từ ngữ nào có nghĩa hẹp. a. bà con, chú ruột Nam học tập đạt thành tích xuất sắc, / / trong họ, nhất là / / Nam – người đã giúp đỡ Nam rất nhiều trong học tập, rất tự hào, phấn khởi. b. trí thức, văn nghệ sĩ / / nước ta nói chung, / / nói riêng rất yêu nước, đã có đóng góp to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bài 7. Viết đoạn văn (từ 10 đến 15 câu) miêu tả cảnh đẹp, trong đó có sử dụng các từ thể hiện cấp độ khái quát nghĩa của từ (Từ nghĩa rộng và các từ có nghĩa hẹp tương ứng). Gạch chân chú thích dưới mỗi từ ấy.
  6. III. GỢI Ý ĐÁP ÁN Bài 1. Lập sơ đồ nhánh cây thể hiện cấp độ khái quát và cụ thể của các nhóm từ sau: a. Tính cách, hiền, ác, hiền lành, nhân hậu, ác tâm, ác ý. Tính cách Hiền Ác Hiền lành Nhân hậu Ác tâm Ác ý b. Sáng tác, viết, vẽ, chạm, tạc. Sáng tác Viết Vẽ Chạm Tạc c. Phương tiện vận tải, xe, thuyền, xe máy, xe hơi, thuyền thúng, thuyền buồm. Phương tiện vận tải Xe Thuyền Xe máy Xe hơi Thuyền thúng Thuyền buồm Bài 2. Tham khảo các từ sau a. Hoa: hoa hồng, hoa lan, hoa huệ, hoa mai, hoa cúc, hoa đào, hoa bưởi, hoa lê b. Chim: chim sẻ, chim cu gáy, chim chào mào, chim họa mi, chim đại bang c. Chạy: chạy chậm, chạy nhanh, chạy bộ, chạy máy d. Sạch: sạch sẽ, sạch sành sanh, trong sạch, sạch bong Bài 3. Tham khảo các từ sau:
  7. 1. Giữ: ghì, nắm, ôm 2. Di chuyển: lội, đi 3. Món ăn làm từ thịt: thịt, mỡ, dò, nem, chả 4. Trái cây có múi: cam, quýt, bưởi, chanh Bài 4. a. Từ: nức nở, thút thít có tính gợi hình, gợi cảm hơn vì những từ này đều có nghĩa cụ thể, rõ ràng hơn nghĩa của từ “khóc” b. Từ: nức nở, sụt sùi có tính gợi hình, gợi cảm hơn vì những từ này đều có nghĩa cụ thể, rõ ràng hơn nghĩa của từ “òa lên khóc” Bài 5. a. Các nhóm từ b và c có quan hệ “Từ ngữ nghĩa rộng – hẹp” Các nhóm từ a và d không có quan hệ “Từ ngữ nghĩa rộng – hẹp” b. Vì: Bởi những nhóm từ b, c có quan hệ giữa từ ngữ chỉ loại và từ chỉ tiểu loại của loại đó: - Rau muống, rau khoai, rau dền, rau cải đều là tiểu loại của “rau” - Ông, bà, bố, mẹ, anh, chị đều thuộc tiểu loại “gia đình” Bài 6. Tham khảo cách điền từ sau: a. Nam học tập đạt thành tích xuất sắc, bà con trong họ, nhất là chú ruột Nam – người đã giúp đỡ Nam rất nhiều trong học tập, rất tự hào, phấn khởi. Từ “bà con” có nghĩa rộng hơn “chú ruột” b. Trí thức nước ta nói chung, văn nghệ sĩ nói riêng rất yêu nước, đã có đóng góp to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ “trí thức” có nghĩa rộng hơn “văn nghệ sĩ” Bài 7. Học sinh tự luyện tập theo yêu cầu đề bài TRƯỜNG TỪ VỰNG
  8. I. CỦNG CỐ, MỞ RỘNG 1. Khái niệm: Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. 2. Để xác lập trường từ vựng, người ta chọn 1 danh từ trung tâm biểu thị sự vật làm gốc. Trên cơ sở đó, ta tìm các từ ngữ có liên quan đến phạm vi sự vật làm gốc: Ví dụ về trường từ vựng chỉ NGƯỜI: - Người nói chung: + Người xét về tuổi tác: trẻ em, thanh niên, trung niên, cụ già + Người xét về giới tính: nam, nữ, đàn ông, đàn bà, con trai, con gái + Người xét về nghề nghiệp: giáo viên, bác sĩ, kỹ sư, ca sĩ, diễn viên - Bộ phận cơ thể người: đầu, mình, chân, tay, mắt, miệng, răng, lưỡi Từ ví dụ trên ta thấy, một trường từ vựng có thể chia thành các trường từ vựng nhỏ hơn, gọi là các miền trong trường từ vựng (trường từ vựng chỉ NGƯỜI được chia thành các miền: Người nói chung, bộ phận cơ thể người, hoạt động của con người, tính cách của con người ) 3. Trường từ vựng không phải là phân loại từ giống như phân loại từ về mặt cấu tạo (từ đơn, từ ghép, từ láy), nên một từ có thể tham gia vào nhiều trường từ vựng khác nhau. Ví dụ: từ “đầu” có thể tham gia vào trường từ vựng chỉ NGƯỜI, có thể tham gia vào trường từ vựng chỉ vật khác (CHÓ, MÈO, CÁ, CHIM ) - Tương tư, một từ có nhiều nghĩa cũng có thể thuộc về các trường từ vựng khác nhau. Ví dụ Từ “lành”: + Trường từ vựng chỉ tính cách con người: hiền, hiền hậu, độc ác + Trường từ vựng chỉ tính chất sự vật: nguyên vẹn, mẻ, vỡ, rách + Trường từ vựng chỉ tính chất món ăn: bổ, bổ dưỡng, độc II. CÁC DẠNG BÀI TẬP
  9. Bài 1: Hãy lập các trường từ vựng với mỗi từ sau: CÂY, CÁ, MƯA, THỂ THAO, NGHỆ THUẬT, NGHỀ NGHIỆP, HỌC SINH, PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG Bài 2: Tìm các từ ngữ cùng trường từ vựng trong các đoạn văn sau: a) Nắng gửi thêm màu đẹp trên hoa. Màu hoa vàng càng xốp như những giọt nắng kết tinh. Chân bướm tím dính đầy những hạt phấn hoa hay là những hạt nắng? [ ] Hoa biến đi để cây tạo ra những chùm quả nõn chung màu với cây với lá. (Ngô Văn Phú) b. Biển đã gửi lên trưng bày một số sản vật, hé cho nom thấy một phần, dù là rất nhỏ, sự phong phú vô cùng vô tận của mình: những con thèn, lườn phơn phớt hồng kẻ hai sọc vàng óng ánh; [ ] con lượng, to bằng bàn tay, thắm đỏ, con thửng, mình tròn, thịt ngọt và mềm, ngoài Bắc quen gọi là con cá mối vì nó giống hình con mối [ ]; con trác, mắt rất to viền một vành tròn đỏ màu phẩm như mắt tướng tuồng; con cá bò, mắt viền vàng, một cái gai dựng chóc ngóc trên lưng; con chuồn đầu phình to mum múp, vốn là cá đi nổi [ ] (Bùi Hiển) c. Mưa đến rồi, lẹt đẹt lẹt đẹt mưa giáo đầu. Những giọt nước lăn xuống mái phên nứa: mưa thực rồi. Mưa ù xuống khiến cho mọi người không tưởng được là mưa lại kéo đến chóng thế. Lúc nãy là mấy giọt lách tách, bây giờ bao nhiêu nước tuôn rào rào. Nước xiên xuống, lao xuống, tách, bây giờ bao nhiêu nước tuôn rào rào. Nước xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây. Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy. Con gà sống ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú. Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa. Trong nhà bỗng tối sầm, một mùi nồng ngai ngái, cái mùi xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa. Mưa rào rào trên nền gạch. Mưa đồm độp trên phên nứa, đập bùng bùng vào lòng lá chuối. Tiếng giọt tranh đổ ồ ồ Nước chảy đỏ ngòm bốn bề sân, cuồn cuộn dồn vào các rãnh cống đổ xuống ao chuôm. Mưa xối nước được một lúc lâu thì bỗng trong vòm trời tối thẫm vang lên một hồi ục ục ì ầm. Tiếng sấm, tiếng sấm của mưa mới đầu mùa
  10. Mưa đã ngớt. Trời rạng dần. Mấy con chim chào mào từ gốc cây nào đó bay ra hót râm ran. Mưa tạnh, phía đông một mảng trời trong vắt. Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh. (Tô Hoài) d. Thịt luộc đỏ tươi, bì vàng màu da đồng, đặt bên cạnh đĩa rau húng chó; vài đĩa riềng thái mỏng tanh; chả nướng, béo ngậy, màu cánh gián; đĩa bún trắng bong nằm cạnh bát hầm dựa mận màu hoa sim; những liễn xào nấu với chuối “chưa ra buồng” thái con bài; những đĩa dồi tươi hơn hớn, miếng thì trắng, miếng thì hồng, miếng thì tím lợt, đôi chỗ lại điểm những nhát hành xanh màu ngọc thạch (Vũ Bằng) Bài 3. Cho các đoạn văn sau: a. Sau giây phút hoàn hồn, con chim quay đầu lại, giương đôi mắt đen tròn, trong veo như hai hạt cườm nhỏ lặng nhìn Vinh tha thiết. Những âm thanh trầm bổng, ríu ran hoà quyện trong nhau vừa quen thân vừa kì lạ. Con chim gật đầu chào Vinh rồi như một tia chớp tung cánh vụt về phía rừng xa thẳm.” (Theo Châu Loan) b. Thiên nga thật là một loài chim biết tự khoe mình vì vẻ đẹp và các động tác múa của mình. Nếu như bầy chim công múa rất dẻo, uyển chuyển, nhịp nhàng, xứng đáng là nghệ sĩ của rừng xanh, thì tiếng thiên nga còn được coi là những giọng nữ cao tuyệt diệu, ngoài các động tác múa khỏe khoắn của nó. [ ] Chúng vừa múa vừa hát. Cặp chân vàng run rẩy tạo nên những đường nét khỏe khoắn. Đôi cánh xòe trên mặt cỏ xanh xoay tròn, nom giống như một bông hoa ê- puy đẹp tuyệt vời, đến chim anh vũ bay qua cũng phải nghiêng đầu tìm chỗ đậu để thưởng thức. (Theo Thiên Lương) a. Tìm những từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ NGƯỜI b. Các từ được dùng như vậy thuộc phép tu từ nào? Bài 4. Đọc kĩ những ví dụ sau đây và thực hiện nhiệm vụ nêu ở dưới: (1) Đào tiên đã bén tay phàm, Thì vin cành quýt cho cam sự đời
  11. (Nguyễn Du) (2) Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi ! Thiếp bén duyên chàng có thế thôi Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé Ngàn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi. (Hồ Xuân Hương) (3) – Thiếp kể từ lá thắm xe duyên, khi vận tía, lúc cơn đen, điều dại điều khôn nhờ bố đỏ. Chàng ở dưới suối vàng nghĩ lại, vợ má hồng, con răng trắng, tím gan tím ruột với ông xanh. (Nguyễn Khuyến — Vợ thợ nhuộm khóc chồng) a) Xác định các trường từ vựng đáng chú ý nhất trong các ví dụ trên. b) Phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc dùng những trường từ vựng ấy. Bài 5: Từ ngữ nào trong những từ ngữ sau thuộc trường từ vựng các từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng tự nhiên? Vì sao? Mưa, hàng hóa, nắng, chiến tranh, gió, lễ hội, tôn giáo, hạn hán, thủy triều, sóng thần, thể thao, động đất, lạm phát, băng giá. Bài 6. Hãy dùng một từ ngữ thuộc trường từ vựng các từ ngữ chỉ sự vật hiện tượng tự nhiên để nói về một sự vật, hiện tượng xã hội. Em thử giải thích vì sao em có thể dùng như vậy? Bài 7. Viết đoạn văn ngắn (từ 10 đến 17 câu) về chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng ít nhất 1 trường từ vựng. Chỉ rõ các từ ngữ thuộc trường từ vựng trong đoạn văn III. GỢI Ý ĐÁP ÁN III. GỢI Ý ĐÁP ÁN
  12. Bài 1. Tham khảo các trường từ vựng sau: 1. CÂY * Có thể chia thành các miền trường từ vựng sau: - Các loại cây: cây ăn quả, cây lương thực, cây lấy gỗ - Các bộ phận của cây: gốc, rễ, thân, cành, hoa, lá - Hoạt động sinh trưởng của cây: nảy mầm, đâm chồi, quang hợp 2. CÁ - Các giống cá: cá chim, cá trôi, cá mè, cá chắm, cá rô phi, cá chép - Các bộ phận của cá: đuôi, vây, vảy, mình, đầu, mang - Các hoạt động của cá: bơi, quẫy, vẫy, đớp mồi, lặn 3. MƯA - Các loại mưa: mưa rào, mưa ngâu, mưa phùn, mưa lâm thâm 4. THỂ THAO - Các bộ môn thể thao: chạy, nhảy cao, đá bóng, cầu lông, bóng bàn, bóng rổ - Các dụng cụ thể thao: vợt, trái bóng, cầu lông, lưới, găng tay, giầy thể thao 5. NGHỆ THUẬT - Các bộ môn nghệ thuật: múa, âm nhạc, diễn kịch, điện ảnh, nhiếp ảnh, hội họa - Các dụng cụ dùng trong nghệ thuật: đàn, sáo, trống, máy quay phim, bút, màu, bảng vẽ 6. NGHỀ NGHIỆP - Các nghề nghiệp: bác sĩ, giáo viên, kĩ sư, công nhân, nông dân, dịch vụ buôn bán, hướng dẫn viên du lịch, lập trình viên 7. HỌC SINH - Các môn học của học sinh: toán, văn, anh, lý, hóa, sinh, sử, địa - Các trang phục của học sinh khi đến trường: quần áo đồng phục, khăn quàng đỏ, huy hiệu đoàn, giầy, dép có quai - Các dụng cụ học tập của học sinh: bút, thước, compa, vở, sách 8. PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG - Các phương tiện giao thông đường bộ: xe máy, xe đạp, ô tô, tàu hỏa, xe ba gác, xích lô, xe thồ - Các phương tiện giao thông đường thủy: tàu thủy, ca nô, thuyền, bè
  13. - Các phương tiện giao thông hàng không: máy bay, trực thăng, tàu vũ trụ, tên lửa Bài 2. Các trường từ vựng là: a) - Các bộ phận của cây: hoa, phấn hoa, quả, lá b. - Các loài cá: cá thèn, cá lượng, cá thửng, cá mối, cá trác, cá bò, cá chuồn. c. - Các kiểu mưa: mưa ù, mưa rào, mưa đồm độp, mưa mới đầu mùa d. - Các màu sắc: đỏ tươi, vàng da đồng, màu cánh gián, trắng bong, màu hoa sim, tím lợt, xanh ngọc thạch. - Các cách chế biến món ăn: luộc, nướng, hầm, xào, nấu. - Các nguyên liệu chế biến món ăn: thịt, rau húng chó, riềng, bún, chuối, hành. - Các món ăn: thịt luộc, chả nướng, bún, dựa mận, dồi. Bài 3. Cho các đoạn văn sau: a. - Các từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ người: hoàn hồn, quay đầu lại, giương đôi mắt, lặng nhìn tha thiết, gật đầu chào. b. - Các từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ người: tự khoe, múa, nghệ sĩ, giọng nữ cao, hát, cặp chân vàng, nghiêng đầu, thưởng thức. Việc sử dụng các từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ Người để miêu tả sự vật không phải là người là phép tu từ nhân hóa. Bài 4. a) Cẳc trường từ vựng đáng chú ý nhất trong các ví dụ trên: − Ở Nguyễn Du: đào, quýt, cam. − Ở Hồ Xuân Hương: cóc, (nhái) bén, (chẫu) chàng, nòng nọc, (chầu) chuộc. − Ở Nguyễn Khuyến: thắm, tía, đen, điều, đỏ, vàng, hồng, trắng, tím, xanh. b) Phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc dùng những trường từ vựng ấy. − Trong ví dụ trên, Nguyễn Du dùng một loạt từ chỉ loại cây: đào, quýt, cam. Đáng chú ý, nếu đào, quýt là danh từ, thì cam ở đây lại được dùng như động từ. Chính
  14. những liên tưởng về ngữ nghĩa khiến cho tác giả có thể hạ chữ cam một cách bất ngờ, gây thú vị cho người đọc. − Hồ Xuân Hương làm lẽ ông Chánh tổng tên là Cóc, một cường hào dốt chữ nghĩa. Khi tổng Cóc mất, bà khóc bằng một bài thơ, vẻn vẹn bốn câu mà đã có năm từ chỉ cóc nhái: cóc, (nhái) bén, (chẫu) chàng, nòng nọc, (chẫu) chuộc. Điều đó cho thấy cuộc hôn nhân ấy là câu chuyện “bé cái nhầm” của nhà thơ ; bà không thương tiếc gì, khóc “mà mắt khô ráo hoảnh, lời lẽ cộc lốc” (Nguyễn Lộc, Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1976, trang 386). − Viết thay vợ người thợ nhuộm khóc chồng, Nguyễn Khuyến làm một câu đối đầy màu sắc mà lời lẽ vẫn rất tự nhiên : thắm, tía, đen, điều, đỏ, vàng, hồng, trắng, tím, xanh. Câu đối cho thấy cái tài tình của tác giả khi sử dụng chữ nghĩa đã đành, mà còn bộc lộ cái tình thắm thiết, cái đau đớn tử biệt sinh li của vợ đối với chồng. Bài 5. a. Những từ ngữ thuộc trường từ vựng các từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng tự nhiên: Mưa, nắng, gió, hạn hán, thủy triều, sóng thần, động đất, băng giá. b. Giải thích: Bởi đây là những hiện tượng bản thân nó vốn có, con người không thể tạo ra cũng như chi phối, điều khiển được. Bài 6. a. Những từ ngữ thuộc trường từ vựng các từ ngữ chỉ sự vật hiện tượng tự nhiên để nói về một sự vật, hiện tượng xã hội: VD1: Theo các chuyên gia kinh tế, thế giới đang trải qua những đợt sóng thần về tài chính VD2: Một biển người đang tiến vào lễ hội VD3: Những ngày gần đây, thị trường chứng khoán đang bị đóng băng b. Giải thích: Đây là cách nói ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về đặc điểm của các hiện tượng Bài 7. Học sinh tự luyện tập theo yêu cầu đề bài.
  15. TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH I. CỦNG CỐ, MỞ RỘNG 1. Từ tượng hình là từ gợi tả hình dáng, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. Ví dụ: hì hục, rón rén, vật vã gợi ra cách làm việc, dáng đi 2. Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. Ví dụ: ầm ầm, ào ào, róc rách (mô phỏng tiếng nước chảy); ha ha, hi hi, hì hì (mô phỏng tiếng cười của con người). 3. Thông thường các từ tượng thanh, tượng hình là các từ láy. Tuy nhiên cũng có những từ tượng hình, tượng thanh không phải là từ láy: Ví dụ: bốp, ầm, ào, xốp 4. Vì khả năng gợi hình ảnh và âm thanh nên các từ tượng hình và các từ tượng thanh có tính biểu cảm cao. Do đó, các từ tượng thanh, tượng hình ít được dùng trong các loại văn bản đòi hỏi tính trung hòa về biểu cảm như văn bản khoa học, hành chính mà được dùng nhiều trong các văn bản có tính văn học nghệ thuật: miêu tả, tự sự, thơ ca, tiểu thuyết, bút kí, tùy bút II. CÁC DẠNG BÀI TẬP Bài 1. Tìm các từ tượng hình, tượng thanh trong các đoạn sau: 1. Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo Sóng biếc theo làn hơi gợn tí Lá vàng trước ngõ khẽ đưa vèo (Nguyễn Khuyến) 2. Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
  16. Tựa gối buông cần lâu chẳng được Cá đâu đớp động dưới chân bèo (Nguyễn Khuyến) 3. Bước tới đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông rợ mấy nhà (Bà Huyện Thanh Quan) 4. Nhớ nước, đau lòng con quốc quốc Thương nhà, mỏi miệng cái da da Dừng chân đứng lại: trời, non, nước Một mảnh tình riêng, ta với ta (Bà Huyện Thanh Quan) 5. Cúc cu! Cúc cu! Chim rừng ca trong trong nắng Im nghe! Im nghe! Ve rừng kêu liên miên Rừng hát gió lay trên cành biếc Lao xao! Rì rào! Dòng suối uốn quanh dòng nước trôi trong xanh Róc rách! Róc rách! Nước luồn qua khóm trúc Lá rơi lá rơi, xoay tròn nước cuốn trôi (Bài hát Nhạc rừng, Hoàng Việt) 6. Có anh chiến sĩ đi qua khu rừng vắng Lắng nghe nhạc rừng tâm hồn vui phơi phới Anh cười một mình rồi cất tiếng hát vang Cây rừng dội tiếng theo lời ca mênh mang Tính tang tính tình! Miền Đông gian lao mà anh dũng Tính tang tính tình! Hăng hái chiến đấu chống quân thù Đường xa chân đi vui bước Lòng xuân thêm thắm tươi Nhạc rừng vẳng đưa cùng nhịp bước Hương rừng thoáng đưa hồn say sưa
  17. (Bài hát Nhạc rừng, Hoàng Việt) 7. Thế là mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức. Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà bây giờ đầy hương thơm và ánh sáng mặt trời. Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những áo lá già đen thủi. Các cành cây đều lấm tấm màu xanh. Những cành xoan khẳng khiu đương trổ lá lại sắp buông tỏa ra những tàn hoa sang sáng, tim tím. Ngoài kia, rặng râm bụt cũng sắp có nụ. (Tô Hoài) 8. Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh (Tố Hữu) 9. Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối – thứ âm thanh đơn điệu triền miên ấy ru ngủ thính giác, càng làm mòn mỏi và đuối dần đi tác dụng phân biệt của thị giác con người trước cái quang cảnh chỉ lặng lẽ một màu xanh đơn điệu. (Đoàn Giỏi) 10. Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. (Đoàn Giỏi) 11. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai. (Đoàn Giỏi) 12. Gió nồm vừa thổi, dượng Hương nhổ sào. Cánh buồm căng phồng. Thuyền rẽ sóng lướt bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp.
  18. (Võ Quảng) 13. Thỉnh thoảng chúng tôi gặp những thuyền chất đầy cau tươi, dây mây, dầu rái, những thuyền chở mít, chở quế. Thuyền nào cũng xuôi chậm chậm. Càng về ngược, vườn tược càng um tùm. (Võ Quảng) 14. Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng “soạc”! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. (Võ Quảng) 15. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. 16. Chú Hai vứt sào, ngồi xuống thở không ra hơi. Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước. (Võ Quảng) 17. Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng. (Minh Huệ) 18. Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng (Tế Hanh) 19. Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây phải nằm phơi trên mặt đất.
  19. (Khái Hưng) 20. Có chiếc lá nhẹ nhàng, khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả một thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại. (Khái Hưng) 21. Lại đến một buổi chiều, gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng, đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên. (Vũ Tú Nam) 22. Một buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm. Những đảo xanh lam nhạt pha trắng sữa. Không có gió mà sóng vẫn vỗ đều đều, rì rầm. Nước biển dâng đầy, quánh đặc một màu bạc trắng, lấm tấm như bột phấn trên da quả nhót. (Vũ Tú Nam) 23. Trời dải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm, biển đục ngầu, giận dữ (Vũ Tú Nam) 24. Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng. (Vũ Tú Nam) 25. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. (Nguyễn Trung Thành) 26. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh dưới nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn. (Nguyễn Trung Thành) 27. Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh Cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào.
  20. (Tô Hoài) 28. Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng, cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng. (Ngô Tất Tố) 29. Người nhà lí trưởng hình như không dám hành hạ một người ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì, hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, muốn nói mà không dám nói. Đùng đùng cai lệ giật phắt cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu. (Ngô Tất Tố) 30. Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường. (Nguyên Hồng) Bài 2: Tìm các từ tượng thanh gợi tả âm thanh của: - Tiếng nước chảy. - Tiếng gió thổi. - Tiếng cười nói. Bài 3: Cho các câu sau: - Chị Dậu run run: [ ] - Chị Dậu vẫn thiết tha: [ ] - Chị Dậu nghiến hai hàm răng: [ ] Hãy tìm các từ ngữ gợi hình dáng, trạng thái của chị Dậu khi nói chuyện với cai lệ? Từ đó chỉ ra sự thay đổi trạng thái tâm lí của chị? Bài 4: Tìm những từ tượng hình chỉ dáng đi của con người? Bài 5. Tìm ra những từ tượng thanh chỉ âm thanh của con người?
  21. Bài 6: Đặt câu cho các từ tượng hình, từ tượng thanh sau: Lắc rắc, ríu rít, xinh xinh, khúc khuỷu, lạch bạch, lấp lánh. Bài 7: Phân biệt ý nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười: cười ha ha, cười hì hì, cười hô hô, cười hơ hơ. Bài 8: Phân biệt ý nghĩa của những từ tượng hình sau: lênh đênh, lềnh bềnh, lều bều, lênh khênh, lêu đêu, lêu nghêu. Bài 9: Tìm năm loài vật có tên gọi tượng thanh Bài 10: Viết một đoạn văn và xác định từ láy tượng thanh, tượng hình. III. GỢI Ý ĐÁP ÁN Bài 1. Tìm các từ tượng hình, tượng thanh trong các đoạn sau: 1. Từ tượng hình: lạnh lẽo, trong veo, tẻo teo. Từ tượng thanh: vèo 2. - Tượng hình: lơ lửng, vắng teo 3. - Tượng hình: lom khom, lác đác 4 - Tượng thanh: quốc quốc. 5. - Tượng thanh: cúc cu, liên miên, lao xao, rì rào, róc rách 6. - Tượng hình: phơi phới, mênh mang, say sưa - Tượng thanh: tính tang tính tình 7.
  22. - Tượng hình: lạnh lẽo, lấm tấm, sang sáng, 8. - Tượng hình: loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh 9. - Tượng hình: mòn mỏi, lặng lẽ - Tượng thanh: rì rào, 10. - Tượng hình: mênh mông, trũi, - Tượng thanh: ầm ầm 11 - Tượng hình: tăm tắp, lòa nhòa 12. - Tượng hình: bon bon 13. - Tượng hình: chậm chậm, um tùm 14. - Tượng thanh: soạc 15. - Tượng hình: cuồn cuộn 16. - Tượng hình: sừng sững, lúp xúp 17. - Tượng hình: lồng lộng 18 - Tượng hình: lấp loáng 19. - Tượng hình: lạnh lùng, vẩn vơ, lảo đảo. - Tượng thanh: phập 20. - Tượng hình: nhẹ nhàng, khoan khoái, dằng dặc, ngần ngại, rụt rè, âu yếm, mơn trớn, mềm mại. 21.
  23. - tượng hình: loáng thoáng 22. - Tượng hình: lấm tấm - Tượng thanh: rì rầm 23. - Tượng hình: âm u, xám xịt, nặng nề - Tượng thanh: ầm ầm 24 - Tượng hình: lạnh lùng, sôi nổi, hả hê, gắt hỏng 25. - Tượng thanh: ào ào 26. - Tượng hình: long lanh, gay gắt 27. - Tượng hình: vêu vao, bì bõm 28. - Tượng hình: uể oải, run rẩy, sầm sập 29. - Tượng hình: long ngóng, ngơ ngác, sầm sập 30. - Tượng hình: ấm áp, mơn man Bài 2: Tham khảo các từ sau: - Tiếng nước chảy: róc rách, ầm ầm, rì rào, ào ào, tí tách - Tiếng gió thổi: ào ào, vi vút, vi vu, hun hút, vù - Tiếng cười nói: ha hả, hi hi, he he, he hé, ha há, ha ha, râm ran, xôn xao Bài 3: Các từ gợi tả dáng vẻ, trạng thái tâm lý của chị Dậu được in đậm: - Chị Dậu run run: [ ] - Chị Dậu vẫn thiết tha: [ ] - Chị Dậu nghiến hai hàm răng: [ ] Sự thay đổi tâm lý của chị Dậu: từ chỗ run sợ, đến chỗ van xin nài nỉ và cuối cùng là tức giận, không thể kiềm chế được.
  24. Bài 4: Tham khảo các từ sau: • Rón rén • Lù đù • Thoăn thoắt • Lạch bạch • Lon ton Bài 5: Tham khảo các từ sau: • Khúc khích • Thút thít • Thủ thỉ • Hí hí Bài 6: Gợi ý câu trả lời: • Lắc rắc: Hạt mưa rơi lắc rắc • Ríu rít: Bầy chim kêu ríu rít • Xinh xinh: Cái áo xinh xinh • Khúc khuỷu: Con đường đến trường khúc khuỷu • Lạch bạch: Đàn vịt đi lạch bạch • Ào ào: Mưa rơi ào ào suốt cả ngày • Lấp lánh: Ánh đèn thành phố lấp lánh suốt đêm • Ồm ồm: Giọng của người đàn ông ồm ồm bên tai • Tích tắc: Chiếc đồng hồ nhà tôi kêu tích tắc suốt ngày Bài 7: Gợi ý câu trả lời: • Ha ha: Tiếng cười to, thoải mái • Hi hi: Tiếng cười nhỏ nhẹ, đáng mến • Hô hô: Cười vô duyên, gây phản cảm cho người khác • Hơ hơ: Tiếng cười thoải mái, tự nhiên Bài 8: Gợi ý câu trả lời: • Lênh đênh: Chỉ trạng thái trôi nổi, không biết đi đâu về đâu • Lềnh bềnh: Chỉ trạng thái trôi nổi nhẹ nhàng, thuận theo chiều gió • Lều sều: Trôi nổi bẩn thỉu
  25. • Lênh khênh: Cao ngất ngưởng, không cân đối, dễ đổ ngã • Lêu đêu: Cao ngất ngưởng, nhỏ và cao Lêu nghêu: Cao gầy ngất ngưởng Bài 9: Năm loài vật có tên gọi tượng thanh là: Con bìm bịp, con tu hú, con tắc kè, con ve, con chim chích chòe. Bài 10: Tham khảo đoạn văn sau: Những ngày trời tháng 8, những ngọn gió thoang thoảng, những tiếng lá rơi xào xạc, tiếng chim kêu líu lo, tôi chợt nhận ra mùa thu đã về. Trong tôi lại hiện lên những ký ức của tuổi thơ. Cái ngày này năm ngoái vẫn mưa tuôn xối xả, rồi những lúc trời nắng hè vẫn làm cho những chú ve kêu âm ỉ. Nhìn bóng dáng các cô cậu nhỏ nhắn cười khúc khích ngoài sân tôi lại nhớ đến tuổi thơ đầy dữ dội của mình. Những ngày còn nô đùa vui vẻ, ấy thế mà giờ chúng tôi phải tấp nập với việc lo cơm áo gạo tiền. Không còn cả thời gian rảnh để chơi đùa, vui vẻ. Nhiều khi tôi chỉ muốn mình được bé nhỏ, hồn nhiên vô lo, vi vu khắp nơi như những đứa trẻ này. Dù cho có lớn thì những kỷ niệm về tuổi thơ vẫn không bao giờ nhạt nhòa. • Từ láy tượng thanh: xào xạc, thỏ thẻ, xối xả, thoang thoảng, líu lo, • Từ láy tượng hình: Nhỏ nhắn, vi vu, nhạt nhòa. TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI I. CỦNG CỐ, MỞ RỘNG 1. Từ địa phương a. Từ địa phương là những từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.
  26. Ví dụ: Từ “mẹ” là từ toàn dân, nhưng người ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh thì gọi là “mệ”, người ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị thì gọi là “mạ”, người ở các tỉnh Nam Bộ thì gọi là “má”, người ở các tỉnh Trung du Bắc Bộ thì gọi là “bầm”, người ở một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ thì gọi là “u”. Như vậy các từ: mệ, mạ, má, u, bầm là những từ địa phương. b. Từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân có thể có những quan hệ như sau: * Từ ngữ địa phương không có từ ngữ toàn dân tương đương Ví dụ: chôm chôm, măng cụt Đó là những từ ngữ biểu thị các sự vật, hiện tượng chỉ có ở địa phương đó. Các từ ngữ này dễ dàng trở thành các từ ngữ toàn dân có sự giao lưu rộng rãi giữa các vùng miền. * Từ ngữ địa phương có từ ngữ toàn dân tương đương. Ở đây xảy ra hai trường hợp: - Từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân tương đương nhau hoàn toàn: mè – vừng, trốc – đầu - Từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân tương đương nhau không hoàn toàn: + hòm (từ ngữ địa phương Nghệ-Tĩnh) có các nghĩa khác nhau, ở nghĩa trong “hòm đạn, “hòm phiếu”, nó tương đương với từ “hòm” toàn dân; còn ở nghĩa hòm là “quan tài”, nó không tương đương với từ “hòm” toàn dân. Cần lưu ý cả trường hợp có những từ ngữ địa phương đồng âm với từ ngữ toàn dân nhưng nghĩa khác nhau: “mận” (từ địa phương Nam Bộ) chỉ cây doi, quả doi 2. Biệt ngữ xã hội a. Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. Ví dụ 1: Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, ở tầng lớp khá giả trong xã hội, mẹ được gọi bằng “mợ”, cha được gọi bằng “cậu”. Ví dụ 2:Trong tầng lớp vua quan thời phong kiến có các biệt ngữ sau: bệ hạ, long thể, trẫm, khanh, băng hà Ví dụ 3: Trong tầng lớp học sinh, sinh viên: ngỗng (2 điểm), gậy (1 điểm), phao (tài liệu mang vào phòng thi) b. Có những biệt ngữ xã hội được dùng để biểu thị các sự vật, hiện tượng chỉ có trong một nhóm xã hội nào đó
  27. Ví dụ: ngai vàng, lọng, kiệu là các biệt ngữ xã hội của tầng lớp vua chúa, quan lại thời phong kiến. (các từ ngữ này dễ trở thành từ ngữ toàn dân khi có sự giao lưu rộng rãi giữa các nhóm xã hội) 3. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội được dùng trong tác phẩm văn học khi cần nhấn mạnh, khắc họa đặc điểm địa phương, đặc điểm xã hội của các nhân vật. - Do tính hạn chế về phạm vi sử dụng của từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội nên tránh lạm dụng những loại từ này trong khi giao tiếp toàn dân. II. CÁC DẠNG BÀI TẬP Bài 1: Tìm các từ địa phương trong các câu sau và diễn đạt lại bằng từ ngữ toàn dân: 1. Nó giả vờ nghểnh cổ như phân bua: Ủa! Chớ con giun đâu mất rồi hè? (Võ Quảng) 2. Một em bé gái bận bộ quần áo bằng xa-tanh màu đỏ, tóc tết quả đào, chân mang đôi hài vải đen bước ra, cúi chào khán giả. (Đoàn Giỏi) 3. Sáng giăng chia nửa vườn chè Một gian nhà nhỏ đi về có nhau Vì tằm tôi phải chạy dâu Vì chồng tôi phải qua cầu đắng cay. (Nguyễn Bính, Thời trước) 4. Gió theo lối gió mây đường mây Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay? (Hàn Mặc Tử) 5. Mạ non bầm cấy mấy đon Ruột gan bầm lại thương con mấy lần. Mưa phùn ướt áo tứ thân Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!
  28. Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe! (Tố Hữu) 6. Chuối đầu vườn đã lổ Cam đầu ngõ đã vàng Em nhớ ruộng nhớ vườn Không nhớ anh răng được (Trần Hữu Chung) 7. Trên mấy nhà sàn buồn tênh, ba bốn bà ké nhìn ra, nhớ những ngày vui của các đồng chí đóng tại nhà mình. (Nguyễn Huy Tưởng) 8. Ngọt thơm sau lớp vỏ gai Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng Mời cô, mời bác ăn cùng Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà (Phạm Hổ) 9. Gan chi gan rứa, mẹ nờ? Mẹ rằng: Cứu nước, mình chờ chi ai? Chẳng bằng con gái, con trai Sáu mươi còn một chút tài đò đưa Tàu bay hắn bắn sớm trưa Thì tui cứ việc nắng mưa đưa đò (Tố Hữu) 10. Con bé thấy lạ quá, nó chợp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên; “Má! Má”. Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy. (Nguyễn Quang Sáng) 11. Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng: - Vô ăn cơm! (Nguyễn Quang Sáng)
  29. 12. Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra [ ] (Nguyễn Quang Sáng) 13. Xuống bến, nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông. (Nguyễn Quang Sáng) 14. Còn anh, anh không kìm được xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. (Nguyễn Quang Sáng) 15. Nhà chúng tôi ở cạnh nhau, gần vàm kinh nhỏ đổ ra sông Cửu Long. (Nguyễn Quang Sáng) 16. Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay. Ta đi từ đồng hoang vu vượt hết núi đồi (Trịnh Công Sơn) 17. Yêu hoa sầu đâu không để vào đâu cho hết, nhớ hoa sầu đâu ở quê hương ta không biết mấy mươi. (Đoàn Giỏi) 18. Gà bà Kiến là gà trống tơ, lông đen, chân chì, có bộ giò cao, cổ ngắn (Võ Quảng) 19. Con lớn tính điềm đạm, mới mười hai tuổi mà nói năng như người lớn, nó ăn uống từ tốn, biết nhường phần ngon cho em. Thằng thứ ba, mười tuổi, thắng liếng khỉ nhất nhà, thích làm giàng thun bắt chim, nó chan húp lia lịa. (Nguyễn Sáng) 20. Đứa con gái thứ tư, tám tuổi, người mảnh khảnh, mắt sáng, môi mỏng, miệng nói tía lia, nó gắp từng miếng cá nhỏ, ăn nhỏ nhẻ như mèo. (Nguyễn Sáng) Bài 2. Tìm các từ địa phương mà em biết tương ứng với từ toàn dân: tao, mày, nó Bài 3. Những từ ngữ sau đây là từ ngữ địa phương, em hãy tìm những từ ngữ tương đương trong vốn từ toàn dân: a. Từ địa phương Bắc Bộ: giăng, thấm chớp, thâu róm.
  30. b. Từ địa phương Trung Bộ: nác, tru, nỏ, thẹn. c. Từ địa phương Nam Bộ: anh hai, bàn ủi, cây viết, chả lụa, đậu phộng, hột gà. Bài 4. Trong các từ đồng nghĩa: cọp, khái, hổ từ nào là từ địa phương từ nào là từ toàn dân? Vì sao? Bài 5. Đọc bài thơ sau đây của nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi tặng vợ và cho biết bài thơ này gợi cho em những cảm nghĩ gì xung quanh vấn đề từ ngữ địa phương và việc sử dụng từ ngữ địa phương. Cái gầu thì bảo cái đài Ra sân thì bảo ra ngoài cái cươi Chộ tức là thấy em ơi Trụng là nhúng đấy đừng cười nghe em. Thích chi thì bảo là sèm Nghe ai bảo đọi thì đem bát vào Cá quả lại gọi cá tràu Vo trốc là bảo gội đầu đấy em Nghe em giọng Bắc êm êm Bà con hàng xóm đến xem chật nhà Răng chưa sang nhởi nhà choa Bà o đã nhốt con ga trong truồng Em cười bối rối mà thương Thương em một lại trăm đường thương quê Gió lào thổi rạc bờ tre Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn Chắt từ đá sỏi đất cằn Nên yêu thương mới sâu đằm đó em. (Báo Văn nghệ, số 28/ 2006)
  31. Bài 6. Đọc đoạn trích sau (trong bài thơ Mẹ Suốt của Tố Hữu) và chỉ ra những từ ngữ địa phương có trong đoạn trích. Những từ ngữ đó thuộc phương ngữ nào? Việc sử dụng những từ ngữ địa phương trong đoạn thơ có tác dụng gì? Gan chi gan rứa, mẹ nờ? Mẹ rằng: Cứu nước, mình chờ chi ai? Chẳng bằng con gái, con trai Sáu mươi còn một chút tài đò đưa Tàu bay hắn bắn sớm trưa Thì tui cứ việc nắng mưa đưa đò Ghé tai mẹ, hỏi tò mò: Cớ răng ông cũng ưng cho mẹ chèo? Mẹ cười: Nói cứng, phải xiêu Ra khơi ông còn dám, tui chẳng liều bằng ông! Nghe ra ông cũng vui lòng Tui đi, còn chạy ra sông dặn dò: “Coi chừng sóng lớn, gió to Màn xanh đây mụ, đắp cho kín mình!” Bài 7. Tìm một số biệt ngữ xã hội mà em biết, giải thích nghĩa của những từ đó và đặt câu. III. GỢI Ý ĐÁP ÁN Bài 1: 1. - ủ, hè Ôi, vậy 2. - bận: mặc - mang: đi 3. - Giăng: trăng
  32. 4. - bắp: ngô 5. - đon: bó - bầm: mẹ 6. lổ: trổ (Đây là những từ thuộc phương ngữ Trung Bộ. Khi sử dụng, nó đã làm tăng tính địa phương của tác phẩm) răng: sao 7. - bà ké: bà mẹ ("Bà ké" gợi cho ta hình ảnh bà mẹ người dân tộc thiểu số Việt Bắc. Trong kháng chiến, những người mẹ đó không quản ngại hy sinh, gian khổ giúp bộ đội trên đường hành quân đi chiến dịch) 8. - Sầu riêng: không có từ toàn dân thay thế 9. - chi: sao - rứa: thế - nờ: ơi - hắn: nó - tui: tôi 10. - má: mẹ 11. - Nói trổng: nói trống không - Vô: vào 12. - Ba: bố 13. - Lòi tói: dây thừng 14.
  33. - Vết thẹo: vết sẹo 15. - Vàm kinh: cửa kênh 16. - Vô: vào 17. - sầu đâu: hoa xoan 18 - giò: chân 19. - liếng khỉ: nghịch ngợm - giàng thun: sung cao su 20. - tía lia: liến láu Bài 2. - tao: tui, tau, ta - mày: mi, o - nó: hắn Bài 3. Từ toàn dân tương ứng với: a. Từ địa phương Bắc Bộ: giăng - trăng; thấm chớp - sấm chớp, thâu róm - sâu róm. b. Từ địa phương Trung Bộ: nác - nước, tru - trâu, nỏ - không, thẹn - xấu hổ c. Từ địa phương Nam Bộ: anh hai - anh cả; bàn ủi - bàn là; cây viết - cây bút; đậu phộng – lạc; hột gà - trứng gà . Bài 4. Gợi ý: “Khái" là từ địa phương miền Trung Trung Bộ, cọp là từ toàn dân, hổ là từ toàn dân. Bài 5. - Nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi quê ở Nghệ An. Vợ nhà thơ là người miền Bắc. Trong bài thơ này, có nhiều từ ngữ địa phương Nghệ – Tĩnh đã được tác giả giải thích bằng từ ngữ toàn dân. Nhưng có mấy từ ngữ tác giả không giải thích. Đó là từ răng có nghĩa là sao (từ nghi vấn), nhởi (chơi), choa (đại từ ngôi thứ nhất, tự xưng đối với người ngang bậc hoặc ở bậc dưới), o (chị hoặc em gái của cha), ga (gà), truồng (chuồng).
  34. - Qua bài thơ, em cảm nghĩ như thế nào về tình cảm của con người đối với tiếng nói của quê hương; về những khó khăn trong việc giao tiếp do tiếng địa phương gây ra và tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ văn hoá ngôn ngữ, nâng cao sự hiểu biết về từ ngữ toàn dân để mọi người ở các địa phương có thể hiểu nhau dễ dàng hơn. Bài 6. - Trong đoạn trích bài thơ Mẹ Suốt của Tố Hữu có các từ địa phương là: chi, rứa, nờ, tui, cớ, răng, ưng, mụ. - Đó là các từ thuộc phương ngữ Trung, phổ biến ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế (vùng Bắc Trung Bộ) - Tác dụng của việc sử dụng các từ địa phương này trong đoạn thơ: góp phần thể hiện chân thực hơn hình ảnh một vùng quê và tình cảm, suy nghĩ, tính cách của người mẹ trên vùng quê ấy; làm tăng sự sống động, gợi cảm cho tác phẩm. Bài 7. + Giới chọi gà: chầu (hiệp), chêm (đâm cựa), chiến (đá khoẻ), dốt (nhát) + Của học sinh: ngỗng (điểm hai), quay (nhìn, sao chép tài liệu), học gạo (học nhiều, không còn chú ý đến việc khác) Đặt câu: Ví dụ: Con lông trì và con lông cảo bắt đầu vào chầu hai. TRỢ TỪ, THÁN TỪ I. CỦNG CỐ, MỞ RỘNG 1. Trợ từ - Khái niệm: Trợ từ là những đi kèm các từ ngữ khác để nhấn mạnh hoặc để biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở những từ ngữ đó. Trợ từ không có khả năng làm thành một câu độc lập. Ví dụ các trợ từ: chính, ngay, những, có, mỗi, - Cần lưu ý có những từ có hình thức âm thanh giống với trợ từ nhưng không phải là trợ từ. Ví dụ:
  35. (1) Nó đưa cho tôi những 50 nghìn đồng. (những: trợ từ) (2) Nó đưa cho tôi những đồng bạc cuối cùng trong túi. (những: lượng từ) - Các trợ từ còn biểu thị cách đánh giá về sự vật, sự việc do các từ đi kèm biểu thị: Ví dụ: so sánh: (1) Nó đưa cho tôi có 10.000 đồng (ít quá, mua được cái gì) (2) Nó đưa cho tôi những 10.000 đồng (mua được khá nhiều thứ đấy) 2. Thán từ - Khái niệm: Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Ví dụ: ôi, a, trời ơi, chao ôi, ô hay, dạ, vâng, - Thán từ không có khả năng làm thành phần chính của câu hay thành tố của cụm từ nhưng có khả năng tự mình làm thành một câu độc lập (câu đặc biệt) hoặc làm thành phần biệt lập trong câu. Ví dụ: a. Làm tiếng gọi: Hỡi những con khôn của giống nòi Những chàng trai quý gái yêu ơi. (Tố Hữu) b. Làm tiếng đáp - Nếu ngài ra tranh cử, thì nên quyết định ngay đi vì chỉ còn hai tháng - Vâng, nhưng vì công việc doanh thương của tôi dạo này bận rộn lắm, có lẽ khóa này tôi thôi. c. Biểu thị các cảm xúc khác nhau: vui mừng, ngạc nhiên, sợ hãi, đau xót, yêu ghét - Hỡi ôi! Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ. (Nguyễn Đình Chiểu) - Trời đất ạ! Có đời nào như vậy? Cái thổ tả gì cũng đắt. (Nam Cao) II. CÁC DẠNG BÀI TẬP Bài 1. Tìm trợ từ trong các câu sau:
  36. 1. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. (Nguyên Hồng) 2. Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa. (Thanh Tịnh) 3. Ngay chúng tôi cũng không biết phải nói những gì. 4. Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ này: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước. (Thanh Tịnh) 5. Nó đưa cho tôi mỗi 1 cuốn vở. 6. Mỗi người sẽ nhận được một cuốn vở. 7. Mặc dù non một năm ròng, mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà. (Nguyên Hồng) 8. Nhưng họ thách nặng quá: nguyên tiền mặt phải 100 đồng bạc, lại còn cau, còn rượu thì mất đến 200 bạc. (Nam Cao) 9. Tính ra cậu Vàng cậu ấy ăn khỏe hơn cả tôi ông giáo ạ. (Nam Cao) 10. Rồi cứ mỗi năm Rằm tháng 8. Tựa nhau trông xuống thế gian cười. (Tản Đà) 11. Nó hát những mấy ngày liền. 12. Chính các bạn đã giúp Lan học tốt. 13. Nó ăn mỗi bữa chỉ lưng bát cơm. 14. Ngay cả bạn thân, nó cũng ít tâm sự. 15. Anh tôi toàn những lo là lo. 16. Hai ngày sau, chính một số cảnh sát đã giải anh đi tối hôm trước lại quay về nhà thương Chợ Quán. (Trần Đình Vân) 17. Nó mua những hai tấm vé
  37. 18. Bệnh viện làm việc cả ngày lễ. 19. Tôi chỉ gặp anh ta đúng một lần trong buổi lễ hôm đó. 20. Tớ đã cho cậu thời gian tận mười ngày mà vẫn chưa làm xong việc. Bài 2. Chọn từ “những” hoặc “mỗi” để điền vào những chỗ trống sau: a) Tôi còn / / 5 tiếng để làm bài tập (gì mà chẳng kịp). b) Tôi còn / / 5 tiếng để làm bài tập (làm sao mà kịp được). Từ đó, em hãy chỉ ra sự khác nhau về sắc thái biểu đạt giữa “những” và “mỗi”? Bài 3. Chọn các trợ từ những, chính, độc, tịnh, điền vào chỗ trống thích hợp trong những câu sau đây: a. Trong những năm tháng khó khăn, / /bác Thanh đã giúp đỡ gia đình chúng tôi rất nhiều. b. Trường nó ở xa, con bé ngày nào cũng phải leo đèo lội suối / / bốn năm ki-lô- mét. c. Trên đường / / không một bóng người. d. Con ra đi, mẹ ở nhà / / nhớ cùng mong. e. Phòng chỉ kê / /hai cải giường. Bài 4. Tìm các thán từ trong các câu sau và cho biết chúng dùng để làm gì? 1. Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. (Ngô tất Tố) 2. Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. (Ngô Tất Tố) 3. Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. (Tô Hoài) 4. Em hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng. Chà! Ánh sáng kỳ dị làm sao! (An-đéc-xen) 5. Chú trải sáu bức tranh do Mèo vẽ ra trước mặt bố tôi. Đến lượt bố tôi ngây người ra như không tin vào mắt mình. [ ]
  38. - Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. (Tạ Duy Anh) 6. Ha ha! Một lưỡi gươm! (Sự tích Hồ Gươm) 7. Hỡi những con khôn của giống nòi Những chàng trai quý gái yêu ơi (Tố Hữu) 8. Nếu ngài ra tranh cử, thì nên quyết định ngay đi vì chỉ còn hai tháng - Vâng, những vì công việc doanh thương của tôi dạo này bận rộn lắm, có lẽ khóa này tôi thôi. (Vũ Trọng Phụng) 9. Hỡi ôi! Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ. (Nguyễn Đình Chiểu) 10. Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu. (Thế Lữ) 11. Ô hay! Buồn vương cây ngô đồng Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông. (Bích khê) 12. Giời ơi! Giời đất ơi! Sao tôi lại khổ như thế này. 13. Ngày nào người ta cũng tự nhủ: Chà! Còn khối thì giờ. Ngày mai ta sẽ học. Và rồi thấy điều gì xảy đến Ôi! Tai họa lớn của xứ An-dát chúng ta là bao giờ cũng hoãn việc học đến ngày mai. (An-phông-xơ Đô-đê) 14. Ô hay! Sao lại làm sai hết như thế này. 15. Chà, cái mặt nhẫn kim cương đẹp quá, quý quá! (Viết Linh) 16. Chao ôi, cảnh biển hôm nay sao tĩnh lặng đến vậy. 17. Trời ơi, cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa. Lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn. (Khánh Hoài)
  39. 18. Ôi, em Thủy! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp. (Khánh Hoài) 19. Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! (Tố Hữu) 20. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất. (Phạm Duy Tốn) Bài 5. Tìm trợ từ, thán từ trong đoạn trích sau: “Ốm dậy tôi về quê, hành lí vẻn vẹn chỉ có một cái vali đựng toàn những sách. Ôi những quyển sách rất nâng niu! Tôi đã nguyện giữ chúng suốt đời, để lưu lại những kỉ niệm một thời chăm chỉ, hăng hái và tin tưởng, đầy những say mê và khát vọng.” Bài 6. Đặt câu với những thán từ sau đây: à, úi chà, chết thật, eo ôi, ơi, trời ơi, vâng, bớ người ta. Bài 7. Hãy cho biết cảm xúc mà các thán từ sau có thể biểu hiện: Khốn nạn!; Chao ôi!; Chà!; Ôi!; Ha ha!. Bài 8. Trong các câu sau, câu nào có từ “này” được dùng như thán từ? a. Này, em không để cho chúng yên được à? (Tạ Duy Anh) b. Em quẹt que diêm thứ ba. Bỗng em thấy hiện ra một cây thông Nô-en. Cây này lớn và trang trí lộng lẫy hơn cây mà em đã được thấy năm ngoái qua cửa kính một nhà buôn giàu có. (An-đéc-xen) c. Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường? d. Thế xin hỏi ông câu này đã.
  40. Bài 9. Viết đoạn văn (từ 10 đến 15 câu) kể về kỉ niệm của em, trong đó có ít nhất 2 trợ từ, 3 thán từ. Gạch chân chú thích dưới mỗi từ ấy. III. GỢI Ý ĐÁP ÁN Bài 1. Trợ từ được in đậm: 1. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. (Nguyên Hồng) 2. Không có trợ từ 3. Ngay chúng tôi cũng không biết phải nói những gì. 4. Không có trợ từ 5. Nó đưa cho tôi mỗi 1 cuốn vở. 6. không có trợ từ 7. Mặc dù non một năm ròng, mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà. (Nguyên Hồng) 8. Nhưng họ thách nặng quá: nguyên tiền mặt phải 100 đồng bạc, lại còn cau, còn rượu thì mất đến 200 bạc. (Nam Cao) 9. Tính ra cậu Vàng cậu ấy ăn khỏe hơn cả tôi ông giáo ạ. (Nam Cao) 10. Rồi cứ mỗi năm Rằm tháng 8. Tựa nhau trông xuống thế gian cười. (Tản Đà) 11. Nó hát những mấy ngày liền. 12. Chính các bạn đã giúp Lan học tốt.
  41. 13. Nó ăn mỗi bữa chỉ lưng bát cơm. 14. Ngay cả bạn thân, nó cũng ít tâm sự. 15. Anh tôi toàn những lo là lo. 16. Hai ngày sau, chính một số cảnh sát đã giải anh đi tối hôm trước lại quay về nhà thương Chợ Quán. (Trần Đình Vân) 17. Nó mua những hai tấm vé 18. Bệnh viện làm việc cả ngày lễ. 19. Tôi chỉ gặp anh ta đúng một lần trong buổi lễ hôm đó. 20. Tớ đã cho cậu thời gian tận mười ngày mà vẫn chưa làm xong việc. Bài 2. a. những: chỉ còn nhiều thời gian b. mỗi: chỉ ý có rất ít thời gian Bài 3. Tham khảo cách điền từ sau: a. Trong những năm tháng khó khăn, chính bác Thanh đã giúp đỡ gia đình chúng tôi rất nhiều. b. Trường nó ở xa, con bé ngày nào cũng phải leo đèo lội suối những bốn năm ki- lô-mét. c. Trên đường tịch không một bóng người. d. Con ra đi mẹ ở nhà những nhớ cùng mong. e. Phòng chỉ kê độc hai cải giường. Bài 4. Thán từ được in đậm: 1. Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. (Ngô tất Tố) Dùng để gọi 2. Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. (Ngô Tất Tố) Bộc lộ cảm xúc 3. Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. (Tô Hoài)
  42. Bộc lộ cảm xúc 4. Em hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng. Chà! Ánh sáng kỳ dị làm sao! Bộc lộ cảm xúc 5. Chú trải sáu bức tranh do Mèo vẽ ra trước mặt bố tôi. Đến lượt bố tôi ngây người ra như không tin vào mắt mình. [ ] - Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. (Tạ Duy Anh) Bộc lộ cảm xúc 6. Ha ha! Một lưỡi gươm! (Sự tích Hồ Gươm) Bộc lộ cảm xúc 7. Hỡi những con khôn của giống nòi Những chàng trai quý gái yêu ơi (Tố Hữu) Để gọi 8. Nếu ngài ra tranh cử, thì nên quyết định ngay đi vì chỉ còn hai tháng - Vâng, những vì công việc doanh thương của tôi dạo này bận rộn lắm, có lẽ khóa này tôi thôi. (Vũ Trọng Phụng) Để đáp 9. Hỡi ôi! Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ. (Nguyễn Đình Chiểu) Bộc lộ cảm xúc 10. Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu. (Thế Lữ) Bộc lộ cảm xúc 11. Ô hay! Buồn vương cây ngô đồng Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông. (Bích khê) Bộc lộ cảm xúc
  43. 12. Giời ơi! Giời đất ơi! Sao tôi lại khổ như thế này. Bộc lộ cảm xúc 13. Ngày nào người ta cũng tự nhủ: Chà! Còn khối thì giờ. Ngày mai ta sẽ học. Và rồi thấy điều gì xảy đến Ôi! Tai họa lớn của xứ An-dát chúng ta là bao giờ cũng hoãn việc học đến ngày mai. (An-phông-xơ Đô-đê) Bộc lộ cảm xúc 14. Ô hay! Sao lại làm sai hết như thế này. Bộc lộ cảm xúc 15. Chà, cái mặt nhẫn kim cương đẹp quá, quý quá! (Viết Linh) Bộc lộ cảm xúc 16. Chao ôi, cảnh biển hôm nay sao tĩnh lặng đến vậy. Bộc lộ cảm xúc 17. Trời ơi, cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa. Lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn. (Khánh Hoài) Bộc lộ cảm xúc 18. Ôi, em Thủy! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp. Bộc lộ cảm xúc 19. Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! Bộc lộ cảm xúc 20. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất. Bộc lộ cảm xúc Bài 5. - Trợ từ: chỉ, những.
  44. - Thán từ: Ôi Bài 6. Tham khảo cách đặt câu sau: 1. À! Ra là cách làm như vậy. 2. Úi chà! Nó lại còn biết cả làm thơ cơ đấy. 3. Chết thật! Mình vô ý quá, xin lỗi cậu nhé. 4. Eo ôi, lớn như vậy rồi mà vẫn làm nũng với mẹ. 5. Trời ơi! Tôi biết phải làm sao bây giờ? 6. Vâng, cháu sẽ làm theo lời cụ nói ạ! 7. Bớ người ta! Có kẻ cướp! Bài 7. - Khốn nạn: bộc lộ sự đau đớn trước những éo le, ngang trái của cuộc đời. - Chao ôi: dùng để bộc lộ sự ân hận, hoặc ngạc nhiên - Chà: dùng để bộc lộ sự sung sướng, hạnh phúc - Ôi: Dùng để bộc lộ sự ngạc nhiên, bất ngờ - Ha ha: Dùng để bộc lộ cảm giác sung sướng, mừng rỡ bất ngờ. Bài 8. - Trong các câu a và c có từ “này” được dùng như thán từ. Bài 9. Học sinh tự luyện tập theo yêu cầu đề bài. TÌNH THÁI TỪ I. CỦNG CỐ, MỞ RỘNG 1. Khái niệm: Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để tạo thành câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán hoặc dùng để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói. 2. Phân loại:
  45. + Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hử, hả, chăng, + Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với + Tình thái từ cảm thán: thay, sao + Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà 3. Các tình thái từ khác nhau có thể tạo ra các kiểu câu (phân loại theo mục đích nói) khác nhau và khác với câu không sử dụng tình thái từ. Ví dụ so sánh các câu sau: (1) Anh uống chè. (câu trần thuật thông báo sự việc sắc thái tình cảm không rõ nét) (2) Anh uống chè đi! (câu cầu khiến) (3) Anh uống chè à? (câu nghi vấn) 4. Các tình thái từ khác nhau có khả năng biểu thị các sắc thái cảm xúc khác nhau: (1) Em ăn phở ạ. (“ạ” biểu thị sự lễ phép khi trả lời) (2) Em ăn phở cơ. (“cơ” biểu thị sự thân mật kèm chút nũng nịu) Do đó khi sử dụng tình thái từ, phải chú ý lựa chọn sao cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp (phù hợp với quan hệ xã hội, quan hệ thứ bậc, tình cảm ) 5. Trong tiếng Việt có nhiều từ có hình thức ngữ âm rất giống với tình thái từ nhưng lại không phải là tình thái từ: (1) Ta đi nào! (“nào” là tình thái từ biểu thị mục đích cầu khiến) (2) Ăn cây nào rào cây ấy. (“nào” là đại từ phiếm chỉ) 6. Các tình thái từ luôn gắn với những sắc thái cảm xúc nhất định, do đó chúng ít khi được dùng trong các văn bản hành chính, văn bản khoa học (vì các loại văn bản này đòi hỏi sự trung hòa về sắc thái biểu cảm). II. CÁC DẠNG BÀI TẬP Bài 1: Tìm các tình thái từ trong các câu sau và cho biết ý nghĩa của chúng? 1. Đến lượt bố tôi ngây người ra như không tin vào mắt mình. - Con gái tôi vẽ đây ư? (Tạ Duy Anh) 2. Mèo rất hay lục lọi các đồ vật với một sự thích thú đến khó chịu,
  46. - Này, em không để chúng nó yên được à? (Tạ Duy Anh) 3. Trên mái nhà trường, chim bồ câu gù thật khẽ, và tôi vừa nghe vừa tự nhủ: Liệu người ta có bắt cả chúng nó cũng phải hót bằng tiếng Đức không nhỉ? (An-phông-xơ Đô-đê) 4. Em tập vẽ đi. 5. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không thể địch nổi với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất! (Phạm Duy Tốn) 6. Thương thay cũng một kiếp người Hại thay mang lấy sắc tài làm chi! (Nguyễn Du) 7. Đây tôi giới thiệu với anh một họa sĩ lão thành nhé. Và cô đây là kĩ sư nông nghiệp. Anh đưa khách về nhà đi. Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá. Anh hãy đưa ra cái món chè pha nước mưa thơm như nước hoa của Yên Sơn nhà anh. (Nguyễn Thành Long) 8. Anh thanh niên đỏ mặt, rõ ràng luống cuống: - Vâng, mời bác và cô lên chơi. Nhà cháu kia. Lên cái bậc cấp kia, trên ấy có cái nhà đấy. Nước sôi đã có sẵn, nhưng cháu về trước một tí. Bác và cô lên ngay nhé. (Nguyễn Thành Long) 9. Sinh dỗ dành: - Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi. (Nguyễn Dữ) 10. Bạn cho mình mượn cây bút đi. 11. Chúng ta về thôi các bạn ơi. 12. Anh nói nữa đi! – Ông giục - Báo cáo hết! (Nguyễn Thành Long) 13. Ông lão ơi! Đừng băn khoăn quá! Thôi hãy về đi. (Ông lão đánh cá và con cá vàng) 14. Bác làm ơn cho cháu mượn cái xe một lúc ạ!
  47. 15. Cụ hãy quát mấy bà vợ đang xưng xỉa chực tâng công với chồng: - Các bà đi vào trong nhà; đàn bà chỉ lôi thôi, biết gì! Rồi quay lại bọn người làng, cụ dịu giọng hơn một chút: - Cả các ông, các bà nữa, về đi thôi chứ! Có gì mà xúm lại như thế này? 16. Rồi ném bẹt năm hào xuống đất, cụ bảo hắn: - Cầm lấy mà cút, đi đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à? (Nam Cao) 17. Tôi hỏi cho có chuyện: - Thế nó cho bắt à? (Nam Cao) 18. Phó may: - Mời ngài mặc thử bộ lễ phục chứ ạ? Ông Giuốc-đanh: - Ừ, đưa đây tôi. (Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục, Mô-li-e) 19. Thế là tại làm sao? Tết ở Bắc Việt thực quả là kỳ lạ! [ ] Ờ nhỉ, sao cùng là thịt mỡ ngày Tết, mà thịt mỡ ở Bắc ăn mãi không thấy ngán, còn ở đây ăn hai miếng rồi, bắt ăn miếng thứ ba thì cổ đứ ra không nuốt được? Có lẽ tại cái mỡ ở Nam nó khác ở Bắc chăng? Hay tại trời ở Bắc rét, thân thể cần nhiều nhiên liệu để đốt, nên mỡ là một yếu tố cần thiết, vì thế ta ăn vào không thấy ngán? (Vũ Bằng) 20. Bảo nóng ư? Không. Bảo rét ư? Không. Thời tiết lúc đó kì lạ lắm: rét vẫn còn vương trên ngọn xoan đào, nhưng đất ở ngoài vườn khô ráo, sạch bong, mịn màng như thể đất rừng Đà Lạt sau một đêm sương và qua những kẽ lá chòm cây, có những bông hoa nắng rung rinh trong bể nước. (Vũ Bằng) 21. Thường tình, ai cũng ưa hiện tại bởi vì hiện tại chờ đợi những đổi thay, hứa hẹn những tương lai hứa hẹn, thế mà làm sao anh cứ băn khoăn mãi với quá khứ làm gì? Hay là tại sầu nhiều chăng? Giận nhiều chăng? (Vũ Bằng) 22. Từ rằng: “Tâm phúc tương cờ,
  48. Phải người trăng gió vật vờ hay sao? Bấy lâu nghe tiếng má đào Mắt xanh chẳng để ai vào, có không?” (Nguyễn Du) 23. Không để cho đứa con kịp trả lời, ông lão nhỏm dậy vơ lấy cái nón: - Ở nhà trông em nhá! Đừng có đi đâu. (Kim Lân) 24. Hắn cầm lấy bát cháo đưa lên mồm. Trời ơi cháo mới thơm làm sao! Chỉ khói xông vào mũi cũng đủ làm người nhẹ nhõm. (Nam Cao) 25. Mẹ tôi nói: - Cháu Thủy Sinh đấy à? Cháu thứ năm phải không? Toàn là người lạ, chả trách rụt rè là phải. Hoàng đâu, dẫn em ra chơi đi! (Lỗ Tấn) 26. Mẹ tôi vui vẻ nói: - Ấy, sao lại khách tình thế! Chẳng phải là trước kia, vẫn gọi nhau bằng anh em cơ mà? Cứ gọi là anh Tấn như trước thôi! (Lỗ Tấn) 27. Hôm qua cậu có chuyện gì muốn nói với tớ hả? 28. Không, em thích ăn phở cơ, không ăn bún đâu. 29. Kìa mời các bác cứ dùng tự nhiên đi chứ, sao lại ngồi không thế? 30. Ông nhà tôi không sang bên nhà bác à? Không biết là tìm ông ấy ở đâu cơ chứ lị? Bài 2. Cho hai câu sau: a) Đi chơi nào! b) Nào, đi chơi! Từ “nào” trong hai câu trên thuộc loại từ gì?
  49. Bài 3. Dùng tình thái từ để biến đổi các câu trần thuật sau thành các câu nghi vấn? a. Mẹ về rồi b. Nam đi đá bóng c. Ngày mai là chủ nhật d. Đây là cuốn sách của Hoa. e. Đó là bộ phim cậu thích nhất. g. Một bức tranh thật đẹp. h. Ngày mai Lan đi sang Pháp rồi. g. Tuần sau lớp mình đi dã ngoại. Bài 4. Cho biết sự khác nhau giữa hai cách nói sau: 1. Cháu chào bác 2. Cháu chào bác ạ! Bài 5. Chỉ ra sự khác nhau về cách dùng giữa hai từ tình thái “nhé” và “cơ” trong hai trường hợp sau: 1. Ăn phở nhé 2. Ăn phở cơ Bài 6. Xác định trợ từ, thán từ, tình thái từ trong các câu sau: - Những là rày ước mai ao. - Vâng! Cháu cũng nghĩ như cụ. - Đích thị là nó rồi. - Sướng vui thay miền Bắc của ta. - Có thể tôi mới tin mọi người. - Bạn cứ nói mãi điều tôi không thích làm gì vậy? - Em không! Nào! Em không cho chị bán chị Tí. - Ồ tất cả của ta đây, sướng thật! - Cái bạn này hay thật! Bài 7. Dùng tình thái từ hợp lý để điền vào chỗ trống trong câu.
  50. a. Tình thái từ biểu thị sự lễ phép – Cụ gọi cháu đến có việc gì / / ? b. Tình thái từ biểu thị thái độ thân mật đối với người đối thoại – Mẹ ở nhà, con đi / / ! c. Tình thái từ biểu thị thái độ nghiêm nghị hoặc gắt gỏng khi hỏi – Nói mãi mà vẫn thế/ ./? d. Tình thái từ biểu thị sự miễn cưỡng – Con đã nói thế thì cha mẹ phải thuận theo ý của con / /. e. Tình thái từ biểu thị sự nhấn mạnh ý kiến riêng của mình trái với ý kiến của người đối thoại – Con không đi ở đâu, u cho con ở nhà với u / /. Bài 8. Viết đoạn văn tự sự (từ 15 đến 20 câu) trong đó có sử dụng: 1 trợ từ, 2 thán từ, 3 tình thái từ. Gạch chân chú thích dưới mỗi loại từ đó III. GỢI Ý ĐÁP ÁN Câu 1. Tình thái từ được in đậm: 1. Đến lượt bố tôi ngây người ra như không tin vào mắt mình. - Con gái tôi vẽ đây ư? (Tạ Duy Anh) Để hỏi 2. Mèo rất hay lục lọi các đồ vật với một sự thích thú đến khó chịu, - Này, em không để chúng nó yên được à? (Tạ Duy Anh) Để hỏi 3. Trên mái nhà trường, chim bồ câu gù thật khẽ, và tôi vừa nghe vừa tự nhủ: Liệu người ta có bắt cả chúng nó cũng phải hót bằng tiếng Đức không nhỉ? (An-phông-xơ Đô-đê) Để hỏi
  51. 4. Em tập vẽ đi. Để cầu khiến 5. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không thể địch nổi với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất! (Phạm Duy Tốn) Bộc lộ cảm xúc 6. Thương thay cũng một kiếp người Hại thay mang lấy sắc tài làm chi! (Nguyễn Du) Bộc lộ cảm xúc (Nam Cao) 7. Đây tôi giới thiệu với anh một họa sĩ lão thành nhé. Và cô đây là kĩ sư nông nghiệp. Anh đưa khách về nhà đi. Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá. Anh hãy đưa ra cái món chè pha nước mưa thơm như nước hoa của Yên Sơn nhà anh. (Nguyễn Thành Long) - nhé: biểu thi tình cảm thân mật - đi: cầu khiến 8. Anh thanh niên đỏ mặt, rõ ràng luống cuống: - Vâng, mời bác và cô lên chơi. Nhà cháu kia. Lên cái bậc cấp kia, trên ấy có cái nhà đấy. Nước sôi đã có sẵn, nhưng cháu về trước một tí. Bác và cô lên ngay nhé. (Nguyễn Thành Long) Biểu thị mức độ tình cảm thân mật 9. Sinh dỗ dành: - Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi. (Nguyễn Dữ) Cầu khiến 10. Bạn cho mình mượn cây bút đi. Cầu khiến 11. Chúng ta về thôi các bạn ơi. Cầu khiến
  52. 12. Anh nói nữa đi! – Ông giục - Báo cáo hết! (Nguyễn Thành Long) Cầu khiến 13. Ông lão ơi! Đừng băn khoăn quá! Thôi hãy về đi. (Ông lão đánh cá và con cá vàng) Cầu khiến 14. Bác làm ơn cho cháu mượn cái xe một lúc ạ! Biểu thị sắc thái lễ phép. 15. Cụ hãy quát mấy bà vợ đang xưng xỉa chực tâng công với chồng: - Các bà đi vào trong nhà; đàn bà chỉ lôi thôi, biết gì! Rồi quay lại bọn người làng, cụ dịu giọng hơn một chút: - Cả các ông, các bà nữa, về đi thôi chứ! Có gì mà xúm lại như thế này? Thúc giục 16. Rồi ném bẹt năm hào xuống đất, cụ bảo hắn: - Cầm lấy mà cút, đi đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à? (Nam Cao) Nghi vấn 17. Tôi hỏi cho có chuyện: - Thế nó cho bắt à? (Nam Cao) nghi vấn 18. Phó may: - Mời ngài mặc thử bộ lễ phục chứ ạ? Ông Giuốc-đanh: - Ừ, đưa đây tôi. (Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục, Mô-li-e) Sắc thái tình cảm thể hiện sự lễ phép 19. Thế là tại làm sao? Tết ở Bắc Việt thực quả là kỳ lạ! [ ] Ờ nhỉ, sao cùng là thịt mỡ ngày Tết, mà thịt mỡ ở Bắc ăn mãi không thấy ngán, còn ở đây ăn hai miếng rồi, bắt ăn miếng thứ ba thì cổ đứ ra không nuốt được? Có lẽ tại cái mỡ ở Nam nó khác
  53. ở Bắc chăng? Hay tại trời ở Bắc rét, thân thể cần nhiều nhiên liệu để đốt, nên mỡ là một yếu tố cần thiết, vì thế ta ăn vào không thấy ngán? (Vũ Bằng) Nghi vấn 20. Bảo nóng ư? Không. Bảo rét ư? Không. Thời tiết lúc đó kì lạ lắm: rét vẫn còn vương trên ngọn xoan đào, nhưng đất ở ngoài vườn khô ráo, sạch bong, mịn màng như thể đất rừng Đà Lạt sau một đêm sương và qua những kẽ lá chòm cây, có những bông hoa nắng rung rinh trong bể nước. (Vũ Bằng) Nghi vấn 21. Thường tình, ai cũng ưa hiện tại bởi vì hiện tại chờ đợi những đổi thay, hứa hẹn những tương lai hứa hẹn, thế mà làm sao anh cứ băn khoăn mãi với quá khứ làm gì? Hay là tại sầu nhiều chăng? Giận nhiều chăng? (Vũ Bằng) Nghi vấn 22. Từ rằng: “Tâm phúc tương cờ, Phải người trăng gió vật vờ hay sao? Bấy lâu nghe tiếng má đào Mắt xanh chẳng để ai vào, có không?” (Nguyễn Du) Nghi vấn 23. Không để cho đứa con kịp trả lời, ông lão nhỏm dậy vơ lấy cái nón: - Ở nhà trông em nhá! Đừng có đi đâu. (Kim Lân) Sắc thái tình cảm thân mật. 24. Hắn cầm lấy bát cháo đưa lên mồm. Trời ơi cháo mới thơm làm sao! Chỉ khói xông vào mũi cũng đủ làm người nhẹ nhõm. (Nam Cao) Bộc lộ cảm xúc 25. Mẹ tôi nói:
  54. - Cháu Thủy Sinh đấy à? Cháu thứ năm phải không? Toàn là người lạ, chả trách rụt rè là phải. Hoàng đâu, dẫn em ra chơi đi! (Lỗ Tấn) - à: hỏi - đi: cầu khiến 26. Mẹ tôi vui vẻ nói: - Ấy, sao lại khách tình thế! Chẳng phải là trước kia, vẫn gọi nhau bằng anh em cơ mà? Cứ gọi là anh Tấn như trước thôi! (Lỗ Tấn) Bộc lộ sắc thái thân tình 27. Hôm qua cậu có chuyện gì muốn nói với tớ hả? Nghi vấn 28. Không, em thích ăn phở cơ, không ăn bún đâu. Bộc lộ sắc thái làm nũng 29. Kìa mời các bác cứ dùng tự nhiên đi chứ, sao lại ngồi không thế? Cầu khiến 30. Ông nhà tôi không sang bên nhà bác à? Không biết là tìm ông ấy ở đâu cơ chứ lị? - à: nghi vấn - chứ lị: sắc thái của khẩu ngữ dân gian Bài 2. a) Đi chơi nào! Tình thái từ b) Nào, đi chơi! Thán từ (gọi đáp) Bài 3. Tham khảo các câu sau: a. Mẹ về rồi à? b. Nam đi đá bóng hả? c. Ngày mai là chủ nhật á? d. Đây là cuốn sách của Hoa sao? e. Đó là bộ phim cậu thích nhất à? g. Một bức tranh thật đẹp chăng?
  55. h. Ngày mai Lan đi sang Pháp sao? g. Tuần sau lớp mình đi dã ngoại à? Bài 4. 1. Cháu chào bác 2. Cháu chào bác ạ! Dùng tình thái “ạ” trong câu 2 thể hiện sự lễ phép, kính trọng đối với người lớn tuổi. Bài 5. Cả hai từ “nhé” và “cơ” đều là tình thái từ, nhưng “phở nhé” dùng để đề nghị, mời; còn “phở cơ” dùng để trả lời, đáp lại một lời đề nghị có trước đó. Trong đó “cơ” có thể có thêm sắc thái tình cả nũng nịu, mong muốn được quyền lựa chọn. Bài 6. - Những là rày ước mai ao. Trợ từ “những” - Vâng! Cháu cũng nghĩ như cụ. Thán từ “vâng” - Đích thị là nó rồi. Trợ từ “đích thị” - Sướng vui thay miền Bắc của ta. Tình thái từ “thay” - Có thể tôi mới tin mọi người. Trợ từ “mới” - Bạn cứ nói mãi điều tôi không thích làm gì vậy? Tình thái từ “vậy” - Em không! Nào! Em không cho chị bán chị Tí. Thán từ “nào” - Ồ tất cả của ta đây, sướng thật! Thán từ “sướng thật” Bài 7. Tham khảo cách điền từ sau: a. Tình thái từ biểu thị sự lễ phép – Cụ gọi cháu đến có việc gì ạ?
  56. b. Tình thái từ biểu thị thái độ thân mật đối với người đối thoại – Mẹ ở nhà, con đi nhé! c. Tình thái từ biểu thị thái độ nghiêm nghị hoặc gắt gỏng khi hỏi – Nói mãi mà vẫn thế hả? d. Tình thái từ biểu thị sự miễn cưỡng – Con đã nói thế thì cha mẹ phải thuận theo ý của con chứ biết làm sao? e. Tình thái từ biểu thị sự nhấn mạnh ý kiến riêng của mình trái với ý kiến của người đối thoại – Con không đi ở đâu, u cho con ở nhà với u cơ. Bài 8. Học sinh tự luyện tập theo yêu cầu. NÓI QUÁ I. CỦNG CỐ, MỞ RỘNG 1. Khái niệm - Tên gọi khác: ngoa dụ, thậm xưng, khoa trương, phóng đại, cường điệu, ngoa ngữ, nói ngoa. - Là phép tu từ phóng đại quy mô, tính chất, đặc điểm của đối tượng nhằm làm nổi rõ đặc trưng bản chất của đối tượng miêu tả, gây sự chú ý, tăng cường sức biểu cảm. Ví dụ: Thương em chẳng biết để đâu Để quán quán đổ, để cầu cầu xiêu. (Ca dao) 2. Cấu tạo - Nói quá được diễn tả bằng hình ảnh miêu tả có tính chất cường điệu, phóng đại. - Nói quá chỉ có một vế: vế hình ảnh miêu tả (B). Vế nội dung cần nói tới, cần nhấn mạnh (A) ẩn đi, phải ngẫm nghĩ mới hiểu. - Nói quá thường được biểu hiện qua hình thức so sánh phóng đại hoặc một sự miêu tả phi thực.
  57. 3. Phân loại Xét theo phương diện được phóng đại của đối tượng, chúng ta có các loại sau: 3.1. Nói quá quy mô, kích thước của sự vật, hiện tượng Con rận bằng con ba ba Nửa đêm nó ngáy cả nhà thất kinh. Hàng xóm vác gậy đi rình Té ra con rận trong mình bò ra. (Ca dao) 3.2. Nói quá tính chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng Ví dụ: (1) Nói ngọt lọt đến xương. (Tục ngữ) (2) Nghe đồn bác mẹ anh hiền, Cắn cơm không bể, cắn tiền bể hai. (Ca dao) 4. Tác dụng - Nói quá có tác dụng nhận thức, tác dụng biểu cảm và gây ấn tượng. - Cách diễn tả khác thường, nhiều khi rất vô lý của phép nói quá gây sự chú ý, tạo ra sức hấp dẫn đặc biệt. Ví dụ: Tên lửa của chúng tôi có thể bắn trúng mắt một con ruồi bay trong vũ trụ. (Nhikita Khrushôp, Tổng Bí thư ĐCS Liên Xô, trả lời phóng viên phương Tây, 1961) - Nói quá được dùng nhiều trong sử thi, anh hùng ca, thơ văn trữ tình, thơ văn châm biếm, trào phúng. Ví dụ: Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội, Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi! (Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo) - Nói quá cũng hay được dùng trong khẩu ngữ tiếng Việt. Nghe hắn ninh sượng cả mặt. (Khẩu ngữ)
  58. Làm mửa mật vẫn không xong. (Khẩu ngữ) II. CÁC DẠNG BÀI TẬP Bài 1. Tìm biện pháp nói quá trong các câu sau: 1. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến chi kì nát vụn mới thôi. (Nguyên Hồng) 2. Nếu người quay lại ấy là người khác thì thật là một trò cười tức bụng cho lũ bạn tôi, chúng nó khua guốc inh ỏi và nô đùa ầm ĩ trên hè. Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục dưới sa mạc. (Nguyên Hồng) 3. Cai lệ vẫn giọng hầm hè: - Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à! (Ngô Tất Tố) 4. Tôi nghĩ đến mấy quyển sách quý của tôi. Tôi quý chúng có lẽ còn hơn những ngón tay tôi. (Nam Cao) 5. Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông. (Ca dao) 6. Ngó lên nuộc lạt mái nhà, Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu. (ca dao) 7. Thương em chẳng biết để đâu Để quán quán đổ, để cầu cầu xiêu.
  59. (Ca dao) 8. Con rận bằng con ba ba Nửa đêm nó ngáy cả nhà thất kinh. Hàng xóm vác gậy đi rình Té ra con rận trong mình bò ra. (Ca dao) 9. Nói ngọt lọt đến xương. (Tục ngữ) 10. Nghe đồn bác mẹ anh hiền, Cắn cơm không bể, cắn tiền bể hai. (Ca dao) 11. Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội, Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi! (Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo) 12. Nghe hắn ninh sượng cả mặt. (Khẩu ngữ) 13. Làm mửa mật vẫn không xong. (Khẩu ngữ) 14. [ ] Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà xơi nước. (Nam Cao, Chí Phèo) 15. Lỗ mũi mười tám gánh lông, Chồng yêu, chồng bảo tơ hồng trời cho. Đêm nằm thì ngáy o o, Chồng yêu, chồng bảo ngáy cho vui nhà. (Ca dao) 16. Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế, Mở miệng cười tan cuộc oán thù. Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp, Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu (Phan Bội Châu)
  60. 17. Tiếng hát trong như suối Ngọc Tuyền Êm như hơi gió thoảng cung tiên. (Thế Lữ) 18. Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. (Hồ Chí Minh) 19. Đau lòng kẻ ở người đi Lệ rơi thấm đá, tơ chia rũ mành. (Nguyễn Du) 20. Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân. (Tố Hữu) 21. Miệng cười như thể hoa ngâu Cái khăn đội đầu như thể hoa sen 22. Hỡi cô tát nước bên đàng Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi (Ca dao) 23. Rồi Đăm Săn múa khiên. Một bước nhảy, chàng vượt qua mấy đồi tranh. Một bước lùi, vượt qua mấy đồi mía. Tiếng gió khiên rít vù vù như dông bão, cây cối nhà cửa ở xung quanh cũng nghiêng ngả 24. Múa trên cao, tiếng khiên kêu như gió lốc gào. Múa dưới thấp, tiếng khiên kêu như tiếng nhạc rung. Múa đi, múa lại, mỗi bước nhảy vượt qua ba ngọn đồi, đồi sụt lở. Mỗi bước nhảy qua ba đồi tranh, tranh bị gió khiên thổi bật tung gốc. Chàng ném lao bên này, đỡ lao bên kia, tiến tới, thoái lui, mũi lao như những vệt sao băng chớp sáng 25. Bài toán này khó quá nghĩ nát óc không ra. 26. Tây Thi có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành. 27. Mấy cô má đỏ hây hây Đội bông như thể đội mây về làng. 28. Đội trời, đạp đất ở đời Họ Từ, tên Hải vốn người Việt Đông.
  61. (Nguyễn Du) 29. Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay 30. Bác ơi tim Bác mênh mông thế Ôm cả non sông mọi kiếp người Bài 2. Tìm các thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá để diễn đạt các ý sau. Đặt câu với mỗi thành ngữ đó. a. Chắt lọc, lấy cái quý giá, cái tốt đẹp, tinh túy trong những cái tạp chất khác. b. Cả gan hay làm điều gì kém cỏi, vụng về trước người hiểu biết, tinh thông tài cán hơn mình. c. Sợ hãi, khiếp đảm đến mức mặt tái mét. d. Luôn kề cạnh bên nhau hoặc gắn bó chặt chẽ, khăng khít với nhau. e. Gan dạ, dũng cảm, không nao núng trước khó khăn, nguy hiểm. g. Giống hệt nhau, đến mức tưởng chừng như cùng một thể chất. Bài 3. Tìm 5 thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá. Đặt câu với mỗi thành ngữ đó. Bài 4. Thay những từ ngữ nói quá trong các câu sau bằng từ ngữ thông thường mà tương ứng về nghĩa cơ bản để thấy rõ tác dụng biểu cảm của câu văn giảm sút do không dùng biện pháp nói quá. a. Khi gật xong, sẵn thóc rơi vãi ngoài ruộng, đàn vịt chóng lớn như thổi. b. Thằng ấy vào loại rán sành ra mỡ đấy. c. Năm ấy mất mùa, gạo châu củi quế, đời sống nông dân vô cùng khốn khổ. d. Trại giặc im lìm, chúng đang ngủ say như chết. Bài 5. Viết đoạn văn ngắn từ 10 đến 15 câu, có sử dụng phép nói quá, gạch chân chú thích dưới câu có chứa phép nói quá đó.
  62. III. GỢI Ý ĐÁP ÁN Bài 1. Phép nói quá được in đậm: 1. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến chi kì nát vụn mới thôi. (Nguyên Hồng) 2. Nếu người quay lại ấy là người khác thì thật là một trò cười tức bụng cho lũ bạn tôi, chúng nó khua guốc inh ỏi và nô đùa ầm ĩ trên hè. Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục dưới sa mạc. (Nguyên Hồng) 3. Cai lệ vẫn giọng hầm hè: - Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à! (Ngô Tất Tố) 4. Tôi nghĩ đến mấy quyển sách quý của tôi. Tôi quý chúng có lẽ còn hơn những ngón tay tôi. (Nam Cao) 5. Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông. (Ca dao) 6. Ngó lên nuộc lạt mái nhà, Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu. (ca dao) 7. Thương em chẳng biết để đâu Để quán quán đổ, để cầu cầu xiêu. (Ca dao) 8. Con rận bằng con ba ba
  63. Nửa đêm nó ngáy cả nhà thất kinh. Hàng xóm vác gậy đi rình Té ra con rận trong mình bò ra. (Ca dao) 9. Nói ngọt lọt đến xương. (Tục ngữ) 10. Nghe đồn bác mẹ anh hiền, Cắn cơm không bể, cắn tiền bể hai. (Ca dao) 11. Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội, Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi! (Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo) 12. Nghe hắn ninh sượng cả mặt. (Khẩu ngữ) 13. Làm mửa mật vẫn không xong. (Khẩu ngữ) 14. [ ] Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà xơi nước. (Nam Cao, Chí Phèo) 15. Lỗ mũi mười tám gánh lông, Chồng yêu, chồng bảo tơ hồng trời cho. Đêm nằm thì ngáy o o, Chồng yêu, chồng bảo ngáy cho vui nhà. 16. Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế, Mở miệng cười tan cuộc oán thù. Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp, Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu (Phan Bội Châu) 17. Tiếng hát trong như suối Ngọc Tuyền Êm như hơi gió thoảng cung tiên. (Thế Lữ)
  64. 18. Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. (Hồ Chí Minh) 19. Đau lòng kẻ ở người đi Lệ rơi thấm đá, tơ chia rũ mành. (Nguyễn Du) 20. Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân. (Tố Hữu) 21. Miệng cười như thể hoa ngâu Cái khăn đội đầu như thể hoa sen 22. Hỡi cô tát nước bên đàng Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi 23. Rồi Đăm Săn múa khiên. Một bước nhảy, chàng vượt qua mấy đồi tranh. Một bước lùi, vượt qua mấy đồi mía. Tiếng gió khiên rít vù vù như dông bão, cây cối nhà cửa ở xung quanh cũng nghiêng ngả 24. Múa trên cao, tiếng khiên kêu như gió lốc gào. Múa dưới thấp, tiếng khiên kêu như tiếng nhạc rung. Múa đi, múa lại, mỗi bước nhảy vượt qua ba ngọn đồi, đồi sụt lở. Mỗi bước nhảy qua ba đồi tranh, tranh bị gió khiên thổi bật tung gốc. Chàng ném lao bên này, đỡ lao bên kia, tiến tới, thoái lui, mũi lao như những vệt sao băng chớp sáng 25. Bài toán này khó quá nghĩ nát óc không ra. 26. Tây Thi có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành. 27. Mấy cô má đỏ hây hây Đội bông như thể đội mây về làng. 28. Đội trời, đạp đất ở đời Họ Từ, tên Hải vốn người Việt Đông. 29. Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay 30. Bác ơi tim Bác mênh mông thế Ôm cả non sông mọi kiếp người
  65. Bài 2. Tham khảo cách đặt câu sau: a. Thành ngữ: đãi cát tìm vàng Đặt câu: Tuyển dụng được người giỏi như công việc đãi cát tìm vàng. b.Thành ngữ: Đánh trống qua cửa nhà sấm Đặt câu: Tôi chỉ nghĩa sao nói vậy chứ đâu dám đánh trống qua cửa nhà sấm chứ. c. Thành ngữ: Mặt cắt không còn giọt máu Đặt câu: Tướng giặc nghe uy danh quân ta thì khiếp đảm mặt cắt không còn giọt máu. d. Thành ngữ: Như hình với bóng. - Đặt câu: Chúng tôi luôn bên cạnh nhau như hình với bóng e. Thành ngữ: Gan vàng dạ sắt. - Đặt câu: Hắn ta nổi tiếng là một tay gan vàng dạ sắt trong giới. g. Thành ngữ: giống nhau như hai giọt nước - Đặt câu: Hai đứa giống nhau như hai giọt nước. Bài 3. a. Đen như than: Hắn ta ở ngoài đời trông đen như than b. Lớn nhanh như thổi: Mấy năm không gặp mà con bé đã lớn nhanh như thổi. c. mạnh như chẻ tre: Khí thế quân ta mỗi lúc một mạnh như chẻ tre. d. chết như ngả rạ: Trên chiến trường, hàng vạn quân giặc chết như ngả rạ. e. Nghĩ nát óc: Bài hóa này em nghĩa nát óc mà vẫn không có cách giải. Bài 4. Tham khảo cách thay sau: a. Khi gật xong, sẵn thóc rơi vãi ngoài ruộng, đàn vịt chóng lớn như thổi. Thay bằng: lớn rất nhanh b. Thằng ấy vào loại rán sành ra mỡ đấy. Thay bằng: keo kiệt c. Năm ấy mất mùa, gạo châu củi quế, đời sống nông dân vô cùng khốn khổ. Thay bằng: giá cả đắt đỏ, đời sống khó khăn d. Trại giặc im lìm, chúng đang ngủ say như chết.
  66. Thay bằng: ngủ rất say Bài 5. Học sinh tự luyện tập theo yêu cầu đề bài NÓI GIẢM NÓI TRÁNH I. CỦNG CỐ, MỞ RỘNG 1. Khái niệm - Tên gọi khác: khiêm dụ, nói nhún. - Nói giảm là phép tu từ dùng cách nói giảm nhẹ mức độ hoặc tính chất của sự vật, hiện tượng để tránh gây ấn tượng không hay đối với người nghe hoặc để thể hiện sự khiêm tốn, nhún nhường. Ví dụ: Rộng thương cỏ nội hoa hèn Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) Đây là lời Thuý Kiều nói với Từ Hải tự ví thân phận mình thấp kém, trôi nổi như cỏ nội hoa hèn, như bèo bọt rày đây mai đó. - Nói giảm là phép tu từ ngược lại với khoa trương. 2. Cấu tạo - Nói giảm thường được cấu tạo dựa trên ẩn dụ. - Thường được thực hiện bằng các cách sau: a. Sử dụng hiện tượng chuyển nghĩa thông qua các hình thức ẩn dụ hoặc hoán dụ. Ví dụ:
  67. - Bác đã đi rồi sao Bác ơi - Bác đã lên đường theo tổ tiên. (Tố Hữu) b. Sử dụng các từ đồng nghĩa Hán Việt. Ví dụ: - Chết: từ trần, tạ thế, hy sinh - Chôn xác: an tang, mai tang c. Phủ định từ trái nghĩa. Ví dụ: - Xấu: chưa đẹp, không được đẹp cho lắm d. Tỉnh lược. Ví dụ: Lão làm bộ đấy! Thật ra lão chỉ tẩm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: lão vừa xin tôi một ít bả chó. (Nam Cao) 3. Phân loại 3.1. Nói giảm với đề tài tự nói về mình (khiêm ngữ) - Loại nói giảm này rất phổ biến trong giao tiếp trước đây của người Á Đông. Nhiều từ ngữ trở thành công thức diễn đạt chung của xã hội (từ vựng hoá). Ví dụ: quả nhân 寡人 (người ít đức tốt), theo ngu ý 愚意 (ý của kẻ ngu dốt) của hạ thần, thiển ý (ý kiến nông cạn) của tôi Ví dụ: Thân lươn bao quản lấm đầu Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) Thân lươn: thân phận bị vùi dập phẩm tiết, mất hết tự do của Thuý Kiều (như con lươn sống trong bùn nhơ). Nghìn tầm nhờ bóng tùng quân, Tuyết sương che chở cho thân cát đằng. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) Ghi chú: Đây là lời Vương ông nói với Mã Giám Sinh khi gửi gắm Kiều. Cát đằng: dây leo. Tùng quân: cây tùng. Tầm: đơn vị đo chiều dài thời xưa, bằng 8 thước. 3.2. Nói giảm với đề tài về người khác Con gái của anh vóc dáng cũng dễ nhìn đó chứ.
  68. (Khẩu ngữ) II. CÁC DẠNG BÀI TẬP Bài 1. Tìm biện pháp nói giảm nói tránh trong các câu sau? 1. Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang: - Bác trai đã khá rồi chứ? (Ngô Tất Tố) 2. Nó (Rùa Vàng) đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”. (Sự tích Hồ Gươm) 3. Rộng thương cỏ nội hoa hèn Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) 4. Bác đã đi rồi sao Bác ơi (Tố Hữu) 5. Lão làm bộ đấy! Thật ra lão chỉ tẩm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: lão vừa xin tôi một ít bả chó. (Nam Cao) 6. Thân lươn bao quản lấm đầu Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) 7. Con gái của anh vóc dáng cũng dễ nhìn đó chứ. (Khẩu ngữ) 8. Bác Dương thôi đã thôi rồi Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta (Nguyễn Khuyến) 9. Bác đã lên đường theo tổ thiên Mác – Lênin, thế giới người hiền. (Tố Hữu)
  69. 10. Bỗng lòe chớp đỏ, Thôi rồi, Lượm ơi! Chú đồng chí nhỏ, Một dòng máu tươi! (Tố Hữu) 11. Kiếp hồng nhan có mong manh Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) 12. Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành. (Quang Dũng) 13. Người nằm dưới đất ai ai đó, Giang hồ mê chơi quên quê hương. (Tản Đà) 14. Cậu vàng đi đời rồi ông giáo ạ! 15. Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. (Nam Cao) 16. Khuya rồi, mời ông bà đi nghỉ ạ. 17. Cháu bé đã bớt đi ngoài chưa bác? 18. Cậu để kiểu tóc này tớ nhìn chưa ưng ý lắm. 19. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. (Nguyễn Tuân) 20. Dù em nên vợ nên chồng, Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên Mất người còn chút của tin Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.
  70. (Nguyễn Du) 21. Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột. (Hồ Chí Minh, Di chúc) 22. Lượng con ông Độ đây mà Rõ tội nghiệp, về đến nhà thì bố mẹ chẳng còn. (Hồ Phương, Thư nhà) 23. Bài thơ anh viết về ý tứ, hình ảnh thì được, nhưng tình cảm còn chưa đủ sâu. 24. Nói năng như thế là có phần chưa được thiện chí lắm. Bài 2. Gạch dưới những từ ngữ thể hiện phép nói giảm: Nhưng thần trộm nghĩ, làm cho dân được lợi thì không gì quan trọng hơn nghề nông; mở mang dân trí thì không gì lớn hơn việc giáo hóa. Lại không thể nói công thương không đủ để hưng lợi và mở mang trí tuệ! Thần trộm cho rằng: “Công” tất phải học máy móc, việc chế tạo do đó mới có thể phát triển, “Thương” thì hàng hoá xuất nhập khẩu phải được thông suốt, có thế việc buôn bán mới được mở mang. Thần trộm thấy về công nghệ nước ta, thì nghề thủ công chưa được khéo, việc buôn bán thì hàng hóa xuất ra nước ngoài bị cấm, cả công và thương đều chưa có thể mưu cầu lợi ích một cách nhanh chóng. Vậy, triều đình phải dần dần hướng dẫn, lợi dụng cơ hội để mở rộng ra, ngõ hầu làm cho dân chúng không chịu ở yên trong cảnh tạm bợ, được chăng hay chớ; tạo ra thói quen không chịu bó mình trong cảnh an nhàn, khiến cho công thương có cơ hưng thịnh vậy! Thần trộm thấy có điều đáng lo nữa là dân nước ta đông mà đất hoang hóa ở ven biển, ven núi chưa được khai khẩn, vẫn để nguyên như cũ. Bởi vậy, nếu quan ở địa phương bảo trợ họ, cổ vũ họ, thì không cần đợi đốc thúc gắt gao mà dân chúng sẽ nhanh chóng khai hoang vậy. Thần là kẻ bắt đầu học, mới tiến bộ, không biết kiêng dè, nói năng bộc trực trước đấng quân vương, lòng khôn xiết run sợ! (Vương Hữu Phu, Bài văn thi đậu đình nguyên. Theo Đào Tam Tỉnh, Tạp chí Văn hoá Nghệ An, 11 Tháng 8 2011) Bài 3. Thay thế các câu sau thành câu có sử dụng phép nói giảm nói tránh 1. Em hát bài này nghe dở lắm.
  71. 2. Mắt của bạn đó bị cận nên phải ngồi gần. 3. Trông bạn dạo này béo quá đấy. 4. Bạn lùn quá không với tới được đâu. 5. Tranh cậu vẽ trông xấu quá. Bài 4. Chỉ ra những cách nói thay thế cho từ “chết” trong các câu sau. Hãy lấy thêm những ví dụ cũng giúp nói giảm nói tránh cho việc “chết”. a. Chỉ đến lúc thân tàn lực kiệt, trả xác cho đời, Thị Kính mới được minh oan và được trở về cõi Phật. (Trần Lâm Biền) b. Thế rồi Dế Choắt tắc thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. (Tô Hoài) c. Bỗng lòe chớp đỏ Thôi rồi Lượm ơi. (Tố Hữu) d. A Di Đà Phật! Không có ngài thì tính mạng con tôi nguy rồi, chúng tôi biết lấy gì đền đáp cho xứng. (Quỳnh Cư) e. Chẳng bao lâu, người chồng mất. (Sọ Dừa) g. [ ] Trước kia khi bà chưa về với Thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết bao! (An-đéc-xen) h. Cách mấy tháng sau, đứa con lên sài lại bỏ đi để chị ở một mình. (Nguyễn Khải) Bài 5. Có thể thay thế từ “chết” trong các câu sau bằng các cách nói giảm nói tránh giống như ở bài tập 4 được không? Vì sao? a. Tôi nói chuyện với vợ tôi. Thị gạt phắt đi: - Cho lão chết! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ! Lão làm lão khổ chứ ai làm lão khổ! Nhà mình sung sướng gì mà giúp lão? Chính con mình cũng đói
  72. (Nam Cao) b. Trong những năm qua, số người mắc bệnh truyền nhiễm và chết vì các bệnh truyền nhiễm giảm dần. (Báo cáo y tế) c. Sau trận bão, cây cối trong vườn chết hết cả. d. Quân giặc đã chết như ngả rạ. Bài 6. Đặt 3 câu nói giảm nói tránh bằng cách phủ định từ trái nghĩa. Mẫu: Bức tranh cậu vẽ xấu quá. Bức tranh cậu vẽ chưa được đẹp lắm. Bài 7. Chọn một từ ngữ ở cột A để điền vào chỗ trống trong câu ở cột B để được các câu có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh. A B 1. Phúc hậu a. Anh ấy khi nào? 2. Hiếu thảo b. Em đi chơi được nhiều như vậy 3. Hi sinh c. Bà ta không được cho lắm! 4. Không nên d. Cậu nên với bạn bè hơn! 5. Hòa nhã e. Nó không phải là đứa với cha mẹ! Bài 8. Đặt câu có nội dung tỏ sự khiêm nhường với các từ ngữ sau đây: thiển nghĩ, món quà nhỏ mọn, rồng đến nhà tôm, tài hèn đức mọn, con ong cái kiến. Bài 9. Viết đoạn văn ngắn (Từ 13 đến 16 câu). Trong đó có sử dụng ít nhất 1 phép nói quá, 1 phép nói giảm nói tránh. Gạch chân dưới những câu văn có chứa các biện pháp ấy. III. GỢI Ý ĐÁP ÁN Bài 1. Biện pháp nói giảm nói tránh được in đậm:
  73. 1. Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang: - Bác trai đã khá rồi chứ? (Ngô Tất Tố) 2. Nó (Rùa Vàng) đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”. (Sự tích Hồ Gươm) 3. Rộng thương cỏ nội hoa hèn Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) 4. Bác đã đi rồi sao Bác ơi (Tố Hữu) 5. Lão làm bộ đấy! Thật ra lão chỉ tẩm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: lão vừa xin tôi một ít bả chó. (Nam Cao) 6. Thân lươn bao quản lấm đầu Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) 7. Con gái của anh vóc dáng cũng dễ nhìn đó chứ. (Khẩu ngữ) 8. Bác Dương thôi đã thôi rồi Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta (Nguyễn Khuyến) 9. Bác đã lên đường theo tổ thiên Mác – Lênin, thế giới người hiền. (Tố Hữu) 10. Bỗng loè chớp đỏ, Thôi rồi, Lượm ơi! Chú đồng chí nhỏ, Một dòng máu tươi! (Tố Hữu) 11. Kiếp hồng nhan có mong manh
  74. Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) 12. Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành. (Quang Dũng) 13. Người nằm dưới đất ai ai đó, Giang hồ mê chơi quên quê hương. (Tản Đà) 14. Cậu vàng đi đời rồi ông giáo ạ! 15. Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. (Nam Cao) 16. Khuya rồi, mời ông bà đi nghỉ ạ. 17. Cháu bé đã bớt đi ngoài chưa bác? 18. Cậu để kiểu tóc này tớ nhìn chưa ưng ý lắm. 19. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. (Nguyễn Tuân) 20. Dù em nên vợ nên chồng, Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên Mất người còn chút của tin Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa. (Nguyễn Du) 21. Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột. (Hồ Chí Minh, Di chúc) 22. Lượng con ông Độ đây mà Rõ tội nghiệp, về đến nhà thì bố mẹ chẳng còn.
  75. (Hồ Phương, Thư nhà) 23. Bài thơ anh viết về ý tứ, hình ảnh thì được, nhưng tình cảm còn chưa đủ sâu. 24. Nói năng như thế là có phần chưa được thiện chí lắm. Bài 2. Những từ ngữ thể hiện phép nói giảm được gạch chân, in đậm: Nhưng thần trộm nghĩ, làm cho dân được lợi thì không gì quan trọng hơn nghề nông; mở mang dân trí thì không gì lớn hơn việc giáo hóa. Lại không thể nói công thương không đủ để hưng lợi và mở mang trí tuệ! Thần trộm cho rằng: “Công” tất phải học máy móc, việc chế tạo do đó mới có thể phát triển, “Thương” thì hàng hoá xuất nhập khẩu phải được thông suốt, có thế việc buôn bán mới được mở mang. Thần trộm thấy về công nghệ nước ta, thì nghề thủ công chưa được khéo, việc buôn bán thì hàng hóa xuất ra nước ngoài bị cấm, cả công và thương đều chưa có thể mưu cầu lợi ích một cách nhanh chóng. Vậy, triều đình phải dần dần hướng dẫn, lợi dụng cơ hội để mở rộng ra, ngõ hầu làm cho dân chúng không chịu ở yên trong cảnh tạm bợ, được chăng hay chớ; tạo ra thói quen không chịu bó mình trong cảnh an nhàn, khiến cho công thương có cơ hưng thịnh vậy! Thần trộm thấy có điều đáng lo nữa là dân nước ta đông mà đất hoang hóa ở ven biển, ven núi chưa được khai khẩn, vẫn để nguyên như cũ. Bởi vậy, nếu quan ở địa phương bảo trợ họ, cổ vũ họ, thì không cần đợi đốc thúc gắt gao mà dân chúng sẽ nhanh chóng khai hoang vậy. Thần là kẻ bắt đầu học, mới tiến bộ, không biết kiêng dè, nói năng bộc trực trước đấng quân vương, lòng khôn xiết run sợ! (Vương Hữu Phu, Bài văn thi đậu đình nguyên. Theo Đào Tam Tỉnh, Tap chí Văn hoá Nghệ An, 11 Tháng 8 2011) Bài 3. Tham khảo cách thay thế sau: 1. Em hát bài này nghe chưa được hay cho lắm 2. Mắt của bạn đó không được tốt nên phải ngồi gần. 3. Trông bạn dạo này có da có thịt hơn đấy. 4. Trông nó cao quá, rất khó để bạn với được. 5. Tranh cậu vẽ chưa được nổi bật cho lắm. Bài 4. Cách nói thay thế được in đậm:
  76. a. Chỉ đến lúc thân tàn lực kiệt, trả xác cho đời, Thị Kính mới được minh oan và được trở về cõi Phật. (Trần Lâm Biền) b. Thế rồi Dế Choắt tắc thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. (Tô Hoài) c. Bỗng lòe chớp đỏ Thôi rồi Lượm ơi. (Tố Hữu) d. A Di Đà Phật! Không có ngài thì tính mạng con tôi nguy rồi, chúng tôi biết lấy gì đền đáp cho xứng. (Quỳnh Cư) e. Chẳng bao lâu, người chồng mất. (Sọ Dừa) g. [ ] Trước kia khi bà chưa về với Thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết bao! (An-đéc-xen) h. Cách mấy tháng sau, đứa con lên sài lại bỏ đi để chị ở một mình. (Nguyễn Khải) Các cách nói khác thay thế cho cách nói “chết”: từ trần, tạ thế, hy sinh, về thiên đường, về với cõi niết bàn, từ giã trần gian, quy tiên, thác, khuất núi, không còn nữa Bài 5. a. Tôi nói chuyện với vợ tôi. Thị gạt phắt đi: - Cho lão chết! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ! Lão làm lão khổ chứ ai làm lão khổ! Nhà mình sung sướng gì mà giúp lão? Chính con mình cũng đói (Nam Cao) Vì câu này là lời trách mắng, than trách nên không cần thiết phải nói giảm nói tránh. b. Trong những năm qua, số người mắc bệnh truyền nhiễm và chết vì các bệnh truyền nhiễm giảm dần. (Báo cáo y tế)
  77. Đây là câu trong văn bản hành chính, báo cáo khoa học nên thường ít dùng và không nên dùng các biện pháp nói giảm nói tránh. c. Sau trận bão, cây cối trong vườn chết hết cả. Đây là cách nói dùng cho đồ vật (cây cối) nên không cần thiết phải nói giảm nói tránh. d. Quân giặc đã chết như ngả rạ. Đây là cách nói về đối tượng quân giặc nên không thể thay thế các từ: hy sinh, từ trần được vì sẽ làm mất đi sắc thái nghĩa căm giận đối với quân giặc. Bài 6. Tham khảo các câu sau: 1. Giọng hát của cậu nghe chưa có gì nổi bật. 2. Đây chưa phải là một cách giải toán tối ưu cho lắm. 3. Bộ quần áo này của cậu chưa được khác biệt lắm. Bài 7. Tham khảo: 1 – c; 2 – e; 3 – a; 4 – b; 5 - d Bài 8. Tham khảo các câu sau: 1. Tôi thiển nghĩ nên chọn phương án B sẽ tối ưu hơn. 2. Cháu hy vọng món quà nhỏ mọn này sẽ làm vừa lòng bác ạ. 3. Ôi! Sao hôm nay rồng lại đến nhà tôm thế này, vinh hạnh quá! 4. Tôi tài hèn sức mọn không biết có xứng đáng với những kì vọng của các bác hay không? 5. Chúng mình là phận con ong cái kiến, chỉ đâu đánh đấy, biết cái gì mà thắc với chả mắc. Bài 9. Học sinh tự luyện tập theo đề bài. CÂU GHÉP I. CỦNG CỐ, MỞ RỘNG
  78. 1. Khái niệm - Câu ghép là câu có từ hai kết cấu C-V nòng cốt trở lên nhưng không có kết cấu chủ vị nào bị bao bởi một kết cấu chủ vị khác, mỗi kết cấu là một vế câu, nêu lên một sự việc, các sự việc trong câu ghép có quan hệ ý nghĩa với nhau và được thể hiện bằng một quan hệ ngữ pháp nào đó. Ví dụ: (1) Mèo/ chạy làm đổ lọ hoa c v C V (2) Mèo/ chạy, lọ hoa/ đổ C V C V Như vậy, trong câu (1) chỉ có một cụm C-V làm nòng cốt, cụm C-V còn lại làm thành phần chủ ngữ trong cụm C-V nòng cốt đó. (Người ta gọi đó là các cụm C-V bao chứa nhau) Trong câu (2), các cụm C-V tách rời, không bao chứa nhau. Đây được gọi là một câu ghép. 2. Các vế trong câu ghép được nối với nhau bằng nhiều cách: a. Bằng quan hệ từ. Ví dụ: - Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi trên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. (Thanh Tịnh) - Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. (Ngô Tất Tố) b. Bằng cặp quan hệ từ - Vì tôi chăm chỉ nên tôi học rất khá các môn xã hội. c. Bằng cặp phó từ. Ví dụ - Trời chưa sáng, nó đã dậy. d. Bằng cặp đại từ - Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. (Sơn Tinh, Thủy Tinh)
  79. e. Không dùng các phương tiện đã nêu trên (dùng các dấu câu: phẩy, chấm phẩy, hai chấm) - Nó cũng là thằng khá, nó thấy bố nói thế thì thôi ngay, nó không đả động đến việc cưới xin nữa. (Nam cao) - [ ] Bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào (Nam Cao) - Ta đến bệnh viện K sẽ thấy rõ: Bác sĩ viện trưởng cho biết trên 80% ung thư vòm họng và ung thư phổi là do hút thuốc lá. (Nguyễn Khắc Viện) 3. Các vế trong câu ghép có những mối quan hệ nhất định. Những mối quan hệ thường gặp là: a. Quan hệ nguyên nhân – hệ quả. Ví dụ: - Vì trời mưa to nên mọi đường đều ngập. - Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. b. Quan hệ điều kiện – hệ quả. - Nếu trời mưa to thì khu phố này chắc chắn sẽ bị ngập c. Quan hệ tương phản - Tôi đọc sách, còn nó nấu cơm. d. Quan hệ mục đích - Để phong trào thi đua của cả lớp ngày một tiến bộ thì chúng ta phải cố gắng hơn. e. Quan hệ tăng tiến - Trời càng mưa, đường càng ngập nước. h. Quan hệ lựa chọn - Mình đọc hay tôi đọc? g. Quan hệ bổ sung - Tôi đến và nó cũng đến. i. Quan hệ tiếp nối - Thầy giáo vào, cả lớp đứng dậy chào! k. Quan hệ đồng thời
  80. - Thầy giáo giảng bài, chúng tôi ghi chép chăm chú. i. Quan hệ giải thích - Mọi người bỗng im lặng: chủ tọa bắt đầu phát biểu. 4. Quan hệ giữa các vế của câu ghép rất đa dạng và phong phú. Để xác định đúng mối quan hệ đó, có thể dựa vào các quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ, cặp phụ từ, cặp đại từ nối các vế trong câu ghép. Nhưng chủ yếu phải dựa vào hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Ví dụ: - Tôi đi chợ, nó nấu cơm. Hai vế câu ghép trên, tùy vào hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, có thể chứa quan hệ đồng thời, quan hệ nối tiếp, quan hệ tương phản (đối chiếu), quan hệ nguyên nhân 5. Câu ghép có thể có nhiều vế, mối quan hệ giữa các vế của câu ghép có thể có nhiều tầng bậc khác nhau. Ví dụ: (1) Tôi nói mãi (2) nhưng nó không nghe tôi (3) nên nó thi trượt. Câu ghép trên có ba vế câu, và có hai loại quan hệ: - Vế (1) và (2) có quan hệ tương phản (Tôi nói mãi mà nó không nghe) - Vế (2) và (3) có quan hệ nhân quả (Vì nó không nghe tôi nên thi trượt) II. CÁC DẠNG BÀI TẬP Bài 1. Các câu sau gồm mấy cụm C-V, chúng có phải là câu ghép không? 1. Bà ta một hôm đi qua chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú bên rổ bóng đèn. (Nguyên Hồng) 2. [ ] Bà ta thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ tôi vội quay đi, lấy non che. (Nguyên Hồng) 3. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. (Nguyên Hồng) 4. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. 5. Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước.
  81. (Thanh Tịnh) 6. Rồi chị đón lấy cái Tỉu và ngồi xuống đó như có ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không. (Ngô Tất Tố) 7. Thấy lão năn nỉ mãi, tôi đành nhận vậy. (Nam Cao) Bài 2. Trong những câu sau, câu nào là câu ghép? Các vế được nối với nhau bằng phương tiện nào? 1. Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chui xuống đất. (Thanh Tịnh) 2. Thân cọ vút thẳng trời hai ba chục mét cao, gió bão không thể quật ngã. (Nguyễn Thái Vận) 3. Cây non vừa trồi, lá đã xòa sát mặt đất. (Nguyễn Thái Vận) 4. Tôi nói “nghe đâu” vì tôi thấy người ta bắn tin rằng mẹ và em tôi xoay ra sống bằng cách đó. (Nguyên Hồng) 5. Làng mất vé sợi, nghề vải đành phải bỏ. (Nam Cao) 6. Hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con, còn hổ cái thì nằm phục xuống, dáng mỏi mệt lắm. 7. Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng cũng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. (Ai-ma-tốp) Bài 3. Tìm các cặp quan hệ từ nối các vế câu trong các câu ghép dưới đây: a. Nếu bà con đi làm thì thật con tôi chết oan. (Võ Huy Tâm) b. Vì Thủy Tinh đến sau nên Thủy Tinh không lấy được Mị Nương làm vợ.
  82. c. Để môi trường được trong sạch thì chúng ta nên hạn chế sử dụng bao bì ni lông. d. Tuy miệng cười nói như vậy mà bụng ông cứ rối bời lên. Bài 4. Có thể đảo trật tự các vế trong các câu ghép sau không? Vì sao? a. Ngày mai, nếu ai mang sính lễ đến trước thì ta sẽ gả con gái cho. b. Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước. Bài 5. Trong các câu cho sau đây, câu nào là câu ghép có quan hệ từ nối các vế trong câu, câu nào là câu ghép không có quan hệ từ nối các vế trong câu? a. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp. (Phạm Văn Đồng) b. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh. (Sự tích Hồ Gươm) c. Những nhịp cầu tả tơi như ứa máu, nhưng cả cây cầu vẫn sừng sững giữa mênh mông trời nước. (Thuý Lan) Bài 6. Cho biết các mối quan hệ giữa các vế của những câu ghép dưới đây: 1. Bác tai, anh hai và tôi làm việc mệt nhọc quanh năm, còn lão Miệng chẳng làm gì cả [ ] 2. Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi. 3. Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. 4. Tấm nghe lời em, hụp xuống thì Cám trút hết tôm tép của Tấm vào giỏ mình rồi chạy về nhà trước. 5. Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội. (Ngô Tất Tố)
  83. 6. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. (Ngô Tất Tố) Bài 7. Đặt với mỗi cặp quan hệ từ: vì nên; nếu thì; tuy nhưng; để thì một câu ghép. Cho biết mối quan hệ giữa các vế của câu ghép là mối quan hệ gì? Bài 8. Cho các cặp quan hệ từ: nếu thì; giá (giá như) thì - Hãy với mỗi cặp quan hệ từ một câu. - Cho biết sự khác nhau giữa các cặp quan hệ từ đó Bài 9. Hãy cho biết quan hệ về ý nghĩa giữa các vế trong các câu ghép sau: a. Trời chưa sáng nó đã dậy. b. Tôi vừa nói nó đã khóc. c. Tôi đang ăn nó đứng dậy. Bài 10. Diễn đạt quan hệ giữa các vế của câu ghép sau bằng một cặp quan hệ từ: Cá là loài động vật sống dưới nước, còn chim và thú là động vật sống trên cạn. Bài 11. Câu ghép sau có mấy vế? Chỉ ra các mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép đó: [ ] Ngựa thét ra lửa, lửa đã thiêu cháu một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy. (Thánh Gióng) Bài 12. Điền vào chỗ trống những từ thích hợp để tạo câu ghép theo kiểu quan hệ cho sẵn sau từng câu. a. Gió/ / to, diều bay/ / cao. (Quan hệ tăng tiến) b. Nước biển vùng này trong và ít sóng người đến tắm rất đông. (Quan hệ nguyên nhân c. Gió mỗi lúc một mạnh thêm / / sóng mỗi lúc một thêm cao. (Quan hệ bổ sung)
  84. d. Chiếc xe dừng lại,/ / mọi người lần lượt xuống xe. (Quan hệ tiếp nối) Bài 13. Viết một đoạn văn từ 13 đến 16 câu, trong đó có: - Một câu ghép có sử dụng từ quan hệ để nối các vế câu. - Một câu ghép có sử dụng cặp từ quan hệ nối các vế câu. - Một câu ghép có sử dụng dấu câu để nối các vế câu. III. GỢI Ý ĐÁP ÁN Bài 1. Các câu sau gồm mấy cụm C-V, chúng có phải là câu ghép không? 1. Bà ta một hôm đi qua chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú bên rổ bóng đèn. (Nguyên Hồng) Có hai cụm C-V bao chứa nhau. Là câu đơn 2. [ ] Bà ta thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ tôi vội quay đi, lấy non che. (Nguyên Hồng) Câu có hai cụm C-V không bao chứa nhau. Là câu ghép 3. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. (Nguyên Hồng) Có 3 cụm C-V bao chứa nhau. Là câu đơn 4. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Có 1 cụm C-V. Câu đơn 5. Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước. Có 2 cụm C-V bao chứa nhau. Là câu đơn 6. Rồi chị đón lấy cái Tỉu và ngồi xuống đó như có ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không. (Ngô Tất Tố) Có 2 cụm C-V bao chứa nhau. Là câu đơn 7. Thấy lão năn nỉ mãi, tôi đành nhận vậy.