Bộ đề thi thử học kỳ II môn Sinh học 12 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề thi thử học kỳ II môn Sinh học 12 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bo_de_thi_thu_hoc_ky_ii_mon_sinh_hoc_12_co_dap_an.docx
Nội dung text: Bộ đề thi thử học kỳ II môn Sinh học 12 (Có đáp án)
- ĐỀ THI THỬ HỌC KỲ II ĐỀ 1 Môn: SINH HỌC 12 Thời gian: 45 phút Câu 1.Khi nói về tuổi thọ, kết luận nào sau đây không đúng ? A.Tuổi thọ sinh lí được tính từ lúc cá thể sinh ra cho đến khi chết vì già. B.Tuổi của quần thể là tuổi thọ trung bình của cá thể trong quần thể. C.Tuổi thọ sinh thái cao hơn tuổi thọ sinh lí và đặc trưng cho loài sinh vật. D.Tuổi thọ sinh thái được tính từ lúc cá thể sinh ra đến khi chết vì các nguyên nhân sinh thái. Câu 2.Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể nào sau đây trong quần xã? A.Quần thể chim sâu và quần thể sâu đo.B.Quần thể ếch đồng và quần thể chim sẻ. C.Quần thể chim sẻ và quần thể chim chào mào.D.Quần thể cá chép và quần thể cá mè. Câu 3. Phát biểu nào sau đây đúng về tăng trưởng của quần thể sinh vật ? A.Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong. B.Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu. C.Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể tối đa, mức tử vong tối thiểu. D.Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong. Câu 4.Khi mất loài nào sau đây thì cấu trúc quần xã sẽ bị thay đổi mạnh nhất ? A.Loài đặc trưng.B.Loài ưu thế. C.Loài ngẫu nhiên.D.loài đặc hữu. Câu 5.Khoảng giá trị của nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lí đối với cơ thể sinh vật là A.khoảng thuận lợi.B.giới hạn sinh thái. C.ổ sinh thái. D.khoảng chống chịu. Câu 6.Quan hệ canh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật. A.chỉ xảy ra ở các quần thể động vật, không xảy ra ở các quần thể thực vật. B.thường làm quần thể suy thoái dẫn đến diệt vong. C.đảm bảo số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì mức độ phù hợp. D.xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể xuống thấp. Câu 7.Trong các kiểu phân bố các cá thể trong quần thể sinh vật, kiểu phân bố phổ biến nhất A.phân bố ngẫu nhiên.B.phân bố theo nhóm. C.phân bố theo chiều thẳng đứng.D.phân bố đồng đều. Câu 8.Biến động theo chu kì là A.những biến động số lượng cá thể xảy ra do những thay đổi có tính chu kì của điều kiện môi trường. B.những thay đổi nhịp sinh học chịu ảnh hưởng của Mặt Trời, Mặt Trăng. C.sự thay đổi số lượng cá thể của quần thể tăng lên theo mùa sinh sản. D.Sự thay đổi số lượng cá thể quần thể giảm xuống theo chu kì khai thác tài nguyên của con người. Câu 9.Cho các dữ kiện sau : (1) Một đầm nước mới xây dựng. (2) Các vùng đất quanh đầm bị xói mòn, làm cho đáy đầm bị nông dần. Các loài sinh vật nổi ít dần, các loài động vật chuyển vào sổng trong lòng đầm ngày một nhiều. (3) Trong đầm nước có nhiều loài thuỷ sinh ở các tầng nước khác nhau, các loài rong rêu và cây cỏ mọc ven bờ đầm. (4) Đầm nước nông biến đổi thành vùng đất trũng. Cỏ và cây bụi dần dần đến sống trong đầm. (5) Hình thành cây bụi và cây gỗ. Sơ đồ nào sau đây thể hiện diễn thế ở đầm nước nông ? A.(1) (3) (2) (4) (5). B.(1) (3) (2) (5) (4). C.(1) (2) (3) (4) (5). D.(1) (2) (3) (5) (4). Câu 10.Các nguyên tố phổ biến nhất trong cơ thể sống là A.C,H,O,Fe. B.C,H,O,N.C.C,H,Ca,N. D.C,K,O,N. Câu 11.Căn cứ vào những biến cố lớn về địa chất, khí hậu và các hoá thạch điển hình, người ta đã chia lịch sử phát triển sự sống thành các đại A.Thái cổ Cổ sinh Tân sinh Thái cổ Nguyên sinh. B.Tân sinh Thái cổ Trung sinh Nguyên sinh Cổ sinh. C.Tân sinh Trung sinh Thái cổ Nguyên sinh Cổ sinh.
- D.Tân sinh Trung sinh Cổ sinh Nguyên sinh Thái cổ . Câu 12.Trình tự đúng về sự xuất hiện các dạng người cổ hóa thạch là A.Homo habilis – Homo neanderthalensis – Homo erectus. B.Homo neanderthalensis – Homo habilis – Homo erectus. C.Homo habilis – Homo erectus – Homo neanderthalensis. D.Homo erectus – Homo habilis – Homo neanderthalensis. Câu 13.Mối quan hệ hai loài nào sau đây thuộc quan hệ cộng sinh ? A.Cỏ dại và lúa. B.Tầm giử và cây thân gỗ. C.Giun đũa và lợn. D.Nấm và vi khuẩn lam tạo thành địa y. Câu 14.Hai loài sống dựa vào nhau ,cùng có lợi nhưng không bắt buộc phải có nhau, là biểu hiện của mối quan hệ ? A.Hội sinh. B.Hợp tác . C.Cạnh tranh. D.Cộng sinh. Câu 15.Trong các dấu hiệu đặc trưng của quần thể, dấu hiệu nào là quan trọng nhất ? A.Tỉ lệ đực - cái. B.Cấu trúc tuổi.C.Mật độ. D.Tỉ lệ sinh sản - tử vong. Câu 16.Trong các dấu hiệu sau đây, dấu hiệu nào không phải là đặc trưng cơ bản của quần thể ? A.Đặc điểm phân bố. B.Mật độ.C.Độ đa dạng.D.Cấu trúc tuổi. Câu 17. Hầu hết cây trồng nhiệt đới có khoảng thuận lợi về nhiệt độ là A.25 – 40oC. B.18 – 32oC.C.20 – 30 oC.D.25 – 30 oC. Câu 18.Hiện tượng khống chế sinh học dẫn đến A.trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã. B.sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã. C.sự tiêu diệt của một loài nào đó trong quần xã. D.sự điều chỉnh khả năng cạnh tranh của các loài trong quần xã. Câu 19.Phát biểu nào sau đây không đúng về mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã ? A.Quan hệ hỗ trợ bao gồm quan hệ cộng sinh, hợp tác và hội sinh. B.Trong quan hệ hỗ trợ ít nhất có một loài được hưởng lợi. C.Trong quan hệ hỗ trợ dẫn đến sinh vật phải đấu tranh để tìm nguồn sống. D.Trong quan hệ hỗ trợ, các loài đều có lợi hoặc ít nhất không bị hại. Câu 20.Trùng roi sống trong ruột mối là quan hệ A.kí sinh.B.cộng sinh.C.hội sinh.D.hợp tác. Câu 21.Trong mối quan hệ giữa một loài hoa và loài ong hút mật hoa đó thì A.loài ong có lợi còn loài hoa không có lợi cũng không bị hại gì. C.cả hai loài đều có lợi. B.cả hai loài đều không có lợi cũng không bị hại. D.loài ong có lợi còn loài hoa bị hại. Câu 22.Có 4 quần thể của cùng một loài sống ở 4 môi trường khác nhau .Quần thể sống ở môi trường nào sau đây có kích thước lớn nhất ? A.Quần thể A sống trong môi trường có diện tích 800m2 và có mật độ 34 cá thể/1m2. B.Quần thể B sống trong môi trường có diện tích 210m2 và có mật độ 12 cá thể/1m2. C.Quần thể C sống trong môi trường có diện tích 835m2 và có mật độ 33 cá thể/1m2. D.Quần thể D sống trong môi trường có diện tích 3050m2 và có mật độ 9 cá thể/1m2. Câu 23.Khi nói về quần xã sinh vật, có bao nhiêu phát biếu sau đây là sai ? (1) Trong quần xã sinh vật, một loài sinh vật có thế tham gia đồng thời vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau. (2) Sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau đồng thời tác động qua lại với môi trường. (3) Mức độ đa dạng của quần xã được thể hiện qua số lượng các loài và số lượng cá thể của mỗi loài. (4) Trong mối quan hệ đối kháng giữa hai loài trong quần xã, có ít nhất một loài có lợi. A.0.B.2.C.3.D.1. Câu 24.Nghiên cứu một quần thể động vật cho thấy ở thời điểm ban đầu có 11000 cá thể. Quần thể này có tỉ lệ sinh là 12%/năm, tỉ lệ tử vong là 8%/năm và tỉ lệ xuất cư là 2%/năm. Sau một năm, số lượng cá thể trong quần thể đó được dự đoán là A.11260.B.11180. C.11020.D.11220. Câu 25.Trong cấu trúc tuổi của quần thể, tuổi quần thể là A.thời gian tồn tại thực của quần thể trong tự nhiên.
- B.thời gian để quần thể tăng trưởng và phát triển. C.thời gian sống của một cá thể có tuổi thọ cao nhất trong quần thể. D.tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể. Câu 26.Cho các biến động số lượng cá thể quần thể sinh vật sau: (1) Ruồi, muỗi phát triển từ tháng 3 đến tháng 6. (2) Cá cơm ở vùng biển Pêru cứ 7 năm có sự biến động số lượng. (3) Số lượng cây tràm ở U Minh Thượng sau sự cố cháy rừng 02-2002. (4) Năm 1997 sự bùng phát của vi rút H5N1 đã làm chết hàng chục triệu gia cầm trên thế giới. Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì A.(1),(2) và (4).B.(2) và (3).C.(1) và (2).D.(1) và (3). Câu 27.Những mối quan hệ nào sau đây luôn làm cho một loài có lợi và một loài có hại ? A.Quan hệ cộng sinh và quan hệ kí sinh – vật chủ. B.Quan hệ hội sinh và quan hệ vật ăn thịt – con mồi. C.Quan hệ kí sinh - vật chủ và quan hệ vặt ăn thịt – con mồi. D. Quan hệ kí sinh - vật chủ và quan hệ ức chế cảm nhiễm. Câu 28.Cho các mối quan hệ sinh thái (1) Cộng sinh. (2) Vật kí sinh – vật chủ. (3) Hội sinh. (4) Hợp tác. (5) Vật ăn thịt – con mồi. Sắp xếp thứ tự tăng cường tính đối kháng trong các mối quan hệ A.(1) (4) (5) (3) (2).B.(1) (4) (3) (2) (5). C.(5) (1) (4) (3) (2).D.(1) (4) (2) (3) (5). Câu 29.Mối quan hệ cạnh tranh khác loài và mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi giống nhau ở đặc điểm ? A.Đều là mối quan hệ đối kháng giữa hai loài. B.Chỉ một trong hai loài là loài bị hại. C.Loài bị hại luôn có kích thước cá thể nhỏ hơn loài có lợị. D.Đều làm chết các cá thế của loài bị hại. Câu 30.Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể,xét các kết luận sau: (1) Cấu trúc tuổi của quần thể có thể thay đổi, khi có sự thay đổi của điều kiện môi trường. (2) Cấu trúc tuổi của quần thể phản ánh tỉ lệ các loại nhóm tuổi trong quần thể. (3) Dựa vào cấu trúc tuổi của quần thể có thể biết được kiểu gen của quần thể. (4) Cấu trúc tuổi của quần thể không phản ánh tỉ lệ đực/ cái trong quần thể. Có bao nhiêu kết luận sai ? A.1B.2C.3D.4 ĐÁP ÁN 1C 2A 3C 4B 5D 6C 7B 8A 9A 10B 11D 12C 13D 14B 15C 16C 17C 18A 19C 20B 21C 22C 23D 24D 25D 26C 27C 28B 29A 30A ĐỀ THI THỬ HỌC KỲ II ĐỀ 2 Môn: SINH HỌC 12 Thời gian: 45 phút Câu 1: Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là: A. Môi trường sinh vật, môi trường trên cạn, môi trường nước. B. Môi trường đất, môi trường trên cạn, môi trường nước ngọt, nước mặn. C. Môi trường đất, môi trường trên cạn, môi trường nước. D. Môi trường đất, môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường sinh vật. Câu 2: Một quần thể khởi đầu có tần số kiểu gen Aa là 0,4. Sau 4 thế hệ tự thụ phấn thì tần số kiểu gen Aa trong quần thể sẽ là bao nhiêu? A. 0,05 B. 0,025 C. 0,02 D. 0,01 Câu 3: Những mối quan hệ nào sau đây luôn làm cho một loài có lợi và một loài có hại? A. Quan hệ cộng sinh. B. Quan hệ vật ăn thịt – con mồi. C. Quan hệ hội sinh. D. Quan hệ ức chế - cảm nhiễm. Câu 4: Cá rô phi Việt Nam có giới hạn sinh thái về nhân tố nhiệt độ là:
- A. 5,6 0C 420C. B. 15,6 0C 440C. C. 15,60C 420C . D. 5,6 0C 440C. Câu 5: Khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần thể, kết luận nào sau đây không đúng? A. Phân bố theo nhóm xảy ra khi môi trường sống đồng nhất và các cá thể cạnh tranh gay gắt. B. Trong tự nhiên, hầu hết các quần thể đều có kiểu phân bố cá thể theo nhóm. C. Phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa giúp sinh vật tận dụng nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. D. Phân bố đồng đều là kiểu phân bố có vai trò làm giảm cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Câu 6: Ở một quần thể của một loài lưỡng bội, xét gen A nằm trên NST thường có 4 alen . Trong điều kiện không có đột biến, trong quần thể sẽ có tối đa số loại kiểu gen về gen A là A. 8. B. 10. C. 15. D. 4. Câu 7: Số lượng cá thể thỏ và mèo rừng Canađa có chu kì biến động là: A. 3 – 4 năm. B. 9 – 10 năm. C. 5 – 6 năm. D. 7 năm. Câu 8: Khi nói về độ đa dạng của quần xã, kết luận nào sau đây không đúng? A. Quần xã có độ đa dạng càng cao thì thành phần loài càng dễ bị biến động. B. Độ đa dạng của quần xã càng cao thì sự phân hóa ổ sinh thái càng mạnh. C. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã tăng dần. D. Độ đa dạng của quần xã phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường. Câu 9: Khi nói về ổ sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng? A. Hai loài có ổ sinh thái khác nhau thì không cạnh tranh nhau. B. Cùng một nơi ở luôn chỉ chứa một ổ sinh thái. C. Sự hình thành loài mới gắn liền với sự hình thành ổ sinh thái mới. D. Cạnh tranh cùng loài là nguyên nhân chính làm mở rộng ổ sinh thái của mỗi loài. Câu 10: Ở mối quan hệ nào sau đây, một loài có lợi và một loài trung tính? A. Quan hệ hội sinh. B. Quan hệ vật kí sinh – vật chủ. C. Quan hệ ức chế cảm nhiễm. D. Quan hệ vật ăn thịt – con mồi. Câu 11: Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây đúng? A. Giới hạn sinh thái là khoảng thuận lợi của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật tồn tại và phát triển. B. Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. C. Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của nhân vật. D. Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng tốt nhất. Câu 12: Cá chép có thể sống được ở 2oC đến 44oC, điểm cực thuận là 28oC. Cá rô phi có thể sống được ở 5,6oC đến 42oC, điểm cực thuận là 30oC. Nhận định nào sau đây là đúng? A. Cá chép có vùng phân bố hẹp hơn cá rô phi vì điểm cực thuận thấp hơn. B. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới cao hơn. C. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn. D. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới thấp hơn. Câu 13: Hiện tượng cá mập con khi mới nở ra sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn thì thuộc mối quan hệ nào sau đây? A. Kí sinh cùng loài. B. Cạnh tranh khác loài. C. Quan hệ hỗ trợ. D. Cạnh tranh cùng loài. Câu 14: Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài, điều nào sau đây đúng? A. Cạnh tranh cùng loài làm thu hẹp ổ sinh thái của loài. B. Khi mật độ cá thể quá cao và nguồn sống khan hiếm thì sự cạnh tranh cùng loài giảm. C. Sự gia tăng mức độ cạnh tranh cùng loài sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng của quần thể. D. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể của quần thể cân bằng với sức chứa của môi trường. Câu 15: Tuổi quần thể là A. tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể. B. tuổi thọ tối đa của quần thể. C. thời gian sống thực tế của cá thể. D. thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.
- Câu 16: Tập hợp cá thể nào thuộc một trong các nhóm sau đây phân bố trong một sinh cảnh xác định được gọi là một quần xã sinh vật? A. Bạch đàn trắng B. Thông đuôi ngựa C. Lim xanh. D. Lan Câu 17: Các nguyên nhân gây ra biến động số lượng cá thể của quần thể là: 1. Do thay đổi của nhân tố sinh thái vô sinh. 2. Do sự thay đổi tập quán kiếm mồi của sinh vật. 3. Do sự thay đổi của nhân tố sinh thái hữu sinh. 4. Do sự lớn lên của cacs cá thể trong quần thể. Phương án đúng: A. 2, 4. B. 1, 2, 3, 4. C. 1, 2. D. 1, 3. Câu 18: Một quần thể bò có 400 con lông vàng ( kiểu gen BB), 400 con lông lang trắng đen ( kiểu gen Bb), 200 con lông đen ( kiểu gen bb). Tần số tương đối của các alen trong quần thể là A. B = 0,6; b = 0,4. B. B = 0,4; b = 0,6. C. B = 0,8; b = 0,2. D. B = 0,2; b = 0,8. Câu 19: Mối quan hệ sinh thái nào sau đây, không có loài nào có lợi? A. Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng. B. Các cây hành, tỏi tiết các chất ra môi trường làm ảnh hưởng tới các loài khác. C. Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn. D. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng. Câu 20: Một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen 0,4AA : 0,4Aa : 0,2 aa. Nếu xảy ra tự thụ phấn thì theo lí thuyết, thành phần kiểu gen ở thế hệ F2 là A. 0,55AA : 0,1 Aa : 0,35aa. B. 0,36AA : 0,48 Aa : 0,16 aa. C. 0,5AA : 0,2 Aa : 0,3 aa. D. 0,575AA : 0,05 Aa : 0,375 aa. Câu 21: Ở ven biển Pêru, cứ 7 năm có một dòng hải lưu Nino chảy qua làm tăng nhiệt độ, tăng nồng độ muối dẫn tới gây chết các sinh vật phù du gây ra biến động số lượng cá thể của các quần thể. Đây là kiểu biến động: A. Theo chu kì tuần trăng. B. Không theo chu kì. C. Theo chu kì mùa. D. Theo chu kì nhiều năm. Câu 22: Về mặt sinh thái, sự phân bố các cá thể cùng loài một cách đồng đều trong môi trường có ý nghĩa: A. Hỗ trợ lẫn nhau để chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường. B. Tăng cường cạnh tranh nhau dẫn tới làm tăng tốc độ tiến hóa của loài. C. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. D. Tăng khả năng khai thác nguồn sống tiềm tàng từ môi trường. Câu 23: Hình thức phân bố cá thể theo nhóm trong quần thể có ý nghĩa sinh thái là gì? A. Các cá thể hỗ trợ nhau chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường. B. Các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt giành nguồn sống. C. Các cá thể tận dụng được nhiều nguồn sống từ môi trường. D. Giảm cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể. Câu 24: Tập hợp sinh vật nào sau đây gọi là quần thể? A. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới. B. Tập hợp cây cỏ trên đồng cỏ. C. Tập hợp ốc sống trong ao. D. Tập hợp cá chép sống trong ao. Câu 25: Khoảng giá trị của nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lí đối với cơ thể sinh vật nhưng chưa gây chết được gọi là: A. Khoảng lợi nhuận. B. Giới hạn sinh thái C. Khoảng chống chịu. D. Ổ sinh thái. Câu 26: Trong cùng một ao nuôi cá người ta thường nuôi ghép cá mè trắng, cá mè hoa, cá trắm cỏ, cá trắm đen, cá rô phi, có các ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau chủ yếu nhằm mục đích A. làm tăng tính đa dạng sinh học trong ao. B. giảm dịch bệnh. C. tận thu nguồn thức ăn tối đa trong ao. D. giảm sự đa dạng sinh học trong ao. Câu 27: Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây sai? A. Trong khoảng chống chịu của nhân tố sinh thái, hoạt động sinh lí của sinh vật bị ức chế. B. Giới hạn sinh thái ở tất cả các loài đều giống nhau.
- C. Trong khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất. D. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ chết. Câu 28: Ví dụ nào sau đây thể hiện mối quan hệ hỗ trợ cùng loài? A. Các con chó sói tranh giành nhau thức ăn. B. Các con đực tranh giành con cái trong mùa sinh sản. C. Hiện tượng liền rễ ở hai cây thông nhựa mọc gần nhau. D. Khi thiếu thức ăn, ở một số động vật sử dụng cá thể cùng loài làm thức ăn. Câu 29: Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Một quần thể người đang cân bằng di truyền có 36% số người không mang gen gây bệnh. Tần số của alen a là A. 0,8. B. 0,6. C. 0,2. D. 0,4. Câu 30: Chim mỏ đỏ đậu trên lưng và nhặt các loài kí sinh trên mình của linh dương làm thức ăn. Mối quan hệ giữa chim mỏ đỏ và linh dương thuộc mối quan hệ: A. Hội sinh. B. Cộng sinh. C. Sinh vật ăn sinh vật khác. D. Hợp tác. Câu 31: Tỉ lệ giới tính của quần thể không phụ thuộc vào nhân tố nào sau đây? A. Nhiệt độ. B. Điều kiện dinh dưỡng. C. Mật độ cá thể của quần thể. D. Tập tính sinh sản của loài. Câu 32: Theo định luật Hacđi – vanbec, quần thể sinh vật ngẫu phối nào sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền? A. 100% AA. B. 0,32AA : 0,60 Aa : 0,08aa. C. 0,3AA : 0,5 Aa : 0,2aa. D. 0,5AA : 0,5aa. Câu 33: Sự di truyền nhóm máu A, B, AB, O ở người do một gen trên NST thường có 3 alen chi phối với mối quan hệ trội lặn như sau: I A = IB > IO. Trong một quần thể người cân bằng di truyền, nhóm máu O chiếm 4%, nhóm máu B chiếm 21%. Tỷ lệ người nhóm máu A là: A. 0,25. B. 0,40 . C. 0,45. D. 0,54. Câu 34: Ở người, gen A nằm trên NST thường quy định da đen trội hoàn toàn so với alen a quy định da trắng. Một quần thể người đang cân bằng di truyền có tỉ lệ người da trắng 64%. Một cặp vợ chồng đều da đen, xác suất để người con đầu lòng của họ là con trai và có da giống bố mẹ là A. 14,06%. B. 45,83%. C. 40,12%. D. 79, 01%. Câu 35: Ở bò, gen A nằm trên NST thường quy định chân cao trội hoàn toàn so với a quy định chân thấp. Trong một trại nhân giống, có 15 con đực giống chân cao và 100 con cái chân thấp. Quá trình ngẫu phối sinh ra đời con có 80% cá thể chân cao và 20% cá thể chân thấp. Trong số 15 con đực nói trên, có bao nhiêu con có kiểu gen dị hợp? A. 5 con. B. 6 con. C. 9 con. D. 8 con. Câu 36: Phân bố theo nhóm trong quần thể thường gặp khi: A. điều kiện sống phân bố một cách đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. B. điều kiện sống phân bố không đều, các cá thể của quần thể sống thành bầy đàn ở những nơi có nguồn sống dồi dào nhất. C. điều kiện sống phân bố không đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. D. điều kiện sống trong môi trường phân bố đồng đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. HẾT ĐÁP ÁN 1 D 11 B 21 D 31 C 2 B 12 C 22 C 32 A 3 B 13 D 23 A 33 C 4 A 14 D 24 D 34 C 5 A 15 A 25 C 35 C 6 B 16 D 26 C 36 B 7 B 17 D 27 B 8 A 18 A 28 C 9 B 19 B 29 D
- 10 A 20 A 30 D ĐỀ THI THỬ HỌC KỲ II ĐỀ 3 Môn: SINH HỌC 12 Thời gian: 45 phút Câu 1: Khi đánh bắt cá có nhiều con non thì nên: A. Dừng, nếu không sẽ cạn kiệt. B. Tăng cường đánh bắt, vì quần thể đang ổn định. C. Tiếp tục, vì quần thể ở trạng thái trẻ. D. Hạn chế, vì quần thể sẽ suy thoái. Câu 2: Cho các phát biểu sau: (1). Xương sọ tinh tinh phát triển nhanh hơn xương sọ của người ở giai đoạn sau sinh. (2). Xương sọ tinh tinh phát triển chậm hơn xương sọ của người ở giai đoạn sau sinh. (3). Xương sọ của tinh tinh và xương sọ của người giống nhau trong giai đoạn bào thai. (4). Người và tinh về mặt di truyền giống nhau khoảng 98%. (5). Tinh tinh non có xương hàm phát triển nhanh hơn người nhưng hộp sọ thì lại phát triển chậm hơn. Có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ giữa người và tinh tinh ? A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 3: Khi nói về tuổi thọ, kết luận nào sau đây không đúng ? A. Tuổi thọ sinh lí được tính từ lúc cá thể sinh ra cho đến khi chết vì già. B. Tuổi thọ sinh thái cao hơn tuổi thọ sinh lí và đặc trưng cho loài sinh vật. C. Tuổi thọ sinh thái được tính từ lúc cá thể sinh ra đến khi chết vì các nguyên nhân sinh thái. D. Tuổi của quần thể là tuổi thọ trung bình của cá thể trong quần thể. Câu 4: Cho các nhân tố tiến hóa sau: (1) Đột biến. (2) Thường biến. (3) Di - nhập gen. (4) Giao phối không ngẫu nhiên. (5) Giao phối ngẫu nhiên. (6) Các yếu tố ngẫu nhiên. Có bao nhiêu nhân tố chi phối quá trình tiến hóa nhỏ ? A. 4. B. 3. C. 5. D. 2. Câu 5: Trong những kết luận dưới đây, kết luận nào đúng ? (1). Nhân tố sinh thái là nhân tố môi trường có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sinh vật, sinh vật có phản ứng để thích nghi. (2). Sự phân bố theo nhóm của các cá thể trong quần thể có ý nghĩa hỗ trợ nhau chống chọi với những điều kiện bất lợi của môi trường. (3). Quần thể phân bố trong phạm vi nhất định gọi là ổ sinh thái (4). Các loại tháp sinh thái luôn có đáy rộng, đĩnh hẹp. (5). Cạnh tranh là một trong những đặc điểm thích nghi. A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 6: Màu sắc nguỵ trang của bướm sâu đo bạch dương là: A. kết quả di nhập gen trong quần thể. B. sự biến đổi màu sắc cơ thể bướm cho phù hợp với môi trường. C. do ảnh hưởng trực tiếp của bụi than nhà máy. D. kết quả chọn lọc thể đột biến có lợi cho bướm. Câu 7: Sự xuất hiện loài mới được đánh dấu bằng: A. Cách li tập tính B. Cách li sinh sản. C. Cách li sinh thái. D. Cách li cơ học. Câu 8: Các nhân tố tiến hóa sau: (1) CLTN. (2) Giao phối ngẫu nhiên. (3) Giao phối không ngẫu nhiên.
- (4) Các yếu tố ngẫu nhiên. (5) Đột biến. (6) Di – nhập gen. Các nhân tố vừa làm thay đổi tần số alen, vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể ? A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Câu 9: Nhũng cơ quan nào sau đây là cơ quan tương đồng ? A. Ngà voi và sừng hươu. B. Cánh đại bàng và chân trước của bò. C. Chân đà điểu và cánh dơi. D. Chân chim cánh cụt và cánh gà. Câu 10: Có bao nhiêu phát biểu đúng về đồng quy tính trạng ? (1). Chọn lọc tự nhiên tiến hành trên một đối tượng theo nhiều hướng. (2). Chọn lọc tự nhiên trên nhiều đối tượng theo một hướng. (3). Chọn lọc tự nhiên trên một đối tượng theo một hướng xác định. (4). Làm các sinh vật khác nhau có nguồn gốc chung. A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 11: Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di truyền ở các thế hệ như sau: P 0.50AA + 0,30Aa + 0,20aa = 1 F1 0.45AA + 0,25Aa + 0,30aa = 1 F2 0.40AA + 0,20Aa + 0,40aa = 1 F3 0.30AA + 0,15Aa + 0,55aa = 1 F4: 0,15AA + 0.10Aa + 0,75aa = 1. Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này ? A. Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần. B. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các kiểu gen đồng hợp và giữ lại những kiểu gen dị hợp. C. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn. D. Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần. Câu 12: Trình tự các loài nào trong số trình tự các loài nêu dưới đây được sắp xếp đúng theo trình tự thời gian tiến hoá: 1. người đứng thẳng (H.erectus); 2.người khéo léo (H.habilis); 3.người hiện đại ;(H.sapiens); 4.người Neandectan. A. 2→ 1→4→3. B. 2→1→3→4. C. 1→2→ 3→4. D. 2→ 4→ 3→1. Câu 13: Trong các dấu hiệu đặc trưng của quần thể, dấu hiệu nào là quan trọng nhất ? A. Cấu trúc tuổi. B. Tỉ lệ sinh sản - tử vong. C. Mật độ. D. Tỉ lệ đực - cái. Câu 14: Cho các phát biểu (1). Trong quá trình phát sinh sự sống, khí quyển nguyên thuỷ không chứa O2. (2). Từ khi hình thành các tế bào sơ khai và sau đó hình thành nên những tế bào sống đầu tiên là giai đoạn tiến hóa tiền sinh học. (3). Đặc tính sơ khai của sự sống là phân đôi, trao đổi chất với môi trường. (4). Đại phân tử hữu cơ hình thành nên sự sống là axit nuclêic và prôtêin. Có bao nhiêu phát biểu đúng về sự phát sinh sự sống ? A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 15: Mức độ giống nhau về ADN giữa người và các loài thuộc bộ khỉ là A. Tinh tinh →Vượn Gibon→ Khỉ Rhesut→ Khỉ Vervet →Khỉ Capuchin→ Galago. B. Tinh tinh →Vượn Gibon→ Khỉ Vervet →Khỉ Rhesu→Khỉ Capuchin→ Galago. C. Tinh tinh →Vượn Gibon→ Khỉ Capuchin→Khỉ Rhesut→ Khỉ Vervet→ Galago. D. Tinh tinh →Vượn Gibon→ Khỉ Rhesut→Khỉ Capuchin→Khỉ Vervet→ Galago.
- Câu 16: Có 4 quần thể của cùng một loài sống ở 4 môi trường khác nhau. Quần thể sống ở môi trường nào sau đây có kích thước nhỏ nhất ? A. Quần thể D sống trong môi trường có diện tích 3050m2 và có mật độ 9 cá thể/1m2. B. Quần thể C sống trong môi trường có diện tích 835m2 và có mật độ 33 cá thể/1m2. C. Quần thể A sống trong môi trường có diện tích 800m2 và có mật độ 34 cá thể/1m2. D. Quần thể B sống trong môi trường có diện tích 210m2 và có mật độ 12 cá thể/1m2. Câu 17: Lịch sử phát triển của Trái Đất trải qua các đại địa chất: A. Đại Thái cổ đại cổ sinh đại Nguyên sinh đại Trung sinh đại Tân sinh B. Đại Thái cổ đại Trung sinh đại cổ sinh đại Nguyên sinh đại Tân sinh. C. Đại Nguyên sinh đại Thái cổ đại cổ sinh đại Trung sinh đại Tân sinh. D. Đại Thái cổ đại Nguyên sinh đại cổ sinh đại Trung sinh đại Tân sinh. Câu 18: Mọi sinh vật có mã di truyền và thành phần prôtêin giống nhau đã chứng tỏ nguồn gốc chung của sinh giới thuộc: A. Bằng chứng sinh học phân tử. B. Bằng chứng giải phẫu học so sánh. C. Bằng chứng phôi sinh học. D. Bằng chứng địa lí – sinh học. Câu 19: Cho các loài sinh vật sau: (1).Vi sinh vật. (2). Chim. (3). Con người. (4). Thực vật. (5). Thú. (6). Ếch nhái, bò sát. Có bao nhiêu sinh vật đẳng nhiệt ? A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 20: Theo quan điểm của Đacuyn, thực chất của CLTN là sự phân hoá A. khả năng biến dị của các cá thể trong loài. B. khả năng phản ứng trước môi trường của các cá thể trong quần thể. C. khả năng sống, sót và sinh sản giữa các cá thể trong quần thể. D. khả năng sinh sản giữa các cá thể trong quần thể. Câu 21: Trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng ? (1) Ở động vật biến nhiệt, khi nhiệt độ môi trường tăng, thì tốc độ sinh trưởng và phát triển ngắn. (2) Ở loài tôm sú thời gian của chu kì sống ( từ trứng đến trưởng thành ) ở 25o C là 10 ngày đêm, ở 18oC là 17 ngày đêm thì loài tôm này có ngưỡng phát triễn là 8oC. (3) Các nhân tố sinh thái vô sinh trong môi trường sống có thể làm biến động sổ lượng cá thể của quần thể. (4) Môi trường sống chủ yếu của sinh vật gồm không khí ,đất,nước, xã hội, sinh vật và môi trường trên cạn (5) Động vật hằng nhiệt sống ở vùng nhiệt đới thường có kích thước cơ thể nhỏ hơn kích thước của các động vật cùng loài sống ở vùng ôn đới A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 22: Trong quần thể sinh vật, khi phân chia cấu trúc tuổi ,người ta chia thành : A. Tuổi chưa thành thục và tuổi thành thục. B. Tuổi sinh lí, tuổi sinh thái, tuổi quần thể. C. Tuổi sinh trưởng và tuổi phát triển. D. Tuổi sơ sinh,tuổi sinh sản, tuổi già. Câu 23: Một quần thể có kích thước 5 000 cá thể. Sau một năm thống kê thấy có 3% số cá thể tử vong, trong khi đó có 2% số cá thể được sinh ra, 4% số cá thể đã di cư vào mùa đông. Hãy cho biết thời điểm thống kê, kích thước quần thể là bao nhiêu ? A. 4750. B. 4500. C. 4000. D. 3000. Câu 24: Cacbon 14 ( 14C) có thời gian bán rã khoảng : A. 6730 năm. B. 7000 năm. C. 5730 năm. D. 4730 năm. Câu 25: Có bao nhiêu bằng chứng sau đây cho thấy con người có nguồn gốc từ động vật có vú ?
- (1). Biết sử dụng công cụ. (2). Răng phân hoá thành răng cửa, răng nanh, răng hàm. (3) Xương cụt là dấu vết của đuôi. (4) Có khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ. (5) Hiện tượng mọc lông khắp cơ thể. (6) Bán cầu đại não phát triển. (7) Xương bàn tay có năm ngón. A. 3. B. 2. C. 5. D. 4. Câu 26: Hỗn hợp nào dùng trong thí nghiệm của S.Miller để thu một số loại axit amin A. Hơi nước, CH4, NH4, H2. B. CO2, CH4, NH4, H2 và hơi nước. C. CO2 , O2, hơi nước và NH3. D. O2 , CH4 , NH4. Câu 27: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật trong tự nhiên ? (1). Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện môi trường. (2). Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể chỉ xảy ra ở các quần thể động vật không xảy ra các quần thể thực vật. (3). Quan hệ giữa các cá thể cùng loài thể hiện qua hiệu quả nhóm. (4). Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật thường làm cho quần thể suy thoái dẫn đến diệt vong. (5). Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật sẽ làm cho số lượng cá thể trong quần thể giảm xuống mức tối thiểu. A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 28: Điều kiện sống phân bố một cách đồng đều, giữa các cá thể trong quần thể không có sự cạnh tranh gay gắt. Đây là đặc điểm của kiểu phân bố nào trong quần thể ? A. Phân bố theo nhóm. B. Phân bố đồng đều. C. Phân bố ngẫu nhiên. D. Phân bố đồng đều hoặc ngẫu nhiên. Câu 29: Đặc điểm của các cơ quan tương đồng là : A. Cùng nguồn gốc. B. Cùng vị trí C. Cùng chức năng. D. Cùng cấu tạo. Câu 30: Các kỉ trong đại cổ sinh theo thứ tự là: A. Pecmi → Cacbon → Đêvôn → Silua → Ocđôvic → Cambri. B. Cambri → Đêvôn → Pecmi → Silua → Jura → Cacbon. C. Đêvôn → Krêta → Pecmi → Ocđôvic → Cambri → Silua. D. Cambri → Ocđôvic → Silua → Đêvôn → Cacbon → Pecmi. HẾT ĐÁP ÁN 1 A 6 D 11 D 16 D 21 C 26 A 2 B 7 B 12 A 17 D 22 B 27 A 3 B 8 C 13 C 18 A 23 A 28 C 4 A 9 B 14 B 19 C 24 C 29 A 5 B 10 D 15 A 20 C 25 D 30 D ĐỀ THI THỬ HỌC KỲ II ĐỀ 4 Môn: SINH HỌC 12 Thời gian: 45 phút Câu 1: Hiện nay hầu hết các nhà khoa học đều thừa nhận quá trình tiến hoá hình thành nên tế bào đầu tiên trên trái đất trải qua các giai đoạn theo tuần tự nào dưới đây? A. Chất vô cơ chất hữu cơ đơn giản tế bào sơ khai các đại phân tử.
- B. Chất hữu cơ chất vô cơ các đại phân tử tế bào sơ khai. C. Đại phân tử chất hữu cơ đơn giản chất vô cơ tế bào sơ khai. D. Chất vô cơ chất hữu cơ đơn giản các đại phân tử tế bào sơ khai. Câu 2: Các yếu tố môi trường khi tác động và chi phối đến đời sống sinh vật được gọi là A. nhân tố giới hạn.B. nhân tố sinh thái. C. nhân tố môi trường.D. nhân tố sinh học. Câu 3: Quần thể sinh vật là gì? A. Là tập hợp cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản để duy trì nòi giống. B. Là nhóm cá thể của cùng một loài, tồn tại trong một thời gian nhất định, có khả năng sinh ra thế hệ mới hữu thụ. C. Là nhóm cá thể của các loài khác nhau, phân bố trong một khoảng khồng gian nhất định, có khả năng sinh sản ra thế hệ mới hữu thụ, kể cả loài sinh sản vô tính và trinh sản. D. Là nhóm cá thể của cùng một loài, tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định, phân bố trong vùng phân bố của loài. Câu 4: Khoảng giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi Việt Nam là A. 5oC đến 40oC.B. 5.6 oC đến 42oC.C. 10 oC đến 40oC.D. 15 oC đến 35oC. Câu 5: Để xác định mối quan hệ họ hàng giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng (bộ Khỉ), người ta nghiên cứu mức độ giống nhau về ADN của các loài này so với ADN của người có thể xác định mối quan hệ họ hàng xa dần giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng nói trên theo trật tự đúng là: A. Người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Vervet - khỉ Rhesut - khỉ Capuchin. B. Người - tinh tinh - khỉ Rhesut - vượn Gibbon - khỉ Capuchin - khỉ Vervet. C. Người - tinh tinh - khỉ Vervet - vượn Gibbon- khỉ Capuchin - khỉ Rhesut. D. Người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Rhesut - khỉ Vervet - khỉ Capuchin. Câu 6: Ở miền Bắc Việt Nam, năm nào có nhiệt độ môi trường xuống dưới 8℃ thì năm đó có số lượng bò sát giảm mạnh. Đây là ví dụ về kiểu biến động số lượng cá thể A. không theo chu kì B. theo chu kì ngày đêm C. theo chu kì mùa D. theo chu kì nhiều năm Câu 7: Khi nói về diễn thế sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Diễn thế thứ sinh khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật II. Song song với quá trình biến đổi quần xã là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường III. Diễn thế sinh thái có thể xảy ra do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã IV. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là nhân tố sinh thái quan trọng làm biến đổi quần xã sinh vật A. 3 B. 4 C. 1 D. 2 Câu 8: Những ví dụ nào sau đây thể hiện mối quan hệ cạnh tranh trong quần thể? (1) Bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ. (2) Khi thiếu thức ăn, cá mập con mới nở ăn các trứng chưa nở. (3) Các cây lúa trong ruộng lúa cạnh tranh nhau về ánh sáng, nước, muối khoáng. (4) Các con linh dương đực tranh giành nhau các con linh dương cái trong mùa sinh sản. (5) Chó rừng đi kiếm ăn thành đàn nên bắt được trâu rừng có kích thước lớn hơn. A. (2), (3), (4). B. (1), (4), (5). C. (3), (4), (5).D. (1), (3), (4) Câu 9: Muỗi có số lượng nhiều vào mùa mưa, ít vào mùa khô là thí dụ về dạng biến động số lượng A. theo chu kỳ ngày đêm.B. theo chu kỳ tháng. C. theo chu kỳ mùa. D. theo chu kỳ nhiều năm. Câu 10: Năm 1953, S. Milơ (S. Miller) thực hiện thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết của Oparin và Handan tạo ra môi trường có thành phần hóa học giống khí quyển nguyên thủy của trái đất và đặt trong điều kiện phóng điện liên tục một tuần. Môi trường nhân tạo đó gồm
- A. N2, NH3, H2 và hơi nước B. CH 4, NH3, H2 và hơi nước C. CH4, CO2, H2 và hơi nước D. CH4, CO, H2 và hơi nước Câu 11: Thảm thực vật của rừng mưa nhiệt đới được phân thành 4 tầng như sau: 1. Tầng thảm xanh; 2. Tầng tán rừng; 3. Tầng vượt tán; 4. Tầng dưới tán rừng. Thứ tự nào sau đây của các tầng nêu trên là đúng, nếu tính từ dưới lên? A. 2-1-3-4. B. 3-2-1-4. C. 1-4-2-3. D. 1-2-3-4. Câu 12. Trình tự các loài nào trong số trình tự các loài nêu dưới đây được sắp xếp đúng theo trình tự thời gian tiến hoá: 1. người đứng thẳng (H. erectus); 2. người khéo léo (H. habilis); 3. người hiện đại ; (H. sapiens); 4. người Neandectan. A.1→2→ 3→4. B. 2→ 4→ 3→1. C. 2→ 1→4→3. D. 2→1→3→4. Câu 13: Phân bố cá thể đồng đều trong quần thể là A. thường gặp trong điều kiện môi trường đồng nhất và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. B. dạng ít gặp trong tự nhiên, chỉ xuất hiện trong điều kiện môi trường không đồng nhất, các cá thể có tính lãnh thổ cao. C. dạng thường gặp trong tự nhiên, chỉ xuất hiện trong điều kiện môi trường đồng nhất, các cá thể có tính lãnh thổ cao. D. dạng ít gặp trong điều kiện tự nhiên, chỉ xuất hiện trong điều kiện môi trường đồng nhất, các cá thể không có tính lãnh thổ cao. Câu 14: Những nhân tố gây biến đổi kích thước của quần thể là gì? A. Cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể. B. Mức sinh sản, mức tử vong, nhập cư và xuất cư. C. Mức sinh sản, mức tử vong và cấu trúc giới tính. D. Mức nhập cư, xuất cư và cấu trúc giới tính. Câu 15: Đại trung sinh gồm các kỉ nao sau đây: A. Đêvôn – Than đá – PecmiB. Tam điệp – Jura – Phấn trắng C. Phấn trắng – Thứ ba –Thứ tư.D. Cambri – Silua – Đêvôn. Câu 16: Giả sử 4 quần thể của một loài thú được kí hiệu A, B, C, D có diện tích khu phân bố và mật độ cá thể như sau: Quần thể A B C D Diện tích khu phân bố (ha) 100 120 80 90 Mật độ (cá thể/ha) 22 25 26 21 Cho biết diện tích khu phân bố của 4 quần thể không thay đổi, không có hiện tượng xuất cư, nhập cư. Theo lý thuyết, các phát biểu đúng là? (1) Quần thể D có kích thước nhỏ nhất (2) Kích thước quần thể A lớn hơn kích thước quần thể C (3) Nếu kích thước quần thể B tăng 5%/năm thì sau 1 năm mật độ cá thể của quần thể này là 26,25 cá thể/ha. (4) Nếu kích thước quần thể C tăng 5%/năm thì sau 1 năm mật độ cá thể của quần thể này là 152 cá thể. A. 1, 2, 4B. 1, 3, 4 C. 1, 2, 3D. 2, 3, 4 Câu 17: Cho các dữ kiện sau: I. Một đầm nước mới xây dựng II. Các vùng đất quanh đầm bị xói mòn, làm cho đáy đầm bị nông dần. Các loài sinh vật nổi ít dần, các loài động vật chuyển vào sống trong long đầm ngày một nhiều. III. Trong đầm nước có nhiều loài thủy sinh ở các đầm nước khác nhau, các loài rong rêu và cây cỏ mọc ven bờ đầm. IV. Đầm nước nông biến đổi thành vùng đất trũng. Cỏ và cây bụi dần dần đến sống trong đầm.
- V. Hình thành cây bụi và cây gỗ. Sơ đồ nào sau đây thể hiện diễn thế ở đầm nước nông? A. I III II IV VB. I III II V IV C. I II III IV VD. II III I V IV Câu 18: Các cây tràm ở rừng U minh là loài gì? A. Đặc biệt. B. Có số lượng nhiều C. Ưu thế. D. Đặc trưng. Câu 19: Urani 238 (238U) có thời gian bán rã khoảng: A. 4,5 tỉ năm. B. 5730 năm. C. 3,5 tỉ năm. D. 75000 năm. Câu 20: Trong quần xã sinh vật đồng cỏ loài ưu thế là: A. trâu bò B. cỏ bợ C. sâu ăn cỏ D. bướm. Câu 21: Cho phát biểu sau, có bao nhiêu phát biếu đúng về mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể? (1) Quan hệ hỗ trợ trong quần thể đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện của môi trường. (2) Quan hệ hỗ trợ trong quần thể đảm bảo cho quần thể khai thác đựợc nhiều nguồn sống. (3) Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể thể hiện qua hiệu quả nhóm. (4) Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể làm tăng khả năng sống và sinh sản của các cá thể. (5) Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể chỉ gặp ở các quần thể có kích thước nhỏ. A. 2B. 3C. 4D. 5 Câu 22: So với hệ sinh thái tự nhiên, hệ sinh thái nhân tạo: A. ổn định hơn do con người thường bổ sung năng lượng cho chúng B. là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín C. có khả năng tự điều chỉnh cao hơn D. có độ đa dạng sinh học thấp hơn Câu 23: Quan hệ hỗ trợ trong quần thể được hiểu đầy đủ là A. mối quan hệ các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau chỉ trong các hoạt động sống như lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện của môi trường và khai thác được nhiều nguồn sống. B. mối quan hệ các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau chỉ trong các hoạt động sống như chống lại kẻ thù, sinh sản đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện của môi trường và khai thác được nhiều nguồn sống. C. mối quan hệ các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện của môi trường và khai thác được nhiều nguồn sống. D. mối quan hệ các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện của môi trường sống. Câu 24: Kích thước của quần thể là A. năng lượng tích lũy trong các cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể. B. khối lượng các cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể. C. số lượng cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể. D. số lượng cá thể hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể. Câu 25: Biến động không theo chu kì về số lượng cá thể của quần thể là A. sự tăng một cách đột ngột do điều kiện bất thường của các nhân tố môi trường tạo nên. B. sự giảm một cách đột ngột do điều kiện bất thường của các nhân tố môi trường tạo nên. C. sự tăng hoặc giảm một cách đột ngột do điều kiện bất thường của các nhân tố vô sinh của môi trường tạo nên. D. sự tăng hoặc giảm một cách đột ngột do điều kiện bất thường của các nhân tố môi trường tạo nên.
- Câu 26: Thành phần hữu sinh của hệ sinh thái bao gồm A. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ. B. sinh vật tiêu thụ cấp 1, sinh vật tiêu thụ cấp 2, sinh vật phân giải. C. sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải. D. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải. Câu 27: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về diễn thế sinh thái: A. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có một quần xã sinh vật nào. B. Diễn thế nguyên sinh xảy ra ở môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định C. Trong diễn thế sinh thái, các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau. D. Trong diễn thế sinh thái, sự biến đổi của quần xã diễn ra độc lập với sự biến đổi điều kiện ngoại cảnh. Câu 28: Cho các hiện tượng sau: (1) Một số loài cá sống ở mức nước sâu có hiện tượng kí sinh cùng loài giữa cá thể đực kích thước nhỏ với cá thế cái kích thước lớn. (2) Cá mập con khi mới nở ra lấy ngay các trứng chưa nở làm thức ăn. (3) Hiện tượng liền rễ ở các cây thông nhựa (4) Nấm, vi khuẩn và tảo đơn bào sống cùng nhau tạo thành địa Y (5) Lúa và cỏ dại tranh dành ánh sáng, nước và muối khoáng trong cùng một thửa ruộng Có bao nhiêu hiện tượng là cạnh tranh cùng loài. A. 3B. 2C. 5D. 4 Câu 29: Cho các mối quan hệ sau: (1) Vi khuẩn Rhizobium và rễ cây họ đậu. (2) Cây phong lan sống bám trên cây thân gỗ. (3) Chim tu hú đẻ trứng mình vào tổ chim khác. (4) Vi khuẩn lam và nấm sống chung tạo địa y. (5) Chim sáo đậu trên lưng trâu. (6) Con kiến và cây kiến. (7) Vi khuẩn lam sống dưới lớp biểu mô của san hô. Có bao nhiêu mối quan hệ là mối quan hệ cộng sinh? A. 5 B. 2 C. 4 D. 3 Câu 30: Nếu kích thước của quần thể giảm xuống mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Xét các nguyên nhân sau đây: (1) Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể. (2) Sự hỗ trợ giữa các cá thể giảm mạnh, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của điều kiện môi trường. (3) Khả năng sinh sản giảm do cá thể đực ít có cơ hội gặp cá thể cái. (4) Sự cạnh tranh cùng loài làm giảm số lượng cá thể của loài dẫn tới diệt vong. Có bao nhiêu nguyên nhân đúng? A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Hết ĐÁP ÁN 1.D 2.B 3.A 4.B 5.D 6.A 7.A 8.A 9.C 10.B 11.C 12.C 13.A 14.B 15.B 16.C 17.A 18.D 19.A 20.A 21.C 22.D 23.C 24.D 25.D 26.D 27.C 28.B 29.C 30.B ĐỀ THI THỬ HỌC KỲ II ĐỀ 5 Môn: SINH HỌC 12 Thời gian: 45 phút
- Câu 1.Mối quan hệ hai loài nào sau đây thuộc quan hệ cộng sinh ? A.Cỏ dại và lúa. B.Tầm giử và cây thân gỗ. C.Giun đũa và lợn. D.Nấm và vi khuẩn lam tạo thành địa y. Câu 2.Hai loài sống dựa vào nhau ,cùng có lợi nhưng không bắt buộc phải có nhau, là biểu hiện của mối quan hệ ? A.Hội sinh. B.Hợp tác . C.Cạnh tranh. D.Cộng sinh. Câu 3.Trong các dấu hiệu đặc trưng của quần thể, dấu hiệu nào là quan trọng nhất ? A.Tỉ lệ đực - cái. B.Cấu trúc tuổi.C.Mật độ. D.Tỉ lệ sinh sản - tử vong. Câu 4.Các nguyên tố phổ biến nhất trong cơ thể sống là A.C,H,O,Fe. B.C,H,Ca,N. C.C,K,O,N. D.C,H,O,N. Câu 5.Căn cứ vào những biến cố lớn về địa chất, khí hậu và các hoá thạch điển hình, người ta đã chia lịch sử phát triển sự sống thành các đại A.Tân sinh Trung sinh Cổ sinh Nguyên sinh Thái cổ . B.Thái cổ Cổ sinh Tân sinh Thái cổ Nguyên sinh. C.Tân sinh Thái cổ Trung sinh Nguyên sinh Cổ sinh. D.Tân sinh Trung sinh Thái cổ Nguyên sinh Cổ sinh. Câu 6.Trình tự đúng về sự xuất hiện các dạng người cổ hóa thạch là A.Homo habilis – Homo neanderthalensis – Homo erectus. B.Homo neanderthalensis – Homo habilis – Homo erectus. C.Homo erectus – Homo habilis – Homo neanderthalensis. D.Homo habilis – Homo erectus – Homo neanderthalensis. Câu 7.Trong các dấu hiệu sau đây, dấu hiệu nào không phải là đặc trưng cơ bản của quần thể ? A.Độ đa dạng.B.Đặc điểm phân bố. C.Mật độ. D.Cấu trúc tuổi. Câu 8. Hầu hết cây trồng nhiệt đới có khoảng thuận lợi về nhiệt độ là A.20 – 30oC. B.25 – 40oC.C.18 – 32 oC.D.25 – 30 oC. Câu 9.Hiện tượng khống chế sinh học dẫn đến A.sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã. B.sự tiêu diệt của một loài nào đó trong quần xã. C.sự điều chỉnh khả năng cạnh tranh của các loài trong quần xã. D.trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã. Câu 10.Khi nói về tuổi thọ, kết luận nào sau đây không đúng ? A.Tuổi thọ sinh lí được tính từ lúc cá thể sinh ra cho đến khi chết vì già. B.Tuổi thọ sinh thái cao hơn tuổi thọ sinh lí và đặc trưng cho loài sinh vật. C.Tuổi của quần thể là tuổi thọ trung bình của cá thể trong quần thể. D.Tuổi thọ sinh thái được tính từ lúc cá thể sinh ra đến khi chết vì các nguyên nhân sinh thái. Câu 11.Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể nào sau đây trong quần xã? A.Quần thể ếch đồng và quần thể chim sẻ. B.Quần thể chim sẻ và quần thể chim chào mào. C.Quần thể chim sâu và quần thể sâu đo. D.Quần thể cá chép và quần thể cá mè. Câu 12. Phát biểu nào sau đây đúng về tăng trưởng của quần thể sinh vật ? A.Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể tối đa, mức tử vong tối thiểu. B.Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong. C.Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu. D.Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong. Câu 13.Khi mất loài nào sau đây thì cấu trúc quần xã sẽ bị thay đổi mạnh nhất ? A.Loài đặc trưng.B.Loài ngẫu nhiên.C.loài đặc hữu.D.Loài ưu thế. Câu 14.Khoảng giá trị của nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lí đối với cơ thể sinh vật là A.khoảng thuận lợi.B.khoảng chống chịu.C.giới hạn sinh thái. D.ổ sinh thái. Câu 15.Quan hệ canh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật. A.đảm bảo số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì mức độ phù hợp. B.chỉ xảy ra ở các quần thể động vật, không xảy ra ở các quần thể thực vật. C.thường làm quần thể suy thoái dẫn đến diệt vong. D.xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể xuống thấp. Câu 16.Trong các kiểu phân bố các cá thể trong quần thể sinh vật, kiểu phân bố phổ biến nhất
- A.phân bố ngẫu nhiên.B.phân bố theo chiều thẳng đứng. C.phân bố đồng đều.D.phân bố theo nhóm. Câu 17.Biến động theo chu kì là A.những thay đổi nhịp sinh học chịu ảnh hưởng của Mặt Trời, Mặt Trăng. B.sự thay đổi số lượng cá thể của quần thể tăng lên theo mùa sinh sản. C.Sự thay đổi số lượng cá thể quần thể giảm xuống theo chu kì khai thác tài nguyên của con người. D.những biến động số lượng cá thể xảy ra do những thay đổi có tính chu kì của điều kiện môi trường. Câu 18.Cho các dữ kiện sau : (1) Một đầm nước mới xây dựng. (2) Các vùng đất quanh đầm bị xói mòn, làm cho đáy đầm bị nông dần. Các loài sinh vật nổi ít dần, các loài động vật chuyển vào sổng trong lòng đầm ngày một nhiều. (3) Trong đầm nước có nhiều loài thuỷ sinh ở các tầng nước khác nhau, các loài rong rêu và cây cỏ mọc ven bờ đầm. (4) Đầm nước nông biến đổi thành vùng đất trũng. Cỏ và cây bụi dần dần đến sống trong đầm. (5) Hình thành cây bụi và cây gỗ. Sơ đồ nào sau đây thể hiện diễn thế ở đầm nước nông ? A.(1) (3) (2) (5) (4). B.(1) (3) (2) (4) (5). C.(1) (2) (3) (4) (5). D.(1) (2) (3) (5) (4). Câu 19.Quần xã ở rừng mưa nhiệt đới có đặc điểm là A.các loài có ổ sinh thái rộng và độ đa dạng của quần xã cao. B.các loài có ổ sinh thái hẹp và độ đa dạng của quần xã thấp. C.các loài có ổ sinh thái rộng và độ đa dạng của quần xã thấp. D.các loài có ổ sinh thái hẹp và độ đa dạng của quần xã cao. Câu 20.Các cá thể trong quần thể có quan hệ sinh thái nào sau đây ? 1.Quan hệ hỗ trợ .2.Quan hệ cạnh tranh khác loài. 3 Quan hệ hỗ trợ và hợp tác. \ 4.Quan hệ cạnh tranh cùng loài 5.Quan hệ vật ăn thịt-con mồi. Phương án đúng: A.1,2,3,4. B.1,3,4 .C.1,4,5. D.1,4. Câu 21.Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể,xét các kết luận sau: (1) Cấu trúc tuổi của quần thể có thể thay đổi, khi có sự thay đổi của điều kiện môi trường. (2) Cấu trúc tuổi của quần thể phản ánh tỉ lệ các loại nhóm tuổi trong quần thể. (3) Dựa vào cấu trúc tuổi của quần thể có thể biết được kiểu gen của quần thể. (4) Cấu trúc tuổi của quần thể không phản ánh tỉ lệ đực/ cái trong quần thể. Có bao nhiêu kết luận đúng ? A.4.B.3.C.3.D.4. Câu 22.Khi môi trường sống không đồng nhất và thường xuyên thay đổi quần thể có khả năng thích nghi cao nhất là A.quần thể có kích thước lớn và sinh sản hữu tính. B.quần thể có kích thước nhỏ và sinh sản hữu tính. C.quần thể có kích thước lớn và sinh sản tự phối. D.quần thể có kích thước nhỏ và sinh sản vô tính. Câu 23.Sự phân bố của một loài sinh vật có ý nghĩa gì ? A.Xác định được nhu cầu của loài. B.Đảm bảo cho sự tồn tại của loài. C.Biết số lượng cá thể có trong một đơn vị diện tích. D.Xác định được nguồn sống của loài. Câu 24.Cho các phát biểu: (1) Quan hệ hỗ trợ bao gồm quan hệ cộng sinh, hợp tác và hội sinh. (2) Trong quan hệ hỗ trợ ít nhất có một loài được hưởng lợi. (3) Trong quan hệ hỗ trọ dẫn đến sinh vật phải đấu tranh để tìm nguồn sống. (4) Trong quan hệ hỗ trợ,các loài đều có lợi hoặc ít nhất không bị hại. Có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã ? A.3.B.4C.1.D.2. Câu 25.Một quần thể cá chép trong một hồ tự nhiên sau khi khảo sát thấy có 10% cá thể ở tuổi trước sinh sản; 40% cá thể ở tuổi đang sinh sản; 50% cá thể ở tuổi sau sinh sản. Kết luận đúng về quần thể này ?
- A.Quần thể có cấu trúc tuổi ổn định. B.Quần thể đang có xu hướng tăng số lượng cá thể. C.Quần thể thuộc dạng đang phát triển. D.Quần thể đang có mật độ cá thể ở mức độ cao. Câu 26.Loài sâu xanh hại lá biến thái qua các giai đoạn: trứng, sâu ,nhộng, bướm. Tổng nhiệt hữu hiệu qua mỗi giai đoạn trên theo thứ tự: 60;240;180;24 độ/ngày.Loài có ngưỡng phát triển là 9oC. Biết nhiệt độ trung bình của môi trường là 21oC. Số thế trung bình trong một năm là A.12 thế hệ.B.5 thế hệ. C.9 thế hệ. D.11 thế hệ. Câu 27.Có 4 quần thể cùng một loài được kí hiệu là A,B,C,D với số lượng cá thể và diện tích môi trường sống tương ứng như sau: Quần thể Số lượng cá thể Diện tích môi trường sống A 350 120 B 420 312 C 289 205 D 185 180 Sắp xếp quần thể trên theo mật độ tăng dần là A.A C B D.B.C A B D. C.D C B A.D.D B C A. Câu 28.Trong 3 hồ cá tự nhiên, xét quần thể của cùng một loài, số lượng cá thể của mỗi nhóm tuổi ở mỗi quần thể như sau: Quần thể Tuổi trước sinh sản Tuổi sinh sản Tuổi sau sinh sản Số 1 150 149 120 Số 2 250 70 20 Số 3 50 120 155 Hãy chọn kết luận đúng ? A.Quần thể số 2 có kích thước đang tăng lên. B.Quần thể số 1 có kích thước bé nhất. C.Quần thể số 3 có kích thước lớn nhất . D.Quần thể số 3 đang có sự tăng trưởng số lượng cá thể. Câu 29.Có 4 quần thể của cùng một loài sống ở 4 môi trường khác nhau .Quần thể sống ở môi trường nào sau đây có kích thước nhỏ nhất ? A.Quần thể A sống trong môi trường có diện tích 800m2 và có mật độ 34 cá thể/1m2. B.Quần thể C sống trong môi trường có diện tích 835m2 và có mật độ 33 cá thể/1m2. C.Quần thể D sống trong môi trường có diện tích 3050m2 và có mật độ 9 cá thể/1m2. D.Quần thể B sống trong môi trường có diện tích 210m2 và có mật độ 12 cá thể/1m2. Câu 30.Loài đặc trưng là A.loài chỉ có ở một quần xã nào đó. B.loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã. C.loài có mặt trong quần xã một cách ngẫu nhiên. D.loài có mặt ở nhiều quần xã. ĐÁP ÁN 1A 2B 3C 4D 5A 6D 7A 8A 9D 10B 11C 12A 13D 14B 15A 16D 17D 18B 19D 20D 21B 22A 23D 24A 25D 26C 27D 28A 29D 30A ĐỀ THI THỬ HỌC KỲ II ĐỀ 6 Môn: SINH HỌC 12 Thời gian: 45 phút Câu 1: Cho các phát biểu sau: (1) Trong mối quan hệ cộng sinh và quan hệ hợp tác, tất cả các loài tham gia điều có lợi. (2) Quan hệ hỗ trợ gồm quan hệ cộng sinh, hội sinh và hợp tác. (3) Mối quan hệ giữa cây thân gỗ và cây tầm gửi sống bám lên cây thân gỗ là quan hệ hội sinh.
- (4) Trong mối quan hệ vật ăn thịt – sự biến động số lượng con mồi và vật ăn thịt có liên quan chặt chẻ nhau. Có bao nhiêu phát biểu đúng ? A.1B.2.C.3.D.4. Câu 2 . Trong các mối qua hệ sinh thái sau đây, có bao nhiêu mối qua hệ không gây hại cho các loài tham gia ? I. Kiến và cây kiến II. Giun kí sinh trong cơ thể người và người III. Hải quỳ và cua IV. Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá tôm V. Cây nắp ấm ấp bắt ruồi VI. Cây tầm gửi sống bám trên thân các cây gỗ lớn trong rừng A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 3: Cho chuỗi thức ăn: Lúa → Châu chấu → Nhái →Rắn →Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là: A. Lúa B. Châu chấu C. Nhái D. Rắn Câu 4: Cho các chuỗi thức ăn sau: (1) Ngô → sâu → nhái → rắn. (2) Ngô → châu chấu → chim sẻ → đại bàng. (3) Ngô → chuột → rắn → diều hâu. (4) Ngô → châu chấu → chim sẻ → rắn. Kết luận nào sau đây là sai? A. Trong các chuỗi thức ăn trên, ngô thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1. B. Trong chuỗi thức ăn (3) và (4), rắn là sinh vật tiêu thụ bậc 2. C. Trong các chuỗi thức ăn trên đều có bậc dinh dưỡng cao nhất là bậc 4. D. Trong chuỗi thức ăn (2), chim sẻ là sinh vật tiêu thụ bậc 2. Câu 5. Về quan hệ dinh dưỡng trong hệ sinh thái, thứ tự nào sau đây là đúng ? A. Sinh vật sản xuất → Sinh vật tiêu thụ → Sinh vật phân giải B. Sinh vật tiêu thụ → Sinh vật sản xuất → Sinh vật phân giải. C. Sinh vật sản xuất → Sinh vật phân giải → Sinh vật tiêu thụ D. Sinh vật phân giải → Sinh vật sản xuất → Sinh vật tiêu thụ . Câu 6: Lưới thức ăn gồm nhiều A. chuỗi thức ăn. B. loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. C. chuỗi thức ăn có các mắt xích chung. D. loài sinh vật trong đó có sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải. Câu 7: Trong diễn thế sinh thái tự nhiên, vai trò quan trọng hàng đầu thường thuộc về nhóm loài A. Sinh vật sản xuấtB. Sinh vật đặc hữu C. Sinh vật ưu thếD. Sinh vật phân hủy. Câu 8: Trong quần xã sinh vật trên cạn, loài có tần suất xuất hiện với độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã được gọi là A. Loài đặc trưngB. Loài chủ chốt C. Loài ngẫu nhiênD. Loài ưu thế Câu 9: Trong một quần xã sinh vật, khi sâu bọ phát triển mạnh, số lượng chim sâu cũng tăng theo. Khi số lượng chim sâu tăng quá nhiều, sâu bọ bị chim sâu tiêu diệt mạnh mẽ hơn nên số lượng sâu bọ lại giảm mạnh. Hiện tượng này gọi là A. Khống chế sinh họcB. Cân bằng sinh học C. Cân bằng sinh tháiD. Cơ chế điều hòa mật độ Câu 10:Quan hệ đối kháng giữa hai loài gồm: (1) Cạnh tranh. (2) Kí sinh. (3) Ức chế cảm nhiễm. (4) Sinh vật này ăn sinh vật khác. (5) Hội sinh. (6) Cộng sinh. Có bao nhiêu kiểu quan hệ mà có ít nhất một loại có hại? A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 11: Ở biển có loài cá ép thường bám chặt vào thân cá lớn để "đi nhờ", thuận lợi cho phát tán và kiếm ăn của loài. Đây là biểu hiện của A. cộng sinh.B. hội sinh.C. hợp tác.D. kí sinh. Câu 12: Vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần của cây họ đậu. Đây là biểu hiện của mối quan hệ
- A. cộng sinh.B. kí sinh - vật chủ.C. hội sinh.D. hợp tác. Câu 13: Mối quan hệ cạnh tranh khác loài và mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi giống nhau ở đặc điểm? A.Chỉ một trong hai loài là loài bị hại. B. Đều là mối quan hệ đối kháng giữa hai loài. C. Loài bị hại luôn có kích thước cá thể nhỏ hơn loài có lợị. D. Đều làm chết các cá thế của loài bị hại. Câu 14: Nước trong hồ hòa tan một lượng hóa chất độc diệt sâu bọ là DDT với nồng độ loãng (0,00005 ppm). Chuỗi thức ăn nào là có hại nhất với sức khỏe con người? A. Tảo đơn bào → động vật phù du → giáp xác → cá → chim → người. B. Tảo đơn bào → động vật phù du → cá → người. C. Tảo đơn bào → động vật phù du → giáp xác → cá → người. D. Tảo đơn bào → thân mềm → cá → người. Câu 15: Giả sử có một mạng lưới dinh dưỡng như sau: Có bao nhiêu kết luận nào sau đây đúng? (1). Cào cào là mắt xích chung của 2 chuỗi thức ăn (2). Cá rô được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 2 (3). Nếu cào cào bị tiêu diệt thì ếch và cá rô có nguy cơ bị chết (4). Đại bàng là bậc dinh dưỡng cấp 5. (5) Chim sẻ là mắt xích chung của 2 chuỗi thức ăn. A.1.B.2.C.3.D.4. Câu 16: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, sự kiện nào sau đây không diễn ra trong giai đoạn tiến hoá hoá học? A. Các axit amin liên kết với nhau tạo nên các chuỗi pôlipeptit đơn giản. B. Các nuclêôtit liên kết với nhau tạo nên các phân tử axit nuclêic. C. Hình thành nên các tế bào sơ khai (tế bào nguyên thuỷ). D. Từ các chất vô cơ hình thành nên các chất hữu cơ đơn giản. Câu 17: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất gồm các giai đoạn sau: I. Tiến hóa hóa học II. Tiến hóa sinh học. III Tiến hóa tiền sinh học Các giai đoạn trên diễn ra theo thứ tự đúng là: A. I→III→II B. II→III→I C. I→II→III D. III→II→II Câu 18. Lịch sử phát triển của Trái Đất trải qua các đại địa chất từ xa đến gần: A.Thái cổ – cổ sinh – Nguyên sinh – Trung sinh – Tân sinh B.Nguyên sinh – Thái cổ – cổ sinh – Trung sinh – Tân sinh. C.Thái cổ – Nguyên sinh – cổ sinh – Trung sinh – Tân sinh. D.Thái cổ – Trung sinh – cổ sinh – Nguyên sinh – Tân sinh. Câu 19: Thực vật có hạt xuất hiện ở kỉ nào? A. Pecmi.B. Xilua.C. Đêvôn.D. Than đá. Câu 20: Các bằng chứng hóa thạch cho thấy loài xuất hiện sớm nhất trong chi Homo (người cổ) là loài A. H.neanderthalensis.B. H.Habilis.C. H.sapiens.D. H.erectus. Câu 21: Mối quan hệ họ hàng giữa người với loài vượn người là: A. Người – Gôrila – Đười ươi – Vượn Gibbon – Tinh Tinh. B. Người – Tinh Tinh– Đười ươi – Vượn Gibbon – Gôrila. C. Người – Tinh Tinh – Gôrila– Vượn Gibbon – Đười ươi. D. Người – Tinh Tinh – Gôrila – Đười ươi – Vượn Gibbon. Câu 22: .H.erectus hình thành nên loài người hiện đại ngày nay là: A. H.neanderthalensis.B. H.Habilis.C. H.sapiens.D. H.erectus. Câu 23: Trong lịch sử phát sinh Người, loài đầu tiên biết chế tạo công cụ từ đá hoặc từ xương động vật và biết dùng lửa, xuất hiện trong nhánh tiến hóa của chi Homo là:
- A. Người thông minh (H. Sapiens)B. Người khéo léo (H. Habilis) C. Người đứng thẳng (H. Erectus)D. Người Nêanđectan (H. Neanderthalesis) Câu 24: Nhân tố chính chi phối sự phát triển ở giai đoạn vượn người hóa thạch là: A. do thay đổi điều kiện khí hậu B. biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động theo mục đích C. quá trình đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên D. sự xuất hiện tiếng nói và tư duy Câu 25: Khoảng giá trị của nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lí đối với cơ thể sinh vật là A.khoảng thuận lợi.B. khoảng chống chịu. C. giới hạn sinh thái. D. ổ sinh thái. Câu 26: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về ổ sinh thái? A. Những loài có chung một ổ sinh thái thì chúng luôn hỗ trợ cho nhau cùng phát triển. B. Sự trùng lặp ổ sinh thái của các loài là nguyên nhân gây ra cạnh tranh giữa chúng. C. Ổ sinh thái là một “không gian sinh thái” giống với nơi ở của loài. D. Những loài sinh vật khác nhau thì ổ sinh thái của chúng luôn hoàn toàn khác nhau. Câu 27: Tập hợp cá thể nào dưới đây không được xem là quần thể? A. Ong mật Apis mellifera trong rừng U Minh Hạ. B. Rắn hổ mang Naja atra trong rừng U Minh Thượng. C. Tràm cừ trong rừng U Minh Hạ. D. Chim trong rừng Quốc gia Tràm Chim. Câu 28: Có bao nhiêu thông tin sau đây nói về đặc trưng của quần thể giao phối là: (1) Tỉ lệ giới tính. (2) Cấu trúc nhóm tuổi. (3) Kiểu phân bố (4) Sự đa dạng về thành phần loài. (5) Đặc trưng về mối quan hệ sinh dưỡng giữa các loài. A. 1.B. 4.C. 2.D. 3. Câu 29: Trong các đặc trưng sau, có bao nhiêu đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật? (1) Mật độ cá thể. (2) Cấu trúc tuổi. (3) Ti lệ giói tính. (4) Sự phân tầng trong không gian. (5) Thành phần loài. (6) Sự tăng trưởng. A. 5.B. 3.C . 4.D. 6. Câu 30: Nghiên cứu một quần thể động vật cho thấy ở thời điểm ban đầu có 12000 cá thể. Quần thể này có tỉ lệ sinh là 10%/năm, tỉ lệ tử vong là 7%/năm và tỉ lệ nhập cư là 2%/năm, tỉ lệ xuất cư là 3%. Sau 1 năm, số lượng cá thể trong quần thể đó được dự đoán là: A. 12240. B. 12480. C. 13440 D. 12000. ĐÁP ÁN 1 B 6 C 11 B 16 C 21 D 26 B 2 A 7 A 12 A 17 A 22 C 27 D 3 C 8 D 13 B 18 C 23 C 28 D 4 B 9 A 14 A 19 D 24 C 29 C 5 A 10 A 15 D 20 B 25 B 30 A