Bộ đề thi thử học kỳ II môn Lịch sử 10 (Có đáp án)

doc 24 trang hoanvuK 07/01/2023 2950
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề thi thử học kỳ II môn Lịch sử 10 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_hoc_ky_ii_mon_lich_su_10_co_dap_an.doc

Nội dung text: Bộ đề thi thử học kỳ II môn Lịch sử 10 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI THỬ HỌC KỲ II ĐỀ 1 Môn: LỊCH SỬ 10 Thời gian: 45 phút A- PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 đ) Câu 1. Vì sao nói phong trào Tây Sơn đã bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước? A. Lần lượt đánh bại hai tập đoàn phong kiến phản động Nguyễn ở Đàng Trong và Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài. B. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra ở Đàng Trong được nhân dân hai Đàng hưởng ứng. C. Khởi nghĩa lật đổ chính quyền Lê – Trịnh tồn tại hàng ngàn năm. D. Cuộc khởi nghĩa đã thu hút các lãnh tụ và người lãnh đạo cả hai Đàng. Câu 2. Chiến thắng nào của nghĩa quân Tây Sơn đánh dấu sự thất bại hòan toàn của quân xâm lược Xiêm? A. Chiến thắng ở phủ Quy Nhơn.B. Chiến thắng ở thành Gia Định. C. Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa. D. Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút. Câu 3. Phong trào Tây Sơn bùng nổ vào năm A. 1776 B. 1771.C. 1785.D. 1789. Câu 4.“Anh hùng áo vải” là từ dùng để chỉ người anh hùng A. Lê Lợi.B. Nguyễn Trãi.C. Nguyễn Huệ.D. Nguyễn Nhạc. Câu 5. Cuộc hành quân thần tốc của Quang Trung ra Bắc, tiến đánh quân Thanh diễn ra trong thời gian nào? A. Từ đêm 30 tháng chạp đến mồng năm Tết Kỉ Dậu (1789). B. Từ ngày 29 tháng chạp đến mồng ba Tết Kỉ Dậu (1789). C. Từ mồng một Tết đến mồng năm Tết Kỉ Dậu (1789). D. Từ mồng hai Tết đến mồng 6 Tết Kỉ Dậu (1789). Câu 6. Chữ Nôm được đưa vào thi cử từ A. triều Mạc. B. triều Lê – Trịnh. C. triều Nguyễn. D. triều Tây Sơn. Câu 7. Chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn với các nước Phương tây gây ra những hạn chế gì? A. Đất nước ngày càng ổn định, tránh sự nhòm ngó từ bên ngoài B. Đất nước lạc hậu, nguy cơ bị các nước Phương tây xâm lược C. Đất nước phát triển không phải lo các thế lực bên ngoài D. Xã hội rối ren, nhân dân lầm than khổ cực Câu 8. Trong các thế kỉ XVI – XVIII, tôn giáo nào được truyền bá vào nước ta? A. Nho giáo. B. Đạo giáo.C. Ki – tô giáo. D. Hin – đu giáo. Câu 9. Vị vua đã phản bội quyền lợi dân tộc, cầu viện quân phong kiến ngoại bang nhằm đánh đổ Tây Sơn là ai? A. Lê Chiêu Thống. B. Lê Hiển Tông.C. Lê Dụ Tông.D. Lê Hiến Tông. Câu 10: Điểm mới văn học nước ta thế kỉ XVI – XVIII là A. văn học chữ Nôm phát triển mạnh.B. văn học chữ Hán có phần suy thoái. C. văn học phản ánh cuộc sống của nhân dân. D. trào lưu văn học dân gian phát triển Câu 11: Trong các thế kỉ XVI- XVIII, sự suy thoái của Nho giáo dẫn đến điều gì? A. Văn học chữ Nôm suy yếu B. Văn học chữ Hán suy yếu C. Văn học chữ Nôm phát triển mạnh D. Văn học chữ Hán phát triển mạnh Câu 12: Hai câu trong lời hiểu dụ của Vua Quang Trung: “Đánh cho để dài tóc; Đánh cho để đen răng” nhằm nói đến điều gì? A. Đánh giặc bất chấp tóc có dài ra, răng có đen đi. B. Đánh cho giặc râu tóc dài ra, răng đen đi vì khiếp sợ. C. Đánh giặc để bảo vệ phong tục tập quán của dân tộc. D. Đánh giặc xong sẽ nhuộm răng đen, để tóc dài.
  2. Câu 13: Sau khi làm chủ được vùng đất từ Quảng Nam trở vào, nhiệm vụ mới của quân Tây Sơn là làm gì? A. Tiến quân ra Bắc để đánh đổ chính quyền vua Lê – chúa Trịnh. . B. Tiến quân ra Bắc tiêu diệt chúa Trịnh, thành lập vương triều Tây Sơn. C. Tiến quân ra Bắc hội quân với quân vua Lê để đánh chúa Trịnh D. Tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh Câu 14. Dưới triều Nguyễn, địa danh nào được chọn làm kinh đô là trung tâm đầu não của cả nước ? A. Thăng Long (Hà Nội). B. Phủ Qui Nhơn. C. Gia Định (Sài Gòn). D. Phú Xuân (Huế) Câu 15: Vì sao trong dân gian thường gọi Quang Trung- Nguyễn Huệ là người “anh hùng áo vải”? A. Vì Quang Trung xuất thân làm nghề dệt vải. B. Vì Quang Trung xuất thân là người nông dân. C. Vì Quang Trung xuất thân làm nghề bán vải. D. Vì Quang Trung hay mặc áo làm bằng vải sợi. Câu 16. Trong những năm 1831- 1832, ai là người đã tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn trên cả nước? A. Hồ Quý Ly B. Gia Long C. Minh Mạng D. Quang Trung B- PHẦN TỰ LUẬN: (6 đ) Câu 1: Tình hình chính trị, văn hóa, giáo dục nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX? ( 4 đ ) Câu 2: Tại sao phái Gia cô banh đưa cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao? ( 2 đ ) ĐÁP ÁN A - TRẮC NGHIỆM: ( 4 đ ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Chọn A D B C A D B C A D B C A D B C B - TỰ LUẬN: ( 6 đ ) Câu 1: a. Chính trị: - Năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi (Gia Long). Nhà Nguyễn thành lập, đóng đô ở Phú Xuân (Huế). * Tổ chức bộ máy nhà nước: - Chính quyền Trung ương tổ chức theo mô hình thời Lê. - Thời Gia Long chua nước ta làm 3 vùng: Bắc Thành, Gia Định Thành và các trực doanh (Trung Bộ) do Triều đình trực tiếp cai quản. - Năm 1831 - 1832 Minh Mạng thực hiện một cuộc cải cách hành chính chia cả nước là 30 tỉnh và một Phủ Thừa Thiên. Đứng đầu là tổng đốc tuần phủ hoạt động theo sự điều hành của triều đình. - Tuyển chọn quan lại: thông qua giáo dục, khoa cử. - Luật pháp ban hành Hoàng triều luật lệ với 400 điều hà khắc. - Quân đội: được tổ chức quy củ trang bị đầy đủ song lạc hậu, thô sơ. * Ngoại giao: - Thần phục nhà Thanh (Trung Quốc). Bắt Lào, Cam-pu-chia thần phục. - Với phương Tây "đóng cửa, không chấp nhận việc đặt quan hệ ngoại giao của họ". b. Văn hóa, giáo dục: - Giáo dục: Giáo dục Nho học được củng cố song không bằng các thế kỷ trước. - Tôn giáo: Độc tôn Nho giáo, hạn chế Thiên chúa giáo. - Văn học: Văn học chữ Nôm phát triển. Tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan.
  3. - Sử học: Quốc sử quán thành lập nhiều bộ sử lớn được biên soạn: Lịch triều hiến chương loại chí - Kiến trúc: Kinh đô Huế, Lăng tẩm, Thành Lũy ở các tỉnh, cột cờ ở Hà Nội. - Nghệ thuật dân gian: tiếp tục phát triển. Câu 2: - Trước những khó khăn, thử thách nghiêm trọng, Chính quyền Gia-cô-banh đã đưa ra những biện pháp kịp thời, hiệu quả. + Giải quyết ruộng đất cho nông dân, tiền lương cho công nhân. + Thông qua hiến pháp mới, mở rộng tự do dân chủ. + Ban hành lệnh "Tổng động viên". + Xóa nạn đầu cơ tích trữ Kết luận: Phái Gia-cô-banh đã hoàn thành nhiệm vụ chống thù trong giặc ngoài, đưa cách mạng đến đỉnh cao. ĐỀ THI THỬ HỌC KỲ II ĐỀ 2 Môn: LỊCH SỬ 10 Thời gian: 45 phút Câu 1. (3 điểm) Trình bày những chuyển biến về kinh tế, xã hội dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang. Vai trò của nhà nước đó đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc? Câu 2 (2.5 điểm): Tóm lược sự phát triển của giáo dục Đại Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XV? Việc dựng bia Tiến sĩ ở Văn Miếu- Quốc Tử Giám có ý nghĩa gì? Câu 3 (1.5 điểm): Trình bày đặc điểm nổi bật của tình hình xã hội nước ta dưới triều Nguyễn? Những đặc điểm đó phản ánh thực trạng gì? Câu 4 (3.0điểm): Hoàn thành bảng thống kê các cuộc cách mạng tư sản theo mẫu sau: STT Tên cuộc cách mạng Lãnh đạo Hình thức Nhiệm vụ 1 2 3 4 5 II. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Câu Nội dung Điểm Câu 1 Trình bày những chuyển biến về kinh tế, xã hội dẫn đến sự ra đời của nhà 3.0 nước Văn Lang. Vai trò của nhà nước đó đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc? a) Sự ra đời của nhà nước Văn Lang - Biến chuyển kinh tế + Thời kì đầu của văn hóa Đông Sơn, công cụ bằng đồng thau phổ biến và 0.5 đã bắt đầu có công cụ bằng sắt. Nông nghiệp trồng lúa nước khá phát triển ở vùng châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả +Nghề thủ công, chăn nuôi, đánh cá được kết hợp với nghề nông. Sự phân 0.5 công lao động trong xã hội giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp đã hình thành.
  4. - Biến chuyển về xã hội + Thời Phùng Nguyên, bắt đầu có hiện tượng phân hóa xã hội giữa giàu và 0.5 nghèo. Đến thời Đông Sơn, sự phân hóa đó ngày càng phổ biến. + Các gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ ra đời thay thế dần cho công xã thị tộc. - Trên cơ sở biến chuyển của kinh tế, xã hội và nhu cầu chống ngoại xâm, 0.5 nhà nước Văn Lang ra đời (khoảng thế kỉ VII TCN). b) Ý nghĩa: - Sự ra đời của nước Văn Lang - Âu Lạc dù còn ở hình thức sơ khai nhưng 0.5 đã đánh dấu một bước phát triển có ý nghĩa thời đại của lịch sử Việt Nam - mở đầu thời đại dựng nước và giữ nước của dân tộc. - Sự ra đời của nước Văn Lang - Âu Lạc đã xây dựng nền văn minh bản địa, 0.5 đậm đà bản sắc dân tộc Câu 2 Tóm lược sự phát triển của giáo dục Đại Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ 2.5 XV? Việc dựng bia Tiến sĩ ở Văn Miếu- Quốc Tử Giám có ý nghĩa gì? * Tóm lược sự phát triển của giáo dục Đại Việt 0.25 -Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu - Năm 1075, khoa thi quốc gia đầu tiên được tổ chức tại kinh thành 0.25 - Từ thế kỉ XI- XV, giáo dục Đại Việt từng bước được hoàn thiện, .Thời 0.5 Lê Sơ, quy chế thi cử được ban hành rõ ràng - Thời vua Lê Thánh Tông tổ chức 12 khoa thi hội. Số người đi học ngày 0.5 càng đông, dân trí do đó được nâng cao. Năm 1484 nhà nước quyết đinh dựng bia, ghi tên tiến sĩ * Ý nghĩa của việc là đó Tôn trọng việc học hành đỗ đạt, khuyến khích việc học trong nhân dân và tầng lớp qúi tộc 0.25 Tôn vinh nhân tài của đất nước, ghi nhận công sức của những người có 0.5 nhiều thành tích trong học tập Nhắc nhở những người đỗ đạt giữ trọng trách với dân, với nước 0.25 Câu 3 Trình bày đặc điểm nổi bật của tình hình xã hội nước ta dưới triều 1.5 Nguyễn? - Bộ máy nhà nước pk Nguyễn gia tăng tính chuyên chế. 0.25 - Trong xã hội sự phân chia giai cấp ngày càng cách biệt: 0.5 + Giai cấp thống trị bao gồm vua quan, địa chủ, cường hào. + Giai cấp bị trị gồm các tầng lớp nhân dân lao động (đa số là nông dân). - Tệ tham quan ô lại thời Nguyễn rất phổ biến. 0.25 - Ở nông thôn địa chủ cường hào ức hiếp nhân dân. Những đặc điểm đó phản ánh thực trạng gì? 0.5 =>Phản ánh sự bất lực của triều đình trong việc cải thiện tình hình và bộ máy chính quyền ngày càng quan liêu, tha hóa. Câu 4 Tên cuộc cách Lãnh đạo Hình thức Nhiệm vụ mạng Tư sản và quý tộc Là cuộc nội chiến Lật đổ chế độ phong mới kiến chuyên chế, mở Cách mạng tư sản đường cho chủ nghĩa tư Anh bản phát sự triển.
  5. Chiến tranh giành Tư sản và chủ nô Chiến tranh giải phóng Giải phóng bắc Mĩ khỏi độc lập của các dân tộc sự cai trị của thực dân thuộc địa Anh ở Anh, mở đường cho chủ Bắc Mĩ nghĩa tư bản phát triển. Cách mạng tư sản Tư sản Kết hợp giữa hình thức Lật đổ chế độ phong Pháp cuối thế kỉ nội chiến và đấu tranh kiến, ở đường cho chủ XVIII chống xâm lược của nghĩa tư bản phát triển. phong kiến châu Âu Thống nhất nước Qúy tộc quân phiệt Thống nhất đất nước Thủ tiêu chế độ phong Đức qua các cuộc chiển kiến cát cứ, thống nhất tranh đất nước, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển Nội chiến ở Mĩ Tư sản, trại chủ Là cuộc nội chiến Thủ tiêu chế độ nô lệ ở Miền Bắc Miền Nam Thống nhất thị dân tộc, tạo kiện thuận lợi cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. 0.5đ 0.5đ 0.5đ 1.5đ ĐỀ THI THỬ HỌC KỲ II ĐỀ 3 Môn: LỊCH SỬ 10 Thời gian: 45 phút A. TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Điểm giống nhau cơ bản của tình hình nước Anh và nước Pháp trước cách mạng tư sản là: A. Vấn đề tài chính là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cách mạng B. Đều xuất hiện tầng lớp quý tộc mới C. Xã hội đều phân chia thành các đẳng cấp D. Đều có sự xâm nhập của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp Câu 2: Yếu tố nào là cơ bản tạo nên sự hình thành một dân tộc mới trên địa bàn 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ? A. Thị trường thống nhất dần dần hình thành, tiếng Anh trở thành ngôn ngữ chính ở 13 thuộc địa Bắc Mĩ B. Cư dân 13 thuộc địa đều là người Anh di cư sang C. Cư dân thuộc địa đều có mâu thuẫn với chính quyền thực dân Anh D. Sự phân công sản xuất: miền Nam phát triển kinh tế đồn điền, miền Bắc phát triển kinh tế công nghiệp Câu 3: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa A. 13 thuộc địa bị cấm phát triển sản xuất B. 13 thuộc địa bị cấm không được buôn bán với nước ngoài C. 13 thuộc địa bị cấm không được khai hoanh những vùng đất ở miền Tây D. Mâu thuẫn giữa nhân dân 13 thuộc địa với chính phủ Anh ngày càng sâu sắc Câu 4: Tháng 9 – 1791, Hiến pháp được thông qua, xác lập quyền thống trị của giai cấp tư sản dưới hình thức A. Quân chủ lập hiến B. Dân chủ tư sản C. Cộng hòa tư sản D. Dân chủ
  6. Câu 5: Nhà vua Anh đã dựa vào lực lượng nào để chống lại Quốc hội? A. Nông dân và công nhân B. Quý tộc mới C. Giáo hội Anh D. Quý tộc phong kiến và Giáo hội Anh Câu 6: Động lực đưa Cách mạng Pháp phát triển tới đỉnh cao là: A. Lực lượng quân đội cách mạng B. Phái Giacôbanh C. Quần chúng nhân dân D. Giai cấp tư sản Câu 7: Ngày 4 – 7 – 1776 trở thành ngày Quốc khánh của nước Mĩ vì: A. Là bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa B. Đại hội lục địa thông qua Tuyên ngôn độc lập, thành lập Hợp chúng quốc Mĩ C. Là ngày thực dân Anh công nhận độc lập ở 13 thuộc địa Bắc Mĩ D. Là ngày cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa giành thắng lợi Câu 8: Các nhà tư tưởng tiểu biểu của trào lưu Triết học Ánh sáng là A. Môngtexkiơ, Ôoen và Phuriê B. Rútxô, Vônte, Xanh Ximông C. Môngtexkiơ, Rútxô và Vônte D. Ôoen, Phuriê và Xanh Ximông Câu 9: Ý không phản ánh đúng những biện pháp mà chính quyền phong kiến Anh đã thực hiện nhằm cản trở sự phát triển kinh doanh của tư sản và quý tộc mới là A. Nhiều đặc quyền phong kiến vẫn được duy trì B. Cấm tư sản và quý tộc mới kinh doanh một số ngành công nghiệp C. Đặt ra nhiều thứ thuế mới D. Nhà nước độc quyền thương mại, thu thuyền bè Câu 10: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới bùng nổ Cách mạng tư sản Pháp là: A. Nền kinh tế TBCN ra đời nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm B. Chế độ phong kiến Pháp tồn tại lâu đời và ngày càng khủng hoảng C. Nước Anh tư sản là tấm gương cổ vũ tư sản Pháp làm cách mạng D. Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với chế độ phong kiến Câu 11: Hành động phản bội Tổ quốc của vua Lui XVI thể hiện thông qua việc A. Âm mưu khôi phục chế độ chuyên chế và trật tự phong kiến B. Câu kết với phong kiến nước ngoài chuẩn bị tấn công nước Pháp C. Xúi giục bọn phản động nổi loạn D. Phê chuẩn Hiến pháp Câu 12: Vua Sáclơ I bị xử tử là do: A. Nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân B. Theo quy định của Hiến pháp nước Anh vì nhà vua phạm tội phản quốc C. Ý muốn của giai cấp tư sản D. Quyết định của những người đứng đầu Quốc hội Câu 13: Phái Lập hiến trong Cách mạng Pháp đã A. Xử tử vua Lui XVI B. Thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền C. Ban hành chế độ phổ thông đầu phiếu cho tất cả nam giới trên 21 tuổi D. Đánh bại liên quân phong kiến Áo – Phổ Câu 14: Cách mạng Pháp đạt tới đỉnh cao khi nào? A. Giai đoạn phái Girôngđanh nắm chính quyền B. Giai đoạn phái Lập hiến ở Pháp nắm chính quyền C. Giai cấp tư sản Pháp giành được chính quyền D. Giai đoạn phái Giacôbanh nắm chính quyền Câu 15: Năm 1649, cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao vì: A. Ngay sau khi cuộc nội chiến kết thúc, chế độ độc tài được thiết lập B. Cách mạng đã thiết lập được chế độ quân chủ lập hiến C. Vua Sáclơ I bị xử tử, chế độ cộng hòa được thiết lập
  7. D. Đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình là lật đổ giai cấp tư sản Câu 16: Tổng thống đầu tiên của Hợp chúng quốc Mĩ là: A. A.Lincôn B. B.Phranklin C. G.Oasinhtơn D. Ru-dơ-ven B. TỰ LUẬN: Câu 1: Trình bày những thành tựu văn hóa nước ta thế kỉ XVI – XVIII? ( 4đ ) Câu 2: Bộ máy nhà nước, chính trị, ngoại giao nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX? Đánh giá chính sách ngoại giao đó? ( 2đ ) ĐÁP ÁN Phần đáp án câu trắc nghiệm: 1 A 5 D 9 B 13 B 2 A 6 C 10 D 14 D 3 D 7 B 11 B 15 C 4 A 8 C 12 A 16 C Phần đáp án câu tự luận: Câu 1: I-TƯ TƯỞNG TÔN GIÁO: - Thế kỷ XVI - XVIII Nho giáo từng bước suy thoái, trật tự phong kiến bị đảo lộn. - Phật giáo có điều kiện khôi phục lại, nhưng không phát triển mạnh như thời kỳ Lý - Trần. - Thế kỷ XVI - XVIII đạo Thiên chúa được truyền bá ngày càng rộng rãi. - Tín ngưỡng truyền thống phát huy: Thờ cúng tổ tiên, thần linh, anh hùng hào kiệt. Đời sống tín ngưỡng ngày càng phong phú. II-PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ VĂN HỌC: 1-Giáo dục: - Trong tình hình chính trị không ổn định, giáo dục Nho học vẫn tiếp tục phát triển. + Giáo dục ở Đàng Ngoài vẫn như cũ nhưng sa sút dần về số lượng. + Đàng Trong: 1646 chúa Nguyễn tổ chức khoa thi đầu tiên. + Thời Quang Trung: Đưa chữ Nôm thành chữ viết chính thống. - Giáo dục tiếp tục phát triển song chất lượng giảm sút. Nội dung giáo dục Nho học hạn chế sự phát triển kinh tế. 2-Văn học: - Nho giáo suy thoái Văn học chữ Hán giảm sút so với giai đoạn trước - Văn học chữ Nôm phát triển mạnh những nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Phùng Khắc Hoan - Bên cạnh dòng văn học chính thống, dòng văn học trong nhân dân nở rộ với các thể loại phong phú: ca dao, tục ngữ, lục bát, truyện cười, truyện dân gian mang đậm tính dân tộc và dân gian. - Thế kỷ XVIII chữ Quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa phổ biến. III-NGHỆ THUẬT VÀ KHOA HỌC - KỸ THUẬT: * Nghệ thuật: - Kiến trúc điêu khắc: Chùa Thiên Mụ(Huế), tượng Phật bà quan âm nghìn mắt nghìn tay, tượng La Hán chùa Tây Phương - Nghệ thuật dân gian hình thành và phát triển phản ánh đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đồng thời mang đậm tính địa phương. * Khoa học - kỹ thuật: - Sử học: Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục,Đại Việt sử ký tiền biên - Địa lý: Bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư. - Quân sự: Hổ trướng khu cơ. - Triết học: tập sách Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn.
  8. - Y học: Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. - Đúc súng đại bác theo phương Tây,đóng thuyền chiến,xây thành luỹ. Câu 2: I-Xây dựng và củng cố bộ máy Nhà nước, chính sách ngoại giao: - Năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi (Gia Long). Nhà Nguyễn thành lập, đóng đô ở Phú Xuân (Huế). * Tổ chức bộ máy nhà nước: - Chính quyền Trung ương tổ chức theo mô hình thời Lê. - Thời Gia Long chua nước ta làm 3 vùng: Bắc Thành, Gia Định Thành và các trực doanh (Trung Bộ) do Triều đình trực tiếp cai quản. - Năm 1831 - 1832 Minh Mạng thực hiện một cuộc cải cách hành chính chia cả nước là 30 tỉnh và một Phủ Thừa Thiên. Đứng đầu là tổng đốc tuần phủ hoạt động theo sự điều hành của triều đình. - Tuyển chọn quan lại: thông qua giáo dục, khoa cử. - Luật pháp ban hành Hoàng triều luật lệ với 400 điều hà khắc. - Quân đội: được tổ chức quy củ trang bị đầy đủ song lạc hậu, thô sơ. * Ngoại giao: - Thần phục nhà Thanh (Trung Quốc). - Bắt Lào, Cam-pu-chia thần phục. - Với phương Tây "đóng cửa, không chấp nhận việc đặt quan hệ ngoại giao của họ". ĐỀ THI THỬ HỌC KỲ II ĐỀ 4 Môn: LỊCH SỬ 10 Thời gian: 45 phút A- PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 đ) Câu 1. “Anh hùng áo vải” là từ dùng để chỉ người anh hùng A. Nguyễn Huệ.B. Nguyễn Trãi.C. Lê Lợi.D. Nguyễn Nhạc. Câu 2. Cuộc hành quân thần tốc của Quang Trung ra Bắc, tiến đánh quân Thanh diễn ra trong thời gian nào? A. Từ mồng một Tết đến mồng năm Tết Kỉ Dậu (1789). B. Từ đêm 30 tháng chạp đến mồng năm Tết Kỉ Dậu (1789). C. Từ ngày 29 tháng chạp đến mồng ba Tết Kỉ Dậu (1789). D. Từ mồng hai Tết đến mồng 6 Tết Kỉ Dậu (1789). Câu 3. Phong trào Tây Sơn bùng nổ vào năm A. 1785 B. 1776.C. 1771.D. 1789. Câu 4. Vì sao nói phong trào Tây Sơn đã bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước? A. Cuộc khởi nghĩa đã thu hút các lãnh tụ và người lãnh đạo cả hai Đàng. B. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra ở Đàng Trong được nhân dân hai Đàng hưởng ứng. C. Khởi nghĩa lật đổ chính quyền Lê – Trịnh tồn tại hàng ngàn năm. D. Lần lượt đánh bại hai tập đoàn phong kiến phản động Nguyễn ở Đàng Trong và Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài. Câu 5. Chiến thắng nào của nghĩa quân Tây Sơn đánh dấu sự thất bại hòan toàn của quân xâm lược Xiêm? A. Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút.B. Chiến thắng ở thành Gia Định. C. Chiến thắng ở phủ Quy Nhơn.D. Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa. Câu 6. Vị vua đã phản bội quyền lợi dân tộc, cầu viện quân phong kiến ngoại bang nhằm đánh đổ Tây Sơn là ai? A. Lê Dụ Tông. B. Lê Chiêu Thống. C. Lê Hiển Tông.D. Lê Hiến Tông. Câu 7. Điểm mới văn học nước ta thế kỉ XVI – XVIII là
  9. A. văn học chữ Nôm phát triển mạnh.B. văn học chữ Hán có phần suy thoái. C. trào lưu văn học dân gian phát triển rầm rộ.D. văn học phản ánh cuộc sống của nhân dân. Câu 8. Trong các thế kỉ XVI – XVIII, tôn giáo nào được truyền bá vào nước ta? A. Nho giáo. B. Đạo giáo.C. Hin – đu giáo. D. Ki – tô giáo. Câu 9. Chữ Nôm được đưa vào thi cử từ A. triều Tây Sơn. B. triều Lê – Trịnh.C. triều Mạc.D. triều Nguyễn. Câu 10: Chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn với các nước Phương tây gây ra những hạn chế gì? A. Đất nước ngày càng ổn định, tránh sự nhòm ngó từ bên ngoài B. Đất nước lạc hậu, nguy cơ bị các nước Phương tây xâm lược C. Đất nước phát triển không phải lo các thế lực bên ngoài D. Xã hội rối ren, nhân dân lầm than khổ cực Câu 11: Trong các thế kỉ XVI- XVIII, sự suy thoái của Nho giáo dẫn đến điều gì? A. Văn học chữ Nôm suy yếu B. Văn học chữ Nôm phát triển mạnh C. Văn học chữ Hán suy yếu D. Văn học chữ Hán phát triển mạnh Câu 12: Hai câu trong lời hiểu dụ của Vua Quang Trung: “Đánh cho để dài tóc; Đánh cho để đen răng” nhằm nói đến điều gì? A. Đánh giặc bất chấp tóc có dài ra, răng có đen đi. B. Đánh giặc xong sẽ nhuộm răng đen, để tóc dài. C. Đánh cho giặc râu tóc dài ra, răng đen đi vì khiếp sợ. D. Đánh giặc để bảo vệ phong tục tập quán của dân tộc. Câu 13: Trong những năm 1831- 1832, ai là người đã tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn trên cả nước? A. Minh Mạng B. Gia Long C. Hồ Quý Ly D. Quang Trung Câu 14. Dưới triều Nguyễn, địa danh nào được chọn làm kinh đô là trung tâm đầu não của cả nước ? A. Thăng Long (Hà Nội). B. Phú Xuân (Huế) C. Phủ Qui Nhơn. D. Gia Định (Sài Gòn). Câu 15: Vì sao trong dân gian thường gọi Quang Trung- Nguyễn Huệ là người “anh hùng áo vải”? A. Vì Quang Trung xuất thân làm nghề dệt vải. B. Vì Quang Trung hay mặc áo làm bằng vải sợi. C. Vì Quang Trung xuất thân là người nông dân. D. Vì Quang Trung xuất thân làm nghề bán vải. Câu 16. Sau khi làm chủ được vùng đất từ Quảng Nam trở vào, nhiệm vụ mới của quân Tây Sơn là làm gì? A. Tiến quân ra Bắc hội quân với quân vua Lê để đánh chúa Trịnh. B. Tiến quân ra Bắc tiêu diệt chúa Trịnh, thành lập vương triều Tây Sơn. C. Tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh D. Tiến quân ra Bắc để đánh đổ chính quyền vua Lê – chúa Trịnh. B- PHẦN TỰ LUẬN: ( 6 đ ) Câu 1: Trình bày phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thể kỉ XVIII? ( 4 đ ) Câu 2: Em biết gì về tình hình nước Pháp trước cách mạng? ( 2 đ ) ĐÁP ÁN A - TRẮC NGHIỆM: ( 4 đ ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Chọn A B C D A B C D A B C D A B C D B - TỰ LUẬN: ( 6 đ ) Câu 1:
  10. a. Thống nhất đất nước: - Giữa thế kỷ XVIII chế độ phong kiến ở cả Đàng Ngoài, Đàng Trong khủng hoảng sâu sắc Phong trào nông dân bùng nổ. - 1771 khởi nghĩa nông dân bùng lên ở Tây Sơn (Bình Định). + Từ một cuộc khởi nghĩa nhanh chóng thành phong trào lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong. - 1886 - 1788 nghĩa quân tiến ra Bắc lật đổ tập đoàn Lê - Trịnh, thống nhất đất nước. b. Bảo vệ tổ quốc: -Kháng chiến chống quân Xiêm 1785: - Nguyễn Ánh cầu viện quân Xiêm 5 vạn quân Xiêm hầu vào nước ta. - Năm 1785 Nguyễn Huệ đã tổ chức trận đánh phục kích Rạch Gầm - Xoài Mút (trên sông Tiền - tỉnh Tiền Giang) đánh tan quân Xiêm, Nguyễn Ánh phải chạy sang Xiêm. -Kháng chiến chống quân Thanh (1789): - Vua Lê Chiêu Thống cầu viện quân Thanh kéo sang nước ta. - Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung chỉ huy quân tiến ra Bắc. - Mùng 5 Tết 1789 nghĩa quân Tây Sơn giành chiến thắng vang dội ở Ngọc Hồi - Đống Đa tiến vào Thăng Long đánh bại hoàn toàn quân xâm lược. Kết luận: Phong trào nông dân Tây Sơn đã bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc. Câu 2: a.Kinh tế: - Cuối thế kỷ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp + Công cụ, kĩ thuật canh tác lạc hậu, năng suất thấp. + Lãnh chúa, Giáo hội bóc lột nông dân nặng nề. - Công thương nghiệp phát triển + Máy móc sử dụng ngày càng nhiều (dệt, khai mỏ, luyện kim) + Công nhân đông, sống tập trung + Buôn bán mở rộng với nhiều nước. b.Chính trị xã hội: - Xã hội chia thành 3 đẳng cấp + Tăng lữ: nắm đặc quyền + Quí tộc: kinh tế, chính trị, giáo hội. + Đẳng cấp thứ ba: Gồm TS, Nông dân, bình dân. Họ làm ra của cải, phải đóng mọi thứ thuế, không được hưởng quyền lợi chính trị. Mâu thuẫn xã hội gay gắt. ĐỀ THI THỬ HỌC KỲ II ĐỀ 5 Môn: LỊCH SỬ 10 Thời gian: 45 phút A. TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Tại sao thực dân Anh ra sức kìm hãm sự phát triển kinh tế ở 13 thuộc địa Bắc Mĩ? A. Tạo ra phát triển cân đối giữa hai miền Nam và Bắc của 13 thuộc địa B. Nền kinh tế 13 thuộc địa trở thành đối thủ cạnh tranh với chính quốc C. Nền kinh tế 13 thuộc địa đang thoát dần khỏi sự kiểm soát của nước Anh D. Nền kinh tế 13 thuộc địa phát triển một cách tự phát Câu 2: Tháng 4 – 1640, vua Sáclơ I đã buộc phải triệu tập Quốc hội để: A. Thông qua những chính sách cải cách B. Thông qua những chính sách cải cách mới về chính trị quân sự C. Thông qua việc tăng thuế để có tiền chi cho việc đàn áp các cuộc nổi dậy D. Phê chuẩn nội các mới Câu 3: Ngày 14 – 7 – 1789 đã diễn ra sự kiện gì ở Pháp? A. Chính phủ mới chính thức được thông qua
  11. B. Hiến pháp mới chính thức được ban hành C. Quần chúng Pari tấn công và chiếm ngục Baxti D. Đẳng cấp thứ ba tự tuyên bố là Quốc hội Câu 4: Từ thế kỉ XVII, tình hình kinh tế Anh có điểm gì nổi bật? A. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã thâm nhập vào nông nghiệp B. Công nghiệp tương đối phát triển, nông nghiệp lạc hậu C. Bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp D. Nền kinh tế phát triển nhất châu Âu Câu 5: Trước khi người Anh di cư đến vùng Bắc Mĩ, đây là vùng đất A. Của thổ dân da đỏ B. Có những tộc người da trắng cư trú C. Chưa có người cư trú D. Có người da đen cư trú Câu 6: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ A. Thực dân Anh đặt ra thuế chè B. Nhân dân cảng Bôxtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh C. Đại hội lục địa lần thứ hai thông qua Tuyên ngôn Độc lập D. Đại hội lục địa lần thứ nhất được tổ chức Câu 7: Hội nghị ba đẳng cấp ở Pháp được triệu tập (5 – 1789) để: A. Ban bố tình trạng chiến tranh B. Thông qua Chính phủ mới C. Thông qua Hiến pháp mới D. Nhà vua đề xuất vay tiền và ban hành thêm thuế mới Câu 8: Trước cách mạng, ở Pháp đã có các xí nghiệp với hàng nghìn công nhân thuộc các ngành: A. Khai thác dầu mỏ, hóa chất B. Dệt, luyện kim, khai khoáng C. Dệt, đóng tàu D. Khai khoáng, dệt Câu 9: Cuối thế kỉ XVIII, tình hình kinh tế nước Pháp có đặc điểm gì nổi bật? A. Nền kinh tế phát triển nhất châu Âu B. Nông nghiệp lạc hậu, công thương nghiệp đã phát triển C. Máy móc được sử dụng trong sản xuất ngày càng nhiều D. Các công ti thương mại Pháp có quan hệ buôn bán với nhiều nước Câu 10: Ngày 2 – 6 – 1793 đánh dấu sự kiện A. Phái Giacôbanh lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng B. Hiến pháp mới được thông qua, tuyên bố Pháp là nước cộng hòa C. Vua Lui XVI bị xử tử D. Cách mạng tư sản Pháp đã đạt tới đỉnh cao Câu 11: Vai trò của trào lưu Triết học Ánh sáng là gì? A. Lên án chế độ phong kiến, cũng như những mặt trái của CNTB B. Lên án chế độ TBCN, đưa ra lí thuyết về xây dựng nhà nước XHCN C. Đề cao chế độ phong kiến, lên án chế độ TBCN D. Tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, dọn đường cho cách mạng bùng nổ Câu 12: Đặc điểm kinh tế của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ nửa đầu thế kỉ XVIII là: A. Miền Nam phát triển kinh tế đồn điền, miền Bắc phát triển kinh tế công thương nghiệp B. Miền Bắc phát triển kinh tế thương nghiệp C. Cả hai miền Bắc – Nam đều có các đồn điền, trang trại lớn D. Miền Nam phát triển kinh tế công nghiệp Câu 13: Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Pháp trước cách mạng là: A. Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với Tăng lữ và Quý tộc B. Mâu thuẫn giữa tư sản với quý tộc phong kiến
  12. C. Mâu thuẫn giữa nông dân với quý tộc, tăng lữ D. Mâu thuẫn giữa các lực lượng tiến bộ trong xã hội với chế độ phong kiến Câu 14: Trong xã hội nước Anh trước cách mạng, mâu thuẫn mới cơ bản của xã hội là: A. Giữa vô sản với tư sản, quý tộc mới B. Giữa nông dân với quý tộc, địa chủ C. Giữa tư sản và quý tộc mới với chế độ quân chủ D. Giữa quý tộc mới với tư sản Câu 15: Khẩu hiệu nổi tiếng “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” thuộc văn kiện nào? A. Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ B. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền C. Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền D. Tuyên ngôn độc lập Câu 16: Sự kiện nào đánh dấu cách mạng tư sản Anh bùng nổ? A. Quốc hội tuyên chiến với nhà vua B. Nông dân tấn công nơi ở của vua Sáclơ I C. Quốc hội tuyên chiến với nhà vua và Giáo hội Anh D. Nhà vua tuyên chiến với Quốc hội B. TỰ LUẬN: Câu 1: Trình bày những thành tựu văn hóa nước ta thế kỉ X-XV? ( 4đ ) Câu 2: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII? Đánh giá những cải cách tiến bộ của Quang Trung? ( 2đ ) HẾT ĐÁP ÁN Phần đáp án câu trắc nghiệm: 1 B 5 A 9 B 13 A 2 C 6 B 10 A 14 C 3 C 7 D 11 D 15 B 4 D 8 B 12 A 16 D Phần đáp án câu tự luận: Câu 1: I. TƯ TƯỞNG TÔN GIÁO: Ở thời kỳ độc lập nho giáo, phật giáo, đạo giáo có điều kiện phát triển mạnh. - Thời Lý, Trần Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị, chi phối nội dung giáo dục thi cử song không phổ biến trong nhân dân. - Thời Lý - Trần được phổ biến rộng rãi, chùa chiền được xây dựng khắp nơi, sư sãi đông. - Thời Lê sơ Phật giáo bị hạn chế, đi vào trong nhân dân. II-GIÁO DỤC, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT, KHKT: 1. Văn học: - Từ đó giáo dục được tôn vinh, quan tâm phát triển. Tác dụng của giáo dục đào tạo người làm quan, người tài cho đất nước, nâng cao dân trí, song không có điều kiện cho phát triển kinh tế. 2. Phát triển văn học: - Phát triển mạnh từ thời nhà Trần,nhất là văn học chữ Hán. Tác phẩm tiêu biểu: Hịch tướng sĩ. - Từ thế kỷ XV văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. - Đặc điểm: + Thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, tự hào dân tộc. + Ca ngợi những chiến công oai hùng, cảnh đẹp của quê hương đất nước. 3. Sự phát triển nghệ thuật:
  13. + Kiến trúc phát triển chủ yếu ở giai đoạn Lý - Trần - Hồ thế kỷ X - XV theo hướng Phật giáo gồm chùa, tháp, đền. + Bên cạnh đó có những công trình kiến trúc ảnh hưởng của nho giáo: Cung điện, thành quách, thành Thăng Long. + Điêu khắc: Gồm những công trình chạm khắc, trang trí ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo song vẫn mang những nét độc đáo riêng. + Nghệ thuật sân khấu ca, múa, nhạc mang đậm tính dân gian truyền thống. - Nhận xét: + Văn hóa Đại Việt thế kỷ X - XV phát triển phong phú đa dạng. + Chịu ảnh hưởng của yếu tố ngoài song vẫn mang đậm tính dân tộc và dân gian. 4. Khoa học kỹ thuật: - Sử học: - Địa Lý: - Quân sự: Binh thư yếu lược. - Toán học: - Quốc phòng: Hồ Nguyên Trừng chế tạo súng thần cơ và xây dựng thuyền chiến có lầu. Câu 2: I-PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (CUỐI THẾ KỶ XVIII): - Giữa thế kỷ XVIII chế độ phong kiến ở cả Đàng Ngoài, Đàng Trong khủng hoảng sâu sắc Phong trào nông dân bùng nổ. - 1771 khởi nghĩa nông dân bùng lên ở Tây Sơn (Bình Định). + Từ một cuộc khởi nghĩa nhanh chóng thành phong trào lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong. - 1886 - 1788 nghĩa quân tiến ra Bắc lật đổ tập đoàn Lê - Trịnh, thống nhất đất nước. II-CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN Ở CUỐI THẾ KỶ XVIII: 1-Kháng chiến chống quân Xiêm 1785: - Nguyễn Ánh cầu viện quân Xiêm 5 vạn quân Xiêm hầu vào nước ta. - Năm 1785 Nguyễn Huệ đã tổ chức trận đánh phục kích Rạch Gầm - Xoài Mút (trên sông Tiền - tỉnh Tiền Giang) đánh tan quân Xiêm, Nguyễn Ánh phải chạy sang Xiêm. 2-Kháng chiến chống quân Thanh (1789): - Vua Lê Chiêu Thống cầu viện quân Thanh kéo sang nước ta. - Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung chỉ huy quân tiến ra Bắc. - Mùng 5 Tết 1789 nghĩa quân Tây Sơn giành chiến thắng vang dội ở Ngọc Hồi - Đống Đa tiến vào Thăng Long đánh bại hoàn toàn quân xâm lược. - Phong trào nông dân Tây Sơn đã bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc. Đánh giá - Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế thống trị vùng đất từ Thuận Hóa trở ra Bắc. - Thành lập chính quyền các cấp, kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất. - Lập lại sổ hộ khẩu, tổ chức lại giáo dục, thi cử, tổ chức quân đội (dịch chữ Hán, chữ Nôm để làm tài liệu dạy học). - Đối ngoại hòa hảo với nhà Thanh, quan hệ với Lào và Chân Lạp rất tốt đẹp. ĐỀ THI THỬ HỌC KỲ II ĐỀ 6 Môn: LỊCH SỬ 10 Thời gian: 45 phút
  14. TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Tại sao thực dân Anh ra sức kìm hãm sự phát triển kinh tế ở 13 thuộc địa Bắc Mĩ? A. Tạo ra phát triển cân đối giữa hai miền Nam và Bắc của 13 thuộc địa B. Nền kinh tế 13 thuộc địa trở thành đối thủ cạnh tranh với chính quốc C. Nền kinh tế 13 thuộc địa đang thoát dần khỏi sự kiểm soát của nước Anh D. Nền kinh tế 13 thuộc địa phát triển một cách tự phát Câu 2: Tháng 4 – 1640, vua Sáclơ I đã buộc phải triệu tập Quốc hội để: A. Thông qua những chính sách cải cách B. Thông qua những chính sách cải cách mới về chính trị quân sự C. Thông qua việc tăng thuế để có tiền chi cho việc đàn áp các cuộc nổi dậy D. Phê chuẩn nội các mới Câu 3: Ngày 14 – 7 – 1789 đã diễn ra sự kiện gì ở Pháp? A. Chính phủ mới chính thức được thông qua B. Hiến pháp mới chính thức được ban hành C. Quần chúng Pari tấn công và chiếm ngục Baxti D. Đẳng cấp thứ ba tự tuyên bố là Quốc hội Câu 4: Từ thế kỉ XVII, tình hình kinh tế Anh có điểm gì nổi bật? A. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã thâm nhập vào nông nghiệp B. Công nghiệp tương đối phát triển, nông nghiệp lạc hậu C. Bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp D. Nền kinh tế phát triển nhất châu Âu Câu 5: Trước khi người Anh di cư đến vùng Bắc Mĩ, đây là vùng đất A. Của thổ dân da đỏ B. Có những tộc người da trắng cư trú C. Chưa có người cư trú D. Có người da đen cư trú Câu 6: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ A. Thực dân Anh đặt ra thuế chè B. Nhân dân cảng Bôxtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh C. Đại hội lục địa lần thứ hai thông qua Tuyên ngôn Độc lập D. Đại hội lục địa lần thứ nhất được tổ chức Câu 7: Hội nghị ba đẳng cấp ở Pháp được triệu tập (5 – 1789) để: A. Ban bố tình trạng chiến tranh B. Thông qua Chính phủ mới C. Thông qua Hiến pháp mới D. Nhà vua đề xuất vay tiền và ban hành thêm thuế mới Câu 8: Trước cách mạng, ở Pháp đã có các xí nghiệp với hàng nghìn công nhân thuộc các ngành: A. Khai thác dầu mỏ, hóa chất B. Dệt, luyện kim, khai khoáng C. Dệt, đóng tàu D. Khai khoáng, dệt Câu 9: Cuối thế kỉ XVIII, tình hình kinh tế nước Pháp có đặc điểm gì nổi bật? A. Nền kinh tế phát triển nhất châu Âu B. Nông nghiệp lạc hậu, công thương nghiệp đã phát triển C. Máy móc được sử dụng trong sản xuất ngày càng nhiều D. Các công ti thương mại Pháp có quan hệ buôn bán với nhiều nước Câu 10: Ngày 2 – 6 – 1793 ở nước Pháp đánh dấu sự kiện A. Phái Giacôbanh lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng B. Hiến pháp mới được thông qua, tuyên bố Pháp là nước cộng hòa C. Vua Lui XVI bị xử tử D. Cách mạng tư sản Pháp đã đạt tới đỉnh cao
  15. Câu 11: Vai trò của trào lưu Triết học Ánh sáng là gì? A. Lên án chế độ phong kiến, cũng như những mặt trái của CNTB B. Lên án chế độ TBCN, đưa ra lí thuyết về xây dựng nhà nước XHCN C. Đề cao chế độ phong kiến, lên án chế độ TBCN D. Tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, dọn đường cho cách mạng bùng nổ Câu 12: Đặc điểm kinh tế của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ nửa đầu thế kỉ XVIII là: A. Miền Nam phát triển kinh tế đồn điền, miền Bắc phát triển kinh tế công thương nghiệp B. Miền Bắc phát triển kinh tế thương nghiệp C. Cả hai miền Bắc – Nam đều có các đồn điền, trang trại lớn D. Miền Nam phát triển kinh tế công nghiệp Câu 13: Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Pháp trước cách mạng là: A. Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với Tăng lữ và Quý tộc B. Mâu thuẫn giữa tư sản với quý tộc phong kiến C. Mâu thuẫn giữa nông dân với quý tộc, tăng lữ D. Mâu thuẫn giữa các lực lượng tiến bộ trong xã hội với chế độ phong kiến Câu 14: Trong xã hội nước Anh trước cách mạng, mâu thuẫn mới cơ bản của xã hội là: A. Giữa vô sản với tư sản, quý tộc mới B. Giữa nông dân với quý tộc, địa chủ C. Giữa tư sản và quý tộc mới với các thế lực phong kiến D. Giữa quý tộc mới với tư sản Câu 15: Khẩu hiệu nổi tiếng “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” thuộc văn kiện nào? A. Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ B. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền C. Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền D. Tuyên ngôn độc lập Câu 16: Sự kiện nào đánh dấu cách mạng tư sản Anh bùng nổ? A. Quốc hội tuyên chiến với nhà vua B. Nông dân tấn công nơi ở của vua Sáclơ I C. Quốc hội tuyên chiến với nhà vua và Giáo hội Anh D. Nhà vua tuyên chiến với Quốc hội B. TỰ LUẬN: Câu 1: Trình bày quá trình hoàn chỉnh bộ máy thống trị của nhà Nguyễn . Đánh giá chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn. ( 3đ ) Câu 2: Hãy nêu tình hình kinh tế - xã hội nước Pháp trước cách mạng. Tại sao nói : Thời kì chuyên chính Giacôbanh là đỉnh cao của cách mạng Pháp? (3đ ) HẾT ĐÁP ÁN Phần đáp án câu trắc nghiệm: 1 B 5 A 9 B 13 A 2 C 6 B 10 A 14 C 3 C 7 D 11 D 15 B 4 D 8 B 12 A 16 D Phần đáp án câu tự luận: Câu 1: Năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi (Gia Long). Nhà Nguyễn thành lập, đóng đô ở Phú Xuân (Huế). * Tổ chức bộ máy nhà nước:
  16. - Chính quyền Trung ương tổ chức theo mô hình thời Lê. - Thời Gia Long chua nước ta làm 3 vùng: Bắc Thành, Gia Định Thành và các trực doanh (Trung Bộ) do Triều đình trực tiếp cai quản. - Năm 1831 - 1832 Minh Mạng thực hiện một cuộc cải cách hành chính chia cả nước là 30 tỉnh và một Phủ Thừa Thiên. Đứng đầu là tổng đốc tuần phủ hoạt động theo sự điều hành của triều đình. - Tuyển chọn quan lại: thông qua giáo dục, khoa cử. - Luật pháp ban hành Hoàng triều luật lệ với 400 điều hà khắc. - Quân đội: được tổ chức quy củ trang bị đầy đủ song lạc hậu, thô sơ. * Ngoại giao: - Thần phục nhà Thanh (Trung Quốc). Bắt Lào, Cam-pu-chia thần phục. - Với phương Tây "đóng cửa, không chấp nhận việc đặt quan hệ ngoại giao của họ" Câu 2: a-Nước Pháp trước cách mạng: Kinh tế: - Cuối thế kỷ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp + Công cụ, kĩ thuật canh tác lạc hậu, năng suất thấp. + Lãnh chúa, Giáo hội bóc lột nông dân nặng nề. - Công thương nghiệp phát triển + Máy móc sử dụng ngày càng nhiều (dệt, khai mỏ, luyện kim) + Công nhân đông, sống tập trung + Buôn bán mở rộng với nhiều nước .Chính trị xã hội: - Xã hội chia thành 3 đẳng cấp + Tăng lữ: nắm đặc quyền + Quí tộc: kinh tế, chính trị, giáo hội. + Đẳng cấp thứ ba: Gồm TS, Nông dân, bình dân. Họ làm ra của cải, phải đóng mọi thứ thuế, không được hưởng quyền lợi chính trị. Mâu thuẫn xã hội gay gắt. b.Trước những khó khăn, thử thách nghiêm trọng, Chính quyền Gia-cô-banh đã đưa ra những biện pháp kịp thời, hiệu quả. + Giải quyết ruộng đất cho nông dân, tiền lương cho công nhân. + Thông qua hiến pháp mới, mở rộng tự do dân chủ. + Ban hành lệnh "Tổng động viên". + Xóa nạn đầu cơ tích trữ - Phái Gia-cô-banh đã hoàn thành nhiệm vụ chống thù trong giặc ngoài, đưa cách mạng đến đỉnh cao. ĐỀ THI THỬ HỌC KỲ II ĐỀ 7 Môn: LỊCH SỬ 10 Thời gian: 45 phút Câu 1 (1.5 điểm)
  17. Liệt kê tên các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam. Cho biết nguyên nhân đưa đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc. Câu 2 (3,0 điểm) a. Tại sao năm 1010, vua Lý Công Uẩn lại quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La? b. So sánh cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075-1077) với cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII) dựa theo các tiêu chí sau: Thời gian, hoàn cảnh lịch sử, lãnh đạo, chủ trương đánh giặc, cách kết thúc chiến tranh. Câu 3 (2,0 điểm) Trình bày tình hình tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng ở nước ta trong các thế kỉ XVI - XVIII. Chỉ ra điểm mới của tôn giáo thời kì này so với các thế kỉ X - XV. Câu 4 (3,5 điểm) Đọc đoạn trích sau và hoàn thành các câu hỏi: “ Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền được sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc- Rằng để đảm bảo cho những quyền lợi này, các chính phủ được lập ra trong nhân dân và có được quyền lực chính đáng trên cơ sở sự đồng ý của nhân dân, rằng bất cứ khi nào một thể chế chính quyền nào đó phá vỡ những mục tiêu này, thì nhân dân có quyền thay đổi hoặc loại bỏ chính quyền đó và lập nên một chính quyền mới, đặt trên nền tảng những nguyên tắc cũng như tổ chức thực thi quyền hành theo một thể chế sao cho có hiệu quả tốt nhất đối với an toàn và hạnh phúc của họ ” a. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm lịch sử nào? (0,5 điểm) b. Cho biết hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của tác phẩm đó. (1,5 điểm) c. Những quyền nào được nhắc đến trong đoạn trích? Theo em, những quyền đó có giá trị như thế nào đối với mỗi cá nhân? (1,0 điểm) d. Mặc dù đây là một tác phẩm có giá trị thời đại sâu sắc, song vẫn có hạn chế nhất định. Hạn chế đó là gì? (0,5 điểm) ___ Hết ___ Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm ĐÁP ÁN I. HƯỚNG DẪN CHUNG 1. Học sinh có thể trả lời theo cách riêng nhưng có đáp ứng được yêu cầu của cơ bản thì vẫn cho điểm như đáp án. 2.Ở từng câu, từng ý cho điểm tối đa khi: - Trả lời đúng, có phân tích; - Diễn đạt tốt, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả 3. Điểm toàn bài không làm tròn số, điểm lẻ đến 0,25. Câu 1 (1.5 điểm) Kể tên các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam. Cho biết nguyên nhân đưa đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang -Âu Lạc. Ý Đáp án Điểm 1 Kể tên các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam. 0,75 - Quốc gia Văn Lang- Âu Lạc 0,25
  18. - Quốc gia Chăm-pa 0,25 - Quốc gia Phù Nam 0,25 2 Nguyên nhân đưa đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang -Âu Lạc. 0,75 - Những chuyển biến về kinh tế dẫn đến chuyển biến về xã hội đã đưa đến sự 0,25 phân chia giai cấp, phân hóa xã hội . - Nhu cầu trị thủy, làm thủy lợi phục vụ cho nông nghiệp 0,25 - Yêu cầu chống giặc ngoại xâm . 0,25 Câu 2 (3,0 điểm) a. So sánh cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075-1077) với cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên thời Trần thế kỉ XIII dựa theo các tiêu chí sau: Thời gian, hoàn cảnh lịch sử, lãnh đạo, chủ trương đánh giặc, cách kết thúc chiến tranh. b. Tại sao năm 1010, vua Lý Công Uẩn lại quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La. Ý Đáp án Điểm 1 Hoàn thành bảng so sánh cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075-1077) với 2,0 cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên thời Trần thế kỉ XIII. Nội dung Kháng chiến chống Tống thời Kháng chiến chống Mông Lý N uyên thời Trần Thời gian 107 - 1077 1258, 1285, 1 88 0,25 Hoàn - Nhà Tống đang khủng hoảng, - Đế quốc Mông – Nguyên là 0,5 cảnh lịch suy yếu. đội quân hùng mạnh, vô địch từ sử - Nhà Lý đang vươn lên mạnh Á sang Âu, có tư tưởng bành mẽ, tình hình trong nước ổn trướng. định, phát triển. - Đại Việt dưới thời Trần đang 0,25 phát triển mạnh mẽ. Người chỉ Lý Thường Kiệt Vua-quan nhà Trần (Trần Hưng huy Đạo, Trần Thái Tông, ) 0,5 Chủ -Thực hiện chiến thuật “ Tiên -Vừa đánh, vừa rút tránh thế trương phát chế nhân”- chủ động đem mạnh của giặc rồi chờ thời cơ đánh giặc quân đánh trước để chặn mũi phản công, cô lập tiêu diệt giặc 0,5 nhọn của giặc. với thiến thuật “vườn không nhà trống”. 0,5 Trận Bờ Bắc sông Như Nguyệt Đông Bộ Đầu, Chương Dương, quyết Hàm Tử, Tây Kết, Vạn Kiếp, chiến Bạch Đằng Cách kết Chủ động cử người sang đất Tổ chức kháng chiến, dùng sức thúc chiến Tống để giảng hòa, x y dựng mạnh quân sự đè bẹp ý chí xâm tranh mối quan hệ hòa hiếu tốt đẹp. lược của kẻ thù. 2 Tại sao năm 1010, vua Lý Công Uẩn lại quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại 1,0 La. - Kinh đô Hoa Lư thời Đinh- Tiền Lê có địa thế thuận lợi, phù hợp cho việc phòng 0,25 thủ, nhưng lại không thuận lợi lắm cho việc phát triển kinh tế- xã hội đất nước. - Dưới thời Lý, tổ chức chính quyền đất nước được củng cố, nhu cầu phát triển 0,25 kinh tế, chính trị nên kinh đô Hoa Lư không còn phù hợp. - Trong khi đó, “Đại La là trung tâm của trời đất, ở thế rồng cuộn hổ ngồi, chính 0,25 giữa Đông – Tây – Nam – Bắc, tiện núi sông sau trước, đất rộng và bằng phẳng,
  19. chỗ cao mà sáng, cư dân không phải khổ vì ngập lụt”. Đây chính là nơi muôn vật phồn thịnh, thuận lợi cho phát triển KT-XH, đáp ứng được yêu cầu phát triển. => Với nhãn quan chính trị sắc bén, tài năng, trí tuệ và tầm nhìn xa trông rộng, 0,25 Lý Thái Tổ đã xây dựng Thăng Long thành kinh đô của đất nước. Câu 3 (2,0 điểm) Trình bày tình hình tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng ở nước ta từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XVIII. Chỉ ra điểm mới của tôn giáo thời kì này so với giai đoạn từ thế kỉ X đến XV. Ý Đáp án Điểm 1 Trình bày tình hình tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng ở nước ta từ thế kỉ XVI 1,5 đến đầu thế kỉ XVIII. - Nho giáo: bị suy thoái, mất dần vị trí độc tôn. 0,25 - Phật giáo và đạo giáo: có điều kiện phục hồi và phát triển. Nhiều chùa chiền, am, 0,5 quán được khôi phục, xây mới. Tuy nhiên, không được như thời Lý, Trần. - Các tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp tiếp tục được duy trì và phát huy: thờ cúng 0,25 tổ tiên, những người có công với làng nước. - Đạo Thiên Chúa từng bước được du nhập thông qua quá trình truyền đạo của các 0,5 giáo sĩ phương Tây. Nhà thờ Thiên chúa giáo được xây dựng ở nhiều nơi. Chữ Quốc ngữ cũng được ra đời. 2 Chỉ ra điểm mới của tôn giáo thời kì này so với giai đoạn từ thế kỉ X đến 0,5 XV. - Điểm mới nhất cảu tôn giáo thời kì này đó là sự xuất hiện thêm 1 tôn giáo mới- 0,25 Thiên chúa giáo. Bên cạnh tiếp thu các tôn giáo ở phương Đông thì sự xuất hiện của Thiên chúa giáo từ phương Tây đã làm cho văn hóa Đại Việt được phong phú, đa dạng hơn. - Thiên Chúa giáo còn mang đến thêm 1 chữ viết mới cho dân tộc- Chữ Quốc ngữ, 0,25 sau này (thế kỉ XX) trở thành chữ viết chính thức của dân tộc. Câu 4 (3,5 điểm) Đọc đoạn trích sau và hoàn thành các câu hỏi: “ Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền được sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc- Rằng để đảm bảo cho những quyền lợi này, các chính phủ được lập ra trong nhân dân và có được quyền lực chính đáng trên cơ sở sự đồng ý của nhân dân, rằng bất cứ khi nào một thể chế chính quyền nào đó phá vỡ những mục tiêu này, thì nhân dân có quyền thay đổi hoặc loại bỏ chính quyền đó và lập nên một chính quyền mới, đặt trên nền tảng những nguyên tắc cũng như tổ chức thực thi quyền hành theo một thể chế sao cho có hiệu quả tốt nhất đối với an toàn và hạnh phúc của họ ” a. Đoạn trích trên thuộc tác phẩm lịch sử nào? b. Cho biết hoàn hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của tác phẩm đó. c. Những quyền nào được nhắc đến trong đoạn trích? Theo em, những quyền đó có giá trị như thế nào đối với mỗi cá nhân. d. Mặc dù đây là một tác phẩm có giá trị thời đại sâu sắc, song vẫn có hạn chế nhất định. Hạn chế đó là gì? Ý Đáp án Điểm 1 Đoạn trích trên thuộc tác phẩm lịch sử nào? 0,5 Đoạn trích trên nằm trong Bản “Tuyên ngôn Độc lập” năm 1776 của nước Mĩ.
  20. 2 Nêu hoàn cảnh ra đời và nội dung. 1,5 - Hoàn cảnh ra đời: 0,5 Trong quá trình diễn ra cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, ngày 14/7/1776 tại Đại hội Lục địa Phi-la-đen-phi-a lần II đã thông qua bản “Tuyên ngôn Độc lập”, tuyên bố tách các thuộc địa khỏi Anh, thành lập một quốc gia Độc lập- Hợp chúng quốc Hoa Kì. - Ý nghĩa 1,0 + Lần đầu tiên các quyền con người và quyền công dân được chính thức công bố 0,5 trước toàn thẻ nhân loại. + Đề cao nguyên tắc về chủ quyền của nhân dân như 1 sự thách thức lớn đối với 0,5 thực dân Anh ở Bắc Mĩ cũng như chế độ quân chủ chuyên chế đang thống trị khắp lục địa châu Âu. 3 Những quyền nào được nhắc đến trong đoạn trích? Theo em, những quyền 1,0 đó có giá trị như thế nào đối với mỗi cá nhân. - Những quyền được nhắc đến trong đoạn trích: Quyền sống, quyền tự do và 0,5 quyền mưu cầu hạnh phúc. - Giá trị của những quyền đó với mỗi cá nhân: 0,5 + Đó là những quyền cơ bản, thiết yếu cần phải có đối với sự tồn tại của mỗi cá 0,25 nhân. + Cho dù ở bất cứ thời đại, hoàn cảnh nào con người vẫn luôn sống, lao động và 0,25 cống hiến chính là để đảm bảo được thực hiện những quyền cơ bản đó. 4 Hạn chế của tác phẩm 0,5 Tuyên ngôn chưa đề cập đến việc xóa bỏ chế độ nô lệ cùng việc bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân lao động. ĐỀ THI THỬ HỌC KỲ II ĐỀ 8 Môn: LỊCH SỬ 10 Thời gian: 45 phút PHẦN TRẮC NGHIỆM: 4đ Câu 1. Vua Sáclơ I bị xử tử là do: A. Theo quy định của Hiến pháp nước Anh vì nhà vua phạm tội phản quốc B. Ý muốn của giai cấp tư sản C. Nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân D. Quyết định của những người đứng đầu Quốc hội Câu 2. Yếu tố nào là cơ bản tạo nên sự hình thành một dân tộc mới trên địa bàn 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ? A. Cư dân 13 thuộc địa đều là người Anh di cư sang B. Thị trường thống nhất dần dần hình thành, tiếng Anh trở thành ngôn ngữ chính ở 13 thuộc địa Bắc Mĩ C. Cư dân thuộc địa đều có mâu thuẫn với chính quyền thực dân Anh
  21. D. Sự phân công sản xuất: miền Nam phát triển kinh tế đồn điền, miền Bắc phát triển kinh tế công nghiệp Câu 3. Ý không phản ánh đúng những biện pháp mà chính quyền phong kiến Anh đã thực hiện nhằm cản trở sự phát triển kinh doanh của tư sản và quý tộc mới là A. Đặt ra nhiều thứ thuế mới B. Nhà nước độc quyền thương mại, thu thuyền bè C. Nhiều đặc quyền phong kiến vẫn được duy trì D. Cấm tư sản và quý tộc mới kinh doanh một số ngành công nghiệp Câu 4. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa A. Mâu thuẫn giữa nhân dân 13 thuộc địa với chính phủ Anh ngày càng sâu sắc B. 13 thuộc địa bị cấm không được buôn bán với nước ngoài C. 13 thuộc địa bị cấm không được khai hoanh những vùng đất ở miền Tây D. 13 thuộc địa bị cấm phát triển sản xuất Câu 5. Nguyên nhân sâu xa dẫn tới bùng nổ Cách mạng tư sản Pháp là: A. Nền kinh tế TBCN ra đời nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm B. Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với chế độ phong kiến C. Chế độ phong kiến Pháp tồn tại lâu đời và ngày càng khủng hoảng D. Nước Anh tư sản là tấm gương cổ vũ tư sản Pháp làm cách mạng Câu 6. Năm 1649, cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao vì: A. Ngay sau khi cuộc nội chiến kết thúc, chế độ độc tài được thiết lập B. Đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình là lật đổ giai cấp tư sản C. Vua Sáclơ I bị xử tử, chế độ cộng hòa được thiết lập D. Cách mạng đã thiết lập được chế độ quân chủ lập hiến Câu 7. Ngày 4 – 7 – 1776 trở thành ngày Quốc khánh của nước Mĩ vì: A. Là ngày thực dân Anh công nhận độc lập ở 13 thuộc địa Bắc Mĩ B. Là bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa C. Đại hội lục địa thông qua Tuyên ngôn độc lập, thành lập Hợp chúng quốc Mĩ D. Là ngày cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa giành thắng lợi Câu 8. Điểm giống nhau cơ bản của tình hình nước Anh và nước Pháp trước cách mạng tư sản là: A. Vấn đề tài chính là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cách mạng B. Xã hội đều phân chia thành các đẳng cấp C. Đều xuất hiện tầng lớp quý tộc mới D. Đều có sự xâm nhập của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp
  22. Câu 9. Từ thế kỉ XVII, tình hình kinh tế Anh có điểm gì nổi bật? A. Bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp B. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã thâm nhập vào nông nghiệp C. Nền kinh tế phát triển nhất châu Âu D. Công nghiệp tương đối phát triển, nông nghiệp lạc hậu Câu 10. Hành động phản bội Tổ quốc của vua Lui XVI thể hiện thông qua việc A. Phê chuẩn Hiến pháp B. Âm mưu khôi phục chế độ chuyên chế và trật tự phong kiến C. Câu kết với phong kiến nước ngoài chuẩn bị tấn công nước Pháp D. Xúi giục bọn phản động nổi loạn Câu 11. Nhà vua Anh đã dựa vào lực lượng nào để chống lại Quốc hội? A. Quý tộc mới B. Nông dân và công nhân C. Quý tộc phong kiến và Giáo hội Anh D. Giáo hội Anh Câu 12. Phái Lập hiến trong Cách mạng Pháp đã A. Xử tử vua Lui XVI B. Ban hành chế độ phổ thông đầu phiếu cho tất cả nam giới trên 21 tuổi C. Đánh bại liên quân phong kiến Áo – Phổ D. Thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền Câu 13. Tổng thống đầu tiên của Hợp chúng quốc Mĩ là: A. G.Oasinhtơn B. Ru-dơ-ven C. A.Lincôn D. B.Phranklin Câu 14. Cách mạng Pháp đạt tới đỉnh cao khi nào? A. Giai đoạn phái Giacôbanh nắm chính quyền B. Giai đoạn phái Lập hiến ở Pháp nắm chính quyền C. Giai cấp tư sản Pháp giành được chính quyền D. Giai đoạn phái Girôngđanh nắm chính quyền Câu 15. Động lực đưa Cách mạng Pháp phát triển tới đỉnh cao là: A. Giai cấp tư sản B. Quần chúng nhân dân C. Lực lượng quân đội cách mạng D. Phái Giacôbanh Câu 16. Tháng 9 – 1791, Hiến pháp được thông qua, xác lập quyền thống trị của giai cấp tư sản Pháp dưới hình thức A. Dân chủ tư sản B. Cộng hòa tư sản C. Dân chủ D. Quân chủ lập hiến PHẦN TỰ LUẬN: 6đ Câu 1: Trình bày những thành tựu văn hóa nước ta thế kỷ XVI-XVIII? 4đ Câu 2: Tại sao nói phái Giacôbanh đã đưa cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao? 2đ
  23. Hết ĐÁP ÁN BÀI THI HKII, MÔN LỊCH SỬ 10 TRẮC NGHIỆM: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 C B D A B C C A C C C D A A B D TỰ LUẬN: Câu 1: * Về tư tưởng, tôn giáo - Tôn giáo: từ thế kỷ 16 Nho giáo bắt đầu suy thoái, Phật Giáo có điều kiện khôi phục lại, Thiên Chúa giáo bắt đầu được truyền bá rộng rãi vào nước ta - Tiếp thu các tôn giáo từ bên ngoài nhưng vẫn giữ lại những tín ngưỡng truyền thống, tạo nên nét văn hóa riêng của người Việt: thờ cúng tổ tiên, các vị anh hùng, xây nhiều đền thờ, lăng miếu => Đời sống văn hóa người Việt ngày càng phong phú. * Phát triển giáo dục và văn học Giáo dục - Ở Đàng Ngoài: tiếp tục tổ chức thi cử nhưng sa sút dần. - Ở Đàng Trong: năm 1646 chúa Nguyễn bắt đầu mở khoa thi đầu tiên. - Thời vua Quang Trung: chấn chỉnh giáo dục, trọng dụng chữ Nôm => Tuy nhiên nội dung giáo dục chủ yếu vẫn là kinh, sử. Các bộ môn khoa học tự nhiên không được xem trọng Văn học - Nho giáo suy thoái nên văn học chữ Hán giảm sút. - Văn học chữ nôm phát triển mạnh tác giả nối tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ - Văn học dân gian nở rộ với nhiều thể loại phong phú, mang đậm tính dân tộc và giàu tính dân gian. - Thế kỷ XVII, chữ Quốc ngữ ra đời nhưng chưa được sử dụng rộng rãi. * Nghệ thuật và khoa học – kỹ thuật Nghệ thuật - Thế kỷ XVI – XVIII kiến trúc, điêu khắc tiếp tục phát triển với các công trình như chùa Thiên Mụ (Huế), tượng Phật bà Quan Âm nghìn tay nghìn mắt chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), các tượng La Hán chùa Tây Phương (Hà Nội) - Nghệ thuật dân gian cũng hình thành và phát triển nhưng còn đơn giản. - Nghệ thuật sân khấu phát triển: tuồng, chèo, dân ca địa phương Khoa học – kỹ thuật - Phát triển mạnh các khoa học lịch sử, địa lý, quân sự, triết học, y học khoa học tự nhiên không có điều kiện phát triển. - Kỹ thuật: đúc súng đại bác kiểu Tây phương, đóng chiến thuyền, xây thành lũy
  24. Câu 2: Sau khi lên nắm quyền, phái Giacôbanh đưa ra nhiều chính sách kịp thời, hiệu quả cho nhân dân: + Giải quyết ruộng đất cho nông dân và tiền lương của công nhân. + Thông qua hiến pháp mới, mở rộng tự do, dân chủ, xoá nạn đầu cơ tích trữ. + Ban hành lệnh tổng động viên, xoá bỏ các nghĩa vụ phong kiến + Hoàn thành nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản: lật đổ phong kiến, giải quyết ruộng đất + Mở ra thời đại thắng lợi và củng cố quyền thống trị của giai cấp tư sản trên phạm vi thế giới. -> Cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao.