Bộ đề thi học kỳ I môn Lịch sử Lớp 7 (Có đáp án)

docx 30 trang hoanvuK 10/01/2023 2640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề thi học kỳ I môn Lịch sử Lớp 7 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_de_thi_hoc_ky_i_mon_lich_su_lop_7_co_dap_an.docx

Nội dung text: Bộ đề thi học kỳ I môn Lịch sử Lớp 7 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 1 ĐỀ THI HỌC KỲ I Môn LỊCH SỬ LỚP 7 Thời gian: 45 phút PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Đọc kĩ câu hỏi, sau đó chọn phương án đúng nhất và ghi kết quả vào giấy bài làm THI.( Đúng 1 câu 0,25 điểm ) Câu 1: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên gọi là: a. Đại Việt sử kí toàn thư b. Hồng Luật c. Quốc Triều hình luật d. Bộ luật Hình thư Câu 2: Lễ cày tịch điền xuất hiện vào triều đại nào? a. Nhà Ngô b. Nhà Đinh c. Nhà Tiền Lê d. Nhà Lý Câu 3: Nhà Lý đổi quốc hiệu là Đại Việt vào năm nào? a. 938 b. 1010 c. 1054 d. 1009 Câu 4: Pháp luật nước ta có từ thời nào? a. Thời Tiền Lê b. Thời Lý c. Thời Trần d. Thời Đinh Câu 5: Nhà Trần ban hành bộ luật mới với tên gọi là gì? a. Quốc triều hình luật b. Hình thư c. Hồng Đức d. Hoàng triều luật lệ Câu 6: Khi Mông cổ cho sứ giả đến đưa thư dụ hàng vua Trần, thái độ của vua Trần thế nào? a. Trả lại thư b. Thái độ giảng hoà c. Bắt giam sứ giả vào ngục d. Chém đầu sứ giả Câu 7: Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân Nguyên diễn ra vào thời gian nào? a. 1284 b. 1285 c. 1286 d. 1287 Câu 8: Vị vua cuối cùng của triều đại nhà Lý là ai? a. Lý Huệ Tông b. Lý Cao Tông c. Lý Anh Tông d. Lý Chiêu Hoàng Câu 9: Thời Trần, quân đội được tuyển chọn theo chủ trương như thế nào? a. Quân phải đông nước mới mạnh b. Quân lính cốt tinh nhuệ không cốt đông c. Quân lính vừa đông vừa tinh nhuệ d. Quân đội phải văn võ song toàn Câu 10: Câu nói: “Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng” là của vị tướng nào ở thời Trần? a. Trần Quốc Tuấn b. Trần Anh Tông c. Trần Khánh Dư d. Trần Cảnh Câu 11: Nhân dân Thăng Long thực hiện chủ trương của vua Trần như thế nào khi quân Mông Cổ vào Thăng Long? a. Kiên quyết chống trả để bảo vệ Thăng Long
  2. b. Thực hiện chủ trương vườn không nhà trống c. Người già, phụ nữ, trẻ em đi sơ tán d. Cho quân lính ở lại chiến đấu Câu 12: Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt cho xây dựng hệ thống phòng ngự ở đâu? a. Sông Bạch Đằng b. Sông Mã c. Sông Như Nguyệt d. Sông Thao PHẦN II: TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1: (2 điểm) Ngô Quyền dựng nền độc lập tự chủ như thế nào? Em hãy vẽ và nêu nhận xét sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô? Câu 2: (3 điểm) Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên? Câu 3: (2 điểm) Em hãy nêu ý nghĩa, tác dụng cải cách của Hồ Quý Ly? Hết - Thí sinh không được sử dụng tài liệu. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN Môn: LỊCH SỬ 7 PHẦN A: TRẮC NGHIỆM: 3 điểm (mỗi câu đúng 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 hỏi Đáp d d c b a c b d b a b c án PHẦN B: TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu Đáp án Điểm 1 2 điểm . - Năm 939: Ngô Quyền lên ngôi vua, chọn Cổ Loa làm kinh đô. 0,5 đ - Tiến hành xây dựng đất nước: 0,25 đ + Bỏ chức Tiết độ sứ, lập triều đình mới theo chế độ quân chủ (vua 0,5 đ đứng đầu) + Cử các tướng lĩnh coi giữ ở những nơi quan trọng 0,25 đ 0,25 đ + Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Ngô Vua Vua Quan Quan văn văn Quan Quanvõ võ võ Quan văn
  3. Thứ sử các châu > Nhận xét: Bộ máy còn rất đơn giản. 0,25 đ 2 3 điểm a. Nguyên nhân thắng lợi: - Tinh thần đoàn kết, chiến đấu dũng cảm của toàn quân dân. 0,25 đ - Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho cuộc kháng chiến của nhà Trần . 0,25 đ - Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt với những chiến lược chiến thuật đúng đắn của bộ chỉ huy, đứng đầu là vua Trần và Trần Hưng Đạo. 1 đ b.Ý nghĩa lịch sử: 0,5 đ - Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ. 0,5 đ - Góp phần xây đắp truyền thống quân sự dân tộc ta. - Bài học vô cùng quý giá cho công cuộc kháng chiến cứu quốc của 0,25 đ dân tộc. - Đập tan âm mưu thống trị các nước khác của nhà Nguyên. 0,25 đ 3 2 điểm a. Ý nghĩa, tác dụng: - Góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của quý tộc, địa chủ, làm 0,5 đ suy yếu thế lực tôn thất nhà Trần. - Tăng cường nguồn thu nhập của nhà nước và tăng quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền. Cải cách văn hóa, giáo dục có nhiều tiến bộ. 0,5 đ b. Hạn chế: - Một số chính sách chưa triệt để, chưa phù hợp với tình hình thực tế. 0,5 đ - Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân. 0,5 đ ĐỀ 2 ĐỀ THI HỌC KỲ I Môn LỊCH SỬ LỚP 7 Thời gian: 45 phút PHẦN I. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)
  4. Câu 1 ( 1 điểm). Hãy khoanh vào ý trả lời đúng nhất: a. Nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Đại La từ năm nào? A.1008 B. 1009 C. 1010 D.1011 b. Người có vai trò to lớn trong quá trình đưa Lý Công Uẩn lên ngôi vua la? A.Lê Long Việt C. Lý Khánh Văn B.Vạn Hạnh D.Lê Long Đĩnh Câu 2 ( 1 điểm). Điền Đ (Đúng) hoặc S (Sai) vào bài làm cho các nhận định sau: A. Năm 1054, vua Lý Thái Tổ đặt niên hiệu là Thuận Thiên và dời đô về Hoa Lư B. Luật pháp nhà Lý bảo vệ sức kéo trong nông nghiệp và quyền tư hữu tài sản C. Cấm quân nhà Lý được tuyển chọn từ những thanh niên, trai tráng trong cả nước D. Gả công chúa cho các tù trưởng miền núi là chính sách của triều Lý Đáp án:A . B . C . D Câu 3(1 điểm): Nối cột A với cột B sao cho phù hợp: Cột A Nối Cột B a. Bộ luật thành văn đầu tiên 1. Người thầy giáo lỗi lạc của dân tộc b. Cơ quan phụ trách đê điều 2. Hà đê sứ c. Cơ quan phụ trách xét xử 3. Bộ hình thư d. Chu Văn An 4. Thẩm hình viện PHẦN II. TỰ LUẬN ( 7 điểm) Câu 1(2 điểm): Năm 1010, Lý Công Uẩn ra “ Chiếu dời đô”, quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên thành Thăng Long. Dựa vào những kiến thức đã học, em hãy giải thích tại sao Lý Công Uẩn quyết định dời đô? Câu 2( 3 điểm): Cuộc kháng chiến chống Tống ( 1075-1077) dưới thời Lý kết thúc thắng lợi nhưng đã để lại những ấn tượng vô cùng độc đáo về nghệ thuật đánh giặc. Hãy nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của tướng Lý Thường Kiệt để làm sáng tỏ nhận định trên. Câu 3: (2 điểm): Kể tên 5 công trình kiến trúc tiêu biểu thời Lý – Trần – Hồ. Lựa chọn 1 công trình em thích, đóng vai là hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu về công trình đó. Hết – ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM(3 điểm) Câu 1( 1điểm): Mỗi ý trả lời đúng 0,5 điểm: a-C b- B Câu 2(1 điểm): Mỗi ý đúng được 0,25 điểm: a-S b- S c- Đ d- Đ Câu 3(1 điểm): Mỗi ý đúng 0,25 điểm: a- 3 b-2 c-3 d-1 II. TỰ LUẬN(7 điểm): Câu 1(2 điểm): - Nêu được nhược điểm của cố đô Hoa Lư: nhiều đồi núi bao bọc nên chỉ dễ phòng thủ khi bị tấn công
  5. mà không thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao lưu buôn bán. -Nêu được ưu điểm của thành Đại La: ở giữa khu vực trời đất, thế rồng cuộn hổ ngồi, đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh, là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương Rút ra nhận xét: là quyết định sáng suốt, thể hiện tầm nhìn chiến lược của vị vua anh minh, là quyết định đúng đắn đến cả đời sau Câu 2(3 điểm): Nét độc đáo trong nghệ thuật đánh giặc của Lý Thường Kiệt: + Tấn công trước để tự vệ + Xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt, sử dụng đòn tâm lý khiến giặc hoang mang, mất tinh thần + Chủ động tiêu diệt viện quân + Chủ động giảng hòa kết thúc chiến tranh Câu 3( 2 điểm): Gv gợi ý một vài công trình tiêu biểu: Chùa Một Cột, Văn Miếu Quốc Tử Giám, tháp Phổ Minh Hs vận dụng kiến thức và đóng vai giới thiệu về công trình mình cho là ấn tượng nhất Yêu cầu: Nội dung rõ ràng, giới thiệu được các nét tiêu biểu Khuyến khích trình bày sáng tạo. ĐỀ 3 ĐỀ THI HỌC KỲ I Môn LỊCH SỬ LỚP 7 Thời gian: 45 phút PHẦN I. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm) Câu 1 ( 1 điểm). Hãy khoanh vào ý trả lời đúng nhất: a.Bộ luật đầu tiên dưới thời Lý có tên là? A. Luật Gia Long C. Luật Hồng Đức B. Luật Hình thư D. Quốc triều hình luật b. Dưới thời Trần cơ quan chuyên xét xử có tên là? A. Tôn nhân phủ C. Thái y viện B. Quốc sử viện D. Thẩm hình viện Câu 2 ( 1 điểm). Điền Đ (Đúng) hoặc S (Sai) vào bài làm cho các nhận định sau: A. Chùa Một Cột còn có tên gọi là chùa Diên Hựu, xây dựng dựa trên giấc mơ của vua Trần B. Luật pháp thời Trần cho phép giết mổ trâu bò để ăn thịt. C. Dưới thời Trần, Nho giáo được đề cao D. Nét độc đáo trong tôn giáo thời Lý - Trần là hiện tượng Tam giáo đồng nguyên. Đáp án: A B .C D Câu 3(1 điểm): Nối cột A với cột B sao cho phù hợp: Cột A Nối Cột B a. Quân đội tinh nhuệ 1. Nhà Lý dời đô ra Thăng Long b. Lý Thường Kiệt 2. Nhà Trần c. Lý Công Uẩn 3. Đánh tan quân xâm lược Tống lần 2. d. Năm 1010 4. Người sáng lập triều Lý
  6. PHẦN II. TỰ LUẬN ( 7 điểm) Câu 1(2 điểm): Hãy nêu những sự kiện tiêu biểu thể hiện tinh thần quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân và dân nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân Mông- Nguyên. Câu 2( 3 điểm): So sánh những điểm giống và khác nhau giữa quân đội thời Lý với quân đội thời Trần, Hồ? Câu 3: (2 điểm): Kể tên 5 công trình kiến trúc tiêu biểu thời Lý – Trần – Hồ. Lựa chọn 1 công trình em thích, đóng vai là hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về công trình đó. Hết – ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM(3 điểm) Câu 1( 1điểm): Mỗi ý trả lời đúng 0,5 điểm: a-B b- D Câu 2(1 điểm): Mỗi ý đúng được 0,25 điểm: a-Đ b- S c- S d- Đ Câu 3(1 điểm): Mỗi ý đúng 0,25 điểm: a- 2 b-3 c-4 d-1 II. TỰ LUẬN(7 điểm): Câu 1(2 điểm): Các sự kiện tiêu biểu: - Ba lần bắt giam sứ giả Mông Cổ - Ban lệnh cả nước sẳm sửa vũ khí - Hội nghị các vương hầu ở Bình Than bàn kế đánh giặc - Hội nghị Diên Hồng các bô lão đồng thanh hô đánh - Câu nói của Trần Thủ Độ: “ Đầu tôi chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo” - Câu nói của Trần Quốc Tuấn: “ Nếu bệ hạ muốn hàng giặc, thì hãy chém đầu thần rồi hãy hàng” Câu 2(3 điểm): Điểm giống và khác nhau giữa quân đội thời Lý và quân đội thời Trần- Hồ -Giống nhau: + Đều có 2 bộ phận: Cấm quân và quân địa phương + Chính sách: Ngụ binh ư nông + Binh chủng: Bộ binh, thủy binh, kị binh + Vũ khí: Giáo mác, cung nỏ, đao kiếm -Khác nhau: + Thời Lý: Cấm quân tuyển trong cả nước. Quân lính chỉ được luyện tập võ nghệ + Thời Trần: Cấm quân chỉ tuyển ở quê hương họ Trần. Quân lính được học binh pháp Câu 3( 2 điểm): Gv gợi ý một vài công trình tiêu biểu: Chùa Một Cột, Văn Miếu Quốc Tử Giám, tháp Phổ Minh Hs vận dụng kiến thức và đóng vai giới thiệu về công trình mình cho là ấn tượng nhất Yêu cầu: Nội dung rõ ràng, giới thiệu được các nét tiêu biểu Khuyến khích trình bày sáng tạo. ĐỀ 4 ĐỀ THI HỌC KỲ I Môn LỊCH SỬ LỚP 7
  7. Thời gian: 45 phút PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu sau: Câu 1 (0,5 điểm) Người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước, lên ngôi Hoàng đế : A. Lý Thường Kiệt B. Lý Công Uẩn C. Đinh Bộ Lĩnh D. Ngô Xương Văn Câu 2 (0,5 điểm) Đơn vị hành chính thời Tiền Lê được chia làm: A. 9 lộ B. 10 lộ C. 14 lộ D. 24 lộ Câu 3 (0.5 điểm) Dưới thời Đinh-Tiền Lê, tôn giáo nào được truyền bá rộng rãi ? A. Nho học B. Thiên chúa giáo C. Đạo Phật D. Đạo Cao Đài Câu 4 (0,5 điểm) Thời Đinh-Tiền Lê, ruộng đất trong nước nói chung thuộc sở hữu của ai : A. Của vua B. Của làng xã C. Của binh lính D. Của quý tộc Câu 5 (1 điểm) Hãy điền tiếp tên các nước còn thiếu Khu vực Đông Nam Á ngày nay gồm 11 nước: Việt Nam, Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Đông Ti- mo, Phi-líp-pin, Bru-nây PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1 (1 điểm) Nhà Đinh đã làm gì để xây dựng đất nước ? Câu 2 (4 điểm) Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly được thể hiện ở những mặt nào ? Câu 3 (1 điểm) Em có nhận xét gì về công lao của Đinh Bộ Lĩnh? Câu 4 (1 điểm) Phân tích nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên ? ĐÁP ÁN PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Câu 1 –C (0,25 điểm) Câu 2 –B (0,25 điểm) Câu 3 –C (0,25 điểm) Câu 4 –B (0,25 điểm) Câu 5 Mỗi đáp án đúng (0,25 đ) Lào, Cam-pu-chia, Xin-ga-po và In-đo-nê-xi-a. PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm) Câu Đáp án Điểm - Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ 0,25 điểm Việt, đóng đô ở Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình). - Năm 970, vua Đinh đặt niên hiệu là Thái Bình, phong vương cho 0,5 điểm 1 các con, cử các tướng thân cận nắm giữ các chức vụ chủ chốt. - Xây dựng cung điện, đúc tiền sai sứ sang giao hảo với nhà Tống 0,25 điểm - Về chính trị: 1 điểm + Thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc, tôn thất nhà trần nắm 2 giữ bằng những người không phải họ Trần thân cận với mình. + Đổi tên mọt số đơn vị hành chính cấp tấn và quy định cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp. các quan ở triều đình phải về các lộ
  8. để nắm sát tình hình. - Về kinh tế, tài chính: Phát hành tiền giấy thay cho tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng. 1 điểm - Về xã hội: Ban hành chính sách hạn nô, năm đói kém bắt nhà giầu phải bán thóc cho dân. 1 điểm - Về văn hoá, giáo dục: Bắt nhà sư dưới 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch chữ Hán ra chữ Nôm, yêu cầu mọi người phải học. 0,5 điểm - Về quân sự: Thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng. 0,5 điểm + Là người có công lớn trong việc dẹp “Loạn 12 sứ quân”. 0,25 điểm 3 + Việc đặt tên nước, chọn kinh đô đã khẳng định đất nước ta là “nước 0,75 điểm Việt lớn”, nhà Đinh có ý thức xây dựng nền độc lập, tự chủ. - Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia 0,5 điểm đánh giặc, - Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. 0,5 điểm 4 - Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội. 0,5 điểm - Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của Vương triều Trần. 0,5 điểm ĐỀ 5 ĐỀ THI HỌC KỲ I Môn LỊCH SỬ LỚP 7 Thời gian: 45 phút Câu 1. Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là A. nông dân tự do. B. nông nô. C. nô lệ. D. lãnh chúa phong kiến. Câu 2. Nguyên nhân nào dẫn đến sự xuất hiện thành thị ở châu Âu thời trung đại? A. Nghề thủ công phát triển cần phải trao đổi, mua bán. B. Sự ngăn cản giao lưu của các lãnh địa. C. Sản xuất bị đình đốn. D. Các lãnh chúa cho thành lập các thành thị. Câu 3. Thành thị châu Âu trung đại ra đời có tác động như thế nào đối với sự tồn vong của các lãnh địa phong kiến? A. Thúc đẩy kinh tế lãnh địa phong kiến phát triển. B. Cản trở sự phát triển kinh tế lãnh địa. C. Tiền đề để làm tiêu vong các lãnh địa. D. Làm cho lãnh địa thêm phong phú. Câu 4. Ai là người tìm ra châu Mĩ? A. B. Đi-a-xơ.
  9. B. Va-xcô đơ Ga-ma. C. C. Cô-lôm-bô. D. Ph. Ma-gien-lan. Câu 5. Để kỉ niệm chuyến đi vòng quanh Trái Đất lần đầu tiên, hiện nay nơi nào trên thế giới được mang tên Ma-gien-lan? A. Eo biển giữa châu Âu và châu Phi. B. Eo biển giữa châu Á và Bắc Mĩ. C. Mũi cực Nam của châu Phi. D. Mũi cực Nam của Nam Mĩ. Câu 6. Dưới thời Ngô Quyền, kinh đô nước ta đặt ở A. Hoa Lư. B. Cổ Loa. C. Thăng Long. D. Mê Linh. Câu 7. Đinh Bộ Lĩnh được tôn là Vạn Thắng vương nhờ A. quân của ông mạnh hơn các sứ quân khác, đánh đâu thắng đấy. B. lực lượng của các sứ quân khác lúc này suy yếu. C. liên kết với sứ quân Trần Lãm, chiêu dụ được sứ quân Phạm Bạch Hổ. D. ông có tài, được nhân dân ủng hộ, đánh đâu thắng đấy. Câu 8. Công lao của Đinh Bộ Lĩnh với nước ta là gì? A Đánh đuổi giặc ngoại xâm. B. Dẹp “loạn 12 sứ quân”, thống nhất đất nước. C. Đánh thắng giặc ngoại xâm, xây dựng nền độc lập, thống nhất đất nước. D. Phá bỏ nền thống trị hơn 1.000 năm của phong kiến phương Bắc. Câu 9. Thời Lý - Trần, bộ máy chính quyền được tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương. Điều đó chứng tỏ A. nhà nước phong kiến đạt đỉnh cao. B. các vua quan tâm đến việc phát triển đất nước. C. sự hoàn chỉnh của nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. D. nhà Vua muốn thâu tóm mọi quyền hành. Câu 10. “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” là câu nói của ai? A. Trần Thủ Độ. B.Trần Quốc Tuấn. C. Trần Khánh Dư. D. Trần Nhật Duật. Câu 11. Câu nào dưới đây Không nằm trong ý nghĩa của thắng lợi ba lần kháng chiến chống Mông- Nguyên?
  10. A. Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của quân Mông- Nguyên, bảo vệ nền độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. B. Nâng cao lòng tự hào, tự cường của dân tộc. C. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá. D. Đưa nước ta trở thành nước hùng mạnh nhất thế giới. Câu 12. Dựa vào mũi tên hướng tấn công của quân Mông Cổ trên lược đồ xác định dây là lần tấn công nào của chúng? A. Lần I năm 1258. B. Lần II năm 1285. C. Lần III năm 1287. B. Tự luận: ( 7 điểm) Câu 1. Trước hành động chuẩn bị xâm lược Đại Việt của nhà Tống, Nhà Lý đã chuẩn bị đối phó như thế nào? (2đ) Câu 2. Tại sao nói: Cuộc tiến công sang nước Tống của Lý Thường Kiệt vào năm 1075 là cuộc tấn công với mục đích tự vệ? (2đ) Câu 3. Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên lần thứ ba có gì giống và khác so với lần thứ hai? (3đ) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC KÌ I. MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 A. Trắc nghiệm: (3.0 diểm) (Mỗi câu đúng được 0,25đ) Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 B A C C D B D B C A D A B. Tự luận: (7.0 điểm) Câu Nội dung Điểm *Trước hành động chuẩn bị xâm lược Đại Việt của nhà Tống, Nhà Lý đã chuẩn bị đối phó: - Cử Lý Thường Kiệt chỉ huy, tổ chức cuộc kháng chiến. 0.5 - Cho quân đội luyện tập và canh phòng. 0.5
  11. Câu 1 - Phong chức tước cho các tù trưởng. chiêu mộ binh lính. 0.5 - Lý Thường chủ động tiến công trước để tự vệ. 0.5 (2.0 đ) * Cuộc tiến công của Lý Thường Kiệt là cuộc tiến công tự vệ vì: - Ta chỉ tấn công vào các căn cứ quân sự, các kho lương thảo là những nơi quân Tống 1,0 Câu 2 chuẩn bị cho cuộc xâm lược nước ta. (2.0 đ) - Trong quá trình tấn công ta cho yết bảng nói rõ mục đích của cuộc tấn công. 0,5 - Sau khi thực hiện được mục đích của mình, quân ta nhanh chóng rút về nước. 0,5 *Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ ba có gì giống và khác so với lần thứ hai: - Giống: Tránh thế giặc mạnh lúc đầu, ta chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng, chờ 1 thời cơ để phản công tiêu diệt giặc, thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”. Câu 3 - Khác: (3.0 đ) + Lần thứ ba tập trung tiêu diệt đoàn thuyền chở lương thực của Trương Văn Hổ để quân Mông-Nguyên không có lương thảo nuôi quân, dồn chúng vào thế bị động khó 1.5 khăn; + Chủ động bố trí trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng để tiêu diệt thuyền chiến của 0.5 giặc. ĐỀ 6 ĐỀ THI HỌC KỲ I Môn LỊCH SỬ LỚP 7 Thời gian: 45 phút Câu 1: (2 điểm) Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa xã hội phong kiến phương Đông và phong kiến phương Tây. Câu 2: ( 2 điểm) Nền giáo dục Đại Việt ra đời như thế nào? Câu 3: (4 điểm) Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên. Câu 4: (2 điểm) Sự bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân, nô tì ở nửa sau thế kỉ XIV nói lên điều gì? Tại sao? + Đáp án và biểu điểm Câu Nội dung Điểm 1 Bảng so sánh sự khác nhau giữa xã hội phong kiến phương Đông và phong kiến phương Tây: XHPK Phương đông XHPK Châu Âu Thời gian Hình thành sớm nhưng - Hình thành muộn kết thúc muộn nhưng kết thúc sớm 0,5đ Giai cấp Địa chủ - nông dân lĩnh Lãnh chúa – nông nô canh 0,5đ Cơ sở Nông nghiệp khép kín Nông nghiệp khép kín kinh tế trong công xã nông thôn trong lãnh địa 0,5đ Thể chế Quân chủ chuyên chế Quân chủ chuyên chế chính trị tập quyền phân quyền. Đến TK XV chuyển sang tập quyền 0,5đ
  12. 2 Sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt: - Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long. 0,5đ - Năm 1075, khoa thi đầu tiên được mở. 0,5đ - Năm 1076, thành lập Quốc tử giám. 0,5đ - Nhà nước quan tâm đến giáo dục, khoa cử. 0,5đ 3 * Nguyên nhân thắng lợi: - Tất cả mọi tầng lớp nhân dân đều tích cực tham gia kháng chiến. 0,5đ - Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt của nhà Trần cho mỗi cuộc kháng chiến. 0,5 đ - Tinh thần đoàn kết, quyết chiến của nhân dân ta, mà nòng cốt là quân đội nhà Trần. 0,5đ - Những chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của những người chỉ huy: vua Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn 0,5đ * Ý nghĩa lịch sử: - Đập tan tham vọng xâm lược Đại Việt của nhà Nguyên, bảo vệ độc lập dân tộc. 0,5đ - Góp phần xây đắp truyền thống quân sự Việt Nam. - Để lại bài học vô cùng quý giá: củng cố sự đoàn kết toàn dân, 0,5đ dựa vào dân để đánh giặc. 0,5đ - Góp phần ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Nguyên – Mông đối với các nước khác. 0,5đ 4 - Sự bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân, nô tì ở nửa sau thế kỉ XIV: + Biểu hiện sự suy sụp của nhà Trần trên các lĩnh vực chính trị, 0,5đ kinh tế và mâu thuẫn xã hội sâu sắc làm bùng nổ khởi nghĩa nông dân, nô tì. + Vai trò tích cực của Vương triều Trần không còn. Nhà Trần 0,5 đ không còn khả năng đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng, cần phải thay thế bằng một vương triều mới. - Vì: + Nhà nước không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp và đời sống 0,5đ nhân dân, chỉ lao vào ăn chơi sa đọa. + Quí tộc, vương hầu, địa chủ ra sức chiếm đoạt ruộng đất, bóc 0,5đ lột nông dân, nô tì nên cuộc sống của họ rất khổ cực. ĐỀ 7 ĐỀ THI HỌC KỲ I Môn LỊCH SỬ LỚP 7 Thời gian: 45 phút Câu 1(1 điểm): Khoanh tròn vào phương án đúng nhất: 1. Lê Hoàn chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống giành thắng lợi ở đâu? A. Sông Như Nguyệt C. Rạch Gầm - Xoài Mút
  13. B. Chi Lăng - Xương Giang D. Sông Bạch Đằng 2. Vị tướng nào của nhà Trần đã có câu nói: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” ? A. Trần Quốc Tuấn C. Trần Quốc Toản B. Trần Thủ Độ D. Trần Nhật Duật 3. Vị tướng nào của nhà Nguyên bị chém đầu ở Tây Kết? A. Ô Mã Nhi C. Toa Đô B. Thoát Hoan D. Ngột Lương Hợp Thai 4. Nhà Lý đã có chính sách gì để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp? A. cấm giết hại trâu, bò. C. khuyến khích khai khẩn đất hoang. B. vua Lý cày Tịch Điền. D. phân chia ruộng đất cho nông dân. Câu 2(4 điểm): Nhà Đinh đã làm gì để xây dựng đất nước? Việc nhà Đinh đặt tên nước và không dùng niên hiệu của Trung Quốc có ý nghĩa gì? Câu 3(5 điểm): Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên? Chủ trương “vườn không nhà trống” đã có tác dụng như thế nào? ĐÁP ÁN Câu 1(1 điểm)Mỗi ý đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 Đáp án D B C A Câu 2(4 điểm) Nhà Đinh xây dựng đất nước: (2 điểm) - Lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt. - Chọn kinh đô ở Hoa Lư. - Đặt niên hiệu là Thái Bình, sai sứ sang giao hảo với nhà Tống. - Phong vương cho các con, cử các tướng lĩnh thân cận nắm các chức vụ chủ chốt. - Xây dựng cung điện, đúc tiền đồng - Đặt ra các hình phạt như ném vào vạc dầu, vứt vào chuồng hổ, Ý nghĩa của việc nhà Đinh đặt quốc hiệu và không dùng niên hiệu của nhà Tống: (2 điểm) - Khẳng định chủ quyền, nền độc lập của nước ta. - Thể hiện nước ta là ngang hàng và không phụ thuộc vào nhà Tống. Câu 3(5 điểm) HS nêu nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên: (3 điểm) - Tất cả các tầng lớp nhân dân, thành phân dân tộc đều tham gia đánh giặc. Nhân dân tự vũ trang đánh giặc, tổ chức các đội dân binh phối hợp chiến đấu với quân triều đình. - Nhà Trần có sự chuẩn bị chu đáo tiềm lực về mọi mặt cho cuộc kháng chiến (quan tâm chăm lo sức dân, xóa bỏ các mối bất hòa trong nội bộ vương triều) - Chiến thuật đúng đắn và sáng tạo, cùng với các tướng lĩnh tài bà (Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải .) Tác dụng của chủ trương “vườn không nhà trống” : (2 điểm) - Bảo toàn được lực lượng để chuẩn bị cho các cuộc phản công lớn. - Đẩy quân Mông Cổ lâm vào tình thế khó khăn vì thiếu lương thực trầm trọng. - Tiêu hao dân lực lượng của quân địch. => tạo thời cơ cho nhà Trần phản công tiêu diệt quân giặc. HS nêu ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống Mông – Nguyên: ( 2 điểm) ĐỀ 8 ĐỀ THI HỌC KỲ I Môn LỊCH SỬ LỚP 7
  14. Thời gian: 45 phút Câu 1. (3.5 điểm) Trình bày nội dung và ý nghĩa của phong trào Văn hóa Phục hưng? Câu 2. (2.0 điểm) Tại sao nói: thời kì Ăng-co là thời kì phát triển huy hoàng của chế độ phong kiến Cam-pu-chia? Câu 3. (3.0 điểm) Vì sao nền nông nghiệp thời Lý phát triển? Câu 4. (1.5 điểm) Tổ chức bộ máy quan lại thời Đinh – Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ có điểm gì giống và khác nhau? ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Câu Đáp án Điểm * Nội dung của phong trào Văn hóa Phục hưng: - Lên án nghiêm khắc Giáo hội và đả phá trật tự xã hội phong kiến. 0.5 - Đề cao giá trị con người. 0.5 1 - Đề cao khoa học tự nhiên. 0.5 - Xây dựng thế giới quan duy vật. 0.5 * Ý nghĩa: - Phát động quần chúng đấu tranh chống lại chế độ phong kiến. 0.75 - Mở đường cho sự phát triển của văn hóa châu Âu và nhân loại. 0.75 * Thời kì Ăng-co là thời kì phát triển huy hoàng của chế độ phong kiến Cam-pu-chia: - Nông nghiệp phát triển. 0.75 2 - Lãnh thổ được mở rộng. 0.75 - Văn hóa độc đáo tiêu biểu là kiến trúc độc đáo như Ăng-co Vát, Ăng-co 0.5 Thom. * Nông nghiệp thời Lý phát triển vì: Nhà Lý có nhiều chính sách quan tâm tới sản xuất nông nghiệp. - Nhà vua thường về tận các địa phương tổ chức lễ cày tịch điền để khuyến 0.75 3 khích nhân dân tham gia sản xuất. - Khuyến khích việc khai hoang mở rộng diện tích cày cấy. 0.75 - Tiến hành khai ngòi, đào, nạo vét kênh mương. 0.5 - Tiến hành đắp đê phòng ngập lụt. 0.5 - Cấm giết hại trâu, bò để bảo vệ sức kéo. 0.5 * Giống nhau: đều được tổ chức theo mô hình chế độ quân chủ chuyên 0.75
  15. 4 chế trung ương tập quyền. * Khác nhau: ngày càng hoàn chỉnh, chặt chẽ, có hệ thống hơn. 0.75 ĐỀ 8 ĐỀ THI HỌC KỲ I Môn LỊCH SỬ LỚP 7 Thời gian: 45 phút Câu 1: ( 3,0 điểm) a.Thế nào là ché độ Quân chủ ? Phân biệt Quân chủ phân quyền với Quân chủ tập quyền ? b. Trong xã hội phong kiến có những giai cấp nào ? Quan hệ giữa các giai cấp đó sao ? Câu 2: ( 3,0 điểm). Điền các sự kiện lịch sử dân tộc tương ứng với môc thời gian sau : STTT Thời gian Sự kiện 1 980 2 981 3 1009 4 1077 5 1226 6 1288 Câu 3. ( 4,0 điểm). Vì sao nhân dân ta thời Trần lại có thể đánh thắng được kẻ thù hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ là quân xâm lược Mông – Nguyên ? HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I MÔN: LỊCH SỬ 7 Câu Nội dung cần đạt Điểm Câu 1 a.* Chế độ Quân chủ là thể chế Nhà nước do Vua đứng đầu. 0,5 điểm (3,0 điểm) * Phân biệt: - Quân chủ phân quyền là thể chế Nhà nước mà trong đó nhà vua chỉ 0,5 điểm có danh chứ không có thực quyền cai trị toàn quốc, vì quyền lực bị phân tán cho các lãnh chúa ở địa phương. - Quân chủ tập quyền là thể chế Nhà nước mà trong đó mọi quyền hành 0,5 điểm tập trung vào tay nhà vua. b. * Các giai cấp trong xã hội phong kiến: 0,5 điểm - Địa chủ và nông dân lĩnh canh (ở Phương Đông) 0,5 điểm - Lãnh chúa và nông nô (ở Phương Tây) 0,5 điểm * Mối quan hệ giữa các giai cấp trong xã hội phong kiến là quan hệ bóc lột (chủ yếu bằng địa tô)
  16. Câu 2 STT Thời gian Sự kiện (3,0 điểm) 1 980 Lê Hoàn lên ngôi vua, lập ra nhà Tiền Lê. 0,5 điểm 2 981 Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn 0,5 điểm 3 1009 Lý Công Uẩn lên ngôi, nhà Lý thành lập 0,5 điểm 4 1077 Cuộc kháng chiến chống Tống của Lý Thường Kiệt 0,5 điểm 5 1226 Trần Cảnh lên ngôi, nhà Trần thành lập 0,5 điểm Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ 0,5 điểm 6 1288 ba * Nhân dân ta đánh thắng được quân xâm lược Mông- Nguyên vì: - Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo 0,75 điểm Câu 3 vệ quê hương đất nước (4,0 điểm) - Sự chuẩn bị chu đáo tiềm lực về mọi mặt cho mỗi cuộc khỏng chiến của nhà Trần. 0,75 điểm - Có nhà lư luận quân sự tài ba Trần Quốc Tuấn (tác giả của Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư, Hịch tướng sĩ ) 0,75 điểm - Sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ vương triều nhà Trần. Tinh thÇn chiến đấu hy sinh của toàn dân ta, đặc biệt là quân đội nhà Trần. 0,75 điểm - Những chiến lợc, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của những ngời chỉ huy như: vua Trần Nhân Tông, tướng Trần Quốc Tuấn,Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư 1,0 điểm ĐỀ 9 ĐỀ THI HỌC KỲ I Môn LỊCH SỬ LỚP 7 Thời gian: 45 phút Câu 1 (3,0 điểm): Trình bày nguyên nhân và ý nghĩa của các cuộc phát kiến địa lí cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI. Kể tên các cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu thời gian trên? Câu 2 (3,5 điểm): Trình bày diễn biến và ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1076-1077). Câu 3 (3,5 điểm): Trình bày những nét chính của văn hóa thời Trần (văn hoá, văn học, giáo dục và khoa học - kĩ thuật, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc). HẾT ĐÁP ÁN Câu 1 (3,0 điểm): Trình bày nguyên nhân và ý nghĩa của các cuộc phát kiến địa lí cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI. Nguyên nhân: (1,0đ) - Do nhu cầu phát triển của sản xuất. - Tiến bộ về kĩ thuật hang hải: la bàn, bản đồ, kĩ thuật đóng tàu Ý nghĩa: Thúc đẩy thương nghiệp phát triển, đem lại nguồn lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản châu Âu. (1,0đ)
  17. Các cuộc phát kiến lớn về địa lí được tiến hành như: (1,0đ) B. Đi-a-xơ đến cực Nam châu Phi (1487); Va-xcô đơ Ga-ma đến Tây Nam Ấn Độ (1498); C. Cô-lôm- bô tìm ra châu Mĩ (1492); Ph.Ma-gien-lan đi vòng quanh Trái Đất (1519 - 1522). Câu 2 (3,5 điểm): Trình bày diễn biến và ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1076-1077). Mỗi ý được 0,5 điểm. * Diễn biến: - Cuối năm 1076, nhà Tống cử một đạo quân lớn theo hai đường thuỷ, bộ tiến hành xâm lược Đại Việt. - Tháng 1-1077, 10 vạn quân bộ do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy vượt biên giới qua Lạng Sơn tiến xuống. - Quân ta chặn đánh, đến trước bờ bắc sông Như Nguyệt quân Tống bị quân ta chặn lại. Quân thuỷ của nhà Tống bị quân ta chặn đánh ở vùng ven biển nên không thể tiến sâu vào để hỗ trợ cho cánh quân bộ. - Quân Tống nhiều lần tấn công vào phòng tuyến để tiến xuống phía Nam phòng tuyến trên sông Như Nguyệt, nhưng bị quân ta đẩy lùi. - Quân Tống chán nản, chết dần chết mòn. Cuối năm 1077, quân ta phản công, quân Tống thua to. - Quân ta chủ động kết thúc chiến tranh bằng đề nghị "giảng hoà", quân Tống chấp thuận ngay, vội đem quân về nước * Ý nghĩa cuộc kháng chiến: Nền độc lập, tự chủ của Đại Việt được giữ vững. Câu 3 (3,5 điểm): Trình bày những nét chính của văn hóa thời Trần (văn hoá, văn học, giáo dục và khoa học - kĩ thuật, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc). - Văn hoá: (1,0đ) + Tín ngưỡng cổ truyền được duy trì và có phần phát triển hơn như tục thờ cúng tổ tiên và các anh hùng dân tộc + Đạo Phật tuy vẫn phát triển nhưng không bằng thời Lý. + Nho giáo ngày càng phát triển, địa vị Nho giáo ngày càng cao và được trọng dụng. + Các hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian : ca hát, nhảy múa, chèo tuồng, các trò chơi vẫn duy trì, phát triển. - Văn học: (1,0đ) + Nền văn học (bao gồm cả văn học chữ Hán, chữ Nôm) phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, chứa đựng sâu sắc lòng yêu nước, tự hào dân tộc, được phát triển mạnh ở thời Trần, làm rạng rỡ cho nền văn hoá Đại Việt. + Nhờ một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu đã học: Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu - Giáo dục và khoa học - kĩ thuật: (1,0đ) + Quốc tử giám được mở rộng, các lộ, phủ đều có trường học, các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều. + Năm 1272, tác phẩm Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu ra đời. + Y học có Tuệ Tĩnh. + Về khoa học, Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công chế tạo được súng thần công và đóng các loại thuyền lớn - Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc với các công trình nổi tiếng tháp: Phổ Minh (Nam Định), thành Tây Đô (Thanh Hoá). (0,5đ) . ĐỀ 10 ĐỀ THI HỌC KỲ I Môn LỊCH SỬ LỚP 7 Thời gian: 45 phút Câu 1: (1 điểm) Theo em, nhân tố nào đã dẫn đến sự khủng hoảng của xã hội phong kiến và sự hình thành
  18. chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu? Câu 2: ( 5 điểm) Em hãy trình bày diễn biến và ý nghĩa cuộc chiến đấu của quân và dân ta trên phòng tuyến Như Nguyệt năm 1077? Tại sao nói cuộc tấn công sang đất Tống của Lý Thường Kiệt vào năm 1075 là cuộc tấn công tự vệ? Câu 3: (3 diểm) Em hày trình bày vài nét về tình hình xã hội thời Trần sau chiến tranh từ thế kỉ XIII- XIV? Câu 4: (1 điểm) Em có nhận xét gì về những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly cuối thế kỉ XIV? HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN LỊCH SỬ 7 Câu 1: Nhân tố nào đã dẫn đến sự khủng hoảng của xã hội phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu: - Do nhu cầu sản xuất ,trao đổi và buôn bán của cư dân dẫn đến sự xuất hiện của các thành thị trung đại. (0,5 điểm) - Nền kinh tế công thương nghiệp ngày càng phát triển. (0,5 điểm) Câu 2: * Diễn biến: (2 điểm) - 1/ 1077 kháng chiến bùng nổ. Nhiều lần Quách Quỳ cho quân vượt sông đánh vào phòng tuyến Như Nguyệt của ta nhưng bị quân ta phản công quyết liệt đẩy lùi chúng về phía bờ Bắc. - Địch chán nản mệt mỏi chết dần chết mòn ở vào tình thế « tiến thoái lưỡng nan » - Một đêm cuối xuân 1077, nhà Lý cho quan vượt sông bất ngờ đánh vào đồn giặc, quân giặc 10 phần chết đến 5, 6 phần. - Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng đề nghị giảng hoà, Quách Quỳ chấp nhận giảng hoà và rút quân về nước. * Ý nghĩa : (2 điểm) - Là trận đánh tuyệt vời - Chiến thắng oanh liệt trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. - Nền độc lập tự chủ của Đại Việt được củng cố . - Nhà Tống từ bỏ ý định xâm lược nước ta. - Để lại những bài học kinh nghiệm quí báu về giữ nước cho đời sau. * Tại sao nói cuộc tấn công sang đất Tống của Lý Thường Kiệt vào năm 1075 là cuộc tấn công tự vệ là vì ( 1 điểm) - Đây là một chủ trương chống giặc táo bạo “ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc” để đẩy giặc vào thế bị động. (0.25 điểm) - Ta chỉ tấn công các căn cứ quân sự, các kho lương thảo là những nơi nhà Tống chuẩn bị cho cuộc xâm lược nước ta. (0.25 điểm) - Trong quá trình tấn công ta treo bảng nói rõ mục đích của cuộc tấn công (0.25 điểm) - Sau khi thực hiện được mục đích của mình, quân ta nhanh chóng rút về nước. (0.25 điểm) Câu 3: (3 diểm) Tình hình xã hội thời Trần sau chiến tranh từ thế kỉ XIII- XIV: - Sau chiến tranh chống quân Mông- Nguyên, xã hội ngày càng phân hóa. - Vương hầu, quý tộc ngày càng có nhiều ruộng đất, là tầng lớp có đặc quyền, đặc lợi. - Tầng lớ địa chủ có nhiều ruộng đất cho nông dân cày cấy để thu tô. - Nông dân cày cấy ruộng công, làng xã là tầng lớp bị trị đông đảo nhất , nông dân lĩnh canh đông hơn trước.
  19. - Tầng lớp thợ thủ công, thương nhân ngày một đông. - Nông nô, nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, họ bị lệ thuộc quý tộc. Câu 4: ( 1 điểm) Nhận xét gì về những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly cuối thế kỉ XIV: - Cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, chứng tỏ ông là người có tài và yêu nước. - Hạn chế được ruộng đất của quý tộc, địa chủ, làm suy yếu tôn thất nhà Trần, tăng quyền lực nhà nước. Tuy nhiên cải cách của ông không được nhân dân ủng hộ do cướp ngôi nhà Trấn nên lòng dân hoang mang, bất bình. ĐỀ 11 ĐỀ THI HỌC KỲ I Môn LỊCH SỬ LỚP 7 Thời gian: 45 phút I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Học sinh khoanh tròn chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất, mỗi câu trả lời đúng là 0,25 điểm. Câu 1. Xã hội phong kiến châu Âu hình thành trên cơ sở của giai cấp nào? A. Tăng lữ quý tộc và nông dân B. Lãnh chúa phong kiến và nông dân. C. Chủ nô và nô lệ D. Địa chủ và nông dân. Câu 2. Ai là người tìm ra Châu Mĩ? A. Va-xcô đơ Ga-ma B. Đi-a-xơ C. Ma-gien-lan D. Cô –lôm-bô Câu 3. Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ cày gọi là? A. Nông dân tự canh B. Nông dân lĩnh canh C. Nông dân làm thuê D. Nông nô. Câu 4. Đinh Tiên Hoàng lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước ta là gì? Đóng đô ở đâu? A. Đại Việt - ở Hoa Lư B. Đại Cồ Việt - ở Hoa Lư C. Đại Cồ Việt - ở Cổ Loa D. Đại Việt - ở Thăng Long. Câu 5. Dưới thời nhà Lý, cơ cấu hành chính được sắp xếp như thế nào? A. Lộ-huyện-hương B. Lộ-phủ-châu C. Lộ-phủ-châu-hương D. Lộ-phủ-huyện –hương,xã. Câu 6. Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt cho xây dựng hệ thống phòng ngự ở đâu? A. Sông Bạch Đằng B. Sông Mã C. Sông Như Nguyệt D.Sông Thao. Câu 7. Các vua Lý thường về địa phương để làm gì? A. Thăm hỏi nhân dân B. Cày tịch điền C. Thu thuế nông nghiệp D. Chia ruộng đất cho nông dân. Câu 8.Hãy điền vào chỗ trống câu sau đây: “ Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng biệt của dân tộc .”. A. Văn hóa Hoa Lư B. Văn hóa Đại Nam C. Văn hóa Đại La D.Văn hóa Thăng Long.
  20. Câu 9. Tìm ra điểm giống nhau trong ba lần kháng chiến chống quân Nguyên –Mông của nhà Trần? A. Kiên quyết bảo vệ kinh thành Thăng Long. B. Chỉ cho người già, trẻ em, phụ nữ đi sơ tán. C. Thực hiện chủ trương “ Vườn không nhà trống”. D. Tất cả các chủ trương trên. Câu 10. Tháng 5 – 1285, quân Trần tổ chức phản công đánh bại giặc Nguyên ở đâu? A. Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương B. Tây Kết, Thăng Long. C. Vạn Kiếp, Hàm Tử, Đông Bộ Đầu D. Tây Kết, Hàm Tử, sông Bạch Đằng. Câu 11.Nhà y học và nhà y dược lỗi lạc thời Trần đã nghiên cứu thành công nhiều loại cây cỏ trong nước để chữa bệnh là ai? A. Nguyễn Bá Tĩnh (Tuệ Tĩnh) B. Phạm Phu Tiên C. Phạm Sư Mạnh D. Lê Hữ Trác ( Hải Thượng Lãn Ông). Câu 12. Cải cách của Hồ Quý Ly đối với gia nô và nô tì như thế nào? A. Đã giải phóng thân phận nô lệ B. Chưa giải phóng thân phận nô lệ. C. Chuyển gia nô và nô tì trở thành nông dân tự do. C. Gia nô và nô tì không còn lệ thuộc quan lại. II. TỰ LUẬN: ( 7 điểm) Câu 1. Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy thời Trần? (2 điểm). Qua đó, em có nhận xét gì về bộ máy nhà nước thời Trần so với bộ máy nhà nước thời Lý? ( 1 điểm) Câu 2. Nêu cách đánh giặc của nhà Trần lần thứ ba có gì giống và khác nhau so với lần thứ hai? (3 điểm) Câu 3. Nêu nét độc đáo về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Trần? ( 1 điểm) - HẾT- ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm Mỗi câu trả lời đúng: 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án B D B B D C B D C A D B II. TỰ LUẬN: ( 7 điểm) Câu 1: (3 điểm) * Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy thời Trần: đúng, đẹp ( 2 điểm) * Nhận xét: hoàn chỉnh, có đầy đủ các chức quan hơn so với bộ máy nhà nước nhà Lý thể
  21. hiện quyền cai trị từ trung ương đến các địa phương.( 1 điểm). Câu 2: ( 3 điểm) * Giống nhau: (1 điểm) - Tránh thế mạnh của giặc, vừa đánh vừa rút lui để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ đến để phản công tiêu diệt giặc.(0,5đ) - Thực hiện chủ trương “ Vườn không nhà trống”.(0,5đ) * Khác nhau: (2 điểm) - Tập trung tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ để chúng không có lương thực để nuôi quân, dồn chúng vào thế bị động, khó khăn.(1,0đ) - Chủ động bố trí bãi cọc trên sông Bạch Đằng để tiêu diệt đoàn thuyền chiến của giặc và đánh bại ý đồ xâm lược của nhà Nguyên đối với nước ta. (1,0đ) Câu 3: (1 điểm) Nét độc đáo về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Trần: xây dựng nhiều công trình kiến trúc mới như tháp Phổ Minh ( Nam Định), thành Tây Đô (Thanh Hóa); lăng mộ vua và quý tộc có nhiều tượng hổ, sư tử, chó và các quan hầu bằng đá. Hình rồng khắc trên đá trau chuốt, có sừng uy nghiêm, linh hoạt và đạt đến trình độ cao./. ĐỀ 12 ĐỀ THI HỌC KỲ I Môn LỊCH SỬ LỚP 7 Thời gian: 45 phút I/ TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Câu 1 : Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu ý em cho là đúng (1điểm) 1. Nhà Trần ban hành bộ luật A. bộ Hình Luật C. Quốc triều hình luật B. luật Gia Long D. Hình thư 2. Tướng chỉ huy quân Mông Cổ xâm lược Đại Việt lần thứ nhất là A. Thoát Hoan C. Hốt Tất Liệt B. Ngột Lương Hợp Thai D. Toa Đô 3. Người biên soạn bộ Đại Việt sử kí toàn thư A. Lê Hữu Trác C. Phạm Sư Mạnh B. Lê Văn Hưu D. Trương Hán Siêu 4. Tướng giặc nào chui vào ống đồng cho quân lính khiêng về nước A. Toa Đô C. Thoát Hoan B. Ô Mã Nhi D. Ngột Lương Hợp Thai Câu 2: Nối mỗi ý ở cột A với 1 ý ở cột B cho phù hợp. (1điểm) (A) Cơ quan (B) Chức năng Nối ý cột (A) và (B) 1/ Quốc sử viện A/ trông coi việc đê điều 1 - 2/ Hà đê sứ B/ đảm nhận việc viết sử 2 - 3/ Thái y viện C/ coi việc chữa bệnh trong cung vua 3 - 4/ Khuyến nông sứ D/ đảm nhiệm theo giỏi các đồn điền 4 - E/ trông coi việc sản xuất nông nghiệp
  22. Câu 3: Chọn và điền từ hoặc cụm từ trong ngoặc vào chỗ trống ( ) sao cho đúng với tình hình kinh tế thời Trần cuối thế kỉ XIV. (1 điểm) ( xâm lấn, ruộng đất, nông dân, xâm chiếm, triều đình) Vương hầu, quý tộc, nhà chùa, địa chủ nắm trong tay rất nhiều Ruộng đất công ở các làng xã bị , khẩu phần ruộng đất của bị thu hẹp, đời sống ngày càng bấp bênh, cực khổ. Thế nhưng vẫn bắt dân nghèo mỗi năm phải nộp ba quan tiền thuế đinh. II/ TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quan lại thời Trần có điểm gì giống và khác nhau với thời Lý? (2 điểm) Câu 2: Dựa vào lược đồ trình bày tóm tắt diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ ba (1288)? Lược đồ chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 Câu 3: Ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Mông- Nguyên? (2 điểm) ĐÁP ÁN
  23. I. Trắc nghiệm: (3điểm) Câu 1: Khoanh tròn: (1,0 điểm - Mỗi ý đúng 0,25điểm) Câu 1 2 3 4 Trả lời C B B C Câu 2: Nối ý :(1,0 điểm - Mỗi ý đúng 0,25điểm) Ý 1 2 3 4 Trả lời B A C E Câu 3: Điền khuyết: (1,0 điểm - Mỗi ý đúng 0,25điểm) 1 2 - ruộng đất; xâm lấn - nông dân; triều đình II. Tự luận: (7 điểm) Câu Nội dung cần đạt Thang điểm 1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quan lại thời Trần giống và khác nhau với thời Lý: * Giống Đều tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền. 0.5 * Khác: - Thực hiện chế độ Thái thượng hoàng. 0.25 0.5 - Các chức quan đại thần do người họ Trần nắm giữ. - Đặt thêm một số cơ quan và một số chức quan để trong coi sản 0.5 xuất. 0.25 - Cả nước chia thành 12 lộ. 2 Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ ba (1288): - Tháng 4/1288 đoàn thuyền của Ô Mã Nhi rút về theo sông 0.75 Bạch Đằng. - Ta nhử địch vào sâu trong trận địa. 0.75 - Nước rút xuống thuyền địch xô vào cọc và bị quân ta đánh từ 0.75 hai bên. - Nhiều tên giặc bị chết, Ô Mã Nhi bị bắt sống, Thoát Hoan bỏ 0.75 chạy về nước. 3 Ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Mông- Nguyên: - Đập tan âm mưu xâm lược ĐV của đế chế Mông- Nguyên, bảo 0.5 vệ độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia. - Nâng cao lòng tự hào, tự cường dân tộc. 0.5 - Góp phần xây đắp truyền thống đấu tranh bảo vệ đất nước. 0.5 - Để lại những bài học quý giá trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 0.5 ĐỀ 13 ĐỀ THI HỌC KỲ I Môn LỊCH SỬ LỚP 7 Thời gian: 45 phút
  24. I/ TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Câu 1 : Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu ý em cho là đúng (1điểm) 1. Vị vua đầu tiên của nhà Trần A. Trần Cảnh C. Trần Quốc Tuấn B. Trần Thủ Độ D. Trần Thái Tông 2. Nhà giáo tiêu biểu thời Trần A. Chu Văn An C. Trương Hán Siêu B. Đoàn Nhữ Hài D. Lê Quát 3. Thầy thuốc nổi tiếng thời Trần A. Đặng Lộ C. Trần Nguyên Đán B. Tuệ Tĩnh D. Hồ Nguyên Trừng 4. Người đảm nhận chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên lần 2 A. Trần Thái Tông C. Trần Quốc Tuấn B. Trần Thủ Độ D. Trần Cảnh Câu 2: Nối mỗi ý ở cột A với 1 ý ở cột B cho phù hợp. (1điểm) (A) Thời gian (B) Sự kiện chính Nối ý cột (A) và (B) 1/ năm 1283 A/ quân Trần phản công ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương 1 - Dương 2/ đầu năm 1285 B/ quân Mông Cổ vào xâm lược nước ta 2 - 3/ tháng 5/1285 C/ quân Mông Cổ rút khỏi Thăng Long 3 - 4/ ngày 29/1/1258 D/ quân Nguyên tấn công Cham-pa 4 - E/ mở hội nghị Diên Hồng Câu 3: Chọn và điền từ hoặc cụm từ trong ngoặc vào chỗ trống ( ) sao cho đúng với sự phát triển giáo dục thời Trần. (1 điểm) ( trường công; châu, huyện; Quốc tử giám; trường tư; lộ, phủ) Thời Trần, .mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại. Các quanh kinh thành đều có Trong nhân dân, ở các làng xã có Các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều. II/ TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1: Nêu những nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên? (2 điểm) Câu 2: Nhận xét quân đội nhà Trần có gì giống và khác so với quân đội nhà Lý? (2 điểm) Câu 3: Dựa vào lược đồ trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất (1258)? (3 điểm)
  25. Lược đồ kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ nhất 1258 ĐÁP ÁN THI HỌC KÌ I I. Trắc nghiệm: (3điểm) Câu 1: Khoanh tròn: (1,0 điểm - Mỗi ý đúng 0,25điểm) Câu 1 2 3 4 Trả lời A A B C Câu 2: Nối ý :(1,0 điểm - Mỗi ý đúng 0,25điểm) Ý 1 2 3 4 Trả lời D E A C Câu 3: Điền khuyết: (1,0 điểm - Mỗi ý đúng 0,25điểm) 1 2 - Quốc tử giám; lộ, phủ - trường công; trường tư II. Tự luận: (7 điểm) Câu Nội dung cần đạt Thang điểm 1 Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên:
  26. - Sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, tinh thần anh 0.5 dũng của quân sĩ. - Nhà Trần chuẩn bị chu đáo cho cuộc kháng chiến. 0.5 - Có những người lãnh đạo quân sự tài ba. 0.5 - Có chiến lược đánh giặc đúng đắn, sáng tạo. 0.5 2 Quân đội nhà Trần giống và khác so với quân đội nhà Lý: - Giống: + Quân đội gồm 2 bộ phận. 0.5 + Được tuyển dụng theo chính sách “Ngụ binh ư nông”. 0.5 - Khác: + Cấm quân: Tuyển những người khỏe mạnh ở quê hương 0.5 nhà Trần. + Quân đội theo chủ trương:”Cốt tinh nhuệ không cốt đông”. 0.5 3 Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất (1258): - Tháng 1-1258, 3 vạn quân Mông Cổ tiến vào nước ta theo 1.0 đường sông Thao qua Bạch Hạc đến Bình Lệ Nguyên và bị chặn lại, sau đó tiến vào Thăng Long. - Ta thực hiện kế sách “ Vườn không nhà trống” khiến cho giặc 0.75 vào Thăng Long bị thiếu lương thực, thực phẩm. - Ta mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu. 0.5 *Kết quả: Ngày 29-1-1258 quân Mông Cổ phải rút khỏi Thăng Long chạy về nước. 0.75 ĐỀ 14 ĐỀ THI HỌC KỲ I Môn LỊCH SỬ LỚP 7 Thời gian: 45 phút I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Học sinh khoanh tròn chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất, mỗi câu trả lời đúng là 0,25 điểm. Câu 1. Xã hội phong kiến châu Âu hình thành trên cơ sở của giai cấp nào? A. Tăng lữ quý tộc và nông dân B. Lãnh chúa phong kiến và nông dân. C. Chủ nô và nô lệ D. Địa chủ và nông dân. Câu 2. Ai là người tìm ra Châu Mĩ? A. Va-xcô đơ Ga-ma B. Đi-a-xơ C. Ma-gien-lan D. Cô –lôm-bô Câu 3. Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ cày gọi là? A. Nông dân tự canh B. Nông dân lĩnh canh C. Nông dân làm thuê D. Nông nô. Câu 4. Đinh Tiên Hoàng lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước ta là gì? Đóng đô ở đâu? A. Đại Việt - ở Hoa Lư B. Đại Cồ Việt - ở Hoa Lư
  27. C. Đại Cồ Việt - ở Cổ Loa D. Đại Việt - ở Thăng Long. Câu 5. Dưới thời nhà Lý, cơ cấu hành chính được sắp xếp như thế nào? A. Lộ-huyện-hương B. Lộ-phủ-châu C. Lộ-phủ-châu-hương D. Lộ-phủ-huyện –hương,xã. Câu 6. Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt cho xây dựng hệ thống phòng ngự ở đâu? A. Sông Bạch Đằng B. Sông Mã C. Sông Như Nguyệt D.Sông Thao. Câu 7. Các vua Lý thường về địa phương để làm gì? A. Thăm hỏi nhân dân B. Cày tịch điền C. Thu thuế nông nghiệp D. Chia ruộng đất cho nông dân. Câu 8.Hãy điền vào chỗ trống câu sau đây: “ Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng biệt của dân tộc .”. A. Văn hóa Hoa Lư B. Văn hóa Đại Nam C. Văn hóa Đại La D.Văn hóa Thăng Long. Câu 9. Tìm ra điểm giống nhau trong ba lần kháng chiến chống quân Nguyên –Mông của nhà Trần? A. Kiên quyết bảo vệ kinh thành Thăng Long. B. Chỉ cho người già, trẻ em, phụ nữ đi sơ tán. C. Thực hiện chủ trương “ Vườn không nhà trống”. D. Tất cả các chủ trương trên. Câu 10. Tháng 5 – 1285, quân Trần tổ chức phản công đánh bại giặc Nguyên ở đâu? A. Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương B. Tây Kết, Thăng Long. C. Vạn Kiếp, Hàm Tử, Đông Bộ Đầu D. Tây Kết, Hàm Tử, sông Bạch Đằng. Câu 11.Nhà y học và nhà y dược lỗi lạc thời Trần đã nghiên cứu thành công nhiều loại cây cỏ trong nước để chữa bệnh là ai? A. Nguyễn Bá Tĩnh (Tuệ Tĩnh) B. Phạm Phu Tiên C. Phạm Sư Mạnh D. Lê Hữ Trác ( Hải Thượng Lãn Ông). Câu 12. Cải cách của Hồ Quý Ly đối với gia nô và nô tì như thế nào? A. Đã giải phóng thân phận nô lệ B. Chưa giải phóng thân phận nô lệ. C. Chuyển gia nô và nô tì trở thành nông dân tự do. C. Gia nô và nô tì không còn lệ thuộc quan lại. II. TỰ LUẬN: ( 7 điểm) Câu 1. Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy thời Trần? (2 điểm). Qua đó, em có nhận xét gì về bộ máy nhà nước thời Trần so với bộ máy nhà nước thời Lý? ( 1 điểm) Câu 2. Nêu cách đánh giặc của nhà Trần lần thứ ba có gì giống và khác nhau so với lần thứ hai? (3 điểm) Câu 3. Nêu nét độc đáo về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Trần? ( 1 điểm) - HẾT-
  28. ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm Mỗi câu trả lời đúng: 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án B D B B D C B D C A D B II. TỰ LUẬN: ( 7 điểm) Câu 1: (3 điểm) * Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy thời Trần: đúng, đẹp ( 2 điểm) * Nhận xét: hoàn chỉnh, có đầy đủ các chức quan hơn so với bộ máy nhà nước nhà Lý thể hiện quyền cai trị từ trung ương đến các địa phương.( 1 điểm). Câu 2: ( 3 điểm) * Giống nhau: (1 điểm) - Tránh thế mạnh của giặc, vừa đánh vừa rút lui để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ đến để phản công tiêu diệt giặc.(0,5đ) - Thực hiện chủ trương “ Vườn không nhà trống”.(0,5đ) * Khác nhau: (2 điểm) - Tập trung tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ để chúng không có lương thực để nuôi quân, dồn chúng vào thế bị động, khó khăn.(1,0đ) - Chủ động bố trí bãi cọc trên sông Bạch Đằng để tiêu diệt đoàn thuyền chiến của giặc và đánh bại ý đồ xâm lược của nhà Nguyên đối với nước ta. (1,0đ) Câu 3: (1 điểm) Nét độc đáo về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Trần: xây dựng nhiều công trình kiến trúc mới như tháp Phổ Minh ( Nam Định), thành Tây Đô (Thanh Hóa); lăng mộ vua và quý tộc có nhiều tượng hổ, sư tử, chó và các quan hầu bằng đá. Hình rồng khắc trên đá trau chuốt, có sừng uy nghiêm, linh hoạt và đạt đến trình độ cao./. ĐỀ 15 ĐỀ THI HỌC KỲ I Môn LỊCH SỬ LỚP 7 Thời gian: 45 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu 0,5 điểm Câu 1 : Nhà Lý rời đô về Thăng Long vì : A. Hoa Lư là quê hương của nhà Lý. B. Đất dữ C. Ở Thăng Long thuận lợi giao thông , bằng phẳng, muôn vật tươi tốt, phồn thịnh. Câu 2 : Văn Miếu được xây dựng vào năm: A. 1070 C. 1075 B. 1072 D. 1077 Câu 3 : Nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp có mối quan hệ như thế nào?
  29. A. Không có C. Thúc đẩy nhau cùng phát triển B. Tách rời nhau D. Thương nghiệp giữ vai trò quyết định Câu 4: Nhà Trần ban hành Bộ luật mới có tên là: A. Luật hình thư C. Luật Hồng Đức B. Quốc Triều hình luật B. Luật Gia Long II. PHẦN TỰ LUẬN: Câu 5 (2điểm): Em hãy trình bày công lao của Ngô Quyền và công lao của Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta trong buổi đầu độc lập? Câu 6 (3 điểm): a. Em hãy trình bày ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên? b. Những sự kiện cụ thể biểu hiện tinh thần quyết tâm chống giặc của quân dân ta trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông Cổ? Câu 7 ( 3 điểm): Em hãy trình bày diễn biến, kết quả cuộc kháng chiến chống Tống trên phòng tuyến Như Nguyệt của nhà Lý? ĐÁP ÁN I. Phần trắc nghiệm: (2 điểm) Mỗi câu trả lời đúng đạt 0,5điểm. Câu 1 2 3 4 Phương án đúng C A C B II. Phần tự luận: Câu Đáp án Điểm 5 - Công lao của Ngô Quyền: + Chấm dứt thời kì Bắc thuộc gần 1000 năm của nhân dân ta, giành lại 0,5 nền độc lập cho đất nước. + Đặt nền móng xây dựng chính quyền độc lập tự chủ và khẳng định chủ 0,5 quyền của đất nước. - Công lao của Đinh Bộ Lĩnh: + Chấm dứt cảnh “loạn 12 sứ quân”, đưa đất nước trở lại cảnh yên bình 0,5 thống nhất. 0,5 + Tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ. 6 a. Ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên: + Đã đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông - 1 Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ & chủ quyền quốc gia của dân tộc. + Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược, góp 0,5 phần nâng cao lòng tự hào dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân, + Góp phần xây dựng truyền thống dân tộc, để lại nhiều bài học kinh 0,5 nghiệm quý giá cho đời sau trong cuộc đấu tranh chống xâm lược. b. Những sự kiện cụ thể biểu hiện quyết tâm chống giặc của quân dân ta
  30. trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông Cổ: - Theo lệnh triều đình, nhân dân Thăng Long nhanh chóng thực hiện chủ 0,25 trương ”vườn không nhà trống” để đánh giặc. - Trước thế giặc mạnh vua Trần hỏi ý kiến thái sư Trần Thủ Độ. Ông đã 0,25 trả lời: ”Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”. - Khi kẻ thù lâm vào tình trạng khó khăn, quân Trần đã mở cuộc phản công vào kinh thành Thăng Long và truy kích quân địch khi chúng tháo 0,5 chạy. Kháng chiến kết thúc thắng lợi hoàn toàn. 7 * Diễn biến cuộc chiến chống quân Tống trên phòng tuyến Như Nguyệt của nhà Lý : - Quân Tống nhiều lần vượt sông, tiến đánh phòng tuyến của ta, nhưng 1 đều thất bại. Quân Tống chán nản, chết dần chết mòn. - Cuối xuân 1077, Lý Thường Kiệt bất ngờ tổ chức phản công lớn vào 0,5 trận tuyến của địch. - Quân Tống thua to, “mười phần chết đến năm, sáu” và lâm vào tình thế 0,5 tuyệt vọng. - Lý Thường Kiệt đề nghị “giảng hoà” Quách Quỳ chấp nhận và rút quân 0,5 về nước. 0,5 * Kết quả: Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi vẻ vang.