Bộ đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân 6 (Có đáp án)

docx 37 trang hoanvuK 10/01/2023 2720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân 6 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_giao_duc_cong_dan_6_co_dap_an.docx

Nội dung text: Bộ đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân 6 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 1 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6 Thời gian: 45 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm). Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất. (Mỗi câu đúng được 0,5 điểm). Câu 1: Biểu hiện nào dưới đây là chưa biết tự chăm sóc, rèn luyện thân thể? A. Quân chơi thể thao đều đặn hàng ngày. B. Nam để đầu trần khi đi trời nắng. C. Ngày nào Mai cũng đánh răng 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. D. Hoa thực hiện ăn uống điều độ, đủ chất, đảm bảo vệ sinh. Câu 2: Theo em biểu hiện nào dưới đây thể hiện tính tiết kiệm? A. Ăn chơi, đua đòi theo mốt. B. Tiêu xài theo ý thích. C. Vừa làm, vừa chơi. D. Tranh thủ từng phút để học bài. Câu 3. Hãy cho biết hành vi nào dưới đây biểu hiện thiếu lễ độ với mọi người? A. Chào hỏi người lớn tuổi. B. Nói năng thưa gửi đúng mực với mọi người. C. Nhường chỗ cho em nhỏ trên xe buýt. D. Ngắt lời khi người khác đang nói. Câu 4. Hãy cho biết hành vi nào dưới đây là vô kỉ luật? A. Đi học đúng giờ. B. Thực hiện đầy đủ các nội quy của trường, lớp. C. Làm việc riêng trong giờ học. D. Viết giấy xin phép nghỉ học khi bị ốm. Câu 5. Hành vi nào sau đây thể hiện ý thức tôn trọng kỉ luật? A. Giờ nghỉ trưa, Hoàng rủ các bạn đá bóng ở đầu ngõ. B. Lan thường xuyên đi học muộn vì nhà xa trường. C. Tùng đi chơi điện tử trong giờ tự quản. D. Hoa viết giấy xin phép khi bị ốm phải nghỉ học. Câu 6. Hãy cho biết hành vi nào dưới đây biểu hiện tính tiết kiệm? A. Ăn diện theo mốt. B. Bị ốm nhưng không mua thuốc chữa bệnh, để bệnh tự khỏi. C. Bỏ thừa không ăn hết suất cơm. D. Tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi phòng. Câu 7. Nếu tiết kiệm cuộc sống của chúng ta sẽ A. cơ cực hơn vì không dám ăn. B. không mua sắm thêm được gì cho gia đình. C. tích lũy được của cải cho gia đình. D. trở thành người keo kiệt, bủn xỉn. Câu 8. Yếu tố nào dưới đây không thuộc về thiên nhiên? A. Khói bụi B. Không khí C. Khoáng sản D. Nước ngầm Câu 9. Việc làm nào dưới đây làm tổn hại đến thiên nhiên? A. Chặt cây rừng khi đến tuổi thu hoạch. B. Đánh bắt cá bằng thuốc nổ, điện. C. Thuần dưỡng động vật quí hiếm. D. Trồng và chăm sóc cây xanh. Câu 10: Hành vi nào sau đây thể hiện ý thức tôn trọng kỷ luật? A. Giờ nghỉ trưa Hoàng rủ các bạn đá bóng ở đầu ngõ. B. Lan thường xuyên đi muộn vì nhà ở xa trường. C. Tùng đi chơi điện tử trong giờ học. D. Mận luôn chấp hành tốt nội quy, hoạt động của trường lớp. II. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm). Câu 11: ( 1 điểm ) Theo em, vì sao con người cần phải yêu quý và bảo vệ thiên nhiên? Câu 12: ( 2 điểm ) Em hãy nêu 2 hành vi thể hiện lễ độ, 2 hành vi thể hiện thiếu lễ độ. Hãy nói lên thái độ của em trước hành vi đó?
  2. Câu 13: ( 2 điểm ) Tình huống: Sắp đến ngày thi đấu bóng đá giữa các lớp. Một số bạn trong đội bóng của lớp rủ Quân bỏ học để luyện tập chuẩn bị thi đấu. 1/ Theo em, Quân có những cách cư xử nào? ( nêu 2 cách ) 2/ Nếu là Quân, em sẽ chọn cách cư xử nào? Vì sao? ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 đ): Học sinh làm đúng mỗi câu đạt 0,5 điểm. Câu Mã đề 1 Mã đề 2 Mã đề 3 Mã đề 4 1 B B D A 2 C C C A 3 A D D C 4 D D B B 5 C C C B 6 D A A D 7 B B A C 8 C C C D 9 A A B B 10 B B B C II. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm): Câu trả lời cần có nội dung: Câu 11: Con người cần phải yêu quý thiên nhiên vì: ( 1 đ ) a. Thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người. Thiên nhiên cung cấp nhu cầu cho con người những thứ cần thiết cho cuộc sống, đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người; thiên nhiên chính là môi trường sống của con người, không có thiên nhiên con người không tồn tại được. ( 0.5 đ ) b. Nếu thiên nhiên bị tàn phá xẽ làm ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, gây ra những hậu quả nặng nề đe dọa cuộc sống của con người. ( 0.5 đ ) Câu 12: yêu cầu nêu được ( 2 đ) a. 2 hành vi thể hiện lễ độ: ( 0.5 đ ) - Gọi dạ, bảo vâng. - Thưa gửi khi nói chuyện với người lớn. - Đi xin phép, về chào hỏi. - Nhường chỗ cho người già, em nhỏ. b. 2 hành vi thể hiện thiếu lễ độ: ( 0.5 đ ) - Nói trống không với người lớn. - Nói leo, ngắt lời người khác. - Làm ồn ào khi cha mẹ tiếp khách. - Đi qua trước mặt người khác. c. Thái độ của em đối với hành vi đó là: - Tán thành và ủng hộ những hành vi thể hiện sự lễ độ. ( 0.5 đ ) - Không tán thành, lên án, phê phán những hành vi thiếu lễ độ. ( 0.5 đ ) Câu 13: yêu cầu nêu được ( 2 đ) a. Quân có thể ứng xử sau: ( 0.5 đ ) - Đến xin phép thầy, cô cho nghỉ học.
  3. - Khuyên các bạn không bỏ học và rủ các bạn tập đá bóng ngoài giờ học. - Báo cáo với thầy cô giáo về ý định của các bạn. - Báo với bố mẹ các bạn. b. Chon cách ứng xử: ( 0.5 đ ) - Khuyên các bạn không bỏ học và tập đá bóng ngoài giờ học. c. Giải thích lý do: - Là học sinh phải biết tôn trọng kỷ luật của nhà trường, tự giác thực hiện nội quy, không tự ý bỏ học. Nghỉ học phải có lý do chính đáng và phải xin phép thầy cô giáo. ( 0.5 đ ) - Theo cách ứng xử ấy, vừa giữ được quan hệ tốt với bạn bè, vừa đảm bảo kế hoạch luyện tập. ( 0.5 đ ) ĐỀ 2 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6 Thời gian: 45 phút Câu 1: (1. điểm) Em tìm từ thích hợp để điền vào phần nội dung còn thiếu. Những việc làm có lợi Giải thích lí do cho sức khỏe 1. Tập thể dục thường xuyên 2. Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể 3. Dọn dẹp phòng sạch sẽ 4. Tắm rửa thường xuyên Câu 2: (1 điểm) ) Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau: a. Hành vi nào sau đây thể hiện tính tiết kiệm? A. Mua sắm nhiều quần áo hàng hiệu B. Giữ gìn đồ dùng học tập cẩn thận C. Lên mạng lướt facebook cả buổi tối D. Xé vở để gấp máy bay b. Việc làm nào sau đây không thể hiện tính siêng năng, kiên trì? A. Gặp bài khó tìm mọi cách để giải B. Thường xuyên giúp mẹ làm việc nhà C. Chỉ làm bài dễ bài khó thì bỏ qua D. Tập thể dục thường xuyên c. Theo em, biểu hiện hiện nào dưới đây không thể hiện tính tiết kiệm? A. Nhịn ăn sáng để mua truyện B. Vở không viết hết để làm giấy nháp C. Giữ gìn sách vở cẩn thận D. Lập thời gian biểu cho 1 tuần d. Việc làm nào sau đây có lợi cho sức khỏe? A. Uống nước chè để qua đêm B. Đi ngoài nắng về tắm nước lạnh ngay C. Mắc màn khi đi ngủ D. Khi ngủ trùm chăn kín mít Câu 3:(1 điểm) Điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống bên cạnh mỗi nội dung sau: a. Mỗi người nên tập một môn thể thao để tăng cường sức khỏe b. Là học sinh chỉ cần học tốt là được không cần phải giúp bố mẹ làm việc nhà. c. Tiết kiệm làm cho con người chỉ biết thu vén cho bản thân mình d. Có siêng năng cũng khó học giỏi vì chỉ những người thông minh mới học giỏi II. TỰ LUẬN (7đ) Câu 1. (2 điểm). Em hãy xử lý tình huống sau a. Là học sinh lớp 6, H có chiều cao 1,32m và nặng 61kg. H luôn tự hào mình là người khỏe nhất. Thực đơn trong bữa ăn hằng ngày của H chủ yếu là thịt, trứng, bánh ngọt, bơ sữa và nước ngọt. Em hãy tư vấn cho bạn H biện pháp để tăng chiều cao và giảm cân nặng?
  4. b. Trường em tổ chức hội chợ ngày Halloween, các bạn trong lớp ai cũng nhiệt tình tham gia bán hàng. Một bạn trong lớp rủ em đi chơi ở các gian hàng khác, còn việc bán hàng cứ để cho những bạn khác làm. Em nên ứng xử như thế nào trong tình huống này? Câu 2: (1 điểm) Tại sao nói “sức khỏe là vốn quý của con người” Câu 3 (2.5 điểm) Em hãy viết những hành động tiết kiệm của em theo nội dung sau? Tiết kiệm điện: Tiết kiệm nước: Tiết kiệm đồ dùng học tập Tiết kiệm thời gian: Tiết kiệm thực phẩm, đồ ăn: Tiết kiệm công sức lao động: Câu 4. (1.5 điểm) Em hãy chia sẻ suy nghĩ của em về nhận xét sau: “Con người muốn tồn tại, phải cần cù, chăm chỉ lao động để làm ra của cải, phải biết tiết kiệm tiền của, công sức, thời gian thì mới xây dựng được cuộc sống ấm no hạnh phúc. Ngược lại nếu không chịu khó, kiên trì và tiết kiệm thì sẽ đói nghèo và không đạt được mục đích gì, trở thành kẻ ăn bám gia đình và xã hội, cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa. Vì vậy có thể nói: Cần cù, tiết kiệm giúp con người thành công trong công việc và cuộc sống” ĐÁP ÁN I. Phần trắc nghiệm Câu 1: 1 điểm Những việc làm có lợi Giải thích lí do cho sức khỏe 1. Tập thể dục thường xuyên Tang cường sức khỏe cơ bắp và tang sức đề kháng cho cơ thể 2. Ăn uống hợp lý Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể 3. Dọn dẹp phòng sạch sẽ Tránh cho các loại vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể 4. Tắm rửa thường xuyên Giúp cơ thể khỏe mạnh, không bị bệnh tật Câu 2 + 3 Câu 2a 2b 2c 2d 3a 3b 3c 3d Đáp án B C A C Đ S S S Điểm 1 điểm 1 điểm II. Tự luận: HS diễn đạt sao cho thể hiện được nội dung chính sau Câu 1: 2 điểm a. H ăn quá nhiều đồ ăn ngọt với chiều cao và cân nawgj hiện tại bạn dễ bị béo phì. - để tang chiều cao bạn H có thể luyện tập một số môn thể thao như bơi lội, bóng rổ - giảm chế độ ăn tinh bột, thịt, trứng sữa, tang cường ăn rau xanh, uống nhiều nước, vận động b. Em sẽ không đi chơi mà ở lại giúp các bạn. đồng thời khuyên bạn nên chăm chỉ và tích cực trong các hoạt động chung để học hỏi kinh nghiệm và tinh thần đoàn kết
  5. Câu 2: 1 điểm - Sức khỏe vô cùng quan trọng đối với con người. - Vì sức khỏe là vốn quý, là tài sản quan trọng của con người. Nhờ có sức khỏe con người mới học tập, lao động có thiểu quả, tinh thần thoải mái và lạc quan. - Sức khỏe gắn liền với tính mạng và sự tồn tại của con người, vì vậy, chúng ta phải luôn quan tâm và chăm sóc sức khỏe của mình thật tốt Câu 3: 2.5 điểm - tiết kiệm điện: tắt các thiết bị điện khi không sử dụng - tiết kiệm nước: vặn vòi nước khi dùng xong - tiết kiệm thời gian; lập kế hoạch thời gian biểu - tiết kiệm đồ dùng học tập: không xé vở gấp máy bay - tiết kiệm thực phẩm: ăn hết suất ăn không để thừa Câu 4: (1.5) Nhận xét đó rất đúng và chính xác. Nếu chúng ta không chăm chỉ, kiên trì và biết tiết kiệm thì chúng ta khó làm được việc gì trong cuộc sống ĐỀ 3 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6 Thời gian: 45 phút I. TRẮC NGHIỆM (3đ) Câu 1: (1. điểm) Em tìm từ thích hợp để điền vào phần nội dung còn thiếu. Những việc làm có hại Giải thích lí do cho sức khỏe 1. Hút thuốc lá 2. Uống rượu, bia 3. Mất cân bằng dinh dưỡng dễ béo phì 4. Ăn quá nhanh Câu 2: (1 điểm) ) Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau: a. Hành vi nào sau đây thể hiện tính tiết kiệm? A. Dùng bút xóa vẽ bạy ra bàn học B. Lên mạng lướt facebook cả buổi tối C. Bọc sách giáo khoa cẩn thận D. Xé vở để gấp máy bay b. Việc làm nào sau đây không thể hiện tính siêng năng, kiên trì? A. Gặp bài khó tìm sách giải xem B. Thường xuyên giúp mẹ làm việc nhà C. Làm đầy đủ bài tập trước khi đến lớp D. Tập thể dục thường xuyên c. Theo em, biểu hiện hiện nào dưới đây không thể hiện tính tiết kiệm? A. Lập thời gian biểu cho 1 tuần B. Vở không viết hết để làm giấy nháp C. Giữ gìn sách vở cẩn thận D. Viết nhiều môn vào chung 1 quyển vở d. Việc làm nào sau đây có lợi cho sức khỏe? A. Uống nước chè để qua đêm B. Đi ngoài nắng về tắm nước lạnh ngay C. Khi ngủ trùm chăn kín mít D. Dạy sớm tập thể dục mỗi buổi sáng Câu 3:(1 điểm) Điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống bên cạnh mỗi nội dung sau: a. Tập thể dục mất rất nhiều thời gian và công sức mà không đem lại kết quả gì
  6. b. Là học sinh chỉ cần học tốt là được không cần phải giúp bố mẹ làm việc nhà. c. Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng sức lao động của mình và người khác d. Có siêng năng cũng khó học giỏi vì chỉ những người thông minh mới học giỏi II. TỰ LUẬN (7đ) Câu 1. (2. điểm). Em hãy xử lý tình huống sau a. Lớp em có bạn T thấp bé, nhẹ cân nhất lớp. Bạn rất hay bị ốm khi thời tiết thay đổi. Lúc nào T cũng buồn phiền về tình trạng sức khỏe của mình. Em hãy tư vấn giúp bạn T cách tự chăm sóc sức khỏe để nâng cao thể lực, chiều cao và cân nặng? b. Trường em tổ chức hội chợ ngày Halloween, các bạn trong lớp ai cũng nhiệt tình tham gia bán hàng. Một bạn trong lớp rủ em đi chơi ở các gian hàng khác, còn việc bán hàng cứ để cho những bạn khác làm. Em nên ứng xử như thế nào trong tình huống này? Câu 2: (1 điểm) Siêng năng, kiên trì có ý nghĩa gì đối với con người trong cuộc sống? Em hãy kể 1 tấm gương siêng năng, kiên trì mà em biết? Câu 3 (2.5 điểm) Em hãy nêu những việc làm tiết kiệm của em theo nội dung sau? Tiết kiệm điện: Tiết kiệm nước: Tiết kiệm đồ dùng học tập: Tiết kiệm thời gian: Tiết kiệm thực phẩm, đồ ăn: Tiết kiệm công sức lao động: Câu 4. (1.5 điểm) Em hãy viết 1 đoạn văn ngắn ( khoảng 3 đến 5 dòng) trình bày suy nghĩ của mình về câu nói của Các Mác: “Mọi tiết kiệm, suy cho cùng là tiết kiệm thời gian” ĐÁP ÁN I. Phần trắc nghiệm Câu 1: 1 điểm Những việc làm có hại Giải thích lí do cho sức khỏe 1. Hút thuốc lá Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe có thể gây ung thư 2. Uống rượu, bia ảnh hưởng đến thần kinh, và hủy hoại sức khỏe 3. Ăn nhiều chất béo Mất cân bằng dinh dưỡng dễ béo phì 4. Ăn quá nhanh Dễ bị bệnh dạ dày Câu 2 + 3 Câu 2a 2b 2c 2d 3a 3b 3c 3d Đáp án C A D D S S Đ S Điểm 1 điểm 1 điểm II. Tự luận: HS diễn đạt sao cho thể hiện được nội dung chính sau
  7. Câu 1: 2 điểm a. để tang cường sức khỏe bạn T nên - tích cực tập luyện thể dục thể thao: bơi, chạy - ăn uống điều độ và cân bằng các chất dinh dưỡng đạm thịt cá, trứng sữa, rau củ quả - tích cực phòng bênh, tiêm vacxin và kiểm tra sức khỏe định kì b. Em sẽ không đi chơi mà ở lại giúp các bạn. đồng thời khuyên bạn nên chăm chỉ và tích cực trong các hoạt động chung để học hỏi kinh nghiệm và tinh thần đoàn kết Câu 2: 1 điểm - Siêng năng kiên trì giúp con người thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống - kể 1 tấm gương Câu 3: 2.5 điểm - tiết kiệm điện: tắt các thiết bị điện khi không sử dụng - tiết kiệm nước: vặn vòi nước khi dùng xong - tiết kiệm thời gian; lập kế hoạch thời gian biểu - tiết kiệm đồ dùng học tập: không xé vở gấp máy bay - tiết kiệm thực phẩm: ăn hết suất ăn không để thừa Câu 4: (1.5) Câu nói của Các Mác rất đúng. Nếu chúng ta tự giác làm và có kế hoạch cụ thể chúng ta sẽ rút gắn thời gian để hoàn thành công việc. lấy vd chứng minh. ĐỀ 4 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6 Thời gian: 45 phút I. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm - mỗi câu đúng đạt 0,25đ) Đọc kĩ đề và chọn câu trả lời đúng nhất rồi ghi vào bài làm của mình Câu 1: Để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể ta phải làm gì? A. Xem ti vi thường xuyên . B. Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe. C. Vì sợ muộn học nên Hùng ăn cơm vội vàng. D. Nam hằng ngày không vệ sinh cá nhân. Câu 2: Hành vi thể hiện việc sống chan hòa với mọi người là: A. Không góp ý cho ai cả vì sợ mất lòng B. Không dám phát biểu vì sợ bạn cười. C. Chia sẻ với bạn bè khi gặp khó khăn D. Không tham gia hoạt động của lớp Câu 3: Những hành vi nào sau đây thể hiện tính kỉ luật? A. Đi xe đạp hàng ba. B. Đọc báo trong giờ học. C. Đá bóng dưới lòng đường. D. Đi học đúng giờ .
  8. Câu 4: Việc làm thể hiện sự biết ơn là A. Ra đường, gặp thầy cô giáo em không chào B. Em luôn cố gắng học tập tốt để bố mẹ vui lòng C. Tết đến, em không đi viếng mộ ông bà D. Em thích bẻ cây xanh trong trường Câu 5: Hành vi nào biểu hiện tính tích cực tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội? A. Tham gia tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội. B. Lan ở nhà chơi không đi cắm trại cùng lớp. C. Trời mưa không đi sinh hoạt Đội. D. Chăm chỉ học để tiến bộ, không tham gia hoạt động khác. Câu 6: Biểu hiện nào dưới đây là lịch sự, tế nhị? A. Cử chỉ điệu bộ kiểu cách. B. Nói chuyện ngon ngọt với người khác. C. Dùng từ ngữ một cách bóng bẩy, chải chuốt D. Có thái độ, hành vi nhã nhặn, khéo léo trong giao tiếp. Câu 7: Mục đích học tập của học sinh để làm gì? A. Học để khỏi hổ thẹn với bạn bè. B. Học để kiếm được việc làm nhàn hạ. C. Học để góp phần xây dựng quê hương, đất nước. D. Học để có bạn cùng chơi. Câu 8: Nối cột A với cột B sao cho đúng. A B Nối 1. Yêu thiên nhiên, A. Thể hiện sự tôn trọng, sự quan tâm đối với mọi người. 1.- sống hòa hợp với B. giúp ta mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt, rèn luyện được kĩ thiên nhiên năng cần thiết của bản thân, được mọi người quý mến, giúp đỡ. 2.- 2. Sống chan hòa C. giúp ta luôn được mọi người quý mến, giúp đỡ. 3.- với mọi người thể hiện là người có văn hóa, có đạo đức, được mọi người quý 3. Lịch sự, tế nhị mến. 4.- 4. Tích cực, tự giác D. giúp ta có những thứ cần thiết cho cuộc sống, đáp ứng nhu 5.- trong hoạt động tập cầu tinh thần, là môi trường sống của con người. thể và hoạt động xã E. góp phần hình thành nên những con người phát triển đầy đủ, hội sống có văn hóa, đạo đức . 5. Mục đích học tập G. giúp con người luôn biết cố gắng, có nghị lực vượt qua khó của học sinh khăn, vươn lên trong học tập, thành công trong cuộc đời. II. TỰ LUẬN (7.0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). Cho tình huống sau: Mi rủ Phương đi xem bóng đá để cổ vũ cho đội của trường. Phương từ chối không muốn đi vì muốn ngủ. Mi phải đi rủ các bạn khác. a. Em có nhận xét gì về việc làm của Mi và sự từ chối của Phương? b. Theo em, là học sinh chúng ta phải có ý thức như thế nào trong việc tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức? Câu 2 (2,0 điểm). Mai và Hồng ngồi cùng bàn đầu. Trong giờ kiểm tra, thấy Mai loay hoay mãi không làm được bài tập khó, Hồng liền đưa bài của mình cho Mai chép. Cô giáo phát hiện và cho cả hai bạn bài điểm kém. Hồng tấm tức nói với các bạn cùng lớp: Tớ giúp bạn chớ có vi phạm gì đâu! a/ Hành vi của Hồng có tôn trọng kỉ luật không? Vì sao?
  9. b/ Em sẽ nói gì với Hồng khi bạn ấy tâm sự với em về chuyện này? Câu 3 (2,0 điểm). Hoa là học sinh giỏi của lớp 6B nhưng Hoa không tham gia các hoạt động của lớp, của trường vì sợ mất thời gian, ảnh hưởng đến kết quả học tập của bản thân. a/ Em hãy nhận xét hành vi của Hoa? b/ Nếu là bạn của Hoa, em sẽ làm gì? Câu 4 (1,0 điểm). Em hãy cho biết những việc làm nào thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động sống hắng ngày? ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: GDCD 6 I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm) Ghi chữ cái của câu trả lời đúng vào ô trống: Mỗi câu đúng được 0,25 điểm CÂU 1 2 3 4 5 6 7 ĐÁP ÁN B C D B A D C CÂU 8 ĐÁP ÁN 1-D 2-C 3-B 4-G 5-E II. TỰ LUẬN: (7,0 điểm) Câu Nội dung Điểm a. Mi là người tích cực, tự giác tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức, 1,0 còn Phương là người không tích cực, tự giác trong các hoạt động do nhà trường 1 tổ chức. b. Là học sinh phải có ý thức tự giác tham gia các hoạt động do lớp, trường và địa phương tổ chức. Vì tham gia các hoạt động đó giúp bản thân rèn được những 1,0 kỹ năng sống cần thiết cho bản thân, mở rộng được sự hiểu biết về mọi mặt a/ - Hành vi của Hồng không tôn trọng kỉ luật. 0,5 - Vì đây là giờ kiểm tra mà Hồng đưa bài cho Mai chép là sai, vi phạm nội qui 0,5 2 trường lớp. Kiểm tra là để đánh giá khả năng học tập của mình nên bài của ai nấy làm. b/ - Em sẽ nói với Hồng là bạn không nên làm vậy trong giờ kiểm tra mà ta nên 1,0 giúp bạn trong giờ học bình thường, nhưng phải giảng cho bạn hiểu để bạn ấy tự làm bài. Như thế bạn học mới tiến bộ. 3 a/ Nhận xét: - Hµnh vi cña Hoa lµ kh«ng ®óng, lµ Ých kØ. 1,0 - Bổn phận của mỗi học sinh là phải tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội, vì lợi ích chung, trong đó có lợi ích của bản thân. - NÕu ai còng nh- Hoa th× mäi ho¹t ®éng cña líp sÏ bÞ ngõng trÖ b/ Nếu là bạn của Hoa em sẽ: - Khuyên Hoa nên tham gia các hoạt động của lớp, của trường 1,0
  10. - Giải thích để Hoa hiểu lợi ích của việc tham gia các hoạt động để mở mang hiểu biết, xây dựng được quan hệ, rèn luyện khả năng giao tiếp ứng xử, hợp tác tổ chức. - Cùng các bạn trong lớp vận động và tạo cơ hội để Hoa tham gia các hoạt động của lớp - Trong học tập: chăm chỉ, kiên trì phấn đấu đạt mục tiêu trong học tập (đi học 0,5 4 đều, học bài, làm bài đầy đủ ) - Trong lao động, rèn luyện: tham gia lao động đều đặn, cố gắng làm việc để đạt kết quả tốt, chăm chỉ giúp đỡ cha mẹ công việc gia đình, nếp sống gọn gàng, 0,5 ngăn nắp, không ham trò chơi vô bổ *Lưu ý: Đây chỉ là gợi ý chấm, tùy theo bài làm của học sinh, giáo viên chấm cho phù hợp. ĐỀ 5 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6 Thời gian: 45 phút Câu 1: (3,0 điểm). Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống sao cho đúng với nội dung bài học: “Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội sẽ mở rộng sự (1) .về mọi mặt, rèn luyện được những (2) cần thiết của bản thân sẽ được (3) . Yêu quý, (4) Câu 2: (3,0 điểm). Vì sao con người cần phải yêu quý và sống hòa hợp với thiên nhiên ? Nêu một số biện pháp để bảo vệ thiên nhiên ? Câu 3: (2,0 điểm). Em hãy nêu 4 hành vi, biểu hiện thiếu lễ độ ? Câu 1: (3,0 điểm). Sắp đến ngày thi đấu bóng đá giữa các lớp. Một số bạn trong đội bóng của lớp rủ Quân bỏ học để luyện tập chuẩn bị thi đấu. Hỏi. 1. Theo em, Quân có thể có những cách ứng xử nào ? ( Nêu ít nhất 3 cách) 2. Nếu là quân, em sẽ chọn cách nào ? Vì sao HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I Môn: Giáo dục công dân – Lớp 6 Câu 1: (2đ) HS Lần lượt điền đúng các cụm từ như sau: (mỗi ý đúng cho 0,5đ) 1. hiểu biết 2. kĩ năng 3. mọi người 4. giúp đỡ Câu 2: (3đ) Hs giải thích được các ý cơ bản sau: * Phải yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên vì:
  11. - Thiên nhiên cung cấp cho con người những thứ cần thiết cho cuộc sống, đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người. Thiên nhiên chính là môi trường sống của con người, không có thiên nhiên con người sẽ không tồn tại được. (1.0đ) - Thiên nhiên bị tàn phá sẽ làm ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, gây ra những hậu quả nặng nề mà con người phải gánh chịu(làm cho cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thiệt hại về tài sản, tính mạng của con người) (1.0đ) * Một số biện pháp cần làm: (1.0đ) - Trồng và chăm sóc cây xanh - Khai thác rừng có kế hoạch, kết hợp giữa khai thác với trồng rừng. - Bảo vệ các loài động vật, không đánh bắt thủy sản bằng phương pháp hủy diệt (nổ mìn, xung điện) Câu 3: (2đ) Hs nêu được các hành vi, biểu hiện thể hiện lễ độ và thiếu lễ độ: - Hành vi lễ độ (1.0đ) + Biết chào hỏi, thưa gửi + Biết cảm ơn, biết xin lỗi. + Biết giữ thái độ đúng mức, khiêm tốn nơi công cộng + Biết nhường bước - Hành vi thiếu lễ độ. (1.0đ) + Nói leo + Nói trống không. + Ngắt lời người khác + Cãi lại người lớn, nói tục Câu 4 : (3đ) Hs giải quyết tình huống: 1. Quân sẽ có cách ứng xử sau: (mỗi ý đúng cho 0,5đ) - Quân sẽ nghe lời bạn bè bỏ học đi tập đá bóng - Quân sẽ không bỏ học để đi đá bóng. - Quân sẽ không tham gia thi đấu bóng đá nữa để thời gian học tập. - Quân sẽ từ chối không bỏ học để đi tập đá bóng và khuyên các bạn không nên làm như vậy. Hẹn các bạn tập luyện tích cực sau giờ tan học hoặc những buổi được nghỉ học. 2. Nếu là quân em sẽ chọn cách ứng xử: (1.0đ) Từ chối không bỏ học để đi tập đá bóng và khuyên các bạn không nên làm như vậy. hẹn các bạn tập luyện tích cực sau giờ tan học hoặc những buổi được nghỉ học. (Lưu ý Câu 2 và câu 4 HS có cách diễn đạt khác nhưng có ý thích hợp vẫn cho điểm tối đa ) ĐỀ 6 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6 Thời gian: 45 phút A. Trắc nghiệm (5 điểm) Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất. Câu 1. (0,5 điểm). Cho biết hành vi nào sau đây là thực hiện đúng kỉ luật ? A. Luôn đi học muộn. B. Xem tài liệu khi kiểm tra. C. Không học bài và làm bài đầy đủ khi đến lớp.
  12. D. Dọn vệ sinh lớp sạch sẽ hằng ngày. Câu 2. (0,5 điểm). Cho biết hành vi nào sau đây thể hiện sự lịch sự, tế nhị ? A. Nói chuyện làm ồn nơi công cộng. B. Đi nhẹ nói khẽ khi vào thăm người bệnh. C. Ngắt lời người khác đang nói. D. Nói chuyện trong giờ học. Câu 3. (0,5 điểm). Cho biết hành vi nào sau đây là chưa sống chan hòa với mọi người ? A. Hòa hợp, gần gũi với bạn bè. B. Sống cô lập, khép kín. C. Luôn quan tâm, giúp đỡ mọi người. D. Hòa đồng với mọi người. Câu 4. (0,5 điểm). Cho biết hành vi nào sau đây thể hiện sự tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội ? A. Ngại đi lao động. B. Phân công, giao việc cho bạn, còn mình thì không làm. C. Đùng đẩy, né tránh trong công việc. D. Tự nguyện, tự giác tham gia trồng cây, dọn vệ sinh trường, lớp khi có phát động phong trào. Câu 5. (0,5 điểm). Theo em, mục đích học tập nào dưới đây là đúng đắn nhất? A. Học để kiếm việc làm nhàn hạ và có thu nhập cao. B. Học để khỏi thua kém bạn bè. C. Học vì sự tiến bộ của bản thân và sự phát triển của đất nước. D. Học vì danh dự của gia đình. Câu 6. (0.5 điểm). Giữ gìn tài sản của lớp, của trường là: A. Tôn trọng kỉ luật. B. Tiết kiệm. C. Lễ độ. D. Biết ơn. Câu 7. Điền những cụm từ còn thiếu vào chỗ trống sao cho đúng với nội dung bài học. (1,0 điểm) "Biết ơn là sự và những việc đền ơn, đáp nghĩa đối với những người có công với dân tộc, với đất nước" Câu 8. Hãy cho biết các câu tục ngữ sau nói về đức tính gì? ( 1 điểm) Tục ngữ Đức tính Có công mài sắt có ngày nên kim. Kính trên nhường dưới Uống nước nhớ nguồn Tích tiểu thành đại B. Tự luận: ( 5 điểm) Câu 1. (2 điểm). Theo em, tích cực, tự giác trong các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội thì có lợi ích gì? Nêu 04 hoạt động tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội ? Câu 2. (1 điểm) Mục đích học tập của học sinh là gì? Câu 3 (2 điểm) Tình huống:
  13. Mỗi ngày đến trường Nam đều học bài và chuẩn bị bài đầy đủ. Riêng Hải bạn của Nam ngày nào đến lớp cũng muộn, vào giờ học thì hay nói chuyện, không mang đủ tập, sách, khi thì không soạn bài A. Hãy nhận xét hành vi của bạn Nam và bạn Hải ? B. Nếu là bạn của Hải, em sẽ làm gì để giúp Hải ? Câu ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM BIỂU ĐIỂM I. Trắc nghiệm (5,0 điểm) (Mỗi Câu 1 2 3 4 5 6 câu đúng Đáp D B B D C B được 0,5 án đ) Câu 7: -là bày tỏ, thái độ trân trọng, tình cảm - đã giúp đỡ mình Câu 8: Tục ngữ Đức tính Có công mài sắt có ngày nên kim. Siêng năng, kiên trì Kính trên nhường dưới Lễ độ Uống nước nhớ nguồn Biết ơn Tích tiểu thành đại Tiết kiệm II. Tự luận. 5,0 điểm 1 * Khái niệm: (2,0 đ) Câu 1:* Ý nghĩa: 1,0 điểm - Mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt. - Rèn luyện được kĩ năng cần thiết của bản thân. - Góp phần xây dựng quan hệ tập thể lành mạnh, thân ái. - Được mọi người tôn trọng * Nêu đủ và đúng 4 hoạt động: 1,0 điểm 2 Câu 2 (1 điểm) (1,0 đ) Học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, 1,0 điểm người công dân tốt; trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương đất nước, bảo vệ tổ quốc XHCN. 3 Câu 3 (2 điểm) (2,0 đ) A. Hãy nhận xét hành vi của bạn Nam và bạn Hải ? - Nam có ý thức tự giác, tôn trọng kỉ luật và xác định được mục 1,0 điểm đích học tập đúng đắn. - Hải chưa tự giác và chưa tôn trọng kỉ luật, chưa xác định được mục đích học tập đúng.
  14. B. Nếu là bạn của Hải, em sẽ làm gì để giúp Hải ? - Khuyên nhủ bạn cần tôn trọng kỉ luật, nói cho bạn hiểu được ý 1,0 điểm nghĩa của việc học tập và xác định đúng mục đích học tập. Lưu ý: Học sinh làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa. ĐỀ 7 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6 Thời gian: 45 phút Câu 1: Người biết kiềm chế cảm xúc, luôn bình tĩnh, tự tin trọng mọi tình huống là biểu hiện A. Chí công vô tư B. Đức tính tự chủ C. Kỉ luật D. Dân chủ Câu 2: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện tính tự chủ của công dân? A. Thường xuyên dao động trước thử thách B. Phụ thuộc hoàn toàn vào người khác C. Luôn đặt lợi ích riêng lên hàng đầu D. Biết tự điều chỉnh hành vi của mình Câu 3: Người có phẩm chất chí công vô tư luôn công bằng, không thiên vị, xuất phát từ lợi ích chung, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân và A. thường xuyên coi trọng tình cảm riêng tư B. giải quyết công việc theo lẽ phải C. đặt mọi quyền lợi của mình lên hàng đầu D. đề cao tất cả nhu cầu cá nhân Câu 4: Tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm là thể hiện phẩm chất đạo đức nào sau đây? A. Năng động B. Kỉ luật C. Tự chủ D. Dân chủ Câu 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là A. Biện pháp mở rộng địa giới lãnh thổ B. Xu hướng chạy đua vũ trang giữa các quốc gia C. Cách thức chiếm lĩnh địa vị thống trị D. Quan hệ bạn bè thân thiện giữa các nước Câu 6: Tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, có mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia được gọi là A. Hòa bình B. Dân chủ C. Kỉ luật D. Tự chủ Câu 7: Những quy định chung của một cộng đồng hoặc tổ chức xã hội yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc là nội dung khái niệm nào dưới đây? A. Kỉ luật B. Chí công vô tư C. Tự chủ D. Dân chủ Câu 8: Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung là nội dung khái niệm nào dưới đây A. Hợp tác B. Tự chủ C. Kỉ luật D. Dân chủ Câu 9: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ
  15. A. lãnh thổ này sang lãnh thổ khác B. đất nước này sang đất nước khác C. địa phương này sang địa phương khác D. thế hệ này sang thế hệ khác Câu 10: Bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là công dân đã A. đề cao tư tưởng mê tín dị đoan B. góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc C. Phổ cập tín ngưỡng vùng miền D. sùng bái tập quán địa phương Câu 11: Sau hoạt động trải nghiệm của lớp 9a1, bạn D được cô giáo phân công viết bài thu hoạch cùng các bạn B, K, A. Trong quá trình cùng làm việc, bạn K và A phát hiện bạn B làm thay toàn bộ phần việc của bạn D nên K báo với cô giáo. Xác nhận thông tin này là đúng sự thật, cô giáo đã phê bình cả nhóm trước trước lớp. Những học sinh nào dưới đây vận dụng không đúng nội dung hợp tác ? A. Bạn K và D B. Bạn B, A và K C. Bạn B, K và D D. Bạn B và D Câu 12: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả có tác dụng gì A. Góp phần làm nên những kì tích vẻ vang B. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân, gia đình, xã hội C. Góp phần đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh D. Góp phần thực hiện những nhiệm vụ chung Câu 13: Hợp tác giữa các nước trên thế giới không nhằm giải quyết vấn đề nào dưới đây A. Đẩy lùi những bệnh hiểm nghèo B. Hạn chế sự bùng nổ dân số C. Thu hẹp chủ quyền lãnh thổ D. Khắc phục tình trạng đói nghèo Câu 14: Mọi công dân cùng làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả sẽ góp phần A. Thâu tóm mọi nguồn nhân lực B. san bằng lợi ích cá nhân C. nâng cao chất lượng cuộc sống D. chia đều các nguồn thu nhập Câu 15: Kế thữa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là A. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa B. Tôn trọng nền văn hóa của các dân tộc, quốc gia khác C. Luôn khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống D. Sẽ tạo cơ hội cho mọi người cùng phát triển Câu 16: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây A. Chí công vô tư là phải thể hiện ở lời nói B. Chí công vô tư là phẩm chất tốt đẹp của con người C. Học sinh còn nhỏ tuổi thì không thể rèn luyện đức tính chí công vô tư D. Người chí công vô tư chỉ thiệt cho mình Câu 17: Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới tạo cơ hội và điều kiện để các nước A. đồng loạt thử nghiệm vũ khí hạt nhân B. cùng tích cự chạy đua vũ trang C. tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau D. can thiệp vào công việc nội bộ của nhau Câu 18: Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? A. Là góp phần xây dựng mối quan hệ tôn trọng, thân thiện giữa con người với con người B. Là góp phần kế thừa và phát huy những làng nghề của dân tộc C. Là tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao trong một thời gian nhất định Câu 19: Hoạt động nào dưới đây nhằm bảo vệ hòa bình giữa các quốc gia? A. Can thiệp vào nội bộ của các quốc gia B. Tăng cường mở rộng diện tích lãnh thổ C. Chiếm lĩnh vị thế bá chủ toàn cầu D. Dùng đàm phán để giải quyết xung đột Câu 20: Thế nào là người năng động, sáng tạo?
  16. A. Là người luôn suy nghĩ và hành động không mệt mỏi để thực hiện lí tưởng của dân tộc, của nhân loại B. Là người luôn say mê, tìm tòi, linh hoạt xử lí các tình huống xảy ra trong cuộc sống C. Là người luôn biết xuất phát từ lợi ích chung và biết đặt lợi ích chung lên trên lợi ích riêng Câu 21: Thư viện cùng nhau hy vọng của trường THCS Phương Trung là biểu hiện của sự hợp tác giữa A. Việt Nam- Hàn Quốc B. Việt Nam- Nhật C. Việt Nam- Hoa Kì D. Việt Nam- Nga Câu 22: Hàng năm chúng ta tỏ chức kỉ niệm ngày nhà giáo Việt nam 20/11 là thể hiện A. Chí công vô tư B. Đức tính tự chủ C. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc D. Dân chủ Câu 23: Câu ca dao: “ Non cao cũng có đường trèo Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi” Nói về người có đức tính nào? A. Chí công vô tư B. Năng động, sáng tạo C. Dân chủ D. Đức tính tự chủ Câu 24: Câu tục ngữ: “ Thương người như thể thương thân” nói về truyền thống nào của dân tộc ta? A. Yêu nước B. Tôn sư trọng đạo C. Lao động D. Nhân nghĩa Câu 25: Câu ca dao: “ Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” nói về truyền thống nào của dân tộc ta? A. Yêu nước B. Nhân nghĩa C. Lao động D. Đoàn kết Câu 26: Câu ca dao: “ Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân” Nói về người có phẩm chất đạo đức nào? A. Kỉ luật B. Chí công vô tư C. Dân chủ D. Đức tính tự chủ Câu 27: Câu thơ: “ Quan sơn muôn dặm một nhà Bốn phương vô sản đều là anh em” Thể hiện: A. Chí công vô tư B. Hữu nghị và hợp tác C. Dân chủ D. Đức tính tự chủ Câu 28: Câu ca dao: “ Trống chùa ai vỗ thì thùng Của chung ai khéo vẫy vùng nên riêng” Nói về người có tính gì? A. Chí công vô tư B. Dân chủ C. Không chí công vô tư D. Kỉ luật Câu 29: Câu tục ngữ:
  17. “ Muốn tròn phải có khuôn Muốn vuông phải có thước” Nói về người có phẩm chất đạo đức nào? A. Kỉ luật B. Chí công vô tư C. Dân chủ D. Đức tính tự chủ Câu 30: Hợp tác phải dựa trên cơ sở nào để hai bên cùng có lợi và không làm phương hại đến lợi ích của người khác A. Bình đẳng B. Tôn trọng C. Hỗ trợ D. Giúp đỡ ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp B D B A D A A A D B D B C C A án Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đáp B C C D B A C B D D D B C A A án
  18. ĐỀ 8 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6 Thời gian: 45 phút I. TRẮC NGHIỆM. (5 điểm ) Chọn câu trả lời đúng Câu 1: Để xác định công dân của một nước ta căn cứ vào đâu? A. Dân tộc B. Tôn giáo C. Nơi sinh D. Quốc tịch Câu 2: Câu nói: “Trẻ em như búp trên cành” thuộc chủ đề nào? A. Quyền trẻ em B. Quyền và nghĩa vụ học tập C. An toàn giao thông D. Biển hiệu lệnh Câu 3: Mục đích học tập nào sau đây là đúng ? A. Học tập vì điểm số, không bị thua bạn bè B. Học tập để có kiến thức, phát triển toàn diện, sau này góp phần xây dựng đất nước. C. Học tập để không bị bố mẹ la mắng. D. Học tập để gặp bạn bè cho vui. Câu 4: Hành vi nào sau đây thể hiện tính tiết kiệm? A. Mỗi học kì Lan đều thay 3 bộ sách giáo khoa cho mới B. Trước khi ra khỏi nhà bao giờ Huấn cũng tắt điện C. Cầu thang nhà không tối nhưng Hoàng cứ để điện cho sang. D. Mỗi học kì Hòa đều đòi mẹ mua cho cặp mới. Câu 5: Xác định trường hợp nào không phải là công dân Việt Nam ? A. Có quốc tịch Việt Nam B. Trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam C. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ bố mẹ là ai. D. Không mang quốc tịch Việt Nam. Câu 6: Em tán thành ý kiến nào sau đây? A. Khi đã giàu có con người không cần phải sống tiết kiệm. B. Con người bao giờ cũng phải biết sống tiết kiệm. C. Học sinh phổ thông chưa cần phải biết tiết kiệm D. Người tiết kiệm là người không làm được việc lớn. Câu 7: Hành vi nào dưới đây thể hiện yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên? A. Lâm rất thích tắm nước mưa ở ngoài trời B. Ngày đầu năm cả nhà Lan đi hái lộc C. Đi tham quan dã ngoại, Tú thường hái cành cây và hoa mang về để thưởng thức vẻ đẹp. D. Hồng rất thích chăm sóc cây và hoa trong vườn. Câu 8: Biểu hiện nào dưới đây là sống chan hòa với mọi người? A. Không góp ý cho ai để tránh gây mất đoàn kết B. Luôn cởi mở chia sẻ với mọi người C. Chiều theo ý mọi người để không mất lòng ai D. Sẵn sàng tham gia hoạt động cùng mọi người. Câu 9: Những biểu hiện tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội là A. tham gia các hoạt động lao động của khu phố khi có yêu cầu B. tham gia hoạt động văn nghệ của trường khi được phân công C. mỗi khi có đợt quyên góp thì ủng hộ nhiệt tình D. chủ động tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao tại trường cũng như tại địa phương Câu 10: Điền từ còn thiếu vào dấu “ là vốn quý của con người. Mỗi người phải biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ, hàng ngày luyện tập thể dục, năng chơi thể thao để sức khỏe ngày một tốt hơn’’
  19. A. Tiền bạc B. Sắc đẹp C. Sức khỏe D. Địa vị xã hội Câu 11: Những câu ca dao, tục ngữ sau đây đúng với lịch sự, tế nhị ? A. Lời nói không mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau B. Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần C. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/Bay cao thì nắng bay vừa thì râm D. Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn Câu 12 : Những việc làm nào sau đây biểu hiện biết tự chăm sóc sức khỏe? A. Mỗi buổi sáng trời lạnh thay vì tập thể dục thì em mặc thêm nhiều áo ấm vào. B. Khi ăn cơm em phải ăn vội vàng để dành thời gian đi ngủ sớm C. Đã bốn ngày rồi mà em không thay áo quần vì trời đang rất lạnh D. Sáng nào em cũng dậy sớm tập thể dục, súc miệng bằng nước muối Câu 13 : Câu tục ngữ : « Tích tiểu thành đại » nói về A. tiết kiệm B. siêng năng C. cần cù D. lễ độ Câu 14 : Câu nào sau đây nói về tính siêng năng ? A. Gần mực thì đen/ Gần đèn thì sáng B. Kiến tha lâu đầy tổ C. Nước đổ đầu vịt D. Tối lửa tắt đèn có nhau Câu 15 : Điền từ còn thiếu vào dấu « Sản xuất mà không đi đôi với thì như gió vào nhà trống » A. siêng năng B. tiết kiệm C. cần cù D. lễ độ Câu 16 : Nhiệm vụ chủ yếu của người học sinh là A. chăm chỉ đến lớp đều đặn, ghi chép bài vở cẩn thận, vâng lời thầy cô giáo. B. tu dưỡng đạo đức, học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội để phát triển toàn diện nhân cách. C. học tập thật tốt, đạt được nhiều con điểm 9, 10 mà không cần phải làm việc gì khác. D. học tập, ngoài ra các vần đề khác như hoạt động tập thể, hoạt động xã hội thì không cần phải quan tâm. Câu 17 : Biết ơn là A. sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn, đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, với những người có công với dân tộc, đất nước. B. sự đáp trả bằng quà biếu, xu nịnh với tất cả những việc làm sai trái đối với người ban ơn C. sự lảng tránh tình cảm, công sức của người khác D. luôn luôn đón nhận tình cảm và công sức của người khác màng không cần bận tâm Câu 18 : Những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp ứng xử phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc, thì được gọi là A. lễ độ B. lịch sự C. tế nhị D. khéo léo Câu 19 : Những hành vi thể hiện tính kỷ luật là A. đi xe vào ngã tư nếu không có cảnh sát giao thông thì cứ vượt đèn đỏ B. sử dụng điện thoại di động trong giờ học C. viết đơn xin phép xin nghỉ học một buổi D. đi xe đạp hàng ba Câu 20 : Điền từ còn thiếu vào dấu « là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết, có văn hóa.
  20. A. lễ độ B. lịch sự C. tế nhị D. ân cần II. TỰ LUẬN (5 điểm ) Câu 1. Thế nào là sống cần kiệm ? Câu 2. Chúng ta phải biết tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân bằng cách nào ? Câu 3. Biết ơn là gì? Câu 4. Xử lý tình huống sau: a. Em sẽ làm gì khi em có một người bạn luôn giúp em học bài, giảng bài cho em hiểu và chia sẻ khó khăn với em ? b. Em sẽ làm gì khi ba ( hoặc mẹ) bị ốm ? Hết ĐÁP ÁN ĐỀ THI HK I NĂM MÔN: GDCD – LỚP 6 I. TRẮC NGHIỆM. (5 điểm ) Câu Câu Trả lời Trả lời hỏi hỏi 1 A B C D 11 A B C D 2 A B C D 12 A B C D 3 A B C D 13 A B C D 4 A B C D 14 A B C D 5 A B C D 15 A B C D 6 A B C D 16 A B C D 7 A B C D 17 A B C D 8 A B C D 18 A B C D 9 A B C D 19 A B C D 10 A B C D 20 A B C D II. TỰ LUẬN (5 điểm ) Câu Đáp án Biểu điểm Câu 1: Sống cần kiệm là: biết cần cù trong học tập và lao động, tiết kiệm ( 1 điểm) trong sinh hoạt và trong cuộc sống. 1 đ Câu 2: Chúng ta phải biết tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân bằng cách: ( 1 điểm) - Tập luyện thể dục thể thao - Chế độ dinh dưỡng hợp lí (0,25đ) - Có thói quen vệ sinh cần thiết nhằm nâng cao sức khỏe ( chải răng sau khi ăn, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ (0,25đ) sinh, tắm rửa hàng ngày, giữ gìn vệ sinh môi trường ) - Giữ sức khỏe tinh thần: Luôn giữ cho tâm trạng vui vẻ, tích cực. Cần cân bằng giữa làm việc, nghỉ ngơi và thư giãn, giảm (0,25đ) bớt những tính khí bất lợi cho sức khỏe như dễ căng thẳng, nóng nảy, hay thất vọng ) (0,25đ) Câu 3: - Biết ơn là sự hiểu và ghi nhớ công ơn của những người đã (1đ) ( 1 điểm) giúp đỡ mình, những gì đã mang lại cho mình điều tốt đẹp, được thể hiện qua hành động và thái độ đáp nghĩa của bản thân. Câu 4: a. Em sẽ làm gì khi em có một người bạn luôn giúp em học bài, giảng (2điểm) bài cho em hiểu và chia sẻ khó khăn với em : (1đ)
  21. - Em sẽ cám ơn bạn và có những hành động, thái độ tỏ lòng biết ơn bạn thật nhiều - Em sẽ luôn quý mến bạn và khi bạn gặp việc gì khó khăn, em sẽ giúp đỡ lại bạn b. Em sẽ làm những việc khi ba ( hoặc mẹ) bị ốm là: - Em sẽ chăm sóc ba ( mẹ), mua thuốc cho ba, mẹ (1đ) - Nấu cháo cho ba, mẹ - Nói chuyện, tâm sự cho ba, mẹ vui để mau hết bệnh
  22. ĐỀ 9 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6 Thời gian: 45 phút A. Trắc nghiệm (3 điểm) I. Khoanh tròn một chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất. Câu 1 (0,5 điểm). Cho biết hành vi nào sau đây là thực hiện đúng kỉ luật ? A. Luôn đi học muộn. B. Xem tài liệu khi kiểm tra. C. Không học bài và làm bài đầy đủ khi đến lớp. D. Dọn vệ sinh lớp sạch sẽ hằng ngày. Câu 2 (0,5 điểm). Cho biết hành vi nào sau đây thể hiện sự lịch sự, tế nhị ? A. Nói chuyện làm ồn nơi công cộng. B. Đi nhẹ nói khẽ khi vào thăm người bệnh. C. Ngắt lời người khác đang nói. D. Nói chuyện trong giờ học. Câu 3 (0,5 điểm). Cho biết hành vi nào sau đây là chưa sống chan hòa với mọi người ? A. Hòa hợp, gần gũi với bạn bè. B. Sống cô lập, khép kín. C. Luôn quan tâm, giúp đõ mọi người. D. Hòa đồng với mọi người. Câu 4 (0,5 điểm). Cho biết hành vi nào sau đây thể hiện sự tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội ? A. Ngại đi lao động. B. Phân công, giao việc cho bạn, còn mình thì không làm. C. Đùn đẩy, né tránh trong công việc. D. Tự nguyện, tự giác tham gia trồng cây, dọn vệ sinh trường, lớp khi có phát động phong trào. II. Hãy cho biết các câu tục ngữ sau nói về đức tính gì? Tục ngữ Đức tính Có công mài sắt có ngày nên kim. Kính trên nhường dưới Uống nước nhớ nguồn Ăn xem nồi ngồi trông hướng B.Tự Luận (7 Điểm) Câu 1 (2 điểm ). Thế nào là lịch sự, tế nhị ? Câu 2 (2 điểm). Ý nghĩa của việc tích cực, tự giác trong các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội? Nêu 04 hành vi chưa tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội ? Câu 3. ( 1 điểm ) Mục đích học tập của học sinh là gì? Câu 4. ( 2 điểm ) Tình huống: Mỗi ngày đến trường Nam đều học bài và chuẩn bị bài đầy đủ. Riêng Hải bạn của Nam ngày nào đến lớp cũng muộn, vào giờ học thì hay nói chuyện, không mang đủ tập, sách; khi thì không soạn bài A. Hãy nhận xét hành vi của bạn Nam và bạn Hải ?
  23. B. Nếu là bạn của Hải, em sẽ làm gì để giúp Hải ? HƯỚNG DẪN CHẤM A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) I. Câu Đáp án 1 A 2 B 3 B 4 D II. Hãy cho biết các câu tục ngữ sau nói về đức tính gì? Tục ngữ Đức tính Có công mài sắt có ngày nên kim. Siêng năng, kiên trì Kính trên nhường dưới Lễ độ Uống nước nhớ nguồn Biết ơn Ăn xem nồi ngồi trông hướng Lịch sự, tế nhị B. PHẦN TỰ LUẬN (7 Điểm) Nội dung Điểm Câu 1 (2 điểm) - Lịch sự là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp, ứng xử 1 phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc. - Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ ngôn ngữ trong giao 1 tiếp, ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết, có văn hoá. Câu 2 (2 điểm) * Ý nghĩa: 1 - Mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt. - Rèn luyện được kĩ năng cần thiết của bản thân. - Góp phần xây dựng quan hệ tập thể lành mạnh, thân ái. - Được mọi người tôn trọng * Nêu đủ và đúng 4 hành vi: 1 Câu 3 (1 điểm) Học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt; trở 1 thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương đất nước, bảo vệ tổ quốc XHCN. Câu 4 (2 điểm) A. Hãy nhận xét hành vi của bạn Nam và bạn Hải ? 1 - Nam có ý thức tự giác, tôn trọng kỉ luật và xác định được mục đích học tập đúng đắn. - Hải chưa tự giác và chưa tôn trọng kỉ luật, chưa xác định được mục đích học tập đúng. B. Nếu là bạn của Hải, em sẽ làm gì để giúp Hải ? 1 - Khuyên nhủ bạn cần tôn trọng kỉ luật, nói cho bạn hiểu được ý nghĩa của việc học tập và xác định đúng mục đích học tập.
  24. ĐỀ 10 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6 Thời gian: 45 phút Câu 1. Câu ca dao, tục ngữ nào nói lên việc tự chăm sóc và rèn luyện thân thể? A. Sức khỏe là vàng B. Của bền tại người C. Nhập gia tuỳ tục D. Gọi dạ bảo vâng Câu 2. Việc biết sử dụng hợp lí, đúng mức của cải, thời gian và sức lực của mình và người khác là: A. Lãng phíB. Bủn xỉn C. Tiết kiệmD. Hà tiện Câu 3. Biểu hiện nào sau đây đồng nghĩa với đức tính siêng năng kiên trì? A. Nản tríB. Lười biếng C. Dựa dẫm D. Cần cù Câu 4. Câu ca dao, tục ngữ nào nói lên phẩm chất đạo đức siêng năng, kiên trì? A. Thua keo này, bày keo khácC. Cơm thừa gạo thiếu D. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng B. Của bền tại người Câu 5. Muốn , mỗi người phải biết giữ vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ, hàng ngày luyện tập thể dục, năng chơi thể thao. A. có sức khỏe tốtB. tiến bộ C. sống có íchD. sống vui vẻ Câu 6. Biểu hiện nào sau đây thể hiện lối sống tiết kiệm? A. Phung phí sức khỏe, tiền bạc, thời gian B. Mua sắm vật dụng đắt tiền chưa thật cần thiết C. Hạn chế sử dụng tiền bạc quá mức D. Sử dụng các sản phẩm làm ra một cách hợp lí với nhu cầu bản thân Câu 7. Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, chúng ta cần tránh những hành vi nào sau đây? A. Ăn uống điều độB. Uống các thức uống còn hạn sử dụng C. Chơi thể thaoD. Hút thuốc lá Câu 8. Việc không siêng năng kiên trì trong cuộc sống và lao động sẽ mang lại hậu quả gì? A. Dễ dáng thành công trong cuộc sốngB. Có cuộc sống ngheo khổ, thiếu thốn C. Trở thành người có ích cho xã hộiD. Có cuộc sống hạnh phúc, ý nghĩa Câu 9. Câu ca dao nào sau đây đề cao đức tính siêng năng, kiên trì? A. Đời người dài một gang tay/ Ai hay ngủ ngày chỉ còn nửa gang B. Ăn no rồi lại nằm khèo/ Nghe tiếng trống chèo bế bục đi xem
  25. C. Giàu đâu những kẻ ngủ trưa/ Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày D. Ngọc kia chuốt mãi cũng tròn/ Sắt kia mài mãi cũng còn nên kim Câu 10. Sống tiết kiệm mang lại ý nghĩa nào sau đây? A. Dễ trở thành ích kỉ, bủn xỉn và bị bạn bè xa lánh B. Không được thỏa mãn hết nhu cầu, vật chất và tinh thần C. Biết quý trọng công sức của bản thân và người khác D. Không có động lực để chăm chỉ làm việc Câu 11. Những hành vi nào trong cuộc sống thể hiện phép cư xử có lễ độ? A. Đi xin phép, về chào hỏiB. Coi trời bằng vung C. Nói tục chửi thề D. Vô lễ Câu 12. Biểu hiện nào dưới đây là chưa biết sống chan hoà với mọi người? A. Quan tâm tới những người xung quanh. B. Chân tình cởi mở với mọi người. C. Ngại ngần khi tham gia hoạt động chung. D. Thích chia sẻ với mọi người. Câu 13. Em tán thành ý kiến nào sau đây? A. Khi đã giàu có con người không cần phải sống tiết kiệm. B. Con người bao giờ cũng phải biết sống tiết kiệm. C. Học sinh chưa cần phải biết tiết kiệm D. Người tiết kiệm là người không làm được việc lớn Câu 14. Nhờ có giúp chúng ta thành công trong công việc, trong cuộc sống. A. lễ độB. siêng năng, kiên trì C. tiết kiệm D. tự chăm sóc rèn luyện thân thể Câu 15. Lễ độ là cách ứng xử . của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác. A. đúng mựcB. thoải mái C. thân mật D. khéo léo Câu 16. Chúng ta cần phân biệt sự khác nhau giữa những cử chỉ, thái độ thể hiện lễ độ với những cử chỉ một cách giả tạo để lấy lòng người khác: A. thân mật, vui vẻB. khúm núm, xum xoe C. thoải mái, vô tưD. thận trọng, cảnh giác Câu 17. Thành ngữ nào sau đây thể hiện lòng biết ơn? A. Ăn cháo đá bátB. Tiền trao cháo múc C. Ghi lòng tạc dạD. Lừa thầy phản bạn Câu 18. Những hành vi nào sau đây là trái với lệ độ và cần phải phê phán? A. Lễ phép B. Lịch sự C. Vui vẻ hòa nhã D. Vô lễ Câu 19. ‘’ là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, với những người có công với cách mạng” A. Cảm ơnB. Biết điều
  26. B. Biết ơnD. Biết nghĩ Câu 20. Để thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì trong học tập, chúng ta cần phải làm như nào? A. Làm được đến đâu hay đến đó B. Mỗi khi gặp khó khăn, luôn nghĩ ngay đến người khác để nhờ giúp đỡ C. Học tập một cách thường xuyên, đều đặn D. Chỉ chọn những việc dễ để làm Câu 21. Việc bày tỏ lòng tri ân và có những việc làm để đáp đền những người đã giúp đỡ mình thì được gọi là: A. Biết ơn B. Biết điều C. Biết sốngD. Biết nghĩ Câu 22. Để bảo vệ thiên nhiên, chúng ta nên ủng hộ và tham gia thực hiện việc làm nào sau đây? A. Thải các chất độc xuống ao hồB. Khai thác rừng đầu nguồn C. Bỏ rác vào đúng nơi quy địnhD. Chặt cây xanh Câu 23. Biểu hiện nào dưới đây là không lịch sự, tế nhị? A. Nói cộc lốc khi giao tiếpB. Nói lời cảm ơn khi được giúp đỡ. C. Giao tiếp dí dỏm. D. Chăm chú lắng nghe khi giao tiếp. Câu 24. Liên đội phát động phong trào đội viên tham gia tuyên truyền bảo vệ thiên nhiên nhưng H không biết hoạt động nào là hoạt động tuyên truyền bảo vệ thiên nhiên. Bằng sự hiểu biết của mình em hãy giúp H nhận biết hoạt động nào là hoạt động tuyên truyền bảo vệ thiên nhiên? A. Tham gia tuyên truyền phòng cháy rừng. B. Khai thác khoáng sản trái phép. C. Xả nước thải chưa xử lí vào sông hồ. D. Chăm sóc cây và hoa trong vườn. Câu 25. Biểu hiện nào sau đây là sống chan hoà với mọi người? A. Xa lánh mọi người. B. Giữ kín tâm tư, không tâm sự với ai. C. Ngại tham gia ý kiến vì sợ mất lòng. D. Thân thiện với mọi người xung quanh. Câu 26. Trong những trường hợp nào sau đâu thể hiện lòng biết ơn: A. Mỗi khi lớp có kế hoạch đi thăm bà mẹ Việt Nam anh hùng Nam đều cố ý thoái thác không tham gia B. Hàng năm cứ đến ngày 10/3 (âm lịch) đồng bào cả nước lại hướng về lễ giỗ Tổ Hùng Vương C. Khi gặp thầy cô giáo cũ, Lan thấy không vần thiết phải chào vì bây giờ cô không còn dạy lớp mình nữa D. Tập thể lớp 6A viết thư gửi các chú bộ đội đang làm nhiệm vụ ngoài Quần đảo Trường Sa
  27. Câu 27. Biểu hiện nào dưới đây là lịch sự, tế nhị? A. Cử chỉ, điệu bộ, kiểu cách. B. Có thái độ hành vi nhã nhặn. C. Dùng từ ngữ một cách bóng bẩy. D. Không nói thẳng ý của mình với người khác. Câu 28. Việc làm nào sau đây có lợi cho sức khoẻ? A. Ngủ nhiều. B. Tập thể dục buổi sáng. C. Đi nắng về tắm nước lạnh ngay. D. Khi ngủ trùm chăn kín đầu. II. TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 1 (1,0 điểm). Thế nào là tôn trọng kỉ luật? Việc tôn trọng kỉ luật có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân, gia đình và xã hội? Câu 2 (2,0 điểm). Tình huống: Hoa là học sinh giỏi của lớp 6B nhưng Hoa không tham gia các hoạt động của lớp, của trường vì sợ mất thời gian, ảnh hưởng đến kết quả học tập của bản thân. a/ Em hãy nhận xét hành vi của Hoa? b/ Nếu là bạn của Hoa, em sẽ làm gì? ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án A C D A A D D Câu 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án B D C A C B B Câu 15 16 17 18 19 20 21 Đáp án A B C D B C A Câu 22 23 24 25 26 27 28 Đáp án C A A D B B B II. TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu Đáp án Điểm * Tôn trọng kỉ luật: là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức XH ở mọi nơi, mọi 0,5 lúc. Tôn trọng kỉ luật còn thể hiện chấp hành mọi sự phân công 1 của tập thể như lớp học, cơ quan, doanh nghiệp.
  28. (1,0 điểm) * Ý nghĩa của tôn trọng kỉ luật: - Đối với bản thân: Tôn trọng và tự giác tuân theo kỉ luật, con 0,25 người sẽ cảm thấy thanh thản, vui vẻ, sáng tạo trong học tập 0,25 và lao động. - Đối với gia đình và xã hội: Nhờ tôn trọng kĩ luật gia đình, nhà trường và xã hội sẽ có nề nếp, kỉ cương, mới có thể duy trì và phát triển. a/ Nhận xét: - Hµnh vi cña Hoa lµ kh«ng ®óng, lµ Ých kØ. - Bổn phận của mỗi học sinh là phải tích cực tham gia các hoạt 1,0 động tập thể và hoạt động xã hội, vì lợi ích chung, trong đó có lợi ích của bản thân. - NÕu ai còng nh- Hoa th× mäi ho¹t ®éng cña líp sÏ bÞ ngõng 2 trÖ (2,0 điểm) b/ Nếu là bạn của Hoa em sẽ: - Khuyên Hoa nên tham gia các hoạt động của lớp, của trường 1,0 - Giải thích để Hoa hiểu lợi ích của việc tham gia các hoạt động để mở mang hiểu biết, xây dựng được quan hệ, rèn luyện khả năng giao tiếp ứng xử, hợp tác tổ chức. - Cùng các bạn trong lớp vận động và tạo cơ hội để Hoa tham gia các hoạt động của lớp ĐỀ 11 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6 Thời gian: 45 phút I. Trắc nghiệm: (4,0 điểm). Chọn câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Thực hiện đúng nội qui trường lớp, thể hiện sự tôn trọng: A. Kỉ luật B. Thầy cô C. Pháp luật D. Bạn bè Câu 2: : Theo em, ý kiến nào sau đây là đúng nhất khi nói về lễ độ? A. Ngồi vắt vẻo trên ghế trước mặt mọi người. B. Nói leo trong giờ học. C. Đi xin phép, về chào hỏi. D. Ngắt lời người khác.
  29. Câu 3: Việc làm nào sau đây thể hiện biết tự chăm sóc, rèn luyện thân thể A. Khi ăn cơm, Hà ăn từ từ và nhai kĩ. B. Bạn Tuấn luôn lao động dù trời nắng hay mưa. C. Hôm nay trời mưa, Hùng sợ lạnh nên không tắm. D. Mỗi sáng, Lâm đều hay ngủ nướng. Câu 4: Những biểu hiện nào là siêng năng, kiên trì? A. Lười biếng, ỷ lạiB. Không tự giác làm việc C. Nói nhiều, làm ítD. Cần cù, chịu khó Câu 5: Hành vi nào là không tôn trọng kỉ luật? A. Đi học đúng giờ B. Viết đơn xin nghỉ phép khi nghỉ học C. Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của lớp. D. Đi xe đúng phần đường. Câu 6: Câu tục ngữ, ca dao nào sau đây không có nội dung về lịch sự, tế nhị? A. Đi nhẹ nói khẽ. B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. C. Ăn cây táo, rào cây sung. D. Nói lời phải giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay. Câu 7: Câu tục ngữ ‘’Tích tiểu thành đại’’ thể hiện đức tính gì? A. Siêng năng B. Kiên trì C. Biết ơn D. Tiết kiệm Câu 8: Hành vi nào sau đây thể hiện sống chan hòa với mọi người? A. Ân cần, cởi mở với các bạn trong lớp. B. Nói tên bố mẹ các bạn trong lớp. C. Nói trống không với người lớn tuổi. D. Trêu chọc bạn khuyết tật. II. Tự luận: ( 6,0 điểm ) Câu 1: Thế nào là siêng năng, kiên trì? Em hãy lấy ví dụ về tính siêng năng, kiên trì của bản thân trong học tập và lao động? Câu 2: Thế nào là biết ơn? Chúng ta cần biết ơn những ai? ( 2,0 điểm ) Câu 3: (2,0 Điểm) Tình huống: Tuấn rủ Phương đi xem đá bóng để cổ vũ cho đội bóng của trường. Phương từ chối không đi vì muốn đi ngủ. Tuấn phải rủ bạn khác đi. Câu hỏi: a/ Em hãy nhận xét gì về việc làm của Tuấn? b/ Việc bạn Phương từ chối thể hiện điều gì? ĐÁP ÁN Câu ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM BIỂU ĐIỂM I. Trắc nghiệm 4,0 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 (Mỗi câu đúng Đáp án A C A D C C D A được 0,5 đ) II. Tự luận. 6,0 điểm
  30. 1 Khái niệm: (2,0 đ) - Siêng năng là đức tính của con người, biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, 0,5 điểm miệt mài, làm việc thường xuyên đều đặn. - Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ. 0,5 điểm Ví dụ: -Trong học tập: Đi học chuyên cần, Bài khó không nản chí, tự giác học, không chơi la cà 1,0 điểm -Trong lao động: Tìm tòi sáng tạo, chăm chỉ làm việc nhà, không ngại khó, tiết kiệm 2 * Khái niệm: (2,0 đ) Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc 1,0 điểm làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, với những người có công với dân tộc, đất nước. * Cần biết ơn: 1,0 điểm Chúng ta cần phải biết ơn: Ông bà, Cha Mẹ, Bác Hồ, các anh hùng cách mạng có công với đất nước, những người giúp đỡ mình . 3 a. Nhận xét việc làm của Tuấn: (2,0 đ) - Hành vi của Tuấn là tốt, đáng khen ngợi. 0, 5 điểm - Bổn phận của học sinh là phải tích cự tham gia các hoạt động tập 0, 5 điểm thể, hoạt động xã hội, vì lợi ích chung, trong đó có lợi ích của bản thân. b. Việc làm của Phương: - Việc làm của Phương chưa đúng, chưa tích cực tham gia các hoạt 0, 5 điểm động tập thể và hoạt động xã hội. - Cần tích cực hơn trong các phong trào tập thể. 0,5 điểm Lưu ý: Học sinh làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa. ĐỀ 12 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6 Thời gian: 45 phút I/ Phần trắc nghiệm(3đ). Chọn câu trả lời đúng nhất ( câu 1 đến câu 8): Câu 1: Điều nào sau đây là cơ bản nhất đối với người hạnh phúc? a/ Khỏe mạnh. c/ Trí thức. b/ Giàu có. d/ Có nghề nghiệp ổn định. Câu 2: Để rèn luyện tính siêng năng, kiên trì, em cần phải? a/ Làm cầm chừng và trốn tránh việc. c/ Làm qua loa cho xong việc. b/ Làm đến nơi đến chốn mọi công việc. d/ Làm luôn chọn việc dễ làm, khó bỏ. Câu 3: Việc làm nào sau đây là biết tự chăm sóc, rèn luyện thân thể? a/ Không tắm khi trời lạnh. c/ Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
  31. b/ Nên ngủ nhiều vì có lợi cho sức khỏe. d/ Ăn nhiều những món ăn mình ưa thích. Câu 4: Biểu hiện nào sau đây là siêng năng? a/ Chơi điện tử miệt mài từ sáng đến trưa. c/ Đùn đẩy việc trực nhật lớp cho bạn khác. b/ Việc nào cũng làm nhưng không làm hoàn tất. d/ Chưa làm xong bài tập thì chưa di chơi. Câu 5: Câu nào sau đây nói lên lòng biết ơn? a/ Ăn vóc học hay. c/ Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng. b/ Thương người như thể thương thân. d/ Học một, biết mười. Câu 6: Hành vi nào sau đây thể hiện là người có lịch sự? a/ Ăn nói nhỏ nhẹ. c/ Nói trống không. b/ Quát mắng người khác. d/ Hút thuốc ở bệnh viện. Câu 7: Biểu hiện nào sau đây là không sống chan hòa với mọi người? a/ Chia sẻ với mọi người xung quanh. c/ Gần gũi, vui vẻ với mọi người. b/ Không quan tâm đến bất kì ai d/ Tham gia hoạt động tập thể Câu 8: Em học tập vì? a/ Bản thân em. c/ Bản thân, gia đình và xã hội. b/ Mọi người. d/ Cho bằng bạn bằng bè. Câu 9: Hãy nối ý ở cột A sao cho đúng với ý ở cột B? Cột A Cột B 1/ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. A/ Lễ độ. 2/ Trên kính, dưới nhường. B/ Siêng năng, kiên trì 3/ Có công mài sắt có ngày nên kim. C/ Tiết kiệm. 4/ Năng nhặt, chặt bị. D/ Biết ơn. Nối: 1 với .; 2 với ; 3 với .; 4 với II. Phần tự luận (7đ) Câu 1: Thế nào là tôn trọng kỉ luật? Cho ví dụ? (1.5đ) Câu 2: Tại sao chúng ta phải yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên? Bản thân em đã làm gì để bảo vệ thiên nhiên? (2.5đ) Câu 3: Học sinh phải nỗ lực học tập để làm gì? (2đ) Câu 4: Cho tình huống: Hoa là học sinh lớp 6A, luôn vui vẻ, cởi mở, quan tâm giúp đỡ bạn bè. Nhiều bạn rất quý mến Hoa ( nhất là những bạn học còn kém) nhưng cũng có bạn cho rằng Hoa “không bình thường” vì hay mất thời gian làm những việc mà theo họ chẳng mang lại lợi ích gì cho mình. Hỏi: Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến trên? Vì sao? ( 1đ) ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ Thời gian: 60 phút I/ Phần trắc nghiệm(3đ). Chọn câu trả lời đúng nhất rồi điền vào ô trống tương ứng
  32. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Chọn a b c d c a b c Nối: 1 với D; 2 với A; 3 với B; 4 với C II/ Phần tự luận: (7đ) Câu 1: Thế nào là tôn trọng kỉ luật? Cho ví dụ? (2đ) Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi nơi, mọi lúc. Tôn trọng kỉ luật còn thể hiện ở việc chấp hành mọi sự phân công của tập thể như lớp học, cơ quan, doanh nghiệp Cho ví dụ: HS tự cho Câu 2: Tại sao chúng ta phải yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên? Bản thân em đã làm gì để bảo vệ thiên nhiên? (3đ) Thiên nhiên rất cần thiết cho con người. - Cung cấp cho con người những thứ cần thiết cho cuộc sống, đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người. Ví dụ: cung cấp lâm sản, lương thực, thuốc quý, - Thiên nhiên chính là môi trường sống của con người, không có thiên nhiên, con người không thể tồn tại được. Ví dụ: thiếu không khí, nước chúng ta không thể tồn tại được Liên hệ bản thân: Câu 3: HS tự giải quyết tình huống (2đ) Gợi ý: HS trình bày theo ý của mình nhưng đảm bảo nêu được: Hoa là người biết sống chan hòa với mọi người. Tuy có mất thời gian nhưng đây là một lối sống tích cực, có lợi cho bản thân, cho bạn bè và cho tập thể. ĐỀ 13 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6 Thời gian: 45 phút I-Trắc nghiệm . (3 điểm) Câu 1: (1 điểm) Em tán thành ý kiến nào sau đây? (Đánh dấu X vào ô tương ứng) Ý kiến Tán thành Không tán thành A. Người thông minh không cần siêng năng, kiên trì cũng thành công. B. Chỉ học sinh mới cần siêng năng, kiên trì C. Siêng năng là đức tính cần có ở mỗi người. D. Siêng năng, kiên trì giúp chúng ta thành công trong công việc Câu 2:(0.5đ)Hành vi nào sau đây thể hiện tính tiết kiệm?(Khoanh tròn chữ cái trước câu chọn) A.Mỗi học kì Lan đều thay 3 bộ sách giáo khoa cho mới B.Trước khi ra khỏi nhà bao giờ Huấn cũng tắt điện C.Cầu thang nhà không tối nhưng Hoàng cứ để điện cho sang. D.Mỗi học kì Hòa đều đòi mẹ mua cho cặp mới. Câu 3: (0.5 điểm) Em tán thành ý kiến nào sau đây? (Khoanh tròn chữ cái trước câu em chọn) A.Khi đã giàu có con người không cần phải sống tiết kiệm. B.Con người bao giờ cũng phải biết sống tiết kiệm. C.Học sinh phổ thong chưa cần phải biết tiết kiệm D.Người tiết kiệm là người không làm được việc lớn.
  33. Câu 4: (0.5 điểm) Biểu hiện nào dưới đây là sống chan hòa với mọi người? (Khoanh tròn chữ cái trước câu em chọn) A.Không góp ý cho ai để tránh gây mất đoàn kết B.Luôn cởi mở chia sẻ với mọi người C.Chiều theo ý mọi người để không mất lòng ai D.Sẵn sàng tham gia hoạt động cùng mọi người. Câu 5:(0.5đ)Hành vi nào dưới đây thể hiện yêu thiên nhiên,sống hòa hợp với thiên nhiên? (Khoanh tròn chữ cái trước câu em chọn) A.Lâm rất thích tắm nước mưa ở ngoài trời B.Ngày đầu năm cả nhà Lan đi hái lộc C. Đi tham quan dã ngoại,Tú thường hái cành cây và hoa mang về để thưởng thức vẻ đẹp. D.Hồng rất thích chăm sóc cây và hoa trong vườn. II- Tự luận (7 điểm) Câu 6: Thế nào là siêng năng, kiên trì? Để là người siêng năng, kiên trì trong cuộc sống, em cần phải làm gì?(3,5 điểm) Câu 7: Thế nào là lễ độ? Để là người có phẩm chất lễ độ, em cần phải ứng xử như thế nào với mọi người trong khi giao tiếp?(2,5 điểm) Câu 8: Tình huống: Một lần đến nhà Hải chơi, Hạnh thấy nước chảy tràn bể liền nhắc bạn khóa vòi nước nhưng Hải bảo: “Nước rẻ lắm, chẳng đáng bao nhiêu, kệ cho nó chảy, tớ đang xem phim hay tuyệt”. Câu hỏi: Em có đồng tình với suy nghĩ và việc làm của Hải không? Vì sao?(1 điểm) ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: PHẦN I-Trắc nghiệm . (3 điểm) Câu 1: (1 điểm). Mỗi câu đúng cho 0.25 điểm. - Tán thành: C,D - Không tán thành: A,B Câu 2: (0.5 điểm). Đáp án: B Câu 3: (0.5 điểm). Đáp án: B Câu 4: (O,5 điểm). Đáp án: B Câu 5: (O,5 điểm). Đáp án: D PHẦN II- Tự luận (7 điểm) Câu 6: (3.5 điểm). Học sinh cần nêu được 2 nội dung: Mỗi định nghĩa đúng được 1 điểm. + Siêng năng là thể hiện sự cần cù, miệt mài trong công việc, làm việc thường xuyên, đều đặn không tiếc công sức.(1đ) + Kiên trì là quyết tâm thực hiện công việc đến cùng, không bỏ dở giữa chừng. mặc dù khó khăn gian khổ hoặc trở ngại.(1đ) - Để trở thành người siêng năng, kiên trì trong cuộc sống, em cần phải: + Chăm chỉ học hành, quyết tâm phấn đấu đạt mục tiêu trong học tập, như: đi học đều, học bài và làm bài đầy đủ, gặp bài khó không nản long.(0,75đ) + Tham gia lao động, làm những công việc phù hợp với sức lực của mình, sống gọn gàng ngăn nắp, tích cực tham gia các hoạt động do trường, lớp và địa phương tổ chức.(0,75đ) Câu 7: (2.5 điểm). Học sinh cần nêu được: - Lễ độ là cách cư xử đứng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.(1đ) - Khi giao tiếp với người khác em cần có thái độ, cử chỉ, lời nói, phù hợp với yêu cầu của tính lễ độ. Ví dụ như: lời nói nhẹ nhàng, thưa gửi đúng lúc, đúng đối tượng, biết cám ơn, biết xin lỗi, biết nhường bước trong những trường hợp cần thiết, có thái độ đúng mực, khiêm tốn ở những nơi công cộng.(1,5đ) Câu 8: (1 điểm). Học sinh cần nêu được 2 ý:
  34. - Không đồng tình với suy nghĩ và việc làm của Hải, vì Hải đã để nước chảy tràn lan, gây lãng phí không cần thiết. Hải đã không có đức tính tiết kiệm.(0,5đ) Dù giá nước có rẻ cũng không nên sử dụng một cách tùy tiện, vì Nhà nước. ĐỀ 14 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6 Thời gian: 45 phút A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Từ câu 1 đến câu 4, khoanh tròn vào đáp án đúng (1 điểm) Câu 1: Hành vi nào dưới đây thể hiện biết chăm sóc và rèn luyện thân thể? A. Khi xem tivi Huy thường ngồi sát màn hình để xem được rõ B. Trời nóng bức, Lâm hay tắm nước mưa ở ngoài trời cho mát C. Trời nắng khi ra đường Hằng luôn đội nón D. Tùng thường đọc sách vào đêm khuya, vì lúc đó không gian yên tĩnh, dễ chịu, đọc được nhiều. Câu 2: Hành vi nào sau đây thể hiện sự lễ độ? A. Trong giờ học, khi cô giáo vừa nêu câu hỏi , Bính đã trả lời ngay không cần cô phải chỉ định. B. Ông Vinh khi gặp bảo vệ thì luôn chửi bới. C. Khi cô giáo gọi lên kiểm tra bài cũ, hằng luôn đưa vở cho cô bằng hai tay D. Khi có khách đến nhà, Hiền ra xem, nếu là khách của ba mẹ Hiền bỏ vào trong ngay. Câu 3: Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng biết ơn ? A. Ghi nhớ công ơn những người đã từng giúp đỡ mình. B. Chỉ biết ơn cha mẹ, còn tổ tiên là những gì quá xa vời không liên quan tới mình C. Làm trái lời thầy cô dạy D. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa. Câu 4: Hành vi nào dưới đây thể hiện yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên A. Nga rất thích chăm sóc cây và hoa trong vườn B. Nam thường mang túi rác vứt ra vườn hoa sau nhà C. Thu cùng các bạn tụ tập chơi đừa trên thảm cỏ trong công viên D. Lan thường trồng nhiều hoa để thưởng thức vẻ đẹp của nó. 3Câu 5: Điền Đ, S vào các ý ki ến sau đây khi nói về lối sống chan hòa với mọi người ? (1đ) Nội dung Lựa chọn Đúng hoặc sai A. Chỉ có thể sống chan hòa với người thân thôi B. Sống chan hòa sẽ được mi người quí mến, cuộc sống có ý nghĩa hơn. C. Người sống chan hòa với mọi người là người không có chủ kiến, luôn làm theo ý của những người xung quanh.
  35. D. Sống chan hòa với mọi người giúp ta dễ dàng hợp tác để phát triển. Câu 6: Điền những từ cho sẵn (hợp lý, sử dụng, thời gian, của người khác, xe cộ ) vào chỗ trống để được định nghĩa về tiết kiệm ? (1đ) Tiết kiệm là biết (1) một cách (2) , đúng mức của cải vật chất, (3) , sức lực của mình và (4) . B. TỰ LUẬN (7đ) Câu 1: Thế nào là tôn trọng kỉ luật ? Tôn trọng kỉ có ý nghĩa gì trong cuộc sống ? Có ý kiến cho rằng kỉ luật làm cho con người bị gò bó, mất tự do. Em có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ? (4đ) Câu 2: Em hiểu thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội ? (2đ) Tình huống: “Liên là học sinh giỏi của lớp 6A nhưng Liên không tham gia các hoạt động của lớp, của trường vì sợ mất thời gian, ảnh hưởng đến kết quả học tập của bản thân. Nếu là bạn của Liên em sẽ làm gì ? (1đ) ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIÊM (mỗi ý đúng 0,25điểm) 1-C;2-C;3-A,D;4-A,D Câu 5. A-S;B-Đ;C-S;D-Đ Câu 6. 1:sử dụng; 2: hợp lý; 3: thời gian; 4: của người khác II. TỰ LUẬN (7 điểm) Gợi ý trả lời Biểu điểm Câu 1.(4đ) -Thế nào là tôn trọng kỉ luật : là biết tự giác chấp hành những quy 1đ định chung của tập thể, của tổ chức xã hội ở mọi nơi mọi lúc. tôn trọng kỉ luật còn thể hiện chấp hành mọi sự phân công của tập thể. -Tôn trọng kỉ có ý nghĩa gì trong cuộc sống : Cuộc sống gia đình, 1đ nhà trường và xã hội sẽ có nề nếp, kỉ cương hơn. - Có ý kiến cho rằng kỉ luật làm cho con người bị gò bó, mất tự do. Em có tán thành ý kiến đó không : Không 0,5đ Vì sao : vì khi con người biết TTKL thì sẽ tự nguyện, tự giác chấp 1,5đ hành những quy định chung, không bị ai ép buộc nên sẽ không cảm thấy gò bó, trái lại sẽ cảm thấy vui vẻ, thanh thản giúp cho con người sống có nề nếp, kỉ cương hơn. Chúng ta vẫn được tự do nhưng trong khuôn khổ cho phép của xã hội, vì chúng ta là một cá thể sống trong tập thể xã hội nên không thể sống theo kiểu tự do thích làm gì thì làm. Như vậy xã hội sẽ đảo loạn. Câu 2:(3đ) -Em hiểu thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội : + Tích cực là luôn cố gắn, vượt khó kiên trì học tập, làm việc và rèn 1đ luyện 1đ
  36. + Tự giác là chủ động làm việc học tập không cần ai nhắc nhở, giám sát. Tình huống: “Liên là học sinh giỏi của lớp 6A nhưng Liên không tham gia các hoạt động của lớp, của trường vì sợ mất thời gian, ảnh hưởng đến kết quả học tập của bản thân. Nếu là bạn của Liên em sẽ làm gì(1đ) 1đ + Khuyên bạn nên tham gia các hoạt động lớp vì đó cũng là một cở sở để đánh giá hạnh kiểm của bạn. + Giúp bạn hòa nhập hơn, gần gui hơn, năng động hơn, vui tươi hơn ĐỀ 15 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6 Thời gian: 45 phút I. Trắc nghiệm: (2 điểm) chọn câu trả lời đúng nhất mỗi câu được 0,25 điểm Câu 1: Thực hiện đúng nội qui trường lớp, thể hiện sự tôn trọng: A. Kỉ luật B. Thầy cô C. Pháp luật D. Bạn bè Câu 2: : Theo em, ý kiến nào sau đây là đúng nhất? A. Tiết kiệm là mua sắm đồ dùng trong gia đình B. Tiết kiệm là dùng tài sản nhà nước như của mình. C. Tiết kiệm là sử dụng đúng mức, hợp lí của cải. D. Tiết kiệm là chi li tính toán. Câu 3: Việc làm nào sau đây không thể hiện biết tự chăm sóc, rèn luyện thân thể? A. Khi ăn cơm, Hà ăn từ từ và nhai kĩ. C. Tuấn luôn tham gia tốt múa hát sân trường. B. Hôm nay trời mưa, Hùng bị cảm nên không tắm D. Mỗi sáng, Lâm đều đánh răng. Câu 4: Những biểu hiện nào là siêng năng, kiên trì? A. Lười biếng, ỷ lại C. Không tự giác làm việc B. Nói nhiều, làm ít D. Cần cù, chịu khó Câu 5: Hành vi nào là không tôn trọng kỉ luật? A. Đi học đúng giờ C. Viết đơn xin nghỉ phép B. Thực hiện không đúng thời gian biểu D. Đi xe đúng phần đường. Câu 6:Ngày thế giới vì sức khỏe là ngày: A. 7/2 B. 7/3 C7/4 D.7/5 Câu 7: Câu tục ngữ ‘’Tích tiểu thành đại’’ thể hiện đức tính gì? A. Siêng năng B. Kiên trì C. Biết ơn D. Tiết kiệm Câu 8: Hành vi nào sau đây thể hiện sống chan hòa với mọi người? A. Ân cần, cởi mở với các bạn trong lớp. C. Nói trống không với người lớn tuổi. B. Nói tên bố mẹ các bạn trong lớp. D. Trêu chọc bạn khuyết tật. II. Tự luận: ( 8 điểm ) Câu 1:Thế nào là biết ơn? ( 1 điểm ) Câu 2: Thế nào là siêng năng, kiên trì? Nêu 2 câu tục ngữ, ca dao về lễ độ. (2 điểm ) Câu 3: Em hãy cho biết mục đích học tập đúng đắn của học sinh là gì? Vì sao học sinh phải xác định mục đích học tập đúng đắn.(2 điểm) Câu 4: (3 Điểm) 1/ Thanh có mẹ là giám đốc doanh nghiệp. Một hôm đi học về, Thanh rẽ vào cơ quan của mẹ để lấy chìa khóa. Khi đi qua cổng, chú bảo vệ gọi Thanh lại và hỏi: '' Cháu muốn gặp ai?''. Ban Thanh dừng lại và trả lời: ''Cháu vào chỗ mẹ cháu! Thế chú không biết cháu a?''. Hỏi
  37. a/Tại sao chú bảo vệ gọi Thanh lại và hỏi như vậy? (1 điểm) b/ Em có nhận xét gì về cử chỉ, cách trả lời của bạn Thanh? (1 điểm) c/Nếu là Thanh, em sẽ nói như thế nào với chú bảo vệ?(1 điểm) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM I. Trắc nghiệm: ( 2 điểm ) Học sinh chọn câu trả lời đúng mỗi câu được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A C B D B C D A II.Tự luận: (8 điểm) Câu 1: (1 điểm) - Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, với những người có công với dân tộc, đất nước.(1 điểm ) Câu 2: (2 điểm ) - Siêng năng: thể hiện sự cần cù, tự giác, miệt mài trong công việc, làm việc một cách thường xuyên, đêu đặn, không tiếc công sức. - Kiên trì: là quyết tâm làm đến cùng dù gặp khó khăn, gian khổ hoặc trở ngoại. Câu 3: (2 điểm) Mục đích học tập đúng đắn: không chỉ học tập vì tương lai bản thân mà phải học tập vì tương lai của dân tộc, vì sự phồn vinh của đất nước.(1 điểm) Mục đích học tập sai: chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt mà không nghĩ đến điều quan trọng hơn là học để nắm vững kiến thức, chỉ nghĩ đến lợi ích, tương lai của bản thân.(1 điểm) Câu 4: ( 3 điểm ) - Chú bảo vệ gọi Thanh lại vì Thanh không chào hỏi ai. (vô lễ ) - Bạn Thanh cư xử không đúng, không kính trọng người lớn, ỷ lại và thiếu lễ độ. - Nếu em là Thanh: em sẽ chào chú bảo vệ và xin chú cho vào gặp mẹ.