Bài tập trắc nghiệm Hóa 10 - Bài 25: Flo-Brom-Iot (Có đáp án)

doc 8 trang hoanvuK 09/01/2023 2050
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm Hóa 10 - Bài 25: Flo-Brom-Iot (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_trac_nghiem_hoa_10_bai_25_flo_brom_iot_co_dap_an.doc

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm Hóa 10 - Bài 25: Flo-Brom-Iot (Có đáp án)

  1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM HÓA 10 BÀI 25: FLO - BROM - IOT A. Lý Thuyết I. FLO 1. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên -chất khí, màu lục nhạt, rất độc - hợp chất: + muối florua ví dụ CaF2 + criolit: Na3AlF6 2. Tính chất hoá học có độ âm điện lớn nhất à tính oxi hoá mạnh nhất * oxi hoá tất cả kim loại * oxi hoá hầu hết các phi kim (trừ N2, O2) Ví dụ: 0 0 0 -252 C +1 -1 H2 + Cl2 → 2HF(k) bóng tối Hiđro clorua (HF(k)) hoà tan trong nước tạo thành dung dịch axit clohiđric. + HF là axit yếu nhưng có thể ăn mòn thuỷ tinh: SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O Silic tetraflorua * oxi hoá được nhiều hợp chất ví dụ: 0 -2 -1 0 2F2 + 2H2O → 4HF + O2 → Kết luận: so sánh với clo, flo có tính oxi hoá mạnh hơn, mạnh nhất trong số các phi kim. 3. Ứng dụng, điều chế: a. Ứng dụng: (SGK) b. Sản xuất clo trong công nghiệp: Điện phân nóng chảy hỗn hợp KF và HF đpnc 2HF → F2 + H2 cực dương cực âm II. BROM 1. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên - Chất lỏng, màu đỏ nâu, dễ bay hơi, hơi brom độc - Hợp chất: NaBr trong nước biển 2. Tính chất hoá học - Brom có tính oxi hoá kém flo và clo nhưng vẫn là chất oxi hoá mạnh. * oxi hoá được nhiều kim loại
  2. Ví dụ: 0 0 +3 -1 3Br2 + 2Al → 2AlBr3 (nhôm brromua) * oxi hoá được hiđro ở nhiệt độ cao: 0 0 0 t +1 -1 Br2 + H2 → 2HBr(k) hiđrobromua Tan trong nước tạo dung dịch axit bromhiđric → axit mạnh hơn, dễ bị oxi hoá hơn axit HCl * Tác dụng rất chậm với nước: 0 -1 +1 Br2 + H2O → HBr + HBrO Axit hipobromơ → Kết luận: so sánh với clovà flo thì brom có tính oxi hoá yếu hơn 3. Ứng dụng và điều chế a. Ứng dụng: (SGK) b. Sản xuất brom trong công nghiệp 0 -1 -1 0 Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2 III. IOT 1. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên - Chất rắn, tinh thể màu đen tím thăng hoa I2(r) → I2(h) - Hợp chất: muối iotua 2. Tính chất hoá học - Iot có tính oxi hoá yếu hơn flo, clo, brom * oxi hoá được nhiều kim loại nhưng phản ứng chỉ xảy ra khi đun nóng hoặc có chất xúc tác Ví dụ: 0 0 xúc tác H2O +3 -1 3I2 + 2Al → 2AlI3 * chỉ oxi hoá được hiđro ở nhiệt độ cao và có xúc tác: 0 0 0 350-500 C +1 -1 I2 + H2 → 2HI(k) xúc tác Pt Hiđrô iotua tan trong nước tạo ra dung dịch axit iothiđricà axit mạnh hơn, dễ bị oxi hoá hơn axit HBr và axit HCl * Hầu như không tác dụng với nước * Có tính oxi hoá kém hơn clo, brom nên: Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2 Br2 + 2NaI → 2 NaBr + I2 → tính chất đặc trưng:tác dụng với hồ tinh bột tạo thành hợp chất có màu xanh→ nhận biết. → Kết luận: so sánh với clo, flo và brom thì iot có tính oxi hoá yếu hơn
  3. 3. Ứng dụng và điều chế a. Ứng dụng: (SGK) b. Sản xuất iot trong công nghiệp: Từ rong biển B. Bài Tập Trắc Nghiệm Câu 1: Nếu dùng bình đựng hóa chất bằng thủy tinh sẽ không chứa được axit nào sau đây? A. HCl B. HBr C. HF D. HI Câu 2: Dãy nào sau đây thể hiện đúng tính axit tăng dần theo thứ tự? A. HF, HCl , HBr, HI B. HI, HBr, HCl , HF C. HF, HI, HBr, HCl D. HCl , HBr, HI, HF Câu 3: Để phân biệt dung dịch NaF và dung dịch NaCl người ta có thể dùng thuốc thử nào sau đây? A. AgNO3 B. F2 C. Pb(NO3)2 D. Ca(OH)2 Câu 4: Cho từ từ dung dịch AgNO 3 đến dư vào dung dịch chứa 5,85 gam một muối halogenua của kim loại natri, sau phản ứng thu được 14,35 gam kết tủa. Công thức của muối halogenua là: A. NaCl B. NaBr C. NaI D. NaF Câu 5: Trong trường hợp chất ion XY (X là kim loại, Y là phi kim), số electron của cation bằng số electron của anion và tổng số electron trong XY là 20. Biết trong mọi hợp chất, Y chỉ có một mức oxi hóa duy nhất. Công thức phân tử của XY là: A. KCl B. MgO C. NaF D. LiBr Câu 6: Ở trạng thái kích thích các nguyên tố halogen (trừ F) có thể tồn tại các mức oxi hóa dương là: A. +1, +2, +4, +6 B. +1, +3, +6, +7 C. +1, +2, +4 , +5 D. +1, +3, +5, +7 Câu 7: Các nguyên tố trong nhóm VIIA có tính khử: A. Tăng dần từ flo đến iot B. Giảm dần từ flo đến iot C. Tăng dần theo chiều tăng điện tích hạt nhân ngoại trừ flo D. Giảm dần theo chiều tăng điện tích hạt nhân ngoại trừ flo. Câu 8: Tìm phát biểu sai: A. Các nguyên tố halogen có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử. B. Các nguyên tố halogen có bán kính nguyên tử tăng dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử. C. Các nguyên tố halogen có độ âm điện giảm dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử. D. Độ bền các halogen ở trạng thái đơn chất giảm dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử. Câu 9: Tìm phát biểu đúng: A. Flo có tính oxi hóa mạnh nhất nên không một hóa chất nào có thể oxi hóa F- thành F2. B. Ở điều kiện thường brom là chất lỏng màu đỏ nâu, dễ bay hơi, brom độc, rơi vào da gây bỏng nặng. C. Ở điều kiện thường iot là chất rắn, dạng tinh thể màu đen tím. Khi đun nóng iot rắn có thể chuyển sang dạng hơi không cần qua trạng thái lỏng. D. Các phát biểu A, B, C đều đúng. Câu 10: Tìm phản ứng sai. A. Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2 B. Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2 C. MnO2 + 4HCl MnCl2 + 2H2O + Cl2 D. HF + 4O2 2H2O + 2F2
  4. Câu 11: Dẫn khí clo dư đi qua dung dịch chứa KBr và KI, sau khi cô cạn dung dịch thì thu được 2,98 gam KCl (khan). Số mol hỗn hợp KBr và KI trong dung dịch ban đầu là: A. 0,06 mol B. 0,04 mol C. 0,05 mol D. 0,08 mol Câu 12: Kết luận nào sau đây KHÔNG đúng với flo ? A. F 2 là khí có màu lục nhạt, rất độc. B. F 2 có tính oxi hóa mạnh nhất trong tất cả các phi kim. C. F 2 oxi hóa được tất cả các kim loại. D. F 2 tác dụng được với tất cả các phi kim. Câu 13: Để điều chế F 2 , người ta dùng cách : A. Cho dung dịch HF tác dụng với MnO 2 đun nóng. B. Điện phân dung dịch hỗn hợp HF, KF với anôt bằng thép hoặc đông. C. Oxi hóa khí HF bằng O 2 không khí. D. Đun CaF 2 với H 2 SO 4 đậm đặc nóng. Câu 14: Tính chất nào sau đây là tính chất đặc biệt của dung dịch HF ? A. Là axit yếu. B. Có tính oxi hóa. C. Ăn mòn các đồ vật bằng thủy tinh. D. Có tính khử yếu. Câu 15: Không được dùng loại bình nào sau đây để đựng dung dịch HF ? A. Bằng thủy tinh. B. Bằng nhựa. C. Bằng sứ. D. Bằng sành. Câu 16: Trong phản ứng nào sau đây, Br 2 vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hóa ? t0cao A. H 2 + Br 2  2HBr t0 B. 2Al + 3Br 2  2AlBr 3 C. Br 2 + H 2 O → HBr + HBrO D. Br 2 + 2H 2 O + SO 2 → 2HBr + H 2 SO 4 Câu 17: Tính chất vật lí đặc biệt của I 2 cần được lưu ý là A. Iot tan ít trong nước . B. Iot tan nhiều trong ancol etylic tạo thành cồn iot dùng để sát trùng. C. Khi đun nóng iot thăng hoa tạo thành hơi iot màu tím. D. Iot là phi kim nhưng ở thể rắn. Câu 18: Kết luận nào sau đây KHÔNG đúng đối với tính chất hóa học của iot? A. Iot vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. B. Tính oxi hóa của I 2 >Br 2 . C. Tính khử của I 2 > Br 2 . D. I 2 chỉ oxi hóa được H 2 ở nhiệt độ cao tạo ra khí HI. Câu 19: Thuốc thử để nhận ra iot là: A. Hồ tinh bột. B. Nước brom. C. Phenolphtalein. D. Quỳ tím. Câu 20: Iot có thể tan tốt trong dung dịch KI, do có phản ứng hóa học thuận nghịch tạo ra sản phẩm KI3. Lấy khoảng 1ml dung dịch KI3 không màu vào ống nghiệm rồi thêm vào đó 1ml benzen (C6H6) cũng không màu, lắc đều sau đó để lên giá ống nghiệm. Sau vài phút, hiện tượng quan sát được là: A. Cỏc chất lỏng bị tỏch thành hai lớp, cả hai lớp đều khụng màu. B. Các chất lỏng bị tách thành hai lớp, lớp trên không màu, lớp phía dưới có màu tím đen. C. Các chất lỏng bị tách thành hai lớp, lớp trên có màu tím đen, lớp phía dưới không màu. D. Các chất lỏng hòa tan vào nhau thành một hỗn hợp đồng nhất. Câu 21: Cho 15,8g KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đậm đặc. Thể tích khí clo thu được ở điều kiện tiêu chuẩn là: A. 5,6 lit. B. 0,56 lit. C. 0,28 lit. D. 2,8 lit.
  5. Câu 22: Hỗn hợp gồm NaCl và NaBr. Cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư thì tạo ra kết tủa có khối lượng bằng khối lượng của AgNO3 đã tham gia phản ứng. Thành phần % theo khối lượng của NaCl trong hỗn hợp đầu là: A. 27,88% B. 15,2% C. 13,4% D. 24,5% Câu 23: Cho 200 g dung dịch HX (X: F, Cl, Br, I) nồng độ 14,6%. Để trung hòa dung dịch trên cần 250ml dung dịch NaOH 3,2M. Dung dịch axit trên là: A. HF B. HCl C. HBr D. HI Câu 24: Hòa tan hoàn toàn 7,8g hỗn hợp Mg và Al vào dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 7,0g. Số mol axit HCl đã tham gia phản ứng trên là: A. 0,8mol. B. 0,08mol. C. 0,04mol. D. 0,4mol. Câu 25: Hòa tan hoàn toàn 20g hỗn hợp Mg và Fe vào dung dịch axit HCl dư thấy có 11,2 lít khí thoát ra ở đktc và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan? A. 55,5g. B. 91,0g. C. 90,0g. D. 71,0g. Câu 26: Hòa tan hoàn toàn 23,8g hỗn hợp gồm một muối cacbonat của một kim loại hóa trị I và một muối cacbonat của một kim loại hóa trị II trong axit HCl dư thi tạo thành 4,48 lit khí ở đktc và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan? A. 38,0g. B. 26,0g. C. 2,60g. D. 3,8g. Câu 27: Chọn câu trả lời sai khi xét đến CaOCl2: A. Là chất bột trắng, luôn bôc mùi clo. B. Là muối kép của axit hipoclorơ và axit clohỉđic. C. Là chất sát trùng, tẩy trắng vải sợi. D. Là muối hỗn tạp của axit hipoclorơ và axit clohỉđic. Câu 28: Phản ứng hóa học nào sau đây chứng tỏ HI có tính khử mạnh hơn các halozenua khác? A. 8HI + H2SO4 → 4I2 + H2S + 4H2O B. 4HI + 2FeCl3 → 2FeCl2 + 2I2 + 4HCl C. 2HI → H2 + I2 D. cả A, B, C. Câu 29: Phản ứng hóa học nào sau đây chứng tỏ HCl có tính khử? A. HCl + NaOH →NaCl + H2O B. HCl + Mg → MgCl2 + H2 C. 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O D. HCl + NH3 → NH4Cl Câu 30: Clo và axit clohỉđic tác dụng với kim loại nào thì cùng tạo ra một hợp chất? A. Fe B. Cu C. Ag D. Zn Câu 31: Hòa tan clo vào nước thu được nước clo có màu vàng nhạt. Khi đó một phần clo tác dụng với nước. Vậy nước clo bao gồm những chất nào? A. Cl2, HCl, HClO, H2O. B. HCl, HClO, H2O. C. Cl2, HCl, HClO. D. Cl2, H2O, HCl. Câu 32: Trong số các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào sai? A. 4HCl + PbO2 → PbCl2 + Cl2 + 2H2O B. 9HCl + Fe3O4 → 3FeCl3 + 4H2O C. 2HCl + ZnO → ZnCl2 + H2O D. HCl + NaOH → NaCl + H2O Câu 33: Cho 31,84g hỗn hơp NaX và NaY (X, Y là hai halogen ở hai chu kỳ liên tiếp) vào dung dịch AgNO3 dư thì thu được 57,34g kết tủa. Công thức của mỗi muối là: A. NaCl và NaBr. B. NaBr và NaI C. NaF và NaCl D. Không xác định được. Câu 34: Một bình cầu đựng đầy khí HCl, được đậy bằng một nút cao su cắm ống thủy tinh vuốt nhọn xuyên qua. Nhúng miệng bình cầu vào một chậu thủy tinh đựng dung dich nước vôi trong có thêm vài giọt phenolphtalein không màu. Hãy dự đoán hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm trên? A. Không có hiện tượng gì xảy ra. B. Nước ở trong chậu thủy tinh phun mạnh vào bình cầu. C. Màu hồng của dung dịch trong bình cầu biến mất.
  6. D. B và C đúng. Câu 35: Chất nào sau đây oxi hóa được H2O? A. F2 B. Cl2 C. Br2 D. I2 Câu 36: Dung dịch axit nào sau đây không thể chứa trong bình thủy tinh? A. HCl B. H2SO4 C. HNO3 D. HF Câu 37: Dãy các đơn chất halogen nào sau đây được xếp theo thứ tự tính oxi hóa tăng dần? A. F2, Cl2, Br2, I2 B. Cl2, Br2, I2, F2 C. Cl2, F2, Br2, I2 D. I2, Br2, Cl2, F2 Câu 38: Dung dịch muố nào sau đây tác dụng với dung dịch AgNO3 tạo kết tủa màu trắng? A. NaF B. NaCl C. NaBr D. NaI Câu 39: Dãy các axit nào sau đây được xếp theo thứ tự tính axit giảm dần? A. HCl, HBr, HI, HF B. HI, HBr, HCl, HF C. HBr, HI, HF, HCl D. HF, HCl, HBr, HI Câu 40: Phân biệt hai lọ mất nhãn đựng dung dịch Nà và dung dịch NaI chỉ cần dung dung dịch A. AgNO3 B. HCl C. NaOH D. KNO3 Câu 41: Cho các phản ứng: (1) SiO2 + dung dịch HF → (2) F2 + H2O to→ (3) AgBr ánh sáng→ (4) Br2 + NaI (dư) → Trong các phản ứng trên, những phản ứng có tạo ra đơn chất là A. (1), (2), (3) B. (1), (3), (4) C. (2), (3), (4) D. (1), (2), (4) Câu 42: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Dung dịch NaF phản ứng với dung dịch AgNO3 sinh ra AgF kết tủa. B. Iot có bán kính nguyên tử lớn hơn brom. C. Axit HBr có tính axit yếu hơn axit HCl. D. Flo có tính oxi hóa yếu hơn clo. Câu 43: Trộn dung dịch chứa a gam Hbr với dung dịch chứa a gam NaOH. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu được, màu của quỳ tím sẽ là A. chuyển sang màu đỏ. B. chuyển sang màu xanh. C. không đổi màu. D. mất màu. Câu 44: Cho lương dư dung dịch AgNO3 tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp NaF 0,05M và NaCl 0,1M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 1,435 B. 0,635 C. 2,070 D. 1,275 Câu 45: Cho 1,03 gam muối natri halogenua (X) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được một kết tủa, kết tủa nà sau khi phân hủy hoàn toàn cho 1,08 gam bạc. Công thức của muối X là A. NaF B. NaBr C. NaI D. NaCl Câu 46: Cho 14,9 gam muối kali halogenua (X) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 28,7 gam một kết tủa. Công thức của muối X là A. KF B. KBr C. KI D. KCl Câu 47: Khối lượng CaF2 cần dung để điều chế 200 gam dung dịch axit flohidric nồng độ 40% (hiệu suất phản ứng bằng 80%) là A. 312 gam. B. 156 gam. C. 195 gam. D. 390 gam. HẾT
  7. ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐA C A A A C D C D D D Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐA B D B C A C C B A C Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 ĐA A A B A A B B B C D Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 ĐA A B B D A D D B B A Câu 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 ĐA C B B A B D C GIẢI Câu 41: (1) SiO2 + dung dịch HF → SiF4 + 2H2O (2) F2 + H2O to→ 4HF + O2 ↑ (3) AgBr ánh sáng→ 2Ag + Br2 (4) Br2 + NaI (dư) → NaBr + I2 Câu 43: nHBr = a/81 NaOH dư => Giấy quỳ chuyển màu xanh. Câu 44: Kết tủa là AgCl. nAgCl = nNaCl = 0,1.0,1 = 0,01 mol => m= 0,01.143,5 = 1,435 (gam) Câu 45: NaY + AgNO3 → NaNO3 + AgY ↓ 2AgY → 2Ag + Y2 nNaY = nAgY = nAg = 1,08/108 = 0,01 (mol)
  8. => 0,01(23 + MY) = 1,03 => MY = 80 (Br) Câu 46: KY + AgNO3 → KNO3 + AgY ↓ nKY = nAgY => 14,9/(39+Y)=28,7/(108+Y) => Y = 35,5 (Cl) => Muối X là KCl Câu 47: mHF = 200.40/100 = 80 (gam) => nHF = 80/20 = 4 (mol) mCaF2= 4.1/2.78.100/80 = 195 (gam)