Bai tap trac nghiem dia ly 8_12352652_20190325_113834

doc 12 trang nhatle22 5210
Bạn đang xem tài liệu "Bai tap trac nghiem dia ly 8_12352652_20190325_113834", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_trac_nghiem_dia_ly_8_12352652.doc

Nội dung text: Bai tap trac nghiem dia ly 8_12352652_20190325_113834

  1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÝ 8 Bài 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN CHÂU Á Câu 1: Phần đất liền Châu Á tiếp giáp châu lục nào sau đây? a. Châu Âu. b. Châu Phi. c. Châu Đại Dương. d. Cả a và b. Câu 2: Phần đất liền châu Á không tiếp giáp đại dương nào sau dây? a. Thái Bình Dương. b. Bắc Băng Dương. c. Đại Tây Dương. d. Ấn Độ Dương. Câu 3: Điểm cực Bắc và cực Nam của Châu Á ( phần đất liền ) Kéo dài trên những vĩ độ nào? a. 77044’B - 1016’B b. 76044’B - 2016’B c. 78043’B - 1017’B d. 87044’B - 1016’B Câu 4: Nguồn dầu mỏ và khí đốt của Châu Á tập trung chủ yếu ở khu vực nào? a. Bắc Á b. Đông Nam Á c. Nam Á d. Tây Nam Á. Bài 2: KHÍ HẬU CHÂU Á. Câu 1: Khí hậu Châu Á phân hoá đa dạng từ Bắc đến Nam là do: a. Lãnh thổ kéo dài. b. Kích thước rộng lớn. c. Địa hình núi ngăn cản sự ảnh hưởng của biển. d. Tất cả các ý trên. Câu 2: Khí hậu Chấu Á phân thành những đới cơ bản: a. 2 đới b. 3 đới c. 5 đới d. 11 đới. Câu 3: Đới khí hậu chia thành nhiều kiểu đới nhất ở Châu Á là: a. Cực và cận cực. b. Khí hậu cận nhiệt c. Khí hậu ôn đới d. Khí hậu nhiệt đới. Câu 4: Kiểu khí hậu chiếm diện tích lớn nhất ở Châu Á là: a. Khí hậu cực b. Khí hậu hải dương c. Khí hậu lục địa d. Khí hậu núi cao. Câu 5: Các đới khí hậu phân thành nhiều kiểu đới là do: a. Diện tích b. Vị trí gần hay xa biển c. Địa hình cao hay thấp d. Cả ba ý trên đều đúng. Câu 6: Khu vực Đông Nam Á thuộc kiểu khí hậu: a. Nhiệt đới gió mùa b. Ôn đới hải dương c. Ôn đới lục địa d. Khí hậu xích đạo. Bài 3: SÔNG NGÒI VÀ CẢNH QUAN CHÂU Á. Câu 1: Con sông dài nhất Châu Á là: a. Trường Giang b. A Mua c. Sông Hằng d. Mê Kông. Câu 2: Khu vực có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn là: a. Nam Á b. Đông Nam Á c. Đông Á d. Cả ba khu vực trên. Câu 3: Ở Châu Á khu vực có hệ thống sông chảy từ Nam lên Bắc là: a. Đông Nam Á b. Tây Nam Á c. Bắc Á d. Trung Á. Câu 4: Khu vực nào của Châu Á thường bị thiên tai? a. Vùng đảo và duyên hải Đông Á b. Khu vực Nam Á và Đông Nam Á c. Cả hai đều đúng d. Cả hai đều sai. Câu 5: Loại cảnh quan chiếm ưu thế ở Châu Á là: a. Rừng nhiệt đới b. Cảnh quan lục địa và gió mùa c. Thảo nguyên d. Rừng lá kim. Bài 4: PHÂN TÍCH HOÀNG LƯU GIÓ MÙA CHÂU Á. Câu 1: Vào mùa đông ( tháng 1 ) ở Châu Á có: a.3 trung tâm áp cao và 3 trung tâm áp thấp b.4 trung tâm áp cao và 4 trung tâm áp thấp c.5 trung tâm áp cao và 5 trung tâm áp thấp d.Cả a,b,c đều sai. Câu 2: Hướng gió chính vào mùa đông ở Châu Á là: 1
  2. a. Tây Bắc b. Đông Nam c. Tây Nam d. Đông Bắc. Câu 3: Hướng gió chính vào mùa hạ ở Châu Á là: a. Tây Bắc b. Đông Nam c. Tây Nam d. Đông Bắc. Câu 4: Ở Việt Nam, vào mùa đông khu vực chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc là: a. Miền Bắc b. Miền Trung c. Miền Nam d. Cả ba miền như nhau. Bài 5: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ XÃ HỘI CHÂU Á. Câu 1: Dân số Châu Á chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm dân số thế giới? a. 55% b. 61% c. 69% d. 72% Câu 2: Chủng tộc Môn-gô-lô-ít phân bố chủ yếu ở khu vực nào của Châu Á? a. Tây Nam Á, Trung Á, Nam Á b.Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á c. Cả a,b đều đúng d. Cả a,b đều sai. Câu 3: Đông Nam Á là khu vực phân bố chủ yếu của chủng tộc nào? a. Ô-xtra-lô-ít b. Ơ-rô-pê-ô-ít c. Môn-gô-lô-ít d. Nê-grô-ít. Câu 4: Hồi giáo là một trong những tôn giáo lớn ở Châu Á ra đời tại: a. Pa-let-tin b. Ấn Độ c. A-rập-xê-út d. I – Ran Câu 5: Ở khu vực Đông Nam Á là nơi phân bố chính của tôn giáo: a. Ấn Độ giáo b. Phật giáo c. Thiên Chúa giáo d. Hồi giáo. Câu 6: Quốc gia nào ở Đông Nam Á là nơi thịnh hành của Thiên Chúa giáo? a. In-đô-nê-xi-a b. Ma-lai-xi-a c. Phi-líp-pin d. Thái Lan. Câu 7: Quốc gia có tín đồ Hồi giáo đông nhất Châu Á và thế giới là: a. In-đô-nê-xi-a b. Ma-lai-xi-a c. A-rập-xê-út d. I – Ran. Bài 6: ĐỌC, PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ PHÂN BỐ DÂN CƯ, CÁC ĐÔ THỊ LỚN Ở CHÂU Á Câu 1: Ở Châu Á khu vực nào có mật độ dân số thấp nhất ( dưới 1 người/km2 ) a. Nam Liên Bang Nga, bán đảo Trung Ấn b. Bắc Liên Bang Nga, Tây Trung Quốc c. Cả a, b đều đều đúng d. Cả a, b đều sai. Câu 2: Nơi có mật độ dân số dưới 1 người /km2 là nơi có: a. Có khí hậu giá lạnh b. Nơi có địa hình hiểm trở c. Chiếm diện tích lớn nhất d. Cả a, b, c đều đúng. Câu 3: Khu vực có mật độ dân số đông ( trên 100 người/km2 ) là: a. Ven Địa Trung Hải b. Ven biển Nhật Bản, Trung Quốc c. Ven biển Ấn Độ, Việt Nam d. Cả b, c đều đúng. Câu 4: Nước nào sau đây có diện tích lớn nhất ở Châu Á? a. A-rập-xê-út b. Trung Quốc c. Ấn Độ d. Pa-ki-xtan Bài 7: ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CÁC NƯỚC CHÂU Á. Câu 1: Vào thời kỳ nào dân cư của các nước Châu Á đã phát triển các nghề thủ công tinh xảo? a. Thời Cổ đại b. Thời Trung đại c. Thời Cận đại d. Thời Hiện đại. Câu 2: Các mặt hàng xuất khẩu nổi tiếng của khu vực Đông Á lúc bấy giờ là gì? a. Đồ gốm b. Hương liệu c. Đồ trang sức d. Cả ba ý trên. Câu 3: Quốc gia nào sau đây không được coi là nước công nghiệp mới? a. Hàn Quốc b. Đài Loan c. Thái Lan d. Xing-ga-po. Câu 4: Những nước nào công nghiệp phát triển nhanh nhưng nông nghiệp vẫn giữ vai trò lớn? a. Trung Quốc b. Thái Lan c. Cả a, b đều đúng d. Cả a, b đều sai. Câu 5: Những nước có thu nhập cao là những nước có: a. Nền công nghiệp phát triển b. Nền nông nghiệp phát triển c. Cả a, b đều đúng d. Cả a, b đều sai. Câu 6: Việt Nam nằm trong nhóm nước: a. Có thu nhập thấp b. Thu nhập trung bình dưới 2
  3. c. Thu nhập trung bình trên d. Thu nhập cao. Bài 8: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI CÁC NƯỚC CHÂU Á. Câu 1: Lúa gạo là cây trồng quan trọng nhất của khu vực có khí hậu: a. Ôn đới lục địa b. Ôn đới hải dương c. Nhiệt đới gió mùa d. Nhiệt đới khô. Câu 2: Những nước nào sau đây sản xuất nhiều lương thực nhất thế giới? a. Thái Lan, Việt Nam b. Trung Quốc, Ấn Độ c. Nga, Mông Cổ d. Nhật Bản, Ma-lai-xi-a. Câu 3: Những nước nào sau đây xuất khẩu lương thực ( lúa gạo ) nhiều nhất thế giới? a. Thái Lan, Việt Nam b. Trung Quốc, Ấn Độ c. Nga, Mông Cổ d. Nhật Bản, Ma-lai-xi-a. Câu 4: Nước khai thác và xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất Châu Á là: a. Trung Quốc b. A-rập-xê-út c. I-rắc d. Cô-oét. Câu 5: Nước nào đã sớm đạt được nền công nghiệp trình độ cao nhất ở Châu Á? a. Hàn Quốc b. Nhật Bản c. Xing-ga-po d. Ấn Độ. Bài 9: KHU VỰC TÂY NAM Á. Câu 1: Các nước đế quốc luôn muốn gây ảnh hưởng đến khu vực Tây Nam Á là vì: a. Nằm trên đường giao thông quốc tế b. Ngã ba của ba châu lục c. Nguồn khoáng sản phong phú d. Cả ba ý trên. Câu 2: Khu vực Tây Nam Á nằm trong đới hay kiểu đới khí hậu nào? a. Nhiệt đới khô b. Cận nhiệt c. Ôn đới d. Nhiệt đới gió mùa. Câu 3: Sông Ti-grơ và Ơ-phrát có những giá trị đối với khu vực: a. Bồi đắp phù sa b. Thuỷ điện c. Giao thông d. Cả ba ý trên. Câu 4: Ở Tây Nam Á, dân cư quốc gia nào không phải là tín đồ Hồi giáo? a. Ác-mê-ni-a b. I-xra-en c. Síp d. I-ran. Câu 5: Nước sông khu vực Tây Nam Á được cung cấp từ: a. Nước mưa b. Nước ngầm c. Nước ngấm ra từ trong núi d. Nước băng tuyết tan. Bài 10: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NAM Á. Câu 1: Khu vực Nam Á được chia thành các miền địa hình khác nhau: a. 2 miền b. 3 miền c. 4 miền d. 5 miền. Câu 2: Ranh giới giữa Nam Á và Trung Á là dãy núi: a. Gát Tây b. Gát Đông c. Hy-ma-lay-a d. Cap-ca. Câu 3: Khu vực Nam Á có khí hậu: a. Cận nhiệt đới b. Nhiệt đới khô c. Xích đạo d. Nhiệt đới gió mùa. Câu 4: Quốc gia hứng chịu nhiều thiên tai nhất Nam Á là: a. Man-đi-vơ b. Xri-lan-ca c. Ấn Độ d. Băng-la-đét. Câu 5: Loạ gió ảnh hưởng sâu sắc đến sản xuất khu vực Nam Á là: a. Tín phong Đông Bắc b. Gió mùa Tây Nam c. Gió Đông Nam d. Gió mùa Đông Bắc. Bài 11: DÂN CƯ VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KHU VỰC NAM Á. Câu 1: Em có nhận xét gì về sự phân bố dân cư Nam Á? a. Đông bậc nhất thế giới b. Tập trung ven biển và đồng bằng c. Dân cư phân bố không đều d. Cả ba ý trên. Câu 2: Dân cư các nước Nam Á chủ yếu theo tôn giáo nào? a. Ấn Độ giáo b. Hồi giáo c. Thiên Chúa giáo, Phạt giáo d. Tất cả các tôn giáo trên. Câu 3: Các nước Nam Á trước đây là thuộc địa của đế quốc nào? a. Anh b. Pháp c. Tây Ban Nha d. Hà Lan. Câu 4: Nền kinh tế các nước Nam Á đang trong giai đoạn: a. Chậm phát triển b. Đang phát triển c. Phát triển d. Rất phát triển. Câu 5: Quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất Nam Á là: 3
  4. a. Nê-pan b. Xri-lan-ca c. Băng-la-đét d. Ấn Độ. Bài 12: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC ĐÔNG Á. Câu 1: Những nước nào sau đây không nằm trong vùng lãnh thổ Đông Á? a. Trung Quốc, Nhật Bản b. Hàn Quốc, Triều Tiên c. Việt Nam. Mông Cổ d. Đài Loan. Câu 2: Khí hậu phía Tây khu vực Đông Á là: a. Nhiệt đới b. Ôn đới c. Cận Nhiệt lục địa d. Nhiệt đới gió mùa. Câu 3: Cảnh quan ở phần phía Tây khu vực Đông Á chủ yếu là: a. Thảo nguyên khô b. Hoang mạc c. Bán hoang mạc d. Tất cả các cảnh quan trên. Câu 4: Con sông nào là ranh giới tự nhiên giữa Trung Quốc và Nga? a. Sông Ấn b. Trường Giang c. A Mua d. Hoàng Hà. Câu 5: Con sông nào dài nhất khu vực Đông Á? a. Sông Ấn b. Trường Giang c. A Mua d. Hoàng Hà. Câu 6 : Quốc gia nào ở Đông Á thường xuyên bị động đất va núi lửa? a. Hàn Quốc b. Trung Quốc c. Nhật Bản d. Triều Tiên. Bài 13: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC ĐÔNG Á. Câu 1: Ở khu vực Đông Á nước nào có giá trị xuất khẩu vượt giá trị nhập khẩu lớn nhất? a. Hàn Quốc b. Nhật Bản c. Trung Quốc d. Đài Loan. Câu 2: Nước nào sau đây là nước có nền công nghiệp phát triển cao? a. Hàn Quốc b. Nhật Bản c. Trung Quốc d. Đài Loan. Câu 3: Những thành tựu quan trọng nhất cuaTrung Quốc là: a.Nông nghiệp phát triển, giải quyết tốt lương thực cho người dân b.Công nghiệp hoàn chỉnh, hiện đại c.Tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định d.Tất cả các ý trên. Câu 4: Thu nhập của người dân Nhật Bản cao là nhờ: a. Công nghiệp phát triển nhanh b. Thương mại c. Dịch vụ d. Tất cả các ý trên. Câu 5: Những nước được xem là nước công nghiệp mới, con rồng Châu Á là: a. Trung Quốc, Triều Tiên b. Nhật Bản c. Hàn Quốc, Đài Loan d. Cả ba ý trên. Bài 14: ĐÔNG NAM Á ĐẤT LIỀN VÀ HẢI ĐẢO. Câu 1: Đông Nam Á là cầu nối giữa: a. Châu Á – Châu Âu b. Châu Á – Châu Đại Dương c. Châu Á – Châu Phi d. Châu Á – Châu Mỹ. Câu 2: Đảo lớn nhất khu vực và đứng thứ ba thế giới là: a. Xu-ma-tơ-ra b. Ca-li-man-tan c. Gia-va d. Xu-la-vê-di. Câu 3: Phần đất liền Đông Nam Á còn có tên là Bán đảo Trung Ấn là vì: a.Cầu nối giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương b.Nằm giữa Trung Quốc và Ấn Độ c.Có chung ranh giới tự nhiên với Trung Quốc và Ấn Độ d.Cả ba ý trên. Câu 4: Sông nào sau đây không nằm trong hệ thống sông ngòi Đông Nam Á? a. Sông Hồng b. Sông Mê Kông c. Sông Mê Nam d. Sông Liêu Hà. Bài 15: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI ĐÔNG NAM Á. Câu 1: Quốc gia nào ở Đông Nam Á vừa có lãnh thổ ở bán đảo vừa ở đảo? a. Thái Lan b. Ma-lai-xi-a c. In-đô-nê-xi-a d. Lào. Câu 2: Quốc gia có diện tích nhỏ nhất ở Đông Nam Á là: a. Bru-nây b. Đông Ti-mo c. Xin-ga-po d. Cam-pu-chia. 4
  5. Câu 3: Khu vực Đông Nam Á hiện có bao nhiêu quốc gia? a. 9 b.10 c.11 d.12 Câu 4: Những nết tương đồng của người dân Đông Nam Á là: a. Có nền văn minh lúa nước b. Có cùng lịch sử đấu tranh giành độc lập c. Cùng tập quán sinh hoạt và sản xuất d. Cả ba ý trên. Câu 5: Quốc gia nào sau đây không có tên gọi là vương quốc? a. Mi-an-ma b. Cam-pu-chia c. Bru-nây d. Thái Lan. Câu 6: Những yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế khu vực Đông Nam Á là: a. Đông dân b. Nguồn lao động dồi dào c. Thị trường tiêu thụ lớn d. Tất cả các ý trên. Bài 16: ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á. Câu 1: Nền kinh tế các nước Đông Nam Á phát triển nhanh nhưng chưa vững chắc là do: a. Thiên nhiên nhiều biến động b. Chưa quan tâm nhiều đến môi trường c. Bị tác động từ bên ngoài d. Tất cả các ý trên. Câu 2: Từ 1990 – 1996 các nước có nền kinh tế tăng trưởng ổn định là: a. Phi-lip-pin b. Ma-lai-xi-a c. Việt Nam d. Cả ba nước trên. Câu 3: Tỷ trọng nông nghiệp của nước nào giảm mạnh? a. Lào b. Cam-pu-chia c. Thái Lan d.Phi-lip-pin. Câu 4: Các nước trong khu vực đang tiến hành công nghiệp hoá bằng cách: a. Sản xuất cung cấp thị trường trong nước b. Sản xuất để xuất khẩu c. Cả hai đều đúng d. Cả hai đềy sai. Bài 17: HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á. Câu 1: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN ) thành lập vào: a. 02 – 08 – 1964 b. 04 – 08 – 1965 c. 06 – 08 – 1966 d. 08 – 08 – 1967 Câu 2: Nước nào sau đây không nằm trong 5 nước đầu tiên gia nhập Hiệp hội? a. Thái Lan b. In-đô-nê-xi-a c. Bru-nây d.Xin-ga-po. Câu 3: Đến năm 1999, nước nào chưa gia nhập Hiệp hội? a. Bru-nây b. Mi-an-ma c. Đông-ti-mo d. Cam-pu-chia. Câu 4: Mục tiêu của Hiệp hội khi mới thành lập là: a. Liên minh về quân sự b. Liên minh về kinh tế c. Phát triển văn hoá d. Tất cả các ý trên. Câu 5: Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm: a. 1995 b. 1996 c. 1997 d.1998. Bài 18: THỰC HÀNH: TÌM HỂU VỀ LÀO VÀ CAMPUCHIA. Câu 1: Lãnh thổ Cam-pu-chia không tiếp giáp quốc gia nào sau đây? a. Ma-lai-xi-a b. Lào c. Thái Lan d. Việt Nam. Câu 2: Cam-pu-chia có thể mở rộng quan hệ với các nước bằng các loại hình giao thông: a. Đường biển b. Đường bộ c. Đường hàng không d. Tất cả các loại hình trên. Câu 3: Cam-pu-chia có kiểu khí hậu gì? a. Cận nhiệt đới b. Nhiệt đới gió mùa c. Cận xích đạo d. Xích đạo. Câu 4: Lãnh thổ của Lào tiếp giáp bao nhiêu quốc gia? a. 4 quốc gia b. 5 quốc gia c. 6 quốc gia d. 7 quốc gia. Câu 5: Tôn giáo chính của Lào và Cam-pu-chia là: a. Ấn Độ giáo b. Thiên Chúa giáo c. Phật giáo d. Hồi giáo. Bài 19: ĐỊA HÌNH VỚI TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC. Câu 1: Dãy núi, núi lửa, động đất là kết quả hoạt động của: a. Nội lực b. Ngoại lực c. Cả nội lực và ngoại lực d. Cả ba ý trên đều đúng. Câu 2: Nội lực và ngoại lực là hai lực: a. Tác động ngược chiều b. Đối nghịch nhau c. Tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất d. Cả ba ý đếu đúng. 5
  6. Câu 3: Những tác động nào làm cho địa hình bề mặ Trái Đất thay đổi? a. Bào mòn b. Xâm thực c. Bội tụ d. Tất cả các ý trên. Câu 4: Biểu hiện nào sau đây không phải do tác đông của ngoại lực? a. Bào mòn b. Đất đá rung chuyển c. Bồi tụ d. Xâm thực. Câu 5: Núi lửa hoạt động xảy ra ở đâu gây những hậu quả nghiêm trọng? a. Xa mạc b. Vùng đồng bằng c. Trên núi cao d. Dưới đáy biển. Bài 20. KHÍ HẬU VÀ CẢNH QUAN TRÊN TRÁI ĐẤT. Câu 1: Trên bề mặt Trái Đất có mấy đới khí hậu? a. 3 đới b. 4 đới c. 5 đới d. 6 đới. Câu 2: Châu lục nào có diện tích lãnh thổ nằm trên hầu hết các đới khí hậu? a. Châu Á b. Châu Âu c. Châu Phi d. Châu Mỹ. Câu 3: Trên bề mặt Trái Đất có mấy loại gió chính? a. 2 loại b. 3 loại c. 4 loại d. 5 loại. Câu 4: Rừng rậm nhiều tầng là cảnh quan thuộc đới khí hậu nào? a. Hàn đới b. Ôn đới c. Nhiệt đới d. Cả ba đới đều có. Câu 5: Rừng lá kim là cảnh quan thuộc đới khí hậu nào? a. Hàn đới b. Ôn đới c. Nhiệt đới d. Cả ba đới đều có. Câu 6: Các thành phần tự nhiên cơ bản của Trái Đất bao gồm: đất, địa hình, không khí, nước và: a. Địa chất b. Khoáng sản c. Sinh vật d. Sông ngòi. Bài 21. CON NGƯỜI VÀ CÁC MÔI TRƯỜNG ĐẠI LÝ. Câu 1: Hoạt động kinh tế của con người phụ thuộc chặt chẽ vào môi trường là: a. Nông nghiệp b. Công nghiệp c. Dịch vụ d. Cả ba hoạt động trên. Câu 2: Hoạt động kinh tế ít phụ thuộc vào môi trường của con người là: a. Nông nghiệp b. Công nghiệp c. Dịch vụ d. Cả ba hoạt động trên. Câu 3: Lúa mì được trồng chủ yếu ở môi trường nào? a. Đới nóng b. Đới lạnh c. Đới ôn hoà d. Vùng cực. Câu 4: Những hoạt động công nghiệp nào sau đây làm biến đổi mạnh mẽ môi trường? a. Khai thác than b. Khai thác dầu khí c. Khai thác gỗ d. Cả ba hoạt động trên. Bài 22: VIỆT NAM – ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI. Câu 1: Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ bao gồm: a. Đất liền và hải đảo b. Vùng biển c. Vùng trời d. Cả ba ý trên. Câu 2: Phần đất liền của Việt Nam không tiếp giáp quốc gia nào sau đây? a. Thái Lan b. Trung Quốc c. Lào d. Cam-pu-chia. Câu 3: Con đường xây dựng và phát triển của đất nước Việt Nam từ khi thành lập đến nay có thể chia thành các giai đoạn: a. 2 giai đoạn b. 3 giai đoạn c. 4 giai đoạn d. 5 giai đoạn. Câu 4: Công cuộc đổi mới của đất nước ta bắt đầu vào những năm: a. 1945 b. 1975 c. 1986 d. 2000. Bài 23: VỊ TRÍ, GIỚI HẠN, HÌNH DẠNG LÃNH THỔ VIỆT NAM. Câu 1: Phần đất liền của Việt Nam kéo dài trên bao nhiêu vĩ tuyến? a. 11 b. 13 c. 15 d. 17. Câu 2: Đặc điểm nổi bật của tự nhiên Việt Nam là: a. Nội chí tuyến, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á b. Cầu nối giữa Đông Nam Á đất liền và hải đảo c. Vị trí tiếp xúc giữa các luồng gió mùa và sinh vật d. Tất cả các ý trên. 6
  7. Câu 3: Vùng biển Việt Nam rộng khoảng 1 triệu km2 là: a. Biển Đông b. Một bộ phận của biển Đông c. Một bộ phận của vịnh Thái Lan d. Một bộ phận của Ấn Độ Dương. Câu 4: Bờ biển nước ta kéo dài khoảng 3260 km từ: a. Móng Cái đến Vũng Tàu b. Vũng Tàu đến Mũi Cà Mau c. Mũi Cà Mau đến Hà Tiên d. Móng Cái đến Hà Tiên. Câu 5: Hình dạng lãnh thổ Việt Nam có thể phát triển các loại hình giao thông nào? a. Đường bộ, đường sắt b. Đường sông, đường biển c. Đường hàng không d. Tất cả các loại hình trên. Bài 24. VÙNG BIỂN VIỆT NAM. Câu 1: Biển Đông là một bộ phận của Thái Bình Dương là: a. Một biển lớn b. Tương đối kín c. Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa d. Tất cả các ý trên. Câu 2: Biển Đông thông với những đại dương nào? a. Thái Bình Dương b. Đại Tây Dương c. Ấn Độ Dương d. Cả a, c đúng. Câu 3: Khí hậu của biển Đông có những đặc điểm: a. Có hai mùa gió: Đông Bắc và Tây Nam b. Nóng quanh năm c. Biên độ nhiệt nhỏ, mưa ít hơn trong đất liền d. Tất cả các ý trên. Câu 4: Chế độ hải văn của Biển Đông thay đổi theo: a. Theo mùa b. Theo vĩ độ c. Theo độ sâu d. Tất cả các ý trên. Bài 25. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM. Câu 1: Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam trải qua các giai đoạn: a. 2 giai đoạn b. 3 giai đoạn c. 4 giai đoạn d. 5 giai đoạn. Câu 2: Mảng kiến tạo Hà Nội và Tây Nam Bộ được hình thành ở giai đoạn kiến tạo nào? a. Tiền Cam-Bri b. Cổ kiến tạo c. Tân kiến tạo d. Cả ba giai đoạn trên. Câu 3: Lãnh thổ Việt Nam được tạo dần qua các giai đoạn kiến tạo nào? a. Tiền Cam-Bri b. Cổ kiến tạo c. Tân kiến tạo d. Cả ba giai đoạn trên. Bài 26. ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM. Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm khoáng sản Việt Nam? a. Giàu trữ lượng b. Giàu điểm quặng c. Giàu chủng loại d. Tất cả các ý trên. Câu 2: Phần lớn các mỏ khoáng sản nước ta có trữ lượng: a. Nhỏ b. Vừa và nhỏ c. Lớn d. Rất lớn. Câu 3: Khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu là nơi tập trung nhiều: a. Than đá b. Than bùn c. Dầu khí d. Crôm. Câu 4: Các mỏ than bùn chủ yếu tập trung ở: a. Đồng bằng Sông Hồng b. Đồng bằng Sông Cửu Long c. Vùng núi phía Bắc d. Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 5: Vì sao chúng ta phải khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên khoáng sản? a. Vì khoáng sản không thể phục hồi b. Một số loại có nguy cơ cạn kiệt c. Khai thác và sử dụng còn lãng phí d. Tất cả các ý trên. Bài 27. ĐỌC BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH VÀ KHOÁNG SẢN. Câu 1: Cho biết nhận định sau đây nói về điểm cực nào của tổ quốc? “ Lá cờ tổ quốc tung bay trên đỉnh ngọn núi rồng : Lũng Cú – Đồng Văn – Hà Giang”. a. Cực Bắc b. Cực Tây c. Cực Nam d. Cực Đông. 7
  8. Câu 2: Cho biết nhận định sau đây nói về điểm cực nào của tổ quốc? “ Rừng ngập mặn quanh năm xanh tốt, nơi cư trú của rất nhiều loài sinh vật ven biển”. a. Cực Bắc b. Cực Tây c. Cực Nam d. Cực Đông. Câu 3: Cho biết nhận định sau đây nói về điểm cực nào của tổ quốc? “ Nơi có vịnh Vân Phong, một trong những vịnh biển đẹp nhất Việt Nam”. a. Cực Bắc b. Cực Tây c. Cực Nam d. Cực Đông. Câu 4: Cho biết nhận định sau đây nói về điểm cực nào của tổ quốc? “ Nơi có ngọn núi Khoan La San, ngã ba biên giới Việt – Trung – Lào, nơi một tiếng gà gáy cả ba nước đều nghe”. a. Cực Bắc b. Cực Tây c. Cực Nam d. Cực Đông. Câu 5: Trên bản đồ hành chính Việt Nam có bao nhiêu tỉnh thành ven biển? a. 27 b. 28 c. 29 d. 30. Câu 6: Cho biết tỉnh thành nào sau đây vừa giáp biển vừa giáp Trung Quốc? a. Đà Nẵng b. Hà Giang c. Quảng Ninh d. Thừa Thiên Huế. Bài 28. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VIỆT NAM. Câu 1: Bộ phận nổi bật, quan trọng nhất trong cấu trúc địa hình Việt Nam là: a. Đồng bằng b. Đồi núi c. Bờ biển d. Thềm lục địa. Câu 2: Trên đất liền, đồng bằng chiếm khoảng bao nhiêu phần diện tích lãnh thổ? a. 1/4 diện tích lãnh thổ b. 2/3 diện tích lãnh thổ c. 3/4 diện tích lãnh thổ d. 1/2 diện tích lãnh thổ. Câu 3: Phanxipăng – đỉnh núi cao nhất Việt Nam, nằm ở dãy núi nào? a. Trường Sơn Bắc b. Trường Sơn Nam c. Hoàng Liên Sơn d. Hoành Sơn. Câu 4: Khu vực đồng bằng bị đồi núi chia cắt mạnh là: a. Đồng bằng Sông Hồng b. Đồng bằng Sông Cửu Long c. Đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ d. Cả ba đồng bằng trên. Câu 5: Các dạng địa hình nào sau đây thuộc dạng địa hình nhân tạo? a. Đê, đập b. Kênh, rạch c. Hồ thuỷ điện d. Tất cả các dạng địa hình trên. Bài 29. ĐẶC ĐIỂM CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH. Câu 1: Dạng địa hình cac-xtơ phân bố chủ yếu ở những vùng núi nào? a. Tây Bắc b. Đông Bắc c. Trường Sơn Bắc d. Trường Sơn Nam. Câu 2: Vùng núi có địa hình cao nhất Việt Nam là: a. Tây Bắc b. Đông Bắc c. Trường Sơn Bắc d. Trường Sơn Nam. Câu 3: Trong các đồng bằng ở nước ta, đồng bằng lớn nhất là: a. Đồng bằng Sông Hồng b. Đồng bằng Sông Cửu Long c. Đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ d. Cả ba đồng bằng bằng nhau. Câu 4: Dạng địa hình chuyển tiếp giữa vùng núi và đồng bằng là: a. Đồi b. Cao nguyên c. Núi thấp d. Bán bình nguyên. Câu 5: Vùng biển nào của nước ta có thềm lục địa mở rộng? a. Vùng biển Bắc Bộ b. Vùng biển Trung Bộ c. Vùng biển Nam Bộ d. Cả a, c đúng. Bài 30. ĐỌC BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH VIỆT NAM. Câu 1: Hướng đi từ biên giới Việt – Lào đến biên giới Việt – Trung là hướng: a. Bắc – Nam b. Tây – Đông c. Tây Bắc – Đông Nam d. Đông Bắc – Tây Nam. Câu 2: Từ biên giới Việt – Lào đến biên giới Việt – Trung (220B) ta phải qua mấy dãy núi và cánh cung? a. 3 b. 4 c. 5 d.6. Câu 3: Loại đất chính của vùng Tây Nguyên là: a. Phù sa cổ b. Feralit c. Ba dan d. Mùn núi cao. 8
  9. Câu 4: Hồ Lắk nằm ở khu vực nào của Tây nguyên? a. Đắk Lắk b. Plây Ku c. Lâm Đồng d. Kon Tum. Bài 31. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VIỆT NAM. Câu 1: Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa thể hiện: a. Số giờ nắng nhiều b. Lương nhiệt lớn c. Nhiệt độ trung bình lớn (> 210-C) d. Tất cả các ý trên. Câu 2: Loại gió thổi chính trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 10 là: a. Tây Nam b. Đông Bắc c. Tây Bắc d. Gió Phơn. Câu 3: Loại gió có đặc điểm lạnh và khô là gió: a. Tây Nam b. Đông Bắc c. Tây Bắc d. Gió Phơn. Câu 4: Khu vực có khí hậu xích đạo, nóng quanh năm, có 2 mùa tương phản sâu sắc là: a. Bắc Bộ b. Trung Bộ c. Tây Nguyên d. Nam Bộ. Câu 5: Miền có thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, biến đổi nhanh chóng là: a. Núi cao b. Đồng bằng c. Cao nguyên d. Hải đảo. Câu 6: Nhân tố hình thành nên khí hậu nước ta là nhân tố nào? a. Vị trí địa lý b. Địa hình c. Hoàn lưu gió mùa d. Tất cả các ý trên. Bài 32. CÁC MÙA THỜI TIẾT VÀ KHÍ HẬU NƯỚC TA. Câu 1: Theo chế độ gió mùa, nước ta có mấy mùa khí hậu? a. 1 mùa b. 2 mùa c. 3 mùa d. 4 mùa. Câu 2: Trong mùa gió Đông Bắc, khí hậu nước ta có đặc điểm: a. Giống nhau b. Khác nhau rõ rệt c. Miền Bắc khí hậu lạnh, miền Nam có mùa khô sâu sắc d. Câu b, c đúng. Câu 3: Vào mùa gió Tây Nam, loại gió Phơn khô nóng ảnh hưởng mạnh đến khu vực: a. Miền núi phía Bắc b. Bắc Trung Bộ c. Nam Trung Bộ d. Tây Nguyên. Câu 4: Tại sao gió Đông Bắc thổi vào miền Nam không quá lạnh và khô như miền Bắc? a. Xa trung tâm cao áp b. Bị núi ngăn cản c. Được biển sưởi ấm d. Tất cả các ý trên. Câu 5: Mùa bão ở miền Nam so với miền Bắc và miền Trung thường xảy ra: a. Sớm hơn b. Muộn hơn c. Cùng thời gian c. Cả ba ý đều đúng. Câu 6: Những khó khăn do khí hậu và thời tiết nước ta mang lại: a. Thời tiết thất thường b. Hạn hán, lũ lụt c. Bão d. Tất các ý trên. Bài 33. ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM. Câu 1: Sông ngòi nước ta có đặc điểm: a. Dày đặc b. Phân bố rộng khắp c. Nhiều sông lớn d. Tất cả các ý trên. Câu 2: Hướng chảy chính của sông ngòi nước ta là Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung là do tác động của: a. Vị trí địa lý b. Đia hình c. Địa chất d. Lượng mưa. Câu 3: Để hạn chế lũ lụt, một trong những biện pháp hữu hiệu nhất là: a. Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn b. Xử lý nước thải, chất thải công nghiệp c. Khai thác tốt các nguồn lợi từ sông d. Đắp đê ngăn lũ. Câu 4: Sông cung cấp được nhiều phù sa cho khu vực hạ lưu là nhờ: a. Sông lớn hay nhỏ b. Địa chất nơi nó chảy qua c. Sông dốc hay thoải d. Lượng mưa nhiều hay ít. Bài 34. CÁC HỆ THỐNG SÔNG LỚN Ở NƯỚC TA. Câu 1: Các hệ thống sông ở nước ta, hệ thống sông có chế độ nước rất thất thường là: 9
  10. a. Hệ thống sông Bắc Bộ b. Hệ thống sông Trung Bộ c. Hệ thống sông Nam Bộ d. Cả ba hệ thống sông trên. Câu 2: Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm sông Trung Bộ? a. Nhiều sông lớn b. Ngắn và dốc c. Lũ lên nhanh và đột ngột d. Cả ba nhận định đều sai. Câu 3: Sông ngòi ở Nam Bộ có chế độ nước: a. Điều hoà theo mùa b. Lòng sông rộng và sâu c. Ảnh hưởng của thuỷ triều d. Tất cả đều đúng. Câu 4: Hệ thống sông lớn nhất ở Đông Nam Á là: a. Sông Đồng Nai b. Sông Mê Kông c. Sông Hồng d. Sông Mã. Bài 35. THỰC HÀNH VỀ KHÍ HẬU, THUỶ VĂN VIỆT NAM. Câu 1: Vào mùa gió Đông Bắc, khu vực có khí hậu lạnh nhất nước ta là: a. Vùng núi Đông Bắc b. Vùng núi Tây Băc c. Đồng bằng sông Hồng d. Dãy Trường Sơn Bắc. Câu 2: Từ tháng 11 đến tháng 4 là khoảng thời gian thịnh hành của gió: a. Tây Bắc b. Đông Bắc c. Đông Nam d. Tây Nam. Câu 3: Nhận định nào không đúng với đặc điểm lũ ở Đồng bằng Sông Cửu Long: a. Lũ lên chậm b. Lũ rút chậm c. Bồi đắp nhiều phù sa d. Thường là dạng lũ quét. Câu 4: Mùa lũ và mùa mưa ở nước ta có đặc điểm: a. Luôn trùng nhau b. Không trùng nhau c. Mùa lũ có trước d. Không hoàn toàn trùng nhau. Bài 36. ĐẶC ĐIỂM ĐẤT VIỆT NAM. Câu 1: Một loại đất được hình thành, yếu tố quan trọng nhất là: a. Địa hình b. Thời gian c. Đá mẹ d. Tác động của con người. Câu 2: Lớp vỏ phong hoá của thổ nhưỡng nước ta dày là do: a. Đá mẹ dễ phong hoá b. Nằm trong khu vực nhiệt đới c. Địa hình dốc d. Thời gian hình thành lâu. Câu 3: Ở nước ta có mấy nhóm đất chính? a. 3 nhóm b. 4 nhóm c. 5 nhóm d. 6 nhóm Câu 4: Nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất nước ta là: a. Phù sa b. Feralit c. Mùn núi cao d. Cả 3 nhóm bằng nhau. Câu 5: Các loại cây công nghiệp ( chè, cà phê ) phù hợp nhất với loại đất nào? a. Phù sa b. Feralit c. Mùn núi cao d. Trồng tốt ở các nhóm đất trên. Câu 6: Loại đất mùn núi cao được dùng vào mục đích: a. Trồng cây công nghiệp b. Trồng rừng đầu nguồn c. Trồng cây ăn quả d. Ý a, b đúng. Bài 37. ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT VIỆT NAM. Câu 1: Sự đa dạng và phong phú của sinh vật Việt Nam thể hiện ở mặt nào? a. Kiểu hệ sinh thái b. Thành phần loài, gen di truyền c. Công dụng của các sản phẩm d. Tất cả các ý trên. Câu 2: Việt Nam có được sự đa dạng sinh vật là do: a. Môi trường nhiệt đới b. Nhiều luồng di cư đến c. Con người lai tạo d. Tất cả các ý trên. Câu 3: Dãy đất bãi bồi ven biển là môi trường sống thuận lợi cho hệ sinh thái: a. Rừng thưa rụng lá b. Rừng tre nứa c. Rừng ngập mặn d. Rừng ôn đới. Câu 4: Rừng trồng cây lấy gỗ, cây công nghiệp thuộc hệ sinh thái nào? 10
  11. a. Hệ sinh thái nông nghiệp b. Hệ sinh thái tự nhiên c. Hệ sinh thái nguyên sinh d. Cả 3 ý đều sai. Câu 5: Trong các hệ sinh thái, hệ sinh thái ngày càng mở rộng là: a. Hệ sinh thái ngập mặn b. Hệ sinh thái nông nghiệp c. Hệ sinh thái tre nứa d. Hệ sinh thái nguyên sinh. Bài 38. BẢO VỆ TÀI NGUYÊN SINH VẬT VIỆT NAM. Câu 1: Tài nguyên sinh vật nước ta có giá trị trên những mặt nào? a. Kinh tế b. Văn hoá c. Du lịch d. Cả 3 giá trị trên. Câu 2: Nguồn tài nguyên sinh vật nước ta giảm sút nghiêm trọng là do: a. Phá rừng làm nương rẫy b. Khai thác quá mức c. Cháy rừng, chiến tranh d. Tất cả các ý trên. Câu 3: Để bảo vệ và phát triển sinh vật được tốt chúng ta cần: a. Khai thác đi đôi với bảo vệ b. Thành lập các khu bảo tồn c. Xây dựng các mô hình nông – lâm – ngư kết hợp d. Tất cả các ý trên. Câu 4: Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm sinh vật Việt Nam? a. Đa dạng nhưng không vô tận b. Rừng ngày càng mở rộng c. Một số loài có nguy cơ tuyệt chủng d. Rừng giảm sút nghiêm trrọng. Bài 39. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM. Câu 1: Tính chất nào không đúng với đặc điểm của tự nhiên Việt Nam? a. Thuần nhất từ Bắc vào Nam b. Tính nhiệt đới gió mùa c. Tính ven biển và đồi núi d. Tính phân hoá đa dạng phức tạp. Câu 2: Nói Việt Nam là một nước ven biển là vì: a. Có nhiều tỉnh thành giáp biển b. có bờ biển dài c. Biển ảnh hưởng sâu sắc đến khí hậu d. Tất cả các ý trên. Câu 3: Nói Việt Nam là xứ sở cả cảnh quan đồi núi là vì: a. Địa hình cao b. Có một phần diện tích là đồi núi c. Đồi núi góp phần quan trọng vào nền kinh tế d. 3/4 diện tích là đồi núi. Câu 4: Loại cảnh quan chiếm ưu thế trong cảnh quan chung của tự nhiên Việt Nam là: a. Cảnh quan đồi núi b. Cảnh quan đồng bằng c. Cảnh quan bờ biển d. Cảnh quan đảo và quần đảo. Câu 5: Nguyên nhân nào dẫn đến sự đa dạng của tự nhiên Việt Nam? a. Vị trí địa lý b. Lịch sử phát triển c. Tác động của con người d. Cả 3 ý trên. Bài 40. ĐỌC LÁT CẮT TỰ NHIÊN TỔNG HỢP. Câu 1: Trong H40.1 hướng từ đỉnh Phan-xi-păng đến Thanh Hoá là hướng nào? a. Bắc – Nam b. Nam – Bắc c. Tây Bắc – Đông Nam d. Tây Nam – Đông Bắc. Câu 2: Lát cắt A – B đi qua các khu vực địa hình nào? a. Núi cao b. Cao nguyên c. Đồng bằng d. Cả 3 dạng địa hình. Câu 3: Lát cắt đi qua các loại đất nào? a. Mùn núi cao, phù sa b. Mùn núi cao, Feralit, phù sa c. Mùn núi cao, đất xám d. Mùn núi cao, Feralit đá vôi. Câu 4: Qua biểu đồ cho biết dặc điểm khí hậu của vùng núi Hoàng Liên Sơn: a. Lạnh quanh năm, mưa nhiều b. Rất lạnh, ít mưa c. Lạnh, khô d. Lạnh theo mùa, mưa ít. Câu 5: Nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi nền nhiệt từ Phan-xi-păng đến Thanh Hoá là: a. Vị trí b. Địa hình c. Thảm thực vật che phủ d. Lượng mưa. 11
  12. Bài 41. MIỀN BẮC VÀ ĐÔNG BẮC BỘ. Câu 1: Đặc điểm nổi bật của khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là: a. Có mùa đông lạnh nhất cả nước b. Mùa đông lạnh, mưa phùn c. Mùa đông lạnh, kéo dài d. Cả 3 ý trên đúng. Câu 2: So sánh về độ cao với vùng núi Tây Bắc thì vùng Đông Bắc có địa hình: a. Thấp hơn b. Cao hơn c. Ngang bằng nhau d. Đa phần cao hơn. Câu 3: Loại khoáng sản chính của vùng là: a. Bô xít b. Dầu khí c. Than đá d. Đồng. Câu 4: Những khó khăn cơ bản vùng gặp phải là: a. Lũ quét, sạt lở đất b. Hạn hán c. Giá rét d. Tất cả những khó khăn trên. Bài 42. MIỀN TÂY BẮC VÀ BẮC TRUNG BỘ. Câu 1: Nhận định nào không đúng với điều kiện tự nhiên của miền? a. Có địa hình cao nhất Việt Nam b. Mùa hạ mát mẽ c Đồng bằng rộng lớn d. Sông thường ngắn, dốc. Câu 2: Khí hậu của khu vực này so với miền Đông Bắc về mùa đông thì: a. Lạnh hơn b. Ấm hơn c. Lạnh như nhau d. Oi bức hơn. Câu 3: Hồ thuỷ điện lớn nhất của miền là: a. Trị An b. Hoà Bình c. Y-a-ly d. Thác Mơ. Bài 43. MIỀN NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ. Câu 1: Đặc điểm nổi bật của khí hậu miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là: a. Nóng quanh năm b. Có mùa khô sâu sắc c. Mưa nhiều nhưng không đều d. Cả 3 ý trên đúng. Câu 2: Địa hình cao nhất miền là khu vực: a. Tây Nguyên b. Nam Trung Bộ c. Đông Nam Bộ d. Đồng bằng Sông Cửu Long. Câu 3: Loại cây công nghiệp nổi tiếng của vùng là: a. Cà phê b. Chè c. Mía d. Dừa. Câu 4: Ngoài phát triển lúa nước, cây công nghiệp miền còn phát triển mạnh: a. Nghề rừng b. Du lịch c. Nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản d. Công nghiệp. Câu 5: Để trở thành vựa lúa số 1 của cả nước, miền có những thuận lợi: a. Đồng bằng rộng lớn, màu mỡ b. Khí hậu thuận lợi c. Người dân giàu kinh nghiệm d. Tất cả các ý trên. 12