Bài tập ôn hè lớp 2 lên 3 môn Tiếng Việt (Có đáp án)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập ôn hè lớp 2 lên 3 môn Tiếng Việt (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_tap_on_he_lop_2_len_3_mon_tieng_viet_co_dap_an.docx
Nội dung text: Bài tập ôn hè lớp 2 lên 3 môn Tiếng Việt (Có đáp án)
- HỆ THỐNG KIẾN THỨC MÔN TIẾNG VIỆT 2 TRANG MỤC LỤC BÀI TẬP ĐÁP ÁN PHẦN I: KIẾN THỨC TỪ VÀ CÂU A.TỪ 2 B. CÁC DẤU CÂU 3 C. CÁC KIỂU CÂU 4 D. CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI 5 E.MỞ RỘNG VỐN TỪ 5 PHẦN II: HỆ THỐNG BÀI TẬP 7 A. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 7 67 B. CHÍNH TẢ 21 74 C. TẬP LÀM VĂN 25 76 PHẦN III: ĐỀ TỔNG HỢP 37 80 ĐỀ SỐ 1 37 80 ĐỀ SỐ 2 39 80 ĐỀ SỐ 3 42 80 ĐỀ SỐ 4 45 81 ĐỀ SỐ 5 47 81 ĐỀ SỐ 6 50 82 ĐỀ SỐ 7 52 82 ĐỀ SỐ 8 55 83 ĐỀ SỐ 9 57 83 ĐỀ SỐ 10 60 84 ĐỀ SỐ 11 62 ĐỀ SỐ 12 65
- PHẦN I: KIẾN THỨC TỪ VÀ CÂU TIẾNG VIỆT 2 TỪ CHỈ SỰ TỪ CHỈ HOẠT TỪ CHỈ ĐẶC VẬT ĐỘNG , TRẠNG THÁI ĐIỂM DẤU KHI NÀO? PHẨY TỪ Ở ĐÂU? DẤU CHẤM LUYỆN NHƯ THẾ ĐẶT VÀ DẤU NÀO? TRẢ LỜI TỪ VÀ CÂU DẤU CÂU HỎI CÂU LỚP 2 CHẤM THAN VÌ SAO? DẤU HỎI CHẤM ĐỂ LÀM GÌ? CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ AI LÀ GÌ? AI LÀM GÌ? AI THẾ NÀO? A.TỪ 1.TỪ CHỈ SỰ VẬT Từ chỉ sự vật là từ chỉ tên của: - Con người, bộ phận của con người: ông, bà, bác sĩ, giáo viên, lớp trưởng, giáo sư, , chân, tay, mắt,mũi - Con vật, bộ phận của con vật: trâu, bò, gà, chim, , sừng, cánh, mỏ, vuốt, - Cây cối, bộ phận của cây cối: táo, mít, su hào, bắp cải, hoa hồng, thược dược, , lá, hoa,nụ, - Đồ vật: quạt, bàn, ghế, bút, xeđạp, - Các từ ngữ về thời gian, thời tiết: ngày, đêm, xuân, hạ, thu, đông, mưa, gió, bão, sấm, chớp, động đất, sóngthần, - Các từ ngữ về thiên nhiên: đất, nước, ao, biển, hồ, núi, thác, bầu trời, mặt đất, mây,
- 2. TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG - TRẠNG THÁI Là những từ chỉ: - Hoạt động của con người, con vật: đi, đứng, học, viết, nghe, quét (nhà ), nấu (cơm), tập luyện, - Trạng thái trong một khoảng thời gian: ngủ, thức, buồn, vui, yêu, ghét, thíchthú,vui sướng, 3.TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM Từ chỉ đặc điểm là từ chỉ: - Màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng, xanh biếc, xanh xao, đo đỏ, đỏ thắm, tim tím, - Hình dáng, kích thước: to tướng, nhỏ bé, dài, rộng, bao la, bát ngát, cao vút, thấp tè, ngắn củn, quanh co, ngoằn ngoèo, nông, sâu, dày,mỏng - Mùi, vị: thơm phức, thơm ngát, cay, chua, ngọtlịm, - Chỉ tính nết, phẩm chất của con người : ngoan ngoãn, thông minh, chăm chỉ, cần cù, thật thà,hiền từ, nhân hậu, hiền hòa, - Các đặc điểm khác: nhấp nhô, mỏng manh, già, non, trẻ trung, xinhđẹp, B. CÁC DẤU CÂU 1) Dấu chấm: Kết thúc câu kể Ví dụ : Em là học sinh lớp 3A. 2) Dấu phẩy - Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu (hoặc có thể nói: Ngăn cách các từ cùng chỉ đặc điểm, từ cùng chỉ hoạt động – trạng thái, cùng chỉ sự vật trong câu) Ví dụ: Mèo, chó, gà cùng sống trong một xóm vườn. - Ngăn cách thành phần phụ với thành phần chính(Khi thành phần này đứng ở đầu câu)(Các bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu?, Vì sao? Bằng gì?, Khi nào? Để làm gì? tạm gọi là bộ phận phụ) Ví dụ : Trong lớp , chúng em đang nghe giảng. 3) Dấu hỏi chấm: Đặt sau câu hỏi 4) Dấu chấm than:Dùng ở cuối những câu bộc lộ cảm xúc. Ví dụ:A, mẹ đã về!
- C. CÁC KIỂU CÂU Kiểu câu Ai- là gì? Ai- làm gì? Ai thế nào? Dùng để nhận định, Dùng để kể về hoạt Dùng để miêu tả đặc Chức năng giới thiệu về một động của người, đồ điểm,tính chất giao tiếp người, một vật nào vậthoặc vật được hoặctrạngthái của đó. nhânhóa. người, vật. - Chỉ người,vật - Chỉ người, động vật - Chỉ người, vật. hoặc vật được nhân Bộ phận trả - Trả lời cho câuhỏi hóa. - Trả lờ i câu hỏi Ai? lời cho câu Ai? Cái gì? Con gì? - Trả lờ i câu hỏi Ai? Cáigi?̀ Congi?̀ hỏi Ai? Con gì? Ít khi trả lời câu hỏicá i gi?(trừtrườnghơp̣ sựvâṭở bộ phận đứng trước đượcnhânhóa.) Bộ phận trả -Là tổ hợpcủa -Là từ hoặc các từ - Là từ hoặc các từ lời cho câu từ“là” vớ i các từ ngữ chỉ hoạtđộng. ngữ chỉ đặc điểm, hỏi là ngữ chỉ sự vật, hoạt tính chất hoặc trạng gì?(làm gì?/ động, trạng thái, thái của sự vật được thế nào? ) tínhchất. nói tới trong bộ phận trả lời câu hỏi Ai? (Cái gì/Con gì) - Trả lời cho câu - Trả lời cho câuhỏi - Trả lời cho câu hỏi hỏi là gì? là ai? là làm gì? thế nào? con gì? Bạn Nam là lớp - Đàn trâu đanggặm -Bông hoa hồng rất trưởng lớp tôi. cỏ trên cánh đồng. đẹp Ví dụ Chim công là nghệ Ai?: Đàn trâu - Đàn voi đi đủng sĩ múa của rừng Làm gì?: đang gặm đỉnh trong rừng. xanh. cỏ. Ai?: Đàn voi Ai?: BạnNam Thế nào?: đi đủng Là gì?:Là lớp đỉnh trong rừng. trưởng lớptôi.
- D. ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI - Bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào? Bao giờ? Mấy giờ? chỉ thời gian, nó bổ sung ý nghĩa về thời gian cho câu. Ví dụ: Tháng năm, hoa phượng nở đỏ rực một góc trời. - Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu? chỉ địa điểm, nơi chốn, nó bổ sung ý nghĩa về địa điểm, nơi chốn cho câu. Ví dụ : Chim hót líu lo trên cành cây. - Bộ phận trả lời cho câu hỏi Vì sao? chỉ nguyên nhân, lí do, nó bổ sung ý nghĩa về nguyên nhân cho câu. Ví dụ: Vì mưa to, đường lầy lội. - Bộ phận trả lời cho câu hỏi Để làm gì? chỉ mục đích Ví dụ : Để khỏe mạnh, chúng em chăm tập thể dục. E. MỞ RỘNG VỐN TỪ 1. Từ ngữ về học tập:Học tập, học hành, học hỏi, học bạ, học kì, học sinh, học trò, tập đọc, tập vẽ, tập làm văn, tập tô, tập hát, 2. Từ ngữ về ngày, tháng , năm: Các ngày, tháng, năm (theo lịch) 3. Từ ngữ về đồ dùng học tập: bảng, sách vở, bút chì, bút mực, thước kẻ, tẩy, ê – ke, com pa, cặp sách, 4. Từ ngữ về các môn học: thể dục, toán, kể chuyện, tập làm văn, âm nhạc, 5. Từ ngữ về họ hàng: cô dì, chú bác, anh em họ, họ nội, họ ngoại, bà nội, cậu mợ, chú dì, cô chú, bà ngoại, 6. Từ ngữ về đồ dùng: dao, mắc áo, đàn, quạt, nồi, xoong chảo, bếp ga, tủ lạnh, 7. Từ ngữ về tình cảm: yêu quý, yêu mến, kính mến, yêu thương, thương mến, quý trọng, thương mến, 8. Từ ngữ về công việc gia đình: dọn nhà, lau nhà, quét nhà, giặt quần áo, nấu cơm, trông em, rửa bát, gập quần áo, phơi quần áo,
- 9. Từ ngữ về tình cảm gia đình: thương yêu, chăm sóc, bảo vệ, che chở, khuyên bảo, trông nom, kính yêu, 10. Từ ngữ về vật nuôi: chó, mèo, lợn , gà, trâu, bò, ngan, vịt, cá, chim bồ câu, Thành ngữ: nhanh như cắt, khỏe như trâu, chậm như rùa, hiền như bụt, dữ như cọp, 11.Từ ngữ về các mùa: mùa xuân, mùa hạ , mùa thu, mùa đông và các đặc điểm. 12. Từ ngữ về thời tiết: nóng nực , mát mẻ, lạnh giá, ấm áp, lạnh buốt, oi ả, oi nồng, oi bức, 13.Từ ngữ về chim chóc: chim cánh cụt, vàng anh, sẻ, họa mia, chìa vôi, khướu, chào mào, sáo, 14.Từ ngữ về loài chim 15.Từ ngữ về muông thú: thú nguy hiểm (hổ, báo, sư tử .), thú không nguy hiểm (ngựa, khỉ, chồn, ) 16. Từ ngữ về loài thú: Kể tên được các loài thú: hổ, báo, sư tử, ngựa, khỉ, chồn, 17.Từ ngữ về sông biển: sông hồ, ao, suối, lạch, kênh rạch, biển cả, tàu biển, bãi biển, . , cá, tôm , cua, cá chép, cá thu, cá chuồn, baba, sứa, 18.Từ ngữ về cây cối: cây lương thực (lúa, ngô, khoai, sắn, ), cây ăn quả(na, mít, bưởi, ), cây lấy gỗ (xoan, bạch đàn, tràm, ), cây bóng mát (bàng, phượng, ), cây hoa (lan, cúc, ) , các bộ phận của cây (rễ, lá, thân, cành, gốc ), các từ ngữ tả các bộ phận của cây (thân sần sùi, bạc phếch, mốc meo ; hoa đỏ thắm, thơm ngát, .; rễ ngoằn ngoèo, ) 19.Từ ngữ về Bác Hồ: giản dị, liêm khiết, sáng suốt, yêu nước, thương dân, ân cần, lỗi lạc, chí công vô tư, 20.Từ ngữ về nghề nghiệp: bác sĩ, kĩ sư, giáo viên, công nhân, nông dân,
- PHẦN II: HỆ THỐNG BÀI TẬP LUYỆN TẬP A. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Bài 1: Chép lại đoạn văn sau cho đúng chính tả, sau đó gạch chân dưới từ chỉ sự vật. Chên lương, mỗi người mỗi việc. Người nớn đánh châu ra đồng. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô. Các cụ dà nhặt cỏ, đốt ná. Mấy trú bé tìm trỗ ven xuối để bắc bếp thổi cơm. Bài 2: Gạch chân những từ không thuộc nhóm chỉ sự vật ở mỗi dãy từ sau: a.hoa, xinh đẹp, cái bút, con trâu, ông bà, quý mến, mây, gió. b. cô giáo, mặt đất, con gà, ngôi nhà,viết, nghe giảng Bài 3:Tìm từ ngữ chỉ sự vật thích hợp điền vào chỗ trống để tạo thành câu: a đỏ thắm trên b. đang mổ c đang đá bóng trên Bài 4:Tìm từ chỉ sự vật trong đoạn thơ sau Tiếng ru Con ong làm mật, yêu hoa Con cá bơi yêu nước, con chim ca yêu trời Con người muốn sống, con ơi Phải yêu đồng chí, yêu người anh em. Một ngôi sao chẳng sáng đêm Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng.
- Một người – đâu phải nhân gian? Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi! Bài 5: Cho các câu sau: a. Cô và mẹ là hai cô giáo. b. Trường của cháu đây là trường mầm non. c. Em thích nhất là được mẹ cho đi chơi ở Lăng Bác. d. Chị là con gái miền xuôi Chị lên chăn bò sữa ở Sa Pa. e. Thế là mùa xuân mong ước đã đến. g. Mùi hương đặc biệt của hoa giẻ là một mùi hương rất quyến rũ. h. Chùm hoa giẻ đẹp nhất là chùm hoa được dành tặng cô giáo. - Khoanh tròn trước câu kiểu Ai là gì? trong các câu trên. - Xác định 2 bộ phận chính (BPC) trong các câu vừa tìm được. Bài 6: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm: a. Chị tớ là học sinh lớp 6.
- b. Lan Anhlà cô bé có năng khiếu âm nhạc. c. Ca sĩ “nhí” mà em yêu thích là bé Xuân Mai. d. Chú chó Mực là thành viên không thể thiếu của gia đình em. Bài 7:Viết tiếp vào chỗ chấm để tạo câu Ai là gì? a. Bố em là b. là công nhân nhà máy Z121. c. Cô giáo chủ nhiệm lớp em là d. là diễn viên hài được nhiều người yêu thích. e. là thứ mà trẻ em rất thích. Bài 8:Đặt câu theo mẫu Ai là gì? để cho biết: a. Tên trường em. b. Môn học em yêu thích. c. Giới thiệu một đồ dùng học tập của em.
- Bài 9:Viết tiếp để được câu theo mẫu Ai là gì? a. Con đường này là b. Ngôi nhà này là c. Hoa hồng là Bài 10: Gạch chân các từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật trong những câu sau: a. Bọ Ve nằm yên, chờ đợi. b. Nó trèo lên thân cây, cách mặt đất một quãng. c. Bỗng nhiên, Bọ Ve khẽ co mình. d. Rồi Bọ Ve lặng yên. e. Con kiến bé tẹo tèo teo Nó bò, nó chạy, nó leo rất tài. Cái râu là mắt, là tai Còn là cái mũi tia dài ngửi xa. Gặp mồi dùng răng mà tha, Mồi to, kiến nhỏ hai ta cùng về. Bài 11: a. Tìm các từ chỉ hoạt động của học sinh b. Tìm các từ chỉ hoạt động của giáo viên Bài 12:Gạch một gạch dưới từ chỉ sự vật, gạch hai gạch dưới từ chỉ hoạt động trong đoạn văn sau: Con khướu bách thanh ẩn kín đâu đó hót mãi không thôi.Những cặp chào mào hiếu động thoắt đậu, thoắt bay, liến thoắng gọi nhau choách choách. Những cánh ong rừng nhỏ xíu bận rộn đi về.
- Bài 13: Gạch dưới các từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật trong các câu sau: a. Đàn bò gặm cỏ trên bờ đê. b. Bông hoa hồng tỏa hương thơm ngát. c. Con trâu uống nước dưới sông. d. Mặt trời tỏa ánh nắng rực rỡ. đ. Những làn mây trắng xốp trôi nhẹ nhàng. Bài 14:Chép lại câu kiểu Ai làm gì? trong các câu sau: - Gạch một gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai? Cái gì? con gì?. Gạch hai gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi làm gì?trong các câu vừa tìm được. Cô bé xé mỗi cánh hoa thành nhiều sợi nhỏ. Mỗi sợi nhỏ biến thành một cánh hoa. Cô bé cầm bông hoa rồi chạy như bay về nhà. Cụ già tóc bạc đứng ở cửa đón cô. Bài 15: Gạch một gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai? Gạch hai gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi làm gì?: a. Ông và tôi cùng tập thể dục buổi sáng. b. Bố bạn Lan làm cho bạn ấy chiếc cần câu. c. Mẹ và anh của bạn Lan về quê từ chiều qua. Bài 16 : Tìm 8 từ chỉ hoạt động trong đoạn văn sau: Càng về sáng, tiết trời càng lạnh giá. Trong bếp, bác mèo mướp vẫn nằm lì bên đống tro ấm. Bác lim dim đôi mắt, luôn miệng kêu : "Rét ! Rét". Thế nhưng, mới sớm tinh mơ, chú gà trống đã chạy tót ra giữa sân. Chú vươn mình dang đôi cánh to, khỏe như hai chiếc quạt, vỗ phành phạch rồi gáy vang: " ò ó o" Bài 17: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm: a. Anh dỗ dành em bé.
- b. Chị nâng em bé dậy. c. Bà chia quả cho các cháu. d. Hưng nhường đồ chơi cho em Đạt. Bài 18: Đặt câu theo mẫu Ai làm gì? để cho biết: a. Hoạt động của em sau khi ăn cơm tối xong. b. Hành động dễ thương của một con vật em yêu quý. c. Suy nghĩ, hành động của một đồ vật. (Giả sử đồ vật đó có suy nghĩ, hành động như người) Bài 19:Gạch chân các từ ngữ chỉ đặc điểm có trong đoạn văn sau:
- a. Mùa xuân, trên những cành cây mọc đầy những lá non xanh biếc. Hoa chanh, hoa bưởi tỏa hương thơm ngát. Những cánh hoa trắng muốt rắc đầy sân. Mùa xuân, tiết trời ấm áp. Những cây rau trong vườn mơn mởn vươn lên đón ánh nắng tươi ấm của mặt trời. b.Cứ mỗi độ thu sang Hoa cúc lại nở vàng Ngoài đuường hương thơm ngát, Ong bướm bay rộn ràng. Em cắp sách tới trường Nắng tươi rải trên đường Trời xanh cao, gió mát, Đẹp thay lúc thu sang. Bài 20:a. Gạch dưới những từ chỉ đặc điểm của sự vật trong đoạn văn sau: Cơn lũ đến chớp nhoáng. Nước lũ phóng ầm ầm trong thung lũng. Những cây gỗ lớn lao vùn vụt trên dòng. Những tảng đá to bằng cái chum cũng bị nước cuốn. b. Đặt 1 câu với 1 từ chỉ đặc điểm vừa tìm được. Bài 21:Gạch một gạch dưới từ chỉ sự vật, gạch hai gạch dưới từ chỉ đặc điểm trong các khổ thơ sau: Em mơ làm mây trắng Bay khắp nẻo trời cao Nhìn non sông gấm vóc Quê mình đẹp biết bao! Em mơ làm nắng ấm Đánh thức bao mầm xanh Vươn lên từ đất mới Đem cơm no, áo lành Bài 22:- Chép lại câu kiểu Ai thế nào?trong các câu sau:
- - Gạch một gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai? Cái gì? con gì?. Gạch hai gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi thế nào?trong các câu vừa tìm được. a. Mẹ em là một phụ nữ nhân hậu. b. Cô ấy rất xinh đẹp. c. Con thỏ rất nhút nhát. d. Con báo chạy rất nhanh. e. Bông hoa mới đẹp làm sao. g. Nước xanh biếc, trong vắt như pha lê. h. Mặt trời như quả cầu lửa đỏ rực. i. Cá bơi lướt qua cành lá như chim bay qua các bụi cây. Bài 23: Gạch một gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai?. Gạch hai gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi thế nào? trong những câu sau: a. Tính chị ấy rất sôi nổi. b. Ngôi nhà của em to và đẹp. c. Mái tóc của mẹ đen và mượt mà. d. Vườn rau xanh tốt. Bài 24:Chép lại đúng chính tả đoạn văn sau: - Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào?, 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ở đâu?
- Mùa thu, bầu trời tự nhiên cao bổng lên và xanh trong. Trong hồ rộng, sen đang lụi tàn. Khi những quả bưởi lúc lỉu rám nắng chuẩn bị được hái xuống, chúng tôi lại rục rịch cho một năm học mới bắt đầu. Bài 25: Dùng cụm từ Ở đâu?đặt câu hỏi cho bộ phận gạch dưới trong mỗi câu sau. a. Chiếc bảng đen được treo ở chính giữa bức tường đối diện với chỗ ngồi của họcsinh. b.Trong vườn trường, mấy tốp học sinh đang vun xới cây. c. Chúng em đi chơi ở công viên. Bài 26: Trả lời những câu hỏi sau: a. Loài chim thường làm tổ ở đâu? b. Ngôi trường của em ở đâu?
- c. Nhà em ở đâu? Bài 27:Đặt câu để trả lời cho từng câu hỏi sau: a. Sóc chuyền cành như thế nào? b. Lông thỏ như thế nào? c. Hai chi trước của vượn như thế nào? d. Tính nết của thỏ như thế nào? Bài 28: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được gạch chân: a. Hổ gầm vang vách núi. b. Vượn chuyền cành nhanh thoăn thoắt. c. Khi sói tiến lại gần, ngựa vẫn bình tĩnh.
- d. Đàn voi đi đủng đỉnh trong rừng Bài 29:Đặt câu hỏi cho phần được gạch chân trong mỗi câu sau: a. Hôm qua, em đi học muộn vì mưa. b. Cá trên sông Nhuệ chết nhiều vì nước sông bị ô nhiễm. Bài 30: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong từng câu sau: a.Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh suốt cả mùa lũ. b.Một đám mây lớn đang trôi trên bầu trời. c.Từ phía bờ bên kia, một đàn sẻ nâu đang xoải cánh vượt qua hồ nước. d. Không được bơi bên ngoài khu vực cắm cờ đỏ vì nước biển rất sâu.
- Bài 31:Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Để làm gì? trong các câu sau: a. Bác lao công dọn vệ sinh cho đường phố sạch sẽ. b. Em chăm chỉ học tập để trở thành học sinh giỏi. c. Người nông dân trồng cây lúa để lấy nguồn lương thực. Bài 32:Trả lời các câu hỏi sau. a. Người ta trồng cây để làm gì? b. Bạn nhỏ vun gốc cho cây để làm gì? c. Mẹ bạn trồng rau để làm gì? Bài 33: Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân trong các câu sau: a. Mùa thu, hoa cúc nở vàng rực. (1) (2) M: (1): Bao giờ hoa cúc nở vàng rực? (2): Mùa thu, hoa cúc nở như thế nào? b. Lúc tiếng trống trường cất lên, Mai đã thấy mẹ đứng ở cửa. c. Thỏ thua Rùa vì quá chủ quan. d. Đàn cò đậu trắng xoátrên cánh đồng. (1) (2)
- e. Ngoài khơi xa, con tàu bé tí teo. g. Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng. h.Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rựchai bên bờ. (1) (2) (3) i. Chúng em trồng cây để làm đẹp cho sân trường. k. Các cô bác nông dân cấy lúa để làm ra thóc gạo. Bài 34: Dòng nào dưới đây sử dụng dấu phẩy đúng. Khoanh vào đáp án đúng. a. Trên đồng lúa, hàng cây, bầu trời, đâu đâu cũng thấy chim bay. b. Trên đồng lúa, hàng cây, bầu trời đâu đâu, cũng thấy chim bay.
- c.Trên đồng lúa hàng cây, bầu trời, đâu đâu cũng thấy chim bay. d.Trên đồng lúa, hàng cây, bầu trời đâu đâu cũng thấy, chim bay Bài 35: Điền dấu chấm và dấu phẩy vào chỗ trống cho phù hợp: Ngày xưa có đôi bạn là Diệc và Cò ( ) chúng thường cùng ở ( ) cùng ăn ( ) cùng làm việc và đi chơi cùng nhau ( ) hai bạn gắn bó với nhau như hình với bóng( ) Bài 36: Em hãy đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong các câu dưới đây: a. Nước biển trong vắt xanh như màu mảnh chai. b. Mẹ đưa võng ru con quạt cho con ngủ. c. Em đánh răng rửa mặt chải đầu. Bài 37: Dùng dấu chấm ngắt đoạn văn sau thành 5 câu. Đầu năm học mới, Huệ nhận được quà của bố đó là một chiếc cặp rất xinh cặp có quai đeo hôm khai giảng, ai cũng phải nhìn Huệ với chiếc cặp mới Huệ thầm hứa học chăm, học giỏi cho bố vui lòng. Bài 38:Điền dấu chấm hoặc dấu chấm than vào ngoặc đơn . Nắng mùa thu vàng óng như tấm áo choàng rực rỡ khoác lên khu rừng () Chim Sơn Ca hào hứng hót vang () Tiếng hót của Sơn Ca mới tuyệt vời làm sao () Vịt Con yên lặng lắng nghe: - Sơn Ca ơi () Cậu hót thật hay () Cậu dạy tớ hót với nhé ()- Vịt Con thì thầm nói với Sơn Ca() Bài 39:Em giúp bạn đặt dấu chấm và vị trí thích hợp và viết lại đoạn văn . Cây bưởi đang thời kỳ phát triển thân cây rắn chắc, to khoẻ vỏ cây màu xam xám, loang lổ những đốm trắng các cành cây vươn dài, xoè ra mọi phía thành những tán nhỏ lá bưởi khá dày, màu xanh đậm.
- Bài 40: Trong các câu dưới đây, câu nào có thể đánh dấu chấm than? Hãy đánh dấu chấm than vào cuối mỗi câu đó và cho biết đó là câu gì? a.Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn b. Nước đầy, Bác gọi mấy cháu nhỏ: - Nào, các cháu, ra đây c. Nhìn thấy bông hoa vừa nở, cô bé kêu lên: - Ồ!Đẹp quá Bài 41:Chọn dấu chấm hoặc dấu chấm phẩy điền vào các ô trống dưới đây: Quyển sách mới Năm học săp kết thúc (1) Hôm nay (2) L inh được phát sách Tiếng Việt 2 (3) Em mở ngay sách ra xem (4) Sách có rất nhiều tranh ảnh đẹp (5) Em thích quá (6) Tan học (7) vừa về đến nhà em đó khoe ngay sách với bà (9) Bài 42:Đặt dấu chấm, dấu phẩy thích hợp vào đoạn văn sau và viết lại cho đúng: a.Trước bản( ) rặng đào đã trút hết lá( ) trên những cành khẳng khiu đã lấm tấm những lộc non và lơ thơ những cánh hoa đỏ thắmđầu mùa ( )những cây thông già như bất chấp cả thời tiết khắc nghiệt ( )trời càng rét thông càng xanh. b.Rừng tây Nguyên đẹp lắm( ) vào mùa xuân và mùa thu() trời mát dịu và thoang thoảng hương rừng( ) bên bờ suối ( ) những khóm hoa đủ màu sắc đua nhau nở( ) nhiều giống thú quý rất ưa sống trong rừng Tây Nguyên( ) Bài 43: Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong hai câu văn sau: Con chim bói cá ấy đang rình mồi đậu im phăng phắc trên cái cọc tre nhô cao khỏi mặt nước. Trông nó chỉ bằng quả muỗm non mỏ to đầu nhỏ đuôi ngắn cũn. B. CHÍNH TẢ
- Bài 1:a.Chọn chữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống cho phù hợp: (lập, nập): tấp . (lóng, nóng): . nực (lo, no) : ấm (lanh, nanh): răng . b. Chon ét hoặc éc để điền vào chỗ trống : lấm l la h gào th đánh v nilợn kêu eng khét l Bài 2: Tìm : a. Hai từ có hai tiếng, mỗi tiếng đều bắt đầu bằng l : b.Hai từ có hai tiếng, mỗi tiếng đều bắt đầu bằng n khi viết : Bài 3:a.Viết hoa cho đúng các tên riêng: sông hương, núi ba vì, nguyễn đức cảnh, nguyễn thị minh khai : b.Tìm các từ có âm đầu l hay n. +Trái nghĩa với nóng: +Chỉ người sinh ra bố là nam: +Tên một loài hoa Bài 4:a. Điền vào chỗ trống vần iên / yên - k .trì; cô t ; lòng; nghỉ; ngựa; b giới - .lặng, bình , thiếu n , tiên t , ch sĩ, l hoan, l thoắng b.Điền vào chỗ trống ui /uy vào chỗ trống dưới đây:
- - lực; l tre; h chương; h hiệu; cắm c - chui l ; tàu th ; chẻ c ; tr tìm Bài 5: Điền vào chỗ trống tr / ch - ọn mặt gửi vàng - Đã thương thì thương cho .ót - ời nắng chóng ưa - Trời mưa óng tối - Đâm ồi nảy lộc - ở củi về rừng - èo thuyền, èo cây; ăm sóc; ải chiếu. Bài 6:a.Điền vào chỗ trống r/d/gi? - cái ổ; á sách; cái á; ừng núi; xe ừng lại, á đỗ b. Điền vào chỗ trốngngh/ ng? - iên cứu, .ẹn ngào, ao ngán - oằn ngoèo, ịch ngợm, iêm trang. Bài 7:a. Điền l hay n: ăm ay an ên tám tuổi an chăm o uyện chữ an ắn ót không sai ỗi ào. b. Điền c, k hay q: ái ành ong ueo ủa ây uất ảnh ia đẹp và nhiều .uả uá. Bài 8:a.Chọn tiếng trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để tạo từ: - số; cửa ; . giun; lồng (sổ, xổ) - sản ; cơm; năng .; . kho (xuất, suất) b. Chọn uôn hay uông để điền vào chỗ chấm - rau m ; n chiều; l dây - chuồn ch , cây l , ch kêu - thuồng l ; l .rau; nước t chảy, hình v Bài 9:a.Điền vào chỗ trống r/d/gi - ấu đầu hở đuôi - con .ao - tiếng ao hàng - ó thổi
- - àu sang phú quý - dè ặt au muống - hành động ã man b. Điền vào chỗ trống g/gh Bố ửi nghìn cái nhớ ửi cả nghìn cái thương Bố ửi nghìn lời chúc ửi cả nghìn cái hôn. - . . .ánh thóc, i chép; i nhớ. Bài 10: a.Tìm 1 từ chứa tiếng có phụ âm đầu tr, đặt câu với từ đó. b. Tìm 1 từ chứa tiếng có phụ âm đầu ch, đặt câu với từ đó. M: cây chuối - Vườn nhà em có trồng rất nhiều cây chuối. Bài 11:a.Điền vào chỗ trống c /k vào chỗ trống dưới đây: - Con á; con iến; cây ầu; dòng ênh - Càng ua, ý iến; cái èn; chữ í b. Chọn chữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống - Việc nhà nông tốn công tốn (sức, xức) Làm một mình biết lúc nào (xong, song) - Các vì lấp lánh (sao, xao) Trên ánh .bầu trời (sáng, xáng) Những hình ảnh lấp lánh vô hạn vô hồi (soi, xoi) Bài 12: a. Điền vào chỗ trống iên/iêng - lười b ; k. . .nhẫn; t bộ; k nể. k quyết
- - b biếc; ch sĩ; t nói; l thoắng; l hoan. b. Chọn tiếng trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để tạo thành từ - ngàn; . chỉ; . học; năm(trăm, chăm) - biết ; vầng ; nên ; trắng(chăng, trăng) Bài 13: Điền các âm đầu r, d hoặc gi; tr hoặc ch; x hoặc s;l hay n vào chỗ trống cho thích hợp: Ba cậu bé ủ nhau vào ừng ơi. ong ừng có ấm, có quả ừng, lại có đủ thứ thật hấp ẫn. Ba cậu bé mải ơi ên không để ý à ời đã về iều, sắp tối. Về bây ờ thì biết ói với bố mẹ a ao đây? Bài 14:a.Viết lại cho đúng quy định về viết hoa tên riêng trong các ví dụ sau: Lâm thị mỹ dạ; Bùi bình minh; Hoàng phủ ngọc Tường b.Viết hoa các danh từ riêng trong những từ ngữ sau: thành phố hà nội; đồng bằng sông cửu long; sông hồng; núi trường sơn C. TẬP LÀM VĂN Bài 1: Viết lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị trong các trường hợp sau: a. Nhờ bạn nhặt hộ cái bút của em rơi dưới nền nhà. b. Khi cô giáo đến thăm nhà em, em mở cửa mời cô giáo vào chơi.
- c. Khi em không khoác được cặp sách lên vai, em nhờ bạn giúp mình. d. Chuẩn bị lễ chào cờ mà hai bạn đứng bên cạnh em vẫn nói chuyện. Em yêu cầu, đề nghị các bạn giữ trật tự. e. Đề nghị bạn nhặt rác vừa vứt bỏ vào thùng rác. Bài 2:Hãy nói lời an ủi của em với ông bà và với người thân trong các trường hợp sau: a. Ông bị ngã đau. b. Bà bị mệt. c. Mẹ em bị ốm. d. Gia đình bạn em vừa gặp chuyện buồn.
- Bài 3:Hãy chọn 1 đồ dùng học tập mà em yêu thích và viết đoạn văn ( từ 3-5 câu) giới thiệu về đồ dùng học tập đó (tên là gì, tác dụng của nó dùng để làm gì. em sẽ giữ gìn đồ dùng đó như thế nào ?) Bài 4:Hãy viết đoạn văn ngắn tả một con chó hoặc con mèo mà em thích theo gợi ý sau: - Con vật em định tả là con gì? - Hình dáng của nó như thế nào? (to, nhỏ, có đặc điểm gì đáng chú ý) - Nó có hoạt động gì đáng yêu? - Em nhận xét về con vật đó như thế nào?
- Bài 5:Em hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu kể về gia đình của mình. Gợi ý: - Gia đình em gồm mấy người? - Em có thể nói gì về từng người trong gia đình em? (VD : Tuổi tác, nghề nghiệp, thói quen sinh hoạt, sở thích, tình cảm, sự quan tâm, chăm sóc của từng người đối với em .) - Em yêu quý những người trong gia đình em như thế nào?
- Bài 6:Hãy viết đoạn văn khoảng 7 - 8 câu kể về một em bé trong gia đình hoặc họ hàng của em theo gợi ý sau. - Em bé tên là gì?Là trai hay gái? Bao nhiêu tuổi? - Hình dáng em bé thế nào? (Béo mũm mĩm hay tròn lẳn? To cao hay nhỏ nhắn so với các bé cùng tuổi) - Khuân mặt, mái tóc, đôi má, đôi mắt, đôi bàn tay của bé có gì đẹp? - Bé hay làm trò gì vui?Bé thích ăn gì? - Em và cả nhà có tình cảm gì với bé? Bài 7:Em hãy viết một đoạn văn ngắn kể về người anh (chị)của em. Gợi ý: - Người đó là anh hay chị của em? Bao nhiêu tuổi? - Người đó đang làm việc gì hoặc học ở đâu?
- - Hình dáng, tính nết người đó như thế nào? - Tình cảm của người đó với em? - Tình cảm của em với người đó? Bài 8:a. Bạn cùng lớp em vừa đạt giải cao trong kì thì giải toán qua mạng. Em hãy nói lời chúc mừng bạn. b. Nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8 -3. Em hãy viết lời chúc mừng mẹ.
- Bài 9: Hãy viết lời đáp của em trong từng trường hợp sau: a. Lần đầu tiên hai người gặp nhau, bạn chào em: - Chào bạn, mình là Hoa học sinh lớp 2A trường Hùng Vương. b.Cô hàng xóm gặp em và hỏi: - Chào cháu, mẹ có nhà không cháu? c. Có người đến trương gặp em và hỏi? - Cháu ơi, lớp 2A học ở đâu hả cháu? Bài 10: Dựa và các câu hỏi gợi ý sau, em hãy viết đoạn văn giới thiệu về em và trường của em: - Em tên là gì? Em học lớp mấy? Trường nào? - Trường của em rộng hay hẹp, có trồng nhiều cây xanh hay không? -Tình cảm của em với ngôi trường của mình ra sao?
- Bài 11: Dựa vào gợi ý sau , em hãy viết một đoạn văn ngắn tả một mùa mà em thích nhất Gợi ý: -Mùa đó là màu nào? bắt đầu từ tháng nào trong năm? - Thời tiết mùa đó thế nào? - Cây trái trong vườn như thế nào? - Học sinh thường làm gì vào mùa đó?
- Bài 12: Hãy viết một đoạn văn ngắn nói về mùa xuân dựa vào gợi ý sau: -Mùa xuân bắt đầu từ tháng nào? -Cảnh vật màu xuân có gì thay đổi so với mùa đông? ( thời tiết, cây cối, chim chóc) -Em thường làm gì khi xuân đến? Bài 13:Hãy viết một đoạn văn ngắn nói về một loài chim dựa vào gợi ý sau: - Con chim em định tả là con chim gì? - Hình dáng của nó như thế nào? (to, nhỏ, có đặc điểm gì đáng chú ý?) - Nó thường kiếm mồi như thế nào? - Em nhận xét về con vật đó như thế nào?
- Bài 14:Trong trường hợp dưới đây, em đáp lại lời bạn như thế nào? a. Bạn trả em quyển truyện và nói: -Quyển truyện này hay lắm. Mình cảm ơn cậu nhé! b. Em cho bạn mựơn cái bút, bạn nói: - Ôi tốt quá, cảm ơn cậu nhiều nhé! c. Chỉ đường cho người không quen biết. Người đó nói: - Cảm ơn cháu! Cháu ngoan quá!
- d. Dựng giúp cô giáo cái xe đạp bị đổ. Cô nói: “Được rồi em ạ! Cô cám ơn em nhiều!” Bài 15: Em hãy đáp lại lời xin lỗi trong các trường hợp sau: a. Một bạn đá cầu vào người em, nói: -Xin lỗi bạn, mình không cố ý đá như vậy! b. Một người đi đường lỡ đụng xe vào em, người đó nói: -Bác vô ý quá. Bác xin lỗi cháu nhé! c. Bạn hứa cho em mượn quyển truyện nhưng lại quyên không mang đi. Bạn nói: -Xin lỗi cậu! Mình đã hứa cho cậu mượn quyển truyện nhưng mình vội quá nên quên không mang đi rồi. Mai vậy nhé! Bài 16:Viết đoạn văn ngắn khoảng 5 - 6 câu nói về một cây mà em thích Gợi ý: - Đó là cây gì? Trồng ở đâu? - Cây cao to bằng chừng nào? tán lá như thế nào?( xum xuê, tròn, như cái ô ) -Tả về một- hai bộ phận của cây( thân, lá, hoa, quả ) - Cây cho hoa, quả hay bóng mát?
- Bài 17: Hãy viết một đoạn văn ngắn 5 – 7 câu nói về Bác Hồ. Gợi ý: - Hình dáng, khuôn mặt Bác như thế nào? - Tình cảm của Bác đối với thiếu nhi với mọi người(cây cối) ra sao? - Tình cảm của em đối với Bác ra sao?
- PHẦN III. ĐỀ TỔNG HỢP ĐỀ SỐ 1 I. Đọc hiểu Người bạn nhỏ Trong những con chim rừng, Lan thích nhất con nộc thua*. Có hôm Lan dậy thật sớm, ra suối lấy nước, chưa có con chim nào ra khỏi tổ. Thế mà con nộc thua đã hót ở trên cành. Có những hôm trời mưa gió rất to, những con chim khác đi trú mưa hết. Nhưng con nộc thua vẫn bay đi kiếm mồi hoặc đậu trên cành cao hót một mình. Trong rừng chỉ nghe có tiếng mưa và tiếng con chim chịu thương, chịu khó ấy hót mà thôi. Thành ra, có hôm Lan đi học một mình mà cũng thấy vui như có bạn đi cùng. (Quang Huy) *Nộc thua: loài chim rừng nhỏ, lông màu xanh, hót hay. Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng 1. Bạn Lan sống ở vùng nào? a. Vùng nông thôn b. Vùng thành phố c. Vùng rừng núi 2. Khi trời mưa gió, Lan nghe thấy những âm thanh gì trong rừng? a. Tiếng mưa rơi, tiếng suối reo vui b. Tiếng mưa rơi, tiếng nộc thua hót c. Tiếng suối reo, tiếng nộc thua hót 3. Vì sao trong những con chim rừng, Lan thích nhất nộc thua? a. Vì nộc thua hót hay và chịu thương, chịu khó b. Vì nộc thua hót hay và luôn cùng Lan đi học c. Vì nộc thua hót hay trên con đường Lan đi học
- II. Bài tập Bài 1. Điền l hay n vào chỗ trống: - ăn o, o lắng, gánh ặng, im ặng, ung linh, ung nấu. Bài 2. Xếp các từ in đậm trong đoạn thơ sau vào từng ô trong bảng: Em cầm tờ lịch cũ - Ngày hôm qua ở lại - Ngày hôm qua đâu rồi? Trên cành hoa trong vườn Ra ngoài sân hỏi bố Nụ hồng lớn lên mãi Xoa đầu em bố cười. Đợi đến ngày toả hương. - Ngày hôm qua ở lại Trong hạt lúa mẹ trồng Cánh đồng chờ gặt hái Chín vàng màu ước mong (Bế Kiến Quốc) Chỉ người (3 từ) Chỉ vật (3 từ) Chỉ hoạt động, đặc điểm (4 từ) Bài 3. Đặt mỗi câu với mỗi từ chọn được ở 3 ô trong bảng trên: Bài 4. Chị Hướng Dương xinh đẹp vừa nở nụ cười tươi thì bị một con sâu bò lên định cắn những cánh hoa rực rỡ của chị. Thấy vậy, Chích Bông vội sà xuống mổ tên sâu. Theo em, chị Hướng Dương sẽ nói gì để cám ơn Chích Bông?
- ĐỀ SỐ 2 I. Đọc hiểu Người học trò cũ Trước giờ vào lớp, chúng em đang chơi thì có một chú bộ đội đến. Chú đội chiếc mũ có ông sao trên nền xanh da trời. Chú hỏi thăm cô giáo. Một bạn vào thưa với cô. Cô vội vàng bước ra. Chú bộ đội cũng bước nhanh tới, vội ngả mũ xuống: -Em chào cô ạ! Cô giáo bỗng sững lại. Chúng em cũng nín lặng vây quanh. -Thưa cô, em về thăm sức khỏe của cô! Cô giáo như chợt nhớ ra: -À! Em Thanh! Em lái máy bay à? Em còn nhớ cô ư? -Thưa cô, dù bao nhiêu năm nữa, dù có đi đâu rất xa, em vẫn là học sinh cũ của cô, đã từng được cô dìu dắt, dạy bảo. (Theo Phong Thu ) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng: 1.Khi nhìn thấy cô giáo cũ, chú bộ đội đã làm gì? a.Bước tới, nhanh nhẹn chào cô giáo. b.Bước nhanh tới, ngả mũ chào cô giáo. c.Đứng nghiêm, ngả mũ chào cô giáo. 2. Thái độ của cô giáo ra sao khi gặp người học trò cũ? a.Không nhớ tên trò, đứng sững lại vì ngạc nhiên. b.Nhớ tên trò, xúc động vì trò cũ còn nhớ đến mình. c. Nhớ tên trò, hỏi chuyện lái máy bay của trò cũ. 3.Câu hỏi cuối bài (“ Thưa cô, .dạy bảo”) chứng tỏ điều gì ở người học trò cũ? a.Biết ơn cô giáo đã nhớ người học trò cũ sau bao năm xa cách. b.Biết ơn cô giáo đã tiếp đón người học trò về thăm trường cũ.
- c.Biết ơn cô giáo đã từng dìu dắt, dạy bảo mình từ thuở ấu thơ. 4.Câu tực ngữ nào dưới đây phù hợp nhất với ý nghĩa của câu chuyện? a.Ăn quả nhớ người trồng cây. b.Học thầy không tày học bạn. c.Một chữ cũng là thầy, nữa chữ cũng là thầy. 5.Giờ em đã chuẩn bị là học sinh lớp 3, em sẽ nói gì với thầy (cô) giáo cũ đã dạy lớp 1, lớp 2 của em? II.Bài tập Bài1. Điền từ chỉ hoạt động phù hợp vào chỗ trống: a.Cô giáo của em đang .bài trên lớp. b.Bạn Ngọc Anh .truyện rất say sưa. c.Bác bảo vệ đã trống tan trường. d.Chị Phương Nga song ca cùng chị Phương Linh. Bài 2.Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân: a.Lan là cô ca sĩ nhỏ của lớp em. b.Cặp sách là ngôi nhà của các đồ dùng học tập. c.Rắn là loài vật em sợ nhất. Bài 3. Viết một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) kể về cô giáo cũ của em dựa vào các gợi ý sau:
- a.Cô giáo lớp 1 của em tên là gì? b.Tình cảm của cô đối với học sinh như thế nào? c.Em nhớ nhất điều gì ở cô? d.Em sẽ làm gì để đền đáp lại công ơn của cô? Bài làm Bài 4*: Em đã được xem rất nhiều bộ phim hoạt hình rồi đúng không? Em thích nhất là nhân vật nào? Em hãy đặt mình vài vai một trong các nhân vật đó và viết khoảng 3 – 4 câu để giới thiệu về mình nhé!
- ĐỀ SỐ 3 I. Đọc hiểu Cậu học trò giỏi nhất lớp Lu-i Pa-xtơ được cha dắt đến trường để xin học. Thầy giáo hỏi: - Con tên là gì? - Thưa thầy, con là Lu-i Pa-xtơ ạ! - Đã muốn đi học chưa hay còn thích đi chơi? -Thưa thầy, con thích đi học ạ! Thầy giáo gật gù, vẻ bằng lòng: -Thế thì được! Từ nhà đến trường không xa lắm, nhưng với tầm mắt của Lu-i, đó là cả một đoạn đường dài thơ mộng có những chặng nghỉ và trò chơi thú vị. Dưới gốc một cây to ở vệ đường, cỏ trụi đi vì những ván bi quyết liệt. Cái bãi gần đường vào thị trấn là nơi diễn ra những “pha” bóng chớp nhoáng đầy hứng thú, say mê Còn việc học hành của Lu-i thì khỏi phải nói! Gia đình và thầy giáo rất hài lòng vì Lu-i Pa-xtơ là một học trò chăm chỉ, học giỏi nhất lớp. (Theo Đức Hoài) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng: 1.Khi được hỏi về việc học, Lu-i Pa-xtơ trả lời thầy giáo thế nào? a.Con thích đi chơi.b.Con thích đi học.c.Con chưa thích học. 2.Vì sao đường từ nhà đến trường đối với Lu-I là cả một đoạn đường dài thơ mộng? a.Vì có chỗ chơi bi mát mẻ dưới gốc cây to b.Vì có bãi chơi đá bóng đầy thú vị, say mê. c.Vì có những chặng nghỉ và trò chơi thú vị. 3.Lu-i làm cho gia đình và thầy giáo rất hài lòng về điều gì? a.Đi học chăm chỉ, chuyên cần b.Chăm chỉ, học giỏi nhất lớp. c.Chơi đá bóng và chơi bi giỏi.
- 4.Câu nào dưới đây nói đúng ý nghĩa của câu chuyện? a.Học, học nữa, học mãi. b.Học một, biết mười. c.Học ra học, chơi ra chơi. II. Bài tập Bài 1:Gạch dưới các chữ viết sai chính tả r/d/gi rồi viết lại khổ thơ cho đúng: Em yêu giòng kênh nhỏ Chảy dữa hai dặng cây Bên dì dào sóng lúa Gương nước in trời mây. Bài 2:Chọn từ chỉ hoạt động, trạng thái thích hợp điền vào chỗ trống: Hằng ngày, đôi bàn tay của mẹ phải biết bao nhiêu là việc. Đi làm về, mẹ lại chợ, gạo, nước, cơm, .cho hai chị em Bình, .một chậu quần áo đầy. (Từ cần điền: đi, làm, nấu, đong, giặt, tắm, gánh .) Bài 3:Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau: a.Hoàng Minh rất thích chơi bóng bàn bóng đá. b.Diệu Hương luôn đi học đều học bài và làm bài đầy đủ. c.Thu Hà học giỏi hát hay nên được thầy cô và bạn bè quý mến. Bài 4:Viết một đoạn văn ngắn( từ 4-5 câu) kể về một người bạn thân nhất của em dựa vào các gợi ý sau? 1.Ai là người bạn thân nhất của em? 2.Bạn đó có những điểm gì nổi bật mà em quý mến?
- 3.Tình cảm của bạn đối với em như thế nào? 4.Tình cảm của em đối với bạn ra sao? Bài làm ĐỀ SỐ 4 I.Đọc hiểu Người học trò và con hổ Một con hổ bị sập bẫy đang nằm chờ chết. Chợt thấy người học trò đi qua, hổ cầu xin: - Cứu tôi với, tôi sẽ biết ơn cậu suốt đời! Người học trò kiền mở bẫy cứu hổ. Nhưng vừa thoát hiểm, hổ liền trở mặt đòi ăn thịt anh ta. Thấy vậy, thần núi bèn hóa thành vị quan tòa, đến hỏi:
- -Có chuyện gì rắc rối, hãy kể lại để ta phán xử. Người học trò kể lại câu chuyện. Hổ cãi: -Nói láo! Tôi đang ngủ ngon thì nó đến đánh thức tôi dậy. Tôi phải ăn thịt nó vì tội ấy! Thần núi nói với hổ: -Ngươi to thế kia mà ngủ được ở chỗ hẹp này sao? Ta không tin. Hãy thử nằm lại vào đó ta xem! Hổ vừa chui vào bẫy, thần núi liền hạ cần bẫy xuống, nói: -Đồ vô ơn. Hãy nằm đó mà chờ chết! (Theo Truyện dân gian Việt Nam ) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng: 1.Sau khi được người học trò mở bẫy cứu thoát, hổ đã làm gì? a.Rất biết ơn anh học trò. b.Đòi xé xác anh học trò. c.Đòi ăn thịt anh học trò. 2.Thần núi đưa ra lí do gì khiến hổ sẵn sàng chui vào bẫy? a. Không tin hổ to xác mà lại ngủ được ở chỗ hẹp. b.Không tin hổ to khỏe như thế mà lại bị sập bẫy. c.Không tin hổ đã bị sập bẫy mà lại không chết. 3.Thành ngữ nào dưới đây phù hợp nhất với ý nghĩa của câu chuyện? a.Ơn sâu nghĩa nặngb.Tham bát bỏ mâmc.Vong ân bội nghĩa 4. Dòng nào dưới đây gồm 3 từ chỉ hoạt động, trạng thái? a.hổ, nằm, cầu xinb.nằm, cầu xin, cứuc.nằm, học trò, cứu II. Bài tập Bài 1. Chia những từ ngữ sau thành ba nhóm và viết tiếp vào các dòng sau: Ngôi trường, giáo viên, học sinh, học tập, văn phòng, dạy bảo, hiệu trưởng, lớp học, nghe giảng, sân trường, vườn trường, khai giảng, giảng bài -Ngôi trường: -Giáo viên:
- -Giảng bài: Bài 2. Viết tiếp cho trọn câu theo mẫu: M: Nhà máy là nơi làm việc của công nhân. Bệnh viện là . Trường học là M: Cửa hàng bách hóa là nơi mọi người đến để mua sắm hàng hóa. Bệnh viện là . Trường học là Công viên là Siêu thị là . Bài 3: Hoa bưởi trắng tinh khiết tỏa hương thơm dìu dịu khắp khu vườn mùa xuân. Nhưng nếu không được kết thành trái thì nó sẽ nhanh chóng bị lãng quên. Nó muốn nhờ các bạn ong bướm thụ phấn giúp mình. Theo em, hoa bưởi sẽ nói gì với các bạn ấy? ĐỀ SỐ 5 I. Đọc hiểu Ai đáng khen nhiều hơn? Ngày nghỉ, Thỏ Mẹ bảo hai con: -Thỏ Anh lên rừng kiếm cho mẹ mười chiếc nấm hương, Thỏ Em ra đồng cỏ hái giúp mẹ mười bong hoa thật đẹp!
- Thỏ Em chạy tới đồng cỏ, hái được mười bông hoa đẹp về khoe với mẹ. Thỏ Mẹ nhìn con âu yếm, hỏi: -Trên đường đi, con có gặp ai không? -Con thấy bé Sóc đứng khóc bên gốc ổi, mẹ ạ. -Con có hỏi vì sao Sóc khóc không? -Không ạ. Con vội về vì sợ mẹ mong. Lát sau, Thỏ Anh về, giỏ đầy nấm hương. Thỏ Mẹ hỏi vì sao đi lâu thế, Thỏ Anhthưa: Con giúp cô Gà Mơ tìm Gà Nhép bị lạc nên về muộn, mẹ ạ. Thỏ Mẹ mỉm cười, nói: Các con đều đáng khen vì biết vâng lời mẹ. Thỏ Em nghĩ đến mẹ là đúng, song Thỏ Anh còn biết nghĩ đến người khác nên đáng khen nhiều hơn! (Theo Phong Thu ) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng: 1.Ngày nghỉ, Thỏ Mẹ bảo hai con làm việc gì giúp mẹ? a.Thỏ Anh kiếm vài chiếc nấm hương; Thỏ Em hái một vài bông hoa. b.Thỏ Em kiếm mười chiếc nấm hương; Thỏ Anh hái mười bông hoa. c.Thỏ Anh kiếm mười chiếc nấm hương; Thỏ Em hái mười bông hoa. 2.Hai anh em hoàn thành công việc như thế nào? a.Thỏ Em về đến nhà trước Thỏ Anh. b.Thỏ Anh về đến nhà trước Thỏ Em. c.Thỏ Em về đến nhà bằng Thỏ Anh. 3.Vì sao Thỏ Mẹ nói Thỏ Anh đáng khen nhiều hơn? a.Vì Thỏ Anh biết nghĩ đến mẹ đang sốt ruột chờ mong. b.Vì Thỏ Anh biết nghĩ đến mẹ và cả những người khác. c.Vì Thỏ Anh nghĩ đến người khác rồi mới nghĩ đến mẹ. 4.Theo em, nếu Thỏ Em làm thêm việc gì nữa thì cũng được khen như Thỏ Anh? a.Hái thêm mười chiếc nấm hương như Thỏ Anh b.Hỏi bé Sóc vì sao lại khóc để có thể giúp đỡ bé c.Giúp cô Gà Mơ thìm Gà Nhép bị lạc trở về nhà II. Bài tập
- Bài 1. Gạch dưới các từ ngữ chỉ tình cảm thương yêu của anh đối với em trong đoạn thơ sau: Khi em bé khóc Mẹ cho quà bánh Làm anh thật khó Anh phải dỗ dành Chia em phần hơn Nhưng mà thật vui Nếu em bé ngã Có đồ chơi đẹp Ai yêu em bé Anh nâng dịu dàng Cũng nhường em luôn Là làm được thôi! Bài 2. Gạch một gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai?, hai gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Làm gì? a.Anh dỗ dành em bé.b.Chị nâng em bé dậy. c.Bà chia quà cho các cháu.d.Hưng nhường đồ chơi cho em. Bài 3. Tìm các câu kiểu Ai làm gì?trong đoạn văn sau. Gạch một gạch dưới bộ phận Ai?, gạch hai gạch dưới bộ phận Làm gì? Cô bé xé mỗi cánh hoa thành nhiều sợi nhỏ. Mỗi sợi nhỏ biến thành một cánh hoa. Cô bé cầm bông hoa chạy như bay về nhà. Cụ già tóc bạc đứng ở cửa đón cô. Bài 4. Với mỗi từ ngữ dưới đây, hãy đặt một câu theo mẫu Ai làm gì? a.học bài: b.rửa mặt: c.thăm ông bà:
- Bài 5: Anh/chị của em là người luôn yêu thương, nhường nhịn và chăm sóc em. Em hãy viết một đoạn văn ngắn kể về một người anh/chị của mình. Bài làm ĐỀ SỐ 6
- I.Đọc hiểu Hừng đông mặt biển Cảnh hừng đông mặt biển nguy nga rực rỡ. Phía hai bên, những đám mây trắng hồng hầu như dựng đứng, hơi ngả về phía trước. Tất cả đều mời mọc lên đường. Xa xa, mấy chiếc thuyền nữa cũng đang chạy ra khơi, cánh buồm lòng vút cong thon thả. Mảnh buồm nhỏ xíu phía sau nom như một con chim đang đỗ sau lái, cổ rướn cao sắp lên tiếng hót. Nhìn từ xa, giữa cảnh mây nước long lanh, mấy chiếc thuyền lưới làm ăn nhiều khi vất vả nhưng trông cứ như những con thuyền du ngoạn. Gió càng lúc càng mạnh, sóng cuộn ào ào. Biển khi nổi sóng trông càng lai láng mênh mông. Thuyền chồm lên hụp xuống như nô giỡn. Sóng đập vào vòi mũi thùm thụp, chiếc thuyền tựa hồ một tay võ sĩ can trường giơ ức ra chịu đấm, vẫn lao mình tới. (TheoBùi Hiển) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng: 1.Cảnh hừng đông mặt biển thế nào? a. Nguy nga, rực rỡb.Trắng hồng, rực rỡc.Nguy nga, dựng đứng 2.Đoạn 2 tả cảnh gì? a.Những con thuyền ra khơi làm ăn thật là vất vả. b.Những con thuyền căng buồm ra khơi du ngoạn c.Những con thuyền căng buồm ra khơi đánh cá. 3.Đoạn cuối tả chiếc thuyền vượt qua những thử thách gì trên biển? a.Sóng cuộn ào àob.Sóng to, gió lớnc.Gió thổi rất mạnh. 4.Dòng nào dưới đây nêu đúng ý chính của bài văn? a.Cảnh hừng đông mặt biển với những cánh buồm như những cánh chim bay lượn. b.Cảnh hừng đông mặt biển với những con thuyền vượt sóng gió ra khơi đánh cá. c.Cảnh hừng đông mặt biển với những con thuyền chồm lên hụp xuống như nô giỡn. II. Bài tập Bài 1: Tìm từ ngữ miêu tả thích hợp điền vào chỗ chấm: M: Nước biển xanh lơ -Nước biển - Sóng biển - Cát biển - Bờ biển
- Bài 2: a.Dựa vào bài “Hừng đông mặt biển”,trả lời các câu hỏi sau: (1).Vì sao sóng biển cuộn lên ào ào? (2).Vì sao con thuyền phải chùm lên hụp xuống? b.Đặt câu hỏi cho phần in đậm trong câu sau: Tất cả các tàu thuyền đều không ra khơi vì biển có bão lớn. Bài 3: Em đã được bố mẹ cho đi biển bao giờ chưa? Hãy tưởng tượng một buổi bình minh, em đứng trước biển. Nhìn mặt trời, mặt biển, những con sóng, những cánh buồm, em thấy biển thật đẹp. Hãy viết đoạn văn (khoảng 4 – 6 câu) để tả biển lúc đó. Bài làm
- ĐỀ SỐ 7 I.Đọc hiểu Sự tích sông hồ ở Tây Nguyên Ngày xưa, muông thú còn sống thành buôn làng, quanh một cái hồ lớn. Cuộc sống thật là tươi vui, đầm ấm. Rồi một hôm, Cá Sấu mò đến, chiếm luôn cái hồ. Cảnh hồ trở nên vắng lặng. Già làng Voi tức lắm, liền bảo dân làng cùng đánh đuổi Cá Sấu. Trong một trận đánh, già làng Voi nhử được Cá Sấu ra xa hồ nước. Cá Sấu khát quá, cố chạy trở lại lòng hồ. Nhưng đã muộn, lúc này cả làng xúm lại, vây kín mặt hồ. Muông thú các nơi cũng kéo gỗ lát đường, băng qua bãi lầy, đến bên hồ trợ giúp. Cá Sấu không được uống nước để lấy thêm sức mạnh, nó bị già làng Voi đánh quỵ. Ngày nay, khắp núi rừng Tây Nguyên đâu đâu cũng có sông hồ. Dân làng bảo: những dấu chân của già làng Voi đánh nhau với Cá Sấu tạo thành hồ. Còn những dấu vết kéo gỗ ngang dọc hóa thành sông, suối. (Theo Truyện cổ Tây Nguyên) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng: 1.Già làng Voi tức giận vì điều gì? a. Cá Sấu đến phá cuộc sống của buôn làng b.Cá Sấu đến chiếm hồ nước của buôn làng c. Cá Sấu đến sống ở hồ nước của buôn làng. 2.Già làng Voi làm thế nào để đánh thắng Cá Sấu? a.Nhử Cá Sấu lên bờ hồ để dân làng dễ đánh bại. b.Nhử Cá Sấu ra đến bãi lầy để dễ dàng đánh bại. c.Nhử Cá sấu ra xa hồ nước để dễ dàng đánh bại. 3.Theo dân làng, sông hồ Tây Nguyên do đâu mà có? a.Do dấu chân già làng Voi và dấu vết kéo gỗ tạo thành. b.Do dấu chân Cá Sấu và dấu vết trận đánh tạo thành c.Do dấu chân già làng và chân muông thú tạo thành 4.Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ ý nghĩa của bài văn?
- a.Giải thích sự hình thành sông hồ, ca ngợi trí thông minh và quyết tâm đuổi Cá Sấu của dân làng Tây Nguyên. b.Giải thích sự hình thành sông hồ, ca ngợi ý chí quyết tâm và lòng dũng cảm của dân làng Tây Nguyên. c.Giải thích sự hình thành sông hồ, ca ngợi trí thông minh và tinh thần đoàn kết của dân làng Tây Nguyên. II. Bài tập Bài 1: Điền: a. r hoặc d .òng sông ộng mênh mông, bốn mùa .ào .ạt sóng nước. b. ưt hoặc ưc Nhóm thanh niên l lưỡng ra s chèo thuyền b lên phía trước. Bài 2: Điền dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong các câu in đậm của đoạn văn sau: Sông cho tôi kinh nghiệm về từng loại mồi để quyến rũ mỗi loài cá. Cá rô phi khoái ăn mồi tép cá rô đồng khoái khẩu mồi giun cá lóc mê mẩn mồi ếch nhái Ngày đó, chúng tôi dùng sông làm sân chơi. Bơi thì có bơi ếch bơi bướm bơi chó bơi sải bơi ngửa bơi đứng bơi trườn Lặn thì có lặn sâu lặn dài.Bài 3: Giải các câu đố sau: a. Cá gì nghe ngỡ bay cao trên trời? Là cá b. Cá gì tên giống có vòi? Là cá c. Cá gì giống “cậu ông trời” cái tên? Là cá d. Cá gì vượt thác hóa rồng? Là cá Bài 4: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 6 câu) nói về một hồ nước (hoặc dòng sông, dòng suối) gần nơi em ở theo các câu hỏi gợi ý sau: - Em hãy giới thiệu về hồ ( hoặc sông, suối) mà em định kể? - Hồ (hoặc sông, suối) có hình dáng thế nào? - Mặt nước có gì đẹp? - Có những con vật hoặc cây cối gì ở đó? Bài làm
- ĐỀ SỐ 8 I. Đọc hiểu Trăng mọc trên biển Biển về đêm đẹp quá! Bầu trời cao vời vợi, xanh biếc, một màu xanh trong suốt. Những ngôi sao vốn đã lóng lánh, nhìn trên biển lại càng lóng lánh thêm. Bỗng một vầng sáng màu lòng đỏ trứng gà to như chiếc nong đang nhô lên ở phía chân trời. Trăng trên sông, trên đồng, trên làng quê, tôi đã thấy nhiều. Duy trăng trên biển lúc mới mọc thì đây là lần đầu tiên tôi được thấy. Đẹp quá sức tưởng tượng! Màu lòng đỏ trứng mỗi lúc một sáng hồng lên, rất trong. Bầu trời cũng sáng xanh lên. Mặt nước lóa sáng. Cả một vùng nước sóng sánh, vàng chói lọi. Càng lên cao, trăng càng trong và nhẹ bỗng. Biển sáng lên lấp lóa như đặc sánh, còn trời thì trong như nước. Có trăng, những tiếng động như nhòa đi, nghe không gọn tiếng, không rõ ràng như trước. (Trần Hoài Dương) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng: 1.Dòng nào dưới đây nêu đúng ý chính của đoạn 1? a.Cảnh biển đêm với bầu trời xanh cao b.Cảnh biển đêm lấp lánh những vì sao c.Cảnh biển đêm khi trăng bắt đầu lên 2.Càng lên cao, trăng càng thay đổi như thế nào? a.Càng trong và nhẹ bỗngb.Càng vàng chói, lấp lóa
- c.Càng nhẹ bỗng, đặc sánh 3.Trăng mọc trên biển làm đẹp cho cảnh vật nào? a.Những ngôi sao trên biểnb.Bầu trời và mặt nước biển c.Bầu trời và sao trên biển 4.Bộ phận in đậm trong câu “Cả một vùng nước sóng sánh, vàng chói lọi.” trả lời cho câu hỏi nào? a.Khi nào?b.Vì sao?c.Như thế nào? II. Bài tập Bài 1. Em hãy gạch chân bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào? a.Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. b.Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. c.Mùa đông, cây chỉ còn những cành trơ trụi, cằn cỗi. d.Đến ngày đến tháng, cây lại nhờ gió phân phát đi khắp chốn những bông gạo trắng xóa, nuột nà. Bài 2.Em hãy đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm: a.Trước nhà, mấy cây hoa giấy nở hoa tưng bừng. b.Trên đường phố, cây cối trơ trụi, khẳng khiu. c.Một đám mây đang trôi trên bầu trời. d.Từ phía bờ bên kia, một đàn sẻ đang xoải cánh vượt qua hồ nước.
- Bài 3. Gạch chân từ chỉ đặc điểm trong đoạn văn sau: Đêm hôm đó, trời mưa dai dẳng, gió lớn và tuyết rơi. Sáng hôm sau, Giôn – xi buồn bã nhìn ra cửa sổ. Nhưng ô kìa! Vẫn còn một chiếc lá thường xuân nửa vàng nửa xanh vẫn dũng cảm bám chặt trên cành cây khẳng khiu. Bài 4. Gạch chân bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Như thế nào? a.Mấy hôm liền, trời mưa liên miên, không dứt. b.Các cửa lớn cửa nhỏ của các nhà đều đóng im lìm, lặng lẽ. c.Màu đỏ vẫn cháy bập bùng trên vòm cây gạo. d.Gió vẫn thổi ào ạt, tê buốt. ĐỀ SỐ 9 I. Đọc hiểu Cây chuối mẹ Mới ngày nào nó chỉ là cây chuối non mang tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác đâm thẳng lên trời. Hôm nay, nó đã là cây chuối to, đĩnh đạc, thân bằng cột nhà. Các tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn, quạt mát cả góc vườn xanh thẫm. Cổ nó mập tròn, rụt lại. Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn, lấp ló hiện ra báo cho mọi người biết: hoa chuối ngoi lên ngọn rồi đấy. Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non. Hoa ngày càng to thêm, nặng thêm, khiến cây chuối nghiêng về một phía. Khi cây mẹ bận đơm hoa kết quả thì các cây con cứ lớn nhanh hơn hớn. Để làm buồng, cây mẹ phải đưa hoa chúc xuôi sang một phía. Lẽ nào nó để cái hoa to, buồng quả lớn đè giập đứa con đứng bên cạnh? Không, cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa sang cái khoảng trống không có đứa con nào. (Theo Phạm Đình Ân) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng: 1.Chi tiết nào cho thấy hoa chuối đã ngoi lên ngọn? (Đoạn 1) a.Tàu lá dài như lưỡi mác đâm thẳng lên trời. b.Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn lấp ló hiện ra. c.Các tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn. 2.Vì sao cây chuối nghiêng về một phía? a.Vì cây mẹ ngày càng yếu đuối
- b.Vì cây con lớn nhanh dưới gốc c.Vì hoa chuối ngày càng to và nặng 3.Cây chuối mẹ ngả hoa sang khoảng đất trống để làm gì? a.Để cái hoa to, buồng quả lớn phát triển được dễ dàng b.Để buồng quả không đè giập đứa con đứng bên cạnh c.Để buồng quả không đè giập những chiếc lá xanh lơ 4.Qua hình ảnh cây chuối mẹ, tác giả muốn ca ngợi điều gì? a.Tình mẫu tử sâu nặng b.Tình gia đình sâu nặng c.Tình yêu thương đồng loại II. Bài tập Bài 1:a. Gạch dưới các từ ngữ trả lời cho câu hỏi để làm gì?trong mỗi câu sau: (1).Ông em trồng cây na để con cháu có quả ăn. (2).Em trồng cây cúc vạn thọ để lấy hoa ướp trà. b.Viết tiếp vào chỗ trống từ ngữ thích hợp trả lời cho câu hỏi để làm gì? (1).Chúng em trồng nhiều cây xanh . (2).Em cố gắng học giỏi . . Bài 2. Từ nào trong ngoặc(cây lương thực, cây bóng mát, cây công nghiệp, cây lấy gỗ) phù hợp với mỗi nghĩa sau: a.Cây có tán rộng và sum suê, có thể che mát cho người ngồi ở dưới là b.Cây cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp như bông, đay, chè, cói, cao su, thuốc lá, cà phê là c.Cây trồng để lấy gỗ làm nhà, đóng bàn ghế, như xoan, lim, lát, gụ, cẩm lai là . d.Cây cho ta lương thực, nghĩa là thức ăn có chất bột như lúa, ngô, khoai, sắn, là Bài 3. Đặt dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống :
- Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim Từ xa nhìn lại cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Bài 4: Mỗi cây có một vẻ đẹp riêng: phượng vĩ rực lửa khi hè về; hồng nhung nhỏ nhắn mà kiêu hãnh; xương rồng gai góc, khỏe khoắn vươn lên; cây bưởi cho ra bao trái ngọt; cây khế với những quả lúc lỉu đầy cành, Hãy viết đoạn văn ngắn để tả một cái cây mà em thích. Bài làm ĐỀ SỐ 10 I.Đọc hiểu Hoa cà phê
- Hoa cà phê có mùi thơm đậm đà và ngọt ngào nên nó thường theo gió bay đi rất xa. Ong bướm từ khắp nơi cứ theo mùi thơm đó mà tìm về hút nhụy, nhả mật nên mùa hoa cà phê cũng còn là vụ thu hoạch mật ong ở Đăk Lak. Cứ đến tầm tháng 11, khi những cánh hoa cà phê bung ra một màu trắng xóa là từng đàn ong bướm từ các nơi đổ về vờn bay, tạo nên một bức tranh đẹp và sinh động. Nếu từ trên cao nhìn xuống, bạn sẽ thấy Đăk Lak được phủ bởi một màu trắng tinh khôi đang dập dờn như những con sóng nhấp nhô. Đăk Lak đẹp là nhờ được khoác lên mình một màu trắng trinh nguyên đó. Cây cà phê làm giàu cho Đăk Lak. Hoa cà phê làm đẹp cho Đăk Lak. Hương cà phê làm cho Đăk Lak trở nên quyến rũ và đáng yêu hơn. (Theo Thu Hà) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng: 1.Hoa cà phê có mùi như thế nào? a.Thơm ngọt ngào, quyến rũ b.Thơm đậm đà, quyến rũ. c.Thơm đậm đà, ngọt ngào. 2.Những hình ảnh nào đã tạo nên bức tranh Đăk Lak đẹp và sinh động? a.Hoa cà phê thơm đậm, ong bướm bay dập dờn. b.Hoa cà phê trắng xóa, ong bướm đổ về vờn bay. c.Hoa cà phê trắng xóa, ong bướm bay nhấp nhô. 3.Đăk Lak trở nên giàu đẹp, quyến rũ và đáng yêu nhờ có những gì? a.Cây cà phê, hoa cà phê, mật ong rừng b. Cây cà phê, hoa cà phê, hương cà phê. c. cây cà phê, hương hoa thơm, mật ong. 4.Dòng nào dưới đây có thể dùng thay thế cho tên bài? a.Loài hoa ngọt ngàob. Loài hoa trắng xóa.c.Loài hoa quyến rũ. II. Bài tập Bài 1. Nối tên bộ phận của cây (cột A) với nghĩa thích hợp(cột B)
- Rễ Nhánh cây mọc từ thân hay từ nhánh to ra Bộ phận của cây, thường đâm sâu xuống đất Gốc giữ cho cây thẳng và hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Cành Cơ quan sinh sản của cây, thường có màu sắc và hương thơm. Lá Đoạn dưới của thân cây, ở sát đất. Hoa Bộ phận của cây do bầu nhụy hoa phát triển mà thành, bên trong chứa hạt. Quả Bộ phận của cây, thường mọc ở cành hay thân, hình dẹt, có vai trò chính tạo ra chất để nuôi cây. Bài 2. Viết lời đáp của em trong mỗi trường hợp sau: a.Đầu năm học mới, bạn chúc em đạt danh hiệu Học sinh giỏi. Lời đáp: b.Kết thúc năm học, cô giáo chúc em có một kì nghỉ hè thú vị với gia đình. Lời đáp:
- ĐỀ SỐ 11 I.Đọc hiểu Hai lần được gặp Bác Lần đầu ra miền Bắc, Thu được gặp Bá Hồ, Bác hỏi: -Cháu đã biết chữ chưa ? Thu xúc động trả lời: -Thưa Bác, cháu chưa biết chữ. Nhà cháu nghèo, cha cháu mất sớm nên cháu không được đi học. Bác nhìn Thu, hai hàng nước mắt rưng rưng. Lần thứ hai ra miền Bắc, Thu lại được gắp Bác, Bác hỏi: -Đồng bào miền Nam chiến đấu như thế nào? Thu đứng lên thưa với Bác: -Thưa Bác, đồng bào miền Nam đấu tranh rất anh dũng, không sợ gian khổ, không sợ hi sinh. Đồng bào chỉ lo sau này nước nhà thống nhất, Bác vào thăm, không được nhìn thấy Bác. (Theo Hồ Thị Thu) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng: 1.Lần đầu nghe Thu nói, Bác xúc động vì điều gì? a.Vì Thu chưa biết chữ b.Vì nhà Thu nghèo, cha mất sớm. c.Vì cả 2 lí do trên. 2.Thu thưa với Bác nỗi lo của đồng bào miền Nam là gì? a.Không được nhìn thấy Bác khi Bác vào thăm miền Nam. b.Không được nhìn thấy nước nhà trong ngày vui thống nhất. c.Không được nhìn thấy Bác Hồ trong ngày vui thống nhất. 3.Theo em, lần thứ hai nghe Thu nói, vì sao Bác Hồ lại rưng rưng nước mắt? a.Vì nghĩ đến gia đình Thu b.Vì nghĩ đến đồng bào miền Nam. c. Vì nghĩ đến nhân dân Việt Nam. 4.Câu nào dưới đây của nhà thơ Tố Hữu nói đúng tình cảm của Bác Hồ được thể hiện trong câu chuyện?
- a.Có phải mỗi lần ta gặp Bác / Bác vui như trẻ lại cùng ta. b.Bác mong con cháu mau khôn lớn / Nối gót ông cha bước kịp mình c.Bác ơi, tim Bác mênh mông thế / Ôm cả non sông, mọi kiếp người. II. Bài tập Bài 1. Gạch dưới các chữ viết sai chính tả (r/d/gi hoặc thanh hỏi / thanh ngã) rồi chép lại từng câu cho đúng: a.Dế Mèn tạm xa da đình để dong duổi trên đường, đi chu ru khắp thiên hạ. b.Các bạn học sinh vẻ tranh, mổi người một vẽ, hay đáo đễ. Bài 2. Chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống: Bác Hồ sống rất nhưng rất có Sáng nào cũng vậy, cứ khoảng bốn rưỡi, năm giờ, khi sương mù còn bồng bềnh trên các ngọn cây, khe núi, Người đã dậy, . .chăn màn, rồi chạy xuống bờ suối và tắm rửa. Sáng sớm, Bác thường tập . Bác chọn những quả núi quanh vùng cao nhất để .với đôi bàn chân không. Sau giờ tập, Bác thường tắm nước lạnh để luyện với giá rét. (Từ ngữ cần điền: chịu đựng, nền nếp, tập thể dục, giản dị, dọn dẹp, leo lên, leo núi) Bài 3. Dựa vào tranh ảnh hay một câu chuyện đã nghe, đã đọc, em hãy viết đoạn văn ngắn để kể về Bác Hồ. Bài làm
- ĐỀ SỐ 12 I. Đọc hiểu Con đường của bé Đường của chú phi công Còn con đường của bố Lẫn trong mây cao tít Đi trên giàn giáo cao Khắp những vùng trời xanh Những khung sắt nối nhau Những vì sao chi chít. Dựng lên bao nhà mới. Đường của chú hải quân Và con đường của mẹ Mênh mông trên biển cả Là ở trên cánh đồng Tới những vùng đảo xa Cỏ ruộng dâu xanh tốt Và những bờ bến lạ. Thảm lúa vàng ngát hương. Con đường làm bằng sắt Bà bảo đường của bé Là của bác lái tàu Chỉ đi đến trường thôi Chạy dài theo đất nước Bé tìm mỗi sớm mai Đi song hành bên nhau. Con đường trên trang sách. (Thanh Thảo) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng: 1.Hình ảnh những con đường của mỗi người trong 5 khổ thơ đầu rất khác nhau, điều đó nhằm nói điều gì?
- a. Quê hương, đất nước nơi nào cũng đẹp. b. Mỗi người có những công việc, nghề nghiệp khác nhau. c. Chúng ta có thể di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau. 2.Lời của bà trong khổ thơ cuối ý nói gì? a. Công việc của bé là đến trường học tập. b. Trang sách của bé có hình vẽ con đường. c. Mỗi sớm mai bé sẽ tìm thấy một con đường. 3.Bài thơ muốn nhắn nhủ với em điều gì? a. Em có thể chọn rất nhiều công việc khác nhau trong cuộc sống. b. Em cần trân trọng công việc của những người khác. c. Mỗi người đều có công việc riêng và cần làm tốt việc của mình. 4.Lớn lên em muốn làm nghề gì? Vì sao em muốn làm nghề đó? II. Bài tập Bài 1. Gạch dưới chữ viết sai chính tả (s/x) rồi chép lại cho đúng: a.Bé xay xưa đứng ngắm hoa xúng nở sen lẫn với hoa xen hồ. b. Con chim xẻ đậu trên sà nhà bỗng xà suống xát đất rồi bay vụt qua cửa xổ.
- Bài 2. Đặt câu với mỗi từ chỉ đặc điểm: a. chăm chỉ b. xanh mướt c. tròn xoe Bài 3. Điền từ ngữ thích hợp vào ô trống để được câu văn tả đặc điểm của người: Ai (cáigì, con gì) thế nào? Đôi mắt của bà nội Giọng nói của mẹ Dáng người của bố Bài 4: Viết đoạn văn ngắn kể về nghề nghiệp của bố (hoặc mẹ) em theo gợi ý sau: - Bố (hoặc mẹ) em làm nghề gì? - Hằng ngày, bố (hoặc mẹ) em làm những việc gì? - Công việc ấy có ích như thế nào? Bài làm
- PHẦN IV: ĐÁP ÁN A. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Bài 1: Trên nương, mỗi người mỗi việc. Người lớn đánh trâu ra đồng. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé tìm chỗ ven suối để bắc bếp thổi cơm. Bài 2: a)hoa, xinh đẹp, cái bút, con trâu, ông bà, quý mến, mây, gió. b) cô giáo, mặt đất, con gà, ngôi nhà,viết,nghe giảng Bài 3: a. Hoa nở đỏ thắm trên cành. b. Gà đang mổ thóc. c. Các bạn nam đang đá bóng trên sân trường. Bài 4: Tiếng ru Con ong làm mật, yêu hoa Con cá bơi yêu nước, con chim ca yêu trời Con người muốn sống, con ơi Phải yêu đồng chí, yêu người anh em. Một ngôi sao chẳng sáng đêm Một thân lúachín, chẳng nên mùa vàng Một người – đâu phải nhân gian? Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi! Bài 5: a. Cô và mẹ // là hai cô giáo. b. Trường của cháu (đây)// là trường mầm non. c.Chị // là con gái miền xuôi c. Mùi hương đặc biệt của hoa giẻ // là một mùi hương rất quyến rũ. d. Chùm hoa giẻ đẹp nhất // là chùm hoa được dành tặng cô giáo. Bài 6: a. Ai là học sinh lớp 6?
- b. Ai là cô bé có năng khiếu âm nhạc? c. Ca sĩ “nhí” mà em yêu thích là ai? d. Con gì là thành viên không thể thiếu của gia đình em? Bài 7: a. Bố em là bác sĩ. b. Mẹ em là công nhân nhà máy Z121. c. Cô giáo chủ nhiệm lớp em là cô Hạnh. d. Xuân Hinh là diễn viên hài được nhiều người yêu thích. e. Kẹo ngọt là thứ mà trẻ em rất thích. Bài 8: a. Trường em là trường Tiểu học Lê Quý Đôn. b. Môn học em yêu thích là môn Tiếng Anh. c. Chiếc bút mực là đồ vật không thể thiếu mỗi khi em đến trường. Bài 9:a.Con đường này là nơi ghi dấu chân em mỗi ngày đến trường. b.Ngôi nhà này là mái ấm nhỏ của gia đình em. c.Hoa hồng là loài hoa em yêu nhất. Bài 10: a. Bọ Ve nằm yên, chờ đợi. b. Nó trèo lên thân cây, cách mặt đất một quãng. c. Bỗng nhiên, Bọ Ve khẽ co mình. d. Rồi Bọ Ve lặng yên. e. Con kiến bé tẹo tèo teo Nó bò, nó chạy, nó leo rất tài. Cái râu là mắt, là tai Còn là cái mũi tia dài ngửi xa. Gặp mồi dùng răng mà tha, Mồi to, kiến nhỏ hai ta cùng về. Bài 11: a) Tìm các từ chỉ hoạt động của học sinh Nghe, viết , học, phát biểu, đọc , ghi chép, thảo luận, hợp tác b) Tìm các từ chỉ hoạt động của giáo viên dạy, hướng dẫn, giảng giải, chỉ dẫn, chăm chút, động viên, dạy dỗ,
- Bài 12:“Con khướubách thanh ẩn kín đâu đó hót mãi không thôi.Những cặp chào màohiếu động thoắt đậu, thoắt bay, liến thoắng gọi nhau choách choách. Những cánh ong rừng nhỏ xíu bận rộn đi về.” Bài 13: a. Đàn bò gặm cỏ trên bờ đê. b. Bông hoa hồng tỏa hương thơm ngát. c. Con trâu uống nước dưới sông. d. Mặt trời tỏa ánh nắng vàng rực rỡ. đ. Những làn mây trắng xốp trôi nhẹ nhàng. Bài 14: Cô bé// xé mỗi cánh hoa thành nhiều sợi nhỏ. Cô bé //cầm bông hoa rồi chạy như bay về nhà. Cụ già tóc bạc // đứng ở cửa đón cô. Bài 15: a. Ông và tôi//cùng tập thể dục buổi sáng. b. Bố bạn Lan//làm cho bạn ấy chiếc cần câu. c. Mẹ và anh của bạn Lan// về quê từ chiều qua. Bài 16 : Tìm 8 từ chỉ hoạt đông trong đoạn văn sau: Càng về sáng, tiết trời càng lạnh giá. Trong bếp, bác mèo mướp vẫn nằm lì bên đống tro ấm. Bác lim dim đôi mắt, luôn miệng kêu : "Rét ! Rét". Thế nhưng, mới sớm tinh mơ, chú gà trống đã chạy tót ra giữa sân. Chú vươn mình dang đôi cánh to, khỏe như hai chiếc quạt, vỗ phành phạch rồi gáy vang: " ò ó o" Bài 17: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm: a.Anh làm gì? b. Ai nâng em bé dậy? c. Bà làm gì? d. Ai nhường đồ chơi cho em Đạt? Bài 18: Đặt câu theo mẫu Ai làm gì? để cho biết: a. Em thường làm bài tập về nhà. b. Chú cún nhảy phốc lên lòng em, ngồi chồm chỗm. c. Anh trống trường nằm buồn thiu suốt ba tháng hè.
- Bài 19: Gạch chân các từ ngữ chỉ đặc điểm có trong đoạn văn sau: Mùa xuân, trên những cành cây mọc đầy những lá nonxanh biếc. Hoa chanh, hoa bưởi tỏa hương thơm ngát. Những cánh hoa trắng muốt rắc đầy sân. Mùa xuân, tiết trời ấm áp. Những cây rau trong vườn mơn mởn vươn lên đón ánh nắng tươi ấm của mặt trời. b) Cứ mỗi độ thu sang Hoa cúc lại nở vàng Ngoài đường hương thơm ngát, Ong bướm bay rộn ràng. Em cắp sách tới trường Nắng tươi rải trên đường Trời xanhcao, gió mát, Đẹp thay lúc thu sang. Bài 20: a, chớp nhoáng, ầm ầm, lớn, vùn vụt, to b, VD: Con gà trống rất to Bài 21: “ Em mơ làm mâytrắng Bay khắp nẻo trờicao Nhìn non sônggấm vóc Quê mìnhđẹpbiết bao! Em mơ làm nắngấm Đánh thức bao mầmxanh Vươn lên từ đấtmới Đem cơmno, áolành Bài 22: a. Cô ấy // rất xinh đẹp. b. Con thỏ // rất nhút nhát. c. Con báo// chạy rất nhanh, d. Nước // xanh biếc, trong vắt như pha lê. e. Mặt trời // như quả cầu lửa đỏ rực. f. Cá // bơi lướt qua cành lá như chim bay qua các bụi cây.
- Bài 23: a. Tính chị ấy // rất sôi nổi. b. Ngôi nhà của em// to và đẹp. c. Mái tóc của mẹ// đen và mượt mà. d. Vườn rau// xanh tốt. Bài 24: Mùa thu, bầu trời tự nhiên cao bổng lên và xanh trong. Trong hồ rộng, sen đang lụi tàn. Khi những quả bưởi lúc lỉu rám nắng chuẩn bị được hái xuống, chúng tôi lại rục rịch cho một năm học mới bắt đầu. Bài 25: a. Chiếc bảng đen được treo ở đâu? b. Mấy tốp học sinh đang vun xới cây ở đâu?. c. Chúng em đi chơi ở đâu? Bài 26: Trả lời những câu hỏi sau a. Loài chim thường làm tổ ở trên cây. b. Ngôi trường của em ở một thị trấn nhỏ. c. Nhà em ở thị xã Phú Thọ. Bài 27: Đặt câu để trả lời cho từng câu hỏi sau: a. Sóc chuyền cành nhanh thoăn thoắt. b. Lông thỏ dài và trắng muốt. c. Hai chi trước của vượn dài hơn hai chi sau. d. Tính nết của thỏ rất nhút nhát. Bài 28: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được gạch chân: a. Hổ gầm như thế nào? b. Vượn chuyền cành như thế nào? c. Khi sói tiến lại gần, ngựa như thế nào? d. Đàn voi đi như thế nào trong rừng? Bài 29: a. Đặt câu hỏi cho phần được gạch chân trong mỗi câu sau: a. Hôm qua, em đi học muộn vì sao? b. Cá trên sông Nhuệ chết nhiều vì sao? Bài 30: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong từng câu sau: a, Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh khi nào?
- b, Một đám mây lớn đang trôi ở đâu? c, Một đàn sẻ nâu đang xoải cánh vượt qua hồ nước từ đâu? d, Không được bơi bên ngoài khu vực cắm cờ đỏ vì sao? Bài 31:Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Để làm gì? trong các câu sau. a. Bác lao công dọn vệ sinh cho đường phố sạch sẽ. b. Em chăm chỉ học tập để trở thành học sinh giỏi. c. Người nông dân trồng cây lúa để lấy nguồn lương thực. Bài 32: Trả lời các câu hỏi sau. a. Người ta trồng cây để lấy bóng mát, lấy quả. b. Bạn nhỏ vun gốc cho cây để cây phát triển tốt. c. Mẹ bạn trồng rau để lấy rau ăn. Bài 33: Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân trong các câu sau: a. Mùa thu, hoa cúc nở vàng rực. (1) (2) M: (1): Bao giờ hoa cúc nở vàng rực? (2): Mùa thu, hoa cúc nở như thế nào? b. Mai đã thấy mẹ đứng ở cửa khi nào? c. Thỏ thua Rùa vì sao? d. Đàn cò đậu như thế nào trên cánh đồng? Đàn cò đậu trắng xóa ở đâu ? e. Con tàu bé tí teo ở đâu? g. Dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng khi nào? h. Khi nào hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ? Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở như thế nào hai bên bờ? Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực ở đâu? Bài 34: Đáp án đúng: a Trên đồng lúa, hàng cây, bầu trời, đâu đâu cũng thấy chim bay. Bài 35 : Điền dấu chấm và dấu phẩy vào chỗ trống cho phù hợp: Ngày xưa có đôi bạn là Diệc và Cò ( . ) Chúng thường cùng ở ( , ) cùng ăn ( , ) cùng làm việc và đi chơi cùng nhau( . ) Hai bạn gắn bó với nhau như hình với bóng( .) Bài 36: Em hãy đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong các câu dưới đây . a. Nước biển trong vắt, xanh như màu mảnh chai. b. Mẹ đưa võng ru con , quạt cho con ngủ.
- c. Em đánh răng, rửa mặt, chải đầu. Bài 37: Đầu năm học mới, Huệ nhận được quà của bố. Đó là một chiếc cặp rất xinh . Cặp có quai đeo. Hôm khai giảng, ai cũng phải nhìn Huệ với chiếc cặp mới . Huệ thầm hứa học chăm, học giỏi cho bố vui lòng. Bài 38: Nắng mùa thu vàng óng như tấm áo choàng rực rỡ khoác lên khu rừng (. ) Chim Sơn Ca hào hứng hót vang (. ) Tiếng hót của Sơn Ca mới tuyệt vời làm sao (! ) Vịt Con yên lặng lắng nghe: - Sơn Ca ơi (! ) Cậu hót thật hay (! ) Cậu dạy tớ hót với nhé (! )- Vịt Con thì thầm nói với Sơn Ca(. ) Bài 39: Cây bưởi đang thời kỳ phát triển . Thân cây rắn chắc, to khoẻ. Vỏ cây màu xam xám, loang lổ những đốm trắng. Các cành cây vươn dài, xoè ra mọi phía thành những tán nhỏ. Lá bưởi khá dày, màu xanh đậm. Bài 40: a. Việt Nam đất nước ta ơi ! (Câu gọi) Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn! (câu cảm) b. Nước đầy, Bác gọi mấy cháu nhỏ: -Nào, các cháu, ra đây! ( Câu yêu cầu) c. Nhìn thấy bông hoa vừa nở, cô bé kêu lên: - ồ !Đẹp quá! (Câu cảm) Bài 41: Chọn dấu chấm hoặc dấu chấm phẩy điền vào các ô trống dưới đây Quyển sách mới Năm học săp kết thúc (.) Hôm nay (,) L inh được phát sách Tiếng Việt 2(.) Em mở ngay sách ra xem (.) Sách có rất nhiều tranh ảnh đẹp(.) Em thích quá (.) Tan học(, ) vừa về đến nhà em đó khoe ngay sách với bà (.) Bài 42: Đặt dấu chấm, dấu phẩy thích hợp vào đoạn văn sau và viết lại cho đúng: a. Trước bản, rặng đào đã trút hết lá. Trên những cành khẳng khiu đã lấm tấm những lộc non và lơ thơ những cánh hoa đỏ thắm đầu mùa. Những cây thông già như bất chấp cả thời tiết khắc nghiệt. Trời càng rét thông càng xanh.
- b.Rừng tây Nguyên đẹp lắm(. ) Vào mùa xuân và mùa thu(,) trời mát dịu và thoang thoảng hương rừng( .) Bên bờ suối (, ) những khóm hoa đủ màu sắc đua nhau nở( .) Nhiều giống thú quý rất ưa sống trong rừng Tây Nguyên(. ) Bài 43: Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong hai câu văn sau: Con chim bói cá ấy đang rình mồi, đậu im phăng phắc trên cái cọc tre nhô cao khỏi mặt nước. Trông nó chỉ bằng quả muỗm non ,mỏ to, đầu nhỏ, đuôi ngắn cũn. D. CHÍNH TẢ Bài 1 : a.Chọn chữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống cho phù hợp: ( lập, nập): tấp nập ( lo, no) : no ấm ( lóng, nóng): nóng nực ( lanh, nanh): răng nanh b. Chọn ét hoặc éc để điền vào chỗ trống - lấm lét ; la hét; gào thét, đánh véc ni, lợn kêu eng éc, khét lẹt Bài 2: Tìm : a. Hai từ có hai tiếng, mỗi tiếng đều bắt đầu bằng l : lung linh, long lánh, lấp lánh b.Hai từ có hai tiếng, mỗi tiếng đều bắt đầu bằng n khi viết : nóng nực, nôn nao, non nớt, Bài 3 : a.Viết hoa cho đúng các tên riêng: sông Hương, núi Ba Vì, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Thị Minh Khai b.Tìm các từ có âm đầu l hay n. +Trái nghĩa với nóng: lạnh +Chỉ người sinh ra bố là nam: ông nội +Tên một loài hoa : lay ơn Bài 4: a. Điền vào chỗ trống vần iên / yên - kiên trì; cô tiên ; yên lòng; yên nghỉ; yên ngựa; biên giới - yên lặng, bình yên , thiếu niên , tiên tiến, chiến sĩ, liên hoan, liến thoắng b.Điền vào chỗ trống ui /uy vào chỗ trống dưới đây: - uy lực; lũy tre; huy chương; huy hiệu; cắm cúi - chui lủi ; tàu thủy; chẻ củi ; truy tìm
- Bài 5: Điền vào chỗ trống tr / ch - Chọn mặt gửi vàng - Đã thương thì thương cho trót - Trời nắng chóng trưa - Trời mưa chóng tối - Đâm chồi nảy lộc - Chở củi về rừng - Chèo thuyền, trèo cây; chăm sóc; trải chiếu. Bài 6: a.Điền vào chỗ trống r/d/gi? - cái rổ; giá sách; cái rá; dừng núi; xe dừng lại, giá đỗ b. Điền ngh/ ng: - nghiên cứu, nghẹn ngào, ngao ngán - ngoằn ngoèo, nghịch ngợm, nghiêm trang. Bài 7: a. Điền l hay n: Năm nay Lan lên tám tuổi Lan chăm lo luyện chữ Lan nắn nót không sai lỗi nào. b. Điền c, k hay q: Cái cành cong queo của cây quất cảnh kia đẹp và nhiều quả quá. Bài 8: a, Xổ số; cửa sổ; xổ giun; sổ lồng b, sản xuất; suất cơm; năng suất; xuất kho - rau muống; nuông chiều; luồn dây - chuồn chuồn, cây luồng, chuông kêu -thuồng luồng; luống rau;nước tuôn chảy, hình vuông Bài 9: a.Điền vào chỗ trống r/d/gi - dấu đầu hở đuôi - con dao - tiếng rao hàng - gió thổi - giàu sang phú quý - dè dặt - rau muống - hành động dã man b. gửi, gửi, gửi, gửi ; - gánh, ghi, ghi
- Bài 10: M: cây chuối - Vườn nhà em có trồng rất nhiều cây chuối. Bài 11: a.Con cá; con kiến; cây cầu; dòng kênh - Càng cua, ý kiến; cài kèn; chữ kí Việc nhà nông tốn công tốn sức Làm một mình biết lúc nào xong b, Các vì sao lấp lánh Trên ánh sáng bầu trời Những hình ảnh lấp lánh Soi vô hạn vô hồi Bài 12: Điền vào chỗ trống iên/iêng a.- lười biếng; kiên nhẫn; tiến bộ; kiêng nể. kiên quyết - biêng biếc; chiến sĩ; tiếng nói; liến thoắng; liên hoan. b. trăm ngàn; chăm chỉ; chăm học; trăm năm - biết chăng; vầng trăng; nên chăng; trăng trắng Bài 13: Điền các âm đầu r, d hoặc gi; tr hoặc ch; x hoặc s l hay n vào chỗ trống cho thích hợp: Ba cậu bé rủ nhau vào rừng chơi. Trong rừng có nấm, có quả rừng, lại có đủ thứ thật hấp dẫn. Ba cậu bé mải chơi n ên không để ý làtrời đã về chiều, sắp tối. Về bây giờ thì biết nói với bố mẹ ra sao đây? Bài 14: a.Viết lại cho đúng quy định về viết hoa tên riêng trong các ví dụ sau: Lâm Thị Mỹ Dạ; Bùi Bình Minh; Hoàng Phủ Ngọc Tường b.Viết hoa các danh từ riêng trong những từ ngữ sau: thành phố Hà Nội; đồng bằng sông Cửu Long; sông Hồng; núi Trường Sơn E. TẬP LÀM VĂN Bài 1 : Viết lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị trong các trường hợp sau: a.Linh ơi nhặt hộ mình cái bút rơi dưới nền nhà với. b. Em chào cô ạ . Em mời cô vào nhà để em gọi bố mẹ em ạ!
- c.Cậu có thể giúp mình đeo chiếc cặp được không? d. Bạn hãy trật tự đi! e.Bạn hãy nhặt rắc bỏ vào thùng kia! Bài 2: Hãy nói lời an ủi của em với ông bà và với người thân trong các trường hợp sau: a.Ông có sao không ạ ? Ông đừng lo xoa dầu vào sẽ đỡ thôi ạ. b.Bà đừng lo lắng quá ạ, chỉ cần bà nghỉ ngơi là sẽ khỏe nhanh thôi ạ. c. Mẹ đừng lo, con sẽ chăm sóc mẹ, mẹ sẽ khỏi ốm nhanh thôi ạ. d. Bạn đừng buồn nhé, hãy cố lên. Bài 3: VD: Em có rất nhiều đồ dùng học tập như bút chì, hộp bút, sách, bảng nhưng trong đó em thích nhất là cái thước kẻ mẹ mới mua cho em em sẽ giữ chiếc thước kẻ thật cẩn thận để nó luôn mới và dùng được lâu. Bài 4: VD: Nhà em có nuôi rất nhiều con vật nhưng em thích nhất là chú chó con có tên là Xám. Xám chỉ to gần bằng cái phích nước nhưng nó rất nhanh nhẹn và thông minh.Mỗi khi em đi học về nó thường chạy ra tận cổng đón em với cái đuôi mừng rối rít Em coi Xám như một người bạn thân của mình. Bài 5: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Cha mẹ sinh ra ta . đã vất vả nhọc nhằn nuôi ta khôn lớn . Hàng ngày ngoài việc ở Công ty đi làm về mẹ làm bao nhiêu là việc . Lo cho em từng bữa ăn giấc ngủ . Thế mà một làn không nghe lời mẹ en theo các bạn đi chơi tối về em bị sốt rất cao mẹ cho em uống thuốc . Rồi em thiếp đi . Nửa đêm em tỉnh thấy mẹ vẫn ngồi bên giường quạt cho em. Lúc này em thấy có lỗi với mẹ, em muốn sà vào lòng mẹ và nói: “Mẹ ơi con xin lỗi mẹ. Con yêu mẹ lắm!” Bài 6: VD: Em gái của em tên là Bảo Châu. Năm nay em đã tròn hai tuổi. Bảo Châu không mập lắm nhưng dáng người chắc, lẳn. Em thích nhất là nhìn Bảo Châu cười trông mới đáng yêu làm sao. Em gái em là niềm vui của cả nhà nên mỗi khi đi xa ai cũng nhớ. Bài 7: VD: Anh trai của em tên là Bình. Anh đang học lớp 5. Dáng người anh nhỏ nhắn. Đôi mắt sáng thông minh. Anh học giỏi đều các môn nhưng giỏi nhất là môn toán. Anh
- rất quý và hay giúp em những việc ở nhà. Anh còn dạy em học.Em rất yêu anh. Em luôn mong anh khỏe mạnh và học giỏi. Bài 8: a.Chúc mừng bạn! bạn thật xuất sắc. b. Con kính chúc mẹ nhiều sức khỏe và niềm vui. Con yêu mẹ. Bài 9: Hãy viết lời đáp của em trong từng trường hợp sau: a. Lần đầu tiên hai người gặp nhau, bạn chào em: - Chào bạn, mình là Hoa học sinh lớp 2A Trường Hùng Vương. - Chào bạn, mình là Huệ, rất vui khi được gặp bạn. b.Cô hàng xóm gặp em và hỏi: - Chào cháu, mẹ có nhà không cháu? - Cháu chào cô, mẹ cháu ở nhà ạ, cô sang nhà cháu chơi ạ. c. Có người đến trường gặp em và hỏi? - Cháu ơi, lớp 2A học ở đâu hả cháu? - Lớp 2A học cuối dãy này bác ạ. Bài 10: VD: Em là Nguyễn Ngọc Khánh, 7 tuổi, học sinh lớp 2D trường Tiểu học Phú Hộ xã Phú Hộ, thị xã Phú Thọ. Trường em nằm trên một khu đất bằng phẳng, trồng nhiều cây xanh nên có rất nhiều bóng mát. Em rất yêu trường, em luôn có ý thức giữ gìn trường lớp luôn sạch đẹp Bài 11:VD: Mùa thu thật đẹp!Bầu trời mùa thu cao và xanh ngắt.Thời tiết mùa thu mát mẻ, dễ chịu . Trong vườn hoa cúc nở rộ đua nhau khoe sắc.Mùa thu là mùa mà thiếu nhi chúng em rất vui với đêm trăng rằm tháng tám rước đèn họp bạn. Em rất yêu mùa thu. Bài 12:Em tự viết dựa vào gợi ý Bài 13: VD: Trong vườn nhà em có khá nhiều loài chim, em thích nhất là những chú chim sâu. Kìa! Chú đang chuyền cành này sang cành nọ, thật tinh mắt mới phát hiện ra chú . Chim sâu nhỏ nhắn, được xếp vào một trong những loài chim nhỏ bé nhất. Cái đầu của chú chỉ bằng cái đèn ngủ một oát màu xanh của phòng em. Cái mỏ thì tí xíu như hai mảnh vỏ chấu chắp lại . Đôi chân của chú thì thật ngộ , chỉ bằng hai que tăm nhưng lúc nào cũng nhún nhảy chuyền từ cành này sang cành nọ, nhanh thoăn thoắt.
- Đôi cánh tuyệt diệu. Nhỏ dài, nên có thể gắp được cả con sâu nhỏ nằm ở kẽ lá. Chỉ cần khẽ động một cái , chú thoắt biến đi như một ánh chớp. Bài 14:Trong trường hợp dưới đây, em đáp lại lời bạn như thế nào? a. Bạn trả em quyển truyện và nói: - Quyển truyện này hay lắm. Mình cảm ơn cậu nhé! - ừ,tớ cũng thấy hay. b. Em cho bạn mựon cái bút, bạn nói: - Ôi tốt quá, cảm ơn cậu nhiều nhé! - Không có gì, đó là việc tớ nên làm mà. c. Chỉ đường cho người không quen biết. Người đó nói: “ Cảm ơn cháu! Cháu ngoan quá!” - Không có gì ạ. d. Dựng giúp cô giáo cái xe đạp bị đổ. Cô nói: “Được rồi em ạ! Cô cám ơn em nhiều” - Đó là việc em nên làm ạ, cô vẫn dạy chúng em phải giúp đỡ mọi người đấy ạ. Bài 15: Em hãy đáp lại lời xin lỗi trong các trường hợp sau: a. Một bạn đá cầu vào người em, nói: -Xin lỗi bạn, mình không cố ý đá như vậy! - Không có gì. b. Một người đi đường lỡ đụng xe vào em, người đó nói: -Bác vô ý quá. Bác xin lỗi cháu nhé! - Cháu cũng không sao, nhưng bác nên cẩn thận hơn ạ. c. Bạn hứa cho em mượn quyển truyện nhưng lại quyên không mang đi. Bạn nói: -Xin lỗi cậu! Mình đã hứa cho cậu mượn quyển truyện nhưng mình vội quá nên quên không mang đi rồi. Mai vậy nhé! - Mai cậu nhớ cho tớ mượn nhé. Bài 16:Em tự viết dựa vào gợi ý. Bài 17:Em tự viết dựa vào gợi ý.
- PHẦN II: ĐỀ TỔNG HỢP ĐỀ SỐ 1 I. Đọc hiểu 1c 2b 3a II. Bài tập Bài 1. Điền l hay n vào chỗ trống: - ăn no, lo lắng, gánh nặng, im lặng, lung linh, nung nấu. Bài 2. Chỉ người (3 từ) Em, bố,mẹ Chỉ vật (3 từ) Lịch, sân, hoa, nụ, vườn, đầu, hạt Chỉ hoạt động, đặc điểm (4 từ) Cười, tỏa, gặt hái, vàng Bài 3. Đặt mỗi câu với mỗi từ chọn được ở 3 ô trong bảng trên (1)Những nụ hoa chúm chím như môi cười bé thơ. (2)Mặt trời tỏa ánh nắng chói chang xuống mặt đất. (3) Bố em là bác sĩ. Bài 4. Cảm ơn Chích Bông xinh đẹp nhé! Em thật tốt bụng. ĐỀ SỐ 2 I. Đọc hiểu 1b 2b 3c 4a 5. Em cảm ơn cô đã dìu dắt và dạy dỗ em suốt một năm học qua. II.Bài tập: Bài 1. Điền từ chỉ hoạt động phù hợp vào chỗ trống: a.Cô giáo của em đang giảng bài trên lớp. b.Bạn Ngọc Anh đọc truyện rất say sưa. c.Bác bảo vệ đã đánh trống tan trường. d.Chị Phương Nga hát song ca cùng chị Phương Linh. Bài 2.Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân: a.Ai là cô ca sĩ nhỏ của lớp em? b.Cặp sách là gì? c.Con gì là loài vật em sợ nhất? Bài 3. Em tự viết theo gợi ý. Bài 4*: VD: Tớ là mèo máy Đô – rê – mon. Tớ đến từ thế kỉ XXII. Người bạn than nhất của tớ là Nô – bi – ta. Chúng tớ ở cùng nhau, tớ luôn giúp cậu ấy giải quyết những rắc rối. ĐỀ SỐ 3 I. Đọc hiểu: 1b 2c 3b 4c II. Bài tập Bài 1: Em yêu dòng kênh nhỏ Chảy giữa hai rặng cây
- Bên rì rào sóng lúa Gương nước in trời mây. Bài 2:Chọn từ chỉ hoạt động, trạng thái thích hợp điền vào chỗ trống: Hằng ngày, đôi bàn tay của mẹ phải làm biết bao nhiêu là việc. Đi làm về, mẹ lại đi chợ,đong gạo,gánh nước, nấu cơm, tắm cho hai chị em Bình,giặt một chậu quần áo đầy. Bài 3:Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau: a.Hoàng Minh rất thích chơi bóng bàn, bóng đá. b.Diệu Hương luôn đi học đều, học bài và làm bài đầy đủ. c.Thu Hà học giỏi, hát hay nên được thầy cô và bạn bè quý mến. Bài 4: Em tự viết đoạn văn theo gợi ý ĐỀ SỐ 4 I.Đọc hiểu 1c 2a 3c 4b II. Bài tập Bài 1. -Ngôi trường: Ngôi trường, văn phòng, lớp học, sân trường, vườn trường, -Giáo viên: học sinh, hiệu trưởng, -Giảng bài: học tập, dạy bảo, nghe giảng, khai giảng Bài 2. Viết tiếp cho trọn câu theo mẫu: Bệnh viện lànơi khám, chữa bệnh cho mọi người. Trường học là nơi học tập và rèn luyện của học sinh. M: Cửa hàng bách hóa là nơi mọi người đến để mua sắm hàng hóa. Công viên là nơi vui chơi giải trí của mọi người. Siêu thị là nơi diễn ra hoạt động mua bán. Bài 3: Ong bướm ơi, giúp tớ với! Giúp tớ ở lại và mang tới niềm vui cho mọi người nhé! ĐỀ SỐ 5 I.Đọc hiểu 1c 2a 3b 4b II. Bài tập Bài 1. Gạch dưới các từ ngữ chỉ tình cảm thương yêu của anh đối với em trong đoạn thơ sau: Khi em bé khóc Mẹ cho quà bánh Làm anh thật khó Anh phải dỗ dành Chia em phần hơn Nhưng mà thật vui Nếu em bé ngã Có đồ chơi đẹp Ai yêu em bé Anh nângdịu dàng Cũng nhường em luôn Là làm được thôi! Bài 2. a.Anh// dỗ dành em bé. b.Chị // nâng em bé dậy. c.Bà // chia quà cho các cháu. d.Hưng // nhường đồ chơi cho em. Bài 3. Cô bé// xé mỗi cánh hoa thành nhiều sợi nhỏ. Cô bé // cầm bông hoa chạy như bay về nhà. Cụ già tóc bạc// đứng ở cửa đón cô. Bài 4. Với mỗi từ ngữ dưới đây, hãy đặt một câu theo mẫu Ai làm gì? a.Em đang học bài. b.Em Hoa đã tự rửa mặt vào buổi sáng.
- c.Chủ nhật em được bố mẹ cho về thăm ông bà. Bài 5: HS tự viết ĐỀ SỐ 6 I.Đọc hiểu 1a 2a 3b 4b II. Bài tập Bài 1: Tìm từ ngữ miêu tả thích hợp điền vào chỗ chấm: M: Nước biển xanh lơ -Nước biển xanh biếc - Sóng biển ào ào - Cát biển trắng tinh. - Bờ biển trải dài. Bài 2: a.Dựa vào bài “Hừng đông mặt biển”,trả lời các câu hỏi sau: (1).Vì gió to, sóng biển cuộn lên ào ào. (2).Vì sóng lớn, con thuyền phải chùm lên hụp xuống. b.Đặt câu hỏi cho phần in đậm trong câu sau: Tất cả các tàu thuyền đều không ra khơi vì sao? Bài 3: Gợi ý: - Em đi biển bao giờ? cùng với ai? - Bầu trời lúc đó có gì đẹp? - Bãi cát như thế nào? Mặt biển như thế nào? Những con sóng? - Tình cảm của em với biển. ĐỀ SỐ 7 I.Đọc hiểu 1b 2c 3a 4c II. Bài tập Bài 1: Điền: a. r hoặc d dòng sông ,rộng mênh mông, bốn mùa dào dạt sóng nước. b. ưt hoặc ưc Nhóm thanh niên lực lưỡng ra sức chèo thuyền bứt lên phía trước. Bài 2: Cá rô phi khoái ăn mồi tép, cá rô đồng khoái khẩu mồi giun, cá lóc mê mẩn mồi ếch nhái Bơi thì có bơi ếch, bơi bướm, bơi chó, bơi sải, bơi ngửa, bơi đứng, bơi trườn Lặn thì có lặn sâu, lặn dài. Bài 3: Giải các câu đố sau: a. Cá gì nghe ngỡ bay cao trên trời? Là cá chuồn b. Cá gì tên giống có vòi? Là cá voi c. Cá gì giống “cậu ông trời” cái tên? Là cá cóc d. Cá gì vượt thác hóa rồng? Là cá chép
- Bài 4: - Em hãy giới thiệu về hồ ( hoặc sông, suối) mà em định kể? - Hồ (hoặc sông, suối) có hình dáng thế nào? - Mặt nước có gì đẹp? - Có những con vật hoặc cây cối gì ở đó? ĐỀ SỐ 8 I.Đọc hiểu 1c 2a 3b 4c II. Bài tập Bài 1: a.Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. b.Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. c.Mùa đông, cây chỉ còn những cành trơ trụi, cằn cỗi. d.Đến ngày đến tháng, cây lại nhờ gió phân phát đi khắp chốn những bông gạo trắng xóa, nuột nà. Bài 2.Em hãy đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm: a. Mấy cây hoa giấy nở hoa tưng bừng ở đâu? b.Trên đường phố, cây cối thế nào? c.Một đám mây thế nào trên bầu trời? d.Từ phía bờ bên kia, con gì đang xoải cánh vượt qua hồ nước? Bài 3. Đêm hôm đó, trời mưa dai dẳng, gió lớn và tuyết rơi. Sáng hôm sau, Giôn – xi buồn bã nhìn ra cửa sổ. Nhưng ô kìa! Vẫn còn một chiếc lá thường xuân nửa vàng nửa xanh vẫn dũng cảm bám chặt trên cành cây khẳng khiu. Bài 4. Gạch chân bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Như thế nào? a.Mấy hôm liền, trời mưa liên miên, không dứt. b.Các cửa lớn cửa nhỏ của các nhà đều đóng im lìm, lặng lẽ. c.Màu đỏ vẫn cháy bập bùng trên vòm cây gạo. d.Gió vẫn thổi ào ạt, tê buốt. ĐỀ SỐ 9 I. Đọc hiểu: 1b 2c 3b 4a II. Bài tập Bài 1:a. Gạch dưới các từ ngữ trả lời cho câu hỏi để làm gì?trong mỗi câu sau:
- (1).Ông em trồng cây na để con cháu có quả ăn. (2).Em trồng cây cúc vạn thọ để lấy hoa ướp trà. b.Viết tiếp vào chỗ trống từ ngữ thích hợp trả lời cho câu hỏi để làm gì? (1).Chúng em trồng nhiều cây xanh để lấy bóng mát. (2).Em cố gắng học giỏi để không phụ lòng cha mẹ. Bài 2. a.Cây có tán rộng và sum suê, có thể che mát cho người ngồi ở dưới là cây bóng mát b.Cây cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp như bông, đay, chè, cói, cao su, thuốc lá, cà phê là cây công nghiệp. c.Cây trồng để lấy gỗ làm nhà, đóng bàn ghế, như xoan, lim, lát, gụ, cẩm lai là cây lấy gỗ d.Cây cho ta lương thực, nghĩa là thức ăn có chất bột như lúa, ngô, khoai, sắn, là cây lương thực. Bài 3. Đặt dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống : Mùa xuân( , ) cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim (. ) Từ xa nhìn lại( ,) cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ ( . ) Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Bài 4: Xem phần tập làm văn ĐỀ SỐ 10 I.Đọc hiểu 1c 2b 3b 4a II. Bài tập
- Bài 1. Nối tên bộ phận của cây (cột A) với nghĩa thích hợp(cột B) Nhánh cây mọc từ thân hay từ nhánh to ra Rễ Bộ phận của cây, thường đâm sâu xuống đất Gốc giữ cho cây thẳng và hút chất dinh dưỡng Cành nuôi cây. Cơ quan sinh sản của cây, thường có màu sắc Lá và hương thơm. Hoa Quả Đoạn dưới của thân cây, ở sát đất. Bộ phận của cây do bầu nhụy hoa phát triển mà thành, bên trong chứa hạt. Bộ phận của cây, thường mọc ở cành hay thân, hình dẹt, có vai trò chính tạo ra chất để nuôi cây. Bài 2. Viết lời đáp của em trong mỗi trường hợp sau: a.Lời đáp: - Tớ cảm ơn bạn, tớ cũng chúc bạn đạt danh hiệu học sinh giỏi nhé! b.Lời đáp: Em cảm ơn cô ạ, em cũng chúc cô có kì nghit vui vẻ bên gia đình ạ. ĐỀ SỐ 11 I.Đọc hiểu 1c 2c 3c 4c II. Bài tập Bài 1. Gạch dưới các chữ viết sai chính tả ( r / d/ gi hoặc thanh hỏi / thanh ngã) rồi chép lại từng câu cho đúng: a.Dế Mèn tạm xa gia đình để rong ruổi trên đường, đi chu du khắp thiên hạ. b.Các bạn học sinh vẽ tranh, mỗi người một vẻ, hay đáo để. Bài 2. Chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống: Bác Hồ sống rất giản dị nhưng rất có nền nếp. Sáng nào cũng vậy, cứ khoảng bốn rưỡi, năm giờ, khi sương mù còn bồng bềnh trên các ngọn cây, khe núi, Người đã dậy, dọn dẹp chăn màn, rồi chạy xuống bờ suối tập thể dục và tắm rửa. Sáng sớm, Bác thường
- tập leo núi, Bác chọn những quả núi quanh vùng cao nhất để leo lên với đôi bàn chân không. Sau giờ tập, Bác thường tắm nước lạnh để luyệnchịu đựng với giá rét. Bài 3. Xem gợi ý phần tập làm văn. ĐỀ SỐ 12 I. Đọc hiểu1b 2a 3b 4. HS tự liên hệ II. Bài tập Bài 1. a.Bé say sưa đứng ngắm hoa súng nở xen lẫn với hoa sen hồ. b. Con chim sẻ đậu trên xà nhà bỗng sà suống sát đất rồi bay vụt qua cửa sổ. Bài 2. a. Bé chăm chỉ làm việc nhà. b. Trước sân nhà là vườn rau xanh mướt. c.Bé có đôi mắt tròn xoe. Bài 3. Điền từ ngữ thích hợp vào ô trống để được câu văn tả đặc điểm của người: Ai (cáigì, con gì) thế nào? Đôi mắt của bà nội đã mờ mờ đục đục Giọng nói của mẹ dịu dàng, ấm áp Dáng người của bố cao to, lực lưỡng Bài 4: Hs viết bài theo gợi ý.