Bài kiểm tra định kì giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Minh Khai - Mã đề 01 (Có đáp án)

docx 4 trang Hải Lăng 17/05/2024 1010
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra định kì giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Minh Khai - Mã đề 01 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_dinh_ki_giua_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra định kì giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Minh Khai - Mã đề 01 (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO TP HƯNG YÊN BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH KHAI Môn: Tiếng Việt - Lớp 5 ĐỀ CHÍNH THỨC Năm học: 2021 – 2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) Mã đề: 01 1. BÀI KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) 1.1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói. (3 điểm) 1.2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt. (7 điểm) - (35 phút) Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi: NGƯỜI TRỒNG NGÔ Tại vùng trang trại xa xôi, có một bác nông dân trồng được những cây ngô rất tốt. Năm nào bác cũng mang ngô đến hội chợ liên bang và ngô của bác luôn đoạt giải Nhất. Ai cũng cho rằng bác có những bí quyết trồng ngô. Một lần, một phóng viên phỏng vấn bác nông dân và phát hiện ra rằng bác cho những người hàng xóm ở trang trại xung quanh những hạt giống ngô tốt nhất của mình. - Tại sao bác lại cho họ những hạt giống tốt nhất, trong khi năm nào họ cũng đem sản phẩm đến hội chợ liên bang để cạnh tranh với ngô của bác? - Phóng viên hỏi. - Anh không biết sao? - Bác nông dân đáp. - Gió luôn thổi phấn hoa và cuốn chúng từ trang trại này sang trang trại khác, từ cánh đồng này sang cánh đồng khác. Nếu những người hàng xóm quanh tôi chỉ trồng những cây ngô xấu thì việc thụ phấn do gió sẽ làm giảm chất lượng trang trại của tôi. Cho nên nếu tôi muốn trồng được ngô tốt, tôi cũng phải giúp những người xung quanh trồng được ngô tốt đã! Cuộc sống cũng như vậy. Những người muốn được hạnh phúc phải giúp những người sống quanh mình hạnh phúc. Những người muốn thành công phải giúp những người quanh mình thành công. Giá trị cuộc sống của bạn được đo bằng những cuộc sống mà bạn “chạm” tới. (Theo Báo Điện tử) * Em hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau: Câu 1. Bài văn trên nói về ai? A. Người trồng rau. B. Người trồng khoai. C. Người trồng lúa. D. Người trồng ngô. Câu 2. Vì sao bác nông dân trồng ngô được phóng viên phỏng vấn? A. Vì bác đem ngô từ trang trại rất gần đến dự hội chợ liên bang. B. Vì bác thường xuyên đem ngô đến dự hội chợ liên bang. C. Vì bác trồng được những cây ngô tốt, đoạt giải Nhất hội chợ liên bang. D. Vì bác có bí quyết trồng ngô nên năm nào bác cũng được giải Nhì liên bang. Câu 3. Phóng viên phát hiện ra điều gì khi phỏng vấn bác nông dân? A. Bác có một bí quyết trông ngô rất độc đáo không ai biết. B. Bác cho trang trại hàng xóm những hạt ngô giống tốt nhất.
  2. C. Bác có một loại ngô giống rất tốt mà không ai có được. D. Năm nào hàng xóm của bác cũng đem ngô đến hội chợ. Câu 4. Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? A. Con người cần biết thông cảm, giúp đỡ, chia sẻ với những người khác. B. Con người cần phải biết trồng ngô để có năng suất cao. C. Người đem đến hạnh phúc cho người khác là người hạnh phúc. D. Cần cung cấp cho những người trồng ngô giống ngô tốt. Câu 5. Hai vế của câu ghép: “Nếu những người hàng xóm quanh tôi chỉ trồng những cây ngô xấu thì việc thụ phấn do gió sẽ làm giảm chất lượng của trang trại tôi.” được nối với nhau bằng cách nào? A. Nối trực tiếp bằng dấu phẩy. B. Nối bằng một quan hệ từ. C. Nối bằng dấu phẩy và một quan hệ từ. D. Nối bằng một cặp quan hệ từ. Câu 6. Câu nào dưới đây là câu ghép? A. Tại vùng trang trại xa xôi, có một bác nông dân trồng được những cây ngô rất tốt. B. Năm nào bác nông dân cũng mang ngô đến hội chợ liên bang và ngô của bác luôn đoạt giải Nhất. C. Một phóng viên phát hiện ra rằng bác cho những người hàng xóm những hạt giống ngô tốt nhất của mình. D. Giá trị cuộc sống của bạn được đo bằng những cuộc sống mà bạn “chạm” tới. Câu 7. Hai câu: “Nếu những người hàng xóm quanh tôi chỉ trồng những cây ngô xấu thì việc thụ phấn do gió sẽ làm giảm chất lượng trang trại của tôi. Cho nên nếu tôi muốn trồng được ngô tốt, tôi cũng phải giúp những người xung quanh trồng được ngô tốt đã!” liên kết với nhau bằng cách nào? A. Bằng cách lặp từ ngữ. Đó là từ “cây ngô”. B. Bằng cách thay thế từ ngữ. Đó là từ “tôi”. C. Bằng từ ngữ nối. Đó là từ “Cho nên”. D. Bằng cả hai cách lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ. 2. BÀI KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 2.1. Chính tả nghe - viết: (2 điểm) - (20 phút) Bài viết: “Nghĩa thầy trò” (Hướng dẫn học Tiếng Việt 5, tập 2, trang 86). (Viết tên bài và đoạn: “Từ sáng sớm đến mang ơn rất nặng.”) 2.2. Tập làm văn (8 điểm) (35 phút) Đề bài: Em hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện mà em đã được học.
  3. ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KÌ II Lớp 5 - Năm học: 2021 – 2022 1. BÀI KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) 1.1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói. (3 điểm) * Nội dung kiểm tra: + Học sinh đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 2 hoặc một đoạn văn không có trong Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 2 (do giáo viên lựa chọn và chuẩn bị trước, ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng). + HS trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra. * Thời gian kiểm tra: Giáo viên kết hợp kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh qua các tiết Ôn tập giữa học kì II. * Cách đánh giá, cho điểm: + Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm. + Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm. + Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. 1.2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt. (7 điểm) Câu Đáp án Câu Đáp án 1 D 5 D 2 C 6 B 3 B 7 C 4 A 2. BÀI KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 2.1 Chính tả (2 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp bài chính tả: 1 điểm. - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. 2.2 Tập làm văn (8 điểm) Đề bài: Em hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện mà em đã được học. * Yêu cầu: - Thể loại: Kể chuyện. - Nội dung: Viết bài văn kể chuyện thích nhất trong những truyện mà đã được học. + Học sinh biết viết bài văn kể chuyện theo đúng yêu cầu đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện (mở bài, diễn biến, kết thúc), bố cục đoạn văn hợp lý, có liên kết ý cân đối, chặt chẽ. + Học sinh biết dùng từ ngữ chính xác, viết câu ngắn gọn, diễn đạt thành câu. - Hình thức: Bài viết đúng chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ. * Biểu điểm: Cho điểm đảm bảo các mức sau: 1. Mở bài : 1 điểm 2. Thân bài : 4 điểm + Nội dung : 1,5 điểm + Kĩ năng : 1,5 điểm + Cảm xúc : 1 điểm
  4. 3. Kết bài : 1 điểm + Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm + Dùng từ, đặt câu : 0,5 điểm + Sáng tạo : 1 điểm ➢ Điểm chung của môn Tiếng Việt = (Điểm Đọc + Điểm Viết) : 2 (Làm tròn 0,5 thành 1)