Bài kiểm tra định kì cuối học kì I môn Lịch sử và Địa lí Lớp 5 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

docx 4 trang Hải Lăng 17/05/2024 1280
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra định kì cuối học kì I môn Lịch sử và Địa lí Lớp 5 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_hoc_ki_i_mon_lich_su_va_dia_li_lop.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra định kì cuối học kì I môn Lịch sử và Địa lí Lớp 5 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ CUỐI HỌC KÌ I LỚP 5B - NĂM HỌC: 2021 – 2022 (Hình thức thi trực tuyến) Mạch kiến thức, kĩ năng Số câu, Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 số điểm 1. Hơn tám mươi năm nhân dân Số câu 2 5 1 ta đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858- Câu số 1; 2 3; 4; 5; 7 1945) 6; 8 Số 1 2,5 0,5 điểm 2. Chín năm trường kì kháng Số câu 2 chiến chống thực dân Pháp Câu số 9; 10 (1945-1954) Số 1 điểm Số câu 2 4 1 3. Địa lí tự nhiên Việt Nam Câu số 11; 12 14; 15; 13 16; 17 Số 1 2 0,5 điểm Số câu 1 1 1 4. Địa lí dân cư và kinh tế Việt Câu số 18 20 19 Nam Số 0,5 0,5 0,5 điểm Tổng số câu 5 9 5 1 (20 câu) Tổng số điểm 2,5 4,5 2,5 0,5 (10 điểm)
  2. Mã đề: 01 PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO TP HƯNG YÊN BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH KHAI Môn: Lịch sử và Địa lí - Lớp 5B Năm học: 2021 – 2022 ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài: 40 phút) * Em hãy chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau: ❖ PHẦN LỊCH SỬ: Câu 1. Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công ở đâu? A. Nha Trang B. Đà Nẵng C. Hà Nội D. Huế Câu 2. Năm 1862, ai là người không theo lệnh vua mà đứng về phía nhân dân chống Pháp? A. Tôn Thất Thuyết B. Phan Đình Phùng C. Nguyễn Trường Tộ D. Trương Định Câu 3. Vào đầu thế kỉ XX, trong xã hội Việt Nam đã xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới nào? A. Công nhân, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức, trí thức, B. Địa chủ, nông dân, viên chức, nhà buôn, công nhân. C. Trí thức, địa chủ, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức. D. Tiểu tư sản, địa chủ, nô lệ, nhà buôn, viên chức. Câu 4. Ai là người tổ chức phong trào Đông du? A. Phan Châu Trinh B. Nguyễn Tất Thành C. Nguyễn Trường Tộ D. Phan Bội Châu Câu 5. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào ngày, tháng, năm nào? A. Ngày 05/6/1910 B. Ngày 05/6/1911 C. Ngày 06/5/1911 D. Ngày 05/6/1912 Câu 6. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào ngày, tháng, năm nào? A. Ngày 03/02/1930 B. Ngày 02/3/1930 C. Ngày 03/02/1931 D. Ngày 02/3/1931 Câu 7. Tại sao ngày 19 tháng 8 hằng năm được chọn làm ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám? A. Đó là ngày cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Đà Nẵng toàn thắng. B. Đó là ngày cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Lạng Sơn toàn thắng. C. Vì đây là ngày nhân dân Hà Nội tiến hành cuộc khởi nghĩa và giành thắng lợi, đi đầu và cổ vũ cho nhân dân cả nước tiến lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước. D. Đó là ngày cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Nghệ An- Hà Tĩnh toàn thắng. Câu 8. Bác Hồ đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập”, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào ngày, tháng, năm nào? A. Ngày 02/9/1944 B. Ngày 09/02/1944 C. Ngày 09/02/1945 D. Ngày 02/9/1945 Câu 9. Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Căn cứ địa Việt Bắc thu – đông năm 1947 nhằm mục đích gì? A. Hòng tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta để nhanh chóng kết thúc chiến tranh. B. Tiêu diệt Căn cứ địa Việt Bắc của ta và kéo dài cuộc chiến tranh xâm lược.
  3. C. Mở rộng Căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế, buộc quân dân ta phải đầu hàng. D. Khoá chặt biên giới Việt - Trung, cô lập Căn cứ địa Việt Bắc. Câu 10. Chiến thắng Biên giới thu-đông năm 1950 có ý nghĩa lịch sử gì với dân tộc ta? A. Đây là chiến thắng lớn của quân ta, đánh dấu thất bại chiến lược chiến tranh chớp nhoáng của Pháp. Từ đây, Bộ chỉ huy quân Pháp buộc phải sắp xếp lại lực lượng để tiến hành một cuộc chiến tranh lâu dài và tốn kém. B. Ta đã đánh bại cuộc tấn công lên Việt Bắc của thực dân Pháp, bảo vệ được cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến. C. Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng, khai thông một dải biên giới Việt- Trung. Từ đây, ta nắm quyền chủ động trên chiến trường. D. Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng, khai thông một dải biên giới Việt-Lào. Từ đây, ta nắm quyền chủ động trên chiến trường. ❖ PHẦN ĐỊA LÍ Câu 11. Đất nước Việt Nam nằm ở đâu và thuộc khu vực nào? A. Bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. B. Bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Tây Nam Á. C. Bán đảo Tây Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. D. Bán đảo Tây Dương, thuộc khu vực Tây Nam Á. Câu 12. Phần đất liền của nước ta giáp với các nước nào? A. Thái Lan, Lào, Trung Quốc B. Lào, Trung Quốc, Cam-pu-chia C. Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia D. Trung Quốc, Thái Lan, Cam-pu-chia Câu 13. Vùng biển nước ta có đặc điểm gì? A. Nước biển có thể đóng băng, vùng biển ít có bão. Hằng ngày, nước biển dâng cao. B. Nước biển không đóng băng, vùng biển ít có bão. Hằng ngày, nước biển có lúc dâng lên, có lúc hạ xuống- thuỷ triều. C. Nước biển không bao giờ đóng băng, vùng biển có nhiều bão. Hằng ngày, nước biển có lúc dâng lên, có lúc hạ xuống- thuỷ triều. D. Nước biển không bao giờ đóng băng, vùng biển có ít bão. Hằng ngày, nước biển thường hạ xuống. Câu 14. Trên phần đất liền của nước ta có: 1 2 A. diện tích là đồi núi và diện tích là đồng bằng. 3 3 2 1 B. diện tích là đồi núi và diện tích là đồng bằng. 3 3 1 3 C. diện tích là đồi núi và diện tích là đồng bằng. 4 4 3 1 D. diện tích là đồi núi và diện tích là đồng bằng. 4 4 Câu 15. Đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta là: A. Nhiệt độ cao, độ ẩm thấp, gió và mưa thay đổi theo mùa. B. Nhiệt độ thấp, độ ẩm lớn, gió và mưa không thay đổi theo mùa. C. Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, gió và mưa thay đổi theo mùa. D. Nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, gió và mưa thay đổi theo mùa. Câu 16. Sông ngòi nước ta có đặc điểm gì? A. Dày đặc, nhiều sông lớn, có lượng nước thay đổi theo mùa, có nhiều phù sa. B. Dày đặc, ít sông lớn, có lượng nước thay đổi theo mùa, có nhiều phù sa. C. Thưa thớt, ít sông lớn, có lượng nước thay đổi theo mùa, có ít phù sa.
  4. D. Thưa thớt, nhiều sông lớn, có lượng nước thay đổi theo mùa, có nhiều phù sa. Câu 17. Nước ta có nhiều loại đất, chiếm diện tích lớn hơn cả là loại đất nào? A. Đất phe-ra-lít và đất phù sa B. Đất phe-ra-lít và đất mùn núi cao C. Đất mùn núi cao và đất phù sa D. Đất phèn và đất mặn Câu 18. Nước ta có nhiều dân tộc, trong đó dân tộc nào có số dân đông nhất? A. Mường B. Thái C. Dao D. Kinh (Việt) Câu 19. Vì sao nói trồng trọt là hoạt động sản xuất chính trong ngành nông nghiệp? 1 A. Vì trồng trọt đóng góp tới giá trị sản xuất nông nghiệp. 4 3 B. Vì trồng trọt đóng góp tới giá trị sản xuất nông nghiệp. 4 2 C. Vì trồng trọt đóng góp tới giá trị sản xuất nông nghiệp. 3 1 D. Vì trồng trọt đóng góp tới giá trị sản xuất nông nghiệp. 3 Câu 20. Ngành cơ khí, dệt may, thực phẩm phân bố chủ yếu ở đâu? A.Ở nơi có nhiều khoáng sản. B.Ở gần nơi có than, dầu khí. C.Ở nơi có nhiều lao động, nguyên liệu, người mua hàng. D.Ở nơi có nhiều thác ghềnh. . ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ CUỐI HỌC KÌ I Lớp 5B - Năm học: 2021 – 2022 Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án 1 B 6 A 11 A 16 B 2 D 7 C 12 B 17 A 3 A 8 D 13 C 18 D 4 D 9 A 14 D 19 B 5 B 10 C 15 C 20 C (Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm) ➢ Điểm chung của môn Lịch sử và Địa lí: được làm tròn 0,5 thành 1.