Bài giảng Giáo dục công dân 7 (Chân trời sáng tạo) - Bài 9: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

pptx 24 trang Thu Mai 03/03/2023 2600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân 7 (Chân trời sáng tạo) - Bài 9: Ứng phó với tâm lí căng thẳng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_giao_duc_cong_dan_7_chan_troi_sang_tao_bai_9_ung_p.pptx

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân 7 (Chân trời sáng tạo) - Bài 9: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

  1. GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7Bài 7
  2. Mục tiêu bài học Nêu được cách ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng. Thực hành được một số cách ứng phó tích cực với tâm lí căng thẳng.
  3. HOẠT ĐỘNG 1 KHỞI ĐỘNG
  4. Em hãy quan sát tranh trong SGK tr. 36 và nêu cách ứng phó với căng thẳng qua mỗi bức tranh
  5. Em hãy quan sát tranh trong SGK tr. 36 và nêu cách ứng phó với căng thẳng qua mỗi bức tranh
  6. Em hãy chia sẻ thêm các cách ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng mà em biết.
  7. HOẠT ĐỘNG 2 KHÁM PHÁ
  8. NHIỆM VỤ 1 Em hãy đọc trường hợp trong SGK tr. 37 và trả lời câu hỏi. - T đã gặp phải căng thẳng như thế nào? - T đã làm gì để vượt qua sự căng thẳng đó? T là học sinh lớp 7A2. Bố mẹ luôn kì vọng T đạt kết quả cao trong học tập. T rất cố gắng và dành nhiều thời gian để ôn bài nhưng cứ đến gần ngày thi T lại bồn chồn, lo lắng và quên hết những gì đã học. Bạn bè còn hay trêu chọc T là “mọt sách” mà điểm luôn dưới trung bình. T rất buồn nên đã tìm đến phòng Tham vấn học đường, cô giáo tham vấn khuyên: “Em nên ôn bài bằng cách: xác định phạm vi ôn tập; ôn từng phần, ôn nội dung chính trước, chi tiết sau; ôn hôm trước và kiểm tra lại vào hôm sau.”. T ra về và cảm thấy nhẹ nhõm và thoải mái hơn.
  9. Nếu là T, em còn cách nào khác để vượt qua sự căng thẳng đó?
  10. NHIỆM VỤ 2 Em hãy đọc các ý kiến trong SGK tr. 37 và trả lời câu hỏi.
  11. Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến nào? Vì sao? Một cái ôm của bố mẹ có thể giúp chúng ta giải toả được những Tập thể dục, thể thao mỗi ngày giúp căng thẳng trong cuộc sống. chúng ta chống lại áp lực, căng thẳng. d Khi căng thẳng, có thể đi đâu đó Không có điều gì trên cuộc đời này không có vài ngày cho nguôi ngoai. cách giải quyết. Nếu bạn đã thật cố gắng mà vẫn chưa giải quyết được thì hãy hỏi ý kiến của chuyên gia để được giúp đỡ. Hoà mình vào thiên nhiên với cỏ cây hoa lá và vui chơi, nô đùa cùng bạn bè là những khoảnh khắc tuyệt vời Lên mạng xã hội than thở cũng là giúp chúng ta quên đi mọi áp lực. một cách giải toả nỗi buồn.
  12. Bạn đã từng áp dụng cách nào để ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng trong học tập hoặc giao tiếp với bạn bè, người thân?
  13. NHIỆM VỤ 3 Em hãy sắp xếp những bức tranh trong SGK tr. 38 theo trình tự các bước ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng.
  14. Xác định nguyên nhân Đề ra các biện pháp Chọn lọc các giải pháp gây căng thẳng giải quyết khả thi Đánh giá kết quả đạt được Thực hiện các giải pháp khả thi
  15. TỔNG KẾT Ứng phó với tâm lí căng Trình tự các bước Để ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng là cách con người ứng phó tích cực khi thẳng, có thể thực hiện một số cách đối diện và vượt qua gặp căng thẳng như thức như: thường xuyên luyện tập thể những tình huống căng sau: xác định nguyên dục thể thao; có phương pháp học thẳng trong cuộc sống nhân gây căng thẳng; tập khoa học, phù hợp; cố gắng có một cách tích cực. đề ra các biện pháp những khoảnh khắc vui vẻ, hạnh giải quyết; chọn lọc phúc; thường xuyên gần gũi, hoà các giải pháp khả thi; mình với thiên nhiên; Nếu căng thực hiện các giải thẳng quá mức, cần tìm kiếm sự hỗ pháp khả thi; đánh giá trợ từ người khác, nhất là người thân kết quả đạt được. và thầy, cô giáo.
  16. HOẠT ĐỘNG 3 LUYỆN TẬP
  17. NHIỆM VỤ 1 • Bạn hãy chia sẻ cách ứng phó đã từng áp dụng với một tình huống căng thẳng trước đây. • Bạn đánh giá như thế nào về hiệu quả của cách thức đó?
  18. NHIỆM VỤ 2 Em hãy đọc tình huống trong SGK tr. 39 và cho biết nếu là N, em sẽ làm gì? N là một học sinh mới chuyển đến lớp 7A2. Hôm nay là ngày đầu tiên N đến lớp. Giờ tan học, H là bạn chung bàn với N nói với cả lớp: “Mình bị mất 50 000 đồng cất trong cặp.”. Vì N là học sinh mới nên lúc này mọi ánh mắt nghi ngờ của cả lớp đều đổ dồn về phía N: “N mới đến nên rất có thể là bạn ấy vì lớp mình xưa nay có mất mát gì đâu?”. Mặc dù không làm việc xấu, nhưng N vẫn cảm thấy rất căng thẳng.
  19. Em hãy đọc tình huống trong SGK tr. 40 và cho biết H nên nói chuyện với bạn như thế nào? ??? Người bạn thân hồi học tiểu học của H bỗng nhiên giận và tránh mặt H không rõ lí do. H cố gắng nói chuyện với ban nhưng chỉ nhận được sự im lặng. H cảm thấy buồn và rất khó chịu. Do vậy, H quyết tâm tìm gặp bạn một lần nữa để hỏi rõ nguyên nhân nhưng chưa biết nói sẽ nói như thế nào với bạn. H tự nhủ: “Mình rất quý bạn ấy nên sẽ hỏi rõ mọi chuyện.”.
  20. Em hãy đọc tình huống trong SGK tr. 40 và cho biết P đã chọn cách ứng phó nào? Em có đồng ý không? Vì sao? P có một người anh trai học rất giỏi. Do đó, bố mẹ mong muốn P cũng giống như anh trai nên đã góp ý cho P học thêm, giải bài tập thật nhiều. Mới đây, bố mẹ không cho P tham gia vào câu lạc bộ văn nghệ ở trường vì lo sợ P sẽ xao nhãng việc học, mặc dù P hát rất hay. P cảm thấy rất buồn vì điều đó. P đến trò chuyện với cô giáo chủ nhiệm và nhờ cô: “Cô có thể thuyết phục bố mẹ giúp em không ạ?”. Cô nở nụ cười và đáp: “Cô sẽ hỗ trợ, em an tâm nhé!”.
  21. HOẠT ĐỘNG 4 VẬN DỤNG
  22. NHIỆM VỤ 1 Em hãy vận dụng trình tự các bước ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng để giải quyết một tình huống em đã từng gặp nhưng chưa được giải quyết hiệu quả. Sau đó, chia sẻ với bạn về kết quả đạt được.
  23. NHIỆM VỤ 2 Em hãy tư vấn cho một người bạn để giải quyết một tình huống căng thẳng mà bạn đang gặp phải và ghi lại những cảm nhận của bạn về việc tư vấn của em. Gợi ý: Khi tư vấn, cần xác định rõ: -Tình huống cụ thể là gì? -Nguyên nhân thật sự gây ra tình huống đó? -Có những giải pháp nào để giải quyết? -Giải pháp nào là khả thi nhất để áp dụng?
  24. Tạm biệt và hẹn gặp lại các em ở bài học tiếp theo.