Đề thi môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Học kì I - Năm học 2017-2018

doc 3 trang nhatle22 4630
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Học kì I - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_hoc_ki_i_nam_hoc_2017_201.doc

Nội dung text: Đề thi môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Học kì I - Năm học 2017-2018

  1. Trường: THCS ĐỀ THI HỌC KÌ I (NH: 2017 – 2018) Họ và tên HS: MÔN THI: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – 7 Lớp: 7 - Thời gian làm bài: 45 phút Điểm: Lời phê của thầy cô giáo: Phần I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính giản dị? A. Diễn đạt dài dòng, dùng nhiều từ khó hiểu. B. Nói năng cộc lốc, trống không. C. Đối xử với mọi người luôn chân thành, cởi mở. D. Đua đòi theo cách ăn mặc của mọi người. Câu 2: Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện lòng tự trọng? A. Chết vinh hơn sống nhục. B. Đói cho sạch, rách cho thơm. C. Cây ngay không sợ chết đứng. D. Tất cả đều đúng. Câu 3: Việc làm nào dưới đây thể hiện lòng khoan dung? A. Không nói điểm kém để bố mẹ khỏi buồn. B. Không nói khuyết điểm của bạn. C. Chấp nhặt người khác. D. Bỏ qua lỗi của người khác khi họ biết nhận sai. Câu 4: Theo em, câu tục ngữ nào sau đây không nói về lòng yêu thương con người? A. Lá lành đùm lá rách. B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. C. Trâu buộc ghét trâu ăn. D. Thương người như thể thương thân. Câu 5: Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của sự tự tin? A. Luôn cho rằng mình làm được mọi việc. B. Tin tưởng vào khả năng của mình và dám nghĩ, dám làm. C. Luôn cho rằng mình làm việc gì cũng đúng. D. Gặp bài tập khó không làm được, không cần nhờ bạn giúp đỡ. Câu 6: “Giấy rách phải giữ lấy lề”. Câu tục ngữ thể hiện điều gì? A. Đoàn kết, tương trợ. B. Yêu thương con người. C. Tôn sư trọng đạo. D. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ. Câu 7: Trong các câu dưới đây, câu tục ngữ nào không thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo: A. Lá lành đùm lá rách. B. Không thầy đố mày làm nên. C. Muốn sang thì bắt cầu Kiều Muốn con hay chữ phải yêu mến thầy. D. Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Câu 8: Trong những hành vi sau đây hành vi nào thể hiện tính trung thực: A. Làm hộ bài cho bạn. B. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc khuyết điểm. C. Nhận lỗi thay cho bạn. D. Bao che thiếu sót của người đã giúp đỡ mình. Câu 9: Khi bạn ngồi bên cạnh bị ốm không đi học được, em sẽ làm gì? A. Đến động viên, chép bài giúp bạn ấy. B . Kệ bạn ấy. C. Không quan tâm, việc ai người đó làm. D. Cầu mong bạn ấy ốm thật lâu. Câu 10: Tìm từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào định nghĩa “tự tin”: Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi công việc, dám tự và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang, dao động. A. khuyên bảo. B. cân nhắc mình. C. quyết định. D. định hướng. Câu 11: Ý kiến nào dưới đây là đúng về lòng tự trọng? A . Tự trọng là coi trọng danh dự của mình. B . Tự trong là luôn đề cao cá nhân mình trước mọi người. C . Tự trong là từ chối sự giúp đỡ của người khác, kể cả bạn bè và người thân. D. Tự trong là biết coi trong và giữ gìn phẩm cách của mình. Câu 12: Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của gia đình văn hóa? A. Giàu có, cha mẹ hay cải nhau. B. Hòa thuận, con cái vâng lời cha mẹ. C. Đời sống vật chất đầy đủ, con cái ăn chơi sung sướng. D. Anh em bất hòa.
  2. Phần II: TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1: (2 điểm)Thế nào là gia đình văn hóa? Để góp phần xây dựng gia đình văn hóa học sinh cần phải làm gì? Câu 2: (2.5 điểm) a. Có ý kiến cho rằng: “Lòng yêu thương con người sẽ làm cho xã hội tốt đẹp hơn”. Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến trên? Vì sao? b. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? Giải thích lí do mà em lựa chọn? - Gia đình dòng họ giàu mới có truyền thống tốt đẹp, cần giữ gìn và bảo vệ. - Gia đình dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp đáng trân trọng và tự hào. - Gia đình dòng họ thì không có gì đáng trân trọng và tự hào. Câu 3: (1.5 điểm) Vì sao phải chúng ta phải biết tôn sư trọng đạo? Câu 4: (1 điểm) Tình huống: Hằng và Lan ngồi cạnh nhau trong lớp. Một lần, Hằng vô ý làm dây mực ra vở của Lan, Lan nổi cáu, mắng Hằng và cố ý vẩy mực vào áo Hằng. a. Em có nhận xét gì thái độ, hành vi của Lan? b. Nếu là Lan, khi Hằng vô tình vẩy mực vào vở của mình, em sẽ xử sự như thế nào? Bài làm:
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Phần I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Chọn C D D C B D A B A C D B Phần II: TỰ LUẬN (7 điểm) Câu Đáp án Biểu điểm - Gia đình văn hóa là gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện tốt kế 1 điểm hoạch hóa gia đình, đoàn kết với hàng xóm, láng giềng, hoàn thành nghĩa vụ công dân. - Để góp phần xây dựng gia đình văn hóa học sinh cần phải: 1 điểm 1. VD: + Chăm ngoan học giỏi. (HS nêu ít nhất + Kính trọng giúp đỡ ông bà, cha mẹ. 4 ý) (HS có + Không đua đòi ăn chơi. thê nêu nhứng + Không ham những thú vui thiếu lành mạnh. ý khác). - Em đồng ý với ý kiến trên. 0,25 điểm 2a. - Vì chính lòng yêu thương con người làm cho xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng, cải thiện cái tốt, diệt trừ cái ác, cái xấu. Từ đó, giúp cho con người có cuộc 0,75 điểm sống thanh thản, hạnh phúc. - Em đồng ý với ý kiến: Gia đình dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt 0,25 điểm đẹp đáng trân trọng và tự hào. - Lí do mà em lựa chọn: Gia đình dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt 1,25 điểm 2b. đẹp như: cần cù lao động, yêu nước chống giặc ngoại xâm, đoàn kết tương trợ, (HS có thể giải yêu thương con người, đoàn kết tương trợ, kính trên nhường dưới, ai cũng có thích khác nếu quyền tự hào về gia đình, dòng họ của mình. hợp lí vẫn cho điểm tối đa) - Đối với bản thân: Trở thành người tốt có ích cho xã hội 0,5 điểm - Đối với xã hội: Thầy cô giáo có công dạy dỗ, cho chúng ta những bài học, kiến 3. thức để bước vào đời. Đó là đạo lí tốt đẹp. Truyền thống quý báu của dân tộc. 1 điểm (HS có thể giải thích khác nếu hợp lí vẫn cho điểm tối đa) 4a. - Lan là người không có lòng khoan dung, hay chấp nhặt và trả đũa người khác. 0,5 điểm 4b. - Nếu là Lan khi bị Hằng vô tình dây mực ra vở, em sẽ bình tĩnh, khuyên Hằng 0,5 điểm nên cẩn thận trong mọi việc.