Bài giảng Giáo dục công dân 7 (Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

pptx 25 trang Thu Mai 03/03/2023 2770
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân 7 (Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_giao_duc_cong_dan_7_chan_troi_sang_tao_bai_2_quan.pptx

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân 7 (Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

  1. GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 Bài 2
  2. Mục tiêu bài học Hiểu được vì sao mọi người phải Nêu được những biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ quan tâm, cảm thông và với nhau. chia sẻ với người khác. Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm Thường xuyên có những lời nói, việc thông và chia sẻ với nhau; phê phán thói ích làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông kỉ, thờ ơ và chia sẻ trước khó khăn, mất mát với mọi người. của người khác.
  3. KHỞI ĐỘNG Hoạt động 1
  4. Nhiệm vụ Quan sát hai tranh vẽ dưới đây và cho biết em liên tưởng đến câu ca dao, tục ngữ nào thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”.
  5. KHÁM PHÁ Hoạt động 2
  6. Nhiệm vụ 1 Em hãy đọc câu chuyện trong SGK tr.11–12 và trả lời câu hỏi: Những chi tiết nào trong câu chuyện thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ của Hiếu và Minh? Em cảm nhận gì sau khi đọc câu chuyện trên?
  7. MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐẾN TRƯỜNG Hiếu và Minh chơi với nhau từ nhỏ. Minh bị dị tật bẩm sinh nên không thể đi lại được. Vì thương bạn nên từ năm 8 tuổi, dù trời nắng hay mưa, đều đặn ngày hai lần, Hiếu vẫn luôn sang nhà, cõng Minh đến trường. Có hôm trời mưa, đường trơn nên cả hai bị ngã nhiều lần. Đến khi biết đi xe đạp, Hiếu lại tiếp tục chở Minh đi học. Học hết lớp 12, cả hai cùng thi đỗ đại học. Dù khác trường, nhưng hai bạn vẫn thường động viên, quan tâm lẫn nhau. Suốt 10 năm nguyện làm “đôi chân” cho Minh, tình bạn của cả hai đã trở thành một câu chuyện cổ tích giữa đời thường khiến thấy cô, bạn bè thán phục.
  8. Theo em, trong cuộc sống, sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ được biểu hiện như thế nào?
  9. Cảm. thông là đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của họ
  10. Nhiệm vụ 2 Em hãy quan sát các bức tranh trong SGK tr.12 và trả lời câu hỏi. Em có nhận xét gì về lời nói, hành động của các nhân vật trong các bức tranh sau đây?
  11. Em có nhận xét gì về lời nói, hành động của các nhân vật trong các bức tranh sau đây? Quan tâm, cảm thông, chia sẻ được thể hiện qua lời nói, ánh mắt, nụ cười, cử chỉ, hay những hành động hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau.
  12. Theo em, vì sao trong cuộc sống, chúng ta cần phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ? Quan tâm, cảm thông, chia sẻ có ý nghĩa trong đời sống xã hội hiện nay. Qua đó, chúng ta có thể hỗ trợ, giúp đỡ và thấu hiểu lẫn nhau.
  13. Chúng ta cần làm gì để khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác và phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác một cách phù hợp?
  14. ĐỊNH HƯỚNG TRẢ LỜI ▪ Cần quan sát, lắng nghe, đặt mình vào vị trí của người khác và luôn sẵn sàng giúp đỡ họ. ▪ Bản thân HS cần chủ động quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác và động viên, khích lệ bạn bè cùng thực hiện. ▪ Cần góp ý, phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.
  15. Nhiệm vụ 3 Em hãy quan sát các bức tranh trong SGK tr.13 và thực hiện yêu cầu sau: - Kể lại câu chuyện theo tranh. - Đặt tên cho câu chuyện và rút ra bài học.
  16. CÂU CHUYỆN CỦA EM
  17. TỔNG KẾT Quan tâm là thường xuyên chú ý đến người khác. Cảm thông là đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của họ. Chia sẻ là sự đồng cảm, san sẻ với người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình. Quan tâm, cảm thông, chia sẻ được thể hiện qua lời nói, ánh mắt, nụ cười, cử chỉ, hay những hành động hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Quan tâm, cảm thông, chia sẻ có ý nghĩa trong đời sống xã hội hiện nay. Qua đó, chúng ta có thể hỗ trợ, giúp đỡ và thấu hiểu lẫn nhau. Để rèn luyện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ cần quan sát, lắng nghe, đặt mình vào vị trí của người khác và luôn sẵn sàng giúp đỡ họ. Bản thân mỗi học sinh cần chủ động quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác và động viên, khích lệ bạn bè cùng thực hiện. Đồng thời, cần góp ý, phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.
  18. LUYỆN TẬP Hoạt động 3
  19. Nhiệm vụ 1 Em hãy đọc tình huống trong SGK tr.14–15 và nêu suy nghĩ của em về việc làm của T trong tình huống. Chủ nhật, T ngủ nướng tới trưa, sau đó thức dậy ăn cơm và chơi điện tử. Buổi chiều, T sang nhà H, thấy bạn đang bận rộn lau nhà và chuẩn bị nấu ăn cho gia đình, T bảo: “Sao Chủ nhật mà bạn cũng bận? Cả tuần đã học hành vất vả rồi. Bạn để người nhà làm, đi chơi với mình”. H vẫn lau nhà đều tay và đáp: “T ơi, mình cũng muốn đi cùng bạn nhưng hôm nay mẹ mình mệt nên mình phải ở nhà. Mẹ vất vả nhiều rồi, lại bị bệnh nên mình phải quan tâm, chia sẻ công việc giúp mẹ ”. Nghe H nói, T chợt nhớ ra từ sáng đến giờ không biết bà của mình đã ăn cơm chưa, chỉ thấy bà nằm trên giường, đắp chăn vì bà đã ốm mấy ngày nay. T suy nghĩ và nói với H: “Ừ, bạn làm việc nhà đi, mình cũng phải về làm việc của nhà minh”.
  20. Hãy kể lại những hành động, lời nói thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ của em với bố mẹ, người thân trong gia đình.
  21. Nhiệm vụ 2 Em hãy sắm vai tình huống trong SGK tr.15 và thực hiện các yêu cầu. Cuối giờ học, M để nguyên cốc nhựa đựng Em hãy nhận xét hành động của M; nước ngọt trên bàn mà không đem bỏ vào động viên bạn ấy quan tâm, cảm thùng rác. Khi P nhắc nhở, bạn ấy trả lời: thông, chia sẻ với cô lao công và “Tại sao mình phải dọn dẹp, đó là việc của những người khác. cô lao công.”. P giải thích nhưng M cố tình không nghe và tỏ thái độ khó chịu.
  22. Hãy tự đánh giá về sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ của em với người khác trong những tháng gần đây.
  23. VẬN DỤNG Hoạt động 4
  24. Nhiệm vụ 1 Nhiệm vụ 2 Hãy làm một sản phẩm như: tấm thiệp, bài thơ, để thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ và gửi đến người em Em hãy viết một đoạn văn và yêu quý trong gia đình, dòng thuyết trình trước lớp về giá trị họ, hàng xóm hay một nhân của sự quan tâm, cảm thông và vật em cảm kích trong cuộc chia sẻ với người khác. sống.
  25. Tạm biệt và hẹn gặp lại các em ở bài học tiếp theo.