Bài giảng Dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Bài 7: Ôn tập thơ: Thơ có yếu tố tự sự, miêu tả

pptx 227 trang Thu Mai 04/03/2023 3020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Bài 7: Ôn tập thơ: Thơ có yếu tố tự sự, miêu tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_day_them_mon_ngu_van_lop_6_sach_canh_dieu_bai_7_on.pptx

Nội dung text: Bài giảng Dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Bài 7: Ôn tập thơ: Thơ có yếu tố tự sự, miêu tả

  1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) GV yêu cầu HS hoàn thành Phiếu học tập 01: Viết theo trí nhớ những nội dung của bài học 07: Thơ (Thơ có yếu tố tự sự, miêu tả). Thời gian: 03 phút. Làm việc cá nhân
  2. PHIẾU HỌC TẬP 01 KĨ NĂNG NỘI DUNG CỤ THỂ Đọc – hiểu văn bản Văn bản 1: Văn bản 2: Thực hành đọc hiểu: Văn bản . Thực hành tiếng Việt: Viết Nói và nghe
  3. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân, hoàn thành phiếu học tập 01. Bước 3: Báo cáo sản phẩm học tập: - GV gọi 1 số HS trả lời nhanh các nội dung của Phiếu học tập. - GV có thể gọi 1 số HS xung phong đọc thuộc lòng các văn bản thơ phần Đọc hiểu văn bản. Bước 4: Đánh giá, nhận xét - GV nhận xét, khen và biểu dương các HS phát biểu , đọc bài tốt. - GV giới thiệu nội dung ôn tập:
  4. KĨ NĂNG NỘI DUNG CỤ THỂ Đọc – hiểu văn Đọc hiểu văn bản: bản +Văn bản 1: Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ) + Văn bản 2: Lượm (Tố Hữu) Thực hành Tiếng Việt: Biện pháp tu từ hoán dụ. Thực hành đọc hiểu: + Văn bản: Cô bé bán diêm (An-đéc-xen) Viết Viết: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả. Nói và nghe Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề
  5. ÔN TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢN  KIẾN THỨC CHUNG VỀ THƠ CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ - Khái niệm: Là thơ trong đó người viết thường kể lại sự việc và miêu tả sự việc, qua đó thể hiện tình cảm, thái độ của mình. - Tác dụng của yếu tố tự sự và miêu tả: làm cho sự việc, sự vật hiện lên cụ thể, chi tiết hơn; góp phần bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người viết.
  6.  VĂN BẢN ĐỌC HIỂU * Hoàn thành phiếu học tập 01: Chia lớp thành 06 nhóm Tên tác phẩm Đêm nay Bác không ngủ Lượm(Tố Hữu) Gấu con có chân vòng (Minh Huệ)(nhóm 1, 2) (nhóm 3, 4) kiềng(U-xa-chốp) (nhóm 5, 6) 1.Tóm tắt văn bản trong khoảng 5 – 7 dòng 2.Chỉ ra yếu tố miêu tả trong bài thơ 3.Nội dung, ý nghĩa bài thơ 4.Đặc sắc nghệ thuật
  7. ÔN TẬP: ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ (MINH HUỆ) I. TÁC GIẢ - Minh Huệ (3/10/1927 - 11/10/2003), tên khai sinh là Nguyễn Thái, là một nhà thơ hiện đại của Việt Nam. - Quê tại Bến Thủy, nay thuộc phường Quang Trung, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. - Ông hoạt động cho Việt Minh từ tháng 5 năm 1945; bắt đầu viết năm 1951, khi mới 24 tuổi. - Minh Huệ được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật với 3 tập thơ: Đêm nay Bác không ngủ (1985); Tiếng hát quê hương (1959); và Đất chiến hào (1970).
  8. II. VĂN BẢN: “ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ” 1. Hoàn cảnh sáng tác: - Đêm nay Bác không ngủ là bài thơ nổi tiếng nhất của Minh Huệ. - Bài thơ được gợi cảm hứng từ việc tác giả được nghe câu chuyệ có thật của Bác khi đi chiến dịch biên giới cuối năm 1950, khi đó Bác Hồ trực tiếp ra trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta. - Khi sáng tác bài thơ này, Minh Huệ còn rất trẻ, rất gần với tuổi của anh đội viên trong bài thơ. Có thể tác giả đã nhập vai anh đội viên để khắc hoạ lại hình ảnh của Bác.
  9. 2. Kiểu văn bản và PTBĐ - Thể thơ: 5 chữ - PTBĐ: Tự sự, miêu tả, biểu cảm. - Ngôi kể: ngôi thứ 3. - Cách kể chuyện: Bài thơ được trình bày như một câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
  10. 3. Bố cục: 3 phần + Phần 1: 9 khổ thơ đầu: Lần thức dậy thứ nhất của anh đội viên. + Phần 2: 6 khổ tiếp: Lần thức dậy thứ ba của anh đội viên. + Phần 3: Còn lại: Tình cảm của tác giả đối với Bác.
  11. 4. Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật: 1. Nghệ thuật - Thể thơ năm chữ, nhiều vần liền thích hợp với lối kể chuyện, - Nhiều chi tiết giản dị, chân thực và cảm động. - Ngôn ngữ đặc sắc, giàu hình ảnh. - Có sự kết hợp kể chuyện ,miêu tả và biểu cảm. - Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật: Ẩn dụ, so sánh, từ láy,
  12. 2. Nội dung Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác trên đường đi chiến dịch, bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân, tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ.
  13. III. ĐỊNH HƯỚNG PHÂN TÍCH VĂN BẢN 1.Nêu vấn đề: Cách 1: Giới thiệu tác giả Minh Huệ và bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm. Cách 2: Đi từ đề tài Bác Hồ, từ đó dẫn dắt tác phẩm “Đêm nay Bác không ngủ” (Minh Huệ). Khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Ví dụ: Bác Hồ vị cha già kính yêu của dân tộc, tấm lòng, sự vĩ đại của Bác luôn là nguồn cảm hứng sáng tác cho biết bao thế hệ tác giả. Viết về Bác ta không thể không nhắc đến tác phẩm Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ. Tác phẩm đã vẽ lên chân dung của vị lãnh tụ vừa giản dị, gần gũi vừa vĩ đại, lớn lao.
  14. 2. Giải quyết vấn đề: B1: Khái quát về văn bản: hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt câu chuyện, bố cục, khái quát giá trị của văn bản, - Đêm nay Bác không ngủ là bài thơ nổi tiếng nhất của Minh Huệ. - Bài thơ được gợi cảm hứng từ việc tác giả được nghe câu chuyệ có thật của Bác khi đi chiến dịch biên giới cuối năm 1950, khi đó Bác Hồ trực tiếp ra trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta. - Khi sáng tác bài thơ này, Minh Huệ còn rất trẻ, rất gần với tuổi của anh đội viên trong bài thơ. Có thể tác giả đã nhập vai anh đội viên để khắc hoạ lại hình ảnh của Bác.
  15. Bài thơ chỉ là một câu chuyện nhỏ nhưng vô cùng xúc động về tấm lòng yêu thương vô bờ bến của Bác với đồng bào, với những người chiến sĩ đang ngày đêm chiến đấu. Câu chuyện mở ra ở chiến khu vào một đêm đông giá rét khi Bác ở trong rừng sâu cùng các chiến sĩ.
  16. B2: Phân tích nội dung – nghệ thuật của văn bản theo luận điểm: 2.1. Giới thiệu cốt truyện và bối cảnh câu chuyện - Bối cảnh câu chuyện: + Đêm trước khi diễn ra chiến dịch Biên giới. + Bác đến thăm một đơn vị bộ đội và nghỉ lại trong lều trú quân của chiến sĩ. + Trời mưa lạnh, Bác thức suốt đêm, không ngủ.
  17. - Hai nhân vật chính: anh đội viên và Bác Hồ + Bác Hồ: nhân vật trung tâm + Anh đội viên: vừa là người chứng kiến vừa là người tham gia vào câu chuyện => Hình tượng Bác Hồ hiện lên qua cái nhìn và tâm trạng của anh chiến sỹ, qua cả những lời đối thoại giữa hai người=> Bác hiện ra một cách tự nhiên, có tính khách quan lại vừa được đặt trong mqh gần gũi ám áp với người chiến sĩ.
  18. 2.2. Hình ảnh Bác Hồ qua cảm nhận của anh đội viên - Thời gian, không gian: Trời khuya, bên bếp lửa, mưa, lều xơ xác. - Cử chỉ: Đốt lửa, dém chăn, nhón chân nhẹ nhàng. → Thể hiện tình yêu thương và chăm sóc ân cần, tỉ mỉ của Bác Hồ với chiến sĩ như¬ người cha, người mẹ chăm lo giấc ngủ cho những đứa con. Sự chăm sóc chu đáo không sót một ai "từng người một". Đặc biệt cử chỉ "nhón chân nhẹ nhàng" thể hiện sự tôn trọng, nâng niu của vị lãnh tụ đối với những người chiến sĩ bình thường giống như cử chỉ của người mẹ nâng niu giấc ngủ của đứa con nhỏ.
  19. - Hình dáng: vẻ mặt trầm ngâm, mái tóc bạc, ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc, cao lồng lộng + Các từ láy gợi hình → gợi hình ảnh Bác cụ thể, chân thực, sinh động. + So sánh ẩn dụ: Bóng Bác - ngọn lửa hồng → Hình ảnh Bác vừa gần gũi, thân thiết vừa cao cả, thiêng liêng. Bác ân cần nâng niu, chăm sóc giấc ngủ của các anh bộ đội như tình cha con trong một gia đình. - Lời nói, tâm tư: không an lòng, thương đoàn dân công → Lòng yêu thương bao la, rộng lớn của Bác. Bác rất hiểu, cảm thông với những khó khăn vất vả của dân công.
  20. * Nhận xét: - Nghệ thuật miêu tả nhân vật qua ngoại hình, lời nói, sinh động phù hợp, sử dụng nhiều từ láy, so sánh, hoán dụ. - Trong cái giá lạnh của mùa đông, cái khó khăn của hiện thực Bác chẳng hề nghĩ đến bản thân mà chỉ lo lắng, quan tâm, dành tất cả tình yêu thương cho dân, cho nước. Tấm lòng của Bác thật bao la, rộng lớn như trời biển.
  21. 2.3.Tình cảm của anh đội viên dành cho Bác * Lần thức dậy thứ nhất: - Ngạc nhiên đến xúc động. - Nhìn, theo dõi những cử chỉ, hành động của Bác. -Trong trạng thái mơ màng: “Anh đội viên mơ màng Ấm hơn ngọn lửa hồng” ->Cảm nhận được sự lớn lao,vĩ đại nhưng lại hết sức gần gũi của vị lãnh tụ. -Sự xúc động cao độ: “Thổn thức cả nỗi lòng” và thốt lên: “Bác có lạnh lắm không?” Nỗi lo bề bộn trong lòng về sức khỏe của Bác → Thương yêu, cảm phục, ngưỡng mộ của anh trước tấm lòng của Bác.
  22. * Lần thức dậy thứ ba: - Hốt hoảng, giật mình, nằng nặc mời Bác ngủ. Từ láy "nằng nặc”, đảo trật tự ngôn từ, lặp lại các cụm từ “Mời Bác ngủ Bác ơi !”, “Bác ơi! Mời Bác ngủ!”. → Sự thiết tha, năn nỉ, tình cảm lo lắng chân thành mộc mạc của anh đội viên với Bác. - “Lòng vui sướng mênh mông Anh thức luôn cùng Bác”. → Niềm vui của anh đội viên khi hiểu được tấm lòng mênh mông, tình thương, đạo đức cao cả và sự vĩ đại của Bác.
  23. *Nhận xét: - Lần đầu: là sự ngạc nhiên, cảm phục nhưng vẫn vâng lời Bác đi ngủ. - Lần thứ ba: hốt hoảng giật mình rồi vui sướng khi cảm nhận được sự vĩ đại của Bác, thức luôn cùng Bác. → Bài thơ chỉ kể lần thứ nhất và lần thứ ba anh đội viên thức dậy, cho thấy trong cái đêm ấy anh đã nhiều lần tỉnh giấc, lần nào cũng chứng kiến Bác không ngủ. Chính vì vậy, tâm trạng của anh mới có sự chuyển biến rõ rệt. + Câu thơ “Đêm nay Bác không ngủ” là nhan đề của bài thơ, được điệp lại 3 lần ở các dòng 4, 35 và 62. → Khẳng định đêm nay cũng như biết bao đêm khác Bác đã mất ngủ vì lo cho dân, cho nước. Bác hiện lên kì vĩ nhưng cũng rất đời thường.
  24. + Khổ cuối: “Đêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh” → Lời giải thích như một chân lí chắc chắn khẳng định Bác giản dị nhưng cũng thật cao cả. Lời thơ khẳng định tình yêu thương, chăm sóc của Bác dành cho các chiến sĩ, cho dân và lòng kính yêu của anh đội viên dành cho Bác.
  25. 3. Đánh giá khái quát + Nội dung: bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân,tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. + Nghệ thuật: thể thơ năm chữ, kết hợp nhiều phương thức biểu đạt, sử dụng chi tiết giản dị, - Cảm nhận của bản thân về Bác.
  26. IV.LUYỆN ĐỀ DẠNG 1: TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? A. Trước cách mạng tháng Tám BB. Trong thời kì chống Pháp. C. Trong thời kì chống Mĩ. D. Khi đất nước hòa bình
  27. Câu 2: Bài thơ dùng phương pháp biểu đạt gì? A. Miêu tả B. Tự sự C. Thuyết minh DD. Kể chuyện kết hợp với miêu tả, biểu cảm.
  28. Câu 3: Nhân vật trung tâm trong bài thơ là ai ? A. Anh đội viên B. Đoàn dân công CC. Anh đội viên và Bác Hồ D. Bác Hồ
  29. Câu 4: Hình ảnh bác Hồ được miêu tả thông qua các chi tiết nào? A. Vẻ mặt ,dáng hình B. Cử chỉ ,hành động C. Lời nói ,vẻ mặt ,dáng hình D.D Dáng vẻ ,hành động, lời nói
  30. Câu 5: Câu thơ nào dưới đây có sử dụng phép ẩn dụ ? AA. Người cha mái tóc bạc. B. Bóng Bác cao lồng lộng . C. Bác vẫn ngồi đinh ninh . D. Chú cú việc ngủ ngon .
  31. Câu 6: Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ thể hiện đỉều gì ở Bác Hồ? A. Sự hi sinh cao cả vì sự nghiệp cách mạng. BB. Tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn đối với bộ đội và nhân dân. C. Tinh thần vì dân, vì nước. D. Sự quan tâm đặc biệt đối với chiến dịch diễn ra vào ngày hôm sau.
  32. Câu 7: Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ thể hiện điều gì ở tác giả Minh Huệ? AA. Tình cảm yêu kính, cảm phục đối với Bác. B. Tâm trạng lo lắng cho sức khỏe của Bác. C. Tinh thần yêu nước, yêu quê hương. D. Tinh thần vì đồng đội, đồng chí.
  33. DẠNG 2: THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU: Đề số 01: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Anh đội viên thức dậy Thấy trời khuya lắm rồi Mà sao Bác vẫn ngồi Đêm nay Bác không ngủ. Lặng yên bên bếp lửa Vẻ mặt Bác trầm ngâm Ngoài trời mưa lâm thâm Mái lều tranh xơ xác.
  34. Càng nhìn lại càng thương Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm. Rồi Bác đi dém chăn Từng người từng người một Sợ cháu mình giật thột Bác nhón chân nhẹ nhàng. [ ] (Trích “Đêm nay Bác không ngủ” – Minh Huệ)
  35. Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt có trong đoạn thơ trên? Câu 2: Đoạn thơ nhắc đến những nhân vật nào? Chỉ ra các chi tiết nói lên hoàn cảnh xuất hiện của các nhân vật. Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của các từ láy xuất hiện trong khổ thơ thứ hai. Câu 4: Qua các cử chỉ, việc làm của Bác trong đoạn thơ, em có suy nghĩ gì về tình cảm của Bác dành cho mọi người? Nêu tên những bài thơ, bài hát mà em biết viết về tình cảm của Bác với đồng bào ta.
  36. Gợi ý làm bài Câu 1: Các phương thức biểu đạt có trong đoạn văn trên: tự sự, miêu tả, biểu cảm. Câu 2: - Bài thơ có 2 nhân vật: anh đội viên và Bác Hồ. - Hoàn cảnh xuất hiện qua chi tiết: + Thấy trời khuya lắm rồi.
  37. + Lặng yên bên bếp lửa. + Ngoài trời mưa lâm thâm. + Mái lều tranh xơ xác. ➔Đó là một đêm khuya Bác dừng chân trong một túp lều dựng tạm, cùng sinh hoạt với các chiến sĩ trên đường đi chiến dịch.
  38. Câu 3: - Các từ láy xuất hiện trong khổ 2: :" trầm ngâm"," lâm thâm", " xơ xác" - Tác dụng của từ láy trong khổ thơ thứ hai: + Các từ láy tượng hình đã gợi ra hình ảnh của Bác chân thực, cụ thể: Bác đang đăm chiêu suy nghĩ việc nước, quên cả giấc ngủ của bản thân; gợi ra hình dung cụ thể về không gian và thời gian nơi Bác và anh đội viên nghỉ chân trên đường đi chiến dịch: đêm khuya lạnh lẽo nơi mái lều tạm. + Làm tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho khổ thơ
  39. Câu 4: - Trong đoạn thơ, Bác đã dành tình yêu thương và chăm sóc ân cần, tỉ mỉ cho các chiến sĩ như một người cha, người mẹ chăm lo giấc ngủ cho những đứa con. - Tình yêu thương bao la của Bác dành cho đồng bào đã được rất nhắc đến rất nhiều trong các bài thơ, bài hát: + Bài hát: • Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn các em nhi đồng" (Phong Nhã) • Bác Hồ - Người cho em tất cả” (Hoàng Long, Hoàng Lân, thơ Phong Thu) • Bác Hồ một tình yêu bao la (Thuận Yến)
  40. + Bài thơ: "Bác để tình thương cho chúng con Một đời thanh bạch chăng vàng son Mong manh áo vải hồn muốn trượng Hơn tượng đồng phơi những lối mòn" (Trích Bác ơi, Tổ Hữu) " Ôi lòng Bác cứ vậy cứ thương ta Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa Chỉ biết quên mình cho hết thảy Như dòng sông chảu nặng phù sa" ( Trích Theo chân Bác - Tố Hữu )
  41. Đề số 02: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: [ ] Bác thương đoàn dân công Đêm nay ngủ ngoài rừng Rải lá cây làm chiếu Manh áo phủ làm chăn Trời thì mưa lâm thâm Làm sao cho khỏi ướt Càng thương càng nóng ruột Mong trời sáng mau mau.
  42. Anh đội viên nhìn Bác Bác nhìn ngọn lửa hồng Lòng vui sướng mênh mông Anh thức luôn cùng Bác. Đêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh. (Trích “Đêm nay Bác không ngủ” – Minh Huệ)
  43. Câu 1: Xác định thể thơ của đoạn trích. Câu 2: Trong hai khổ thơ đầu, Bác Hồ lo lắng cho ai? Vì sao Bác lại lo lắng? Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của yếu tố miêu tả trong đoạn thơ. Câu 4: Trong đoạn thơ, anh đội viên đã phát hiện ra một chân lí bình dị nhưng lớn lao, đó là gì? Câu 5: Hiện nay, các nhà trường đều phát động phong trào “Tuổi trẻ học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Em hãy chia sẻ những việc làm của bản thân để hưởng ứng phong trào trên.
  44. Gợi ý làm bài Câu 1: Thể thơ: 5 chứ Câu 2: Bác lo lắng cho đoàn dân công vì họ phải sinh hoạt và chiến đấu trong hoàn cảnh núi rừng khắc nghiệt (ngủ ngoài rừng, lá cây thay chiếu, áo mỏng đắp thay chăn trong điều kiện thời tiết lạnh lẽo, mưa rừng lâm thâm).
  45. Câu 3: *Yếu tố miêu tả: “Rải lá cây làm chiếu Manh áo phủ làm chăn ” “Trời thì mưa lâm thâm” *Tác dụng: Giúp người đọc hình dung nỗi vất vả, gian lao mà đoàn dân công phải vượt qua trong giai đoạn chiến dịch đang diễn ra ác liệt.
  46. Câu 4: Anh đội viên đã phát hiện chân lí bình dị nhưng lớn lao: đó là tình yêu thương vô bờ, chăm sóc, quan tâm, lo lắng ân cần của Bác dành cho các chiến sĩ, cho nhân dân. Tình cảm của Bác dành cho đồng bào luôn sáng ngời trong mọi hoàn cảnh.
  47. Câu 5: HS nêu những việc làm cụ thể của bản thân để hưởng ứng phong trào “Tuổi trẻ học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”: Ví dụ: - Thực hành tiết kiệm trong sinh hoạt hàng ngày: tắt điện khi không sử dụng; tái chế đồ dùng; - Cần cù, chăm chỉ, sáng tạo trong học tập - Có tình yêu thương với mọi người: tích cực từ thiện, ủng hộ người nghèo, đồng bào vùng sâu vùng xa, vùng bão lụt, - Đấu tranh chống lại các hiện tượng tiêu cực, thiếu trung thực trong cuộc sống -
  48. ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THƠ CÓ YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ NGOÀI SGK Đề số 03: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Tình yêu và lời ru Từ cánh cò rất trắng Cho nên mẹ sinh ra Nhưng còn cần cho trẻ Để bế bồng chăm sóc Từ vị gừng rất đắng Mẹ mang về tiếng hát Từ vết lấm chưa khô Từ cái bống cái bang Từ đầu nguồn cơn mưa Từ cái hoa rất thơm Từ bãi sông cát vắng (Trích Chuyện cổ tích về loài người, Xuân Quỳnh)
  49. Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn thơ. Câu 2: Trong lời ru của mẹ dành cho trẻ, những hình ảnh nào được gợi ra? Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ trên? Câu 4: Ngày nay, khi khoa học công nghệ phát triển, người ta có thể dùng nôi điện, smartphone, mở đĩa ghi âm bài hát ru cho trẻ. Việc làm này sẽ thay thế cho lời ru của mẹ. Em có đồng ý với quan điểm đó không? Vì sao?
  50. Gợi ý làm bài Câu 1: Các phương thức biểu đạt của đoạn thơ: Biểu cảm kết hợp tự sự, miêu tả. Câu 2: Trong lời ru của mẹ dành cho trẻ, những hình ảnh hiện ra: cái bống cái bang, cái hoa, vị gừng, cơn mưa, bãi sông, vết lấm.
  51. Câu 3: - Điệp ngữ trong đoạn thơ là các từ ngữ như: “rất”, “Từ cái ”, “Từ ”được lặp đi lặp lại - Tác dụng: + nhấn mạnh vẻ đẹp của những hình ảnh trong lời ru của mẹ. + Ca ngợi ý nghĩa của lời ru: Lời ru kết thành những giá trị cao quý nhất trong kho tàng văn hóa dân tộc; thắm đượm trong lời ru của mẹ là tình cảm thiết tha, là trí tuệ, tâm hồn người Việt. Vì vậy nó trở thành nguồn dinh dưỡng quý giá nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. + Khẳng dịnh tình yêu thương bao la của mẹ dành cho con. + Làm cho câu thơ hấp dẫn, giọng thơ tha thiết.
  52. Câu 4: Ngày nay, khi khoa học công nghệ phát triển, người ta có thể dùng nôi điện, smartphone, mở đĩa ghi âm bài hát ru cho trẻ. Việc làm này có thể thay thế cho lời ru của mẹ. HS bày tỏ quan điểm đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm trên Nếu đồng ý. HS phải lí giải được: + Tầm quan trọng của công nghệ thay thế con người, phục vụ cuộc sống. Việc ru con cũng vậy. + Nhiều ngươi mẹ phải đi làm việc khi con còn bé, nên không thể trực tiếp ru con
  53. Nếu không đồng ý. HS phải lí giải được” + Không có một thiết bị nào có thể thay thế được lời ru của mẹ vì mẹ ru con là truyền cho con hơi ấm, tình thương, ước mơ, khát vọng của mẹ cho con. + Lời ru trở thành dòng sữa tinh thần để con khôn lớn, lời ru bồi đắp tâm hồn con. + Lời ru kết gắn tình mẹ con, giúp con cảm nhận được sự chở che, yêu thương của mẹ.
  54. Đề số 04: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Mẹ ơi, trên mây có người gọi con: “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”. Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được ?” Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”. “ Mẹ mình đang đợi ở nhà”- Con bảo- “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”. Thế là họ mỉm cười bay đi . (Trích Mây và sóng, Ta- go)
  55. Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ ? Câu 2: Dấu ngoặc kép dùng trong đoạn thơ trên có tác dụng gì? Câu 3: Trước lời rủ rê của mây, em bé đã từ đưa ra lí do từ chối là gì? Em hiểu gì về lời từ chối ấy? Câu 4: Giả sử em bị bạn bè rủ đi chơi một trò chơi game mà mẹ em không muốn cho em đi. Em sẽ làm gì để vượt qua cám dỗ ấy?
  56. Gợi ý làm bài Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là: Biểu cảm. Câu 2: Dấu ngoặc kép dùng trong đoạn thơ trên có tác dụng: - Đánh dấu lời nói trực tiếp của các nhân vật: + Đánh dấu lời trực tiếp của mây: “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”. + Đánh dấu lời trực tiếp của em bé : “ Mẹ mình đang đợi ở nhà”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”.
  57. Câu 3: Trước lời rủ rê của mây, em bé đã từ đưa ra lí do từ chối là “ Mẹ mình đang đợi ở nhà”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”. - Em hiểu em bé rất yêu mẹ, em luôn nghĩ về mẹ, vì có mẹ đợi ở nhà, em sợ mẹ buồn nên em không thể đi chơi. Tình yêu mẹ khiến em chiến thắng ham muốn nhất thời là được đi chơi. - Lí do từ chối lời mời gọi của mây còn giúp em hiểu tình yêu thương của mẹ dành cho em rất lớn lao, da diết. Tình yêu ấy trở thành nguồn sức mạnh to lớn giúp em vượt qua cám dỗ.
  58. Câu 4: Giả sử em bị bạn bè rủ đi chơi một trò chơi game, mà mẹ em không muốn cho em đi. Em sẽ làm những việc cụ thể để vượt qua cám dỗ như: - Sẵn sàng từ chối bạn, nói không với trò chơi gây nghiện như game - Cùng mẹ hoặc cùng người thân làm những việc dọn dẹp nhà cửa, tưới cây, trông em. - Cùng các bạn tham gia các hoạt động xã hội hữu ích: chăm sóc nghĩa trang, dọn vệ sinh thôn xóm, ngõ phố, thu phế liệu để gây quỹ giúp những người gặp hoàn cảnh khó khăn, tham gia các câu lạc bộ thể thao
  59. DẠNG 3: VIẾT NGẮN Đề 01: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hình ảnh Bác Hồ trong 5 khổ thơ đầu.
  60. Gợi ý Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Năm khổ thơ đầu bài thơ đã dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: Bác Hồ như một ông tiên xua đi không khí lạnh lẽo, bóng Bác cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Bối cảnh của bài thơ là một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đông lửa là những chiến binh trẻ đang nằm ngủ. Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng đã bộc lộ tấm lòng yêu thương sâu xa và sự tôn trọng, nâng niu của vị lãnh tụ vĩ đại đối với bộ đội như tình cha - con, tình ông - cháu. Anh đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên: bên ánh lửa bập bùng, bóng Bác cao lồng lộng in trên vách nứa đơn sơ, vừa chập chờn hư ảo, vừa ấm áp yêu thương. Bác như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích
  61. Đề 02: Dựa vào bài thơ Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ), em hãy đóng vai người chiến sĩ kể về kỉ niệm trong đêm được ở bên Bác Hồ khi chiến dịch. Gợi ý 1. Mở bài: * Giới thiệu bối cảnh của câu chuyện: - Đêm trước khi diễn ra chiến dịch Biên giới. - Bác đến thăm một đơn vị bộ đội và nghỉ lại trong lều trú quân của chiến sĩ. - Trời mưa lạnh, Bác thức suốt đêm, không ngủ.
  62. 2. Thân bài: Người kể chuyện xưng “Tôi” * Diễn biến câu chuyện: - Lần thứ nhất: Tôi (Anh đội viên) thức giấc, thấy Bác ngồi suy nghĩ bên bếp lửa rồi đi dém chăn cho từng chiến sĩ. Tôi mời Bác đi ngủ. Bác khuyên anh hãy yên tâm mà ngủ để ngày mai đánh giặc. - Lần thứ ba: Trời gần sáng mà Bác vẫn thức. Tôi tha thiết xin Bác hãy đi ngủ để giữ gìn sức khoẻ. Bác trả lời vì thương bộ đội, dân công phải ngủ ngoài rừng nên không thể nào nhắm mắt. Cảm động, tôi thức luôn cùng Bác.
  63. 3. Kết bài: * Tình cảm của tôi (anh đội viên) đối với Bác: - Càng thêm yêu mến, kính phục Bác Hồ. - Vui sướng, tự hào được làm người chiến sĩ chiến đấu dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, của Bác Hồ.
  64. ÔN TẬP VĂN BẢN 2: LƯỢM (TỐ HỮU) I. TÁC GIẢ - Tên thật: Nguyễn Kim Thành. - Quê quán: Thừa Thiên Huế. - Vị trí: Là nhà cách mạng, nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại Việt Nam. - Phong cách thơ: thơ trữ tình chính trị, đậm đà tính dân tộc. - Giải thưởng: 1996 được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
  65. II. VĂN BẢN LƯỢM 1. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: - Xuất xứ: In trong tập "Việt Bắc". - Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1949, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
  66. 2. Kiểu văn bản và PTBĐ - Thể thơ: 4 chữ. - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp tự sự, miêu tả. - Người kể chuyện: nhân vật xưng “chú” - Tóm tắt văn bản: Câu chuyện được kể trong 02 khoảng thời gian: TG quá khứ xa (5 khổ đầu); TG quá khứ gần (từ khổ 6 đến hết)
  67. 3. Bố cục: 3 phần. + Phần 1 (5 khổ thơ đầu): Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ. + Phần 2 (Tiếp đến Lượm ơi, còn không?): Câu chuyện về chuyến liên lạc cuối cùng cùng sự hi sinh của Lượm. + Phần 3 (Còn lại): Hình ảnh Lượm còn sống mãi.
  68. 4. Đặc sắc nội dung và nghệ thuật * Nghệ thuật: - Cách gọi tên khác nhau: Bằng nhiều đại từ xưng hô (chú bé, cháu, Lượm, chú đồng chí nhỏ) thể hiện sắc thái quan hệ và tình cảm khác nhau giữa người kể chuyện và nhân vật. - Thể thơ 4 chữ ,sử dụng nhiều từ láy gợi hình, so sánh, hoán dụ, câu cảm thán - Biểu cảm + Miêu tả + kể chuyện
  69. * Nội dung: Bằng cách kết hợp miêu tả với kể chuyện và biểu hiện cảm xúc, bài thơ đã khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.
  70. III. ĐỊNH HƯỚNG PHÂN TÍCH VĂN BẢN Dàn ý 1. Nêu vấn đề: - Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu - Giới thiệu về bài thơ “Lượm” (hoàn cảnh sáng tác, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật, )
  71. Cách 1: Tố Hữu là một trong những cánh chim đầu đàn của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Đường thơ của Tố Hữu luôn gắn bó mật thiết với các chặng đường lịch sử của dân tộc. Do đó, hình tượng trung tâm trong các sáng tác của Tố Hữu là hình ảnh của các anh bộ đội cụ Hồ, các cô gái thanh niên xung phong, các em nhỏ liên lạc dũng cảm, Bài thơ “Lượm” là một trong những bài thơ xuất sắc của Tố Hữu viết về tấm gương em nhỏ dũn cảm hi sinh vì độc lập của Tổ quốc.
  72. Cách 2: Thực hiện lời kêu gọi của Bác, bao lớp thanh niên đã xung phong lên đường chiến đấu cứu nước, bảo vệ quê hương. Em bé trong bài thơ “Lượm” của Tố Hữu cũng vậy, dũng cảm xông pha cống hiến tuổi trẻ cho tổ quốc này. Nhân vật chú bé Lượm ấy đã đọng lại nhiều ấn tượng trong lòng bạn đọc.
  73. 2. Giải quyết vấn đề: B1: Khái quát về văn bản: hoàn cảnh sáng tác, phương thức biểu đạt chính, - Nhà thơ Tố Hữu sáng tác bài Lượm vào năm 1949, in trong tập thơ Việt Bắc. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm - một em bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Lượm là bài thơ tự sự - trữ tình kể về cuộc đời ngắn ngủi nhưng rất anh dũng của chú bé liên lạc hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời, dũng cảm đã ngã xuống để bảo vệ sự bình yên cho chính mảnh đất quê hương mình. Chú bé Lượm ấy là hình ảnh xuyên suốt tác phẩm, anh dũng chiến đấu chống lại thực dân Pháp, làm theo lời dạy của Bác Hồ.
  74. B2: Phân tích nội dung – nghệ thuật của văn bản theo luận điểm: 2.1. Cuộc gặp gỡ giữa hai chú cháu - Hoàn cảnh gặp gỡ: ngày Huế đổ máu ở Hàng Bè - Hình ảnh Lượm trong lần gặp gỡ đầu tiên: + Hình dáng: bé loắt choắt + Trang phục: cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch + Cử chỉ: nhanh nhẹn, hồn nhiên, yêu đời (thoăn thoắt, nghênh nghênh, huýt sáo vang, nhảy trên đường vàng ) + Lời nói: tự nhiên, chân thật (Cháu đi liên lạc Thích hơn ở nhà) ⇒ Từ láy cùng phép so sánh gợi lên hình ảnh chú bé liên lạc nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, hồn nhiên
  75. 2.2. Sự hi sinh anh dũng của Lượm trên đường làm nhiệm vụ - Hoàn cảnh: khó khăn, nguy hiểm – “đạn bay vèo vèo” - Hình ảnh của Lượm: dũng cảm, nhanh nhẹn, hăng hái làm nhiệm vụ, không sợ khó khăn, nguy hiểm – “vụt qua mặt trận sợ chi hiểm nghèo” - Tư thế của Lượm lúc hi sinh: + Một dòng máu tươi + Nằm trên lúa, tay nắm chặt bông, hồn bay giữa đồng → Dù hồn đã lìa khỏi xác nhưng vẫn hòa quyện vào đồng lúa quê hương. Hình ảnh miêu tả vừa hiện thực vừa lãng mạn → Xót thương, cảm phục
  76. 2. 3. Hình ảnh Lượm sống mãi cùng đất nước - “Lượm ơi còn không?” bộc lộ thái độ ngỡ ngàng, đau xót như không muốn tin vào sự thật đang diễn ra - Câu hỏi tu từ cùng nghệ thuật lặp, khẳng định Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của Lượm thì vẫn còn mãi trong tâm trí của mọi người, sống mãi cùng đất nước
  77. 3. Đánh giá khái quát - Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ: + Nội dung: Bài thơ khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người + Nghệ thuật: thể thơ bốn chữ, kết hợp nhiều phương thức biểu đạt, sử dụng từ láy, - Cảm nhận của em về Lượm: cảm phục, quý mến,
  78. II. LUYỆN TẬP DẠNG 1: TRẮC NGHIỆM Câu 1. Bài thơ Lượm được sáng tác vào khoảng thời gian nào? A. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. B. Năm 1949, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, C. Trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ. D. Năm 1975, sau khi đất nước thống nhất.
  79. Câu 2. Bài thơ Lượm được làm theo thể thơ nào? A. Bốn chữ. B. Sáu chữ. C. Năm chữ. D. Bảy chữ.
  80. Câu 3. Chú bé trong bài thơ làm công việc gì? A. Du kích. B. Dân công. C. Liên lạc. D. Bộ đội.
  81. Câu 4. Bài thơ Lượm sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt nào sau đây? A. Tự sự, kể chuyện, miêu tả. B. Miêu tả, kể chuyện, biểu cảm. C. Tự sự, miêu tả, biểu cảm. D. Tự sự, kể chuyện, biểu cảm.
  82. Câu 5. Nhân vật Lượm trong bài thơ được tác giả khắc họa như thế nào? A. Hồn nhiên, vui tươi, hăng hái và dũng cảm. B. Hồn nhiên, vui tươi và siêng năng. C. Yêu đời, yêu thiên nhiên và con người. D. Có tính tự lập, biết cống hiến sức mình cho đất nước.
  83. Câu 6. Câu thơ nào dưới đây diễn tả sự nhanh nhẹn của nhân vật Lượm khi làm nhiệm vụ? A. Chú bé loắt choắt - Cái xắc xinh xinh. B. Cái chân thoăn thoắt - Cái đầu nghênh nghênh, C. Ca lô đội lệch - Mồm huýt sáo vang. D. Cháu cười híp mí - Má đỏ bồ quân.
  84. Câu 7. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong bốn câu thơ sau? Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường làng. A. Nhân hóa. B. Hoán dụ. C. So sánh. D. Ẩn dụ.
  85. Câu 8. Hình ảnh và công việc của chú bé Lượm trong bài thơ gần giống với nhân vật có thật nào sau đây? A. Lê Văn Tám. B. Võ Thị Sáu. C. Bế Văn Đàn. DD Kim Đồng.
  86. Câu 9. Câu thơ nào dưới đây nói lên sự dũng cảm, gan dạ của chú bé Lượm? A. Thư đề “Thượng khẩn - Sợ chi hiểm nghèo. B. Chú đồng chí nhỏ - Bỏ thư vào bao. C. Vụt qua mặt trận - Đạn bay vèo vèo. D. Cháu nằm trên lúa - Tay nắm chặt bông.
  87. DẠNG 2: LUYỆN TẬP ĐỌC HIỂU Đề số 01: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Ngày Huế đổ máu Chú Hà Nội về Tình cờ chú cháu Gặp nhau Hàng Bè. Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh.
  88. Ca lô đội lệnh Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng. ( Trích bài thơ Lượm - Tố Hữu)
  89. Câu 1. Xác định cách ngắt nhịp trong khổ thơ thứ nhất. Câu 2a. Tìm và chỉ ra tác dụng của các từ láy trong khổ 2. Câu 2b. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong khổ thơ cuối đoạn trích. Câu 2c. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn trích. (GV lựa chọn một trong ba cách hỏi ở câu hỏi 2) Câu 3: Hình ảnh nhân vật chú bé hiện lên qua đoạn trích như thế nào? Câu 4: Em hãy kể tên những tấm gương thiếu niên anh dũng của Việt Nam mà em biết. Theo em, điểm chung giữa những thiếu niên anh dũng đó là gì?
  90. Gợi ý trả lời Câu 1: Cách ngắt nhịp của khổ thơ thứ nhất: Ngày Huế// đổ máu Chú Hà Nội về// Tình cờ // chú, cháu Gặp nhau // Hàng Bè
  91. Câu 2a: - Các từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh. - Tác dụng : + Góp phần khắc họa hình ảnh chú bé Lượm – một em bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu. + Làm cho đoạn thơ thêm sinh động, giàu hình ảnh, gợi cảm xúc hơn.
  92. Câu 2b: - Biện pháp so sánh: " mồm huýt sáo vang- như con chim hót nhảy trên đường vàng": so sánh chú bé liên lạc giống như con chim chích hót vang, nhảy trên cánh đồng lúa. - Tác dụng: + Nhấn mạnh, làm nổi bật hình ảnh một chú bé liên lạc : nhanh nhẹn , yêu đời, nhiệt tình tham gia phục vụ kháng chiến. + Làm cho khổ thơ/đoạn thơ thêm sinh động, giàu hình ảnh, gợi cảm xúc hơn.
  93. Câu 2c: HS nêu được một trong các biện pháp tu từ sau: - Biện pháp hoán dụ: + “Ngày Huế đổ máu” ➔ Đổ máu là dấu hiệu của mất mát – ám chỉ chiến tranh (lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật) + Tác dụng của phép hoán dụ: • Giúp người đọc hình dung ra những tội ác, mất mát lớn lao mà chiến tranh gây ra. • Làm cho lời thơ giàu hình ảnh, gợi cảm xúc hơn. - Biện pháp dùng từ láy; biện pháp so sánh (Dựa theo câu 2a, 2b)
  94. Câu 3: Đoạn thơ đã vẽ lên bức chân dung chú bé Lượm hồn nhiên, dễ mến, vui nhộn, tinh nghịch, hăng hái với công việc cách mạng. Câu 4: - Các tấm gương thiếu niên dũng cảm trong lịch sử Việt Nam như: Trần Quốc Toản, Lê Văn Tám, Kim Đồng, Lý Tự Trọng, Vừ A Dính, Phạm Ngọc Đa, Võ Thị Sáu, Trần Văn Ơn, Dương Văn Nội - Họ đều là những thiếu niên nhưng anh dũng, kiên cường, có lòng căm thù giặc
  95. Đề số 02: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Một hôm nào đó Như bao hôm nào Chú đồng chí nhỏ Bỏ thư vào bao Vụt qua mặt trận Đạn bay vèo vèo Thư đề “Thượng khẩn” Sợ chi hiểm nghèo?
  96. Đường quê vắng vẻ Lúa trổ đòng đòng Ca-lô chú bé Nhấp nhô trên đồng Bỗng loè chớp đỏ Thôi rồi, Lượm ơi! Chú đồng chí nhỏ Một dòng máu tươi! Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng Lượm ơi, còn không? ( Trích bài thơ Lượm - Tố Hữu)
  97. Câu 1: Xác định thể thơ, các phương thức biểu đạt của đoạn văn bản trên. Câu 2: Chép lại câu thơ nói lên sự dũng cảm, gan dạ của chú bé Lượm. Câu 3: Theo em, câu thơ Lượm ơi, còn không? có ý nghĩa gì? Câu 4a: Học xong văn bản Lượm của Tố Hữu, em có suy nghĩ gì về chiến tranh và cuộc sống của những thiếu niên trong thời chiến. Câu 4b: Qua cuộc đời của chú bé Lượm, em rút ra cho mình bài học gì?
  98. Gợi ý trả lời Câu 1: - Ngôi kể thứ 3 - Thể loại: truyện cổ tích Câu 2: - Chi tiết kì ảo: chi tiêt chiếc gương thần biết nói - Tác dụng: + Chiếc gương thần chính là hình chiếu soi chiếu tâm địa độc ác, sự đố kị của mụ hoàng hậu – mẹ kế của nàng công chúa. + giúp cho mạch truyện phát triển, câu chuyện thêm lôi cuốn, hấp dẫn người đọc.
  99. Câu 3: - Câu thơ: “Lượm ơi, còn không?” được đặt ở cuối đoạn thơ, đứng tách riêng thành một khổ thơ. - Tác dụng: + Bộc lộ cảm xúc tiếc thương, đau xót của tác giả trước sự hi sinh của Lượm. + Câu hỏi còn bộc lộ sự ngỡ ngàng như chưa kịp tin vào sự thật Lượm đã hi sinh.
  100. Câu 4: - Chiến tranh đã gây ra bao mất mát cho con người, đặc biệt là các dân tộc bị xâm lược. - Cuộc sống của những thiếu niên trong thời chiến: + Phải lớn lên trong hoàn cảnh bom đạn, không có tuổi thơ đầy đủ. + Tuy nhiên, các bạn nhỏ đã sớm có tinh thần yêu nước, tích cực tham gia cách mạng, góp sức mình vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Lượm cùng với những thanh thiếu niên anh hùng khác sẽ mãi là tấm gương sáng cho thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam noi theo.
  101. ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THƠ CÓ YẾU TỐ TỰ SỰ, MIỆU TẢ NGOÀI Đề số 03: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: “Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: “Cục cục tác cục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ
  102. Tiếng gà trưa Mang bao nhiêu hạnh phúc Đêm cháu về nằm mơ Giấc ngủ hồng sắc trứng Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ”. (Trích bài thơ Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh)
  103. Em hãy đọc kĩ văn bản trên rồi trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Bài thơ viết theo thể thơ nào? Câu 2. Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì? Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép điệp trong khổ thơ thứ nhất “Trên đường hành quân xa Nghe gọi về tuổi thơ”. Câu 4. Qua đoạn trích, người cháu bộc lộ tình cảm gì? Câu 5. Em có đồng tình với ý kiến “Tình yêu đất nước có cội nguồn từ tình cảm gia đình và tình yêu những điều bình dị xung quanh ta” không?
  104. Gợi ý trả lời Câu 1. Thể thơ 5 chữ Câu 2. Cảm hứng được khơi gợi từ sự việc : trên đường hành quân xa, khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ.
  105. Câu 3. - Phép điệp từ trong khổ thơ thứ nhất “Trên đường hành quân xa Nghe gọi về tuổi thơ”: Nghe nghe nghe - Tác dụng: + Nhấn mạnh sự chuyển đổi cảm giác khi nghe tiếng gà trưa, tiếng gà trưa từ cảm nhận bằng thính giác đã lan toả và tác động tới tâm hồn người chiến sĩ trên đường hành quân xa. + Điệp từ làm cho giọng thơ ngọt ngào hơn, tha thiết hơn, mở ra những liên tưởng đáng yêu.
  106. Câu 4. HS nêu quan điểm, suy nghĩ của bản thân. GV hướng HS theo quan điểm đồng tình: “Tình yêu đất nước có cội nguồn từ tình cảm gia đình và tình yêu quê hương”. Bởi ngay từ thuở ấu thơ, ta đã gắn bó và lớn lên bên gia đình, tuổi thơ đong đầy những kỉ niệm với những điều bình dị của quê hương. Tình cảm đó cứ lớn dần lên, sẽ biến thành động lực, niềm tin để ta chiến đấu, đem lại sự bình yên cho quê hương và gia đình.
  107. Đề số 04: Hãy đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ 1-5: “Sang năm con lên bảy Cha đưa con đến trường Giờ con đang lon ton Khắp sân vườn chạy nhảy Chỉ mình con nghe thấy Tiếng muôn loài với con.
  108. Mai rồi con lớn khôn Chim không còn biết nói Gió chỉ còn biết thổi Cây chỉ còn là cây Đại bàng chẳng về đây Đậu trên cành khế nữa Chuyện ngày xưa, ngày xửa Chỉ là chuyện ngày xưa.
  109. Đi qua thời ấu thơ Bao điều bay đi mất Chỉ còn trong đời thật Tiếng người nói với con Hạnh phúc khó khăn hơn Mọi điều con đã thấy Nhưng là con giành lấy Từ hai bàn tay con.” (“Sang năm con lên bảy” - Vũ Đình Minh)
  110. Câu 1. Xác định thể loại và các phương thức biểu đạt của bài thơ. Câu2. Theo người cha, có những điều gì thay đổi khi “Mai rồi con lớn khôn”? Câu 3. Giải nghĩa từ “đi” trong câu thơ “Đi qua thời ấu thơ”. Câu 4. Qua đoạn thơ, người cha muốn nói với con điều gì khi con lớn lên và từ giã thời thơ ấu? Câu 5. Rút ra thông điệp ý nghĩa với bản thân em qua bài thơ.
  111. Gợi ý trả lời Câu 1: - Thể thơ 5 chữ. - Các phương thức biểu đạt: tự sự, biểu cảm và miêu tả. Câu 2: Theo người cha, khi mai này con lớn khôn thì có những thay đổi: Chim không còn biết nói Gió chỉ còn biết thổi Cây chỉ còn là cây Đại bàng chẳng về đây Đậu trên cành khế nữa
  112. Câu 3: - Nghĩa của từ “đi”: trải qua quãng thời gian trong thời ấu thơ của người con. - Từ “đi”trong câu thơ “Đi qua thời ấu thơ” được hiểu theo nghĩa chuyển. Câu 4: Khi lớn lên và từ giã thời ấu thơ, con sẽ bước vào cuộc đời thực có nhiều thử thách gian nan nhưng cũng rất đáng tự hào. Con phải giành lấy hạnh phúc bằng lao động, công sức và trí tuệ (bàn tay khối óc) của chính bản thân mình
  113. Câu 5: Thông điệp: Khi chúng ta dần khôn lớn thì những truyện cổ tích và thế giới trẻ thơ sẽ nhường bước cho một thế giới mới, nhiều khó khăn nhưng cũng đầy thú vị mà ta sẽ phải tự mình khám phá. Do đó, mỗi chúng ta cần phải tự tin vào chính mình, hãy vững vàng vượt qua những cám dỗ, chông gai trong cuộc sống đời thật để giành lấy hạnh phúc xứng đáng.
  114. DẠNG 3: VIẾT NGẮN Đề 01: Viết đoạn văn 5 - 7 câu nêu cảm nhận vẻ đẹp hình ảnh chú bé Lượm trong hai khổ thơ cuối bài thơ.
  115. Trong hai khổ thơ cuối bài thơ “Lượm”, nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng rất tinh tế biện pháp so sánh. Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con Chim Chích nhảy trên đường vàng Chim Chích là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam. Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi. Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ cuối bài đã được lặp lại ở phần đầu bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. Hình ảnh chú bé hồn nhiên, đáng yêu ngân vang mãi trong những dòng thơ cuối bài như một lời nhắn nhủ: Lượm sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta.
  116. Đề 02: Dựa vào bài thơ Lượm (Tố Hữu), em hãy viết thành 1 bài văn kể chuyện bằng lời của tác giả. Gợi ý a- Mở bài: (Người kể chuyện: xưng “tôi” – ngôi thứ nhất) Giới thiệu khung cảnh cuộc gặp gỡ giữa hai chú cháu (tác giả và Lượm): Từ Hà Nội, tôi về công tác tại thành phố Huế, tình cờ hai chú cháu gặp nhau (vào năm 1947).
  117. b- Thân bài: - Kể và tả về hình dáng, nét mặt, cử chỉ và việc làm của Lượm: một chú bé “loắt choắt” có thân hình nhỏ nhắn nhưng nhanh nhẹn. Nét mặt hồn nhiên, yêu đời; ánh mắt tinh nghịch được giao làm nhiệm vụ liên lạc đưa thư từ, công văn cho bộ đội trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta. - Kể về tinh thần sẵn sàng nhận nhiệm vụ “thư đề thượng khẩn”, hành động dũng cảm “sợ chi hiểm nghèo” và sự hi sinh thanh thản của Lượm trong một trận chiến đấu ác liệt ở thành phố Huế, khi Lượm đang trên đường đi liên lạc - Lòng cảm phục và thương tiếc Lượm không nguôi của người chiến sĩ - tác giả.
  118. c- Kết bài: - Nêu cảm nghĩ của tác giả (nhân vật “tôi”) đối với nhân vật Lượm: - Yêu mến, trân trọng và cảm phục người cháu. - Lượm là tấm gương sáng của thiếu nhi Việt Nam yêu nước.
  119. ÔN TẬP VĂN BẢN 3: GẤU CON CHÂN VÒNG KIỀNG (A. A U-XA-CHỐP) I. TÁC GIẢ: U-XA-CHỐP - Quê quán: Mát-xcơ-va, Nga. - Là nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch cho thiếu nhi. Ông có tác phẩm xuất bản từ năm 1985.
  120. II. VĂN BẢN GẤU CON CHÂN VÒNG KIỀNG 1. Thể thơ : 5 chữ 2. PTBĐ: Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm 3. Ngôi kể: ngôi thứ 3 Nhân vật chính: gấu con có chân vòng kiềng 4. Bố cục: 3 phần. + Phần 1 (5 khổ đầu): Gấu con bị loài vật khác trêu chọc về chân vòng kiềng. + Phần 2 (hai khổ tiếp): Tâm trạng buồn bã của Gấu con khi bị trêu chọc về chân vòng kiềng + Phần 3 (Còn lại): Gấu con sau nghe mẹ giải thích đã tự tin vào chân vòng kiềng của mình.
  121. 5. Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật: *Nghệ thuật - Thể thơ năm chữ - Phối hợp các biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ, hoán dụ, - Lời thơ giản dị, gần gũi, ngôn ngữ trong sáng. *Nội dung, ý nghĩa Bài thơ khẳng định ngoại hình không quan trọng và đem đến bài học không nên đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài. Mỗi người hãy tự tin về những giá trị của bản thân.
  122. III. ĐỊNH HƯỚNG PHÂN TÍCH VĂN BẢN Dàn ý 1.1. Nêu vấn đề: giới thiệu tác giả, văn bản và khái quát giá trị của văn bản. Trong cuộc sống, chúng ta không ít lần chứng kiến vấn nạn đánh giá người khác một cách tiêu cực thông qua ngoại hình. Nhiều người lấy ngoại hình người khác ra làm trò cười, chế bai; mức độ cao hơn còn phiến diện cho rằng hễ ai xấu xí, có khiếm khuyết về hình thể thì mặc định cho người đó là kẻ xấu xa, quái gở, đáng ghét, vô dụng Tất cả những cách đánh giá đó đều ít nhiều đem lại sự tổn thương, những vết thương tinh thần cho người bị đánh giá. Bằng lời thơ giản dị, gần gũi, nhà thơ A.A U-xa-chốp (Nga) đã gửi gắm bài học ý nghĩa cho các bạn thiếu nhi về cách đánh giá người khác qua bài thơ “Gấu con chân vòng kiềng”.
  123. 1.2. Giải quyết vấn đề: B1: Khái quát về văn bản: thể thơ, phương thức biểu đạt, nhân vật, bố cục, khái quát nội dung, nghệ thuật. Bài thơ làm theo thể thơ 5 chữ, ghi lại câu chuyện của chú gấu con có đôi chân vòng kiềng. Ban đầu, gấu con vô cùng buồn bã khi bị các loài vật trong khu rừng trêu chọc đôi chân vòng kiềng xấu xí. Nhưng sau khi được nghe gấu mẹ giải thích, khuyên nhủ, gấu con đã nhận ra giá trị của đôi chân vòng kiềng kia và tự hào về chính mình.
  124. B2: Phân tích nội dung – nghệ thuật của văn bản theo luận điểm: 1. Cách đối xử của các loài vật khác với gấu con chân vòng kiềng - Tình huống gặp gỡ: + Gấu con đi dạo trong rừng nhỏ, nhặt những quả thông. + Đột nhiên bị một quả thông rụng vào đầu, vấp chân ngã.
  125. - Thái độ của các loài vật: + Con sáo: Hét thật to trêu chọc. "Ê gấu, chân vòng kiềng/ Giẫm phải đuôi à nhóc!". + Cả đàn 5 con thỏ: Núp trong bụi hùa theo, hét thật to "Đến xấu!". + Tất cả: đều chê bai "Gấu con chân vòng kiềng/ Đi dạo trong rừng nhỏ " → Số lượng động vật chê bai tăng dần: một con sáo → 5 con thỏ. =>Điều đó cho thấy nếu như một người có suy nghĩ ác ý thì sau đó sẽ lan ra rất nhiều người. Sự ác ý xuất phát từ những điều nhỏ nhất.
  126. - Nghệ thuật: + Điệp ngữ: "Gấu con chân vòng kiềng" nhấn mạnh đặc điểm của gấu con là có đôi chân vòng kiềng. + Dấu ba chấm cuối khổ thơ 5 tạo độ mở, dư âm của tiếng trêu đùa còn theo mãi cho đến khi gấu về nhà.
  127. ➩ Nhận xét chung: - Hành vi hùa theo chê bai ngoại hình gấu con của các loài vật khác là hành động xấu xí, không nên làm. - Việc đem ngoại hình người khác ra châm chọc cốt để thoả mãn mình sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tinh thần của người khác. Nếu đã là bạn bè, cùng chung sống với nhau thì nên thấu hiểu, cảm thông cho những khiếm khuyết của nhau và tôn trọng sự khác biệt của mỗi người.
  128. 1. 2. 2. Diễn biến tâm trạng của gấu con chân vòng kiềng - Khi vừa đi dạo: rất vui vẻ, yêu đời "Hát líu lo, líu lo." → Từ láy, điệp từ thể hiện sự hồn nhiên, yêu đời của gấu con. - Khi gặp tai nạn: "luống cuống, vướng chân", "ngã nghe cái bộp" → Từ láy, câu cảm thán thể hiện sự luống cuống, bối rối của chú gấu. - Khi bị trêu chọc về ngoại hình: + Chạy về mách mẹ "Vòng kiềng thật xấu hổ/ Con thà chết còn hơn" → Chạy về với tình thương yêu, với gia đình. + Nấp sau cánh tủ, tủi thân khóc to "Cả khu rừng này chê/ Chân vòng kiềng xấu, xấu!" → Sự tủi thân, uất ức, xấu hổ của gấu con về ngoại hình của mình.
  129. - Sau khi nghe mẹ gấu khuyên nhủ: + Mẹ gấu khuyên nhủ: • Khen chân đẹp "Chân của con rất đẹp,/ Mẹ luôn thấy tự hào!" • Không chỉ có mình con chân vòng kiềng, đây là nét di truyền "Chân mẹ vòng kiềng nhé/ Cả chân bố cũng cong" và cả ông nội. • Nhấn mạnh việc chân vòng kiềng không ảnh hưởng đến tài năng vì: Hoán dụ "Vòng kiềng giỏi nhất vùng/ Chính là ông nội đấy!"
  130. + Mục đích lời khuyên nhủ của gấu mẹ: • Để gấu con nhận ra chân vòng kiềng không phải là điểm yếu mà là điều đáng tự hào của gấu con. • Để gấu con tự tin vào giá trị của bản thân và nhận ra ngoại hình không ảnh hưởng đến tài năng. + Tâm trạng gấu con: • Bình tâm trở lại ngay. • Ăn bánh mật. • Kiêu hãnh bước ra hét to "Chân vòng kiềng là ta/ Ta vào rừng đi dạo!" → Thái độ: tự hào, không quan tâm lời người khác phê bình về ngoại hình. Nhận thấy rằng vòng kiềng không có gì là xấu.
  131. ➔Nhận xét: Bằng tình yêu thương con, gấu mẹ đã đem đến cho con niềm tin về ngoại hình của mình, giúp con nhận ra giá trị của bản thân và trân trọng nét khác biệt của chính mình.
  132. 1.2.3. Thông điệp, bài học rút ra qua bài thơ - Cần biết tôn trọng nét khác biệt về ngoại hình của người khác, không chê bai, miệt thị, xa lánh, coi thường. - Hãy luôn yêu quý bản thân và tự tin vào những giá trị của chính mình.
  133. 1.3. Đánh giá khái quát - Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ: Nghệ thuật: + Thể thơ năm chữ + Phối hợp các biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ, hoán dụ, + Lời thơ giản dị, gần gũi, ngôn ngữ trong sáng.
  134. Nội dung: Bài thơ khẳng định ngoại hình không quan trọng và đem đến bài học không nên đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài. Mỗi người hãy tự tin về những giá trị của bản thân. Rút ra bài học cho bản thân qua bài thơ.
  135. IV. LUYỆN TẬP DẠNG 1: THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU Đề số 01: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Gấu con chân vòng kiềng Đi dạo trong rừng nhỏ, Nhặt những quả thông già, Hát líu lo, líu lo. Đột nhiên một quả thông Rụng vào đầu đánh bốp Gấu luống cuống, vướng chân Và ngã nghe cái bộp!
  136. Có con sáo trên cành Hét thật to trêu chọc: Ê gấu, chân vòng kiềng Giẫm phải đuôi à nhóc! Cả đàn năm con thỏ Núp trong bụi, hùa theo: – Gấu con chân vòng kiềng! Hét thật to – đến xấu. [ ] (Trích Gấu con chân vòng kiềng – U-xa-chốp)
  137. Câu 1. Chỉ ra và nêu tác dụng của yếu tố miêu tả, tự sự trong khổ thơ thứ nhất của đoạn trích. Câu 2. Gấu con gặp các loài vật khác trong hoàn cảnh như thế nào? Câu 3. Ngoại hình của gấu con trong cảm nhận của sáo và thỏ như thế nào? Điều này có ảnh hưởng gì đến gấu con? Câu 4. Em có suy nghĩ gì về trào lưu ở một bộ phận giới trẻ hiện nay mang tên Body shaming (miệt thị cơ thể hành vi miệt thị ngoại hình - dùng ngôn ngữ để chê bai, phán xét, bình luận ác ý về vẻ ngoài của người khác khiến họ cảm thấy bị xúc phạm và bị tổn thương)?
  138. Gợi ý trả lời: Câu 1. - Yếu tố miêu tả, tự sự: Gấu con chân vòng kiềng – đi dạo trong rừng – hát líu lo - Tác dụng: Giúp người đọc hình dung được sự hồn nhiên, yêu đời của gấu con. Câu 2. Hoàn cảnh gặp gỡ của gấu con với các loài vật khác: + Gấu con đi dạo trong rừng nhỏ, nhặt những quả thông. + Đột nhiên bị một quả thông rụng vào đầu khiến gấu con luống cuống vấp chân ngã.
  139. Câu 3. - Ngoại hình của gấu con trong cảm nhận của sáo và thỏ: Chân vòng kiềng rất xấu. - Điều này khiến gấu con cảm thấy xẩu hổ, tự ti về bản thân mình.
  140. Câu 4. - Trào lưu Body Shaming là trào lưu xấu, gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng. Trào lưu này không mang tính tích cực bởi nó là các hành vi dùng để chê bai ngoại hình của ai đó, khiến người đó cảm thấy bị xúc phạm, gieo rắc những suy nghĩ tiêu cực khiến họ bị ám ảnh và trầm cảm nghiêm trọng. Những câu nói dù rất đơn giản như béo như heo, xấu như quỷ, dù chỉ nói ra để tạo tiếng cười nhưng những điều đó lại vô tình là body shaming. - Những lời chê bai ngoại hình sẽ khiến cho những người nhận nó cảm thấy mặc cảm, tự ti, suy sụp về tinh thần, nhiều người còn dẫn đến trầm cảm, nghĩ đến những hành động tiêu cực khác. Do đó, mọi người cần có thái độ tôn trọng sự khác biệt về ngoại hình của người khác, không nên chê bai.
  141. Đề đọc hiểu ngoài SGK: Đề số 02: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Sắp mưa Sắp mưa Những con mối Bay ra Mối trẻ Bay cao Mối già Bay thấp Gà con Rối rít tìm nơi Ẩn nấp
  142. Ông trời Mặc áo giáp đen Ra trận Muôn nghìn cây mía Múa gươm Kiến Hành quân Đầy đường [ ] (Trích “Mưa” -Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hoá dân tộc, 1999)
  143. Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản. Câu 2. Đoạn thơ tả cơn mưa vào thời điểm nào và vào mùa nào? Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa để miêu tả thiên nhiên trong bài thơ. Câu 4. Nhiều bạn học sinh ngày nay suốt ngày vùi đầu vào sách vở hoặc tiêu tốn thời gian vào mạng xã hội, game mà quên đi việc khám phá những thú vị của cuộc sống xung quanh mình. Em có lời khuyên nào dành cho những bạn đó?
  144. Gợi ý trả lời Câu 1: Thể thơ tự do Câu 2: Đoạn thơ miêu tả cơn mưa vào thời điểm sắp mưa, vào mùa hạ.
  145. Câu 3: - Phép nhân hóa được sử dụng rộng rãi, phổ biến + Ông trời mặc áo + Mía múa gươm + Kiến hành quân đầy đường + Cỏ gà rung tai nghe + Bụi tre tần ngần gỡ tóc + Cây dừa sải tay bơi - Tác dụng: + Phép nhân hóa khiến thế giới cây cỏ, loài vật hiện lên sinh động với các hoạt động đa dạng giống như con người. Điều này thể hiện óc quan sát, liên tưởng thú vị của tác giả. + Làm cho đoạn thơ sinh động, giàu hình ảnh, gợi cảm xúc hơn.
  146. Câu 4: Chúng ta cần biết sắp xếp thời gian cân đối giữa việc học, giải trí và khám phá tri thức thực tiễn quanh mình. Nếu chúng ta dành thời gian để lắng nghe những âm thanh cuộc sống, ngắm nhìn thế giới tự nhiên xung quanh thì chúng ta sẽ thấy nó rất thú vị, có nhiều điều cho ta học hỏi; giúp ta thư giãn sau giờ học căng thẳng.
  147. Đề số 03: Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: Dòng sông mới điệu làm sao Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha Trưa về trời rộng bao la Áo xanh sông mặc khác nào mới may Chiều chiều thơ thẩn áng mây Cài lên màu áo hây hây ráng vàng Đêm thêu trước ngực vầng trăng Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên (Trích "Dòng sông mặc áo" - Nguyễn Trọng Tạo)
  148. Câu 1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt của bài thơ trên. Câu 2. Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của dòng sông qua các thời điểm nào? Tác dụng? Câu 3. Bài thơ sử dụng chủ yếu biện pháp tu từ nào? Hãy chỉ rõ các từ ngữ thể hiện BPTT, biện pháp nghệ thuật đó, nêu tác dụng. Câu 4. Viết đoạn văn ngắn (3 – 5 dòng) nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của dòng sông trong một thời điểm.
  149. Gợi ý: Câu 1: - Thể thơ: lục bát. - Phương thức biểu đạt: Miêu tả và biểu cảm. Câu 2: - Miêu tả qua 4 thời điểm: Sáng, trưa, chiều, tối (chỉ rõ các từ ngữ thể hiện các thời điểm đó). - Tác dụng: Làm hiện lên một dòng sông quê rất đẹp, vẻ đẹp đó thay đổi theo những thời điểm trong cả đêm ngày.
  150. Câu 3: - Biện pháp tu từ: + Nhân hóa: dòng sông điệu đà- mặc áo lụa + Sử dụng từ láy: điệu đà, thướt tha, thơ thẩn, hây hây. + Liêt kê vẻ đẹp của dòng sông ở các thời điểm khác nhau. - Tác dụng: + Làm nổi bật vẻ đẹp đa dạng, trữ tình của dòng sông quê được ngắm nhìn ở các thời điểm khác nhau trong ngày. + Cho thấy tình yêu, sự gắn bó với dòng sông quê cùng tình yêu quê hương của tác giả. + Làm cho đoạn thơ thêm gợi hình, gợi cảm.
  151. Câu 4: HS tự viết đoạn văn. Ví dụ: Em ấn tượng với vẻ đẹp của dòng sông vào buổi chiều được tác giả Nguyễn Trọng Tạo miêu tả qua 2 câu thơ : “Chiều chiều thơ thẩn áng mây - Cài lên màu áo hây hây ráng vàng”. Khi chiều về, từng áng mây trên trời thơ thẩn bay về phía cuối trời; phương Tây ánh lên ráng vàng rực rỡ bừng lên cuối ngày. Tất cả khung cảnh kì vĩ của nền trời đó đều được phản chiếu xuống mặt sông. Mặt sông như chiếc gương khổng lồ hứng ráng chiều vàng vọt. Nhà thơ đã bao quát được cái rộng lớn của không gian dòng sông buổi chiểu qua hai câu thơ.
  152. Đề số 04: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Cảm ơn mẹ vì luôn bên con Lúc đau buồn và khi sóng gió Giữa giông tố cuộc đời Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về. Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên Mẹ dành hết tuổi xuân vì con Mẹ dành những chăm lo tháng ngày Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ.
  153. Mẹ là ánh sáng của đời con Là vầng trăng khi con lạc lối Dẫu đi trọn cả một kiếp người Cũng chẳng hết mấy lời mẹ ru (Trích lời bài hát Con nợ mẹ, Nguyễn Văn Chung)
  154. Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2. Xác định các từ láy có trong lời bài hát trên. Câu 3. Em hiểu thế nào về nghĩa của từ đi trong câu: “Dẫu đi trọn cả một kiếp người”? Câu 4. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong những câu sau: Mẹ dành hết tuổi xuân vì con Mẹ dành những chăm lo tháng ngày Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ. Câu 5. Em hãy rút ra thông điệp ý nghĩa với bản thân qua lời bài hát.
  155. Gợi ý: Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm Câu 2:Các từ láy: vỗ về, nhẹ nhàng Câu 3:Nghĩa của từ đi: sống, trải qua ➔ nghĩa chuyển.
  156. Câu 4: - Nghệ thuật: Điệp ngữ (Mẹ dành). - Tác dụng: + Nhấn mạnh sự chăm lo, hi sinh tuổi xuân, đánh đổi cả cuộc đời để con được trưởng thành, được chạm tới những ước mơ, khát vọng. + Khẳng định vai trò và tầm quan trọng của người mẹ trong cuộc đời mỗi con người.
  157. Câu 5: Thông điệp: Mỗi chúng ta cần biết trân trọng tình mẫu tử, phải luôn ghi nhớ công lao to lớn của cha mẹ. Hãy làm những việc tốt đẹp để cha mẹ luôn vui lòng.
  158. DẠNG 2: VIẾT NGẮN Đề bài: Body shaming- miệt thị cơ thể là hành vi dùng ngôn ngữ để chê bai, phán xét, bình luận ác ý về vẻ ngoài của người khác khiến họ cảm thấy bị xúc phạm và bị tổn thương. Từ bài học rút ra qua bài thơ “Gấu con chân vòng kiềng” (U-xa-chốp), em hãy viết một đoạn văn khoảng 5-7 câu kêu gọi bạn bè từ bỏ thói xấu này.
  159. Gợi ý Các bạn thân mến! Hiện nay trong giới trẻ chúng ta đang nổi lên một trào lưu xấu, có sự nguy hại lớn mang tên BODYSHAMING. Bản chất của trào lưu nào là những hành vi dùng ngôn ngữ để chê bai, phán xét, bình luận ác ý về vẻ ngoài của người khác khiến người nghe cảm thấy bị xúc phạm và bị tổn thương. Các bạn thử nghĩ mà xem, mỗi người sinh ra đều mang trong mình những điều khác biệt và ngoại hình là một trong những yếu tố làm nên sự khác biệt đó. Chúng ta hãy tôn trọng ngoại hình của người khác, tránh chê bai hay miệt thị để tránh làm tổn thương người nghe. Chúng ta hãy ghi nhận những đóng góp của họ, nhìn vào vẻ đẹp tâm hồn để đánh giá giá trị của đối phương thay vì chăm chăm đánh giá ngoại hình. Hơn nữa, mỗi người hãy tự tin vào ngoại hình của chính mình và hãy toả sáng theo cách của riêng mình nhé!.
  160. ÔN TẬP TIẾNG VIỆT: Biện pháp tu từ hoán dụ  NHẮC LẠI LÍ THUYẾT: 1. Khái niệm Hoán dụ là biện pháp tu từ, theo đó, một sự vật, hiện tượng được gọi bằng tên sự vật, hiện tượng khác có mối quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
  161. 2. So sánh ẩn dụ và hoán dụ Giống nhau • Bản chất cùng là sự chuyển đổi tên gọi: gọi sự vật hiện tượng bằng một tên gọi khác. • Cùng dựa trên quy luật liên tưởng. • Tác dụng của ẩn dụ và hoán dụ : Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho lời văn, biểu đạt cảm xúc
  162. Khác nhau - Cơ sở liên tưởng khác nhau: • Ẩn dụ dựa vào sự liên tưởng tương đồng, dù hai sự vật đó không liên quan đến nhau nhưng giữa A và B có điểm gì đó giống nhau, nên người ta dùng A để thay cho tên gọi B. Do đó, trong trường hợp này sự vật chuyển đổi tên gọi và sự vật được chuyển đổi tên gọi thường khác phạm trù hoàn toàn. Ví dụ : Thuyền về có nhớ bến chăng? -Như vậy, thuyền và bến trên thực tế không liên quan đến con người, nhưng dựa vào đặc tính giống nhau ta thấy được hình ảnh ẩn dụ. thuyền - người con trai (người đang xuôi ngược, đi lại - di động) bến - người con gái (kẻ đang đứng đó, ở lại - cố định)
  163. • Hoán dụ dựa vào sự liên tưởng tương cận ( gẫn gũi ) giữa các đối tượng, tức là hình ảnh A và B có liên quan đến nhau. Mối quan hệ giữa tên mới (A) và tên cũ (B) là mối quan hệ gần kề Ví dụ : Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay. Áo chàm là chiếc áo của người dân vùng Việt Bắc thường mặc hàng ngày, vì vậy khiến ta liên tưởng đến đồng bào sinh sống ở Việt Bắc
  164.  THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT Bài tập 1: 1. Cho đoạn thơ sau : Còi máy gọi bến tàu hầm mỏ Hòn Gai kêu Đất Đỏ đấu tranh Áo nâu liền với áo xanh Nông thôn cùng với thị thành đứng lên. (Tố Hữu)
  165. a) Trong đoạn thơ trẽn, tác giả đã sử dụng những từ ngữ nào để làm phép hoán dụ ? b) Phép hoán dụ ở đây nhằm chỉ đối tượng nào ? c) Tác dụng của các phép hoán dụ trong đoạn thơ.
  166. Gợi ý a) Dựa vào sự gần gũi giữa hai đối tượng, các từ : còi máy, bến tàu, hầm mỏ, Hòn Gai, đất đỏ, áo xanh đều là từ ngữ hoán dụ để chỉ công nhân. Áo nâu, nông thôn và thị thành cũng đều là các từ ngữ hoán dụ.
  167. b) Phép hoán dụ : - Áo nâu: chỉ người nông dân - Áo xanh: chỉ người công nhân - Nông thôn: chỉ những người sống ở nông thôn - Thành thị: chỉ những người sống ở thành thị.
  168. c) - Khổ thơ nói lên sự thống nhất, sự đoàn kết quyết tâm đứng lên đấu tranh giành lại độc lập của dân tộc ta. Đó là sự đoàn kết từ người ở nông thôn đến người ở thành thị, của tất cả các tầng lớp nhân đân, từ những người nông dân đến những người công nhân. - Tác giả muốn tránh lặp lại, đồng thời thay đổi nhiều tên gọi khác nhau làm cho câu thơ, đoạn thơ sinh động, uyển chuyển.
  169. Bài tập 2: Tìm và phân tích phép hoán dụ trong những câu sau : a. Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim. (Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)
  170. b. Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. (Đồng chí – Chính Hữu)
  171. Gợi ý: a.Phép hoán dụ: hình ảnh “trái tim” chỉ những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Đồng thời cũng là hình ảnh ẩn dụ cho tinh thần trách nhiệm, lòng yêu nước nồng nàn, ý chí chiến đấu của họ những con người dũng cảm, kiên cường, đã, đang và luôn dành trọn tình yêu cho đất nước. b. Phép hoán dụ: hình ảnh “giếng nước gốc đa”: Sự nhớ mong chờ đợi của quê hương với những người lính. Câu thơ thể hiện nỗi nhớ của những người ở nhà, nỗi ngóng trông của người mẹ đối với con, những người vợ đối với chồng và những đôi trai gái yêu nhau
  172. Bài tập 3: Tìm và phân tích phép hóan dụ trong câu thơ sau: a.Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân (Viếng lăng Bác – Viễn Phương) b.Từ hồi về thành phố Quen ánh điện, cửa gương Vầng trăng đi qua ngõ Như người dưng qua đường (Ánh trăng – Nguyễn Duy)
  173. Gợi ý: a.Phép hoán dụ: “Bảy mươi chín mùa xuân”. Bảy mươi chín mùa xuân ý nói Bác bảy mươi chín tuổi. Người đã dành 79 năm hi sinh và cống hiến vì độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân tộc. b.Phép hoán dụ: “Ánh điện, cửa gương”: cuộc sống thành phố hiện đại, sang trọng, nhiều tiện nghi đầy đủ.
  174. Bài tập 4: Tìm phép hoán dụ trong những câu thơ sau và nêu tác dụng nghệ thuật của phép hoán dụ đối với các câu ca dao, câu thơ trên: a. Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay (Việt Bắc – Tố Hữu) b. Mồ hôi mà đổ xuống đồng Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương (Giọt mồ hôi – Thanh Tịnh)
  175. Gợi ý: a. Phép hoán dụ: áo chàm (y phục) để chỉ đồng bào Việt Bắc - Tác dụng nghệ thuật: Chỉ người dân Việt Bắc vẫn mặc tấm áo chàm đơn sơ, bình dị. Màu áo chàm vừa mang vẻ đẹp mộc mạc, bền bỉ, khó phai như tấm lòng người dân Việt Bắc thủy chung, sâu nặng. Câu thơ ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn và tình cảm sâu nặng của người dân Việt Bắc dành cho cán bộ về xuôi.
  176. b. Phép hoán dụ: mồ hôi (đặc điểm) để chỉ quá trình lao động nặng nhọc, vất vả. - Tác dụng nghệ thuật: ca ngợi sức mạnh của lao động, chỉ có lao động nặng nhọc, vất vả mới giúp chúng ta có một cuộc sống đầy đủ và ấm no hơn. Đồng thời khích lệ tinh thần lao động của con người góp sức phát triển kinh tế đất nước.
  177. Bài tập 4: Trong giao tiếp hằng ngày, người ta có sử dụng hoán dụ không ? Em hãy tìm năm đến bảy hoán dụ nếu có. Gợi ý Không chỉ trong văn thơ mà hoán dụ còn được sử dụng trong ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày. Ví dụ : - Mọi người đều có tên riêng cả, nhưng khi gọi tên người ta ít khi gọi đích danh mà lấy các từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ để gọi. Cách gọi như thế chính là hoán dụ., ví dụ: Chào đại uý, chào thầy giáo, chào bác sĩ đều là hoán dụ cả. - Anh cho tôi một chân trong tổ dân quân nhé. - Minh là cây hài của lớp tôi.
  178. Bài tập 5: Cho các cụm từ sau: bộ óc lớn, áo xanh tình nguyện, tấm lòng nhân ái, tay chuyền hai xuất sắc. Hãy viết 4 câu có sử dụng phép hoán dụ chứa cụm từ đó. Gợi ý - Chúng ta đang cần những bộ óc lớn để xây dựng đất nước. - Những chiếc áo xanh tình nguyện đã bắt đầu hành trình đến với các em thơ. - Chương trình "Nối vòng tay lớn" đã đón nhận nhiều tấm lòng nhân ái. - Đội bóng chuyền quốc gia đang sở hữu một tay chuyền hai xuất sắc.
  179. ÔN TẬP KĨ NĂNG VIẾT: VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC VỀ BÀI THƠ CÓ YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ  NHẮC LẠI LÍ THUYẾT 1. Kĩ năng viết viết đoạn văn ghi lai cảm xúc của em về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả 1.1. Đoạn văn là gì? - Đoạn văn là bộ phận của văn bản, có chủ đề thống nhất, có kết cấu hoàn chỉnh được đánh dấu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng.
  180. + Về nội dung: đoạn văn thường diễn đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Các câu trong đoạn văn thường liên kết chặt chẽ với nhau để cùng làm rõ nội dung. + Về hình thức: mỗi đoạn văn bao gồm một số câu văn có liên kết với nhau về mặt hình thức, thể hiện bằng các phép liên kết; mỗi đoạn văn được bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.
  181. 1.2 Yêu cầu đối với viết đoạn văn ghi lai cảm xúc của em về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả - Giới thiệu được nhan đề bài thơ và tên tác giả. - Thể hiện được cảm xúc chung về bài thơ. - Nêu được các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả trong bài thơ, đánh giá được ý nghĩa của chúng trong việc thể hiện tình cảm cảm xúc của nhà thơ. - Chỉ ra được nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả của nhà thơ.
  182. 2. Hướng dẫn quy trình viết a. Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết. + Lựa chọn bài thơ + Xác định mục đích viết: ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố miêu tả và tự sự + Đối tượng: một bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả + Lựa chọn bài thơ: Đọc kĩ lại bài thơ để hiểu (đọc lại bài thơ 3,4 lần, vừa đọc vừa nghĩ đến hình ảnh, yếu tố tự sự, miếu tả, ngôn từ để hình dung, xác định được cảm xúc của bản thân)
  183. b. Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý * Tìm ý: - Xác định cảm xúc mà bài thơ mang lại. - Xác định chủ đề của bài thơ. - Xác định yếu tố tự sự, miêu tả có trong bài thơ + Bài thơ gợi lên câu chuyện gì? + Đâu là chi tiết tự sự và miêu tả nổi bật? + Các chi tiết ấy sống động, thú vị như thế nào? + Chúng đã góp phần thể hiện ấn tượng điều nhà thơ muốn nói ra sao?
  184. * Lập dàn ý bằng cách dựa vào các ý đã tìm được, sắp xếp lại theo ba phần lớn của đoạn văn, gồm: - Mở kết: : giới thiệu nhan đề bài thơ, tên tác giả, và nêu cảm xúc chung của người viết. - Thân đoạn: + Bài thơ gợi lên câu chuyện gì? + Đâu là chi tiết tự sự và miêu tả nổi bật? + Các chi tiết ấy sống động, thú vị như thế nào? Chỉ ra nội dung hoặc nghệ thuật cụ thể của bài thơ khiến em yêu thích và có nhiều cảm xúc, suy nghĩ. + Nêu lên các lí do khiến em thích. + Chúng đã góp phần thể hiện ấn tượng điều nhà thơ muốn nói ra sao? - Kết đoạn: Khái quát cảm xúc chung của người viết về bài thơ trong hình thức kể chuyện độc đáo
  185. c. Bước 3: Viết Khi viết bài, các em cần lưu ý: - Bám sát dàn ý đề viết đoạn. - Thể hiện được cảm xúc chân thành của em về nội dung và hình thức trữ tình độc đáo của bài thơ. - Trình bày đúng hình thức của đoạn văn: viết lùi đầu dòng từ đầu tiên của đoạn văn và chữ cái đầu của từ đó phải viết hoa; kết thúc đoạn văn bằng một dấu chấm câu. Các câu trong đoạn cần tập trung vào chủ đề chung, giữa các câu có sự liên kết. Đoạn văn khoảng 7 - 10 câu.
  186. d. Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm. - Đọc kĩ bài viết của mình và khoanh tròn những lỗi chính tả, lỗi sử dụng từ ngữ (nếu có). Sau đó sửa lại các lỗi đó. - Gạch chân những câu sai ngữ pháp bằng cách phân tích cấu trúc ngữ pháp và sửa lại cho đúng (nếu có).
  187.  THỰC HÀNH VIẾT Đề 1: Viết một đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ. a) Chuẩn bị - Xem lại nội dung văn bản Đêm nay Bác không ngủ: Bài thơ ghi lại câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. - Hoàn cảnh ra đời cả bài thơ là năm 1951, được gợi cảm hứng từ việc tác giả được nghe câu chuyện có thật của Bác khi đi chiến dịch biên giới cuối năm 1950 trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
  188. - Chú ý các yếu tố tự sự, miêu tả trong bài thơ và tác dụng: + Yếu tố tự sự: Bài thơ viết theo hình thức một câu truyện (thơ tự sự), kể theo trật tự thời gian về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống Pháp: lần thứ nhất, lần thứ 3 anh đội viên thức dậy và chứng kiến Bác chưa ngủ. + Yếu tố miêu tả: ++ Miêu tả bối cảnh không gian, thời gian của câu chuyện: Trời khuya, bên bếp lửa, mưa, lều xơ xác. ++ Miêu tả hình ảnh của Bác Hồ trong đêm không ngủ và miêu tả tâm trạng của anh đội viên sau mỗi lần thức dậy nhìn Bác. (các yếu tố miêu tả trong văn bản thường gắn liền với các từ láy)
  189. ➔Tác dụng của yếu tố miêu tả và tự sự: + Tạo nên hình thức câu chuyện kể liền mạch. + Các yếu tố miêu tả đã khắc hoạ, miêu tả về hình tượng Bác Hồ, góp phần tạo dựng bối cảnh cho câu chuyện; thể hiện tình cảm của người chiến sĩ dành cho lãnh tụ.
  190. b) Tìm ý và lập dàn ý *Tìm ý: + Em ấn tượng với những chi tiết miêu tả ngoại hình, cử chỉ của Bác bởi các chi tiết gợi lên hình ảnh một vị lãnh tụ vừa thân thiết, gần gũi, vừa cao cả, thiêng liêng. Bác chăm lo ân cần cho các chiến sĩ như tình cảm của người cha với các con. + Các chi tiết miêu tả trạng thái cảm xúc của người đội viên cho ta thấy tình cảm mến yêu, cảm phục của người chiến sĩ đối với Bác Hồ. + Bài thơ gợi cho em những suy nghĩ: thêm yêu quý và kính trọng, biết ơn Bác hơn.
  191. *Lập dàn ý: - Mở đoạn: + Giới thiệu tác giả Minh Huệ và bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”. + Bài thơ mượn yếu tố tự sự, miêu tả để miêu tả hình ảnh của lãnh tụ Hồ Chí Minh trong một đêm nghỉ chân giữa rừng trên đường đi chiến dịch. Qua đó, tác giả cho người đọc thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác và tình cảm của nhân dân đối với Người.
  192. - Thân đoạn: + Về nội dung: Kể câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác trên đường đi chiến dịch. Qua đó bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân, tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. + Về nghệ thuật: sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ, so sánh, từ láy, để làm nổi bật rõ hình tượng Bác trong đêm không ngủ. + Trong bài thơ, hình ảnh Bác hiện lên vừa gần gũi, thân thiết, vừa cao cả, thiêng liêng với tình yêu thương bao la dành cho các chiến sĩ, bộ đội, dân công,
  193. - Cử chỉ: Đốt lửa, dém chăn, nhón chân nhẹ nhàng. - Hình dáng: vẻ mặt trầm ngâm, mái tóc bạc, ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc, cao lồng lộng - Câu thơ “Đêm nay Bác không ngủ” là nhan đề của bài thơ, được điệp lại 3 lần trong bài thơ đã khẳng định đêm nay cũng như biết bao đêm khác Bác đã mất ngủ vì lo cho dân, cho nước. Bác hiện lên kì vĩ nhưng cũng rất đời thường.
  194. - Kết đoạn: Bằng lời thơ năm chữ giản dị, kết hợp các yếu tố tự sự và miêu tả, tác giả Minh Huệ đã cho thấy tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân, tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ.
  195. c) Viết Đêm nay Bác không ngủ của tác giả Minh Huệ đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc. Bài thơ được gợi cảm hứng từ việc tác giả được nghe câu chuyện có thật của Bác khi đi chiến dịch biên giới cuối năm 1950, khi đó Bác Hồ trực tiếp ra trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta. Bài thơ đã kể câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác nơi rừng sâu. Nhà thơ Minh Huệ đã sử dụng ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật, và bình luận trữ tình hoà quyện trong những vần thơ năm chữ dung dị, lắng đọng, liền mạch, mến thương.
  196. Đọc bài thơ, em vô cùng xúc động với hình ảnh của Bác Hồ được khắc hoạ đậm nét qua cảm nhận của anh đội viên. Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, qua các chi tiết nghệ thuật rất cụ thể và điển hình về mái tóc, chòm râu, ngọn lửa, bóng Bác, vẻ mặt trầm ngâm, về hành động, cử chỉ (đốt lửa, dém chăn, nhón chân ), em thấy được hình ảnh Bác hiện lên vừa gần gũi, thân thiết, vừa vừa cao cả, thiêng liêng với sự quan tâm sâu sắc, tình yêu thương bao la dành cho các chiến sĩ, bộ đội, dân công, .
  197. Bên cạnh hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh anh đội viên, được nhà thơ thể hiện khá đẹp qua những diễn biến tâm trạng, tình cảm dành cho Bác trong suốt đêm dài. Qua hình ảnh anh đội viên, Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành, xúc động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đối với Hồ Chủ tịch vĩ đại. Bác Hồ và người chiến sĩ trẻ tuổi - hai nhân vật, hai tâm hồn chung đúc, chan hoà trong một tình yêu lớn: “yêu nước, thương người”. Bài thơ đã bồi đắp cho em những cảm xúc, tình cảm kính yêu đối với Bác Hồ. Đêm nay Bác không ngủ (Minh huệ) sẽ mãi mãi là một bài ca sống mãi trong lòng người đọc.
  198. Đề 2: Em hãy viết một đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ “Lượm” của nhà thơ Tố Hữu a) Chuẩn bị - Xem lại nội dung văn bản Lượm: Kể về cậu bé tên Lượm làm giao liên và bị hi sinh trong một lần làm nhiệm vụ. - Hoàn cảnh ra đời cả bài thơ là năm 1949, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. - Chú ý các yếu tố tự sự, miêu tả trong bài thơ và tác dụng: + Ngày Huế đổ máu, chú từ Hà Nội về gặp cháu ở Hàng Bè. + Lượm kể về công việc liên lạc.
  199. + Tưởng tượng chuyện Lượm hi sinh khi đi giao liên. + Trang phục, cử chỉ, điệu bộ của Lượm: Cái xắc xinh xinh, cái chân thoắn thoắt, cái đầu nghênh nghênh, ca lô đội lệch, mồm huýt sáo, nhảy trên đường vàng. + Hình ảnh Lượm hi sinh: một dòng máu tươi, tay nắm chặt bông lúa, → Tác dụng: Người đọc cảm nhận rõ hơn tình cảm sâu sắc, sự xót thương, cảm động mà tác giả dành cho chú bé Lượm.
  200. b) Tìm ý và lập dàn ý * Tìm ý: + Em thích những chi tiết miêu tả ngoại hình, cử chỉ, điệu của Lượm bởi chúng mang đến những nét hồn nhiên trong Lượm. + Em thích các yếu tố tự sự, miêu tả trong bài thơ Lượm vì chúng giúp em thấy rõ hơn nhân vật Lượm cũng như tình cảm sâu sắc, sự xót thương, cảm động mà tác giả dành cho chú bé Lượm.
  201. + Bài thơ gợi cho em những suy nghĩ và cảm xúc: • Tác giả khắc họa Lượm – một chú bé hồn nhiên, dũng cảm dám làm công việc nguy hiểm, hy sinh vì nhiệm vụ cao cả. • Đó là hình tượng cao đẹp trong bộ thơ Tố Hữu, là sự cảm phục, mến thương của tác giả dành cho Lượm và các em bé yêu nước trong tình cảnh đất nước chìm trong chiến tranh.
  202. *Lập dàn ý: - Mở đoạn: Bài thơ Lượm của Tố Hữu đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm. - Thân đoạn: + Về nội dung: kể về cuộc đời ngắn ngủi nhưng rất anh dũng của chú bé liên lạc. + Về nghệ thuật: sử dụng từ láy, lối thơ tự sự, điệp từ, so sánh làm nổi bật rõ hình tượng Lượm.
  203. + Các yếu tố miêu tả, tự sự tiêu biểu trong bài thơ để tô đậm hình ảnh Lượm: • Hình dáng: Bé loắt choắt, má đỏ bồ quân; cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch; • Cử chỉ: Thoăn thoắt, nghênh nghênh, huýt sáo vang, nhảy trên đường vàng • Lời nói: tự nhiên, chân thật • Đặc biệt là sự hi sinh anh dũng của Lượm trên đường làm nhiệm vụ.
  204. - Kết đoạn: Bằng lời thơ bốn chữ giản dị, tác giả đã thể hiện thành công lớp người thiếu niên nhỏ tuổi yêu nước trong thời kì kháng chiến.
  205. c) Viết Bài thơ Lượm của Tố Hữu đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng em về hình ảnh một em bé thiếu nhi hi sinh vì nhiệm vụ cách mạng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nội dung chính của bài thơ tự sự – trữ tình kể về cuộc đời ngắn ngủi nhưng rất anh dũng của chú bé liên lạc, hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời, dũng cảm đã ngã xuống để bảo vệ sự bình yên cho chính mảnh đất quê hương mình. Về nghệ thuật, nhà thơ Tố Hữu chủ yếu sử dụng sử dụng từ láy, lối thơ tự sự, điệp từ, so sánh, góp phần thể hiện hình ảnh Lượm – một em bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu. Lượm xuất hiện với dáng người nhỏ nhắn, mang theo chiếc xắc xinh xinh vui sướng đi làm nhiệm vụ
  206. Ngoại hình với đôi má ửng đỏ bồ quẩn, dáng đi thoăn thoắt, cái đầu nghênh nghênh, miệng huýt sáo vang, đều tô đạm nét hồn nhiên ở chú bé. Thế nhưng giữa cánh đồng lúa chín, em nằm đó, máu chảy đỏ như hoàng hôn. Lượm đã hi sinh trên đường làm nhiệm vụ nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người. Bằng lời thơ bốn chữ giản dị, tác giả đã thể hiện thành công vẻ đẹp của người thiếu niên dũng cảm tiêu biểu cho lớp thiếu niên nhỏ tuổi yêu nước trong thời kì kháng chiến. Bài thơ đã đem đến cho em bài học về tinh thần dũng cảm, dám cống hiến, hi sinh cho đất nước.
  207. d) Kiểm tra và chỉnh sửa PHIẾU CHỈNH SỬA BÀI VIẾT Nhiệm vụ: Hãy đọc bài viết của mình và hoàn chỉnh bài viết bằng cách trả lời các câu hỏi sau: 1. Đoạn văn em viết đã giới thiệu nhan đề bài thơ, tên tác giả, và nêu cảm xúc chung của người viết ? 2. Nội dung đoạn văn em viết đã nêu và đánh giá ý nghĩa của các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả trong bài thơ chưa?
  208. 3.Em có dùng những từ ngữ thể hiện được cảm xúc của mình về bài thơ chưa? 4.Có nên bổ sung nội dung cho bài viết không? (Nếu có, hãy viết rõ ý cần bổ sung.) 5.Có nên lược bỏ các câu trong bài viết không? (Nếu có, hãy viết rõ câu hay đoạn cần lược bỏ.) 6.Bài viết có mắc lỗi chính tả hay lỗi diễn đạt không? (Nếu có, hãy viết rõ các mắc lỗi chính tả hay lỗi diễn đạt cần sửa chữa.)
  209.  BÁO CÁO SẢN PHẨM VIẾT Mức độ Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tiêu chí Viết đoạn văn ghi Đảm bảo đầy đủ yêu cầu Đảm bảo yêu cầu về Đảm bảo yêu cầu cơ Chưa đảm bảo lại cảm xúc về một về kiến thức, kĩ năng kiến thức, kĩ năng viết bản viết đoạn văn ghi yêu cầu cơ bài thơ có yếu tố viết đoạn văn ghi lại đoạn văn ghi lại cảm xúc lại cảm xúc về một bản viết đoạn miêu tả, tự sự cảm xúc về một bài thơ về một bài thơ có yếu tố bài thơ có yếu tố văn ghi lại (10 điểm) có yếu tố miêu tả, tự sự; miêu tả, tự sự nhưng còn miêu tả, tự sự nhưng cảm xúc về lời văn trong sáng, văn mắc một vài lỗi diễn đạt, chưa rõ ràng yếu tố một bài thơ có viết giàu cảm xúc, giàu văn viết có cảm xúc, tự sự, miêu tả , còn yếu tố miêu sức thuyết phục. nhưng chưa rõ ràng, sâu nặng về diễn xuôi bài tả, tự sự sắc (7 - 8 điểm) thơ (9 -10 điểm) (5- 6 điểm) (dưới 5điểm)
  210. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP CẢ BÀI HỌC 7 ĐỀ BÀI Phần I. Đọc hiểu (5.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Chị lúa phất phơ bím tóc Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học Đàn cò áo trắng Khiêng nắng Qua sông Cô gió chăn mây trên đồng Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi (Trích Em kể chuyện này – Trần Đăng Khoa)
  211. Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích. Câu 2. Đoạn trích đã miêu tả những sự vật nào? Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn trích. Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của các hình ảnh nhân hoá trong đoạn thơ. Câu 5. Viết đoạn văn (5-7 câu) nêu cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên được gợi ra qua đoạn thơ trên.
  212. Phần II. Làm văn ( 5,0 điểm) Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống con người.
  213. BIỂU ĐIỂM Câu Yêu cầu Điểm I. Đọc hiểu 1 Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ tự do. 0.5 đ 2 Các sự vật: ruộng lúa xanh non; những chị lúa; 0.5 đ những cậu tre, đàn cò trắng, cô gió, bác mặt trời. 3 Nội dung chính của đoạn thơ: miêu tả bức tranh 1.0 đ thiên nhiên đồng quê.
  214. Câu Yêu cầu I. Đọc hiểu - Các hình ảnh nhân hóa: "chị lúa phất phơ bím tóc", "Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học"; "đàn cò áo trắng/ khiêng nắng"; "cô gió chăn mây"; "bác mặt trời đạp xe". Chỉ ra được các hình ảnh nhân hoá: 0.25 điểm - Tác dụng: 4 + Làm cho các sự vật đều trở nên sinh động, có hồn: "chị lúa" điệu đà, những "cậu tre" chăm chỉ, đàn cò, cô gió và bác mặt trời cần mẫn. Tạo nên một bức tranh thiên nhiên đồng quê tươi sáng, đẹp đẽ. + Thể hiện cái nhìn hồn nhiên, trong sáng, tinh nghịch, vui tươi của người viết. + Làm cho đoạn thơ giàu hình ảnh và gợi cảm hơn. Đủ cả 3 ý: 0,75 đ Đúng 1 ý: 0,25 đ
  215. Câu Yêu cầu Điểm I. Đọc hiểu - Đảm bảo hình thức đoạn văn, không sai lỗi 2.0 đ chính tả, ngữ pháp. 5 - Nội dung: Bức tranh làng quê trong cảm nhận của nhà thơ hiện lên thật trong sáng, bình yên nhưng cũng sống động biết mấy. Tất cả đều rất hồn nhiên, đáng yêu và cùng đầy ấn tượng.
  216. Câu Yêu cầu Điểm a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận 0.5 xã hội: Có đầy đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Phần II. Tạo lập Kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề; Thân văn bản bài trình bày làm rõ vấn đề; Kết bài khẳng định lại vấn đề, rút ra bài học cho bản thân. b. Xác định đúng yêu cầu bài viết: Trình bày ý 0.5 kiến về vai trò của thiên nhiên với đời sống con người
  217. c. Triển khai vấn đề: Lần lượt trình bày ý kiến theo một trình tự nhất định để làm 3.0 sáng tỏ vấn đề đã nêu ở mở bài: - Thiên nhiên là những yếu tố của môi trường sống xung quanh chúng ta như đất, nước, không khí, cây cối, - Thiên nhiên gắn bó mật thiết với cuộc sống con người trong mối quan hệ hữu cơ, không thể tách rời: + Thiên nhiên là cái nôi sản sinh sự sống: hiên nhiên là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên để phục vụ cho cuộc sống và sản xuất sinh hoạt của con người. Đơn giản là chúng ta phải hít thở không khí từ tự nhiên, uống nước từ tự nhiên, khai thác các loại khoáng sản, lâm sản, thổ sản, hải sản để phục vụ cho nhu cầu của mình.
  218. + Thiên nhiên không chỉ đem lại những nguồn lợi về kinh tế, lương 3.0 thực hay thực phẩm mà chúng còn mang đến những danh lam thắng cảnh khắp mọi nơi trên thế giới, làm phong phú thêm cho cuộc sống của con người. Tìm về thiên nhiên, con người sẽ được thanh lọc tâm hồn, thấy thư thái, thoải mái hơn. →Thiên nhiên có vai trò rất quan trọng đối với tất cả con người cũng như tất cả những sinh vật sống trên trái đất. Và nếu chúng ta biết khai thác, sử dụng hợp lí cũng như bảo tồn, gìn giữ thiên nhiên thì nó sẽ trở thành một trong những tài sản quý giá nhất của con người chúng ta.
  219. + Tuy nhiên, con người hiện nay nhiều người không biết tôn trọng 3.0 và bảo vệ thiên nhiên, có nhiều hành động phá hoại, gây ô nhiễm, khai thác cạn kiệt tài nguyên, khiến thiên nhiên đang bị biến đổi gây ra những thảm hoạ thiên nhiên mà con người lại trở thành nạn nhân. + Rút ra bài học: ++ Bài học bản thân: ý thức về sự quan trọng của môi trường đối với đời sống con người; có những việc làm thiết thực để bảo vệ thiên nhiên như tuyên truyền cho những người xung quanh mình biết về lợi ích của thiên nhiên khi chúng được bảo vệ và tác hại khi chúng ta phá hoại đi tài sản ấy. ++Toàn nhân loại hãy chung tay để bảo vệ thiên nhiên- môi trường sống chung của chúng ta.
  220. d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ sâu sắc 0,5 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, 0,5 ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.
  221. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG CẢ BÀI HỌC 7 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Trầu ơi, hãy tỉnh lại Mở mắt xanh ra nào Lá nào muốn cho tao Thì mày chìa ra nhé Tay tao hái rất nhẹ Không làm mày đau đâu Đã dậy chưa hả trầu? Tao hái vài lá nhé Cho bà và cho mẹ Đừng lụi đi trầu ơi! (Trích “Đánh thức trầu”,Trần Đăng Khoa)
  222. Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. Câu 2. Mục đích nhân vật trữ tình đánh thức trầu trước khi hái lá để làm gì? Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: “Trầu ơi, hãy tỉnh lại Mở mắt xanh ra nào” Câu 4. Qua đoạn trích, em hãy rút ra bài học về cách ứng xử với thiên nhiên và lí giải.
  223. Gợi ý trả lời Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: biểu cảm Câu 2 : Mục đích nhân vật trữ tình đánh thức trầu trước khi hái lá để mong muốn trầu không bị lụi (vì theo quan niệm dân gian, hái trầu đêm dễ làm trầu lụi).
  224. Câu 3 : - Biện pháp tu từ ẩn dụ: “mắt xanh” để chỉ những chiếc lá trầu (dựa trên sự tương đồng về hình dáng, màu sắc) - Biện pháp tu từ hoán dụ: trầu biết mở mắt như con người - Tác dụng: + Làm cho lời thơ thêm giàu hình ảnh, gợi cảm. + Nhấn mạnh vẻ đẹp sinh động của cây trầu qua lăng kính của nhân vật trữ tình. + Thể hiện sự gắn bó, tình yêu thiên nhiên của nhân vật trữ tình.
  225. Câu 4 : HS rút ra bài học của bản thân. Có thể nêu: Mỗi người cần phải tôn trọng thiên nhiên bởi con người và thiên nhiên là những người bạn. Muôn loài, dù là cỏ cây, hoa lá, động vật cũng đều có suy nghĩ, cảm xúc và tình cảm của riêng nó. Con người nên đối xử tôn trọng, bình đẳng, thân thiết và hoà mình cùng với muôn loài, vạn vật tự nhiên để tâm hồn mình thư thái, thấy yêu đời hơn.
  226. Hướng dẫn tự học GV yêu cầu HS: - Tìm đọc và tham khảo các tài liệu liên quan đến nội dung bài học. - Học bài ở nhà, ôn tập các nội dung đã học. - Làm hoàn chỉnh các đề bài. - Vẽ sơ đồ tư duy bài học.