Tiểu luận Hệ thống bài tập phương pháp đo thế, cực phổ hiện đại và lời giải

doc 5 trang Kiều Nga 04/07/2023 920
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Hệ thống bài tập phương pháp đo thế, cực phổ hiện đại và lời giải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctieu_luan_he_thong_bai_tap_phuong_phap_do_the_cuc_pho_hien_d.doc

Nội dung text: Tiểu luận Hệ thống bài tập phương pháp đo thế, cực phổ hiện đại và lời giải

  1. 1. mở đầu Ngày nay khi khoa học, kỹ thuật và công nghệ phát triển mạnh mẽ, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, các nguồn nước sinh hoạt của chúng ta đã, đang và sẽ có thể bị ô nhiễm từ nhiều hướng khác nhau. Trong đó có sự ô nhiễm sắt, nên việc xác định hàm lượng nhỏ sắt trong nước đã và đang được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước, với mục đích có thể kiểm soát và xử lý hàm lượng sắt trong nước sinh hoạt. Tuy nhiên cũng có rất nhiều phương pháp xác định hàm lượng sắt trong nước, tuỳ thuộc vào từng loại mẫu, hàm lượng cao hay thấp mà người ta sử dụng phương pháp phân tích thích hợp. Có thể kể đến các phương pháp như: phương pháp phân tích thể tích, phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử AAS, phương pháp phổ UV-VIS, phương pháp địên hoá và một số phương pháp khác. Vấn đề được đặt ra là khi phân tích hàm lượng nhỏ sắt trong nứơc sinh hoạt thì phương pháp nào là ưu việt và có nhiều điểm nổi bật như: Độ lặp lại cao, độ chính xác và độ nhạy đạt yêu cầu phân tích Hiện nay người ta thừơng sử dụng phương pháp trắc quang và phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử AAS để xác định vi lượng sắt trong nước. Với kết quả phân tích hàm lượng sắt trong nước giếng ,ở một số vùng ven thành phố Huế bằng phương pháp trắc quang và phương pháp AAS. Chúng tôi dùng phương pháp thống kê và xử lý số liệu thực nghiệm để so sánh độ lặp lại của 2 phương pháp làm đề tài nghiên cứu của mình 1
  2. 2. bố trí thí nghiệm - lấy mẫu: mẫu được lấy tại 10 địa điểm khác nhau ở một số vùng ven của thành phố huế, sau khi lấy, mẫu được đựng trong các bình polietylen và được xử lý bằng HNO3 (5mlHNO3/1l nước). Các kết quả lấy mẫu được trình bày ở bảng 1. -phương pháp đo: a.phương pháp trắc quang chúng tôi tiến hành cho mẫu tạo phức với xylen da cam rồi tiến hành đo mật độ quang của dung dịch phức tại bước sóng thích hợp sau khi đã khảo sát các điều kiện tối ưu(λ, pH, thời gian, ), thành phần của phức, cơ chế phản ứng của phức, xác định sắt trong mẫu giả. mẫu được đo trên máy đo quang 300 UV- Visible Spectrophotometer với cuvet có chiều dày 1,0 cm. Xây dựng phương trình đường chuẩn để xác định hàm lượng sắt trong nước b.phương pháp AAS. chúng tôi tiến hành nguyên tử hoá mẫu, rồi đo mật độ quang của đám hơi nguyên tử, sau đó xây dựng phương trình đường chuẩn để xác định hàm lượng sắt trong nước. kết quả đo của hai phương pháp được trình bày ở bảng 2 2
  3. Bảng 1. Địa điểm và đặc điểm các giếng lấy mẫu nước ở thành phố Huế Kí Độ Mực Ngày hiệu Tên chủ hộ địa chỉ sâu nước lấy mẫu mẫu giếng (m) 2 Nguyễn văn Di 28/87- Lịch Đợi Phường 15 5 15/10/07 Đúc 3 Giếng công 64- Lịch Đợi - Phường 10 3 15/10/07 cộng Đúc 4 Chùa Tường Thôn hạ 1- Xã Thuỷ 20 8 15/10/07 Vân Xuân 6 Giềng công Thôn hạ 1- Xã Thuỷ 10 5 15/10/07 cộng Xuân 7 Nguyễn Văn 18- Lê Ngô Cát phường 8 4 15/10/07 Hải Trường An 9 Võ Hoàng Thôn Cư Chánh – Xã 9 4 15/10/07 Thuỷ bằng 11 Lê Văn Phú 19/84-Nguyễn Khoa 10 7 15/10/07 Chiêm-phường An Tây 13 Giếng công 12- Hoàng Thị Loan- 3 1 15/10/07 cộng phường An Tây 20 Lê Thị Thuyền 16/85-An Dương Vương 7 3 15/10/07 phường An Đông 21 Giếng công 18/9/131- Trần Phú- 3 1 15/10/07 cộng Phường Phước Vĩnh 3
  4. bảng 2. hàm lượng sắt trong nước giếng ở thành phố Huế sst kí hiệu Số lần Phương pháp trắc quang Phương pháp Flame-AAS mẫu đo mFe(mg/l) mFe(mg/l) 1 2 4 0,07 0,084 2 3 4 0,06 0,071 3 4 4 0,14 0,14 4 6 4 0,25 0,272 5 7 4 0,11 0,11 6 9 4 0,06 0,078 7 12 4 0,09 0,088 8 13 4 0,18 0,167 9 18 4 0,90 0,94 10 21 4 0,17 0,152 (các số liệu được trích từ: Phan trung cang (2007), nghiên cứu xác định sắt trong nước bằng phương pháp trắc quang với thuốc thử xylen da cam, luận văn thạc sỹ hoá học, đại học huế) 3. Đánh giá kết quả tính các độ lệch: d1 = 0,084 - 0,07 = 0,014. d2 = 0,071 - 0,06 = 0,011. d3 = 0,14 - 0,14 = 0,00. d4 = 0,272 - 0,25 = 0,022. d5 = 0,11- 0,11 = 0,00. d6 = 0,078 - 0,06 = 0,018. d7 = 0,088 - 0,09 =- 0,002. d8 = 0,167 - 0,18 =- 0,013. d9 = 0,94 - 0,90 = 0,04. d10 = 0,152 - 0,17 =- 0,018. d 0,072 tính: d = i = = 0,0072. n 10 2 (di d) 0,0027036 tính Sd = = = 0,0173 n 1 9 4
  5. d 0 0,0072 tính: ttính = . n = . 10 = 1,32 Sd 0,0173 xác định: t(p =0,05; f = 9) = 2,26. nhận xét: ta có ttính < t(p=0,05; f = 9) nên kết quả đo của hai phương pháp : trắc quang và AAS không sai khác nhau, nói cách khác là kết quả đo của hai phương pháp trên là như nhau. Với những kết quả như trên chúng tôi có thể kết luận rằng: kết quả xác định vi lượng sắt trong nước sinh hoạt ở một số vùng ven của thành phố Huế là chấp nhận được. 4. kết luận như vậy trong đề tài này chúng tôi đã dùng phương pháp thống kê để xử lý số liệu kết quả phân tích vi lượng sắt trong nước sinh hoạt ở thành phố Huế, so sánh kết quả đo của hai phương pháp, và chúng tôi thấy rằng có thể sử dụng phương pháp trắc quang hoặc phương pháp AAS để định lượng sắt trong nước sinh hoạt khi tìm được các thuốc thử thích hợp và nghiên cứu được các điều kiện tối ưu cho phép phân tích. 5