Sáng kiến kinh nghiệm: "Một số biện pháp góp phần giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu ”

doc 15 trang nhatle22 3010
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm: "Một số biện pháp góp phần giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu ”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_gop_phan_giup_hoc_sin.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm: "Một số biện pháp góp phần giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu ”

  1. Một số biện pháp góp phần giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu . I.PHẦN MỞ ĐẦU Để giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu trong môn Tiếng Việt lớp 2 là vấn đề được nhiều giáo viên quan tâm . Việc thay đổi tên gọi từ phân môn Từ ngữ - Ngữ pháp lớp 2 trước đây ( chương trình 165 tuần ) thành phân môn Luyện từ và câu ( chương trình môn Tiếng Việt Tiểu học mới ) kéo theo sự thay đổi về nội dung sách giáo khoa , kĩ năng rèn luyện , các hình thức , biện pháp và quy trình lên lớp . Điều dễ nhận thấy ở nội dung bài học trong sách giáo khoa mới là phân môn Luyện từ và câu lớp 2 được thiết kế bằng hệ thống bài tập . Mỗi tiết dạy, giáo viên phải hướng dẫn để học sinh thực hiện từ 3 – 4 bài tập nhằm giúp cho các em nhận diện các kiến thức sơ giản về từ và câu tiếng Việt . Vì vậy , dạy Luyện từ và câu lớp 2 , giáo viên cần tập trung tổ chức cho học sinh các hoạt động mang tính thực hành là chính . Đây là nét mới , là vấn đề đặt ra đòi hỏi có sự suy nghĩ , tìm tòi đầu tư nhiều thời gian và công sức mới thực hiện có hiệu quả một tiết lên lớp . II.PHẦN NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ . Các bài dạy Luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt 2 được thiết kế theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh . Để việc giảng dạy có hiệu quả với đối tượng học sinh cụ thể , ngoài việc nắm vững các kiến thức về từ và câu trong chương trình môn Tiếng Việt ở lớp 2 , chúng ta cần phải vận dụng linh hoạt một số điểm về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học dưới đây. + Dạy các bài tập rèn luện về từ : Ở hầu hết các dạng bài tập mở rộng vốn từ ( qua tranh vẽ , theo quan hệ ngữ nghĩa , theo quan hệ cấu tạo từ ) , bài tập giúp học sinh nắm nghĩa của từ , bài tập hệ thống hóa và phân loại vốn từ , giáo viên đều có thể tổ chức cho học sinh tự khai thác và phát huy vốn tiếng Việt thông qua thực hành luyện tập cá nhân hoặc Trang 1
  2. Một số biện pháp góp phần giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu . theo cặp , theo nhóm ; chuẩn bị các đồ dùng dạy học và phương tiện thích hợp (tranh ảnh , vật thật , mô hình , băng đĩa , bảng phụ , bảng nhóm , phấn , bút bảng trắng , ) để học sinh hứng thú tham gia thực hành một cách nhẹ nhàng như được tham gia các trò chơi , cuộc thi gần gũi với lứa tuổi . Riêng đối với các bài tập tìm từ ngữ cùng chủ điểm , giáo viên cần lựa chọn các từ điểm tựa ( mẫu ) để gợi ý , định hướng học sinh mở rộng vốn từ theo năng lực và trình độ của các em ( xác định rõ những từ ngữ nào cần khai thác trong vốn ngôn ngữ của học sinh , những từ ngữ nào cần cung cấp thêm hoặc đưa vào vốn từ tích cực của học sinh , không đặt ra những yêu cầu quá cao ). + Dạy các bài tập rèn luyện về câu : Đối với các bài tập về các kiểu câu Ai là gì ? Ai thế nào ?, giáo viên cần giúp học sinh nhận biết và đặt được các câu hoàn chỉnh theo mẫu , biết cách đặt các câu hỏi cho bộ phận của câu hoặc tìm những bộ phận trả lời cho các câu hỏi Ai ? ( Cái gì ? , Con gì ? ) – Là gì ( Làm gì ?, Thế nào ? ). Học sinh được luyện tập về kĩ năng thực hành theo mẫu là chủ yếu , chưa đòi hỏi kiến thức mang tính lí thuyết . Đối với các bài tập về dấu câu ( dấu chấm hỏi , dấu phẩy , dấu chấm , dấu chấm than ) , giáo viên cần chú trọng cho học sinh luyện tập về dấu chấm và dấu phẩy ( trọng tâm ) bằng nhiều hình thức , biện pháp phù họp nhằm khai thác sự cảm nhận về tiếng Việt và những hiểu biết ban đầu của học sinh về các mẫu đã học . Thông qua việc hướng dẫn học sinh làm mẫu ( bằng cách thử đặt dấu câu vào một vị trí để xem xét đúng – sai hoặc đặt câu để xác định ý trọn vẹn theo mẫu câu đã học khi đặt dấu chấm , xác định các bộ phận đồng chức cùng trả lời câu hỏi Ai ? Làm gì ? Thế nào ? để đặt dấu phẩy ) , giáo viên giúp học sinh bước đầu biết sử dụng dấu câu nhằm góp phần phục vụ cho kĩ năng viết của các em . Ở lớp có học sinh yếu , hạn chế về vốn tiếng Việt giáo viên cần dành thời gian thích đáng để hướng dẫn học sinh làm tốt các bài tập vừa sức , cố gắng đạt được yêu cầu tối thiểu . Đối với các bài tập đồng dạng , giáo viên có thể chọn cho học sinh làm tại lớp một phần trong các bài tập ấy. Trang 2
  3. Một số biện pháp góp phần giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu . Với ý tưởng là tôi sẽ áp dụng đề tài này vào lớp mình , nên tôi tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm để có hướng thực hiện đề tài vào thực tế một cách chặt chẽ - hiệu quả . Kết quả khảo sát thực tế của môn Tiếng Việt như sau : Lớp Điểm thực TSHS 9 - 10 7 - 8 5 - 6 Dưới 5 nghiệm TS % TS % TS % TS % 2/3 20/11 5 25 % 5 25 % 8 40 % 2 10 % 2 . THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ . a/ Thuận lợi : Nhờ điểm trường nằm trên tuyến lộ nên việc học sinh đi học được dễ dàng . Lớp học lại chỉ là học sinh dân tộc Kinh nên việc tiếp thu thông tin qua lại từ giáo viên đến học sinh và ngược lại từ học sinh về giáo viên một cách tự nhiên không gò bó . Với lại người dân địa phương hiện nay cũng rất quan tâm đến con em mình nghĩa là học sinh được các bậc phụ huynh trang bị sách vở cho con đến trường tương đối đầy đủ nhất là Tiếng Việt và Toán trong đó có phân môn Luyện từ và câu lại có cả vở bài tập thực hành . b/ Khó khăn : Hiện nay điểm trường mà tôi đang trực tiếp giảng dạy chỉ dạy được một buổi / ngày . Do vậy nên rất ít thời gian để đưa thông tin vốn từ cho học sinh lĩnh hội được sâu hơn vì còn phải dành thời gian cho các môn học khác. Về thiết bị đồ dùng dạy học cũng chưa được trang bị từ phía nhà trường mà tự giáo viên phải bỏ công , bỏ tiền ra để trang bị cho tiết dạy. Các loại sách tham khảo của giáo viên để nâng cao vốn từ trong thư viện lại chưa có . Đặc biệt là phân môn Luyện từ và câu đòi hỏi phải sử dụng rất nhiều tranh ảnh nhầm để minh họa và có thể dùng để giải thích một số từ rất cần thiết nhưng điều kiện kinh phí nhà trường còn hạn hẹp nên chưa đáp ứng được . Chính vì vậy nên việc giảng dạy còn gặp nhiều khó khăn. Trang 3
  4. Một số biện pháp góp phần giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu . 3/ CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM GÓP PHẦN GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU . a)Công tác chuẩn bị hướng dẫn học sinh làm bài tập . Hình thức bài tập trong sách giáo khoa mới của phân môn Luyện từ và câu lớp 2 rất đa dạng về kiểu loại , phong phú về hình thức nhưng nét chung nhất là nhầm mở rộng vốn từ và rèn kĩ năng dùng từ , đặt câu cho học sinh . Để chuẩn bị cho tiết lên lớp đạt hiệu quả cao giáo viên cần tập chung một số nội dung chủ yếu sau : * Xác định mục tiêu cần đạt của mỗi tiết học và mục tiêu của mỗi bài tập . Môn Tiếng Việt lớp 2 của chương trình tiểu học mới không có bài học lí thuyết . Do vậy việc giải quyết các bài tập là những kiến thức về từ ngữ , ngữ pháp được cung cấp cho học sinh thông qua các bài tập thực hành . Quan trọng là rèn kĩ năng là yêu cầu cơ bản trong quá trình hướng dẫn học sinh làm bài tập . Sách giáo khoa đã đáp ứng yêu cầu đó bằng cách bố trí nội dung bài Luyện từ và câu bám sát các chủ điểm học trong tuần , giúp học sinh có điều kiện để làm các bài tập mở rộng từ , dùng từ đặt câu gắn với chủ điểm . Thông qua đó , học sinh nắm những tri thức sơ giản về từ và câu, làm cơ sở cho việc tiếp thu có hệ thống kiến thức về từ ngữ , ngữ pháp của các lớp sau . Quá trình xác định mục tiêu bài học là quá trình giáo viên cần chú ý tính “ tích hợp” , nhất là “tích hợp” các kiến thức , kĩ năng trong tiết học và những kiến thức kĩ năng đã học trước đó , giúp cho học sinh hiểu và vận dụng kiến thức để làm bài tập một cách phù hợp . *Chuẩn bị tốt các điều kiện để đạt mục tiêu đề ra . Điều kiện ở đây bao gồm từ trang thiết bị , đồ dùng dạy – học đến hình thức tổ chức và các biện pháp thực hiện trong quá trình lên lớp.Trang thiết bị và đồ dùng dạy – học : hiện nay các loại tranh ảnh sách giáo khoa là điều kiện khá tốt cho việc cung cấp các kiến thức và rèn kĩ năng . Nhưng trong thực tế để nâng cao chất lượng và gây hứng thú học tập cho học sinh thì ngoài việc giáo viên sử dụng tranh ảnh sách giáo khoa ra , giáo viên cần phải phóng to tranh ảnh , làm thêm các biểu bảng có hình dạng các con vật , hoa , quả , Đối với một số tiết dạy tổ chức cho Trang 4
  5. Một số biện pháp góp phần giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu . học sinh học nhóm , giáo viên phải chuẩn bị thêm điều kiện làm việc khác như : bảng quay , bảng phụ , phiếu học tập , bút bảng trắng Tuy nhiên , việc làm thêm đồ dùng phục vụ cho dạy – học đạt hiệu quả cao nhất thì đồ dùng cần phải mang tính sử dụng lâu dài để giảm bớt tốn kém . Ở điều kiện học sinh sử dụng Vở bài tập Tiếng Việt trong phân môn Luyện từ và câu thì giáo viên cho học sinh làm bài ở hoạt động cá nhân là tốt nhất , còn các bài tập khác đã thực hiện rồi ở phiếu thì yêu cầu học sinh làm lại ở nhà vào Vở bài tập để khắc sâu kiến thức hơn . *Lựa chọn hình thức học tập thích hợp. Phân môn Luyện từ và câu được thiết kế thông qua hệ thống bài tập , do vậy giáo viên cần chuẩn bị hình thức ,biện pháp dạy học thích hợp thì tiết dạy sẽ không rập khuôn , không nhàm chán và sẽ gây được hứng thú học tập cho học sinh . Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 thường thiết kế 4 loại bài tập cơ bản : mở rộng vốn từ theo chủ điểm ; nắm nghĩa của từ ; phân loại nhóm từ ; luyện tập sử dụng từ . Do vậy , để giải quyết tốt bài tập , giáo viên cần nắm vững yêu cầu về kiến thức , mục đích và hình thức bài tập ở sách giáo khoa để có những biện pháp thích hợp trong quá trình hướng dẫn cho học sinh thực hành . Căn cứ vào các loại bài tập , giáo viên có thể lựa chọn hình thức trình bày bài tập cho phù hợp : làm miệng , viết , làm cá nhân , làm theo nhóm hoặc tổ chức trò chơi học tập. Ví dụ : Đối với phân môn Luyện từ và câu giáo viên cần sử dụng nhiều biện pháp kết hợp với nhau để giúp tiết học sinh động nhằm tránh được sự nhàm chán . Thông qua tiết học : “ Từ ngữ về cây cối .Đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì?”.Ở tiết học này giáo viên phải hiểu rõ mục tiêu của bài là : -Nêu được một số từ ngữ chỉ cây cối (BT1,BT2) -Dựa theo tranh, biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ để làm gì ?(BT3). Sự chuẩn bị của giáo viên: Phiếu ghi yêu cầu các bài tập. Bộ thẻ ghi các bộ phận của cây(BT1). Giáo viên chuẩn bị một tổ câu hỏi nhầm dẫn dắt các em đi đúng mục tiêu của bài . Bảng phụ và bộ thẻ từ để tổ chức trò chơi (BT2).Tranh phóng to (BT3). Cây thật .Để thực hiện tiết dạy đạt hiệu quả cao thì việc chuẩn bị của giáo viên là góp phần quan trọng . Giáo viên biết linh hoạt sáng tạo để chọn Trang 5
  6. Một số biện pháp góp phần giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu . biện pháp thực hiện vào từng bài tập trong tiết học.Giáo viên phải biết thay thế hình thức nội dung dạng bài tập đơn điệu như SGK chuyển sang dùng biện pháp học sinh tích cực . Nghĩa là thay vào bài tập là hình thức trò chơi , nối từ ngữ phù hợp với tranh ảnh , sắp xếp từ ngữ phù hợp với nội dung yêu cầu .Biện pháp được thực hiện cụ thể trong tiết dạy như sau : Bài tập 1: Hãy kể tên các bộ phận của một cây ăn quả . Từ dạng bài tập chỉ kể suông bằng miệng để tìm từ ngữ thì giáo viên uyển chuyển sang dạng quan sát tranh và đính từ ngữ tìm được vào bộ phận của cây ăn quả (từ quả đính vào cạnh bên tranh hình quả , từ hoa đính vào cạnh bên tranh hình hoa , .).Qua thực hành bằng tay kết hợp với tư duy sẽ giúp học sinh nhớ lâu hơn. Trong khi sử dụng tranh ảnh thì giáo viên cũng phải kết hợp biện pháp lấy học sinh làm trung tâm . Giáo viên chỉ là người tổ chức , hướng dẫn , đặt câu hỏi gợi ý, hỗ trợ khi cần thiết. Học sinh hoạt động tích cực , liên tục từ việc tìm kiếm đến việc ứng dụng nội dung vừa tìm được vào yêu cầu bài tập.Nói đúng hơn là học sinh vừa nhận biết thông tin thì ứng dụng ngay vào thực hành. Có như thế thì học sinh sẽ nhận biết một cách rõ ràng ,thực tế chứ không phải chỉ mơ hồ qua lời nói. Bài tập 2 :Tìm những từ ngữ có thể dùng để tả các bộ phận của cây. Ở dạng bài tập này nếu như giáo viên thực hiện môt cách máy móc là chỉ yêu cầu học sinh làm theo mẫu đã hướng dẫn “thân ( to, cao, chắc, bạc phếch, ).Cứ như thế thì từ ngữ mà học sinh tìm được không khắc sâu vào trí nhớ các em vì chỉ là lí thuyết .Chính vì vậy tôi đã sử dụng biện pháp tổ chức trò chơi với tên gọi “Ai nhanh hơn”. Giáo viên sử dụng Bảng trò chơi như sau : Giáo viên chia lớp thành hai đội chơi (mỗi đội có 8 thành viên và 2 ban giám khảo với hai Đội trưởng ) .Hai Đội trưởng sẽ lần lượt phát thẻ cho các thành viên của đội mình .( Đội màu hồng nhận thẻ màu hồng, Đội màu xanh nhận thẻ màu xanh .Trong các thẻ có ghi từ chỉ đặt điểm từng bộ phận của cây ). Giáo viên phổ biến luật chơi . Sau hiệu lệnh của giáo viên thì hai đội bắt đầu trò chơi . Trang 6
  7. Một số biện pháp góp phần giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu . Bộ phận của cây Đặc điểm Ngọn Thẳng tấp, chót vót Quả ( trái ) Đỏ ối, chín mộng Hoa Đỏ rực , trắng muốt Lá Xanh nõn , úa vàng Rễ cây Ngoằn ngoèo , xù xì Gốc cây Sần sùi , thô Thân cây Nhẵn bóng , bạc phếch Cành cây Khẳng khiu , trơ trụi Sau khi hai đội đã kết thúc Tổ trọng tài nhận xét – giáo viên kết luận đưa ra quyết định đội chiến thắng . Đội chiến thắng sẽ nhận được phần thưởng như quy ước ban đầu . Sau khi học sinh về vị trí giáo viên yêu cầu cả lớp đọc lại nội dung đã hoàn thành trong bảng. Bài tập 3 : Đặt các câu hỏi có cụm từ để làm gì để hỏi về việc làm được vẽ trong các tranh dưới đây . Tự trả lời các câu hỏi ấy. Đối với bài tập như thế này tôi sử dụng biện pháp thảo luận nhóm nhầm giúp các em lĩnh hội được thông tin từ bạn và ngược lại . Hơn thế nữa là biện pháp này gây được hứng thú khi được ca hát sẽ giảm sự căng thẳng mệt mỏi. Bài tập được thực hiện như sau : Giáo viên phổ biến nội dung , hướng dẫn cách thảo luận , đính lần lược hai bức tranh lên bảng rồi định hướng học sinh quan sát , yêu cầu học sinh di chuyển về nhóm , phát tranh cho bốn nhóm (mỗi nhóm phải có đủ hai tranh như SGK ). Sau khi nhóm quan sát tranh xong thì Nhóm trưởng sẽ chỉ định các thành viên trong nhóm đặt và trả lời với cụm từ để làm gì . Sau thời gian quy định đại diện từng nhóm trình bày miệng trước lớp ( mỗi nhóm có một cặp học sinh thực hiện ). Các nhóm nhận xét chéo với nhau . Cuối cùng giáo viên nhận xét kết luận – tuyên dương , sửa cách dùng từ của học sinh nếu chưa được hay. Với nội dung củng cố lại bài giáo viên sẽ sử dụng biện pháp kết hợp : quan sát, động não, đàm thoại ( giáo viên chuẩn bị cây thật ) .Từ nội dung các bài tập trên Trang 7
  8. Một số biện pháp góp phần giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu . giáo viên sẽ liên hệ để giáo dục cho các em biết chăm sóc cây ở nhà cũng như ở trường. Riêng việc dặn dò cuối tiết học là giáo viên sử dụng Vở bài tập Tiếng Việt để yêu cầu học sinh làm bài ở nhà . Nhờ vào Vở bài tập này giáo viên kiểm tra lại được kiến thức của các em . Còn về bản thân học sinh thì được ôn lại kiến thức mà mình vừa tiếp thu ở lớp . b)Tổ chức các hoạt động trên lớp. * Giúp học sinh nắm vững yêu cầu bài tập . Thông thường mỗi tiết học , học sinh làm từ 3 – 4 bài tập , mỗi bài tập điều nhằm mục đích rèn luyện một số kĩ năng nhất định . Do tính chất phong phú về hình thức , kiểu loại bài tập nên tùy theo loại bài tập giáo viên hướng dẫn cho học sinh nắm yêu cầu một cách thích hợp . + Loại bài tập học sinh có thể đọc và tự xác định yêu cầu là loại bài tập thuộc dạng bài đã được làm ở các tiết trước hoặc những bài tập yêu cầu thực hiện nhiệm vụ đơn giản . Ví dụ : Bài tập 4 , SGK Tiếng Việt 2 , tập một , trang 17. Em đặt câu gì vào cuối mỗi câu sau ? -Tên em là gì -Em học lớp mấy -Tên trường của em là gì + Loại bài tập giáo viên cần dành thời gian để hướng dẫn cho học sinh nắm vững yêu cầu là những bài tập có yêu cầu cao hơn về mặt kiến thức và kĩ năng hoặc cần xác định trong quan hệ giữa đề bài và lời giải , cũng có bài tập mặc dù không khó nhưng học sinh chưa gặp , chưa quen thì giáo viên cũng cần hướng dẫn kĩ cho học sinh . Ví dụ : Bài tập 1 , 2 – SGK Tiếng Việt 2 , tập một , trang 82 . 1.Tìm những từ ngữ chỉ người trong gia đình , họ hàng ở câu chuyện Sáng kiến của Bé Hà . Trang 8
  9. Một số biện pháp góp phần giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu . Yêu cầu bài tập là phải nhớ lại , đọc lại câu chuyện Sáng kiến của Bé Hà để tìm những từ chỉ người trong gia đình , họ hàng . 2.Kể thêm các từ trong gia đình , họ hàng mà em biết . Yêu cầu kể thêm các từ chỉ người trong gia đình , họ hàng . Đối với loại bài tập này , giáo viên cần hướng dẫn chung với cả lớp để cho học sinh xác định yêu cầu trước khi tiến hành làm bài tập . * Hướng dẫn làm mẫu một phần của bài tập . Thông thường thì tất cả các bài tập ở SGK đã có mẫu hoặc ví dụ kèm theo . Để thực hiện một phần bài tập ( mẫu ) giáo viên tiến hành bằng cách gọi học sinh chữa mẫu trên bảng lớp hoặc cả lớp làm bài vào vở hoặc bảng con . Tuy nhiên , khi tiến hành làm một phần bài tập ( mẫu ) , giáo viên cần chọn hình thức và biện pháp phù hợp , tránh việc làm mẫu các bài tập đều giống nhau sẽ gây nhàm chán cho học sinh .Ngoài những bài tập đã được hướng dẫn mẫu trong SGK , nếu có những bài tập là dạng bài mới , học sinh chưa nắm được cách làm giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh bằng cách giải miệng hoặc viết một phần hoặc cả bài tập ( tùy độ dài hoặc độ khó của bài tập ) . Ví dụ : Bài tập 3 : Viết tên các con vật trong tranh . SGK Tiếng Việt 2 , tập một , trang 134 . Trang 9
  10. Một số biện pháp góp phần giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu . Đối với yêu cầu của bài tập “ Viết tên các con vật trong mỗi bức tranh” , giáo viên hướng dẫn cách viết tên con vật theo thứ tự của các bức tranh từ trái sang phải , từ trên xuống dưới ( như thứ tự đánh số của các bức tranh ) , tránh bỏ sót hoặc nhầm lẫn . Một số bài tập ( giữa học kì và cuối học kì ) có áp dụng hình thức trắc nghiệm , giáo viên nên tập cho học sinh cách trả lời : chọn câu nào , đánh dấu chọn như thế nào hoặc bỏ câu chọn cũ , đánh dấu câu chọn mới như thế nào *Hướng dẫn học sinh tiến hành làm bài tập . Giáo viên cần hướng dẫn một cách rõ ràng , cụ thể như làm miệng , làm nháp , làm bảng con , bảng lớp , phiếu học tập Đối với bài tập học sinh làm cá nhân : Đây là những bài tập yêu cầu một cách cụ thể như trả lời một câu hỏi , nêu ý kiến , nhận xét Yêu cầu về kiến thức không khó , đa số học sinh có khả năng làm được bài tập . Do vậy giáo viên nên cần cho nhiều em được trình bày , nhất là những học sinh còn yếu trình bày trước để các bạn có cơ hội bổ sung , sửa chữa . Đối với bài tập làm việc theo nhóm : Thường áp dụng cho những bài tập tương đối trừu tượng hoặc có tính khái quát ; bài tập phải giải quyết nhiều đơn vị kiến thức , đòi hỏi có sự thảo luận , trao đổi bàn bạc để có câu trả lời . Giáo viên cần giúp đỡ học sinh nhiều hơn ở loại bài tập này , để các nhóm làm đúng công việc giáo viên giao cho , quan sát và theo dõi các nhóm còn lúng túng Đối với bài tập làm việc cả lớp : Thuộc các dạng bài tập không cần phải suy nghĩ lâu mới trả lời , giáo viên cần quan tâm đến tất cả các đối tượng trong lớp mình . Đối với trò chơi học tập : Trò chơi học tập là một hình thức học tập sẽ giúp cho lớp học sinh động và hấp dẫn hơn . Nói như thế không có nghĩa là bài tập nào cũng tổ chức trò chơi học tập mà giáo viên nên chọn những bài tập có nhiều đơn vị kiến thức để huy động nhiều em tham gia , tránh tổ chức trò chơi học tập nhưng thực tế chỉ được một nhóm , hoặc một số em chơi sẽ làm cho những học sinh khác không có cơ hội hoạt động . * Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi , nhận xét về kết quả , rút ra những điều cần nhớ trong tiết học . Trang 10
  11. Một số biện pháp góp phần giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu . Sau khi tổ chức cho học sinh làm bài tập , giáo viên cần tạo mọi điều kiện để học sinh trình bày kết quả mình đã làm được . Đây chính là điều kiện tốt nhất để giáo viên đánh giá mức độ nắm kiến thức của từng học sinh , đồng thời có tác động kích thích học sinh tích cực học tập . Tùy theo hình thức làm bài mà giáo viên chọn cách làm bài cho học sinh như : Đối với bài tập làm việc cá nhân , giáo viên cho học sinh trình bày kết quả cho cả lớp cùng nghe rồi trao đổi nhận xét và rút ra kết luận , những học sinh khác tự đánh giá , đối chiếu với kết quả mình làm được để điều chỉnh , sửa chữa . Đối với bài tập làm việc theo nhóm , giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả ; việc trình bày kết quả của nhóm cũng cần tạo điều kiện cho tất cả các thành viên trong nhóm trình bày , không nên để nhóm trưởng hoặc một số em khá giỏi trình bày , các học sinh còn lại sẽ dễ phụ thuộc vào bạn . Chính vì vậy trong quá trình trao đổi , nhận xét ,giáo viên nên tạo điều kiện , cơ hội cho nhiều em trình bày ý kiến của mình , kể cả ý kiến đúng và chưa đúng . Đối với bài tập không có một lời giải duy nhất thì giáo viên cần xác định tất cả các lời giải đúng . Sau đó giáo viên nêu lời giải hay và chính xác nhất để các em học tập . Khi nhận xét và rút ta kết luận rồi nên khuyến khích động viên học sinh chú ý một số lỗi phổ biến và lỗi cá biệt để giúp cho học sinh tự sửa chữa . Mặc dù không cung cấp những kiến thức buộc học sinh phải ghi nhớ một cách máy móc sau bài tập nhưng giáo viên cần phải chốt lại những nội dung cần ghi nhớ một cách ngắn gọn và nhẹ nhàng , không cần phải giải thích dài dòng. Ví dụ : Tiết Luyện từ và câu ( tuần 30 ) gồm có 3 bài tập : Sau khi học sinh đã hoàn thành 3 bài tập , giáo viên mới gợi ý để học sinh nắm lại những kiến thức cần nhận biết khi thực hiện các bài tập như : Qua bài tập em nhận biết được điều gì ? ( Nhận biết các từ ngữ về tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm thiếu nhi đối với Bác Hồ Biết viết câu) . Từ đó giáo viên hệ thống cho học sinh : Qua tiết học , các em đã được mở rộng thêm vốn từ ngữ nói về tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ , biết nói thành câu , biết quan sát tranh để viết câu. Trang 11
  12. Một số biện pháp góp phần giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu . 4 . KẾT QUẢ CỤ THỂ GIÁ TRỊ LỢI ÍCH CỦA SÁNG KIẾN . Như vậy thông qua các biện pháp dạy học trên đã tìm ra con đường và các hình thức tổ chức , các phương pháp thích hợp cùng các phương tiện dạy học phù hợp để truyền tải thông tin đến từng đối tượng . Khi đã sử dụng các biện pháp trên đã phát huy được tính tích cực , độc lập , sáng tạo , tự giác tìm hiểu của học sinh . Kết quả của giờ học Luyện từ và câu này làm cho học sinh tập trung và hứng thú học tập tích cực hơn .Trong giờ học 100 % học sinh đều tự giác hoàn thành các yêu cầu của giờ học , kết quả giờ học phù hợp với từng đối tượng học sinh . Không khí lớp học sôi nổi , học sinh không những chủ động tích cực trong học tập mà còn rèn luyện khả năng giao tiếp , trình bày ý kiến của mình trước các bạn . Lớp học có phần ồn ào hơn nhưng khuyến khích được học sinh thể hiện sự tìm tòi sáng tạo của mình , giờ học luôn ở trạng thái “động” . Trong thời gian học nhóm , học sinh chủ động mạnh dạn trình bày ý kiến của mình . Hầu hết học sinh được thể hiện quan điểm của mình trước các vấn đề học , từ rụt rè đến mạnh dạn và năng động , các em đã làm chủ được bản thân . Ngoài ra quá trình thảo luận nhóm học tập còn bổ sung nhiều kiến thức cho các em . Thực hiện giờ dạy theo phương pháp đổi mới với nội dung áp dụng ba chuyên đề , người giáo viên không phải lệ thuộc gò bó theo sách . Với vai trò là người điều khiển , tổ chức , dẫn dắt học sinh để thể hiện thành công giờ dạy phương pháp đổi mới , thực hiện ba chuyên đề , người giáo viên buộc phải tích cực hơn , năng động hơn , linh hoạt nhằm thúc đẩy học sinh hoạt động trí tuệ thực sự của từng đối tượng học sinh trong lớp . Đặc biệt hơn đối với người giáo viên khi thực hiện giờ dạy Luyện từ và câu là hình thức tổ chức và sự chuẩn bị đồ dùng dạy học sẽ góp phần rất quan trọng vào kết quả bài dạy đạt hiệu quả cao . Qua thời gian thực nghiệm lớp học đã đạt được kết quả của môn Tiếng Việt cuối học kì II như sau : Trang 12
  13. Một số biện pháp góp phần giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu . Lớp Điểm thực TSHS 9 - 10 7 - 8 5 - 6 Dưới 5 nghiệm TS % TS % TS % TS % 2/3 20/11 16 80 % 2 10 % 2 10 % 0 % Việc thực nghiệm trên lớp của mình trực tiếp giảng dạy đem lại kết quả rất khả quan . Cho nên tôi thấy mình đầu tư cho công việc trên không uổng phí một chút nào . Tôi xem công việc tìm tòi phương pháp – biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu để các em ứng dụng vào những môn học có sử dụng vốn từ và ứng dụng vào cuộc sống hằng ngày là hết sức cần thiết . Chính vì lẻ đó tôi sẽ tiếp tục đầu tư và phát huy các biện pháp này ngày càng rộng hơn , sâu hơn vào những năm học sau để phục vụ tốt cho việc giảng dạy . III.PHẦN KẾT LUẬN 1. TÓM LƯỢC CÁC GIẢI PHÁP. Nói tóm lại trong toàn nghành giáo dục chúng ta hiện nay đang thực hiện đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục . Đặc biệt năm học 2011 – 2012 tiếp tục thực hiện tích cực 3 chuyên đề vào nội dung dạy học nhằm khắc phục tình trạng học sinh yếu kém đến mức thấp nhất . Trong nội dung 3 chuyên đề thì có một nội dung góp phần tích cực vào việc giúp cho học sinh học tốt Phân môn Luyện từ và câu đó là : “ làm đồ dùng dạy học có sáng tạo” phù họp với nội dung bài dạy là một việc làm không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng học sinh nói chung và giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu nói riêng . Muốn làm được những điều vừa nói trên thì đòi hỏi người giáo viên phải hết sức nhiệt tình trong việc tìm kiếm , sưu tầm , tự làm , phải bỏ ra thật nhiều công sức , vượt qua nhiều khó khăn mới đạt được. Bản thân là người giáo viên chủ nhiệm hơn ai hết là phải gần gũi học sinh , ân cần , niềm nỡ , động viên , khích lệ kịp thời . Giáo viên phải tạo mọi điều kiện , dành nhiều thời gian để các em hoàn thành bài của mình ngay tại lớp . Đối với phân môn Luyện từ và câu giáo viên phải đặc biệt coi trong việc tổ chức và sử dụng đồ dùng dạy học , các trò chơi mang tính phục vụ cho nội dung bài tập Trang 13
  14. Một số biện pháp góp phần giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu . sẽ rất có hiệu quả để truyền tải vốn từ đến các em một cách nhẹ nhàng, đầy đủ nhưng lại được học sinh dễ nhớ mà khó quên . Đây chính là những điều kiện tốt nhất để giúp các em học tốt phân môn Luyện từ và câu . 2. Ý NGHĨA VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ . Qua quá trình rèn luyện , ứng dụng tích cực các biện pháp nêu trên trong suốt năm học , tôi đã thu được kết quả rất khả quan , các em rất hứng thú trong học tâp . Đặc biệt các em đi học rất đều và đúng giờ , thích học phân môn Luyện từ và câu hơn . Thông qua những điều kiện đã thu được trong quá trình giảng dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng . Tôi xin có một số đề xuất như sau : Cần tạo điều kiện để lớp học được 2 buổi / ngày thì giáo viên sẽ có nhiều thời gian để bồi dưỡng thêm năng khiếu sử dụng câu từ cho học sinh . Cần cung cấp thêm một số đồ dùng phục vụ cho phân môn Luyện từ và câu như : Bảng phụ , bảng nhóm , bút bảng trắng , tranh ảnh , mang tính sử dụng lâu bền . Trên đây là một số biện pháp nhằm góp phần giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu . Đây mới chỉ là nghiên cứu bước đầu nhằm góp phần nhỏ bé vào việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học tích cực “dạy học lấy học sinh làm trung tâm”. Để thực hiện được tốt hơn nữa thì đòi hỏi người giáo viên cần phải có sự nghiên cứu lâu dài và công phu hơn . Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp trên và đồng nghiệp để phương pháp dạy học môn Tiếng Việt nói chung và Phân môn Luyện từ và câu nói riêng ngày càng đạt hiệu quả tốt hơn . Thạnh Hưng , Ngày 20 tháng 05 năm 2012 Người viết Trang 14
  15. Một số biện pháp góp phần giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu . MỤC LỤC I.Phần mở đầu . . trang 1 II.Phần nội dung : trang 1 1/ Cơ sở lí luận của vấn đề: trang 1 2/ Thực trạng vấn đề: trang 3 3/ Các biện pháp đã tiến hành thực nghiệm : trang 4 4/ Kết quả cụ thể giá trị lợi ích của sáng kiến : trang 12 IV.Phần kết luận : trang 13 1/ Tóm lược các giải pháp: trang 13 2/ Ý nghĩa và những kiến nghị: trang 14 Trang 15