Sáng kiến kinh nghiệm: "Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt môn Toán Trường Tiểu học Thạnh Hưng 2 ”

doc 26 trang nhatle22 4120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm: "Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt môn Toán Trường Tiểu học Thạnh Hưng 2 ”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_1_h.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm: "Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt môn Toán Trường Tiểu học Thạnh Hưng 2 ”

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHẦN I: LÝ LỊCH - Họ và tên: Huỳnh Minh vũ - Chức vụ: Giáo viên - Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thạnh Hưng 2, Thạnh Hưng, Giồng Riềng, Kiên Giang. - Tên đề tài: “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt môn Toán Trường Tiểu học Thạnh Hưng 2”. PHẦN II: NỘI DUNG I/ Đặt vấn đề Đất nước ta đang chuyển mình trong thời kỳ đổi mới , do đó đòi hỏi mọi hoạt động , nhịp đập của cuộc sống phải được nâng lên nhằm thích ứng với yêu cầu phát triển của xã hội và xu thế hội nhập các nước trên thế giới .Vậy để theo kịp với sự phát triển không ngừng ấy chúng ta không thể không nghĩ đến công tác giáo dục ,một trong những vai trò hết sức quan trọng và chính nó sẽ sản sinh ra những thần đồng tương lai đưa đất nước sánh vai các Cường quốc Năm Châu. Đối với bậc Tiểu học thì lớp 1 đặc biệt quan trọng hay nói cách khác nó là bàn đạp để tiến lên những bước vững vàng của các lớp kế tiếp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục , đổi mới chương trình Sách giáo khoa Toán 1 cần nghiên cứu quán triệt và đầy đủ . Trong thực tiễn dạy học người giáo viên khối 1 có một thói quen giảng dạy tương đối ổn định về phương pháp dạy học . Vì vậy việc bồi dưỡng về nội dung và phương pháp dạy học Sách giáo khoa Toán 1 là hết sức cần thiết để giúp học sinh lớp 1 học tốt môn Toán . Đứng trước tình cảnh này , tôi không thể khoanh tay mà nghĩ mình nên làm một cái gì đó để giúp các em học tốt hơn nên tôi đã trọn tên đề tài : “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt môn Toán “. Đề tài này chỉ tập trung vào nghiên cứu “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt môn Toán “. Rất mong đề tài này góp phần nhỏ bé vào việc giúp học sinh học tốt môn Toán nói chung và môn Toán ở Trường Tiểu học Thạnh Hưng 2 nói riêng. Trang 1
  2. II/ Giải quyết vấn đề 1/ Cơ sở lý luận và thực tiển a/ Cơ sở lý luận Trong chương trình môn Toán ở Tiểu học , số học là nội dung trọng tâm , là hạt nhân của quá trình dạy học toán từ lớp 1 đến lớp 5 . Môn Toán chủ yếu tập trung vào bổ sung , hoàn thiện , tổng kết , hệ thống hóa, khái quát hóa ( ở mức độ đơn giản , ban đầu ) về số tự nhiên , dãy số tự nhiên , hệ đếm thập phân , bốn phép tính ( cộng , trừ , nhân , chia ) với số tự nhiên và một số tính chất của các phép tính đó. Số tự nhiên là một thành tựu khoa học lâu đời của loài người ngày nay số tự nhiên được sử dụng mọi lúc , mọi nơi của đời sống xã hội . Khó có thể hình dung được xã hội không có số tự nhiên . Tính toán cộng , trừ , nhân , chia .Số tự nhiên ra đời do nhu cầu nhận biết về số lượng của sự vật . Nhu cầu đó xuất hiện ngay cả trong một xã hội đơn giản nhất . Chẳng hạn , người ta cần biết số lượng của một đàn thú để tổ chức một cuộc đi săn , cần biết số lượng quân lính để tổ chức cuộc chiến , Khi xã hội phát triển thì nhu cầu đó ngày càng tăng . Dần dần do nhu cầu cuộc sống người ta đặt ra các số lớn hơn và tập hợp số tự nhiên ra đời từ đó và nó có tính vô hạn . Lớp 1 là nền tảng đầu tiên của giáo dục phổ thông học sinh tiếp xúc với kiến thức cơ bản ban đầu sơ khai nhất của Toán học . Ngay từ thuở tập nói học sinh đã có vốn tri thức sẵn để khi gặp tình huống phát ra bằng lời . Như vậy, học sinh đã có tư duy phán đoán để thể hiện bằng lời nói . Khi 6 tuổi các em vào lớp 1 với khã năng tư duy hoàn toàn tiềm ẩn .Tiếp cận bài học sẽ khơi dậy những tiềm ẩn ấy của các em . Trong mỗi bài dạy ở bất cứ môn học nào cũng nhằm hình thành một kỹ năng riêng biệt cho học sinh và qua đó sẽ đọng lại ở các em vấn đề nêu ra .Trong giờ học Toán có hai phần chính đó là phần tìm hiểu bài và phần luyện tập . Tùy theo nội dung của từng bài mà giáo viên có thể tiến hành cùng lúc hay tách đôi . Tuy việc tìm hiểu bài chỉ là phương tiện nhưng nó không thể thiếu cho việc rèn luyện kỹ năng học Toán cho học sinh . Trang 2
  3. b/ Cơ sở thực tiển Đặc trưng của địa phương Trường Tiểu học Thạnh Hưng 2 , huyện Giồng Riềng , tỉnh Kiên Giang là một vùng sông nước Tây sông hậu học sinh không qua mẫu giáo nên khi bước vào lớp 1 là đều mới mẻ hoàn toàn các em khó tiếp nhận nội dung chương trình mới .Vì vậy , đòi hỏi người giáo viên phải nổ lực , không ngừng tiềm tòi , học hỏi .Việc hình thành kiến thức cho các em không chỉ dựa vào Sách giáo khoa là đủ mà phải dựa trên cơ sở thực tiễn của cuộc sống . 2/ Thực trạng vấn đề a/ Thực trạng dạy học * Nguyên nhân khách quan - Sự quan tâm của phụ huynh học sinh không đều , có những phụ huynh quan tâm thì con họ học tập tích cực thể hiện rõ nét , một bộ phận không quan tâm phó mặt cho nhà Trường . Ở Trường các em học được bao nhiêu thì tùy ý khi về nhà phải tham gia công việc gia đình , Làm cho nội dung bài học ở Trường cũng tuột khỏi trí nhớ các em . - Sự trì trệ của một bộ phận giáo viên cũng như một số ít lãnh đạo chuyên môn còn lơ là, dễ giải trong công việc . - Về ngôn ngữ Toán học là ngôn ngữ Tiếng Việt phổ thông . Đôi khi từng vùng , miền ngôn ngữ mang tính khu biệt đặc trưng phương ngữ địa phương , ảnh hưởng không nhỏ đến nội dung bài học . * Nguyên nhân chủ quan - Không có trò dở mà chỉ là thầy không giỏi . Người thầy thật sự quan tâm, tận tụy với công việc thể hiện một cách hết sức mình quan tâm học sinh . Từng học sinh được quan tâm hết nội dung bài học , theo dõi các em từng việc làm . Làm sao cho học sinh ghi nhớ khoa học tư duy sáng tạo , tạo hiệu quả cao nhất khi truyền thụ nội dung kiến thức đi đôi với đổi mới phương pháp dạy học , kiến thức nội dung bài học khơi dậy ở học sinh tính tích cực hoạt động có hiệu quả . Trang 3
  4. - Giáo viên nhiều vùng quê khác nhau về công tác chung một đơn vị : Giọng nói ,cử chỉ , ngôn ngữ của từng giáo viên có khác nhau do vậy việc tiếp xúc tạo lên hứng thú học tập của các em cũng khác nhau . - Học sinh thật sự chỉ là đối tượng để giáo viên chinh phục . Hoàn cảnh các em rất khác nhau có đầy đủ các yếu tố của môi trường sống, gia đình, xã hội tác động vào làm cho học sinh có ảnh hưởng không ít đến việc tiếp thu kiến thức . b/ Những khó khăn Trong thực tế thì những khó khăn tôi gặp rất nhiều khi đứng lớp mà tôi đã cố gắng khắc phục. Tôi chỉ nêu vài khó khăn tiêu biểu góp phần giúp cho các em học tốt môn Toán lớp 1. - Do đặc điểm tâm lý các em còn nhỏ ham chơi hơn ham học chỉ học ở lớp có thầy cô bạn bè thì các em học, về nhà thì mãi chơi không lo học. - Đường giao thông chưa thuận lợi khi mùa mưa đến . - Do điều kiện kinh tế gia đình quá nghèo cha mẹ các em phải lo mưu sinh cho nên không có thời gian quan tâm đến việc học hành của con mình, không có thời gian dạy dỗ các em. Ăn mặc, học hành các em tự lo. - Trình độ các em không đồng đều, có em tiếp thu rất tốt nhưng một số em tiếp thu bài chậm, học yếu nên các em mặt cảm rồi chán nản nên nghỉ học hoặc không quan tâm đến việc học. 3/ Biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt môn toán Năm học 2011 – 2012 tôi được phân công giảng dạy lớp 1 điểm KH3, đây là một trong những điểm khó khăn nhất của Trường Tiểu học Thạnh Hưng 2, với tổng số học sinh là 11/5 nữ .Tôi rất băn khoăn, lo lắng, muốn làm việc gì đó để giúp các em tiến bộ hơn . Do đặc thù lớp nằm ở điểm lẻ , học sinh không qua lớp mẫu giáo, giao thông đi lại khó khăn , thông tin liên lạc còn nhiều hạn chế . Ngay đầu năm tôi đã đặc biệt chú ý đến việc học Toán của các em nên tôi quyết định tìm hiểu từng nguyên nhân của đối tượng và đề ra một số biện pháp nhằm giúp các em học tốt môn Toán lớp 1 . Trang 4
  5. * Đổi mới phương pháp dạy học Toán 1 Đổi mới Sách giáo khoa là đổi mới nội dung bài học , đổi mới cấu trúc nội dung kéo theo đổi mới phương pháp dạy học Toán . Tạo ra một môi trường khuyến khích từng học sinh chủ động hoạt động học tập và đem lại kết quả cao nhất cho từng học sinh là tư tưởng đổi mới phương pháp dạy và học ở Tiểu học đó là môi trường học tập . Từng học sinh mong muốn đến lớp học , chờ đợi có một giờ học do cảm thấy có mối quan hệ mật thiết với công việc của lớp , do thấy được thể hiện tài trí ở giờ học , thu được kết quả của mỗi bài học . + Học sinh là nhân vật trung tâm của quá trình dạy học trong quá trình đó giáo viên hướng dẫn từng học sinh . Mọi học sinh đều hoạt động học tập và được phát triển cao nhất . Quan điểm này được nhấn mạnh vai trò của người học - chủ thể trong quá trình dạy và học nhấn mạnh vị trí của quá trình tự đào tạo trong mối quan hệ giữa đào tạo và tự đào tạo các mục tiêu vào việc dạy học . Ngoài việc cung cấp kiến thức , kỹ năng còn phải dạy cho học sinh biết cách học tập , có năng lực linh hoạt , sáng tạo , có lòng tự tin , tự trọng , sẽ không thể đạt được kết quả nếu dẫn thực hiện cách dạy cũ : Thầy giảng trò khoanh tay ngồi nghe . Thầy đọc trò cấm cuội ngồi viết . Thầy nói trò nhắc lại như thầy . + Giáo viên được quyền lựa chọn nội dung và phương pháp dạy từng bài học thích hợp với học sinh nhằm đạt yêu cầu của chương trình môn học . Sách giáo khoa và vở bài tập được soạn theo yêu cầu chương trình chung cho học sinh cả nước , giáo viên cần đưa ra những bài tập , những hoạt động mới thích hợp với học sinh lớp mình . Đối với học sinh yếu , kém cần có sự giúp đỡ riêng để đạt yêu cầu . Đối với học sinh khá , giỏi cần đạt yêu cầu cao hơn , bổ sung các bài tập khó hơn . Tổ chức hoạt động giờ học Giáo viên tự chịu trách nhiệm trong việc giảng dạy ở mỗi tiết học . Căn cứ vào mục tiêu bài học hoặc mức độ yêu cầu cần đạt đã được xác định , Giáo viên tổ chức Trang 5
  6. các hoạt động dạy học linh hoạt , phù hợp với từng đối tượng học sinh đảm bảo cho tất cả học sinh nắm được yêu cầu cơ bản nhất về kiến thức , kĩ năng của bài học . Giáo viên cần chủ động , linh hoạt , sáng tạo vận dụng Sách giáo khoa , sử dụng các phương pháp , phương tiện , thiết bị và kiến thức thực tế địa phương trong dạy học cho các đối tượng học sinh khác nhau nhằm phát triển tối đa năng lực , hiểu biết cá nhân của từng học sinh làm cho giờ học Toán “ nhẹ nhàng , tự nhiên , hiệu quả .“ Tổ chức sao cho học sinh đều hoạt động học tập một cách chủ động tự lực trong mọi khâu để đạt được kết quả cao . - Tổ chức để mọi học sinh chủ động học tập trong giờ học trên lớp + Chủ động học bài ,làm bài và ôn tập chuẩn bị kiến thức kỹ năng cho việc học + Chủ động tận dụng thời gian đọc kỹ bài , làm bài tập nắm vững kiến thức và kỹ năng . + Chủ động tự soát lại bài tập , đổi bài cho bạn để kiểm tra . Học sinh tự kiểm tra bài của bạn , bạn kiểm tra bài của mình . - Sử dụng tối đa ưu thế từ vở bài tập Toán . Bài tập được thiết kế ở 3 cấp độ + Phần đầu thường là kiến thức ôn tập nội dung kiến thức đã học . + Phần hai kiến thức nội dung bài mới . + Phần cuối là những bài tập khó hơn để cũng cố và phát triển , nâng cao nhận thức của học sinh . - Lợi thế nhiều mặt từ việc sử dụng vở bài tập + Học sinh tự làm bài tập in sẳn giáo viên không phải thiết kế bài tập và phiếu giao việc . + Dạy đồng loạt cùng một bài tập cho nhiều học sinh tham gia hoạt động học . + Giáo viên có điều kiện đi giám sát giúp đở học sinh yếu , kém . + Khối lượng bài tập làm tăng lên nhiều . Trang 6
  7. + Học sinh , giáo viên dễ dàng kiểm soát bài . + Kiểm tra liền lúc được nhiều học sinh . + Tận dụng thời gian trong giờ dạy . * Sử dụng linh hoạt nhiều hình thức và phương pháp dạy học trong một giờ học - Giáo viên giảng bài tránh nói nhiều kéo dài đơn điệu buộc học sinh phải ngồi nghe một cách áp đặt . - Trong một tiết tùy nội dung có thể sử dụng nhiều phương pháp + Giáo viên nêu vấn đề dựa vào câu hỏi của học sinh đặt vấn đề chung cho cả lớp + Có thể để từng em suy nghĩ cho cả lớp thảo luận , hoặc chia nhóm trao đổi ý kiến . + Khi học sinh hỏi tùy tình hình cả lớp , vấn đề học sinh nêu ra mà có thể cho học sinh khác giải đáp hoặc cho làm bài tập tìm lời giải đáp .Đây là biện pháp giải thích thay lời trực tiếp của giáo viên có mục đích khắc sâu kiến thức mà thắc mắc được chính đối tượng học sinh giải đáp . + Phần lớn dành thời gian cho việc học sinh tự làm bài tập . + Cuối tiết dành thời gian ngắn cho học sinh chơi trò chơi Toán học . + Cho nhóm học sinh thực hành ngoài lớp học bằng cách đong , đo , đếm , vẽ . * Đều cần chú ý khi hình thành nội dung mới Dạy học lấy học sinh làm trung tâm là đòi hỏi mỗi người giáo viên cần phải có lòng nhiệt tình và tâm huyết trong từng bài dạy , tùy theo bài mà giáo viên lựa chọn biện pháp giúp đỡ cho phù hợp để làm thế nào có một giờ dạy đạt kết quả cao nhất . Bản thân giáo viên đưa học sinh lên thành nhân vật trung tâm của quá trình dạy học xong bản thân giáo viên không được đứng ngoài cuộc luôn tự bồi dưỡng nâng cao trình độ , học hỏi kinh nghiệm ở đồng nghiệp nâng cao trình độ chuyên môn nghiên cứu Sách hướng dẫn và Sách giáo khoa để xác định đúng mục Trang 7
  8. đích yêu cầu của bài dạy , trước giờ dạy chuẩn bị bài như một kịch bản chi tiết với đầy đủ những phương án áp dụng tức thời khi tình huống ngoài ý muốn xảy ra . Chuẩn bị đồ dùng dạy học trực quan cho mỗi bài học cụ thể đảm bảo tính sư phạm , tính giáo dục . Trong giờ dạy phương pháp tích cực lấy học sinh làm trung tâm giáo viên là người tổ chức hướng dẫn , mọi học sinh đều được tham gia một cách tích cực và quá trình hoạt động sử dụng triệt để phiếu , vở bài tập . Bảng con thực hiện bài tập và luôn có hướng để học sinh suy nghĩ tìm ra kiến thức của bài học . Giáo viên cần phối hợp các phương pháp dạy học linh hoạt , uyển chuyển khéo léo để giờ học được nhẹ nhàng , thoải mái nhưng kích thích tinh thần học tập của học sinh . Các câu hỏi đưa ra trong quá trình tìm hiểu bài thật ngắn gọn , dễ hiểu gợi mở số lượng câu hỏi phải có một bước đi đến gần hơn mục đích yêu cầu bài học . Ví dụ : Bài Phép trừ trong phạm vi 8 Trong khi hình thành nội dung phép trừ bắt đầu từ 8 – 1 = 7 & 8 – 7 = 1 Dùng chung một mô hình minh họa Tương tự như vậy : 8 – 2 = 6 và 8 – 6 = 2 Dùng chung một mô hình minh họa 8 – 3 = 5 và 8 – 5 = 3 Dùng chung một mô hình minh họa 8 – 4 = 4 và 8 – 4 = 4 Dùng chung một mô hình minh họa Như nội dung Sách giáo khoa áp dụng 8 – 1 = 8 – 7 = 8 – 2 = 8 – 6 = 8 – 3 = 8 – 5 = 8 – 4 = 8 – 4 = Trang 8
  9. Đây là điểm mới được quán triệt rút kinh nghiệm và tiến hành trên trang sách hình vẽ đẹp hấp dẫn khoa học lôgic nhất từ trước đến nay . Ví dụ : bài 4 Sách giáo khoa trang 74 . Phiếu giao việc hoặc vở bài tập Toán * Phiếu giao việc là gì ? - Phiếu giao việc là hệ thống những công việc mà học sinh phải tiến hành để có thể tự mình chiếm lĩnh được kiến thức mới , tự mình hình thành những chức năng mới , mỗi công việc này đã được viết trước trên giấy có chừa sẳn chỗ trống để học sinh làm . - Phiếu giao việc có thể là do giáo viên soạn rồi photocopy phát cho các em mỗi em một tờ , hoặc vở bài tập in sẳn . * Dùng phiếu giao việc có lợi gì ? Có thể khẳng định là tiết kiệm được nhiều thời gian . Bởi vì , ở phiếu giao việc người ta đã làm sẳn cho các em nhiều việc , học sinh chỉ tự làm những công việc quan trọng nhất , nhiều việc chính mà thôi . Ví dụ : 12 + 8 = ? - Nếu kèm cả viết số , phép tính , tính toán , ghi kết quả thì học sinh phải làm 7 động tác . - Còn ở phiếu giao việc do đã thiết kế sẳn . Từ đó , học sinh chỉ làm 1 động tác là điền kết quả vào sau dấu bằng . => Vậy , So với cách dạy thông thường thì cách dạy bằng phiếu giao việc ( hoặc vở bài tập ) tiết kiệm được thời gian rất nhiều . Phần thời gian tiết kiệm ấy sẽ bù lại số thời gian bị kéo dài do giáo viên tổ chức cho trẻ em thao tác . * Nguyên tắc thiết kế phiếu giao việc Trang 9
  10. - Chuyển các thông tin từ dạng tiếng sang dạng hình + Khi soạn ( thiết kế ) phiếu giao việc thì đa số trường hợp giáo viên nên cố gắng để chuyển đổi các thông tin ( ở Sách giáo khoa , Sách giáo viên ) từ dạng tiếng sang dạng hình để tổ chức cho trẻ em tiến hành được các hoạt động học tập . + Ở đây ta còn các thông tin biểu thị bằng lời nói , chữ viết Là thuộc về dạng tiếng và các thông tin biểu thị bằng các sơ đồ , biểu đồ , bảng kẽ ô , hình vẽ thuộc về dạy hình . Cái chung là như thế nhưng từng lúc , từng nơi , mà giáo viên lựa chọn cái cách thiết kế cho phù hợp với học sinh của mình , nên tốt nhất là giáo viên dạy lớp nào thì tự soạn phiếu giao việc cho lớp đó . - Ba bộ phận của phiếu giao việc Ở trong điều kiện thực tế phiếu giao việc chỉ nên thiết kế gồm 3 bộ phận , mỗi một bộ phận là một phiếu nhỏ . Đó là : + Phiếu kiểm tra . + Dạy bài mới . + Luyện tập , cũng cố . Cả 3 phiếu nhỏ này có thể in chung hoặc in riêng tùy điều kiện thực tế . Cách soạn và sử dụng từng loại phiếu * Phiếu kiểm tra - Dùng phiếu kiểm tra này để tránh tình trạng giáo viên chỉ kiểm tra có được một vài học sinh , còn các học sinh khác chỉ ngồi trật tự xem học sinh khác trả lời . - Giáo viên muốn kiểm tra cái gì thì viết giấy cái ấy . Sau đây là một số cách ra bài . - Giáo viên ra lại các bài tập tương tự như các bài làm ở nhà . Nhưng đổi số đi . Ví dụ : Tiết 105 vở bài tập Toán 1 An có 7 viên bi , An cho Bảo 3 viên bi . Hỏi An còn lại bao nhiêu viên bi ? Trang 10
  11. Tóm tắt Bài giải Có : . Viên bi Cho : . Viên bi Còn lại : . Viên bi ? + Có thể kiểm tra lý thuyết , xem học sinh có nắm được quy trình trên không thì có thể điền vào . + Có thể ra mỗi em một đề , để tránh tình trạng quay cóp và việc đánh giá từng trường hợp có thể không trả lời liền mà để cuối giờ . * Phiếu học Có thể coi phiếu học là một hệ thống công việc được sắp xếp một cách khéo léo để học sinh tự làm , qua đó các em có thể tự tìm ra được kiến thức mới , giáo viên chỉ cần nói , hỏi hoặc hướng dẫn rất ít . Ví dụ : Tiết 105 vở bài tập Toán 1 Giải theo tóm tắt Bài giải Có : 13 con vịt Mua thêm : 4 con vịt Có tất cả : Con vịt ? Sau đó cho học sinh phát biểu thành lời * Phiếu luyện tập - Là một hệ thống bài tập được viết sẳn trên giấy có chừa chỗ trống để học sinh vận dụng các kiến thức mới vừa học được , nó tương ứng với bước luyện tập củng cố trong danh sách dạy truyền thống . - Là phiếu học tập loại này cần phải có đầy đủ các bài toán đủ về các mạch kiến thức liên quan và các bài toán đố - Dĩ nhiên trong một phiếu không thể , thể hiện hết các mạch kiến thức . Do đó ta có thể thay đổi tạo ra sự cân đối hài hòa giữa các tuyến . Để đảm bảo kiến thức cho các em . Ví dụ : Tiết 105 vở bài tập Toán 1 Trang 11
  12. Tóm tắt Bài giải Có : con vịt Mua thêm : con vịt Có tất cả : con vịt ? Học sinh thay số tùy ý để thực hiện bài toán Các ưu điểm , nhược điểm của phiếu giao việc * Ưu điểm - Ngoài việc tiết kiệm được thời gian dạy Toán bằng phiếu giao việc còn : + Tạo điều kiện 100 % học sinh tham gia làm việc . Giáo viên kiểm soát được hành động của các em . + Tạo thông tin ngược để giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy học cho mình . - Giáo viên ít nói , ít làm , học sinh phải làm việc nhiều điều này phù hợp với quan điểm dạy học mới : Lấy học sinh làm trung tâm . * Nhược điểm - Tạo cho học sinh thói quen làm quen , không có đầu có đuôi đầy đủ . - Hạn chế khả năng diễn đạt bằng lời . - Do là giấy photo nên ảnh hưởng đến chữ viết của các em . - Khá tốn kém tiền của giáo viên . * Cách khắc phục các nhược điểm - Nên cho các em làm các bài tập ở Sách giáo khoa vào vở hoặc ra đề toán học sinh tóm tắt và giải . - Nên cho học sinh thuyết trình cách làm , nhận xét bài làm của bạn . - Nên cho các em kẻ hàng bằng bút chì theo vạch chia của thước kẻ . - Có thể ghi bài tập lên bảng cho cả lớp làm nhưng đây là biện pháp đối đế mới làm , vì nó ngược với ưu điểm . 4/ Kết quả đạt được Trang 12
  13. Nhờ sự quyết tâm cùng với lòng yêu nghề mến trẻ, lúc nào cũng mong muốn học sinh mình đạt kết quả cao trong quá trình học Toán . Bản thân tôi đã áp dụng “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt môn Toán Trường Tiểu học Thạnh Hưng 2 “ vào dạy ở lớp mình giảng dạy và thu được kết quả rất khả quan , như sau : Tổng số Điểm 9 -10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm Dưới 5 học sinh SL TL SL TL SL TL SL TL 11/5 7 63,63% 3 27,27% 1 9.09% Ш / Kết luận: Đề tài “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt môn Toán “ Trường Tiểu học Thạnh Hưng 2 được xây dựng trên cơ sở Sách giáo khoa Toán ở lớp 1 hiện nay là mong muốn của đại đa số cán bộ giáo viên , các phương pháp dạy học truyền thống đã được vận dụng vào điều kiện cho phép của tình hình cụ thể ở từng giáo viên và từng đối tượng học sinh , nhằm phát huy tính cao độ của tình hình thực tế , làm tốt công tác dạy và học Toán hiện nay . Hiểu nội dung bài , hiểu đối tượng học một cách thấu đáo thì tiến hành giảng dạy hiệu quả mới thật sự như mong muốn , dạy cái cần cho học sinh trên cơ sở cái đã biết . Từ đó khai thác hình thành kiến thức mới đến gần với nội dung bài học . Nội dung và phương pháp dạy học từng bước được cải tiến tích cực xu thế chung chống dạy chay , chống dạy suông mà phải dạy học theo hướng tích cực . Hình thành kỹ năng thực hành , cộng , trừ , đếm , đo độ dài , giải các bài Toán có lời văn ứng dụng thiết thực trong đời sống hàng ngày . Hình thành và phát triển năng lực trừu tượng hóa , khái quát hóa , kích thích trí tưởng tượng góp phần rèn luyện phương pháp học tập tư duy khoa học đọc lập và sáng tạo . Trang 13
  14. Đổi mới nội dung kéo theo đổi mới phương pháp dạy học trong đó người giáo viên là chủ công xây dựng tiết học như một đạo diễn . Học sinh như diễn viên diễn xuất có lĩnh hội theo chiều vào , chiều tiếp nhận những thông tin do tiếp xúc với nội dung , do thảo luận , do sáng tạo nghiên cứu nội dung của một vấn đề phát triển tư duy theo hướng chủ động của bản thân cá thể . Giáo viên là người hướng dẫn học sinh tự chiếm lĩnh tri thức vận dụng những tri thức mới . Trong một giờ dạy giáo viên sử dụng linh hoạt các phương pháp trong phần tìm hiểu bài nhất là việc sử dụng phiếu bài tập và vở bài tập do nhà xuất bản giáo dục phát hành như một công cụ thật cần thiết cách rèn kỹ năng thực hiện các phép tính . Làm được điều đó đòi hỏi mỗi người giáo viên ta cần phải có sự nhiệt tình và tâm huyết trong từng bài dạy , tùy theo bài mà giáo viên lựa chọn biện pháp áp dụng cho phù hợp để làm thế nào cho một giờ học đạt kết quả cao nhất , học sinh không mệt mỏi . Giáo viên không làm việc quá nhiều , làm thay cho học sinh . Mỗi giáo viên luôn tự bồi dưỡng nâng cao trình độ , học hỏi kinh nghiệm ở đồng nghiệp nâng cao trình độ chuyên môn , nghiên cứu Sách hướng dẫn và Sách giáo khoa , các loại sách bổ trợ để xác định đúng mục đích yêu cầu của bài dạy , trước giờ dạy , nghiên cứu kỹ nội dung chương trình mục đích yêu cầu của bài dạy. Chuẩn bị , khai thác , tự làm đồ dùng dạy học trực quan cho từng bài tập để minh họa cụ thể , yêu cầu đồ dùng trực quan sinh động và hiệu quả đem lại là sự nhận thức của học sinh về giờ Toán chứ không phải để trang trí thẩm mĩ cho tiết học . Trong giờ dạy lấy học sinh làm trung tâm giáo viên là người tổ chức hướng dẫn , mọi học sinh đều được tham gia một cách tích cực và quá trình hoạt động sử dụng triệt để phiếu bài tập và luôn có hướng để học sinh suy nghĩ tìm ra kiến thức của bài học . Giáo viên cần phối hợp các phương pháp dạy học linh hoạt , uyển chuyển khéo léo để giờ học được nhẹ nhàng , thoải mái nhưng kích thích tinh thần học tập của học sinh . Các câu hỏi đưa ra trong quá trình tìm hiểu bài thật ngắn gọn, dễ hiểu gợi mở số lượng câu hỏi chừng mực , mỗi câu hỏi phải có một bước đi đều Trang 14
  15. phải nằm trong chương trình nội dung bài học gần hơn đến mục đích yêu cầu của Sách giáo khoa . => Tuy nhiên việc làm nào cũng có thuận lợi và khó khăn, thành công và thất bại. Do đó trong quá trình thực hiện người giáo viên phải làm thường xuyên, tập tính kiên trì, nhẫn nại thì mới đạt kết quả. Trên đây là: “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt môn Toán Trường Tiểu học Thạnh Hưng 2 ” mà tôi đã áp dụng cho lớp mình. Nếu có gì chưa đúng, chưa hay hoặc còn thiếu sót mong Ban giám khảo, Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm góp ý cho đề tài của tôi hoàn thành tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn . Thạnh Hưng, ngày 20 tháng 05 năm 2012 Người viết Huỳnh Minh Vũ Trang 15
  16. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHẦN I: LÝ LỊCH - Họ và tên: Châu Ngọc Phượng - Chức vụ: Giáo viên - Đơn vị công tác: Trường Tiểu Học Thạnh Hưng 2, Thạnh Hưng, Giồng Riềng, Kiên Giang. - Tên đề tài: “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp5 khắc phục yếu , kém môn Toán phần thập phân”. PHẦN II: NỘI DUNG I/ Lời nói đầu: 1/ Lý do chọn đề tài. Một trong những mục tiêu của giáo dục tiểu học trong giai đoạn mới là : Xây dựng và phát triển tình cảm , đạo đức , trí tuệ , thẩm mĩ và thể chất của trẻ em , nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội Chủ nghĩa ( Luật Giáo dục , 2005 ) Những năm gần đây chất lượng giáo dục Tiểu học tuy đã được duy trì ổn định , song vì nhiều lý do khác nhau ( chất lượng đội ngũ giáo viên , cơ sở vật chất, thiết bị dạy học , “ bệnh thành tích “ ) nên số lượng học sinh yếu , kém , tình trạng học sinh “ ngồi sai lớp “ , học sinh bỏ học vẫn còn tồn tại ở một vài nơi trên tỉnh thành . Trong đó , các tỉnh miền núi , vùng đồng bào dân tộc ít người , vùng nông thôn có điều kiện khó khăn chiếm tỉ lệ cao . Mặt khác , việc vi phạm đạo đức nhà giáo của một thiểu số giáo viên Tiểu học như xúc phạm nghiêm trọng về tinh thần và thân thể học sinh , vi phạm đạo đức nhà giáo đã xảy ra ở một vài nơi và bị đưa ra công luận , gây phẩn nộ trong dư luận xã hội , ảnh hưởng tới uy tín của nghề dạy học cao quý và là điều nhức nhối đối với lương tâm nhà giáo . Tuy nhiên , không phải mọi học sinh đều học tập dễ dàng như nhau , có thể có những học sinh nắm kiến thức toán học rất nhanh chóng và sâu sắc mà không cần có sự cố gắng Trang 16
  17. đặc biệt , trong khi đó một số em khác lại không thể đạt được kết quả như vậy , mặt dù đã cố gắng rất nhiều , đó chính là những em yếu, kém về môn Toán . Vì thế , việc dạy các em yếu , kém Toán lên trình độ trung bình quả là một vấn đề không đơn giản . Giải quyết được vấn đề này tức là góp phần cho việc giúp học sinh lớp 5 khắc phục yếu , kém Toán phần thập phân . 2/ Sơ lược lịch sử. Môn Toán Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động kỹ năng tính toán cho học sinh , cụ thể là: Hình thành ở các em kiến thức mới và khả năng thực hiện các bài tập thực hành. Nếu muốn hiểu cặn kẽ thì chính là quá trình chuyển dạng từ lý thuyết sang thực hành hay nói một cách khác thì học Toán là giải quyết một khối lượng công việc từ tư duy sang hành động cụ thể. 3/ Phạm vi đề tài. “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 khắc phục yếu , kém Toán phần thập phân” Trường Tiểu học Thạnh Hưng 2 . Được áp dụng cho toàn học sinh khối 5. II/ Thực trạng vấn đề: 1/ Thực tiển dạy học hiện nay Như ta đã biết , sự yếu , kém về môn Toán của học sinh có biểu hiện dưới nhiều hình , nhiều vẻ khác nhau nhưng nhìn chung thường có những đặc điểm sau đây : - Có nhiều lỗ hỏng về kiến thức , kỹ năng . - Tiếp thu kiến thức , hình thành kỹ năng chậm . - Phương pháp học tập chưa tốt . - Năng lực tư duy yếu . - Có thái độ thờ ơ đối với học tập , ngại cố gắng , thiếu tự tin ( ngay khi làm đúng bài tập , giáo viên hỏi lại ngập ngừng không tin mình làm đúng ) Với thực tiển nêu trên , chúng ta có thể khẳng định rằng học sinh yếu , kém về môn Toán cần được quan tâm , hỗ trợ dạy học một cách đặc biệt . Thế nhưng , một Trang 17
  18. số giáo viên chưa chú ý đúng mức đến đối tượng này , mặc dù đã được tiếp thu chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học . Giáo viên chưa theo dõi và xử lí kịp thời các biểu hiện sa sút của học sinh mà nhiều em đã kém nay còn kém thêm , lỗ hỏng kiến thức ngày càng lớn hơn . Nhiều giáo viên chỉ chú ý đến học sinh khá , giỏi ; thích tổ chức các hoạt động học tập trên lớp với học sinh khá , giỏi để tránh các tình huống phức tạp . một số giáo viên nắm chưa thật vững yêu cầu về kiến thức , kỹ năng của từng bài dạy dẫn đến việc giảng dạy không nêu bật được trọng tâm của bài , còn ham nâng cao kiến thức một cách tùy tiện, trong lúc học sinh chưa nắm vững kiến thức cơ bản , tốc độ giảng dạy kiến thức mới và luyện tập còn nhanh , khiến cho học sinh yếu , kém không theo kịp 2/ Những khó khăn Học sinh học lực yếu , kém là hiện tượng đã có từ nhiều năm nay trong các nhà trường . Nguyên nhân học yếu , kém của học sinh rất đa dạng , nhưng tập chung vào một số nguyên nhân chủ yếu sau : - Gia đình có hoàn cảnh đặc biệt , kinh tế khó khăn , bố mẹ ly hôn , chưa quan tâm đến chuyện học hành của con em . - Học sinh thuộc diện chậm phát triển trí tuệ . - Bệnh thành tích của một số cán bộ quản lí , nhà trường và của một bộ phận giáo viên . - Chương trình , Sách giáo khoa mới , việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên chưa thành thục , ở một số nơi chưa thực sự được tiến hành một cách hiệu quả , chưa quan tâm đầy đủ tới những học sinh có khó khăn trong học tập . Việc thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ ( công văn số 896/BGD&ĐT- GDTH về điều chỉnh nội dung học tập cho phù hợp với đối tượng học sinh ) chưa được thực hiện một cách đầy đủ , nghiêm túc ở một số địa phương . - Trình độ dân trí một số vùng , đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc ít người , vùng nông thôn , miền núi còn lạc hậu . Trang 18
  19. - Điều kiện địa lí khó khăn , giao thông đi lại quá hiểm trở , bản làng dân cư sống rải rác ảnh hưởng đến việc đến trường của học sinh và việc duy trì sĩ số . III/ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 khắc phục yếu , kém Toán và kết quả đạt được Năm học 2011 – 2012 tôi được phân công giảng dạy lớp 5 điểm Biện Mười Trường Tiểu học Thạnh Hưng 2, với tổng số học sinh là 29/13 nữ .Tôi rất băn khoăn, lo lắng , muốn làm việc gì đó để giúp các em tiến bộ hơn . Do đặc thù lớp học có nhiều học sinh học yếu Toán . Ngay đầu năm tôi tiến hành khảo sát chất lượng học sinh về môn Toán của lớp tôi dạy và thu được kết quả như sau: Tổng số Điểm 9 -10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm Dưới 5 học sinh SL TL SL TL SL TL SL TL 29/13 4 13,79% 22 75,86 % 3 10,34% 1/ Một số biện pháp Sau khi khảo sát lớp và tìm hiểu từng nguyên nhân của đối tượng tôi đã đề ra “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 khắc phục yếu , kém Toán phần thập phân” Trường Tiểu học Thạnh Hưng 2 Tôi lập danh sách và phân loại học sinh yếu , kém về môn Toán theo những nguyên nhân chủ yếu sau : - Do hỏng kiến thức kỹ năng từ lớp dưới gồm 3 em : Huỳnh Thị Mỹ Ngân , Cao Thanh Tuấn , Phạm Vĩnh Toàn . - Do gia đình khó khăn có em Phạm Vĩnh Toàn . Khi nắm được nguyên nhân dẫn đến yếu , kém về môn Toán của từng em , tôi lập kế hoạch , nội dung , chương trình kèm các em yếu , kém . Cụ thể là : - Thời gian kèm chủ yếu là giờ giải lao hay vào tiết Sinh hoạt lớp . - Lập kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh . Trang 19
  20. - Tập trung rèn luyện kỹ năng và ôn tập các kiến thức đã học cho học sinh . - Đặc biệt giúp các em nhớ được bảng nhân , bảng chia đã học ở lớp 3 , mục đích là “ lấp lỗ hỏng kiến thức “ cho học sinh . - Cuối tuần kiểm tra một lần , cuối mỗi tháng , mỗi kỳ có bài kiểm tra theo dõi kết quả học tập của các em . - Kết hợp giữa gia đình và nhà trường . Có Phiếu liên lạc giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh , thường xuyên đến thăm và động viên gia đình học sinh . Có 3 em học kém Toán do hỏng kiến thức từ lớp dưới , vì thế đã học lên lớp 5 nhưng các em này vẫn không thuộc bảng nhân , bảng chia ở lớp 3 . Điều đó rất bất lợi cho việc học Toán của các em . Để các em làm thành thạo 4 phép tính cộng , trừ , nhân , chia , tôi xác định việc làm đầu tiên là giúp học sinh lấp được “ lỗ hỏng kiến thức “ Vì vậy , tôi giao cho 3 học sinh này cứ mỗi tuần phải hịc thuộc 2 bảng cửu chương , mỗi buổi học tôi dành 15 phút đầu giờ để kiểm tra việc học của học sinh . Cuối tuần vào tiết Sinh hoạt lớp tôi lại tổ chức cho các em thi đọc bảng cửu chương ( 15 – 20 phút ) . Sau hai tuần đầu tôi nhận thấy rằng : Các em điều thuộc bảng cửu chương nhưng khi làm một phép tính cụ thể ( Ví dụ 136 : 2 ) thì các em lại không làm được . Tôi trăn trở suy nghĩ tìm nguyên nhân , thì ra các em chỉ thuộc “ vẹt “ . Lần này tôi chỉ định em Phạm Vĩnh Toàn đọc bảng nhân 3 , em đọc làu làu từ đầu đến cuối nhưng đến khi hỏi lại 3 x 6 = ? ; 3 x 8 = ? . Em lại không trả lời được . Đến tuần 5 – 6 , tôi thay đổi hình thức kiểm tra , khác với tuần trước . Tôi ghi sẳn nội dung kiểm tra lên hai tấm bìa và gắn lên bảng : 5 x 6 = 35 : 7 = 4 x 5 = 25 : 5 = 7 x 8 = 48 : 6 = 3 x 9 = 36 : 6 = 4 x 9 = 64 : 8 = 9 x 6 = 42 : 7 = 6 x 9 = 72 : 9 = 7 x 7 = 45 : 9 = . Trang 20
  21. Cứ mỗi lần , tôi gọi 2 em lên bảng làm bài ( học sinh ghi kết quả vào chỗ chấm ) . Lần này tôi không ghi theo thứ tự phép tính của bảng nhân hay bảng chia mà ghi bất kì phép nhân hay phép chia trong bảng , mục đích là để học sinh thuộc và nhớ được bảng nhân , bảng chia mà các em đã học . Không những yêu cầu các em học thuộc mà tôi còn giao cho các em về nhà viết lại nhiều lần thay cho bài kiểm tra và được giáo viên chấm điểm chặt chẽ các bài này . Ngoài ra , giờ ra chơi hay giờ giải lao , tôi thường gần gũi và nói chuyện với các em , lồng vào đó là những mẫu chuyện vui về Toán học , những câu đố đơn giản về phép nhân hay chia . Các em đã thi nhau trả lời và như thế là nhớ bảng nhân , chia đã học ở lớp 3 . Đặc biệt , để gây hứng thú cho các em học tập , tôi đã thường xuyên tổ chức “ Hội vui học tập “ vào các tiết Hoạt động tập thể . Trong đó có những tiết mục như hái hoa dân chủ , tổ chức trò chơi , có lồng nội dung Toán học . Ngoài việc giúp các em “ lấp lỗ hỏng “ kiến thức , tôi còn đến thăm gia đình của học sinh đó là em : Phạm Vĩnh Toàn biết được gia đình em rất khó khăn em không có cha phải sống với bà ngoại , còn mẹ thì đi làm ăn xa lâu lâu mới về . Ngoài giờ học em phải phụ bà bắt óc , kiếm củi , hái rau , Suốt tuần học em chỉ mặc một chiếc áo . Cảm thông nổi vất vã của gia đình em , tôi đề nghị BGH Nhà trường hỗ trợ cho em một xuất của hội khuyến học xã Thạnh Hưng với số tiền là 200.000 đồng .Ở lớp tôi vận động học sinh quyên góp tập để giúp đỡ em . Kết hợp cùng với Đội Thiếu niên và Nhà trường , tôi đã đến thăm và trao quà cho em trong dịp tết . = > Khi áp dụng các biện pháp trên , tôi thấy các em đã tiến bộ rất nhiều . Đến tuần thứ 8 , ba em học sinh Huỳnh Thị Mỹ Ngân , Cao Thanh Tuấn , Phạm Vĩnh Toàn đã nắm được bảng nhân , bảng chia ở lớp 3 và các em bắt đầu hứng thú học . Sau khi các em làm thành thạo bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia ở lớp 3 . Tôi đặc biệt chú ý đến việc thực hiện cộng , trừ , nhân , chia phần số thập phân ở Trang 21
  22. lớp 5 . Để khắc phục hiện tượng học sinh đặt tính sai hoặc hiểu sai bản chất của phép cộng, phép trừ hai hay nhiều số thập phân, giáo viên nên hỏi lại cách đặt tính cộng, trừ các số tự nhiên và nhấn mạnh: các chữ số ở cùng hàng đặt thẳng cột với nhau, hàng đơn vị đặt thẳng cột hàng đơn vị, hàng chục đặt thẳng cột hàng chục Ở số thập phân cũng vậy, sau đó cho học sinh thực hành một số ví dụ cộng số tự nhiên với số thập phân, yêu cầu các em chỉ ra trong số hạng thứ nhất chữ số nào ở hàng đơn vị, chữ số nào ở hàng chục , chữ số đó đặt thẳng cột với chữ số nào của số hạng thứ hai. Trong quá trình luyện tập nên hỏi vì sao các em đặt tính như vậy để củng cố lại, đồng thời cho các em hiểu kĩ hơn. - Khi dạy phép trừ số thập phân, cần hướng dẫn các em đặt tính như phép cộng và trường hợp số chữ số ở phần thập phân của số bị trừ ít hơn số chữ số ở phần thập phân của số trừ thì các em nên viết thêm chữ số 0 vào tận cùng bên phải phần thập phân của số bị trừ để số chữ số phần thập phân của 2 số bằng nhau rồi mới thực hiện phép trừ. - Khi dạy phép nhân hai số thập phân để giúp các em không đặt sai vị trí dấu phẩy, sau khi xây dựng khái niệm, nên lấy một số ví dụ về phép nhân hai số thập phân và hỏi: không thực hiện phép tính, hãy cho biết kết quả của từng phép nhân có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân? vì sao?. Ví dụ: 13,5 x 32,75. Có 3 chữ số ở phần thập phân của tích vì thừa số thứ nhất có một chữ số ở phần thập phân, thừa số thứ hai có hai chữ số ở phần thập phân ( 1 + 2 = 3) - Khi dạy phép chia số thập phân cần giải thích cho học sinh hiểu bản chất của việc gạch bỏ dấu phẩy ở số chia là ta đã nhân số chia với 10, 100, 1000 và khi gấp số chia lên bao nhiêu lần để giá trị của thương không thay đổi. - Để học sinh xác định chính xác số dư trong phép chia số thập phân. Giáo viên cần giảng cho học sinh hiểu: trong phép chia có thương là số tự nhiên thì số dư là duy nhất. Còn trong phép chia có thương là số thập phân thì giá trị của số dư có thể Trang 22
  23. là không duy nhất. Trong phép chia có thương là số thập phân thì giá trị của số dư phụ thuộc vào số chữ số ở phần thập phân của thương (Nếu phần thập phân của thương có bao nhiêu chữ số thì phần thập phân của số dư có bấy nhiêu chữ số.) Ví dụ: 27 7 27 7 27 7 6 3 60 3,85 60 3,857 dư 6 40 40 5 50 dư 0,05 dư 0,001 Điều giáo viên cần đặc biệt lưu ý với học sinh là: khi thực hiện bốn phép tính với số thập phân thì kết quả thường là số thập phân nên sau khi thực hiện phép tính các em cần chú ý xác định vị trí của dấu phẩy để có kết quả đúng .Cùng với việc lấp “ lỗ hỏng “ cho học sinh yếu , kém Toán , tôi chú ý và tìm ra những phương pháp giảng dạy phù hợp , tập trung các yêu cầu quan trọng nhất , đó là giúp các em làm thành thạo 4 phép tính cộng , trừ , nhân , chia phần số thập phân ở lớp 5, với mức độ yêu cầu vừa sức để các em nâng dần trình độ ; không nôn nóng sốt ruột , khắc phục tính ngại khó của các em . Tôi lựa chọn cách dạy phù hợp để các em dễ tiếp thu nội dung bài học, nhớ kĩ từng bài toán. Khi hướng dẫn các em học tập ở nhà tôi cân nhắc kĩ, giao việc phù hợp với từng đối tượng học sinh cụ thể là: + Bài tập dành cho học sinh cả lớp. + Bài tập dành cho học sinh khá, giỏi. + Riêng đối với học sinh yếu, kém tôi thường ghi bài tập vào phiếu và kèm theo một vài câu hỏi để học sinh có thể tự kiểm tra hay chỉ rõ ý chính cần đi sâu, nhớ kĩ. Bài tập do các em làm, tôi yêu cầu phụ huynh kí vào phía sau để cho thấy có sự giám sát và đôn đốc kịp thời của gia đình. Đến lớp, tôi kiểm tra cụ thể các sai lầm mắc phải của học sinh để phân tích, sửa chữa khuyến khích động viên đúng lúc khi Trang 23
  24. các em có sự tiến bộ hay đạt được mốt số kết quả (dù rất khiêm tốn) phân tích phê bình đúng mức thái độ vô trách nhiệm hoặc lơ là đối với nhiệm vụ học tập, nhưng tuyệt đối tránh thái độ, lời nói chạm lòng tự ái học sinh. Ở lớp cũng như ở nhà, tôi tổ chức cho học sinh khá, giỏi thường xuyên giúp đỡ các bạn yếu, kém. Trên lớp, tôi sắp xếp một học sinh giỏi ngồi cạnh học sinh kém và phân công bạn học sinh giỏi giúp đỡ bạn học sinh yếu bên cạnh. Tôi tổ chức thi đua giữa các nhóm giúp đỡ bạn. Nếu bạn nào tiến bộ, tôi biểu dương cả nhóm vào tiết sau. Ở nhà tôi sắp xếp các em gần nhà nhau một nhóm và cử một em làm nhóm trưởng. Nhóm trưởng có nhiệm vụ nhắc nhở, kiểm tra việc học bài, làm bài của các bạn và báo cáo với cô chủ nhiệm vào đầu giờ học. Không những thế, tôi còn yêu cầu các em nhóm trưởng kiểm tra kĩ về cách học, cách trình bày và chữ viết của các bạn. Tôi kiên trì sửa những thói quen xấu của các em như: chưa đọc kĩ đề lại làm bài, tính toán cẩu thả, không làm nháp hoặc viết lộn xộn, phát biểu không chính xác, trình bày tùy tiện, làm toán xong không chịu thử lại. 2/ Kết quả đạt được: Khi áp dụng biện pháp trên, tuy vất vả nhưng tôi vẫn tìm thấy niềm vui trong công việc và càng thấy yêu nghề hơn. Bởi giờ đây các em học sinh ở lớp tôi đã tiến bộ lên rất nhiều, chất lượng học tập ngày càng nâng cao không còn học sinh yếu, kém về Toán. Số lượng học sinh thích học môn Toán ngày càng tăng. Kết quả khảo sát chất lượng cuối học kì II về môn Toán ở lớp tôi thật đáng mừng. Tổng số Điểm 9 -10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm Dưới 5 học sinh SL TL SL TL SL TL SL TL 29/13 10 34,84% 4 13,79% 15 51,72 % IV/ Kết luận: Trang 24
  25. Số thập phân là một trong những nội dung trọng tâm của chương trình Toán tiểu học. Vì vậy, cùng với những biện pháp để giúp học sinh yếu , kém nhận ra sai lầm nêu trên. Giáo viên cần có thái độ nghiêm túc, nghiên cứu kĩ bài dạy trước khi lên lớp, dự đoán trước những tình huống có thể xảy ra và cách giải quyết các tình huống đó, đồng thời sử dụng các phương pháp dạy học giúp học sinh nắm chắc các kiến thức, kĩ năng cơ bản của bài học và vận dụng thành thạo các kiến thức đó vào trong học tập cũng như trong cuộc sống . Qua việc tìm hiểu giúp đỡ học sinh khắc phục yếu , kém về môn Toán ở lớp 5 đã giúp tôi rút ra được một số kinh nghiệm như sau : - Giáo viên phải kịp thời phát hiện ra những học sinh yếu , kém thông qua việc làm bài tập hằng ngày của học sinh và làm các bài kiểm tra định kì . - Tìm ra nguyên nhân cùng những biểu hiện của học sinh yếu , kém về môn Toán . - Lập kế hoạch và đề ra các biện pháp phụ đạo cụ thể , rõ ràng , khi lên lớp phải nghiên cứu kĩ mục tiêu bài dạy để đề ra phương pháp và hình thức dạy học thích hợp , giúp các em hứng thú học tập và dễ tiếp thu nội dung bài . - Vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh . Đặc biệt , nếu học sinh bị hỏng kiến thức từ lớp dưới thì giáo viên phải dạy lại nội dung đó vào các buổi học tăng cường để “ lấp lỗ hỏng “ cho học sinh . - Tổ chức các giờ dạy một cách linh hoạt , biết vận dụng các trò chơi học tập để kích thích sự hứng thú của học sinh . - Trong giảng dạy , giáo viên phải nhẹ nhàng , kiên trì , chịu khó , biết động viên kịp thời khi các em tiến bộ ( dù là một tràng vỗ tay của cả lớp hay lời khen của cô ) nhưng cũng cần kiên quyết phê bình thái độ lơ là đối với nhiệm vụ học tập . - Thường xuyên liên lạc , trao đổi với phụ huynh học sinh về kết quả học tập của các em . Biết thông cảm và chia sẻ với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn , giúp các em xóa bỏ được mặc cảm và biết vươn lên trong học tập . Trang 25
  26. - Tổ chức cho học sinh khá , giỏi thường xuyên giúp đỡ các bạn yếu , kém về cách học tập , về phương pháp vận dụng kiến thức , giúp các em có phương pháp học tập tốt . => Trên đây là: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 khắc phục yếu , kém Toán phần thập phân” mà tôi đã áp dụng thành công ở lớp mình. Nếu trong quá trình chấm có gì chưa hay, chưa đúng hoặc còn thiếu sót. Mong Ban giám khảo, Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm đóng góp ý kiến để tôi rút kinh nghiệm cho lần sau. Xin chân thành cảm ơn. Thạnh Hưng, ngày 20 tháng 05 năm 2012 Người viết Châu Ngọc Phượng Trang 26