Sáng kiến kinh nghiệm: "Đạo đức của giáo viên mầm non trong xử lí tình huống sư phạm ở trường mầm non"
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm: "Đạo đức của giáo viên mầm non trong xử lí tình huống sư phạm ở trường mầm non"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_dao_duc_cua_giao_vien_mam_non_trong_xu.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm: "Đạo đức của giáo viên mầm non trong xử lí tình huống sư phạm ở trường mầm non"
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG Tên đạ tài: "Đạo đạc cạa giáo viên mạm non trong xạ lí tình huạng sư phạm ạ trưạng mạm non". Người thực hiện: Lớp: BỒI DƯỠNG CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP III Tên đạ tài: "Đạo đạc cạa giáo viên mạm non trong xạ lí tình huạng sư phạm ạ trưạng mạm non".
- I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Việc được hưởng sự chăm sóc và phát triển tốt từ lứa tuổi trẻ thơ sẽ góp phần tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của trẻ. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ, là nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Trẻ được lớn lên phát triển toàn diện là nhờ sự chăm sóc của gia đình nhà trường. Mẹ là môi trường học đầu tiên của con và cô là môi trường học thứ hai của con sau mẹ, con mãi là niềm hạnh phúc của mẹ. Là niềm tin của cô giáo là tương lai của dân tộc, là một công dân của thế giới ngày mai. Việc bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ hiện nay, đang là trách nhiệm của mỗi gia đình, nhà trường và của toàn xã hội, vậy phải làm như thế nào đây để chúng ta có được những người công dân có ích cho xã hội đó là nhiệm vụ của mỗi chúng ta. Những người lớn phải biết chăm lo, bồi dưỡng và phát triển trẻ em thành những con người toàn diện. Đối với trẻ mầm non cô giáo phải là người vừa dạy, vừa dỗ, vừa là người mẹ chăm sóc vừa là bạn cùng chơi với trẻ, để từ đó mới có những biện pháp giáo dục thích hợp với từng đối tượng trẻ mang lại hiệu quả tốt nhất cho trẻ, để từ đó mới có những biện pháp giáo dục thích hợp với từng đối tượng trẻ mang lại hiệu quả tốt nhất cho trẻ. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong công tác giáo dục mầm non. Tiêu biểu là các vụ bạo hành trẻ em đã bị báo chí phanh phui gần đây, đã làm mất đi hình tượng một người mẹ hiền trong mắt của trẻ và phụ huynh.
- Chính vì vậy qua quá trình học tôi thấy tâm đắc nhất với chuyên đề : "Đạo đức của giáo viên mầm non trong việc xử lý các tình huống sư phạm mầm non". Chuyên đề này giúp tôi hiểu rõ hơn về các khái niệm tình huống sư phạm trong nhóm, lớp học mầm non. Hiểu đạo đức của giáo viên mầm non và cách biểu hiện hành vi đạo đức trong việc xử lý các tình huống sư phạm trong nhóm, lớp học mầm non. Thực hành cách biểu hiện hành vi đạo đức trong việc xử lý các tình huống sư phạm thực tế. II. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Giáo dục mầm non là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, Điều 23 mục 1 chương 2 Luật giáo dục có chỉ rõ “Nội dung giáo dục mầm non là phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hoà giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục giúp trẻ em phát triển cân đối khoẻ mạnh, nhanh nhẹn biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với người lớn, bạn bè, thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên yêu thích cái đẹp, ham hiểu biết, thích đi học. Điều 24 có quy định “Chương trình giáo dục mầm non thể hiện mục tiêu giáo dục mầm non, cụ thể hoá các yêu cầu về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở từng độ tuổi, quy định việc tổ chức các hoạt động nhằm tạo điều kiện để trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ hướng dẫn cách thức đánh giá sự phát triển của trẻ em ở tuổi mầm non. Trong giáo dục hiện nay muốn thực hiện tốt mục tiêu và nội dung trên, hơn ai hết, những thầy giáo, cô giáo cần ý thức được trách nhiệm lớn lao của mình để từ đó không ngừng bồi dưỡng, nâng cao những phẩm chất đạo đức, kỹ năng xử lý tình huống sư phạm, hoàn thành tốt sự nghiệp trồng người, xứng đáng là tâm gương sáng để học sinh noi theo. III. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
- Qua 12 năm công tác tôi nhận thấy: Trẻ mầm non rất tinh nghịch, hiếu động mà người lớn thường thấy ngộ nghĩnh, đáng yêu. Song bên cạnh đó còn có những trẻ có biểu hiện khác thường khiến cô giáo rất trăn trở đó là trẻ có những biểu hiện khác thường không giống các bạn khác ở trong lớp hay còn gọi là trẻ “cá biệt” những trẻ này thường có những biểu hiện: - Trẻ nhút nhát, rụt rè, hay khóc không thích tham gia vào các hoạt động cùng bạn, lười ăn, phản ứng chậm . Trẻ quá hiếu động, tự do cười nói trong giờ học, giờ ăn, không làm theo sự hướng dẫn của cô, hay vứt đồ chơi và tranh giành đồ chơi với bạn, không nghe lời cô giáo ông bà, bố mẹ. Trước hiện tượng lớp học như thế, bản thân tôi nhận thấy cần phải có biện pháp nào đó với mục đích làm giảm, hạn chế đến mức cho phép các hành vi mà trẻ “cá biệt” gây ra, làm bình ổn nề nếp của lớp học giúp cho trẻ có tính nhút nhát rụt rè phát huy được tính tích cực hoà chung với không khí học tập của lớp, giúp trẻ nhận ra hình thức sai trái của mình với phương châm “dạy trẻ từ thủa còn thơ” để trẻ cá biệt nói riêng trẻ mầm non nói chung có bước đệm sau này trong việc hình thành nhân cách con người mới hoàn hảo. Trong giáo dục ngành học sư phạm mầm non, các tình huống thường xuyên xảy ra và muôn màu, muôn vẻ: Khi thì do mâu thuẩn của trẻ và điều kiện sống, khi thì đòi hỏi của người lớn xung quanh với khả năng và tính nết của trẻ, có khi lại do mâu thuẩn của chính trẻ em với nhau trong hoạt động. Tình huống trong giáo dục mầm non vô cùng phong phú và đa dạng bởi sự phát triển của trẻ rất khác nhau. Mỗi cháu một tính nết riêng, một khả năng riêng, tình huống lại xảy ra trong những thời điểm và không gian khác nhau. Không thể có một giải pháp nào chung cho mọi đứa trẻ vì mỗi bé là một con người riêng biệt.
- Thời gian qua, ở một vài tỉnh, thành trong nước liên tiếp xảy ra những vụ việc giáo viên mầm non bạo hành trẻ nhỏ, gây tâm lý phẫn nộ trong xã hội. Trong thực tế tại trường tôi công tác, đôi khi giáo viên chưa kìm chế được cảm xúc nên vẫn còn tình trạng la mắng, quát tháo học sinh. Vì thế, vấn đề nâng cao chuẩn mực đạo đức của người dạy và trông trẻ đang được ngành Giáo dục Cà Mau nói riêng và cả nước nói chung vô cùng quan tâm. Với nhiều biện pháp quyết liệt của các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh, đội ngũ giáo viên mầm non đã và đang dần nỗ lực tự hoàn thiện bản thân, tạo niềm tin đối với các bậc phụ huynh. * Những nguyên nhân dẫn đến những thực trạng đó là: - GV chưa hiểu trẻ và đáp ứng nhu cầu cho trẻ trong các hoạt động ở trường mầm non. - GV đôi khi không kìm chế được cảm xúc nên ảnh hưởng đến trẻ. - Trẻ trong lớp quá đông cũng tạo nhiều áp lực cho GV, GV sẽ thường xuyên bị căng thẳng, từ đó mà tâm trạng không tốt. - Do khối lượng công việc quá nhiều, áp lực của công việc khiến GV cảm thấy mệt mỏi sẽ ảnh hưởng nhiều đến giao tiếp với trẻ. - GV có quan niệm sai lầm khi cho rằng trẻ tuổi này rất bướng, rất lỳ, và phải giáo dục nghiêm khắc, phải trách phạt, la mắng cho trẻ biết sợ, biết chừa, thường cấm đoán và chỉ mong trẻ biết nghe lời. Chính vì vậy Khả năng truyền đạt cho trẻ mầm non phải được trau dồi liên tục. Để giúp cho cô giáo mầm non đỡ lúng túng khi tìm các giải pháp cho các tình huống có thể xảy ra khi tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ, III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP: Biện pháp 1: Đạo đức phải có của người GVMN trong giao tiếp ứng xử với trẻ mầm non:
- - Trong chăm sóc, giáo dục trẻ GV cần phải luôn luôn yêu thương trẻ như con, khéo léo và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của trẻ. - Giáo viên cần dành mọi suy nghĩ, hành động ưu ái cho trẻ, vì trẻ đảm bảo cho trẻ phát triển tối đa những tiềm năng vốn có. - Giao tiếp ứng xử với trẻ bằng những hành vi cử chỉ dịu hiền, nhẹ nhàng, cởi mở, vui tươi tạo cho trẻ một cảm giác an toàn, bình yên, dễ chịu được khi đến trường. - Tạo ra một bầu không khí thân thiện, cởi mở trong suốt quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ là điều rất quan trọng. - Giáo viên cần hiểu trẻ, nên tìm những điểm tốt, điểm tích cực của trẻ để nêu gương, khích lệ trẻ tạo cho trẻ có được sự tự tin, phấn khởi. - Cần tôn trọng trẻ, lắng nghe ý kiến của trẻ và sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của trẻ, không nên lờ đi trước ý kiến của trẻ. - Giáo viên ứng xử công bằng với tất cả trẻ, không phân biệt, so sánh trẻ này với trẻ khác Biện pháp 2: Phải có kỹ năng trong xử lí tình huống: - Trước mỗi tình huống, GV cần bình tĩnh không nên vội vàng, nóng nẩy. - Cần linh hoạt trong cách xử lý tình huống với trẻ, không nên cứng nhắc vì mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt, một tính cách và sở thích khác nhau. - Thường xuyên sinh hoạt chuyên môn, cán bộ quản lý có thể nêu ra các tình huống để giáo viên giải quyết. - Hướng dẫn giáo viên cách phân tích tình huống dựa trên đặc điểm của trẻ từ đó đưa ra cách giải quyết tình huống trong giao tiếp, ứng xử với trẻang tính ứng dụng cao. Biện pháp 3: Rèn luyện hành vi/ thói quen đạo đức của GVMN trong các tình huống giao tiếp, ứng xử với trẻ mầm non:
- - Chấp hành thực hiện mọi chủ trương chính sách, quy định của Ngành, của bậc học. - Cùng tập thể giáo viên trong nhà trường xây dựng các quy định, yêu cầu về đạo đức trong các mối quan hệ với đồng ngiệp, với trẻ, với phụ huynh. - Phải là tấm gương sáng, mẫu mực về phong cách trước tập thể từ việc đi đứng, nói năng điềm đạm, ăn mặc giản dị, đúng mực; cách làm việc khoa học. - Tạo ra một bầu không khí thân thiện, cởi mở, công bằng cùng chia sẻ, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau là điều rất quan trọng. - Không ngừng nâng cao nhận thức của GVMN về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ - Tổ chức trao đổi, thảo luận về những đặc điểm đặc trưng của trẻ từ đó cùng nhau đưa ra những biện pháp trong việc giao tiếp, ứng xử với trẻ đạt hiệu quả như mong muốn. Biện pháp 4: Đảm bảo điều kiện làm việc, môi trường làm việc để giảm áp lực đối với giáo viên mầm non Nhiều người nghĩ rằng làm nghề giáo viên mầm non thoải mái và tự do, nhưng thực tế hoàn toàn không phải như vậy, để lo cho từng bữa ăn giấc ngủ của trẻ, giáo viên mầm non phải chịu rất nhiều áp lực. Người giáo viên mầm non cũng là người phải xử lý trực tiếp những tình huống hay gặp của trẻ nhỏ độ tuổi từ 3 đến 5 như quấy phá, lười ăn, hay mắc dấu hiệu của bệnh tự kỷ . Tình trạng quá tải số lượng trẻ tính trên 1 giáo viên đang là vấn đề gây nhiều nhức nhối cho xã hội, và vấn đề này cũng là một trong những điều gây áp lực nhất tới các giáo viên mầm non. Việc quản lý quá nhiều trẻ nhỏ, từ việc soạn giáo án, chăm lo, tổ chức trò chơi, lên bảng theo dõi quá trình học tập, để ý tới tâm lý từng bé khiến các cô luôn phải bận bịu suốt cả ngày, áp lực về thời gian và trách nhiệm là vô cùng lớn.
- Giáo viên mầm non không chỉ là một cô giáo đơn thuần mà dường như giáo viên mầm non giống như người mẹ hiền, người cha làm tất cả cho cả công việc từ nhỏ nhất đến lớn nhất, bởi vậy cần có ý kiến đề xuất với ban giám hiệu nên tạo cho cô giáo một môi trường làm việc thỏa mái, không áp đặt, gò bó, tạo môi trường thân thiện hòa đồng lẫn nhau, cho cô và trẻ cùng trải nghiệm thực tế, tham quan, tham gia vào nhiều phong trào lễ hội gần gũi với thiên nhiên Biện pháp 5: Động viên, đãi ngộ và tôn vinh người giáo viên mầm non: - Cán bộ quản lý thường xuyên quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng của giáo viên mầm non và sẵn sàng giúp đỡ, động viên khi cần thiết. - Cần đảm bảo các chế độ chính sách cho giáo viên mầm non như quyền lợi của người lao động trong việc hưởng lương và phụ cấp, chế độ nghỉ ốm, nghỉ thai sản - Hàng năm trong các hội nghị cấp quận/huyện,phường/xã, cấp trường vinh danh những GV có trình độ chuyên môn và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục. - Thực hiện tốt công tác tuyên truyền cho đông đảo nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn về vai trò quan trọng của người GVMN trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. * Sau quá trình học tập bản thân tôi đã thực hành những lý thuyết đã học vào thực tiễn công tác của mình và đã giải quyết thành công một số tình huống thường gặp trong công tác của mình như sau: Tình huống 1: Trong giờ vẽ theo mẫu (vẽ bông hoa) chủ đề “Thực Vật”, mọi trẻ đều say sưa vẽ, bé Thành ngồi im không vẽ, Cô giáo đến gần và hỏi: “Sao Thành không vẽ đi, các bạn vẽ rất đẹp và gần xong rồi”. Bé trả lời: “Con không thích vẽ bài này”. Cách giải quyết:
- – Cô thử hướng trẻ vào nội dung bài vẽ giống các bạn: “cô thấy Thành vẽ rất đẹp, đẹp hơn nhiều bạn trong lớp. Con vẽ nhé nếu con thấy khó cô sẽ vẽ cùng con”. – Nếu Thành vẫn không vẽ, cô sẽ giúp trẻ bằng cách gợi ý hoặc giải thích trình tự hoặc trình bày mẫu tùy theo khả năng của trẻ. – Nếu trẻ vẫn nhất định không vẽ, cô hỏi Thành thích vẽ gì? Cô sẽ đưa mấu ví dụ như "vẽ quả bóng" cho con vẽ, nếu trẻ vẽ xong theo sở thích cô động viên trẻ thực hiện bài học trên. – Cuối giờ cô nhận xét bài vẽ của cả lớp và dành thời gian nhận xét bài vẽ của Thành nên luôn dành những lời khen ngợi để tiết sau em chủ động hơn. Tình huống 2: Khi dạy trẻ hát và vỗ tay theo nhịp bài hát: “Chú bộ đội đi xa” nhịp ¾ có một số trẻ không biết vỗ tay theo nhịp mà vỗ ngược lại Cách giải quyết: – Cô dạy trẻ thuộc lời bài hát và hướng dẫn trẻ vỗ đệm theo nhịp từng câu một đến hết bài. – Nếu trẻ vẫn không thực hiện được cô cho trẻ đứng vòng tròn hoặc đứng hàng dọc, bước nhúng vào phách mạnh của nhịp, lúc đầu có thể đếm, sau đó thì ghép nhạc. Tình huống 3: Trong giờ làm quen với tác phẩm văn học (dạy trẻ kể chuyện), cô đang say sưa kể chuyện cho trẻ nghe, bỗng một bé kêu đau bụng và khóc rất to. Cách giải quyết: – Cô đến gần cháu đó bế trẻ và thông báo cho cả lớp biết tình hình sức khỏe của bạn và yêu cầu lớp trật tự làm theo yêu cầu của bạn lớp trưởng.
- – Cô giao nhiệm vụ cho lớp trưởng cho cả lớp đọc thơ, hát hoặc chỉ định các bạn hát, đọc thơ – Cô đưa bé bị đau bụng vào phòng nghỉ hoặc trải chiếu cho bé nằm, hỏi bé đã ăn những thức ăn gì, có thể xoa dầu cho bé và theo dõi. – Nếu thấy cháu không đỡ cô nhờ cô giáo phụ trách lớp bên cạnh quản lý lớp và cho cháu xuống phòng y tế của trường theo dõi và xử lí kịp thời, hợp lí. Tình huống 4: Trong giờ chơi theo góc của trẻ mẫu giáo, ở góc chơi “Bé tập làm bác sĩ”, bé Hoa đang hăm hở bế búp bê đến bác sĩ Mai khám bệnh. Bé Hoa bế búp bê ngồi vào ghế dành cho bệnh nhân, bác sĩ Mai cứ ngồi nghịch ống nghe mà không biết Hoa đang ngồi chờ khám bệnh. Chờ một lúc bé Hoa bế búp bê đứng dậy, vừa đi vừa quay lại nhìn bác sĩ Mai. Bác sĩ Mai vẫn ngồi nghịch ống nghe say sưa Cách giải quyết: – Cô đóng vai bệnh nhân đến khám bênh và rủ bé Hoa đi cùng. – Cô chào bác sĩ Mai và nhờ bác sĩ khám bệnh. Khi bác sĩ khám xong, cô hỏi bác sĩ Mai xem cô bị bệnh gì? Uống thuốc gì? Cô nhận thuốc và cảm ơn bác sĩ, chào bác sĩ và ra về cố nhắc bệnh nhân Hoa vào khám. – Cô quan sát, nếu Hoa không biết giao tiếp với bác sĩ, cô hướng dẫn Hoa nhập vai bênh nhân để thực hiện ý tưởng chơi “mẹ bệnh nhân”. Tình huống 5: Trong khi rửa mặt cho trẻ, phát hiện một trẻ bị đau mắt thì cần xử lí như thế nào ? Cách giải quyết: – Để lại cháu đó và rửa sau cùng, sau khi rửa xong cho cháu đó, khăn mặt phải để ở chậu riêng, giặt bằng xà phòng, luộc nước sôi rồi phơi nắng.
- – Cô rửa sạch tay bằng xà phòng, sát khuẩn bằng cồn để tránh lây nhiếm sang các bé khác. – Giờ trả bé trao đổi với gia đình để cùng phối hợp (có thể cho trẻ nghỉ học để tránh lây sang các bạn khác). Tình huống 6: Ở lớp mẫu giáo, giờ đi dạo sân trường, cô tổ chức cho trẻ chơi dịch vụ sửa nhà với cát và nước. Khi thời gian đã hết, cô yêu cầu trẻ đi rửa tay, chân để chuyển hoạt động khác. Cháu Hùng nhất định không nghe, cứ ngồi chơi mãi, tiếp tục nghịch cát. Hãy giải thích hiện tượng trên. Nếu là giáo viên tổ chức hoạt động đó, bạn sẽ xử lí như thế nào? Giải thích: Biểu hiện tính bướng bỉnh. Ở tuổi này là lúc cái tôi xuất hiện. Trẻ đang tự muốn khẳng định mình. Đặc biệt là trẻ rất thích chơi với cát, nước, đất và ít có cơ hội được chơi nên khi cô yêu cầu trẻ vệ sinh trẻ làm ngược lại. Cách giải quyết: – Cô nhẹ nhàng giải thích cho trẻ hiểu thời gian chơi đã hết và gợi ý cho trẻ hoạt động tiếp theo có nhiều đồ chơi, trò chơi rất hay (cô lấy ví dụ trò chơi có ở hoạt động tiếp theo). – Thông báo cho trẻ biết kế hoạch của buổi hoạt động ngoài trời trong tuần (tháng) và cho biết lúc đó nếu bé thích chơi thì bé sẽ chơi tiếp (nếu có nội dung chơi này). – Nếu cháu vẫn không chịu cô cho trẻ chơi thêm vào giao hẹn với cháu khi cô rửa tay, chân xong cho bạn cuối cùng thì đến lượt cháu và cô cháu mình cùng thi rửa tay, chân xem ai rửa sạch hơn Tình huống 7 :
- Trong giờ hoạt động góc của lớp mẫu giáo lớn đã diễn ra được khoảng 30 phút. Ở góc chơi xây dựng, trẻ đã xây xong công trình “trường mầm non của bé”. Cô giáo đi tới, đứng lại và hỏi trẻ: “Các con xây xong chưa ?“, trẻ trả lời: “Thưa cô, xong rồi ạ”. Cô giáo đứng ngắm công trình nhà xinh của trẻ một lát rồi đi làm việc khác. Trẻ ở góc chơi đó nhìn theo và chờ đợi cô. Cách giải quyết: – Cô trò chuyện với trẻ về công trình xây dựng để nắm bắt được ý tưởng chơi của trẻ. – Cô và trẻ cùng bàn bạc về công trình xây dựng: bố cục, kĩ năng xây dựng của trẻ, cái gì được cô động viên, khuyến khích, cái gì chưa được cô gợi ý cho trẻ rút kinh nghiệm. – Nếu còn thời gian, cô gợi ý xem trẻ có muốn xây dựng thêm gì cho công trình đẹp hơn, hoặc có nhu cầu chơi xây dựng gì nữa (tùy theo thời gian thực hiện chủ đề để gợi ý) và có chuẩn bị đồ chơi cho trẻ tiếp tục chơi. Tình huống 8: Cô giáo thực tập ở lớp mẫu giáo lớn, cô chuẩn bị dạy trẻ bài hát: “Em thêm một tuổi” (Chủ đề tết và mùa xuân), cô giới thiệu tên bài hát, tác giả bài hát và hát cho trẻ nghe. Cô đang hát bỗng 1 bé trai đứng lên nói: “Thôi cô ơi, cô đừng hát nữa, cô hát sai hết cả rồi”, làm cô giáo bối rối, lúng túng và lại càng hát lạc giọng hẳn đi. Cách giải quyết – Đến gần cô giáo nói nhỏ để mình dạy thay và nói với trẻ: “Hôm nay cô Nga dạy lớp mình hơi mệt, nên cô Nga bị mất giọng, cô sẽ giúp cô Nga dạy lớp mình bài hát này nhé”.
- – Cô khen bé trai đã biết được giai điệu bài hát nhưng lần sau nếu muốn phát biểu các bé giơ tay xin phát biểu không được nói leo nhất là khi cô giáo đang hát và con nói nhỏ vào tai cô thôi vì có khi cô giáo hôm đó bị ốm nhưng vẫn cố gắng để dạy cả lớp mình để không ảnh hưởng tới các bạn khác. – Góp ý với cô giáo trong nhóm nên chuẩn bị chu đáo trước khi đi dạy trẻ, nếu hát chưa hay nhưng phải hát đúng để đảm bảo chất lượng giờ dạy. Tình huống 9: Trong giờ ngủ trưa, có một số bé chưa ngủ được. Bé thì nằm mở mắt thao láo, trằn trọc suốt buổi trưa, bé thì nằm mãi cảm thấy thừa chân, thừa tay cấu véo bạn nằm bên cạnh để bạn khóc ré lên, có bé thì lại khóc đòi về với mẹ. Cách giải quyết: – Tạo cho trẻ thói quen ngay từ buổi đầu tiên khi đến giờ ngủ. – Cô kể chuyện, không kể to, kể nhè nhẹ để trẻ trật tự, im lặng nghe và dễ dàng đi vào giấc ngủ hoặc cô hát ru và quan tâm đến những bé khó ngủ. – Trường hợp bé không muốn ngủ không nên ép buộc trẻ, nên tách trẻ sang phòng khác cho trẻ chơi trò chơi tĩnh như: xếp hình, vẽ, nặn và đồng thời trao đổi với phụ huynh để đảm bảo cho trẻ được ngủ đủ số thời gian quy định trong một ngày. Tình huống 10: Trong giờ chơi tập có chủ đích (đối tượng trẻ 36 – 48 tháng) với nội dung “ Chọn đồ chơi màu đỏ”. Khi cô giáo yêu cầu: “Các con chọn cho cô nơ màu đỏ” thì có một số trẻ chọn nơ màu xanh. Có thể do 3 nguyên nhân: – Trẻ chưa chú ý nghe yêu cầu của cô. – Trẻ chưa nhận biết được màu đỏ.
- – Trẻ thích làm ngược lại yêu cầu của cô. Cách xử lí: – Cô đến gần và hỏi trẻ trên tay bé đang cầm nơ màu gì và nhắc lại yêu cầu để trẻ chọn đúng. Hoặc cho trẻ nhắc lại yêu cầu hoặc cầm nơ màu đỏ lên để trẻ so sánh. – Nếu trẻ không tìm được cô giúp trẻ tìm và cho trẻ nhắc lại cùng cô màu sắc của nơ cô và trẻ vừa tìm được. Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi chất lượng giáo dục ngày càng cao hơn, đặt nhiều kỳ vọng hơn vào thế hệ sau. Chính vì vậy, người giáo viên phải không ngừng tự cập nhật, tự trau dồi kiến thức để đáp ứng yêu cầu của xã hội, bên cạnh đó,việc nâng cao phẩm chất chính trị, ý thức đạo đức nghề nghiệp, lối sống và phong cách sư phạm, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong sạch, vững mạnh là việc làm có ý nghĩa cấp thiết. Người giáo viên phải không ngừng tự hoàn thiện mình để xứng đáng với niềm tin, niềm hi vọng của nhân dân, xứng đáng là người đi "gieo hạt giống đẹp bao tâm hồn". * ĐỀ XUẤT: + Đối với Ban Giám Hiệu: - Thường xuyên xây dựng các chuyên đề khác nhau để giáo viên kiến tập học hỏi kinh nghiệm, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ qua các buổi sinh hoạt chuyên môn theo nhu cầu cảu giáo viên. - Tạo điều kiện cho giáo viên phát triển và thực hành vận dụng các chuyên đề đã học vào công tác. + Đối với Phòng Giáo dục và cấp trên: Tất cả 11 chuyên đề đều rất thiết thực và cần thiết đối với người giáo viên mầm non nhưng em nhận thấy rằng các kiến thức đôi khi còn nặng về phần lý thuyết. Giáo viên được thực hành và trải nghiệm còn hạn chế.Thời gian học và
- viết bài thu hoạch, bài kiểm tra ít nên học viên còn chuẩn bị chưa được kĩ càng, số liệu minh chứng ít. Nên em có 1 số đề xuất sau: - Thường xuyên xây dựng các chuyên đề tại các trường điểm để cán bộ, giáo viên được thăm quan học tập. - Cấp trên đầu tư thêm kinh phí, cơ sở vật chất để nhà giáo dục có điều kiện thực hiện các chuyên đề được tốt hơn. - Nên tổ chức tập huấn cho tất cả cán bộ, giáo viên theo hình thức học qua mạng để các học viên được học và thực hành ở mọi lúc mọi nơi. Nhìn chung công việc của giáo viên mầm non là vô vàn khó khăn và áp lực do vậy cần có sự cảm thông của nhà trường và cộng đồng xã hội, phụ huynh, để chung tay cùng với giáo viên để ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục chăm sóc trẻ được tốt hơn. Đề đáp ứng nhu cầu giáo dục hiện nay, tôi mong rằng các cấp lãnh đạo có thẩm quyền cần quan tâm đặc biệt đối với đội ngũ giáo viên học thăng hạng như chúng tôi, tạo điều kiện tốt nhất để giáo viên được nâng ngạch công chức sớm nhất. Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô!.