Sáng kiến kinh nghiệm: "Biện pháp giúp học sinh yếu thực hành tốt phân môn Luyện từ và câu lớp 3 Trường Tiểu học Thạnh Hưng 2"
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm: "Biện pháp giúp học sinh yếu thực hành tốt phân môn Luyện từ và câu lớp 3 Trường Tiểu học Thạnh Hưng 2"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_hoc_sinh_yeu_thuc_hanh.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm: "Biện pháp giúp học sinh yếu thực hành tốt phân môn Luyện từ và câu lớp 3 Trường Tiểu học Thạnh Hưng 2"
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH THẠNH HƯNG 2 Độc lập – Tự do Hạnh phúc Thạnh Hưng , ngày 15 tháng 08 năm 2013 BÁO CÁO GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC - Họ và tên: Huỳnh Minh Vũ - Chức vụ: Giáo viên - Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thạnh Hưng 2, Thạnh Hưng, Giồng Riềng, Kiên Giang. 1/ Tên giải pháp “ Biện pháp giúp học sinh yếu thực hành tốt phân môn Luyện từ và câu lớp 3 Trường Tiểu học Thạnh Hưng 2”. 2/ Cơ sở lí luận - Triết học Mác –Lê nin là cơ sở phương pháp luận của phương pháp dạy học Tiếng Việt . Nó giúp chúng ta hiểu đối tượng một cách sâu sắc . - Lênin nói : “ Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người ” - C . Mác : “ Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng ” 3/ Thực trạng yêu cầu Năm học 2013 – 2014 tôi được phân công giảng dạy lớp 3/3 điểm Biện Mười, đây là điểm chính của Trường Tiểu học Thạnh Hưng 2, với tổng số học sinh là 22/10 nữ .Tôi rất băn khoăn, lo lắng, muốn làm việc gì đó để giúp các em tiến bộ hơn .Do đặc thù lớp học còn một số em yếu Tiếng việt. Ngay đầu năm tôi tiến hành khảo sát và thu được kết quả như sau: Tổng số Điểm 9 -10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm Dưới 5 học sinh SL TL SL TL SL TL SL TL 22/10 7 31,81% 8 36,36% 5 22,72% 2 9.09% 4/ Các nội dung chính của giải pháp a/ Giúp học sinh mở rộng vốn từ thông qua việc chuẩn bị bài.
- Sau mỗi tiết học trong SGK, tôi đều yêu cầu HS về nhà tìm các từ cùng chủ đề đang học. Đó là những từ ngữ mà các em thường gặp trong cuộc sống và có thể tham khảo thêm ý kiến của cha mẹ hoặc người thân. b/ Giúp học sinh mở rộng vốn từ và sử dụng từ ngữ thông qua hợp tác nhóm trong tiết rèn kỹ năng. Muốn hiểu rõ nghĩa của từ, phải đưa từ đó vào văn cảnh cụ thể (trừ trường hợp giải thích theo từ điển). Do vậy, khi dạy học các tiết rèn kỹ năng, tôi thường tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm với nhiệm vụ là luân phiên ghi vào bảng nhóm các từ chỉ sự vật hay hoạt động đặc điểm (tuỳ theo nội dung mỗi tiết học). Sau đó dùng từ tìm được để đặt câu. Khi các nhóm đã thực hiện xong nhiệm vụ, tôi tổ chức cho từng nhóm trình bày trước lớp để cả lớp cùng nhận xét về cách dùng từ đặt câu, về chính tả và chữ viết, Khi được tham gia vào các hoạt động như trên, các em có thể hiểu rõ nghĩa từ và dễ dàng xác định được cấu trúc câu cũng như đặc điểm của câu có liên quan đến loại từ được sử dụng. VD: Bộ phận trả lời câu hỏi là gì? Trong kiểu câu ai là gì? thường là các từ ngữ chỉ sự vật (gọi tên). - Bộ phận trả lời câu hỏi làm gì? Thường là những từ ngữ chỉ hoạt động - Bộ phận trả lời cho câu hỏi thế nào? Trong kiểu câu ai thế nào? thường là những từ ngữ chỉ trạng thái, tính chất. Bên cạnh đó, việc được tham gia vào quá trình chữa bài cho bạn cũng góp phần giúp HS biết cách tự chữa lỗi cho mình về dùng từ đặt câu và lỗi chính tả. Với sự hỗ trợ của GV, qua các tiết rèn kỹ năng, HS đã biết đặt câu ngày càng đúng và phù hợp với văn cảnh. Cũng từ những hoạt động luyện tập như vậy, HS viết chính tả ngày càng chính xác, chữ viết ngày càng đẹp và tốc độ viết cũng đảm bảo yêu cầu, HS biết về cấu trúc câu và đặt câu theo mẫu nhanh hơn, nội dung diễn đạt đa dạng, phong phú và bước đầu có hình ảnh. VD: Những chú bướm tung tăng bay lượn như đang cùng muôn hoa khoe sắc. Ngoài ra, để tăng cường phép nhân hoá, so sánh đã học, phục vụ các kỹ năng nói, viết và làm bài tập làm văn hay hơn, trong các tiết rèn kỹ năng, tôi thường tổ chức cho HS tìm và tập sử dụng phép nhân hoá, so sánh (vì các tiết chính ít có thời gian thực hành).
- Tôi thường thực hiện hoạt động rèn kỹ năng Tiếng Việt thông qua các việc sau: * Mở rộng vốn từ, sử dụng từ giáo viên yêu cầu HS tìm các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm. Sau đó, hướng dẫn các em trao đổi, tìm ra những sự vật hay hoạt động, đặc điểm có thể so sánh với nhau. VD: Bàn tay của bà có thể so sánh với quả mướp héo, vì đều có đặc điểm nhăn nheo giống nhau. - Chiếc đồng hồ có thể so sánh với anh công nhân, vì đều làm việc chăm chỉ. Việc làm này giúp học sinh hiểu và nhớ: Muốn sử dụng phép so sánh thì phải có hai sự vật trở lên và hai sự vật được so sánh với nhau phải có những yếu tố tương đồng (giống nhau). Khi dạy học trò về nhân hoá, tôi yêu cầu học sinh quan sát và tìm những từ chỉ đồ vật, con vật xung quanh, tìm những từ thường nói về người có thể ghép với chúng để sử dụng phép nhân hoá. VD: Bác đồng hồ Chú mèo mướp Cây dừa sải tay bơi, * Đặt câu, sử dụng câu. Sau khi HS của lớp đã tìm được nhiều từ ngữ, tôi cho các em tiến hành đặt câu và ghi các câu đã đặt vào bảng nhóm. GV yêu cầu các em đánh dấu những câu mình đã đặt. VD: HS 1 trong nhóm ghi các câu của mình đặt được là 1 Việc làm này giúp GV quan sát và đánh giá được mức độ tiến bộ của từng đối tượng HS, biết được điểm mạnh, điểm yếu của từng em để có kế hoạch bồi dưỡng hoặc phụ đạo thêm. * Cho sẵn chủ đề, yêu cầu HS tìm từ và đặt câu. Để phát huy khả năng tư duy của mỗi đối tượng HS, tôi thường đưa ra một chủ đề và yêu cầu các em tìm từ xoay quanh chủ đề đó. VD: Nhà em nuôi một con chó hoặc con mèo. Hãy tìm từ ngữ chỉ một vài đặc điểm của con vật ấy. Sau khi HS tìm được từ ngữ ấy như: sủa gâu gâu, màu vàng, chân khoẻ, GV yêu cầu các em đặt câu để diễn tả cảm nghĩ của mình. Các câu đều được ghi lên bảng nhóm rồi cử người trình bày. Khi thực hiện hoạt động này, tôi nhận thấy các em đã bước đầu bộc lộ tính
- cách riêng trong việc dùng từ, đặt câu. Trên cơ sở biết đặt câu thành thạo, học sinh dễ dàng có khả năng viết được một đoạn văn ngắn theo chủ đề cho trước. 5/ Kết quả thực hiện và phạm vi áp dụng được nhân rộng Nhờ sự quyết tâm cùng với lòng yêu nghề mến trẻ, lúc nào cũng mong muốn HS đạt kết quả cao trong quá trình học Tiếng Việt . Bản thân tôi đã áp dụng “ Biện pháp giúp học sinh yếu thực hành tốt môn Tiếng Việt lớp 3 Trường Tiểu học Thạnh Hưng 2”. Vào dạy ở lớp mình giảng dạy và thu được kết quả rất khả quan , như sau : Tổng số Điểm 9 -10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm Dưới 5 học sinh SL TL SL TL SL TL SL TL 22/10 11 50% 9 40,90% 2 9,09% Kinh nghiệm trên đã được áp dụng ở lớp 3/3 Trường Tiểu học Thạnh Hưng 2 và có thể nhân rộng trong phạm vi toàn tỉnh Kiên Giang . 6/ Kiến nghị - Cần tạo điều kiện để Trường được dạy 2 buổi / ngày thì GV sẽ có nhiều thời gian để bồi dưỡng thêm năng khiếu sử dụng câu ,từ cho học HS . => Trên đây là: “ Biện pháp giúp học sinh yếu thực hành tốt môn Tiếng Việt lớp 3 Trường Tiểu học Thạnh Hưng 2”. Mà tôi đã áp dụng cho lớp mình. Nếu có gì chưa đúng, chưa hay hoặc còn thiếu sót mong Ban giám khảo, Hội đồng chấm báo cáo kinh nghiệm góp ý cho đề tài của tôi hoàn thành tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn . Thạnh Hưng, ngày 26 tháng 12 năm 2013 Người báo cáo HIỆU TRƯỞNG XÁC NHẬN , ĐỀ NGHỊ Huỳnh Minh Vũ
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH THẠNH HƯNG 2 Độc lập – Tự do Hạnh phúc Thạnh Hưng , ngày 15 tháng 08 năm 2013 BÁO CÁO GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC - Họ và tên: Châu Ngọc Phượng - Chức vụ : Giáo viên - Đơn vị công tác: Trường Tiểu Học Thạnh Hưng 2, Thạnh Hưng, Giồng Riềng, Kiên Giang. 1/ Tên giải pháp : “ Biện pháp giúp học sinh khắc phục sai lầm khi học số thập phân”. 2/ Cơ sở khoa học Trong chương trình môn Toán ở Tiểu học , số học là nội dung trọng tâm , là hạt nhân của quá trình dạy học toán từ lớp 1 đến lớp 5 . Môn Toán chủ yếu tập trung vào bổ sung , hoàn thiện , tổng kết , hệ thống hóa, khái quát hóa ( ở mức độ đơn giản , ban đầu ) về số tự nhiên , dãy số tự nhiên , hệ đếm thập phân , bốn phép tính ( cộng , trừ , nhân , chia ) với số tự nhiên và một số tính chất của các phép tính đó. 3/Thực trạng yêu cầu Qua khảo sát tôi nhận thấy nhiều HS “ ngại “ học môn Toán . Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do các em mất căn bản từ lớp dưới trong giờ Toán HS rất thụ động, thiếu tự tin . Nhiều em có biểu hiện rụt rè ,không dám bày tỏ ý kiến riêng của mình, khả năng tính toán còn hạn chế Ngay đầu năm tôi tiến hành khảo sát chất lượng HS về môn Toán của lớp 5/1 và thu được kết quả như sau: Tổng số Điểm 9 -10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm Dưới 5 học sinh SL TL SL TL SL TL SL TL 36/17 10 27,77% 12 33,33% 8 22,22 % 6 16,66% 4/ Các nội dung chính của giải pháp 1/ Khi dạy khái niệm số thập phân:
- - Để HS không nhằm lẫn giữa phần nguyên và phần thập phân. GV cho HS lấy nhiều ví dụ về số thập phân, xác định phần nguyên và phần thập phân của mỗi số và điền vào bảng. Số thập phân Phần nguyên Phần thập phân - Để dạy HS viết số thập phân, cần hướng dẫn các em viết từng chữ số vào từng hàng của số thập phân (mỗi hàng chỉ gồm một chữ số ) hàng nào không có thì viết chữ số 0. Dấu Phần nguyên Phần thập phân Hàng phẩy Viết Hàng Hàng Hàng Hàng Hàng Hàng Hàng số , phần phần phần nghìn trăm chục đơn vị Đọc số mười trăm nghìn Năm đơn vị, chín 5 9 5,9 phần mười đơn vị Năm đơn vị, chín 5 0 9 5,09 phần trăm đơn vị - Khi hướng dẫn các em chuyển từ phân số hoặc hỗn số ra số thập phân, nên dạy các em đưa hỗn số hoặc phân số đó về dạng phân số thập phân (có mẫu số là 10, 100, 1000 .) Sau đó đếm ở mẫu số của phần số thập phân xem có bao nhiêu chữ số 0, rồi dùng dấu phẩy tách ra ở tử số bao nhiêu chữ số kể từ phải sang trái . Ví dụ : 95 = 95 vì 10 có một chữ số 0 nên tách ở tử số ra một chữ số, được 9,5 10 3 = 6 = 0,6 ; 52 = 27 = 54 = 5,4 5 10 10 5 10 - Khi chuyển từ số thập phân thành phân số thập phân. HS cần đếm ở phần thập phân của số thập phân có bao nhiêu chữ số thì ở mẫu số của phân số thập phân có bấy nhiêu chữ số 0 đứng sau chữ số 1, tử số của phân số thập phân là số thập phân bỏ dấu phẩy
- Ví dụ: 25,315 có ba chữ số ở phần thập phân nên mẫu số có ba chữ số 0, tử số là 25 315 nên 25,315 = 25315 1000 - Khi dạy về số thập phân bằng nhau phải nhấn mạnh yêu cầu chỉ bỏ (hoặc thêm) các chữ số 0 ở tận cùng bên phải dấu phẩy, còn nếu HS nhầm lẫn bỏ và thêm chữ số 0 ở giữa thì cần giải thích cho các em hiểu vì sao không làm như vậy được. Ví dụ: 5,0200=5,2 cần nhấn mạnh chữ số 2 của số 5,0200 ở hàng phần trăm còn chữ số 2 của số 5,2 ở hàng phần mười nhưng nếu các em làm vậy thì giá trị của số đã bị thay đổi, từ đó các em sẽ hiểu và viết được đúng 5,0200=5,02 - Khi so sánh các số thập phân có phần nguyên bằng nhau, GV cần nhấn mạnh. Không phải số thập phân nào có phần thập phân gồm nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn mà phải dựa vào giá trị của các chữ số ở các hàng tương ứng Ví dụ : 5,87 > 5,827 (vì hàng phần trăm có 7 > 2). 2/ Khi dạy bốn phép tính với số thập phân: - Để khắc phục hiện tượng HS đặt tính sai hoặc hiểu sai bản chất của phép cộng, phép trừ hai hay nhiều số thập phân, GV nên hỏi lại cách đặt tính cộng, trừ các số tự nhiên và nhấn mạnh: các chữ số ở cùng hàng đặt thẳng cột với nhau, hàng đơn vị đặt thẳng cột hàng đơn vị, hàng chục đặt thẳng cột hàng chục - Khi dạy phép nhân hai số thập phân để giúp các em không đặt sai vị trí dấu phẩy, sau khi xây dựng khái niệm, nên lấy một số ví dụ về phép nhân hai số thập phân và hỏi: không thực hiện phép tính, hãy cho biết kết quả của từng phép nhân có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân? vì sao?. Ví dụ: 13,5 x 32,75. Có 3 chữ số ở phần thập phân có tích vì thừa số thứ nhất có một chữ số ở phần thập phân, thừa số thứ hai có hai chữ số ở phần thập phân ( 1 + 2 = 3) - Khi dạy phép chia số thập phân cần giải thích cho HS hiểu bản chất của việc gạch bỏ dấu phẩy ở số chia là ta đã nhân số chia với 10, 100, 1000 và khi gấp số chia lên bao nhiêu lần để giá trị của thương không thay đổi.
- - Để HS xác định chính xác số dư trong phép chia số thập phân. GV cần giảng cho HS hiểu: trong phép chia có thương là số tự nhiên thì số dư là duy nhất. Còn trong phép chia có thương là số thập phân thì giá trị của số dư có thể là không duy nhất. Trong phép chia có thương là số thập phân thì giá trị của số dư phụ thuộc vào số chữ số ở phần thập phân của thương (Nếu phần thập phân của thương có bao nhiêu chữ số thì phần thập phân của số dư có bấy nhiêu chữ số.) Ví dụ: 27 7 27 7 27 7 6 3 60 3,85 60 3,857 dư 6 40 40 5 50 dư 0,05 dư 0,001 5/ Kết quả thực hiện và phạm vi áp dụng được nhân rộng Nhờ áp dụng “ Biện pháp giúp học sinh khắc phục sai lầm khi học số thập phân”. Mà HS lớp tôi đã hứng thú học tập hơn .Những em trước đây thụ động, nhút nhát giờ trở nên mạnh dạng, tự tin . Kết quả khảo sát chất lượng cuối học kì I về môn Toán ở lớp tôi thật đáng mừng Tổng số Điểm 9 -10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm Dưới 5 học sinh SL TL SL TL SL TL SL TL 36/17 10 27,77% 12 33,33% 14 38,88 % Kinh nghiệm trên đã được áp dụng ở lớp 5/1Trường Tiểu học Thạnh Hưng 2 và có thể nhân rộng trong phạm vi toàn tỉnh Kiên Giang . 6/ Kiến nghị Cần tạo điều kiện để Trường được dạy 2 buổi / ngày thì GV sẽ có nhiều thời gian để bồi dưỡng cho các em .Cần cung cấp thêm đồ dùng phục vụ cho môn Toán như : Bảng phụ , bảng nhóm , bút lông bảng , mang tính sử dụng lâu bền .
- Thạnh Hưng, ngày 26 tháng 05 năm 2013 Người báo cáo Châu Ngọc Phượng HIỆU TRƯỞNG XÁC NHẬN , ĐỀ NGHỊ
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH THẠNH HƯNG 2 Độc lập – Tự do Hạnh phúc Thạnh Hưng , ngày 23 tháng 05 năm 2013 BÁO GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC - Họ và tên: Huỳnh Minh Vũ - Chức vụ: Giáo viên - Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thạnh Hưng 2, Thạnh Hưng, Giồng Riềng, Kiên Giang. 1/ Tên giải pháp “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt môn Toán Trường Tiểu học Thạnh Hưng 2”. 2/ Cơ sở lí luận -Lớp 1 là nền tảng đầu tiên của giáo dục phổ thông học sinh tiếp xúc với kiến thức cơ bản ban đầu sơ khai nhất của Toán học . - Ngay từ thuở tập nói h/s đã có vốn tri thức sẵn để khi gặp tình huống phát ra bằng lời . -Khi 6 tuổi các em vào lớp 1 với khã năng tư duy hoàn toàn tiềm ẩn . -Trong mỗi bài dạy ở bất cứ môn học nào cũng nhằm hình thành một kỹ năng riêng biệt cho h/s và qua đó sẽ đọng lại ở các em vấn đề nêu ra . -Trong giờ học Toán có hai phần chính đó là phần tìm hiểu bài và phần luyện tập . 3/ Thực trạng yêu cầu - Sự quan tâm của phụ huynh học sinh không đồng đều . - Giáo viên nhiều vùng quê khác nhau về công tác chung một đơn vị : Giọng nói ,cử chỉ , ngôn ngữ của từng giáo viên có khác nhau do vậy việc tiếp xúc tạo lên hứng thú học tập của các em cũng khác nhau . - Do đặc điểm tâm lý các em còn nhỏ ham chơi hơn ham học chỉ học ở lớp có thầy cô bạn bè thì các em học, về nhà thì mãi chơi không lo học. - Do điều kiện kinh tế gia đình quá nghèo cha mẹ các em phải lo mưu sinh cho nên không có thời gian quan tâm đến việc học hành của con mình, không có thời gian dạy dỗ các em. Ăn mặc, học hành các em tự lo. - Đường giao thông chưa thuận lợi khi mùa mưa đến .
- - Trình độ các em không đồng đều, có em tiếp thu rất tốt nhưng một số em tiếp thu bài chậm, nên các em mặt cảm rồi chán nản nên nghỉ học hoặc không quan tâm đến việc học. 4/ Các nội dung chính của giải pháp * Tổ chức hoạt động giờ học Gv tự chịu trách nhiệm trong việc giảng dạy ở mỗi tiết học .Căn cứ vào mục tiêu bài học , Gv tổ chức các hoạt động dạy học linh hoạt , phù hợp với từng đối tượng h/s đảm bảo cho tất cả học sinh nắm được yêu cầu cơ bản nhất về kiến thức , kĩ năng của bài học . Gv cần chủ động ,linh hoạt,sáng tạo vận dụng Sgk, sử dụng các phương pháp , phương tiện , thiết bị và kiến thức thực tế địa phương trong dạy học cho các đối tượng h/s khác nhau nhằm phát triển tối đa năng lực , hiểu biết cá nhân của từng h/s làm cho giờ học Toán “ nhẹ nhàng , tự nhiên , hiệu quả .“ Tổ chức sao cho h/s đều hoạt động học tập một cách chủ động tự lực trong mọi khâu để đạt được kết quả cao . -Tổ chức để mọi h/s chủ động học tập trong giờ học trên lớp + Chủ động học bài ,làm bài và ôn tập chuẩn bị kiến thức kỹ năng cho việc học + Chủ động tận dụng thời gian đọc kỹ bài làm bài tập nắm vững kiến thức, kỹ năng . + Chủ động tự soát lại bài tập , đổi bài cho bạn để kiểm tra . H/s tự kiểm tra bài của bạn , bạn kiểm tra bài của mình . -Sử dụng tối đa ưu thế từ vở bài tập Toán . Bài tập được thiết kế ở 3 cấp độ + Phần đầu thường là kiến thức ôn tập nội dung kiến thức đã học . + Phần hai kiến thức nội dung bài mới . +Phần cuối là những bài tập khó để cũng cố và phát triển ,nâng cao nhận thức của h/s. -Lợi thế nhiều mặt từ việc sử dụng vở bài tập + H/s tự làm bài tập in sẳn gv không phải thiết kế bài tập và phiếu giao việc . + Dạy đồng loạt cùng một bài tập cho nhiều h/s tham gia hoạt động học . + Gv có điều kiện đi giám sát giúp đở h/s yếu , kém . + Khối lượng bài tập làm tăng lên nhiều . + H/s , gv dễ dàng kiểm soát bài . + Kiểm tra liền lúc được nhiều h/s. + Tận dụng thời gian trong giờ dạy .
- * Sử dụng linh hoạt nhiều hình thức và phương pháp dạy học trong một giờ học - Gv giảng bài tránh nói nhiều kéo dài đơn điệu buộc h/s phải nghe một cách áp đặt . - Trong một tiết tùy nội dung có thể sử dụng nhiều phương pháp + Gv nêu vấn đề dựa vào câu hỏi của h/s đặt vấn đề chung cho cả lớp . + Có thể để các em suy nghĩ cho cả lớp thảo luận ,hoặc chia nhóm trao đổi ý kiến. + Khi h/s hỏi tùy tình hình cả lớp , vấn đề h/s nêu ra mà có thể cho h/s khác giải đáp hoặc cho làm bài tập tìm lời giải đáp .Đây là biện pháp giải thích thay lời trực tiếp của gv có mục đích khắc sâu kiến thức . + Phần lớn dành thời gian cho việc h/s tự làm bài tập . + Cuối tiết dành thời gian ngắn cho h/s chơi trò chơi Toán học . + Cho nhóm h/s thực hành ngoài lớp học bằng cách đong , đo , đếm , vẽ . * Đều cần chú ý khi hình thành nội dung mới GV cần phối hợp các phương pháp dạy học linh hoạt , uyển chuyển khéo léo để giờ học được nhẹ nhàng , thoải mái nhưng kích thích tinh thần học tập của h/s . Các câu hỏi đưa ra trong quá trình tìm hiểu bài thật ngắn gọn , dễ hiểu . Ví dụ : Bài Phép trừ trong phạm vi 8 Trong khi hình thành nội dung phép trừ bắt đầu từ 8 – 1 = 7 & 8 – 7 = 1 Dùng chung một mô hình minh họa Tương tự như vậy : 8 – 2 = 6 và 8 – 6 = 2 Dùng chung một mô hình minh họa 8 – 3 = 5 và 8 – 5 = 3 Dùng chung một mô hình minh họa 8 – 4 = 4 và 8 – 4 = 4 Dùng chung một mô hình minh họa Như nội dung Sách giáo khoa áp dụng 8 – 1 = 8 – 7 = 8 – 2 = 8 – 6 = 8 – 3 = 8 – 5 = 8 – 4 = 8 – 4 =
- Đây là điểm mới được quán triệt rút kinh nghiệm và tiến hành trên trang sách hình vẽ đẹp hấp dẫn khoa học lôgic nhất từ trước đến nay . Ví dụ : bài 4 Sách giáo khoa trang 74 . 5/ Kết quả thực hiện và phạm vi áp dụng được nhân rộng Nhờ sự quyết tâm cùng với lòng yêu nghề mến trẻ, lúc nào cũng mong muốn h/s mình đạt kết quả cao trong quá trình học Toán . Bản thân tôi đã áp dụng “Một số biện pháp giúp h/s lớp 1 học tốt môn Toán Trường Tiểu học Thạnh Hưng 2 “vào dạy ở lớp mình giảng dạy và thu được kết quả rất khả quan , như sau : Tổng số Điểm 9 -10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm Dưới 5 học sinh SL TL SL TL SL TL SL TL 11/5 7 63,63% 3 27,27% 1 9.09% Kinh nghiệm trên đã được áp dụng ở lớp 1/4 Trường Tiểu học Thạnh Hưng 2 và có thể nhân rộng trong phạm vi toàn tỉnh Kiên Giang . 6/ Kiến nghị => Tuy nhiên việc làm nào cũng có thuận lợi và khó khăn, thành công và thất bại. Do đó trong quá trình thực hiện người gv phải làm thường xuyên, tập tính kiên trì, nhẫn nại thì mới đạt kết quả. Trên đây là: “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt môn Toán Trường Tiểu học Thạnh Hưng 2 ” mà tôi đã áp dụng cho lớp mình. Nếu có gì chưa đúng, chưa hay hoặc còn thiếu sót mong Ban giám khảo, Hội đồng chấm báo cáo kinh nghiệm góp ý cho đề tài của tôi hoàn thành tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn . Thạnh Hưng, ngày 23 tháng 05 năm 2013
- Người báo cáo Huỳnh Minh Vũ PHÒNG GDĐT XÁC NHẬN , ĐỀ NGHỊ UBND HUYỆN GIỒNG RIỀNG XÁC NHẬN THÀNH TÍCH
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH THẠNH HƯNG 2 Độc lập – Tự do Hạnh phúc Giồng Riềng , ngày 23 tháng 05 năm 2013 BÁO CÁO KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC - Họ và tên: Châu Ngọc Phượng - Chức vụ: Giáo viên - Đơn vị công tác: Trường Tiểu Học Thạnh Hưng 2, Thạnh Hưng, Giồng Riềng, Kiên Giang. 1/ Tên giải pháp “ Biện pháp giúp học sinh lớp 5 phát huy tính tích cực , học tập trong tiết trả bài Tập làm văn ” Trường Tiểu học Thạnh Hưng 2 . 2/ Cơ sở khoa học - Cơ sở tâm lí học : Tâm lí hoạt động của con người thể hiện như sau : Hoạt động cụ thể ( chi phối và chịu sự tác động của ) động cơ mục đích chung Hành động Mục đích cụ thể Thao tác Điều kiện , phương tiện - Cơ sở Ngôn ngữ học và Văn học + Cơ sở Ngôn ngữ học : Dạy và học TLV , cả GV và cả HS điều phải vận dụng vốn kiến thức . Mỗi loại kiến thức đều có tác dụng giúp GV và HS hiểu được đặc điểm của từng thể loại văn bản. + Cơ sở Văn học : Để dạy cho HS viết các bài TLV đạt được các yêu cầu đặt ra , GV cần có kiến thức nhất định về văn học như thể loại văn học , cốt truyện , chi tiết , nhân vật các đề tài , chủ đề , kết cấu ,ngôn ngữ , của tác phẩm văn học. 3/ Thực trạng yêu cầu Qua khảo sát tôi nhận thấy nhiều HS “ ngại “ học phân môn TLV . Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do trong giờ TLV HS rất thụ động, thiếu tự tin . Nhiều em có biểu hiện rụt rè ,không dám bày tỏ ý kiến riêng của mình, khả năng sử dụng từ ngữ , cách đặt câu còn hạn chế
- Ngay đầu năm tôi tiến hành khảo sát chất lượng học sinh về môn TV của lớp tôi dạy và thu được kết quả như sau: Tổng số Điểm 9 -10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm Dưới 5 học sinh SL TL SL TL SL TL SL TL 27/15 3 11,11% 17 62,96% 6 22,22 % 1 3,7% 4/ Các nội dung chính của giải pháp a/ Chuẩn bị chu đáo cho tiết trả bài TLV -Việc chuẩn bị cho tiết trả bài TLV phải bắt đầu từ việc chấm bài . Tôi chấm bài cẩn thận , kĩ lưỡng và ghi “ lời phê “ nêu rõ những ưu khuyết điểm nổi bật trong bài làm của HS. Nếu HS mắc các lỗi về chính tả hoặc cách dùng từ, tôi dùng bút đỏ gạch dưới các từ ngữ đó để HS tự sửa . - Ngoài giáo án , tôi có một cuốn sổ ghi cụ thể các câu văn , đoạn văn hay , các lỗi HS thường mắc để hướng dẫn các em chỉnh sửa trong tiết trả bài có hiệu quả . -Những tiết trả bài TLV không đòi hỏi GV phải sưu tầm hoặc làm nhiều đồ dùng dạy học . Tôi thường dùng bảng phụ ghi sẵn những lỗi sai của HS để nhiều em được tham gia sửa lỗi ( hoặc viết câu văn , đoạn văn hay để HS học tập , rút kinh nghiệm ) đôi khi dùng bảng nhóm hoặc phiếu học tập cho HS làm việc VD :Có học sinh tả “Cái đồng hồ để bàn của nhà em kim ngắn to bằng ngón tay cái , còn kim dài to bằng ngón tay cái của em “, tôi mang theo một cái đồng hồ thông dụng cho HS quan sát lại ( hoặc nhắc HS mang chiếc đồng hồ để bàn của nhà mình để học tiết trả bài ). b/ Tiến hành các bước lên lớp một cách linh hoạt -Tôi thực hiện các bước lên lớp thông thường của tiết trả bài TLV nhưng có vận dụng một cách linh hoạt tùy theo kết quả bài TLV mà HS đạt được , miễn sao kích thích được hứng thú học tập của các em , lôi cuốn cả lớp tham gia tích cực vào hoạt động chữa bài , rút kinh nghiệm để có nhiều “ bài học “ quý báu . Các bước lên lớp trong tiết trả bài TLV thường được tôi vận dụng như sau : * Bước 1 : Nhắc lại yêu cầu chung của bài - GV chép đề bài lên bảng , HS đọc và phân tích, xác định trọng tâm của đề bài
- ( GV gạch dưới các từ ngữ quan trọng ) phần này có thể cho HS nhắc lại bố cục của bài văn . VD : Dạy tiết Trả bài văn tả người , sau khi Giáo viên chép đề bài và gợi ý lên bảng, HS phân tích đề ( Đề bài thuộc thể loại văn , kiểu bài văn nào ? Yêu cầu trọng tâm của đề bài là gì ? ), GV cho HS nhắc lại cấu tạo chung của bài văn tả người nhằm mục đích giúp HS nắm vững bố cục của bài . * Bước 2 : Nhận xét ưu khuyết điểm bài làm của HS - Ở bước này , GV chỉ cần dùng một ít thời gian để nhận xét chung những điểm chính trong bài làm của HS ,chú ý nhận xét về ưu điểm ,có thể đọc một vài câu ,đoạn , hình ảnh của các bài làm hay cho HS tham khảo và tạo không khí vui vẻ , hứng thú cho các em . Phần lớn GV dành thời gian cho việc HS tham gia vào phát hiện lỗi và sửa lỗi . * Bước 3 : Hướng dẫn sửa lỗi chung Bước này đòi hỏi GV phải khéo léo và tế nhị , khơi dậy được mọi khả năng vốn có và tính tích cực của HS. Do vậy , tôi không lần lược chỉ ra các lỗi sai trong bài làm của HS để yêu cầu các em sửa lại mà chỉ nêu ra các từ ngữ , câu , đoạn “ có vấn đề “ cho HS tự phát hiện .Sau khi HS phát hiện đúng , GV mới cho các em sửa các lỗi đó . Việc sửa một lỗi không chỉ dừng lại ở một hoặc hai em mà cần tạo cơ hội cho nhiều HS cùng tham gia , mỗi em một ý kiến , sau đó GV có thể chọn ý kiến hay nhất để chốt lại . VD 1 : Có học sinh tả “ Mẹ em có dáng đi rất khoan khoái , dễ chịu .” Để giúp HS tự sửa lỗi dùng từ trong câu trên , tôi làm như sau : + GV nêu vấn đề : Một bạn đã viết : Mẹ em có dáng đi rất khoan khoái , dễ chịu . Em có nhận xét gì về câu văn của bạn ? ( HS : Trong câu văn trên , bạn đã dùng từ chưa chính xác, đó là từ khoan khoái , dễ chịu ) + GV gợi ý : Em có biết vì sao bạn dùng từ như thế không ? ( HS : Bạn dùng sai từ vì bạn không hiểu rõ nghĩa của từ . Các từ khoan khoái , dễ chịu thường dùng để miêu tả cảm giác của người chứ không dùng để miêu tả dáng đi ) + GVcho nhiều học sinh cùng sửa lỗi trên . HS có thể thay thế các từ khoan khoái , dễ chịu bằng các từ khoan thai , nhẹ nhàng , uyển chuyển , + GV chốt ý và cho học sinh đọc lại (Mẹ em có dáng đi nhẹ nhàng , uyển chuyển ) * Bước 4 : Trả bài
- Để tránh tình trạng khi trả bài , HS chỉ quan tâm đến điểm mà không chú ý đến lời phê của GV và các lỗi trong bài làm của mình , tôi tự thiết kế ( dựa vào đề bài cụ thể ) và phát cho các em phiếu tự đánh giá để các em hoạt động trên lớp . * Bước 5 : Hướng dẫn HS viết lại câu , đoạn khác cho hay hơn GV cho HS chọn một vài câu hoặc một đoạn trong bài để viết lại cho đúng và hay hơn . ( phần này nếu không còn thời gian , GV có thể cho HS về nhà làm rồi giờ sau kiểm tra ). * Bước 6 : Đọc đoạn bài tham khảo GV đọc một số câu , đoạn văn , bài văn hay của HS trong lớp để các em tham khảo , học tập ( có thể gợi ý HS chỉ rõ ưu điểm của câu , đoạn , bài đã học ). 5/ Kết quả thực hiện và phạm vi áp dụng được nhân rộng Nhờ áp dụng kinh nghiệm dạy học phát học tính tích cực của HS trong phân môn TLV mà HS lớp tôi đã say mê và chủ động ,hứng thú học tập hơn .Những HS trước đây thụ động, nhút nhát các em đã dần trở nên mạnh dạng, tự tin . Kết quả khảo sát chất lượng cuối học kì II về môn TV ở lớp tôi thật đáng mừng Tổng số Điểm 9 -10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm Dưới 5 học sinh SL TL SL TL SL TL SL TL 27/15 20 74,07% 6 22,22% 1 3,7 % Kinh nghiệm trên đã được áp dụng ở lớp 5/1Trường Tiểu học Thạnh Hưng 2 và có thể nhân rộng trong phạm vi toàn tỉnh Kiên Giang . 6/ Kiến nghị Cần tạo điều kiện để lớp học được 2 buổi / ngày thì GV sẽ có nhiều thời gian để bồi dưỡng thêm năng khiếu sử dụng câu ,từ cho học HS .Cần cung cấp thêm một số đồ dùng phục vụ cho phân môn Tập làm văn như : Bảng phụ , bảng nhóm , bút bảng trắng , tranh ảnh , mang tính sử dụng lâu bền . Thạnh Hưng, ngày 23 tháng 05 năm 2013 Người báo cáo Châu Ngọc Phượng
- PHÒNG GDĐT XÁC NHẬN , ĐỀ NGHỊ UBND HUYỆN GIỒNG RIỀNG XÁC NHẬN THÀNH TÍCH